Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Sử dụng tranh để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non kim chung – đông anh – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.07 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=====
=

PHẠM THỊ TÚ

SỬ DỤNG TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN
VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
KIM CHUNG – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=====
=

PHẠM THỊ TÚ

SỬ DỤNG TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN
VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
KIM CHUNG – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ HÒA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2,
các thầy cô giáo trong khoa Giáo Dục Mầm Non đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ sự lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – TS.
Phạm Thị Hòa – người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Tú


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự
hướng dẫn của cô Phạm Thị Hòa. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một
công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Tú


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDMN: Giáo dục mầm non
NXB: Nhà xuất bản
ĐHSP: Đại học Sư phạm


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ
ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài
.............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên
cứu.......................................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên
cứu......................................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
.................................................................................4
6. Phương pháp nghiên
cứu................................................................................................4
7. Cấu trúc của khóa
luận....................................................................................................5

Phần 2: NỘI
DUNG..........................................................................................................6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN...................................6
1.1. Cơ sở lí
thuyết...............................................................................................................6
1.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
nhỡ.............................................................6
1.1.1.1. Đặc điểm vốn
từ.....................................................................................................6
1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em
...........................................8
1.1.3. Vai trò của biện pháp dạy học trực quan trong phát triển vốn từ cho
trẻ...........9
1.1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ
..........................................................9
1.1.3.2. Tác dụng của biện pháp trực quan trong dạy học phát triển vốn từ cho
trẻ....11


1.2. Cơ sở thực
tiễn............................................................................................................12
1.2.1. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
................................................12
1.2.2 Thực trạng hoạt động sử dụng tranh để mở rộng vốn từ ở trường mầm non
Kim
Chung..................................................................................................................................14
1.3 Tiểu kết
.........................................................................................................................17
Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ MỞ RỘNG VỐN

TỪ.19
2.1 Các biện pháp sử dụng tranh để phong phú hóa vốn từ
..........................................19
2.1.1. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh trong các hoạt động học
tập.......19
2.1.2. Cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh thông qua hoạt động vui
chơi.............................22


2.2 Các biện pháp sử dụng tranh để chính xác hóa vốn từ cho
trẻ................................24
2.2.1. Biện pháp quan sát tranh kết hợp với đàm thoại để kiểm tra khả năng
hiểu nghĩa từ của
trẻ...................................................................................................................24
2.2.2. Biện pháp cho trẻ vẽ tranh để kiểm tra khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ
.............25
2.2.3. Biện pháp sử dụng tranh để giải nghĩa từ cho
trẻ.................................................26
2.3 Các biện pháp sử dụng tranh để hướng dẫn trẻ tích cực hóa vốn
từ.......................28
2.3.1. Biện pháp quan sát tranh trả lời câu
hỏi................................................................28
2.3.2 Biện pháp quan sát tranh kể lại câu
chuyện...........................................................29
2.4 Tiểu kết
.........................................................................................................................31
Chương 3. THỂ
NGHIỆM............................................................................................32
3.1. Mục đích thể nghiệm
.................................................................................................32

3.2. Cách thức thể nghiệm
................................................................................................32
3.3. Nội dung thể
nghiệm..................................................................................................32
3.4. Giáo án thể nghiệm
....................................................................................................32
3.4 Kết quả thể nghiệm
.....................................................................................................42
3.5 Đánh giá kết quả thể
nghiệm......................................................................................42
3.6 Tiểu kết
.........................................................................................................................42
KẾT LUẬN.......................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM
KHẢO.............................................................................................46


