Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá tác động chống tăng glucose máu và lipid máu invivo của dịch chiết quả lựu (punica granatum linn fruits)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ici
n

ea

nd

HỒ THỊ HẰNG

Ph

arm
ac
y,

VN
U

KHOA Y DƯỢC

ed

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG TĂNG

M

GLUCOSE MÁU VÀ LIPID MÁU

of



IN VIVO CỦA DỊCH CHIẾT QUẢ LỰU

@

Sc

ho

ol

(PUNICA GRANATUM LINN.FRUITS)

Co

py

rig

ht

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Ph


arm
ac
y,

VN
U

KHOA Y DƯỢC

nd

Người thực hiện: HỒ THỊ HẰNG

ici
n

ea

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG TĂNG
GLUCOSE MÁU VÀ LIPID MÁU

M

ed

IN VIVO CỦA DỊCH CHIẾT QUẢ LỰU

of

(PUNICA GRANATUM LINN.FRUITS)


ho

ol

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sc

(NGÀNH DƯỢC HỌC)

@

Khóa: QH.2014.Y

2. Ths Đặng Kim Thu

Co

py

rig

ht

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Bùi Thanh Tùng

Hà Nội - 2019



LỜI CẢM ƠN

arm
ac
y,

VN
U

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng
biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thanh Tùng, Ths. Đặng Kim Thu giảng viên
bộ môn Dược lý, Dược lâm sàng - Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã
giao đề tài và luôn hướng dẫn tôi từ những ngày đầu tôi bước đi trên con đường
nghiên cứu khoa học cho đến khi tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Các
thầy, cô không chỉ trang bị cho tôi kiến thức, mà còn truyền cho tôi niềm đam
mê, lòng nhiệt huyết với nghề và luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi tôi gặp khó
khăn.

ea

nd

Ph

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Dược lý - Dược lâm
sàng, bộ môn Hóa dược đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

ici
n


Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy,
cô giáo Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi những kiến thức
quý báu trong quá trình học tập tại nhà trường.

M

ed

Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự tài trợ kinh phí của Trung tâm Hỗ trợ
Nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Hà Nội cho đề tài mã số CA.18.10A do
PGS.TS Bùi Thanh Tùng chủ trì để thực hiện nghiên cứu này.

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho

ol

of


Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân và bạn bè, những người đã luôn quan tâm, chăm sóc, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2019
Sinh viên
Hồ Thị Hằng


MỤC LỤC

VN
U

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN .............................................................................. 3

arm
ac
y,

1.1. Đái tháo đường ......................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ ................................................................................................. 3
1.1.3. Phân loại .............................................................................................. 3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh ................................................................................. 4
1.1.5. Các mô hình gây ĐTĐ thực nghiệm ................................................... 5

of


M

ed

ici
n

ea

nd

Ph

1.2. Tổng quan cây lựu .................................................................................... 8
1.2.1. Tên gọi ................................................................................................ 8
1.2.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................... 9
1.2.3. Phân bố, sinh thái .............................................................................. 10
1.2.4. Thành phần hóa học .......................................................................... 10
1.2.5. Hoạt tính sinh học ............................................................................. 12
1.2.5.1. Tác dụng chống oxy hóa .............................................................. 12
1.2.5.2. Tác dụng vi sinh ........................................................................... 13
1.2.5.3. Tác dụng chống viêm ................................................................... 13
1.2.5.4. Tác dụng chống ung thư............................................................... 14
1.2.5.5. Tác dụng đối với tim mạch .......................................................... 14
1.2.5.6. Tác dụng đối với bệnh tiểu đường ............................................... 15
1.2.5.7. Tác dụng đối với bệnh béo phì..................................................... 16
1.2.5.8. Độc tính của lựu ........................................................................... 16
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 17

ho


ol

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 17
2.1.1. Mẫu thực vật ..................................................................................... 17
2.2.2. Động vật thí nghiệm .......................................................................... 17

@

Sc

2.2. Dụng cụ và hóa chất ............................................................................... 17
2.2.1. Dụng cụ ............................................................................................. 17
2.2.2. Hóa chất ............................................................................................ 17

Co

py

rig

ht

2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 18
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng chống tăng glucose máu và lipid
máu ................................................................................................................ 18
2.3.1.1. Tạo mô hình chuột béo phì .......................................................... 18
2.3.1.2. Gây ĐTĐ typ 2 từ chuột béo phì thực nghiệm bằng Streptozocin
(STZ) ............................................................................................................... 19
2.3.1.3. Phân lô chuột thí nghiệm ............................................................. 19

2.3.1.4. Tiến hành thí nghiệm ................................................................... 20
2.3.1.5. Theo dõi thí nghiệm ..................................................................... 20


VN
U

2.3.1.6. Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm sau khi kết thúc đợt thí nghiệm . 20
2.3.2. Phương pháp xác định một số chỉ số hóa sinh máu .......................... 20
2.3.2.1. Định lượng Glucose máu theo giai đoạn thực nghiệm ................ 20
2.3.2.2. Định lượng Cholesterol trong huyết thanh .................................. 21
Chương 3 - KẾT QUẢ .................................................................................. 23

arm
ac
y,

3.1. Kết quả gây mô hình béo phì thực nghiệm ............................................ 23
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng của dịch chiết quả lựu lên trọng lượng
chuột ............................................................................................................. 25
3.3. Kết quả đánh giá tác dụng của dịch chiết quả lựu lên một số chỉ số hóa
sinh trong máu chuột ĐTĐ typ 2 thực nghiệm. ............................................ 27

Ph

Chương 4 - BÀN LUẬN ................................................................................ 30

Co

py


rig

ht

@

Sc

ho

ol

of

M

ed

ici
n

ea

nd

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 33


VN

U

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Đái tháo đường

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American
Diabetes Association )

STZ

Streptozocin

PE

Chiết xuất vỏ (Peel extract)

