Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Hạ Long đối với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần phục vụ đề xuất chính sách giảm thiểu rác thải nhựa ở biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2018 – 2019
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ
HẠ LONG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA
DÙNG MỘT LẦN PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA Ở BIỂN

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2018 - 2019
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ
HẠ LONG ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA
DÙNG MỘT LẦN PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA Ở BIỂN

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện: Trịnh Thị Minh Trang
Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: ĐH6QM1 – Khoa Môi trường


Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thanh Ca
TS. Hoàng Thị Huê

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Hạ Long đối với việc sử
dụng sản phẩm nhựa dùng một lần phục vụ đề xuất chính sách giảm thiểu rác thải
nhựa ở biển”.
- Sinh viên thực hiện: 1. Trịnh Thị Minh Trang - ĐH6QM1
2. Nguyễn Khánh Ly

- ĐH6QM1

3. Lê Hoài Thu

- ĐH6QM4

- Khoa: Môi trường

- Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Vũ Thanh Ca
2. TS. Hoàng Thị Huê
2. Mục tiêu đề tài:
Đánh giá được thái độ của người dân thành phố Hạ Long về việc phân loại, tái sử
dụng, tái chế và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một; Đề xuất được một số chính
sách giảm thiểu chất thải nhựa ở khu vực biển Hạ Long.
3. Tính mới và sáng tạo:
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nhựa
trên biển, cũng như đánh giá tác động của chất thải nhựa tới hệ sinh thái trên biển. Tuy
nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá thái độ của người dân về sử dụng sản phẩm nhựa
dùng một lần.
Đây là đề tài đầu tiên ở Hạ Long nghiên cứu về thái độ của người dân về việc
phân loại, tái sử dụng, tái chế và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã thực hiện khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá hiện
trạng sử dụng và hiện trạng quản lý sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân thành
phố Hạ Long; Đánh giá nhận thức và thái độ của người dân thành phố Hạ Long về việc


phân loại, tái sử dụng, tái chế và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần; Đề
xuất các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa và chương trình truyền thông tại thành phố
Hạ Long.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, dân cư địa phương, khách du
lịch. Đưa ra được những chính sách, chương trình phù hợp với thực trạng sử dụng sản

phẩm nhựa dùng một lần ở thành phố Hạ Long.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có): Nhóm nghiên cứu cùng thầy cô hướng dẫn đang viết một bài báo để đăng trên Tạp
chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường.
Ngày……..tháng…….năm 20….
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày……..tháng……..năm 20…
Xác nhận của trường đại học

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ và tên)


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

5.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
5.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................3
1.1.3. Tác hại của sản phẩm nhựa dùng một lần.......................................................7
1.2.Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................8
1.2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.........................................................16
1.2.4.1. Phường Hồng Hải.........................................................................................16
1.2.4.2. Phường Cao Thắng.......................................................................................17
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................23
3.2. Hiện trạng sử dụng và hiện trạng quản lý các sản phẩn nhựa dùng một lần.31
3.2.1. Hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần..................................31
3.2.2 Hiện trạng quản lý các sản phẩm nhựa dùng một lần....................................41
Bảng 3.19 Đối lượng tham gia lớp tập huấn............................................................69
Bảng 3.20 Nội dung chương trình.............................................................................70
KẾT LUẬN................................................................................................................73
KIẾN NGHỊ...............................................................................................................74
Tài liệu Tiếng Việt......................................................................................................75

MỤC LỤC.................................................................................................................... 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
5.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
5.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................3


1.1.3. Tác hại của sản phẩm nhựa dùng một lần.......................................................7
1.2.Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................8
1.2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.........................................................16

1.2.4.1. Phường Hồng Hải.........................................................................................16
1.2.4.2. Phường Cao Thắng.......................................................................................17
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................23
3.2. Hiện trạng sử dụng và hiện trạng quản lý các sản phẩn nhựa dùng một lần.31
3.2.1. Hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần..................................31
3.2.2 Hiện trạng quản lý các sản phẩm nhựa dùng một lần....................................41
Bảng 3.19 Đối lượng tham gia lớp tập huấn............................................................69
Bảng 3.20 Nội dung chương trình.............................................................................70
KẾT LUẬN................................................................................................................73
KIẾN NGHỊ...............................................................................................................74
Tài liệu Tiếng Việt......................................................................................................75


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT:
IUCN:
SWOT:
TN & MT:
UBND:

Bảo vệ môi trường
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
Strengths - Weakness - Oppotunities - Threats
(Sức mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức)
Tài nguyên và Môi trường
Uỷ ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do cấp thiết của đề tài
Các sản phẩm nhựa đặc biệt đa dạng và có nhiều ứng dụng cho cuộc sống của
con người, nhưng đồng thời cũng gây ra hệ quả lớn tới môi trường. Theo báo cáo
“Thực trạng nhựa” và “Hành tinh của chúng ta đang chìm trong ô nhiễm nhựa” của
Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc năm 2018, trên thế giới cứ mỗi phút có 1
triệu chai nhựa được bán ra, 5 nghìn tỷ túi nilon được tiêu thụ mỗi năm. Với mức độ
tiêu thụ như hiện nay, dự báo thế giới sẽ có khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa được chôn
lấp và thải ra môi trường vào năm 2050 [18].
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) nhấn mạnh rác thải nhựa là một
trong những mối đe dọa và thách thức toàn cầu đối với hệ sinh thái và sức chống chịu
của vùng bờ biển. Mỗi năm, khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương và đang
gây ra những tác động tiêu cực đến chuỗi thức ăn, sức khỏe hệ sinh thái và sinh kế của
cộng đồng ven biển. Theo báo cáo của Jambeck (2015), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới
lượng rác thải nhựa ra biển, sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines [11].
Ở Việt Nam, tài nguyên và môi trường biển có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan
trọng, là nền tảng vững chắc, là nguồn lực để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
biển, giàu lên từ biển. Thành phố Hạ Long – nơi sở hữu Vịnh Hạ Long – di sản, kỳ
quan thiên nhiên thế giới với những giá trị về thẩm mỹ, cảnh quan địa chất, địa mạo,
luôn là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách tham quan du lịch. Do vậy, môi trường biển
có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh
mẽ về du lịch của thành phố Hạ Long đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, đặc
biệt là vấn đề chất thải nhựa có nguy cơ gây ô nhiễm biển.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy thay đổi nhận thức và thái độ của người
dân trong thói quen tiêu dùng hằng ngày để hạn chế sử dụng và lựa chọn các giải pháp
thay thế túi nilon và các loại đồ nhựa sử dụng một lần, từ chối ống hút nhựa khi mua
các loại đồ uống, đồng thời tăng cường phân loại, thu gom, tái chế rác thải nhựa là các
giải pháp hiệu quả và bền vững nhất để làm giảm thiểu chất thải nhựa ở biển.
Từ thực tế trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của người dân
thành phố Hạ Long đối với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần phục vụ đề
xuất chính sách giảm thiểu rác thải nhựa ở biển” để có những đánh giá bước đầu về

nhận thức và thái độ của người dân thành phố Hạ Long về việc sử dụng sản phẩm


2
nhựa dùng một lần và đề xuất các chính sách quản lý phù hợp để giảm thiểu lượng rác
thải nhựa ở biển.
2. Mục tiêu chính
- Đánh giá được thái độ của người dân thành phố Hạ Long về việc phân loại, tái
chế, tái sử dụng và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần;
- Đề xuất được một số chính sách giảm thiểu chất thải nhựa khu vực biển Hạ
Long.
3. Nội dung chính
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và hiện trạng quản lý sản phẩm nhựa dùng một lần
của người dân thành phố Hạ Long.
- Đánh giá nhận thức và thái độ về việc phân loại, tái chế, tái sử dụng và từ chối
sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân thành phố Hạ Long.
- Đề xuất một số chính sách giảm thiểu chất thải nhựa khu vực biển Hạ Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu thái độ của người dân thành phố Hạ Long đối với việc sử
dụng sản phẩm nhựa dùng một lần phục vụ đề xuất chính sách giảm thiểu rác thải
nhựa ở biển” sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp SWOT.
- Phương pháp xử lý số liệu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và hiện trạng rác thải nhựa tại
các bãi biển của thành phố Hạ Long.
- Thái độ của cộng đồng dân cư, khách du lịch đối với việc phân loại, tái chế, tái

sử dụng và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phường Hồng Hải; Phường Cao Thắng, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: 09/2018 đến 04/2019.


3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Nhựa là một vật liệu tổng hợp được làm từ một loạt các polyme hữu cơ như
polyethylene, PVC, nilon,…có thể được đúc thành hình dạng trong khi mềm và sau đó
được đặt thành một dạng cứng hoặc hơi đàn hồi.
Sản phẩm dùng một lần (còn được gọi là sản phẩm dùng một lần) là sản phẩm
được thiết kế cho một lần sử dụng duy nhất sau khi được tái chế hoặc được xử lý như
chất thải rắn.
Nhựa sử dụng một lần, hoặc nhựa dùng một lần, chỉ được sử dụng một lần trước
khi chúng được vứt bỏ hoặc tái chế. Những vật dụng này là những thứ như túi nhựa,
ống hút, chai nước, thùng chứa và hầu hết bao bì thực phẩm.
Nguyên tắc của đồ nhựa dùng một lần để đựng thực phẩm là sau lần dùng đầu
tiên, đồ nhựa đó phải được thu lại và không được dùng để tái chế lại. Nếu sử dụng lại
các đồ nhựa dùng một lần thì sẽ có nguy cơ bị bệnh từ đồ nhựa là cực kỳ lớn, gây ảnh
hưởng đến sức khỏe.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014 [6]:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm

giữ môi trường trong lành.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.