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất,
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mĩ của trẻ nhỏ. Do đó, bậc học giáo dục
mầm non luôn nhận được sự quan tâm từ phía Đảng, Nhà nước, gia đình và
xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi
đồng một tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những
mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì
cái cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được
nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Chính vì vậy,
việc giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ có vai trò đặc biệt quan trọng đối

với sự phát triển của đất nước, góp phần làm cho đất nước ngày một giàu đẹp
hơn.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở trường mầm non là phát triển
ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ và phải bắt đầu ngay từ sớm. Bởi ngôn ngữ
là công cụ của tư duy, là chìa khóa để mở ra kho tàng tri thức bao la rộng lớn,
là lăng kính để trẻ khám phá những điều mới lạ ở thế giới xung quanh. Do đó,
việc giáo dục và phát triển từ ngữ có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với sự
phát triển của trẻ em.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng thì trẻ rất
nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Vốn từ của trẻ Mẫu giáo nhỡ tuy đã phát
triển hơn so với những lứa tuổi trước đó, số lượng từ loại đã tăng lên, trẻ có
thể hiểu được một số từ cơ bản song vẫn chưa hoàn thiện. Do đó việc phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ là một nhu cầu tất yếu đối với sự phát triển
của trẻ.

1


Sử dụng tranh ảnh là một trong những biện pháp quan trọng để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Trẻ nhỏ rất thích được xem tranh và chúng
luôn tò mò về những điều mới lạ xung quanh mình. Khi quan sát tranh, trẻ
không ngừng đặt ra những câu hỏi “Tại sao?” để có thể thỏa mãn nhu cầu
ham hiểu biết của bản thân. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
nhỡ thông qua tranh ảnh là một biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non.
Từ những lý do đồng nêu trên, bằng sự hiểu biết của bản thân và đồng
thời dựa trên sự học hỏi, tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên
cứu khác, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng tranh để phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non Kim Chung – Đông Anh –
Hà Nội”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể tìm hiểu nội dung nghiên cứu các vấn đề này trong một số
nguồn tài liệu sau:
2.1. Những giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
a, Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo”
(NXB ĐHSP, 2004) của Nguyễn Xuân Khoa đã đề cập một cách toàn diện,
chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn về
phương pháp phát triển tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện trong lớp nhà trẻ,
mẫu giáo ở nước ta bằng phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách tích
hợp. Đồng thời ông cũng đưa ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non, cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo.
b, Trong giáo trình “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non” của Đinh
Hồng Thái (NXB ĐHSP HN, 2003) đã đề cập đến việc phát triển lời nói cho
trẻ mầm non nói chung. Trong các biện pháp ấy, có đề cập đến biện pháp cho


trẻ xem tranh. Nhưng biện pháp này chỉ giới thiệu sơ lược, không căn cứ vào
đặc điểm, điều kiện, cơ sở vật chất của từng trường cụ thể. Mà việc phát triển
vốn từ cũng như phát triển ngôn ngữ nói chung cần căn cứ vào đặc điểm ngôn
ngữ của trẻ em từng vùng cũng như tình hình thực tế của mỗi địa phương. Đề
tài của chúng tôi hướng tới việc hướng dẫn trẻ em của một trường phát triển
vốn từ thông qua một phương tiện dạy học cụ thể.
2.2. Những luận văn, khóa luận có đề cập đến nội dung và biện
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Đã có một số công trình nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non. Trong đó có công trình nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Thảo
(K38, trường ĐHSPHN 2) về vấn đề “Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non
thông qua hoạt động Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”. Trong
bài nghiên cứu này, tác giả đã đề cập tới đặc điểm phát triển về ngôn ngữ, tâm

lý, sinh lý, giáo dục của trẻ mẫu giáo nhỡ. Đồng thời tác giả đã đề xuất các
biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động cho trẻ
làm quen với môi trường xung quanh.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Phương Thanh (K38, trường
ĐHSPHN 2) về vấn đề “Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ
Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa”. Tên đề tài đã nêu rõ
hoạt động dạy học phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động Cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học – Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng
Khoa.
Cũng bàn đến biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, nhưng đề
tài của chúng tôi khác với hướng nghiên cứu của các khóa luận trên.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non nói chung, phát triển vốn từ nói riêng. Tuy nhiên chưa có
công trình nào đi sâu tìm hiểu biện pháp sử dụng tranh để phát triển vốn từ


cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi quyết định chọn vấn đề
“Sử dụng tranh để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trương
mầm non Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu và tìm
hiểu.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra được các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ qua tranh để giúp
trẻ có được lượng từ phong phú sinh động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Lựa chọn những lý thuyết thuộc chuyên ngành ngôn ngữ, tâm lý
học, giáo dục học... để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
4.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động sử dụng tranh để phát triển vốn từ
cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Kim Chung.