SE

Chiết xuất hạt (Seed extract)

HDL

Lipoprotein tỉ trọng cao (High Density Lipoprotein)

LDL

Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein)


IDF

Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (International
Diabetes Federation )

Ph

nd

ea

ici
n

ed
M
of
ol
ho
Sc
@
ht
rig
py
Co

arm
ac
y,


ĐTĐ


VN
U

DANH MỤC CÁC BẢNG

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho

ol

of

M

ed


ici
n

ea

nd

Ph

arm
ac
y,

Bảng 3.1. Thể trọng chuột sau 28 ngày nuôi theo mô hình gây béo thực nghiệm
......................................................................................................... 23
Bảng 3.2. Nồng độ glucose máu của các nhóm chuột sau 10 ngày tiêm STZ 24
Bảng 3.3. Thể trọng chuột trước và sau 21 ngày điều trị bằng hai nồng độ khác
nhau của dịch chiết quả lựu ............................................................ 26
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của dịch chiết quả lựu lên nồng độ glucose máu ........ 27
Bảng 3.5. Ảnh hướng của dịch chiết quả lựu đối với các chỉ số lipid máu .... 29


VN
U

DANH MỤC CÁC HÌNH

Co

py


rig

ht

@

Sc

ho

ol

of

M

ed

ici
n

ea

nd

Ph

arm
ac

y,

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của streptozocin .................................................... 6
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của alloxan ............................................................ 7
Hình 1.3. Quả lựu (Punica granatum Linn.Fruits) ........................................... 9
Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của punicalagin .................................................... 10
Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của delphinidin 3,5 - diglucoside và cyanidin 3,5 diglucoside ...................................................................................... 11
Hình 1.6. Cấu trúc phân tử của axit punicic.................................................... 11
Hình 2.1. Sơ đồ và phương pháp nghiên cứu.................................................. 18
Hình 3.1. Thể trọng chuột sau 28 ngày nuôi theo mô hình gây béo thực nghiệm
......................................................................................................... 24
Hình 3.2. Thể trọng chuột sau 28 ngày nuôi theo mô hình gây béo thực nghiệm
......................................................................................................... 25
Hình 3.3. Thể trọng chuột trước và sau 21 ngày điều trị bằng hai nồng độ khác
nhau của dịch chiết quả lựu ............................................................ 27
Hình 3.4. Ảnh hưởng của dịch chiết quả lựu lên nồng độ glucose máu ......... 28


MỞ ĐẦU

ea

nd

Ph

arm
ac
y,


VN
U

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), béo phì là một trong những vấn đề
sức khỏe cộng đồng thường gặp nhưng hầu như không được chú trọng và đang
ngày càng gia tăng theo mức độ đáng báo động. Từ năm 1980, tỷ lệ béo phì
trên toàn thế giới đã gia tăng gấp hai lần, tăng từ 4,7% lên 8,5% ở người lớn và
dự đoán đến năm 2030 sẽ có 470 triệu người mắc bệnh này [55]. Tại Việt Nam,
kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2007 báo cáo rằng tỷ
lệ thừa cân/béo phì (tính theo chỉ số khối cơ thể) lên tới 16,3% với đối tượng
tuổi từ 25 đến 64 tuổi và vẫn tiếp tục tăng. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về sự
gia tăng bệnh mạn tính không lây nhiễm tại cộng đồng, gây nên những biến
chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, mỡ máu, đột quỵ và các
bệnh rối loạn chuyển hóa trong đó đặc biệt là bệnh ĐTĐ.

M

ed

ici
n

Đái tháo đường là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng
độ glucose máu do thiếu hụt insulin ở tế bào. Trên toàn thế giới, ĐTĐ đang
ngày càng gia tăng về tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác.
Mặc dù có tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh ĐTĐ bằng các thuốc đường uống,
việc tìm kiếm các loại thuốc mới hơn vẫn tiếp tục vì những hạn chế do các tác
dụng bất lợi và chi phí điều trị [60].

@


Sc

ho

ol

of

Sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường rất phổ biến ở các nước
đang phát triển, khi chi phí của các loại thuốc thông thường là gánh nặng về
kinh tế đối với người dân [24]. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã được tiến
hành để đánh giá tiềm năng điều trị bệnh ĐTĐ của các cây thuốc và đã cho
những kết quả khả quan như: Thân cây Ý dĩ, thân cây Mướp đắng, quả cây
Chuối hột [3, 4, 7].

Co

py

rig

ht

Lựu được biết đến không chỉ là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở nước
ta mà còn là loại dược liệu được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền. Trên thế
giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng chống tăng glucose máu và
lipid máu từ các thành phần của cây lựu. Tuy nhiên tại Việt Nam, cho đến nay
vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá tác dụng sinh học của lựu. Để góp
phần cung cấp những cơ sở cho việc sử dụng và phát triển các sản phẩm từ lựu,

đề tài “Đánh giá tác dụng chống tăng glucose máu và lipid máu in vivo của
1


VN
U

dịch chiết quả lựu (Punica granatum Linn.fruits)” được thực hiện nhằm mục
tiêu sau:
 Xây dựng được mô hình chuột bị ĐTĐ typ 2 trên nền chuột béo phì.

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho

ol

of

M


ed

ici
n

ea

nd

Ph

arm
ac
y,

 Đánh giá tác dụng chống tăng glucose máu và lipid máu của cao chiết
ethanol quả lựu trên mô hình chuột ĐTĐ typ 2.

2


Chương 1 - TỔNG QUAN
Đái tháo đường

VN
U

1.1.


arm
ac
y,

1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017
(American Diabetes Association - ADA): “Đái tháo đường là bệnh rối loạn
chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, gây ra bởi sự giảm tiết insulin
và/hoặc giảm hoạt tính của insulin. Sự tăng đường huyết mạn tính dẫn đến
những tác hại lâu dài, rối loạn hoặc suy yếu chức năng các cơ quan đặc biệt là
mắt, thận, hệ thần kinh, tim và mạch máu” [8].

