1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
MAI MỸ HẠNH
HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA SINH
VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
2
LỜI CAM ĐOAN
3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa .................................................................................................................. 1
Lời cam đoan ................................................................................................................... 2
Mục lục ............................................................................................................................ 3
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................................... 4
Danh mục các bảng ......................................................................................................... 5
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .......................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ.................... 14
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................................................... 14
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................... 14
1.1.2. Một số nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 18
1.2. LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................... 22
1.2.1. Các vấn đề lý luận về hành vi ............................................................................. 22
1.2.2. Các vấn đề lý luận về hành vi nghiện ................................................................. 33
1.2.3. Các lý luận về hành vi nghiện thuốc lá ............................................................... 41
1.2.4. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở sinh viên Đại học ........................................... 69
1.2.5. Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên Đại học ...................................... 72
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 77
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ........................ 78
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .............................................................................. 78
2.2. Kết quả nghiên cứu từ bảng hỏi sàng lọc ban đầu ................................................. 84
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên ...................... 89
Tiểu kết chương 2........................................................................................................ 135
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
SINH VIÊN VỀ HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ ............................................... 136
3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................. 136
3.2. Cơ sở đề xuất các biện pháp ................................................................................. 137
3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên .............................. 150
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................................... 165
Tiểu kết chương 3........................................................................................................ 171
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 175
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 182
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết đầy đủ
Viết tắt
1
Thành phố Hồ Chí Minh
Tp.HCM
2
Đại học
ĐH
3
PCTHTL
Phòng chống tác hại thuốc lá
4
Điểm trung bình
ĐTB
5
Độ lệch chuẩn
ĐLC
6
Tần số
TS
7
Phần trăm
%
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Thứ
tự
Ký hiệu
Tên bảng
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
49
81
82
82
84
85
86
87
89
91
93
12
Bảng 2.11
13
Bảng 2.12
14
Bảng 2.13
15
Bảng 2.14
16
Bảng 2.15
17
Bảng 2.16
18
Bảng 2.17
19
20
21
22
23
24
25
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20
Bảng 2.21
Bảng 2.22
Bảng 2.23
Bảng 2.24
26
Bảng 2.25
Thang điểm Q - Mat đánh giá quyết tâm cai thuốc lá
Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức
Bảng tổng hợp cách quy điểm từng câu
Cách tính điểm mức độ nghiện thuốc lá
Thực trạng hút thuốc lá ở sinh viên
Thực trạng cai nghiện thuốc lá ở sinh viên
Thực trạng biểu hiện ban đầu của hành vi nghiện thuốc lá
Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc
Thời gian hút thuốc ở sinh viên
Mức độ hút thuốc lá trong một ngày ở sinh viên
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong biểu hiện tự ý thức
của sinh viên
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong biểu hiện thế giới
quan của sinh viên
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong biểu hiện đời sống
tình cảm của sinh viên
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong biểu hiện ý chí của
sinh viên
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong một số thói quen
hàng ngày
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trong một số hoạt động
chủ đạo của sinh viên
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá thông qua hành vi lệch
chuẩn
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá qua một số dấu hiệu về
mặt thể chất
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá qua tình huống giả định 1
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá qua tình huống giả định 2
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá qua tình huống giả định 3
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá qua tình huống giả định 4
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá qua tình huống giả định 5
Mức độ nghiện thuốc lá ở sinh viên
So sánh mức độ nghiện thuốc lá từ đề tài với một số công
trình nghiên cứu
So sánh mức độ nghiện thuốc lá trên phương diện các
trường
95
98
100
104
107
110
111
113
114
115
116
116
117
120
121
6
27
28
29
Bảng 2.26
Bảng 2.27
Bảng 2.28
30
Bảng 2.29
31
32
33
34
35
36
37
Bảng 2.30
Bảng 2.31
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
38
Bảng 3.6
39
Bảng 3.7
40
41
42
43
44
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
45
Bảng 3.13
46
47
Bảng 3.14
Bảng 3.15
So sánh mức độ nghiện thuốc lá trên phương diện năm học
So sánh mức độ nghiện trên phương diện học lực
So sánh tương quan mức độ nghiện thuốc lá giữa thang đo
thực trạng với Test Fagerstrom thu gọn
So sánh mức độ nghiện thuốc lá giữa thang đo thực trạng
với Test Horn
Nhận thức chung của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nghiện thuốc lá
Cách quy điểm về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả
Cách quy điểm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
Khái quát về khách thể nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về chất gây nghiện trong thuốc lá
Nhận thức của sinh viên về tỷ lệ nghiện khi cá nhân hút
thuốc lá
Nhận thức của sinh viên về lượng chất hóa học có trong
thuốc lá
Nhận thức về hậu quả của việc hút thuốc lá trên bình diện
sức khỏe
Nhận thức về khái niệm hành vi nghiện thuốc lá
Nhận thức về biểu hiện của người nghiện thuốc lá
Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của một số biện pháp
Thực trạng kỷ luật với hành vi hút thuốc lá trong nhà trường
Đánh giá của sinh viên về mức độ bắt gặp hình ảnh liên
quan đến thuốc lá trên phim ảnh, phương tiện truyền thông,
cửa hàng.
Mức độ nhìn thấy băng rôn, khẩu hiệu về phòng chống
thuốc lá
Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
123
124
126
128
129
131
137
137
137
142
143
143
144
145
146
148
154
157
158
166
168
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Ký hiệu
Tên hình
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Quá trình nghiện thuốc lá.
47
2
Biểu đồ 1.2
Mối tương quan giữa tỷ lệ người cai nghiện ma túy, rượu,
47
thuốc lá, cần sa.
3
Sơ đồ 1.3.
Cơ chế cai thuốc lá
49
4
Sơ đồ 1.4.
Mức độ quyết tâm cai thuốc lá
50
5
Sơ đồ 1.5.
