Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

huong dan day hoc ung pho voi BDKH tich hop trong mon hoa hoc cap THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.1 KB, 5 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 371/SGD&ĐT-GDTrH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 24 tháng 02 năm 2014

V/v hướng dẫn nội dung giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu
tích hợp trong môn Hóa học cấp THCS

Kính gửi: Các phòng Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện Công văn số 6151/BGDĐT-VP ngày 09/9/2013 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) về việc tập huấn giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu (BDDKH) tích
hợp vào giảng dạy môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Công nghệ cấp Trung học cơ
sở (THCS) năm học 2013-2014 của Bộ GD&ĐT, từ ngày 27/12/2013 đến hết ngày
28/12/2013 Sở GD&ĐT đã tổ chức triển khai tập huấn nội dung giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu (BĐKH) tích hợp vào giảng dạy môn Hóa học cấp THCS cho các đồng
chí cán bộ, giáo viên cốt cán của các Phòng GD&ĐT (sau đây được gọi chung là các đơn
vị). Qua nội dung tập huấn, Sở GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị triển khai nội dung giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tích hợp vào giảng dạy môn Hóa học cấp
THCS từ năm học 2013-2014 như sau:
1. Mục đích
- Giúp giáo viên và học sinh biết thêm về hậu quả của BĐKH đang tác động tiêu
cực đến cuộc sống con người nhằm hạn chế những tác động xấu do BĐKH gây ra.
- Từ kiến thức trên giáo viên thực hiện tích hợp, lồng ghép thông qua chương trình
môn Hóa học cấp THCS nhằm giáo dục học sinh, giúp các em nâng cao nhận thức và có
những việc làm cụ thể, tích cực trong việc bảo vệ môi trường hiện tại cũng như trong


tương lai.
2. Một số định hướng về tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa
học cấp THCS
2.1. Mục tiêu về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học
2.1.1. Về kiến thức
a. Biết được những biểu hiện của BĐKH : Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện
tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; mực nước biển ngày
càng dâng cao.
b. Biết được một số nguyên nhân gây BĐKH
- Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi các
thành phần trong không khí. Biết được một số chất hoá học gây BĐKH.
- Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao thông vận tải,
gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.
- Các nguyên nhân khác.
c. Biết được hậu quả của BĐKH : lũ lụt, hạn hán, nắng nóng; sạt lở đất ở miền núi,
xói lở bờ sông/biển; băng tan, nước biển dâng,...

1


d. Biết được một số giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu
thiệt hại do BĐKH gây ra.
e. Liên hệ với địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của BĐKH,
các giải pháp để ứng phó với BĐKH.
2.1.2. Về kĩ năng: Giúp học sinh biết được:
a. Một số dấu hiệu của BĐKH, một số chất hoá học gây BĐKH.
b. Cách xử lí một vài trường hợp nhằm giảm nhẹ nguyên nhân và ứng phó với BĐKH
đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hoá học ở trường phổ thông.
c. Sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp phần ngăn
chặn BĐKH.

2.1.3. Về thái độ
a. Học sinh có thái độ tích cực như: Hứng thú học tập bộ môn hoá học; Ý thức trách
nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách
quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học; Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã
học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
b. Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng
ứng phó với những thách thức của BĐKH. Điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp
và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế giáo dục BĐKH trong các bài học khô
cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ lên lớp.
c. Giáo dục BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững,
giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời
khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH.
2.2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học
2.2.1. Các khả năng giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua môn hoá học
a. Hoạt động giáo dục BĐKH có thể tiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:
-

Giáo dục BĐKH thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường.

-

Giáo dục BĐKH thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội.

b. Thông qua chương trình giảng dạy môn hoá học có 3 khả năng để tích hợp giáo
dục BĐKH :
- Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự trùng hợp với
nội dung GDBĐKH. Thí dụ: Oxi, ozon, clo, các oxit của lưu huỳnh, không khí, nước,
nguồn hiđrocacbon thiên nhiên...
- Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan
trực tiếp với nội dung giáo dục BĐKH. Thí dụ: phân bón hoá học, hợp chất của cacbon...

- Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập... được xem như là
một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung giáo dục BĐKH. Đối với môn hoá học chủ
yếu ở dạng này, thí dụ: công nghiệp silicat, sản xuất HNO3, ăn mòn kim loại....