Ph

1.1.2. Dịch tễ

ho

ol

of

M

ed

ici
n

ea


nd

Đái tháo đường trở thành bệnh lý đáng báo động nhất trên toàn thế giới
từ những năm đầu của thế kỷ 21. Theo cuộc điều tra của Liên đoàn Đái tháo
đường Thế giới (International Diabetes Federation - IDF): năm 2017 dân số thế
giới là 7,5 tỷ người trong đó có 425 triệu người (trong độ tuổi 20 - 79) bị bệnh
ĐTĐ, dự tính đến năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu; đặc biệt trong hai người
trưởng thành (trong độ tuổi 20 - 79) bị ĐTĐ thì có một người không được chẩn
đoán. Hầu hết những người mắc bệnh ĐTĐ sinh sống ở các nước đang phát
triển, những nước có thu nhập thấp và trung bình. Đông Nam Á có số người
trưởng thành bị ĐTĐ cao thứ hai trong các vùng theo IDF, chiếm tỷ lệ 8,5%
tổng số người bị ĐTĐ trên thế giới, trong đó khoảng 45,8% các trường hợp bị
ĐTĐ không được chẩn đoán và gần 48,8% người trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ
sống ở thành thị [25].

Co

py

rig

ht

@

Sc

Tại Việt Nam, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống đái tháo
đường quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên

11000 người tuổi 30 - 69 sống tại 6 vùng miền gồm: miền núi phía Bắc, đồng
bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành
là 5,42%, tăng gấp gần hai lần so với tỷ lệ ĐTĐ năm 2012 là 2,7%. Ngoài ra,
tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng lên tới 63,6% [2]. Tỷ lệ rối
loạn dung nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói toàn quốc
1,9% (năm 2003).
1.1.3. Phân loại
3


Theo ADA bệnh ĐTĐ có thể được phân thành [8]:

Bệnh ĐTĐ typ 2: do tế bào mất dần sự bài tiết insulin.

VN
U

Bệnh ĐTĐ typ 1: do sự tự phá hủy tế bào β đảo tụy, thường dẫn đến sự
thiếu hụt insulin tuyệt đối.

arm
ac
y,

Bệnh ĐTĐ thai kỳ: được chẩn đoán trong khoảng từ tháng thứ ba đến
tháng thứ chín của thai kỳ và được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai.

Ph


Bệnh ĐTĐ do các nguyên nhân khác: giảm chức năng tế bào β do khiếm
khuyết gen; bệnh nội tiết; tăng đường huyết do thuốc và hóa chất như sử dụng
glucocorticoid, trong điều trị HIV/AIDS hoặc sau khi ghép tạng.

Sc

ho

ol

of

M

ed

ici
n

ea

nd

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
1.1.4.1. Bệnh sinh ĐTĐ typ 1
Đái tháo đường typ 1 hay còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, được coi là
một bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào β sản
xuất insulin trong tuyến tụy và phá hủy chúng. Tuyến tụy sau đó sản xuất ít
hoặc không sản xuất insulin dẫn đến nồng độ glucose trong máu ở mức không
bình thường và người bệnh được chẩn đoán là mắc bệnh ĐTĐ.

Bệnh ĐTĐ typ 1 xuất hiện ở những cá thể có gen mẫn cảm với bệnh và
thêm các yếu tố môi trường thuận lợi sẽ kích hoạt quá trình bệnh sinh. Tiếp đó,
một loạt phản ứng miễn dịch sẽ xảy ra, các tế bào đơn nhân, đại thực bào và tế
bào lympho T gây độc thâm nhiễm vào các tiểu đảo tụy. Quá trình này diễn ra
rất thầm lặng và được gọi là viêm tiểu đảo tụy. Giai đoạn tiền ĐTĐ typ 1 được
xác định khi phát hiện được kháng thể kháng tế bào β đảo tụy trong huyết thanh
người bệnh [6, 8].

@

1.1.4.2. Bệnh sinh ĐTĐ typ 2

py

rig

ht

ĐTĐ typ 2 là dạng ĐTĐ thường gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 90% trong
số bệnh nhân bị ĐTĐ. Thông thường, với bệnh ĐTĐ typ 2, trong cơ thể vẫn
còn sản xuất insulin, nhưng insulin được sản xuất ra không đủ hoặc các tế bào
không thể sử dụng nó và được gọi là kháng insulin [8].

Co

Có hai yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của
ĐTĐ typ 2 là đề kháng với insulin và suy giảm chức năng tiết insulin kết hợp
với nhau [8].
4



arm
ac
y,

VN
U

Glucose đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tế bào.
Tuy nhiên để có thể nhận được glucose các tế bào phải cần đến insulin hoạt
động như một “chiếc chìa khóa” giúp glucose có thể vào được tế bào. Kháng
insulin có thể xảy ra ở gan và các mô ngoại vi theo các hình thức: giảm sử dụng
glucose ở các cơ quan, giảm thu nhận glucose ở mô ngoại vi và khả năng ức
chế sản xuất glucose ở gan bị thuyên giảm.

Ph

Thừa cân và béo phì là những yếu tố quan trọng làm gia tăng tình trạng
kháng insulin, mà béo phì thường là do cơ thể hấp thu quá nhiều chất béo nhưng
lại ít vận động. Axit béo tự do có nhiều ở những người bệnh béo phì sẽ cạnh
tranh với glucose trong chuyển hóa tại cơ vân dẫn đến sự rối loạn sử dụng
glucose ở ngoại biên và gây nên tình trạng đề kháng insulin [7].

