Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Bai giang kinh tế vĩ mô Chương 3 THẤT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.14 KB, 17 trang )

HỌC PHẦN

KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG 3:

THẤT NGHIỆP


Chương III: Thất nghiệp






3.1. Thất nghiệp và đo lường thất nghiệp


3.1.1. Khái niệm thất nghiệp



3.1.2. Đo lường thất nghiệp

3.2. Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân


3.2.1. Thất nghiệp tự nhiên và nguyên nhân




3.2.2. Thất nghiệp chu kỳ và nguyên nhân

3.3. Tác động của thất nghiệp


3.3.1. Chi phí của thất nghiệp



3.3.2. Lợi ích của thất nghiệp


Thất nghiệp và đo lường thất nghiệp

Khái niệm thất nghiệp


Thất nghiệp là hiện tượng tồn tại những người thất
nghiệp, đó là những người nằm trong độ tuổi trưởng
thành, có khả năng lao động, không có việc làm và
đang tìm kiếm việc làm.
Có việc

Lực lượng lao động

Trong độ tuổi

(LLLĐ)

trưởng thành


Ngoài LLLĐ: người nội trợ, học sinh-sinh

(Từ đủ 15 tuổi trở

viên, người nghỉ hưu, người không có khả

lên)
 

năng lao động,…

Thất nghiệp

 

Sơ đồ 3.1. Mô phỏng nguồn lao động và lực lượng lao động Việt Nam


Thất nghiệp và đo lường thất nghiệp

Thị trường lao động

việc
Tuyển
mới
Gọi lại

Mất
việc

Bỏ
việc

Thất
nghiệp
Gia
nhập

Rút
lui

Gia
nhập

Ngoài
LLLĐ

Lực Lượng
Lao Động
(LLLĐ)

Thị trường lao động luôn động:
+ Có những người rút lui khỏi LLLĐ
+ Có những người tham gia LLLĐ
+ Có những người mất việc
+ Có những người có việc mới


Thất nghiệp và đo lường thất nghiệp


Đo lường thất nghiệp






Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): bao
gồm những người đang làm việc và những người thất
nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp: Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp
so với lực lượng lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Là tỷ lệ phần trăm
của lực lượng lao động so với dân số trưởng thành
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng: Là tỷ lệ phần
trăm của tổng số ngày công việc làm việc thực tế so với
tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày
công thực tế đã làm việc và số ngày công có nhu cầu làm
thêm)


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Phân loại thất nghiệp


Thất nghiệp tự nhiên:





Thất nghiệp tồn tại trong điều kiện toàn dụng nhân công,
chỉ mức thất nghiệp tồn tại ngay cả trong dài hạn.

Thất nghiệp chu kỳ:


Chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này đến năm
khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền
với những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế.


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp tự nhiên và nguyên nhân


Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất
nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua.






Thất nghiệp tự nhiên là loại thất nghiệp không tự biến mất
ngay cả trong dài hạn.
Nói cách khác, nó tồn tại khi nền kinh tế đang hoạt động ở
trạng thái toàn dụng nguồn lực.


Thất nghiệp tự nhiên gồm:




Thất nghiệp tạm thời
Thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp tự nhiên và nguyên nhân
Thất nghiệp tạm thời: do người lao động cần thời gian tìm
kiếm việc làm




Thất nghiệp do quá trình luân chuyển lao động và việc làm
liên tục trên thị trường.

VD:








Sinh viên tốt nghiệp tham gia thị trường lao động
Một phụ nữ sau khi sinh tham gia lại thị trường lao động
Một DN đóng cửa và sa thải lao động
Một người lao động bỏ việc (mất việc) đang tìm kiếm công
việc khác
.v.v.v


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp tự nhiên và nguyên nhân
Thất nghiệp cơ cấu: do sự mất cân đối cung – cầu lao
động về kỹ năng, ngành, nghề, hoặc địa điểm.




Sự thay đổi công nghệ và cạnh tranh quốc tế làm thay đổi
yêu cầu kỹ năng đối với người lao động hoặc thay đổi khu
vực làm việc.
Thất nghiệp này kéo dài hơn thất nghiệp tạm thời do quá
trình di chuyển hoặc đào tạo lại.


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp tự nhiên và nguyên nhân
Thất nghiệp cơ cấu:
 VD:





Nhu cầu thợ hàn, thợ đúc giảm trong khi nhu cầu thợ lắp
ráp, sửa chữa điện tử tăng => Những người thợ hàn, thợ
đúc,… cần học thêm nghề lắp ráp và sửa chữa điện tử
Thành phố Nam Định và Việt Trì giảm nhu cầu việc làm;
Tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương tăng nhu cầu việc làm =>
luồng lao động di cư.


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp tự nhiên và nguyên nhân




Thất nghiệp theo lý thuyết
cổ điển: là thất nghiệp phát
sinh do tiền lương thực tế
bị mắc ở điểm cao hơn
mức đầy đủ việc làm.
W > W*, do:





Luật tiền lương tối thiểu

Công đoàn và thương lượng
tập thể
Lý thuyết tiền lương hiệu
quả


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển


Luật tiền lương tối thiểu:






Tạo mức lương đủ đảm bảo cuộc sống cho người lao động và
gia đình anh ta
Gây ra thất nghiệp cho nhóm lao động ít kỹ năng có thu nhập
thấp và cơ hội việc làm hạn chế

Công đoàn và thương lượng tập thể




Giúp công nhân không thua thiệt khi đàm phán lương và điều
kiện làm việc với chủ doanh nghiệp

Gây thất nghiệp; Không làm tăng tổng lợi ích cho lao động
mà chỉ chuyển lợi ích từ người ngoài cuộc (mất việc) sang
người trong cuộc (tiếp tục làm việc)


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển


Lý thuyết tiền lương hiệu quả: doanh nghiệp có lợi
khi trả cho người lao động mức lương cao





Sức khỏe công nhân
Sự luân chuyển công nhân
Nỗ lực của công nhân
Chất lượng công nhân


Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân

Thất nghiệp chu kỳ và nguyên nhân


Thất nghiêp chu kỳ được dùng để chỉ những biến động
của thất nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh

mức thất nghiệp tự nhiên




Nó gắn liền với những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh
tế.
Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi AD không đủ mua toàn bộ
Y* của nền kinh tế, gây suy thoái và sản lượng thực tế thấp
hơn mức tự nhiên (Y0 < Y*).


Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh
doanh

Y

E

Y*

A
B

D

Y0

C


Thời gian (t)


Tác động của thất nghiệp

Chi phí của thất nghiệp


Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc




Quy luật Okun áp dụng cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1%
thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng giảm 2,5% so với mức
sản lượng tiềm năng.

Tâm lý xấu đối với người lao động và gia đình




Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một
thời gian dài
Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập


Tác động của thất nghiệp


Lợi ích của thất nghiệp






Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe
Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả
Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau
dồi thêm kỹ năng
Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm kiếm
công việc ưng ý và phù hợp => tăng hiệu quả xã hội



×