Mức độ nghiện thực thể
51
6
Biểu đồ 2.1
Mức độ nghiện thuốc lá trên sinh viên
119
7
Biểu đồ 3.1
Sự hiểu biết của sinh viên về luật phòng chống tác hại
152
thuốc lá
8
Biểu đồ 3.2
Đánh giá của sinh viên về tính hiệu quả của lời cảnh báo
gây sốc trên bao thuốc lá hiện nay
161
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tâm lý học không chỉ là khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tinh
thần trong đời sống con người trên bình diện lý thuyết mà ngày nay nó còn trở
thành một khoa học mang tính ứng dụng cao. Một trong những nghiên cứu quan
trọng mang tính ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục cũng như thực hành lâm sàng là
nghiên cứu hành vi và biểu hiện hành vi ở con người. Đặc biệt, trước những nguy
cơ lẫn thách thức mà xã hội hiện đại đã và đang đặt ra thì việc nghiên cứu hành vi
và những biểu hiện hành vi của con người trong cuộc sống hiện đại có vai trò quan
trọng, nhằm điều chỉnh và thúc đẩy con người lựa chọn những hành vi phù hợp với
những chuẩn mực xã hội mới.
Trong mười năm trở lại đây, hàng loạt vấn đề mới liên quan đến lệch chuẩn
hành vi ở con người được Tâm lý học nghiên cứu và ứng dụng dưới nhiều góc độ
góc độ khác nhau. Một trong số các vấn đề đó là làn sóng nghiên cứu về hành vi
nghiện. Hàng loạt vấn đề về hành vi nghiện trong đời sống hiện đại được nghiên
cứu trên bình diện lý luận cũng như trong thực hành lâm sàng như: nghiện Internet,
nghiện mua sắm, nghiện tình dục, nghiện ma túy, nghiện thuốc lá... Trong các
nghiên cứu về hành vi nghiện thì vấn đề nghiện liên quan đến việc sử dụng các chất,
gây ra sự lệ thuộc về mặt tâm lý, hậu quả trên bình diện sức khỏe lẫn tinh thần cá
nhân lẫn xã hội luôn được quan tâm. Một trong những hành vi nghiện liên quan đến
các chất gây nghiện được xã hội luôn quan tâm khắc phục đó chính là hành vi
nghiện thuốc lá.
Theo Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) hiện có khoảng 50% nam giới trưởng
thành ở nước ta hút thuốc lá (tương đương 17 triệu người hút thuốc lá). Với con số
này,Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Thuốc lá
không chỉ gây ra các bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư cho người hút trực tiếp
mà nó còn có nguy cơ cao cho cả những người xung quanh, khoảng 40.000 người
Việt Nam chết vì thuốc lá mỗi năm. Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 25 căn bệnh
nguy hiểm cho con người, nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020,
cả nước sẽ có 10% dân số tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm
thuốc lá. Đáng lưu ý nhất trong các con số này là tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất là tại
9
các trường đại học với gần 55%, tiếp theo là các điểm giao thông công cộng với
30%.
Ngày 18/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá, trong đó tại điều 9 quy định cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc
lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi... Nhưng việc thực hiện vẫn
chưa được triển khai quyết liệt, nhất là đối với việc bán thuốc lá xung quanh các
trường đại học, cao đẳng và Trung học phổ thông vẫn diễn ra. Trước thực trạng đó,
công tác phòng, chống hút thuốc lá là một vấn đề bức thiết, hơn ai hết đối tượng
đáng được quan tâm nhất là tuổi trẻ, với những đặc trưng tâm lý lứa tuổi rất dễ bị lôi
kéo vào việc hút thuốc. Vì vậy, công tác phòng chống hành vi hút thuốc lá ở tuổi
học sinh, sinh viên là rất quan trọng bởi lẽ tỷ lệ trong cơ cấu dân số ở độ tuổi này
khá cao và đây là độ tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất và họ chưa nhận thức đúng về tác
hại của thuốc lá. Chính vì vậy, dự án thuốc lá DNAH2 cho sinh viên học sinh đã
triển khái từ năm 2000 đến nay nhưng vẫn chưa thấy một hiệu quả rõ rệt.
Sinh viên là lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng xã hội. Sự khỏe mạnh về mặt tinh thần lẫn thể chất của họ có ý nghĩa quan
trọng trong sự “khỏe mạnh” chung của xã hội. Đặc biệt, ở sinh viên có sự lan tỏa
rộng khắp trong sự tuyên truyền, giáo dục về hành vi nghiện thuốc lá trong đời sống
hiện tại lẫn cuộc sống tương lai. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hành vi nghiện thuốc
lá ở sinh viên có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự du
nhập của lối sống thực dụng, dễ bị cám dỗ vào những hành vi sai lệch, áp lực từ
cuộc sống hiện đại dễ dàng dẫn họ đến những giải pháp giải tỏa căng thẳng không
phù hợp.
Từ những cơ sở trên, đề tài “Hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên một số
trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá và mức độ nghiện thuốc
lá ở sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên cở
sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức về hành vi nghiện thuốc lá ở sinh
viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: hành vi dưới góc độ
Tâm lý học; nghiện, hành vi nghiện dưới góc độ Tâm lý học; hành vi nghiện thuốc
lá; biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên...
- Khảo sát thực trạng biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá và mức độ nghiện
thuốc lá ở sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nghiện này.
- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh
viên về hành vi nghiện thuốc lá.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
3.2.1. Khách thể nghiên cứu thực trạng
Khách thể nghiên cứu chính là 30 sinh viên ở một số trường Đại học tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay có biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các bác sĩ, chuyên viên trị liệu, tham vấn đã
từng tiếp xúc, tham vấn cho sinh viên có hành vi nghiện thuốc lá.
3.2.2. Khách thể nghiên cứu thực nghiệm
Khách thể nghiên cứu thực nghiệm là sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh.
5. Giả thuyết khoa học
Biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên một số trường Đại học tại thành
phố Hồ Chí Minh chưa nhiều và mức độ nghiện thuốc lá ở mức thấp. Có thể nâng
cao nhận thức của sinh viên đối với vấn đề nghiện thuốc lá thông qua việc tổ chức
các chuyên đề, lồng ghép nội dung vào trong các hoạt động phong trào của sinh
viên.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.2. Nội dung
11
Đề tài chỉ đề cập và mô tả về một số biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá và mức
độ nghiện thuốc lá dưới góc độ hành vi lệch chuẩn vì chưa có điều kiện để đi xa hơn
trong việc tìm hiểu nguyên nhân, tiến hành trị liệu hay cai nghiện thuốc lá.