Sc

ho

ol

of


M

ed

ici
n

ea

nd

Suy giảm chức năng tiết insulin
Khi cơ thể có hiện tượng kháng insulin, nồng độ glucose trong máu sẽ
tăng cao. Tế bào β đảo tụy lại đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hơn insulin.
Quá trình này diễn ra kéo dài sẽ dẫn đến chức năng của tế bào β bị suy giảm.
Ngoài ra khi cả axit béo tự do và insulin đều tăng, quá trình chuyển hóa
sẽ tăng lên tại ty thể, làm gia tăng các gốc tự do dẫn đến gia tăng tình trạng
viêm. Thêm vào đó, insulin trong máu cao còn gây hiện tượng stress lưới nội
chất. Cả hai tình trạng này đều dẫn đến kết quả là tế bào chết theo chu trình.
Hậu quả là tế bào β giảm tiết insulin. Khi nồng độ insulin ở tế bào cửa gan thấp,
gan đáp ứng bằng việc giải phóng glucose vào máu trong khi nồng độ glucose
đã cao sẵn sau bữa ăn. Ngoài ra ở tế bào cơ vân, nồng độ insulin thấp làm
glucose ít vào tế bào, góp phần dẫn đến glucose trong máu cao. Trong giai đoạn
này, nồng độ insulin thấp do tụy ít sản xuất và bài tiết insulin kèm theo tình
trạng kháng insulin làm khả năng kiểm soát nồng độ glucose ngày càng xấu đi
và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng [7].

@


1.1.5. Các mô hình gây ĐTĐ thực nghiệm

Co

py

rig

ht

Thử nghiệm ĐTĐ trên mô hình động vật là điều cần thiết để nâng cao
nhận thức và hiểu biết về các khía cạnh khác nhau của cơ chế bệnh sinh từ đó
tìm ra các liệu pháp và các phương pháp trị liệu mới. Hầu hết các mô hình hiện
nay đều sử dụng động vật gặm nhấm vì nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ,
khoảng cách thế hệ ngắn, tính sẵn có và chi phí thấp. Bệnh ĐTĐ thực nghiệm
thường được gây ra ở động vật thí nghiệm bằng các phương pháp phổ biến như:
tác nhân hóa học, phẫu thuật, di truyền [31].
5


1.1.5.1. Tác nhân hóa học

VN
U

Các tác nhân hóa học gây ra ĐTĐ có thể phân thành ba loại: phá hủy tế
bào β đảo tụy, gây ức chế tạm thời việc sản xuất và/hoặc tiết insulin, làm giảm
chuyển hóa insulin trong mô đích.




ea

nd

Ph

arm
ac
y,

Streptozocin (STZ 61%) và Alloxan (31%) cho đến nay là những thuốc
được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về bệnh ĐTĐ và giúp ích cho
nghiên cứu nhiều khía cạnh của bệnh. Các loại thuốc này có thể được đưa vào
cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch, tiêm màng bụng hoặc tiêm dưới da. Liều cần
thiết để gây ra bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào loại động vật, đường dùng thuốc và
tình trạng dinh dưỡng. Tùy theo liều dùng của các thuốc này, các hội chứng
tương tự như ĐTĐ typ 1, ĐTĐ typ 2 hoặc không dung nạp glucose có thể được
gây ra. Tác dụng gây độc tế bào của các loại thuốc này đều qua trung gian là
các phản ứng oxy hóa nhưng chúng khác nhau về cơ chế hoạt động [31].

ici
n

Streptozocin

ht

@


Sc

ho

ol

of

M

ed

Streptozocin là một hơp chất glucosamine nitrosourea đã được thử
nghiệm lâm sàng từ năm 1967. Trước đây được chỉ định dưới tên
streptozotocin. STZ gây ra ĐTĐ ở hầu hết các loài và được sử dụng phổ biến
nhất để gây ra ĐTĐ ở chuột [27, 62].

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của streptozocin

Co

py

rig

STZ xâm nhập vào tế bào tụy thông qua chất vật chuyển glucose GLUT2 và gây ra sự alkyl hóa axit deoxyribonucleic (DNA). Ngoài ra STZ còn
gây kích hoạt sự ribosyl hóa poly adenosin diphosphat và giải phóng nitric oxid.
Kết quả là tế bào tụy bị phá hủy do hoại tử [31].
Sử dụng STZ trong mô hình bằng nhiều phương pháp:
6



arm
ac
y,

VN
U

- STZ cho chuột mới sinh: Mô hình tiêm STZ cho chuột mới sinh (với
sự thay đổi liều và ngày tiêm STZ) biểu hiện các giai đoạn khác nhau của ĐTĐ
typ 2 như giảm dung nạp glucose, glucose máu giảm nhẹ, trung bình, nặng. Các
tế bào β ở chuột mới sinh tiêm STZ có sự tương đồng về đặc điểm bài tiết
insulin ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 [9, 63].
- Kết hợp Nicotinamid - Streptozocin (NAD - STZ): Nicotinamid là một
chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ bằng cách làm sạch các gốc tự do và do
đó bảo vệ được một phần tế bào β khỏi tác động gây độc tế bào của STZ [42].



nd

Ph

Một vấn đề khi sử dụng STZ là tác dụng độc hại của nó không giới hạn
ở tuyến tụy vì nó có thể gây tổn thương thận, gây viêm và rối loạn chức năng
nội mô.

ea


Alloxan

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của alloxan

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho

ol

of

M

ed

ici
n

Alloxan còn được gọi là mesozalylurea, mesoxalylcarbamide, 2, 4, 5, 6

- tetraoxohexa hydropyrimidin hoặc pyimidineteton. Nó là dẫn xuất của axit
uric, không bền ở pH trung tính, khá ổn định ở pH=3. Alloxan tạo ra các phản
ứng oxy hóa trong phản ứng oxy hóa khử tuần hoàn với sản phẩm khử của nó
là axit dialuric. Axit này tự oxy hóa tạo thành các gốc superoxide, hydro
peroxide, gốc hydroxyl. Các gốc hydroxyl này gây nên sự phân hủy tế bào β
[34].