2


c. Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạt động
tham quan, hoạt động Câu lạc bộ về giáo dục BĐKH, tổ chức các đêm diễn: Thời trang
về giáo dục BĐKH...Tổ chức các hoạt động xã hội như tham gia các chiến dịch như:
Không khí trong sạch, Màu xanh quê em, Tiết kiệm nước ....
2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua
môn Hoá học ở trường THCS.
Quá trình khai thác các kiến thức giáo dục BĐKH cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc
cơ bản:
a. Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn
thành bài giáo dục BĐKH.
b. Khai thác nội dung giáo dục BĐKH có chọn lọc, có tính tập trung vào những
chương mục nhất định.
c. Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực
tiếp với môi trường.
3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
trong môn Hóa học
(Gửi kèm theo công văn này)
Lưu ý: Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể tự bổ sung thêm các địa chỉ tích
hợp khác, nếu thấy phù hợp.
Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức tập huấn, triển khai các nội dung trên tới
các đồng chí giáo viên bộ môn Hóa học để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, liên hệ với Sở GD&ĐT (Phòng GDTrH) để xin ý kiến chỉ đạo./.


KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Sở;
- Cổng thông tin điện tử;
- Phòng GDTrH;
- Lưu VT, GDTrH.

(Đã kí)

Ngô Văn Hợi

3


Giới thiệu các địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với
BĐKH trong
môn Hóa học cấp THCS
(Theo Công văn số: 371/SGD&ĐT-GDTrH ngày 24/02/2014)
STT

Địa chỉ tích hợp
(Chương, bài, mục)

Nội dung tích hợp

Mức độ

tích hợp

LỚP 8
1
2

3
4
5
6

7
8

9

Chương 2 – Bài 12:
Sự biến đổi chất
Chương 2 – Bài 13:
Phản ứng hoá học
Chương 3 – Bài 20:
Tỷ khối của chất khí
Chương 4 – Bài 24:
Tính chất của oxi
Chương 4 – Bài 25:
Sự oxi hóa
Chương 4 – Bài 27:
Điều chế oxi – Phản
ứng phân hủy
Chương 4 – Bài 28:

Không khí – Sự cháy
Chương 5 – Bài 31:
Tính chất – Ứng dụng
của hiđro
Chương 5 – Bài 36:
Nước

Hiện tượng hoá học
Khi nào có phản ứng hoá học ?
Dấu hiệu để biết có phản ứng hoá
học
So sánh khối lượng hai khí (hỗn
hợp các khí)
Tính chất vật lý và tính chất hoá
học
Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp –
Ứng dụng của oxi
Phản ứng phân hủy

Thành phần không khí – Sự cháy

Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận

Bộ phận
Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ

Bộ phận
và liên hệ

Tính chất vật lý – Tính chất hoá
học và ứng dụng

Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ

Thành phần – Tính chất – Vai trò
của nước

Bộ phận
và liên hệ

LỚP 9
1
2
3
4
5

Chương 1 – Bài 2:
Một số oxit quan trọng
Chương 1 – Bài 4:
Một số axit quan trọng
Chương 1 – Bài 11:
Phân bón hoá học

Chương 2 – Bài 18:
Nhôm
Chương 2 – Bài 20:
Hợp kim sắt: Gang –
Thép

Lưu huỳnh đioxit – Sản xuất CaO Bộ phận
và liên hệ
Sản xuất axit sunfuric
Bộ phận
và liên hệ
Những phân bón thường dùng
Bộ phận
và liên hệ
Sản xuất nhôm
Bộ phận
và liên hệ
Sản xuất Gang – Thép
Bộ phận
và liên hệ

4


6
7
8
9
10


11
12

13
14
15

Chương 2 – Bài 21:
Sự ăn mòn kim loại
Chương 3 – Bài 26: Clo

Ăn mòn – Yếu tố ảnh hưởng đến
ăn mòn – Cách bảo vệ
Tính chất hoá học – Điều chế

Chương 3 – Bài 28:
Các hợp chất của cacbon
Chương 3 – Bài 29:
Axit cacbonic – Muối
Chương 3 – Bài 30:
Silic – Công nghiệp
silicat
Chương 4 – Bài 36:
Metan
Chương 4 – Bài 40:
Dầu mỏ và Khí thiên
nhiên
Chương 4 – Bài 41:
Nhiên liệu
Chương 4 – Bài 52:

Tinh bột và Xenlulozơ
Chương 4 – Bài 54:
Polime

Cacbon oxit – Cacbon đioxit
Chu trình cacbon trong tự nhiên
Công nghiệp silicat

Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ

Trạng thái tự nhiên – Tính chất –
Ứng dụng
Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ

Phân loại và sử dụng nhiên liệu


Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ
Bộ phận
và liên hệ

Ứng dụng của tinh bột và
xenlulozơ
Ứng dụng và sản xuất một số vật
liệu polime

5



×