6.2. Khách thể
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu 6 trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh,
bao gồm: Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Tế, Đại
học Kiến Trúc, Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp luận khác nhau, trong đó hai
phương pháp luận đóng vai trò chủ yếu:
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái
niệm hành vi, phân loại hành vi, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của hành vi
nghiện thuốc lá. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được
tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Nghiện thuốc lá hiện là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về một số thực trạng,
một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ việc nghiện thuốc lá nhất là hậu quả trên
bình diện sức khỏe. Trong đó, tỷ lệ cá nhân mắc bệnh ung thư cổ họng, ung thư
phổi không ngừng gia tăng từ hành vi nghiện thuốc lá. Vì vậy, việc tìm hiểu hành vi
nghiện thuốc lá, phân tích các yếu tố dẫn đến những hành vi, đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá đáp ứng với yêu
cầu thực tiễn đang đề ra.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.1.1. Mục đích
12
Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây
dựng các bản anket.
7.2.1.2. Yêu cầu
Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng hai bảng
hỏi dành cho sinh viên và bác sĩ, chuyên viên tham vấn, chuyên viên trị liệu để tìm
hiểu một số biểu hiện và mức độ hành vi nghiện thuốc lá ở sinh viên.
b. Yêu cầu
Dựa trên cơ sở lý luận của để tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng
hỏi phù hợp với mục đích. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức
trên khách thể chính và khách thể bổ trợ.
7.2.2.2. Phương pháp quan sát
a. Mục đích
Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những biểu hiện hành vi
nghiện thuốc lá ở sinh viên trong khi sử dụng thuốc lá tại trường học, nơi công
cộng, trung tâm cai nghiện... cũng như biểu hiện về nhận thức của sinh viên về hành
vi nghiện thuốc lá trong các buổi thực nghiệm.
b. Yêu cầu
Người nghiên cứu thâm nhập thực tế để quan sát hành vi nghiện thuốc lá của
sinh viên và dự giờ các buổi thực nghiệm. Quan sát được ghi nhận bằng biên bản
quan sát.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích
Tiến hành phỏng vấn đối với các sinh viên, bác sĩ và chuyên viên trị liệu để có
thể làm rõ thêm thực trạng biểu hiện hành vi nghiện thuốc là ở sinh viên.
b. Yêu cầu
13
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn 20 sinh viên, 5 bác sĩ, 5 chuyên viên trị liệu dựa theo bảng phỏng vấn đã
soạn sẵn. Phỏng vấn được thu âm, ghi nhận bằng hình ảnh và có chữ ký xác nhận
của khách thể.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
a. Mục đích
Nghiên cứu sâu về những biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá trên ba sinh viên
có biểu hiện hành vi nghiện thuốc lá điển hình.
b. Yêu cầu
Liên lạc với trung tâm cai nghiện thuốc lá để tìm những trường hợp điển
hình. Phần mô tả chân dung tâm lý của các trường hợp tập trung một số nội dung
chủ yếu sau: Những yếu tố tác động đến việc sử dụng thuốc lá, những biểu hiện
hành vi nghiện thuốc lá và ảnh hưởng của hành vi nghiện thuốc lá đến cuộc sống
của sinh viên. Các kết quả mô tả chân dung đều được chuyển lại cho khách thể để
xin ý kiến xác nhận.
7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm
a. Mục đích
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên hai nhóm: nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm để kiểm chứng kết quả các biện pháp lồng ghép nội dung, chuyên đề liên
quan đến hành vi nghiện thuốc lá vào các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề giáo dục
nhằm nâng cáo nhận thức của sinh viên về hành vi nghiện thuốc lá.
b. Yêu cầu
Trước khi thực nghiệm, sẽ tiến hành đo mức độ nhận thức của hai nhóm.
Nhóm đối chứng và thực nghiệm cần có mức độ nhận thức tương đương nhau. Sau
khi thực nghiệm, sẽ tiến hành đo mức độ nhận thức của hai nhóm một lần nữa để có
cơ sở kết luận về tác động của phương pháp thực nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý thống kê như: tính tần số,
tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T - Test, kiểm
nghiệm Chi - quare, kiểm nghiệm ANOVA, tương quan PEARSON làm cơ sở để
bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
14
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGHIỆN THUỐC LÁ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hành vi nghiện thuốc lá và các vấn đề có liên
quan
1.1.1. Những nghiên cứu về hành vi nghiện thuốc lá và các vấn đề có liên quan
ở nước ngoài
Các nghiên cứu về thuốc lá và nghiện thuốc lá được các nhà khoa học trong
lĩnh vưc Y khoa cũng như Tâm lý - Giáo dục học quan tâm từ rất sớm, nổ rộ vào
những năm 90 của thế kỷ XX. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Hoa Kỳ kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh đã thực hiện các khảo sát toàn cầu Ngành Y tế sinh viên (GHPSS),
trong đó bao gồm các cuộc điều tra của nha khoa, y khoa, điều dưỡng, thuốc lá và
những thói quen sinh viên dược được tiến hành trên nhiều nước. Điển hình kết quả
điều trên sinh viên Malta là một hòn đảo Địa Trung Hải nhỏ lần đầu tiên tham gia
GHPSS trong năm 2010 với một mẫu đại diện của các bác sĩ và sinh viên y khoa
Malta cho thấy một tỷ lệ hút thuốc là khoảng 5% [75].
Cũng trong cuộc khảo sát toàn cầu này, nhóm tác giả Lam TS, Tse LA, Yu
IT và Griffiths.S trực thuộc Trung tâm bảo vệ sức khỏe, Sở Y tế, Hồng Kông,
Trung Quốc trong nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc lá chủ động ở sinh viên y khoa tại
Hồng Kông và thái độ và niềm tin của họ đối với kiểm soát thuốc lá. Kết quả cho
thấy trong tổng số 313 sinh viên y khoa tham gia nghiên cứu (tỷ lệ đáp ứng 44,7%).
Hơn 85% sinh viên có thái độ tích cực đối với kiểm soát thuốc lá, nhưng 30,8%
không đồng ý với việc cấm hút thuốc lá ở sàn nhảy, quán rượu [64][65].
Nghiên cứu “Hút thuốc lá và bệnh tâm thần” của tác giả David S. Proffitt
(Trung tâm Tâm thần Riverview, Mỹ) cho thấy bệnh tâm thần dễ nghiện thuốc lá
hơn. Những người hút thuốc và trải qua một biến cố tinh thần sẽ hút thuốc lá sớm
và dai dẳng hơn người bình thường và họ cũng phải chịu hậu quả sức khỏe ở một
mức cao hơn [55].