4
Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 [7]:
Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh
vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần
đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực
hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài
nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu
trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu [3]:
Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực
tế nhằm chia ra thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác
nhau.
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi
sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại

các thành phần có giá trị từ chất thải.
Quản lý chất thải là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra
các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt
động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng
đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp
phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải.
1.1.2. Phân loại
Có 7 loại nhựa chính: HDPE, LDPE, PP, PVC, PET, PS, PC và các loại khác:
1.PET hoặc PETE (hoặc PETP cũ hoặc PETP) thuộc họ polyester và được sử dụng trong
các đồ chứa nước giải khát, đồ ăn và các thùng
chứa chất lỏng khác. PET có thể được bán cứng
nhắc đến cứng nhắc và rất nhẹ. Sử dụng phổ
Hình 1.1 Nhựa PET hoặc PETE

biến: chai nước giải khát, chai dầu ăn, bình bơ


5
đậu phộng, các sản phẩm có chứa tinh dầu, một
số nước trái cây, chai đồ uống có cồn. Khi tái sử
dụng nếu đựng nước nóng trên 70oC, nó không
chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có
hại cho sức khỏe. Chế phẩm nhựa này nếu sử
dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây
ung thư. Vì vậy nhựa số 1 là nhựa dùng một lần
và loại nhựa này dễ dàng tái chế.
2.HPDE được làm từ dầu mỏ. HDPE có
cường độ liên phân tử và cường độ kéo cao hơn
polyethylene mật độ thấp (LDPE). Nó cũng
cứng hơn và đục hơn và có thể chịu được nhiệt

độ cao hơn một chút: 120°C trong thời gian
Hình 1.2 Nhựa HPDE

ngắn, 110°C liên tục. Sử dụng phổ biến: bình
sữa, nước cất, chai lọ lớn, túi tạp hóa, chất tẩy
lỏng và chất rửa bát đĩa, chất làm mềm vải, dầu
động cơ, chất chống đông, thuốc tẩy và kem
dưỡng da. Loại nhựa này được xem là an toàn
và có thể dễ dàng tái chế.
3.Gần 57% PVC là Clo, đòi hỏi xăng dầu ít
hơn các loại nhựa khác. PVC có tính kháng sinh
học và hóa học. Đây là loại nhựa được sử dụng
rộng rãi thứ ba sau PET và PP. PVC là loại
nhựa dùng để lưu trữ dầu gội, dầu, và các hóa
chất khác. Chai nhựa PVC bền lâu trong thời

Hình 1.3 Nhựa PVC

gian dài và có thể chịu được các yêu cầu về môi
trường khác nhau. Loại nhựa này cũng chỉ được
cấp phép sử dụng cho thực phẩm, đồ uống có
nhiệt độ dưới 81oC. Sử dụng phổ biến: chai xịt
hóa trị liệu, đường ống, cách điện dây điện,
quần áo, túi xách, bệ, ống, sàn, đồ chơi, chai.

Hình 1.4 Nhựa LDPE

Là loại nhựa độc và khó tái chế.
4.LDPE được làm từ dầu. Độ bền và mật độ



6
kéo của nó thấp hơn, nhưng độ bền của nó cao
hơn polyethylene mật độ cao (HDPE). Nó có
thể chịu được nhiệt độ 80°C liên tục và 95°C
trong một thời gian ngắn. Nó có thể mờ hoặc
đục, linh hoạt, cứng rắn và gần như không thể
phá vỡ được. Sử dụng phổ biến: túi làm sạch,
sản xuất túi xách, thùng đựng rác, hộp đựng
thực phẩm, túi bánh mì,... Loại nhựa này không
được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
5.PP thường được sử dụng cho bao bì thực
phẩm. PP ít linh hoạt hơn LDPE, cứng hơn các
loại nhựa khác, hợp lý và tiết kiệm, và có thể
mờ, đục, hoặc với bất kỳ màu nào. PP có khả
năng chống chịu nhiệt rất tốt. PP có điểm nóng
Hình 1.5 Nhựa PP

chảy là 320°F (160°C). Thùng đựng thức ăn sẽ
không tan trong máy rửa chén cũng như trong
quá trình làm nóng. Sử dụng phổ biến: nắp chai,
ống hút uống, hộp chứa bản lề, vỏ pin, hộp ngũ
cốc,…
6.PS được làm từ dầu mỏ. Polystyrene rắn
tinh khiết là một loại nhựa cứng không màu,
cứng và tính linh hoạt hạn chế. Nó có thể được
đúc vào khuôn với chi tiết tốt. Polystyrene có
thể được trong suốt hoặc có thể được thực hiện
để có trên các màu sắc khác nhau. Sử dụng phổ