7


Alloxan tác động qua ba giai đoạn [46]:

arm
ac
y,

VN
U

- Giai đoạn 1: gây tăng đường huyết sau thời gian ngắn (khoảng 1 - 4
giờ) do insulin giảm đột ngột và kéo dài; gây phân hủy glycogen ở gan.
- Giai đoạn 2: tăng đường huyết kéo dài đến 48 giờ, thường dẫn đến co
giật, tử vong.
- Giai đoạn 3: gây ĐTĐ mạn tính do thiếu insulin, số lượng tế bào β còn
lại rất ít.
1.1.5.2. Phẫu thuật gây ĐTĐ

ici
n


ea

nd

Ph

Phương pháp này bao gồm cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần tụy để gây
ĐTĐ typ 1 hoặc typ 2. Trong lịch sử, mô hình mắc bệnh tiểu đường ở chó được
Oskar Minkowski phát hiện thông qua phẫu thuật cắt bỏ tụy được coi là mô
hình động vật đầu tiên về bệnh tiểu đường [41]. Một số nhà nghiên cứu đã sử
dụng mô hình này để thử nghiệm các sản phẩm tự nhiên trên chuột, chó, linh
trưởng [36, 45].
1.1.5.3. ĐTĐ do di truyền

@

Sc

ho

ol

of

M

ed

Các động vật mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có thể được lấy từ chọn giống (các
động vật có một hoặc một số gen đột biến được truyền từ thế hệ này sang thế

hệ khác) hoặc từ lai tạo (lai tạo từ chuột ob không bị ĐTĐ bằng nhân giống lặp
đi lặp lại qua nhiều thế hệ (chuột BB, chuột tiểu đường béo phì Tsumara
Suzuki). Những động vật này bị ĐTĐ là do di truyền hoặc do khiếm khuyết
đơn hoặc đa gen (chuột KK, chuột db/db hoặc chuột béo Zucker). Bệnh ĐTĐ
typ 2 ở người phần lớn là kết quả của sự tương tác giữa môi trường và sự khiếm
khuyết đa gen. Do đó động vật khiếm khuyến đa gen sẽ gần giống với người
hơn động vật khiếm khuyết đơn gen [30].

ht

1.2. Tổng quan cây lựu

rig

1.2.1. Tên gọi

Co

py

Tên khoa học: Punica granatum Linn.
Tên gọi khác: Bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp.
Tên nước ngoài: Pomegranate (Anh), grenadier (Pháp).
Họ: Lựu (Punicaceae).
8


ea

nd


Ph

arm
ac
y,

VN
U

Chi Punica gồm 2 loài: P.protopunica và P.granatum, P.protopunica chỉ
có ở bán đảo Socotra (Yemen) và được liệt kê vào loài thực vật có nguy bị tuyệt
chủng ở Danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) [5,
39].

ici
n

Hình 1.3: Quả lựu (Punica granatum Linn.Fruits) [64]

ed

1.2.2. Đặc điểm thực vật

ho

ol

of


M

Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3 - 4 m [5]. Thân màu xám, có
vỏ mỏng, cành mảnh, đôi khi có gai. Lá mọc đối, nhưng thường tụ họp thành
cụm nhiều lá, cuống ngắn, hình mác thuôn, dài 5 - 6 cm, rộng 1 - 2 cm, gốc
thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, lá kèm rất nhỏ,
hình chỉ [1].

@

Sc

Quả to bằng nắm tay, đầu quả còn 4 - 5 lá đài tồn tại. Vỏ dài, ngoài da
sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2
tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3. Các loại ngăn phân cách bởi các màng
mỏng. Hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng [5].

Co

py

rig

ht

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu đỏ hoặc màu vàng, loại màu trắng là bạch
lựu, dài 6 phiến dày, màu đỏ nhạt, hàn liền thành ống ngắn ở phần dưới, tràng
6 cánh mỏng, nhăn nheo, nhị rất nhiều, bầu có 2 tầng, tầng trên 6 - 7 ô, tầng
dưới 3 - 4 ô, noãn nhiều [1].


9


1.2.3. Phân bố, sinh thái

arm
ac
y,

VN
U

Lựu là loại cây được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Lựu có nguồn gốc từ các khu vực bao gồm Iran và Afganistan, được canh tác
và tự nhiên hóa trên toàn bộ khu vực Địa Trung Hải từ thời cổ đại. Ngày nay
nó được trồng rộng rãi ở khắp Ấn Độ, Đông Nam Á, Malaysia, Đông Ấn và
vùng nhiệt đới Châu Phi [20].
Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam và một số tỉnh ở
đồng bằng trung du Bắc Bộ [1].

ea

nd

Ph

Lựu là cây ưa sáng, nếu bị che bóng có thể ra nhiều hoa nhưng không
đậu quả. Cây rụng lá về mùa đông, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Lựu trồng hiện
nay gồm nhiều giống. Người ta căn cứ vào màu hoa và quả để phân biệt giữa
các giống khác nhau [1].


ici
n

1.2.4. Thành phần hóa học

ed

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học đối với các bộ
phận của quả lựu nhằm hướng tới xác định thành phần nào chịu trách nhiệm
cho hoạt tính sinh học mà quả lựu có được.

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho

ol

of


M

Vỏ lựu chiếm 50% trọng lượng quả, là nguồn giàu các thành phần có
hoạt tính sinh học như phenolics, ellagitannins và anthocyanins [35].
Ellagitannins là nhóm hợp chất phenolic chiếm ưu thế cả trong vỏ và thịt quả
lựu với hàm lượng cao nhất là punicalagin (HHDP - gallagyl - hexoside) [17].