Với một nghiên cứu tương tự của nhóm tác giả Karen Lasser, J. Wesley
Boyd, Steffie Woolhandler, David U. Himmelstein, Danny McCormick, David H.
Bor với đề tài “Hút thuốc lá và bệnh tâm thần” với mục tiêu đánh giá tỷ lệ hút
15
thuốc lá và cai thuốc lá ở người trưởng thành, có và không có bệnh tâm thần. Kết
quả nghiên cứu đi đến kết luận người bị bệnh tâm thần hút thuốc gần gấp đôi so với
người khác nhưng có tỷ lệ bỏ đáng kể [ 63].
Nghiên cứu về lĩnh vực Y tế hành vi, nhóm tác giả Ziedonis.DM,
Williams.JM and Smelson.D trong nghiên cứu vào năm 2008 của mình đã đưa ra
những tỷ lệ trong mối quan hệ giữa sức khỏe hành vi - tinh thần và nghiện thuốc lá
như sau: Khoảng 44% của tất cả các thuốc lá được tiêu thụ bởi những người có rối
loạn sức khỏe tâm thần hay nghiện [72].
Tác giả Stephen J. Heishman trong nghiên cứu “Hành vi và nhận thức về hút
thuốc lá: Mối quan hệ với nghiện thuốc lá” đã đưa ra quan điểm nghiện thuốc lá là
một quá trình vô cùng phức tạp có liên quan đến yếu tố sinh học, tâm lý, hành vi và
văn hóa. Ba yếu tố hút thuốc ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi thuốc được hiệu suất,
căng thẳng, và trọng lượng cơ thể. Chúng ta cần phải biết đầy đủ các điều kiện theo
đó nicotine ảnh hưởng đến hành vi cũng như các cơ chế căng thẳng chức năng để
duy trì nghiện thuốc lá [56].
Tác giả Stephanie M. Paton với nghiên cứu “Khác biệt giới tính trong hút và
nghiện thuốc lá” quan niệm rằng nhận thức về hành vi hút thuốc và sự phụ thuộc
vào nicotine có thể hỗ trợ trong việc phát triển các phác đồ điều trị. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ hút thuốc trên nam giới cao hơn hẳn so với nữ giới [71].
Hai tác giả Annette R. Kaufman, Phil. M và Erik M. Augustson trong
nghiên cứu “Dự đoán mức độ hút thuốc lá trong nữ vị thành niên với tương quan về
hình ảnh cơ thể”. Nghiên cứu này xem xét sự liên quan giữa hình ảnh cơ thể với
việc hút thuốc và dự đoán mức độ hút ở nữ thanh niên. Các nước phát triển hơn,
phụ nữ hút thuốc thường xuyên so với phụ nữ ở các nước khác trong cùng độ tuổi.
Lòng tự trọng không cao là một trong những nguyên nhân của việc hút thuốc
thường xuyên. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức phát triển
thể chất và lòng tự trọng khi dự đoán mức độ hút thuốc lá thường xuyên trong nữ
thanh niên [47].
Nhóm tác giả David W. Brook, Judith S. Brook, Chenshu Zhang, Martin
Whiteman, Patricia Cohen, Stephen J. Finch trong nghiên cứu “Các quỹ đạo phát
triển của hút thuốc lá từ tuổi vị thành niên với tuổi ba mươi: Cá tính và yếu tố nguy
16
cơ hành vi”, mục đích của nghiên cứu này là xác định quỹ đạo riêng biệt của hút
thuốc lá từ độ tuổi 14 đến 32 và để kiểm tra các yếu tố nhân cách vị thành niên,
phân biệt quỹ đạo của hành vi hút thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi hút
thuốc xuất hiện sớm ở tuổi vị thành niên và thường xuyên nhất tiếp tục vào tuổi
trưởng thành. Khó khăn về tình cảm như cái tôi “thấp”, khả năng hội nhập thấp và
nguyện vọng học vấn thấp trong tuổi vị thành niên có liên quan cả với hút thuốc từ
khi còn nhỏ và với việc tiếp tục hút thuốc lá vào tuổi ba mươi [56].
Nghiên cứu “ Thử nghiệm kiểm soát ngừng hút thuốc và trị liệu với nhóm
hút thuốc lá không khói” của nhóm tác giả Philip Tønnesen, Kim Mikkelsen, Linda
Bremann cho rằng thuốc lá không khói có thể có hiệu quả như một thuốc hỗ trợ để
cai thuốc lá. Thử nghiệm chứng minh hiệu quả ngắn hạn của thuốc lá không khói
kết hợp với sự hỗ trợ nhóm để cai thuốc lá nhưng không có hiệu quả lâu dài [68].
Nhóm tác giả Brian L. Carter, Cho Y. Lam, Jason D. Robinson, Megan M.
Paris, Andrew J. Waters, David W. Wetter và Paul M. Cinciripini với nghiên cứu
“Ham muốn và đánh giá tâm trạng trước và sau khi hút thuốc”, nghiên cứu này đã
tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự ham muốn và tâm trạng như động lực để
hút thuốc. Ham muốn và tâm trạng tiêu cực lâu đã gắn liền với hút thuốc hàng ngày
là hai trong số các lực lượng động lực chính đằng sau việc duy trì hút thuốc. Kết
quả cho thấy sự thèm muốn và tâm trạng tiêu cực ngay sau khi hút thuốc thấp hơn
so với ngay lập tức trước khi hút thuốc và tại thời điểm ngẫu nhiên trong ngày.
Những phát hiện này cho thấy rằng động lực để họ hút thuốc có thể là để giảm ham
muốn và cải thiện trạng thái tâm trạng của họ [48].
Nghiên cứu “Dự báo về tâm lý xã hội phụ thuộc vào nicotine ở người trưởng
thành Puerto Rico và người da đen: Một nghiên cứu theo chiều dọc” của nhóm tác
giả Judith S. Brook, David W. Brook, Chenshu Zhang, phân tích hồi quy logistic
cho thấy các yếu tố trong mỗi năm lĩnh vực tâm lý xã hội (nhân cách, hành vi sử
dụng ma túy, gia đình, bạn bè, và môi trường) dự đoán đáng kể phụ thuộc vào
nicotine. Các mô hình của kết quả cũng tương tự trên cả hai mẫu người da đen và
người Puerto Rico. Yếu tố bảo vệ chống lại phụ thuộc vào nicotine bao gồm thành
tích, cái tôi tích hợp và một môi trường học tích cực [58].