4.3. Đề xuất các nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
nhỡ thông qua tranh ảnh và thể nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các đề
xuất.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Là quá trình dạy học phát triển ngôn ngữ thông qua tranh ảnh cho trẻ
mẫu giáo.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu trên đối tượng trẻ mẫu giáo nhỡ tại
trường mầm non Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp này được chúng tôi sử dụng khi xây dựng cơ sở lý luận.


6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a, Phương pháp quan sát
- Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong tiết dự giờ một số tiết
học của trường mầm non Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội. Quan sát trẻ
trong các hoạt động để thấy được khả năng ngôn ngữ của trẻ.
b, Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để trao đổi với các giáo
viên trên lớp về những nội dung có liên quan đến đề tài. Phương pháp này còn
được chúng tôi sử dụng để trò chuyện với trẻ để thấy được năng lực của trẻ,
từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua
tranh ảnh.
6.3. Phương pháp thể nghiệm
- Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để kiểm nghiệm kết quả
nghiên cứu của mình.
6.4. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng một số

biện pháp như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh...
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn
Chương 2. Các biện pháp sử dụng tranh để mở rộng vôn từ cho trẻ
mẫu giáo nhỡ
Chương 3. Thể nghiệm


Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ
1.1.1.1. Đặc điểm vốn từ
a, Về số lượng từ của trẻ
So với lứa tuổi nhà trẻ thì trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nắm được số lượng
từ nhiều hơn hẳn. Các nhà ngôn ngữ học và tâm lý học đã đưa ra những số
liệu khác nhau về số lượng từ mà trẻ mẫu giáo nắm được với từng độ tuổi
khác nhau:
- ND. Levitop: 3 – 5 tuổi 1000 từ
- YU.U. Pratuxevich: 4 – 5 tuổi 1900 – 2500 từ
- M. Becgiơrông: 3 – 5 tuổi 1222 từ
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của nội thành
Hà Nội, vốn từ mà trẻ nắm được là:
- Trẻ 4 tuổi: 1900 – 2000 từ
- Trẻ 5 tuổi: 2500 – 2600 từ
Mặc dù số lượng từ của trẻ do các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học đưa ra
không khớp nhau nhưng sự chênh lệch là không lớn lắm. Và các tác giả khẳng
định số lượng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như: Sự
tiếp xúc ngôn ngữ thương xuyên của những người xung quanh, trình độ của

bố, mẹ, sự tiếp xúc ngôn ngữ của trẻ…
b, Về từ loại
Theo Xtecnơ, trong ngôn ngữ trẻ em xuất hiện trước hết là danh từ rồi
đến động từ, sau đó mới là các loại từ khác.
Theo Lưu Thị Lan, trẻ em mẫu giáo có tỉ lệ các từ loại như tính từ,
trạng từ, quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ.


Nếu trẻ 3 tuổi: Danh từ chiếm 35,52%
Tính từ chiếm 7,8%
Trạng từ chiếm 2,4%
Thì trẻ 5 tuổi: Danh từ chiếm 35,52%
Tính từ chiếm 8,64%
Trạng từ chiếm 3,73%
Trẻ 6 tuổi: Danh từ giảm 34,47% xuống 30,97%
Tính từ tăng từ 9,94% lên 11,64%
Chúng ta có thể thấy được rằng trẻ mẫu giáo nói nhiều tuy nhiên đó
chưa phải là nói hay. Vì vậy cần phải mở rộng các loại từ để trẻ biết nói hay,
biết sử dụng từ gợi cảm, từ văn học. Có trẻ dùng tính từ, trạng từ nhiều hơn
người khác.
- Về danh từ: Nội dung, ý nghĩa của từ được mở rộng, phong phú hơn ở
những từ có ý nghĩa rộng.
Ví dụ: Từ “rau” có rất nhiều loại rau khác nhau, “củ” có rất nhiều củ
khác nhau và “quả” cũng có rất nhiều loại quả khác nhau.
Ở trẻ còn có những danh từ mang tính chất văn học.
Ví dụ: bầu trời, vầng trăng, đóa hoa, áng mây, làn sóng…
Ngoài ra, trẻ còn biết sử dụng một số từ chỉ những khái niệm trừu
tượng (thiên tài, thần đồng, kiến trúc,…) mặc dù trẻ chưa hiểu hết được ý
nghĩa của những từ đó.
- Về động từ: Phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển

thêm những từ ngữ mới như: leo trèo, nhảy nhót, ngọ nguậy, rơi lách tách,
… những động từ chỉ sắc thái khác nhau như: đi liêu xiêu, đi chậm rãi, đi
ngoe nguẩy…
Ở lứa tuổi này còn xuất hiện thêm những động từ có ý nghĩa trừu
tượng: khởi công, khánh thành, khai trương, giáo dục,…


- Về tính từ: Phát triển về số lượng cũng như chất lượng, trẻ sử dụng
nhiều những từ có tính chất gợi cảm.
Ví dụ: phẳng phiu, méo mó, tròn xoe, xanh biếc, ngọt ngào…
Từ tượng hình, tượng thanh: rì rầm, rào rào, tí tách,…
Từ trái nghĩa: to – nhỏ, dài ngắn, cao – thấp, rộng – hẹp,…
Về trạng từ: Được mở rộng, trẻ sử dụng đúng các từ hôm qua, hôm
nay, ngày mai, tuần trước,…
- Về quan hệ từ: Trẻ biết sử dụng các từ: Nếu, thì, nhưng, thế nên,…
- Về các từ loại: Trẻ biết sử dụng nhiều từ đơn hơn từ ghép, trẻ hiểu
nhiều từ láy và biết sử dụng chúng.
Nhìn chung, theo thời gian, vốn từ của trẻ mẫu giáo nhỡ sẽ tăng cả về
số lượng và chất lượng. Việc nắm được ý nghĩa của từ phụ thuộc vào sự phát
triển khả năng nhận thức và tư duy của trẻ. Tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
không đều nhau, càng ở lứa tuổi lớn, sự chênh lệch về số lượng từ không rõ
rệt như lứa tuổi trước.
1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người:
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này sang người khác với một
mục đích nào đó. Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau,
tác động đến nhau, những tư tưởng, trí tuệ của con người được truyền từ
người này đến người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác đó là nhờ ngôn ngữ một trong những điều kiện đảm bảo sự tồn tại của xã hội loài người.
- Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy: Tư duy của con người là sự
phản ánh thế giới khách quan xung quanh, chủ yếu được tiến hành dưới hình

thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, và phương tiện vật chất để thể
hiện tư duy. Về phương diện này, tư duy được coi là cái biểu hiện, còn ngôn
ngữ là cái biểu hiện tư duy. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó chặt


chẽ với nhau. Ngôn ngữ làm cho các kết quả tư duy được cố định lại và cho
bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy với các sản phẩm
của nó thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh vô nghĩa.
- Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện:
+ Sự phát triển toàn diện của đứa trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo
đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ mở rộng
giao tiếp. Điều này làm cho trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung
quanh trẻ. Giáo viên dùng lời cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu
gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ.
+ Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong
thơ ca, truyện kể - những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên của người lớn
có thể đem đến cho trẻ ngay từ những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời
nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
1.1.3. Vai trò của biện pháp dạy học trực quan trong phát triển vốn từ
cho trẻ
1.1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ
- Đặc điểm chú ý của trẻ mẫu giáo nhỡ:
Cả hai dạng chú ý có chủ định và không có chủ định đều phát triển
mạnh ở trẻ mẫu giáo nhỡ. Nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển
nhanh do sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy. Sức tập trung chú ý của trẻ
cao, trẻ có thể vẽ, nặn trong một thời gian dài. Đặc biệt, các hoạt động tạo
hình có thể làm tăng khối lượng chú ý của trẻ. Theo A.V Daporozet, sức bền
của chú ý ở trẻ mẫu giáo nhỡ là rất cao (trẻ có thể chú ý tới 37 phút với những
đồ vật mà trẻ thích thú). Và những công việc mà cha mẹ và cô giáo giao cho
trẻ chính là điều kiện tốt để trẻ phát triển khả năng chú ý có chủ định.

