Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiểu luận nhóm môn Tổng quan về kinh doanh quốc tế Nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.29 KB, 4 trang )

A, MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao.
Các công ty, doanh nghiệp lớn luôn muốn phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng
của mình trên trường quốc tế. Chính vì vậy, họ đã đưa ra nhiều loại hình chiến
lược cho công ty của mình như : xuất khẩu, bán giấy phép, nhượng quyền
thương mại, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Tùy theo loại
hình sản phẩm mà công ty có thể lựa chọn một trong các hình thức trên. Trong
đó, nhượng quyền thương mại lại được hầu hết các công ty về thực phẩm và đồ
ăn chọn. Người tiên phong trong phương thức này là McDonald’s.
B, MCDONALD’S VÀ PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI
I, Lịch sử ra đời
Năm 1937, hai người anh em người Mỹ là Dick và Mac McDonald mở
một cửa hiệu bán hot dog nhỏ (bánh mỳ kẹp xúc xích) chủ yếu cho ô tô qua lại
theo cách ô tô chỉ cần dừng lại và có người đưa hot dog ra xe.
Năm 1940, anh em nhà McDonald có được phát kiến mà những đồng
nghiệp không có được và nó được coi là sự khởi đầu của tập đoàn McDonald
ngày nay: bán bánh mỳ kẹp thịt xay rán.
Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s
phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago. Hệ
thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger
trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4
năm sau đó.
Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ
anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ một tỉ
đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm.
Đến nay, McDonald’s đã trở thành một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng
trên toàn thế giới.
II, Khái quát chung về nhượng quyền thương mại (franchise)
Về nhượng quyền thương mại, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy
định: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng


quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;


2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.”.
Đây là một hình thức kinh doanh khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Với
hình thức kinh doanh này, các công ty, doanh nghiệp có thể tạo ra mức lợi
nhuận với những ưu, nhược điểm nhất định.
III, Mc Donald’s với nhượng quyền thương mại
1, Nghiên cứu thị trường:
Năm 1992, McDonald’s khai trương nhà hàng đầu tiên của mình tại Ba
Lan sau một quá trình nghiên cứu thị trường bài bản và thận trọng. Trong suốt
18 tháng đầu, McDonald’s tiến hành các bước nghiên cứu theo mô hình chuẩn
của công ty về các yếu tố: địa điểm, thị trường bất động sản, xây dựng, thị
trường lao động, đối tác cung ứng, luật pháp và quan hệ với chính quyền địa
phương. Tới giữa nắm 1992, một đoàn gồm 50 chuyên viên của công ty từ các
thị trường Mỹ, nga, anh, đức được điều động tới Ba Lan chỉ với một mục tiêu
duy nhất: khai trương thành công 4 nhà hàng đầu tiên của McDonald’s tại thị
trường mới này. Hai năm sau, toàn bộ nhân viên này mới được chuyển khỏi ba
Lan, lý do là những nhân viên người Ba lan tại đây đã được đào tạo và trang bị
đầy đủ kỹ năng để tiếp quản nhiệm vụ điều hành những nhà hàng này. Những
nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản giúp công ty tiếp cận tốt hơn với nhu
cầu và thị hiếu của khác hàng trên từng thị trường. Thị trường chính của hãng
sản xuất và kinh doanh thức ăn nhanh này là trẻ em. Với lấp luận rằng “Nếu trẻ
nhỏ đến thì chắc chắn bố mẹ chúng cũng sẽ đến theo”, McDonald’s đã phải mất

đến 40 năm để xác lập và tập trung khai thác phân khúc này của thị trường với
nhiều sân chơi ngoài trời, các chương trình khuyến mãi phim hoạt hình dành
cho trẻ con khi mua gói Happy Meal hay vô số các trò giải trí khác dành cho trẻ
em.
2, Các khóa huấn luyện chất lượng quốc tế dành cho bên nhận quyền
thương mại (franchisee):
McDonald’s đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và mở các khóa huấn
luyện đạt tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo các franchisee tương lai. Các khóa huấn
luyện này nhằm đảm bảo bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ nắm bắt và
hiểu rõ toàn bộ các quy trình, tiêu chuẩn mà một nhà hàng McDonald’s cần có,
các bí quyết kinh doanh cũng như đảm bảo đủ năng lực để quản lý và điều hành
một cửa hàng McDonald’s. Khóa huấn luyện của Mc được thiết kế công phu và
có tiêu chuẩn quốc tế. Những người được lựa chọn trở thành franchisee tương
lai phải trải qua khóa huấn luyện này, thông thường kéo dài từ 9-18 tháng dưới
sự chỉ dẫn của các chuyên gia hàng đầu tại McDonald’s và được trải nghiệm
thực tế ngay tại nhà hàng của McDonald’s. Franchisee không bị tính phí cho


khóa đào tạo nhưng họ không được hỗ trợ bất kỳ một chi phí tài chính nào trong
khoảng thời gian này.
Các khóa huấn luyện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quan trọng trong
việc điều hành một nhà hàng McDonald’s như:
- Chương trình Quản lý hệ thống
- Chương trình Quản lý nhà hàng
- Chương trình Quản trị kinh doanh
- Chuẩn bị cho nhượng quyền và sở hữu
Ba tháng đầu đào tạo các franchisee sẽ đóng vai trò như một phần của đội
ngũ nhà hàng để thực hành tất cả những gì được học. Các franchisee yêu cầu
phải có sự tập trung cao độ vì đây chính là giai đoạn tìm hiểu và nắm bắt các
vấn đề cơ bản như bí quyết nấu ăn và chuẩn bị thức ăn, phục vụ khách hàng và