17
Nhóm tác giả H. Chabrol, R. Faury, E. Mullet, S. Callahan, F. Labrousse với
nghiên cứu “Phụ thuộc vào nicotine ở vị thành niên”, đã đánh giá phụ thuộc vào
nicotine trong thuốc vị thành niên, động lực của họ để hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc,
kiến thức của họ về cách bỏ hút thuốc cũng như các khó khăn tiềm tàng liên quan.
Ba trăm bốn mươi hai học sinh trung học đã hoàn thành bảng câu hỏi sử dụng hai
biện pháp phụ thuộc (xét nghiệm dung nạp Fagerstrom và cân tự đánh giá thị giác
tương tự), một thử nghiệm để đo động lực để hút thuốc (kiểm tra Horn), và một câu
hỏi khám phá động lực để bỏ thuốc lá, phương pháp được sử dụng để bỏ thuốc lá và
những khó khăn dự kiến. Trên các bài kiểm tra khả năng chịu Fagerstrom, 14,6%
sinh viên cho thấy sự phụ thuộc mạnh mẽ, trong khi 32,3% cho thấy sự phụ thuộc
trung gian. Kiểm tra Horn tiết lộ rằng động cơ chính để hút thuốc là tìm kiếm để thư
giãn và giảm cảm xúc tiêu cực, chỉ ra rằng hút thuốc lá chủ yếu là một phương tiện
để quản lý căng thẳng và lo lắng [54].
Từ ngày 6 đến ngày 9/10/2010, Hội nghị Châu Á - Thái Bình Dương về
Phòng chống tác hại Thuốc lá (APACT 2010) đã diễn ra tại thành phố Sydney
(Australia). Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 600 đại biểu đến từ các quốc gia
thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các báo cáo trong hội nghị bàn về nhiều
chủ đề cụ thể xoay quanh tình hình thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá
tại Châu Á - Thái Bình Dương, các hậu quả của thuốc lá liên quan tới đói nghèo và
bệnh tật, xây dựng môi trường không khói thuốc, cấm quảng cáo thuốc lá, thuế
thuốc lá. Bên cạnh đó, Hội nghị còn triển lãm các poster, tài liệu, các hình thức
tuyên truyền về tác hại thuốc lá, các hình thức cai nghiện thuốc lá và các báo cáo
về tình hình kiểm soát thuốc lá tại các quốc gia trong khu vực [75].
Như vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về thuốc lá cũng như nghiện
thuốc lá, nhìn chung các công trình nghiên cứu về nghiện thuốc lá trong lĩnh vực Y
khoa được quan tâm khá nhiều, các công trình về tâm lý xã hội trong vấn đề nghiện
thuốc lá hay nghiện thuốc lá dưới góc độ Tâm lý học ít được quan tâm. Tuy có thể
tìm thấy các công trình nghiên cứu về nghiện thuốc lá trong mối quan hệ với sức
khỏe tinh thần, các rối loạn tâm thần, các yếu tố thuộc về giới tính, tuổi tác và nhân
cách nhưng chưa thực sự có nhiều công trình quan tâm đến hành vi nghiện thuốc lá,
một mặt biểu hiện quan trọng của nghiện thuốc lá.
18
1.1.2. Những nghiên cứu về hành vi nghiện thuốc lá và các vấn đề có liên quan
ở trong nước
Ngày 11/11/2004, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát
thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới, Công ước đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày
17/3/2005. Mục tiêu của Công ước: Nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai
khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu
thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc [9].
Nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm can thiệp thực trạng hút thuốc lá
nhẳm xây dựng một đất nước văn minh - hiện đại cũng như nâng cao chất lượng sức
khỏe cho người dân như chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá, chỉ
thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc tăng
cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, gần đây nhất là Nghị quyết
của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai
đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu chung là giảm nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và
giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các
bệnh liên quan đến thuốc lá. Từ chỉ thị của chính phủ, Bộ giáo dụ và các ban ngành
liên quan tiếp tục các chỉ thị để tăng cường phòng chống thuốc lá. Đơn cử như:
- Ngày 12 tháng 5 năm 2005 Bộ Văn hoá - Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 19/2005/TT - BVHTT hướng dẫn thực
hiện Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị quyết số 12/2000/NQ - CP của Chính phủ về
cấm quảng cáo thuốc lá.
- Chỉ thị số 56 ngày 02 tháng 10 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
đào tạo về tăng cường công tác phòng chống tac hại thuốc lá trong ngành giáo dục.
- Quyết định số 02/QĐ - BYT ngày 15 tháng 01 năm 2007 về việc ban hành
quy định về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá [9].
Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ, và Hiệp
hội Y tế công cộng Canada đã xây dựng Điều tra toàn cầu trong cán bộ ngành y
(GHPSS) để thu thập những số liệu về tình hình hút thuốc lá và tư vấn bỏ hút thuốc
trong sinh viên y khoa ở tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Kết quả
của nghiên cứu trên sinh viên Y khoa Việt Nam đã cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá khá
cao trong sinh viên y khoa. Tỉ lệ đã từng hút thuốc ở nam sinh viên là 57,1%, hiện
19
hút là 20,7%, ở nữ sinh viên, tỉ lệ này tương ứng là 19,8% và 2,7%. Khoảng 70%
sinh viên đang hút thuốc nói có ý định bỏ thuốc và 73,8% đã cố gắng bỏ thuốc trong
năm [76].
Cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên là cuộc điều tra lớn
và toàn diện về thanh thiếu niên lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam do Bộ Y tế
phối hợp với Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc thực hiện và được công bố ở Hà Nội vào năm 2010. Kết quả điều tra cho thấy
có 3,6% nam thanh thiếu niên cho biết đã từng hút thuốc với tỷ lệ hút thuốc lá tăng
theo tuổi. Có khoảng 1/5 số nam thanh niên thành thị trong độ tuổi 14 - 17 đã từng
hút thuốc (21,7%), tỷ lệ này tăng lên đáng kể ở nhóm tuổi 18 - 21 (57,7%) và hơn
3/4 (tương đương với 77%) nam giới trong độ tuổi từ 22 - 25 có hút thuốc. Độ tuổi
trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9 [75].