Việc giáo dục chú ý có chủ định phụ thuộc vào việc tổ chức nhiệm vụ
hoạt động cho trẻ. Ví dụ, khi giao cho trẻ những nhiệm vụ mà trẻ thích thì sẽ
làm tăng năng lực chú ý có chủ định, cho trẻ tập tìm, quan sát các chi tiết của
đồ vật, tranh vẽ…để rèn luyện chú ý cho trẻ về tính mục đích, tính hệ thống…


Mặc dù khả năng chú ý có chủ định ở trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển mạnh
song tính ổn định chưa cao. Do vậy khi giao việc, giáo viên cần giải thích rõ
ràng và nhắc lại khi cần thiết để trẻ có thể hiểu và nắm được.
- Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo nhỡ:
Trẻ đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong trí nhớ để nhận lại và nhớ
lại các sự vật và hiện tượng. Trí nhớ có ý nghĩa đã thể hiện rõ nét khi gọi tên
đồ vật, hoa quả, thức ăn… Đồng thời, với trí nhớ hình ảnh về đồ vật thì âm
thanh ngôn ngữ được trẻ tri giác, hiểu và sử dụng chúng như một phương tiện
giao tiếp với những người xung quanh ở một mức độ đơn giản.
Trí nhớ không chủ định của trẻ ở các dạng hoạt động phát triển khác
nhau và tốc độ phát triển rất nhanh.
Ở độ tuổi này, các loại trí nhớ: hình ảnh, vận động, từ ngữ được phát
triển tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều được hình thành và tham gia tích cực
trong các hoạt động vui chơi, lao động, tạo hình ở trẻ.
- Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ:
Ở độ tuổi này, các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác
nhau.
Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng
khác với trẻ 3 – 4 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt
động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy.
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, tư duy trực quan hình tượng đang phát triển
mạnh mẽ và chiếm ưu thế. Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này
đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng.
Ở trẻ lứa tuổi này, mức độ khái quát ngẫu nhiên giảm dần từ 4 đến 5

tuổi trong hoạt động tư duy của trẻ.
Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm (liên tưởng) của trẻ tăng
lên từ 4 – 5 tuổi


Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần từ 4 – 5 tuổi, nhường chỗ
cho các chi tiết đặc thù của các sự vật hiện tượng.
Với đặc điểm tư duy như trên, giáo viên cần tổ chức các tiết học vui
chơi, kích thích sự phát triển tư duy ở trẻ, kích thích trẻ tìm tòi các dấu hiệu
giống nhau, so sánh các đồ vật, hoa quả, đồ chơi. Đặc điểm tư duy này của trẻ
đã sẵn sàng tiếp nhận biện pháp dạy học trực quan, trong đó có biện pháp sử
dụng tranh để phát triển vốn từ.
1.1.3.2. Tác dụng của biện pháp trực quan trong dạy học phát triển vốn từ
cho trẻ
- Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương
pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy
học trước, trong và sau khi nắm kiến thức mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ
thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học
nhằm tạo cho trẻ những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở
trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của kiến thức, là
phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp trẻ nắm được các
quy luật phát triển của thê giới xung quanh.
- Đồ dùng trực quan có vai trò rất to lớn trong giệc giúp trẻ nhớ kĩ, hiểu
sâu những hình ảnh, kiến thức. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc
trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng
với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan
còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
- Ngoài ra, biện pháp trực quan còn góp phần phát huy tính tích cực

nhận thức của trẻ. Biện pháp trực quan giúp trẻ huy động sự tham gia của
nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện cho trẻ dễ hiểu, dễ nhớ và


nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học
của trẻ.
- Tranh ảnh là một trong những đồ dùng trực quan không thể thiếu
trong quá trình dạy học. Tranh ảnh chính là phương tiện truyền đạt thông tin,
tài liệu cho trẻ, phản ánh sự vật hiện tượng khách quan một cách chính xác,
sinh động và thực tế, góp phần khắc sâu và mở rộng kiến thức. Bên cạnh đó,
tranh ảnh còn giúp phát triển năng lực, kỹ năng, kích thích óc quan sát, khả
năng tư duy cao độ của trẻ.
- Đối với việc dạy của giáo viên, giáo viên sử dụng tranh ảnh làm
nguồn phát thông tin, giúp trẻ có những biểu tượng cụ thể, sinh động. Trên
thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn những vật thật để phục vụ
cho quá trình dạy học. Vì vậy, tranh ảnh có giá trị dạy học tương ứng.
- Đối với trẻ, tranh ảnh là một phương tiện gây hứng thú, kích thích nhu
cầu học tập của trẻ. Đồng thời tranh ảnh cũng là nguồn tài liệu cung cấp
thông tin cho trẻ trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng đồ dùng trực quan nói chung và
tranh ảnh nói riêng có vai trò rất lớn trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên,
nếu không nhận thức rõ đồ dùng trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức
mà lạm dụng chúng thì sẽ làm cho trẻ phân tán chú ý, thiếu tập trung vào
những dấu hiệu bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư
duy trừu tượng của trẻ. Vì vậy, giáo viên phải sử dụng đồ dùng trực quan sao
cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc phát triển nhận thức của
trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Cũng giống với các trường mầm non nói chung, nội dung phát triển vốn

từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non Kim Chung bao gồm các loại từ
ngữ sau:


- Những từ ngữ về cuộc sống riêng:
+ Mở rộng thế giới đồ vật trong tầm nhìn của trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc,
gọi tên đồ vật trong nhà, ở trường mầm non, có thể nói về công dụng, chất
liệu của đồ vật, phân biệt điểm giống và khác nhau của những đồ dùng, đồ vật
gần giống nhau…
+ Giúp trẻ nhớ địa chỉ trường, nhận biết được môi trường xung quanh một
cách có phương hướng, sử dụng các từ chỉ hoạt động hàng ngày của trẻ như:
+ Giúp trẻ nhận biết và gọi tên đúng màu sắc như: màu xanh, màu đỏ, màu
vàng,…
- Những từ ngữ về cuộc sống xã hội:
+ Cho trẻ biết các ngày lễ hội như: Quốc tế thiếu nhi, Quốc khánh,…
+ Cung cấp cho trẻ tên gọi của một số cơ quan nhà nước và chức năng như:
bệnh viện, trường học,…
+ Giúp trẻ quan sát, gọi tên và hiểu chức năng của các công trình công cộng
như: sân vận động, công viên,…
+ Cung cấp cho trẻ vốn từ về nghề nghiệp như công an, bộ đội, công nhân,
nông dân…
- Những từ ngữ về thế giới tự nhiên:
+ Giúp trẻ nhận biết và gọi đúng mùi vị một số loại quả.
Ví dụ: Quả chanh có vị chua, quả ớt có vị cay…
+ Giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số loại quả không ăn được mà phải
nấu chín.
Ví dụ: quả bí, quả mướp, quả cà tím…
+ Giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số loại rau ăn sống.
Ví dụ: rau xà lách, rau mùi…
+ Giúp trẻ gọi tên các con vật có sự biến đổi giống nhau, so sánh đặc điểm

giống và khác nhau giữa chúng.