chế độ vệ sinh. Các học viên sẽ được học lý thuyết cơ bản như thời gian nấu ăn,
nhiệt độ nấu ăn và vệ sinh tiêu chuẩn.
Ba tháng tiếp theo sẽ tập trung vào đào tạo quản lý cơ sở, trong đó có
chuẩn bị nhận quyền quản lý hoạt động hàng ngày. Giai đoạn cuối cùng của đào
tạo tập trung vào các nhiệm vụ quản lý cao cấp hơn như cổ phiếu, lợi nhuận,
quản lý tài chính, kiểm soát hàng tổn kho, tuyển dụng và thúc đẩy nhân viên
cũng như văn hóa doanh nghiệp. Người tham gia thực hiện trên chương trình
đào tạo được đánh giá trên cơ sở liên tục bởi các nhà tư vấn của Mc Donald’s.
Trải qua khóa huấn luyện dào hơi và được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ, các
nhà nhận nhượng quyền tương lai sẽ nắm vững được các kiến thức cơ bản về
việc áp dụng đúng các tiêu chuẩn chất lượng do Mc đề ra cũng như đảm bảo đủ
năng lực để quản lý, điều hành những cửa hàng Mc của chính mình trong tương
lai.
3, Quản lý các nhà hàng nhượng quyền của McDonald’s
a, Quản lý chất lượng
Thành công của Mc Donald’s đến từ sự quản lý chặt chẽ về chất lượng
của các cửa hàng nhượng quyền. Khẩu hiệu cho các cửa hàng của McDonald’s
là phải duy trừ “Chất lượng, Phục vụ, Sự sạch sẽ và Giá trị cốt lõi”. McDonald’s
đặc biệt chú trọng tới tiêu chuẩn nghiêm ngặt dành cho những nhà cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào. McDonald’s đã thiết lập hàng trăm tiêu chuẩn về chất
lượng cho chất lượng sản phẩm tại cửa hàng nhượng quyền như về thực phẩm,
quy định khẩu phần ăn. Các của hàng McDonald’s luôn có sự tương tự về thực
đơn, các bài trí và phục vụ đồng bộ với toàn hệ thống. Từ đó, mối quan hệ luôn
được xây dựng vững chắc giữa nhà cung ứng, McDonald’s và bên nhận quyền.


Bên cạnh đó, McDonald’s cũng thường xuyên thay đổi để thích nghi với
từng quốc gia. Các cửa hàng của hãng tại Mỹ rất khác so với Nhật Bản, Trung
Quốc hay Ấn Độ, do McDonald’s luôn chú trọng tìm hiểu văn hoá và ẩm thực
địa phương. Tại Trung Quốc, tất cả các loại burger gà đều sử dụng thịt đùi thay

vì thịt ức như truyền thống theo sở thích của người dân đất nước này. Các món
thịt lợn hay thịt bò cũng không có trong thực đơn của hãng tại Ấn Độ để tôn
trọng người theo đạo Hindu và Hồi giáo.
b, Quản lý tài chính
McDonald’s yêu cầu nhà nhượng quyền đặt cọc cho việc kinh doanh một
nhà hàng mới nhượng quyền là 40% tổng chi phí ban đầu hoặc tương đương với
25% tổng chi phí của một nhà hàng đã đang hoạt động. Trong suốt thời gian
kinh doanh nhượng quyền, nhà kinh doanh cần phải trả cho McDonald’s những
khoản như chi phí dịch vụ, chi phí cho thuê.
IV, Thành tựu đạt được của McDonald’s khi thực hiện nhượng quyền
thương mại
McDonald’s hiện là chuỗi cửa hàng hamburger lớn nhất thế giới. Năm 2012,
hãng đạt doanh thu 27,5 tỷ USD trên toàn cầu, tính cả các cửa hàng nhượng
quyền, tăng 2% so với năm 2011. Lợi nhuận ròng cũng đạt hơn 5,4 tỷ USD,
giảm nhẹ so với năm trước đó.
Bên cạnh đó, McDonald’s cũng thường xuyên thay đổi để thích nghi với
từng quốc gia. Các cửa hàng của hãng tại Mỹ rất khác so với tại Nhật Bản,
Trung Quốc hay Ấn Độ, do McDonald’s luôn chú trọng tìm hiểu văn hóa và ẩm
thực địa phương.
Sau khi lấn sân nhiều nước châu Á, sáng 16/7, McDonald’s cũng tuyên bố đã
chọn được đối tác nhượng quyền để khai trương cửa hàng tại Việt Nam đầu năm
sau. Đó là ông Nguyễn Bảo Hoàng, nhà sáng lập Good Day Hospitality kiêm
Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures.
C, KẾT LUẬN
Với sự lựa chọn phương thức kinh doanh thông minh, McDonald’s đã tạo
ra một bước tiến mới trong lịch sử kinh doanh, điều đó đã đưa thương hiệu đồ
ăn nhanh trở thành thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vấn đề
sức khỏe con người đang được quan tâm một cách sâu sắc. McDonald’s nói
riêng và các công ty đồ ăn nhanh khác nói chung cần phải chú trọng hơn đến
thành phần dinh dưỡng trong mỗi sản phẩm. Và qua McDonald’s, ta có thể học

tập từ họ cách thức lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thông minh, từ
đó góp phần vào phát triển kinh tế toàn cầu.



×