Trong nghiên cứu “Nghiên cứu tần suất và mức độ người hút thuốc ở Việt
Nam” của hai tác giả Lương Ngọc Khuê và Hoàng Văn Minh đã cho thấy ỷ lệ người
trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá điếu hàng ngày, hút không thường xuyên
và không hút thuốc lá điếu lần lượt là 19,5%, 4,3% và 76,2%. Ngoài ra, tỷ lệ người
hút thuốc lá điếu hàng ngày ở nam giới là 38,7% so với nữ giới là 1,2%. Tỷ lệ
những người hút thuốc lá điếu không thường xuyên ở nam giới là 8,1% và ở nữ giới
là 0,2%. 52,6% nam giới và 98,6% nữ giới không hút thuốc lá điếu [32].
Tác giả Ngô Quý Châu và Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài “Nghiên cứu tình
hình hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai, năm
2004” đã cho thấy tỷ lệ nam cán bộ y tế đang hút thuốc là 40,7%, còn ở nữ là 0%.
Khoảng 75% số hút thuốc bắt đầu hút thường xuyên trước 20 tuổi. Trên 85% số đối
tượng đã thể hiện sự hiểu biết và đồng tình với vai trò quan trọng của cán bộ y tế
đối với việc làm tấm gương và giúp thân chủ bỏ thuốc [14].
Tác giả Đinh Ngọc Sĩ và cộng sự với “Nghiên cứu về tình hình thực hiện Chỉ
thị số 08/2001/CT - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng
chống tác hại thuốc lá trong ngành Y tế” khẳng định việc ban hành chỉ thị này đã có
những ảnh hưởng tích cực đến công tác phòng chống tác hại của thuốc lá tại các cơ
sở y tế. Tỷ lệ hút thuốc trong nhân viên y tế giảm đi rõ rệt sau 6 năm thực hiện chỉ
thị, kiến thức của cán bộ y tế và bệnh nhân được cải thiện [40].
20
Nghiên cứu về chính sách phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam của
nhóm tác giả Vũ Xuân Phú, Đặng Vũ Trung và Hana Ross trực thuộc Trường Y tế
công cộng, Hà Nội, Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng nghiên
cứu có tuổi từ 57 - 66 và có khoảng thời gian hút thuốc là 19 năm. Các bệnh nhân
này hút trung bình 8 điếu thuốc 1 ngày. Trong số đối tượng nghiên cứu 72% là nam
còn lại 28% là nữ [37].
Đề tài “Nghiên cứu hành vi hút thuốc lá của nam sinh viên Đại học Sư phạm
- Đại học Đà Nẵng của nhóm tác giả Nguyễn Công Hậu, Nguyễn Thanh Hùng, Trần
Danh Long, Nông Thị Hương Lý là một công trình nghiên cứu hướng đến việc tìm
hiểu thực trạng nghiện thuốc lá ở nam sinh viên. Kết quả trên bình diện chung cho
thấy đa số sinh viên nam đều hiểu rõ tác hại của thuốc lá. Tỉ lệ hút thuốc và mức độ
nghiện thuốc lá có sự chênh lệch giữa sinh viên các năm. Sinh viên hút thuốc do các
nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do buồn chán, thất tình, căng thẳng trong
học tập, công việc hay để thuận lợi khi giao tiếp [29].
Đỗ Văn Dũng với đề tài “Tỷ lệ hút thuốc lá ở học sinh, sinh viên, học viên
khu vực phía Nam năm 2002” cho thấy tỉ lệ hút thuốc lá khác biệt đáng kể theo giới
tính (ở nam là 14,25% và ở nữ là 0,08%), tuổi (tỉ lệ hút thuốc lá gia tăng từ 15 tuổi
và tăng nhanh nhất từ 18-22 tuổi), loại hình học tập (học sinh phổ thông là 1,12%;
học viên học nghề 15,61% và sinh viên đại học là 9,51%), mức độ vận động thể lực,
nghề nghiệp cha, nơi sinh [16].
Tác giả Lê Khắc Bảo với đề tài: “Khảo sát thực trạng hút thuốc lá ở sinh viên
năm 3 - Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh” năm 2007, kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở sinh viên là 12,6% ở nam và 1,2% ở nữ, có 77% sinh
viên hiểu rõ về tác hại của thuốc lá, 82% sinh viên mong muốn được tham gia vào
công tác phòng chống thuốc lá, 94% mong muốn được huấn luyện về các biện pháp
hỗ trợ cai nghiện thuốc lá [5].
Nghiên cứu “Hút thuốc lá ở Minnesota: Khảo sát định lượng các thành viên
cộng đồng người gốc Campuchia, H’ Mông, Lào và Việt Nam” năm 2009 do Tổ
chức nhà cộng đồng người tị nạn Đông Nam Á (Southeast Asian Refugre
Communty Home) tiến hành, cho thấy có 67% người hút thuốc H’Mông và gần
49% người hút thuốc Campuchia, Lào, Việt Nam cho rằng việc hút thuốc đem lại sự
21
thích thú. Tương tự, có 55% người hút thuốc cho rằng việc hút thuốc giải tỏa căng
thẳng, lo âu [17].
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của việc trồng cây thuốc lá lên đời sống,
kinh tế, môi trường và sức khỏe của người nông dân Việt nam” của Hội y tế cộng
đồng Việt Nam cho thấy những người nông dân trồng cây thuốc lá phải đối mặt với
nhiều nguy cơ về sức khỏe do việc trồng cây thuốc lá đem lại, và hay ốm đau hơn
so với những người nông dân khác. Nghiên cứu cũng phát hiện tác hại của việc
trồng cây thuốc lá gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người nông dân. Đặc
biệt, kết quả của nghiên cứu định tính cũng cho thấy, trẻ em và phụ nữ là những
người phải tham gia vào rất nhiều hoạt động trong trồng cây thuốc lá [31].