Ví dụ: con gà, con vịt, con ngan…
+ Cung cấp cho trẻ những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật.
Ví dụ: bay, mổ, bới,…
+ Cung cấp cho trẻ tên gọi về lợi ích hay tác hại của một số loài vật.
+ Mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên, đặc điểm của các mùa trong năm.
1.2.2 Thực trạng hoạt động sử dụng tranh để mở rộng vốn từ ở trường
mầm non Kim Chung
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động sử dụng tranh để
mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Kim Chung. Trường
mầm non Kim Chung là một trường thuộc ngoại thành Hà Nội, cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ. Cũng giống với những trường mầm non khác, việc sử dụng
tranh ảnh là phương pháp trực quan không thể thiếu trong việc phát triển vốn
từ cho trẻ tại trường mầm non Kim Chung. Tuy nhiên, việc sử dụng tranh ảnh
để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non tại trường mầm non Kim Chung có
những ưu và nhược điểm riêng.
Về ưu điểm, giáo viên đã biết sử dụng tranh ảnh để phát triển vốn từ cho
trẻ. Việc sử dụng tranh ảnh để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non tại trường
mầm non Kim Chung không chỉ dừng lại ở việc sử dụng những loại tranh ảnh
thông thường (tranh vẽ hoặc in trên giấy). Cùng với sự phát triển của công
nghệ thông tin hiện nay, trường mầm non Kim Chung đã có sự đổi mới trong
việc sử dụng tranh để phát triển vốn từ cho trẻ bằng việc sử dụng tranh động
(tranh ảnh trên máy chiếu).
Trong những tiết học như tạo hình, âm nhạc, văn học,… giáo viên không
chỉ sử dụng tranh vẽ trên giấy để kiểm tra khả năng hiểu biết của trẻ mà còn
sử dụng cả tranh ảnh động trên màn hình máy chiếu để tăng thêm phần sinh
động cho nội dung mà giáo viên muốn trẻ hướng tới. Tuy nhiên việc sử dụng
tranh ảnh thông thường hay tranh ảnh động trên màn hình máy chiếu lại chưa

phát huy hết ưu thế của mỗi loại phương tiện.


Trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi, giáo viên chưa biết cách
khai thác triệt để những lợi ích mà tranh ảnh mang lại.
Trong thời gian nghiên cứu tại trường mầm non Kim Chung, tôi đã có
dịp dự một tiết học Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và tôi nhận thấy
giáo viên đã có ý thức giải nghĩa từ khó và sửa lỗi cho trẻ. Tuy nhiên việc giải
nghĩa từ cho trẻ được diễn ra một cách qua loa, sơ sài dẫn đến việc một số trẻ
chưa hiểu được chính xác nghĩa của từ và trẻ dùng từ ngữ không đúng văn
cảnh.
Ví dụ: Trong bài thơ Nàng tiên ốc:
“Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác…”
Vì chưa hiểu được ý nghĩa của từ “biêng biếc xanh” nên trẻ đã đọc câu thơ
thành “Vỏ nó biên biết xanh” làm cho câu thơ trở nên vô nghĩa. Sau khi nhận
thấy lỗi sai về từ ở trẻ, giáo viên đã kịp thời sửa sai cho trẻ bằng cách cho trẻ
đọc chính xác lại từ đúng và giải nghĩa cho trẻ từ “biêng biếc xanh”. Tuy
nhiên, giáo viên chỉ giải nghĩa cho trẻ một cách qua loa về từ biêng biếc xanh
của con ốc (nghĩa là màu hơi xanh, không giống màu xanh bình thường)
khiến trẻ vẫn cảm thấy mơ hồ và chưa hiểu rõ ý nghĩa chính xác của từ dẫn
đến việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp của trẻ bị hạn chế hay trẻ sử dụng từ
không đúng văn cảnh. Trong trường hợp này giáo viên nên cho trẻ quan sát
bức tranh vẽ con ốc có màu xanh biêng biếc. Từ đó trẻ sẽ hiểu từ đó một cách
đễ dàng, chính xác hơn và biết sử dụng từ đúngvăn cảnh.