Hình 1.4. Cấu trúc phân tử của punicalagin
10


arm
ac
y,

VN
U

Thịt quả chứa nước (85%), đường (10%) chủ yếu là fructose và glucose,
pectin (1,5%) và axit tự nhiên như axit ascorbic, axit citric, axit malic [11]. Các
nhóm chất đã được xác định trong thành phần hóa học của thịt quả lựu là
anthocyanins, gallotannins, ellagitannins, estes gallagyl, axit hydroxybenzoic,
hydroxycinnamic [17].

M

ed

ici
n


ea

nd

Ph

Vỏ quả và thịt quả có hàm lượng anthocyanin là ngang nhau với các hợp
chất đã được xác định là: delphinidin 3,5 - diglucoside, cyanidin 3,5 diglucoside, pelargonidin 3,5 - diglucoside, delphinidin 3 - glucoside, cyanidin
3 - glucoside, cyanidin 3 - rutinoside, pelargonidin 3 - glucoside và cyanidin pentoside [17].

of

Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của delphinidin 3,5 - diglucoside và cyanidin 3,5 diglucoside

Hình 1.6. Cấu trúc phân tử của axit punicic

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho


ol

Dầu hạt lựu chiếm khoảng 12 - 20% tổng trọng lượng hạt, đặc trưng bởi
các axit béo không bão hòa đa nối đôi như linoleic, linolenic và các axit béo
khác như axit palmitic, axit stearic, axit oleic trong đó hàm lượng cao (7%) là
axit punicic, được biết đến như một đồng phân của axit linoleic [16, 40]. Hạt
lựu cũng chứa protein, vitamin, khoáng chất, isoflavones (chủ yếu là genistein),
phytoestrogen coumestrol, estrone [14].

11


1.2.5. Hoạt tính sinh học

ea

nd

Ph

arm
ac
y,

VN
U

Mặc dù mối liên quan giữa cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý của các
thành phần trong quả lựu đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, trong

hơn thế kỷ qua rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để hướng tới sự hiểu
biết toàn diện về tác dụng dược lý của lựu. Quả lựu ngoài tác dụng là nguồn
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nó còn có thể được sử dụng với
nhiều mục đích y học khác nhau. Trong y học cổ truyền, vỏ quả lựu thường
được dùng để trị sán (peletierin kết hợp với tanin). Ngoài ra, nó còn được dùng
chữa đau răng, đi ngoài, chữa lỵ nhờ tác dụng săn da và sát khuẩn mạnh [1].
Chất chiết xuất từ vỏ, nước, hạt lựu đều được ghi nhận có ý nghĩa về y học,
đáng chú ý là hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, tính kháng khuẩn, sử dụng
trong bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
1.2.5.1. Tác dụng chống oxy hóa

@

Sc

ho

ol

of

M

ed

ici
n

Hoạt tính chống oxy hóa của quả lựu đã được tiến hành trong nhiều
nghiên cứu, bao gồm cả in vitro và in vivo. Kannat và cộng sự đã tiến hành

nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa in vitro của chiết xuất vỏ (PE) và hạt (SE)
quả lựu theo mô hình loại bỏ gốc tự do của 2,2 - diphenyl -1 - picrylhydrazyl
(DPPH), có đối chứng với chất chống oxy hóa là Butylated Hydroxy Toluene
(BHT). Kết quả báo cáo rằng giá trị IC50 (nồng độ trung hòa được 50% gốc tự
do) của PE đối với DPPH là 4,9 µg/mL trong khi đó BHT với DPPH là 21,2
µg/mL, đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa mạnh của PE. Ngoài ra, nghiên
cứu còn báo cáo việc bổ sung PE vào các sản phẩm thịt gà đã tăng thời gian
bảo quản lên 2 - 3 tuần trong điều kiện lạnh, có hiệu quả trong việc kiểm soát
sự oxy hóa của các sản phẩm này [28].

rig

ht

Nước quả lựu có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất khi so sánh khả
năng chống oxy hóa của nước quả lựu, punicalagin, axit ellagic và tổng tanin
trong quả lựu [50].

Co

py

Hoạt tính chống oxy hóa có thể liên quan đến sự đa dạng của các phenolic
có mặt trong quả lựu, bao gồm các đồng phân của punicalagin, dẫn xuất tanin
và anthocyanin (delphinidin, cyanidin và pelargonidin 3 - glucosides và 3,5 diglucosides). Những hợp chất này được biết đến với tính chất loại bỏ các gốc
tự do và ức chế quá trình oxy hóa lipid trong ống nghiệm [19]. Tuy nhiên,
12


VN

U

Tzulker và cộng sự cho rằng punicalagin có nguồn gốc từ vỏ mới là chất đóng
vai trò quan trọng trong hoạt tính chống oxy hóa của lựu, còn anthocyanin chỉ
đóng vai trò nhỏ trong hoạt tính này [56].
1.2.5.2. Tác dụng vi sinh

Ph

arm
ac
y,

Tác dụng kháng khuẩn của quả lựu đã được nghiên cứu rộng rãi bởi các
nhà khoa học khác nhau trên toàn thế giới. Năm 2005, nghiên cứu dịch chiết
methanol từ quả lựu, Braga LC. đã phát hiện ra khả năng làm tăng cường đáng
kể hoạt động và kéo dài thời gian tác dụng của các loại kháng sinh chống lại 30
chủng Staphylococcus aureus kháng Methicilin và Staphylococcus aureus
nhạy cảm với Methicilin [12].

ed

ici
n

ea

nd

Nghiên cứu của Neurath và cộng sự được tiến hành để sàng lọc các loại

nước ép trái cây có hoạt tính ức chế virus HIV IIIB gắn lõi gp120 vào các tế
bào biểu hiện thụ thể CD4 và đồng thụ thể CXCR4 trên màng tế bào. Kết quả
là nước quả lựu có hoạt động ức chế cao nhất. Neurath đã tách được chất ức
chế sự gắn gp120 - CD4 ra khỏi nước ép lựu khi sử dụng tinh bột ngô như một
chất hấp phụ, tạo sản phẩm gần như không màu [38].