Ngày 26/5/2009, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Y tế Công cộng Việt Nam đã tổ
chức Hội thảo “Định hướng tăng cường thực thi chính sách không khói thuốc tại
Việt Nam thông qua mạng lưới Hội Y tế Công cộng Việt Nam”. Tham dự hội thảo
có Đại diện Tổ chức Y tế thế giới và đại diện các tỉnh Hội của 6 tỉnh: Hải Dương,
Thái Bình, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa và Đồng Tháp. Tại Hội thảo, các đại biểu đã
thảo luận và thống nhất phương án triển khai các hoạt động tại địa phuơng. Mục
tiêu của chương trình nhằm tăng cường thực thi chính sách không khói thuốc của
Việt Nam trong các công sở, cơ sở y tế, giáo dục, và phương tiện vận tải công cộng
tại 6 tỉnh. Dựa trên kinh nghiệm từ những tỉnh đang triển khai, chương trình
cũng vận động thực thi chính sách không khói thuốc trên toàn quốc và vận động
Quốc hội thông qua chính sách không khói thuốc toàn diện hơn trong dự thảo Luật
phòng chống tác hại thuốc lá [9].
Ngày 24/5/2009, tại Hà Nội, Hội thảo “Đại biểu Quốc hội và Luật pháp về
khám chữa bệnh; Luật pháp về Phòng chống tác hại thuốc lá”. Trong phần thảo luận
Luật pháp về Phòng chống tác hại thuốc lá, các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe và
được cung cấp nhiều thông tin có sức thuyết phục về Phòng chống tác hại thuốc lá
trên thế giới, các nước trong khu vực và ở Việt Nam. Những thông tin này được
trình bày bởi các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới, Liên minh phòng chống tác
hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á và Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá ở
Việt Nam. Tại Hội thảo, Ủy ban PCTHTL (VINACOSH) đã đưa ra kiến nghị gồm
10 giải pháp PCTHTL ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010 [9].
22
Như vậy, có thể nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu về thuốc lá và
nghiện thuốc lá ở Việt Nam ít được quan tâm thực hiện hơn so với các chất gây
nghiện khác. Các nghiên cứu chỉ tập trung ở khía cạnh Y khoa mà chưa đề cập một
cách chuyên sâu về mặt tâm lý, nhất là tâm lý hành vi. So với các nước trên thế giới,
rõ ràng sự thiếu hụt về mảng nghiên cứu về nghiện thuốc là cũng như hành vi
nghiện thuốc lá là một khoảng cách khá xa. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Hành
vi nghiện thuốc là ở sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh” là một đóng góp bước đầu trong việc nghiên cứu nghiện thuốc lá dưới góc
độ Tâm lý học nói chung ở Việt Nam.
1.2. Lý luận nghiên cứu vấn đề về hành vi nghiện thuốc lá
1.2.1. Các vấn đề lý luận về hành vi
1.2.1.1. Khái niệm về hành vi
a. Hành vi theo quan điểm của nhà Tâm lý học hành vi
* Thuyết hành vi cổ điển
Theo J. Watson, nhiệm vụ của Tâm lý học là dự báo và điều khiển hành vi.
Vấn đề chủ yếu của Tâm lý học là nghiên cứu các kích thích để tạo ra phản ứng của
cả người và động vật chứ không phải tìm ra sự khác nhau giữa chúng.
Hành vi của con người theo chủ nghĩa hành vi là tất cả các cử chỉ và lời nói
đã hình thành trong cuộc sống hay bẩm sinh và là những gì con người đã làm từ lúc
sinh ra cho đến chết. Hành vi là tất cả các phản ứng (R) và sự đáp ứng các kích
thích bên ngoài (S), gián tiếp qua đó cá thể được thích nghi. Điều đó có nghĩa là
một kích thích Sn bất kỳ đều có thể đem đến một hiệu quả hành vi Rn xác định và
ngược lại, một khi cần một kết quả hành vi Rk nào đó, thì về nguyên tắc có thể chỉ
ra được một kích thích Sk xác định. Mọi phản ứng - hành vi được Watson phân loại
theo hai tiêu chí: đó là phản ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong (kín)
hay phản ứng bên ngoài. Kết quả là trong hành vi được chia ra thành các phản ứng:
- Bên ngoài hay tiếp thu nhìn thấy được (đơn cử như chơi quần vợt, mở
cửa…)
- Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng dấu kín (như tư duy mà chủ nghĩa hành
vi gọi đó là ngôn ngữ bên ngoài).
23
- Bên ngoài và nhìn thấy được và di truyền (vỗ tay, hắt hơi… cũng như các
phản ứng khi sợ hãi,…), nghĩa là những bản năng và cảm xúc nhưng được trải
nghiệm hoàn toàn khách quan theo thuật ngữ kích thích - phản ứng.
- Bên trong giấu kín và di truyền: là phản ứng của các tuyến nội tiết, sự thay
đổi tuần hoàn đã được nghiên cứu ở Sinh lý học [8, tr. 171].
* Thuyết hành vi mới
Thuyết hành vi mới là các lý thuyết khắc phục nguyên tắc quyết định luận
máy móc, trực tiếp giữa “kích thích - phản ứng” theo kiểu cơ học của thuyết hành vi
cổ điển. Xu hướng chung của sự cách tân này là cố gắng đưa các biến số trung gian
vào công thức “kích thích - phản ứng”. Trong số các lý thuyết hành vi mới, có ảnh
hưởng quyết định là thuyết hành vi nhận thức của E.C. Tolman và thuyết hành vi
diễn dịch giả thuyết của K. Hull.
E. Tolman (1886 - 1959) cho rằng hành vi là động tác trọn vẹn có một loạt
các thuộc tính: tính hướng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh.
Hành vi nguyên nhân khởi xướng và hành vi kết thúc, tạo kết quả cuối cùng cần
phải được quan sát một cách khách quan và tiện lợi cho việc mô tả bằng các thuật
ngữ thao tác. Ông giả thiết rằng nguyên nhân hành vi bao gồm năm biến độc lập cơ
bản: các kích thích của môi trường, các động cơ tâm lý, di truyền, sự dạy học từ
trước và tuổi tác. Hành vi là hàm số của tất cả những biến số như vậy và được biểu
thị bằng phương trình toán học. Giữa các biến độc lập quan sát được và hành vi đáp
lại (phụ thuộc vào biến quan sát được) có một tập hợp những nhân tố không quan
sát được mà Tolman gọi là biến trung gian. Biến trung gian gồm: hệ thống nhu cầu,
hệ thống động cơ giá trị và trường hành vi. Những biến trung gian này là yếu tố quy
định hành vi, chúng là những quá trình bên trong gắn tình huống kích thích với
phản ứng quan sát được. Công thức của thuyết hành vi S - R (kích thích - phản ứng)
bây giờ cần phải có dạng S - O - R hay S - r - s - R . Tuy thuyết hành vi mới của
Tolman có đề cập đến nghiên cứu xem có gì xảy ra bên trong cơ thể trước khi có
phản ứng thoát ra ngoài cơ thể, nhưng cuối cùng thì cơ bản cũng chỉ dựa vào chỗ có
S và có R nào tương ứng với S ấy. Về cơ bản vẫn duy trì đường lối hành vi với tư
cách là tổng các phản ứng làm đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học [12, tr.106].