Trong tiết học Khám phá khoa học, giáo viên đã biết cách đưa tranh ảnh
vào trong hoạt động dạy học. Giáo viên cho trẻ quan sát tranh và đưa ra hệ
thống câu hỏi đàm thoại cho trẻ trả lời.Tuy nhiên hệ thống câu hỏi mà giáo
viên đưa ra lại theo một khuôn mẫu nhất định khiến trẻ trả lời cũng theo một
khuôn mẫu.
Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới động vật, cô cho trẻ quan sát tranh con chó
và đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại theo khuôn mẫu:
+ Trong bức tranh của cô có con gì? (con chó)
+ Con chó có những bộ phận gì? (đầu, mình, chân, đuôi)
+ Lông của con chó màu gì? (màu vàng)
Nếu chỉ đưa ra những câu hỏi như vậy thì trẻ cũng sẽ trả lời theo đúng
khuôn mẫu của cô đưa ra mà không phát huy được tính sáng tạo, tìm tòi của
trẻ. Vì vậy, thay vì đưa ra những câu hỏi theo khuôn mẫu cố định thì cô nên
đưa ra những câu hỏi như “Con thấy con chó này như thế nào”, “Con chó này
có gì đặc biệt?”. Như vậy trẻ sẽ chú ý quan sát, tìm tòi và trả lời theo mẫu câu
của riêng mình. Điều này tạo cho trẻ cơ hội rèn luyện kĩ năng nói đúng và đủ
các thành phần của câu.
Trong quá trình vui chơi, giáo viên cũng chưa khai thác triệt để những
lợi ích từ tranh mang lại. Ở lứa tuổi mầm non thì hoạt động chủ đạo của trẻ là
vui chơi. Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Tuy nhiên giáo viên chưa biết cách
đưa tranh ảnh lồng ghép vào trong các hoạt động vui chơi để góp phần phát
triển nhận thức cho trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng.
Ví dụ: Trong trò chơi “Hãy kể đủ 3 thứ”, giáo viên cho trẻ kể 3 thứ thuộc
cùng một nhóm đối tượng mà trẻ biết (hoa: hoa cúc, hoa đào, hoa mai; cá: cá
chép, cá chim, cá mè,…). Khi trò chơi được triển khai liên tục như vậy thì trẻ
bắt đầu cảm thấy nhàm chán, dần mất đi hứng thú và trẻ không còn muốn
tham gia trò chơi nữa. Trong trường hợp này, nếu giáo viên lồng ghép tranh



ảnh vào trò chơi bằng cách cho trẻ quan sát một bức tranh với nhiều nhóm đối
tượng khác nhau và yêu cầu trẻ kể đủ 3 thứ thuộc cùng một nhóm đối tượng
có trong bức tranh thì sẽ tăng hứng thú tham gia ở trẻ. Bởi trẻ nhỏ rất thích
quan sát tranh ảnh. Khi biết cách đổi mới trò chơi, thì hiệu quả mà trò chơi
mang lại sẽ đạt được hiệu quả cao..
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc sử dụng tranh ảnh là một
phương pháp quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tuy
nhiên, việc sử dụng tranh ảnh như thế nào cho đúng, cho đạt hiệu quả tối đa
thì lại là một điều đáng để chúng ta quan tâm. Và vấn đề cấp thiết hiện nay là
đề xuất những biện pháp cụ thể trong việc sử dụng tranh để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non.
1.3 Tiểu kết
Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Trong đó chúng tôi đã tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo nhỡ, đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ cả về số lượng từ và từ loại,
về vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ cũng như vai trò của biện
pháp trực quan đối với sự phát triển vốn từ của trẻ. Đồng thời, chúng tôi cũng
đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý của trẻ, đặc điểm chú ý, ghi nhớ và tư
duy. Bên cạnh những cơ sở lý thuyết mà chúng tôi đã xây dựng thì chúng tôi
cũng nghiên cứu thực trạng sử dụng tranh để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo nhỡ tại trường mầm non Kim Chung – Đông Anh - Hà Nội.
Qua việc tìm hiểu về đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ,
chúng tôi biết được khả năng mở rộng vốn từ cũng như vốn từ hiện có của trẻ
ở mức độ nào. Từ đó chúng tôi có được những cơ sở trong việc đề xuất các
biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tranh ảnh được
phù hợp và hiệu quả.


×