Sc

ho

ol

of

M

Trong một nghiên cứu khác trong lĩnh vực nha khoa, gel được làm từ vỏ
quả lựu cho tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn Streptococci (mutans, sanguis,
mitis) và Candidan albicans tốt hơn miconazol dạng gel [57]. Chiết xuất
hydroalcoholic với quả lựu cũng cho hoạt tính kháng khuẩn đối với các vi sinh
vật mảng bám trong nghiên cứu trên các bệnh nhân khỏe mạnh đang sử dụng
thiết bị niềng răng [37].
1.2.5.3. Tác dụng chống viêm

Co

py

rig


ht

@

Sử dụng các chất chiết xuất từ quả lựu có thể ức chế sự sản xuất NO của
đại thực bào. Ngoài ra, nó còn giảm đáng kể sự phù nề ở chuột gây ra bởi
carragenin trong một thời gian (tối đa 5h). Hơn nữa, sử dụng tách phân đoạn in
vitro và sắc ký cột để tách punicalagin, punicalin, strictinin A và granatan B đã
cho kết quả là các hợp chất này có thể ức chế sản xuất NO cũng như sự biểu
hiện của iNOs trong đại thực bào. Granatin B cho thấy tác dụng ức chế iNOs
và COX - 2 tốt nhất, biểu hiện qua mức PGE2 và mức phù nề ở chuột [33].

13


arm
ac
y,

VN
U

Rasheed và cộng sự cho rằng chiết xuất giàu polyphenol của nước quả
lựu có tác dụng ức chế IL - 6, IL - 8 thông qua NF - kB (phức hợp Protein hoạt
động như một yếu tố phiên mã gen) thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của nó
lên MAPK (Protein kinase được hoạt hóa bởi Mitogen) và Nf - kB tồn tại trong
PMACI (có tác dụng kích thích biểu hiện của gen đáp ứng với quá trình viêm
và sản xuất IL - 6, IL - 8 trong tế bào KU812 ở người). Nghiên cứu đã chứng
minh khả năng làm giảm biểu hiện của gen đáp ứng với quá trình viêm và sản
xuất IL - 6, IL - 8. Tác dụng ức chế của dịch chiết lên NF - kB (bị ức chế bởi

protein IkB) là do nó ức chế sự giáng hóa IkB trong tế bào bạch cầu [44].

Ph

1.2.5.4. Tác dụng chống ung thư

ea

nd

Các phân đoạn giàu polyphenol từ các bộ phận của quả lựu có tác dụng
hiệp đồng chống lại sự gia tăng và xâm lấn, cũng như ức chế sự biểu hiện
phospholipase A2 ở các tế bào ung thư tuyến tiền liệt [32].

@

Sc

ho

ol

of

M

ed

ici
n


Chiết xuất methanol của vỏ lựu được chứng minh là có tính chất điều
biến thụ thể estrogen chọn lọc trong các dòng tế bào ung thư vú ở người và các
mô hình in vivo thiếu estrogen. Các chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc,
hợp chất có tác động như estrogen lên thụ thể của estrogen có thể đồng vận
hoặc đối vận trên mô đích của estrogen và thường được sử dụng để điều trị ung
thư vú phụ thuộc estrogen [53]. Nghiên cứu sử dụng hai dòng tế bào ung thư
vú gồm tế bào MDA - MB - 231 (ER-), MCF - 7 (ER+) và dòng tế bào không
bị ung thư MCF10A, cho thấy phần nước quả lựu chứa các thành phần luteolin,
axit ellagic và axit punicic giúp tăng độ bám dính của các tế bào ung thư, giảm
sự di căn của tế bào ung thư và giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú
mà không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường [47].

ht

Hỗn hợp axit ellagic, luteolin và axit punicic có thể ức chế sự phát triển
khối u nguyên phát [61].

rig

1.2.5.5. Tác dụng đối với tim mạch

Co

py

Nước lựu làm giảm đáng kể cholesterol tổng, LDL cholesterol, tỷ lệ
LDL/HDL, và tỷ lệ cholesterol tổng/HDL. Những phát hiện này cho thấy rằng
sử dụng nước ép quả lựu có thể thay đổi các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở
bệnh nhân có tăng lipid máu [15].

14


arm
ac
y,

VN
U

Sử dụng nước ép quả lựu hàng ngày có thể cải thiện tình trạng thiếu máu
cơ tim do stress gây ra ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành [54]. Nước ép
quả lựu có thể giúp bệnh nhân hẹp động mạch cảnh, nó có tác dụng làm giảm
độ dày của lớp áo trong - áo giữa thành động mạch và huyết áp tâm thu của họ
[10].
1.2.5.6. Tác dụng đối với bệnh tiểu đường

ed

ici
n

ea

nd

Ph

Các nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tác dụng của lựu đối với
bệnh tiểu đường trên sự thay đổi đường huyết khi chuột bị tiểu đường do tiêm

STZ được điều trị bằng chiết xuất methanol của hạt. Tất cả các chuột đươc điều
trị bằng chlorpropamid và dịch chiết methanol hạt lựu đều cho kết quả nồng độ
glucose máu giảm. Lô điều trị bằng chlorpropamid biểu hiện nồng độ glucose
giảm 10% sau 2h và giảm cao nhất là 42,55% sau 12h so với lô chuột chứng.
Lô điều trị dịch chiết methanol hạt lựu ở liều 600 mg/kg cho kết quả tốt nhất so
với liều 150 mg/kg và 300 mg/kg; giảm thấp nhất là 15% sau 2h và cao nhất là
52% sau 12h, trong khi đó liều 150 mg/kg là giảm 6% sau 2h và 40% sau 12h;
liều 300 mg/kg cho kết quả giảm 7% sau 2h và 47% sau 12h so với lô chứng.

ho

ol

of

M

Các bệnh nhân bị tiểu đường sử dụng nước quả lựu không ảnh hưởng
nhiều đến các thông số cholesterol tổng, HDL cholesterol, LDL cholesterol,
triglycerid. Nghiên cứu khẳng định là mặc dù có sự hiện diện của đường trong
nước quả lựu nhưng không ảnh hưởng xấu đến các thông số tiểu đường:
glucose, HbA1c, insulin, C - peptide đều khả quan [48].