24
K. Hull (1884 - 1952) là người đưa ra giả thuyết - diễn dịch của hành vi.
Thuyết này của Hull đề cập đến công thức: kích thích - cơ thể - phản ứng. Cơ thể ở
đây là một số quá trình diễn ra bên trong, không nhìn thấy được. Nhưng những quá
trình này có thể mô tả khách quan tựa như kích thích và phản ứng, vì nó là kết quả
của việc học tập trước đó (hay còn gọi là kỹ năng). Hành vi được bắt đầu bằng sự
kích thích từ môi trường bên ngoài hay từ trạng thái nhu cầu và kết thúc bằng phản
ứng. Khi sử dụng sự phân tích Toán học và Logic học, Hull đã cố gắng tìm ra mối
quan hệ giữa các biến số, kích thích và hành vi. Nhu cầu thúc đẩy nảy sinh tính tích
cực của cơ thể và hành vi của nó. Cường độ của phản ứng phụ thuộc vào cường độ
nhu cầu. Nhu cầu quyết định sự khác nhau trong đặc điểm của hành vi biểu hiện sự
đáp ứng khác nhau với những nhu cầu khác nhau [6, tr.177].
K. Hull đã bảo vệ, củng cố và mở rộng cách tiếp cận của thuyết hành vi
khách quan trong Tâm lý học hơn bất kỳ ai trước ông. Khi các hệ thống lý thuyết
của Tolman và Hull bắt đầu ít được phổ biến, một dạng khác của thuyết hành vi bắt
đầu xuất hiện đó là thuyết hành vi tạo tác của B. Skinner.
* Thuyết hành vi tạo tác của B.F. Skinner
B.F. Skinner (1904 - 1990) trên cơ sở thừa nhận và phân tích hai thành phần
trong sơ đồ S - R của Watson, đối tượng nghiên cứu của hành vi con người được
ông cho là khía cạnh hành động của nó. Nghiên cứu thực nghiệm cũng như phân
tích lý thuyết hành vi động vật Skinner đã đưa ra ba dạng của hành vi: hành vi phản
xạ có điều kiện, hành vi phản xạ không điều kiện và hành vi tạo tác. Các dạng hành
vi có điều kiện và không điều kiện do kích thích (S) gây ra gọi là phản ứng kiểu S.
Chúng chỉ là một phần xác định trong cấu thành của hành vi và chỉ dựa vào phản
ứng S thôi thì không có sự thích nghi với cuộc sống thực tế. Thực chất, quá trình
thích nghi được cấu trúc trên cơ sở các thử nghiệm tích cực - do các tác động của
con vật lên môi trường xung quanh mà một cách ngẫu nhiên có thể dẫn đến kết quả
dương tính. Những phản ứng sinh ra không phải do kích thích mà do cơ thể tự tạo ra
gọi là tạo tác. Đây là phản ứng dạng R.
Về cơ chế sinh học, cả hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có
cơ sở là phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi
cơ thể đối với kích thích môi trường. Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S
25
R. Điều khác cơ bản là trong sơ đồ cổ điển S R, các kích thích (S) đóng vai
trò tín hiệu, còn trong sơ đồ tạo tác, vai trò tín hiệu này được chuyển vào trong hành
vi củng cố. Nói cách khác, trong sơ đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố (do con vật
tự tạo ra) có vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S R. Vì vậy, có thể diễn đạt mối
quan hệ này trong công thức S r s R. Mặc dù bản chất trực tiếp kích thích phản ứng là hiển nhiên trong cả hai sơ đồ nhưng trong sơ đồ hành vi tạo tác tính
chất chủ động và tự do tác động của cá thể đối với môi trường là lớn hơn rất nhiều
so với sơ đồ cổ điển [12, tr.130].
* Hạn chế của Tâm lý học hành vi
Chủ nghĩa hành vi xuất phát từ một quan niệm duy vật máy móc về con
người khi Watson cho rằng sự khác biệt giữa người và động vật chỉ gói gọn trong sự
khác biệt trong các thời kì phát triển cơ thể, trong tuổi của sự sống sinh vật. Chính
vì vậy, họ đã đồng nhất các nguyên tắc hành động sống của con người và động vật,
loại bỏ các cơ chế thần kinh đặc trưng của con người. Các nhà hành vi mới cũng
không khắc phục được quan niệm duy vật máy móc về con người và họ cũng ra
khỏi vòng luẩn quẩn S - R, sinh vật hóa con người. Đến Skinner thì các quan điểm
về con người của thuyết hành vi vẫn giữ nguyên vẹn, và hơn nữa, còn được phát
triển thêm.
Nếu hiểu hành vi theo thuyết này thì hành vi chỉ là các cử động bề ngoài,
hoàn toàn không liên quan gì với ý thức được coi là cái bên trong. Nếu hiểu như
vậy, sẽ dẫn đến việc xem con người chỉ là vô thức, người máy. Hành vi của nó được
biểu đạt theo công thức S - R không tương ứng với cuộc sống thực của con người cụ
thể bao giờ cũng sống, làm việc, hoạt động trong các điều kiện lịch sử xã hội nhất
định.
Tóm lại, luận điểm cơ bản của thuyết hành vi xem con người chỉ là cơ thể
riêng lẻ chỉ có khả năng phản ứng. Vì vậy cơ thể này hoàn toàn phụ thuộc vào các
kích thích tác động vào cơ thể. Mục đích của con người chỉ còn lại ở điểm làm sao
sống còn được và muốn vậy thì chỉ cần thụ động, thích nghi với môi trường xung
quanh. Đây là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, quan điểm thực dụng và phi lịch sử.
1.2.1.2. Hành vi theo quan điểm Tâm lý học Mácxit