@

Sc

Nghiên cứu của Das AK và cộng sự cho thấy rằng chuột bị gây ĐTĐ typ
2 bằng STZ sau khi cho uống chiết xuất methanol hạt lựu liều 150 mg/kg, 300
mg/kg và 600 mg/kg đều đạt được mức giảm gần 10% so với nhóm đối chứng

sử dụng chlorpropamid [13].

Co

py

rig

ht

Chiết xuất nước vỏ quả lựu liều 0,43 g/kg thể trọng chuột làm giảm nồng
độ glucose máu là 57,14% so với nhóm chuột bị tiểu đường sau 4 tuần cho
chuột sử dụng liên tục, ngoài ra nồng độ insulin trong máu chuột cũng tăng lên
đến 60% so với nhóm chứng tiểu đường sau khi sử dụng chiết xuất nước vỏ quả
lựu [29].

15


1.2.5.7. Tác dụng đối với bệnh béo phì

VN
U

Chuột đực C57BI/J6 được cho ăn 1g dầu hạt lựu/100 g chế độ ăn giàu
chất béo trong 12 tuần làm giảm trọng lượng chuột so với nhóm chứng [59].

arm
ac
y,


Hontecillas nghiên cứu thấy dầu hạt lựu có tác dụng cải thiện độ nhạy
cảm với insulin trên chuột đực C57BI/J6 được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo
trong 12 tuần [23].

Ph

Chuột được cho ăn 1g axit caltapic trên 100 g thức ăn giàu chất béo trong
78 ngày có sự cải thiện nồng độ glucose và nồng độ insulin so với nhóm chứng.
Axit punicic cũng làm tăng HDL cholesterol và giảm nồng độ triacylglycerol
trong huyết tương [22].

nd

1.2.5.8. Độc tính của lựu

Co

py

rig

ht

@

Sc

ho


ol

of

M

ed

ici
n

ea

Từ lâu nay, quả lựu được tiêu thụ rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới và
được đánh giá là an toàn khi sử dụng. Chiết xuất quả lựu không gây độc ở nồng
độ và mức độ thường được sử dụng trong y học cổ truyền ở Cuba để điều trị
các bệnh về đường hô hấp mà gây độc ở liều cao hơn rất nhiều. Liều 0,4 mg/kg
và 1,2 mg/kg không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến lượng thức ăn, cân nặng,
hoạt động, thông số sinh hóa và mô bệnh học của chuột, liều gây chết trung
bình khi tiêm phúc mạc trên chuột là 731 mg/kg [58]. Sử dụng thuốc sắc được
làm từ vỏ cây và một lượng thấp vỏ quả, có thể gây viêm dạ dày cấp tính và
thậm chí tử vong do sự hiện diện của cả tanin và alkaloid [52]. Nước quả lựu
được báo cáo là ức chế enzyme chuyển hóa cytochrom P450 3A (CYP3A) [21].
Sử dụng nước lựu trong quá trình điều trị bệnh cơ với rosuvastatin cho thấy
nước lựu có thể làm gia tăng nguy cơ tiêu cơ vân [51]. Một số người được báo
cáo là dị ứng với lựu, những triệu chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, phù nề
thanh quản đã xảy ra. Bệnh nhân dị ứng với lựu thường nhạy cảm với các chất
gây dị ứng khác [18].

16



Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VN
U

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mẫu thực vật

arm
ac
y,

Dược liệu sử dụng là toàn bộ quả lựu chín (bao gồm: vỏ quả, thịt quả và
hạt quả). Mẫu nghiên cứu được giám định thực vật bởi Bộ môn Dược liệu và
Dược cổ truyền, Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội.

nd

Ph

Quả lựu được rửa sạch và ngâm trong ethanol 50% (3 lần, mỗi lần 1,5L)
ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết được lọc qua giấy lọc, gộp dịch lọc của cả ba lần,
loại bỏ dung môi bằng cách sử dụng máy cô quay chân không ở nhiệt độ thu
được cao tổng.
2.2.2. Động vật thí nghiệm

of


2.2. Dụng cụ và hóa chất

M

ed

ici
n

ea

Động vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng chủng Swiss, được mua từ Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, khỏe mạnh và trưởng thành. Chuột được nuôi
trong điều kiện nhiệt độ 22±20C với chu kỳ sáng 12 giờ và tối 12 giờ, cho ăn
thức ăn tiêu chuẩn (được cấp từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) trong 3 - 4
ngày để thích nghi với điều kiện môi trường trước khi tiến hành thí nghiệm.

2.2.1. Dụng cụ

ht

@

Sc

ho

ol

• Dụng cụ: phễu chiết, ống đong, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc, tủ

hút, pipet, cốc có mỏ 50 mL, 250 mL, 500 mL…
• Thiết bị: máy cô quay chân không, tủ hút, tủ sấy, máy li tâm, máy siêu
âm, bếp điện từ…
• Máy đo glucose huyết One Touch Ultra và que thử tương ứng.
• Máy ly tâm Shimadzu - Nhật Bản.
• Máy khuấy từ Shimadzu - Nhật Bản.

rig

• Máy cô quay Shimadzu - Nhật Bản.

Co

py

2.2.2. Hóa chất
• Dung môi: ethanol
• Streptozocin (250 mg, Aladdin, Trung Quốc)
• Gliclazide (DiamicronRMR 60 mg)
17


×