Hình 1.6 Nhựa PS

biến: nắp chai, ống hút, ly sữa chua, hộp đựng
vận chuyển rõ ràng, bình vitamin, thức ăn
nhanh, muỗng, dao và nĩa, cốc nóng, thịt và
khay sản phẩm, hộp trứng, vỏ hộp đựng thực
phẩm,… Khi sử dụng ở nhiệt độ cao, các chế
phẩm này thường sản sinh ra chất Styrene cực
độc. Chính vì vậy, nhựa số 6 là loại nhựa dùng
một lần và rất khó để tái chế.


7
7.Bao gồm nhựa PC (Polycarbonate) và các
loại nhựa khác. Nhựa PC là loại nhựa cực kỳ
độc hại, rẻ tiền. Nhựa số 7 thường dùng để sản
xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa
chất,... Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa
chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ,… Đáng chú ý
Hình 1.7 Nhựa PC

nhất trong nhóm này một số loại có chứa
Bisphenol A (BPA) là loại chất độc hại dùng để
sản xuất nhựa. Bisphenol A là một chất phá
hoại nội tiết trên cơ thể người, có thể dẫn đến
bệnh ung thư và rất nhiều bệnh khác. Vì vậy,
nhựa số 7 đại diện cho ký hiệu các loại nhựa
không an toàn sức khỏe, độc hại và không thể
tái chế. Đặc biệt khi đựng đồ nóng có khả năng
thôi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm.


1.1.3. Tác hại của sản phẩm nhựa dùng một lần
Thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như túi nilon, cốc nhựa, ống
hút, hộp xốp,... đem lại sự tiện lợi cho con người trong thời gian ngắn, sau đó những
thứ này được vứt ra ngoài môi trường và trở thành những thứ đồ vô dụng. Rác thải
nhựa đó không mất đi mà tồn tại hàng trăm năm gây ra hệ lụy rất lớn đối với đại
dương, sinh vật biển nhưng chúng ta thậm chí còn không ngờ rằng, theo chuỗi thức ăn,
con người lại là động vật tiêu thụ hạt vi nhựa nhiễm vào sinh vật biển.
Nhựa dùng một lần sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70-800 0C và
hòa vào thực phẩm đi vào cơ thể của con người. Những chất độc đó tích lũy lâu ngày
sẽ gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm.
Túi nilon màu có chứa các chất gây ô nhiễm cho thực phẩm như chì, ca-đimi,...Các chất này rất nguy hiểm cho não và là một nguyên nhân gây nên ung thư phổi,
ung thư vòm họng và nhiều loại ung thư khác nữa. Ngoài ra còn làm tổn thương và
thoái hóa thần kinh ngoại biên, tủy sống, gây nên một số dị tật nguy hiểm cho con
người và cả thế hệ tiếp theo.
Những người thường sử dụng bát đĩa làm từ nhựa, xốp có nồng độ ô nhiễm
melamine cao gấp 8 lần so với nhóm người dùng đồ sứ. Đũa dùng một lần có thể tồn
dư chất bảo quản chống mốc, còn hộp xốp dùng một lần có nhiễm chất gây ung thư,


8
rối loạn chức năng gan, thận,...nếu đựng thực phẩm ở nhiệt độ trên 70 0C hay đồ ăn
chua.
Nghiên cứu được đưa ra bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một
chi nhánh chuyên môn của WHO kết luận trong các sản phẩm nhựa thường chứa 1
chất BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm chậm phát
triển, gây viêm gan, rối loại nội tiết và vô sinh.
Bên cạnh những ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe con người, phế phẩm từ
nhựa còn tác động xấu đến môi trường. Sau khi vứt ra ngoài thiên nhiên, nhựa dùng
một lần sẽ mất một khoảng thời gian cực kỳ lâu để tiêu hủy.

Túi nilon bị vứt xuống đất sẽ không thể phân hủy, khiến cho đất không giữ được
nước, dinh dưỡng từ đó khiến hệ sinh thái không thể phát triển được. Hơn nữa, túi
nilon khi vứt lung tung sẽ gây tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả
năng ngập lụt vào mùa mưa. Túi nilon trôi ra hồ, biển sẽ làm chết các sinh vật khi
chúng nuốt phải. Đặc biệt, túi nilon bị vứt lung tung gây nên ứ đọng nước thải, tạo môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ.
Các sản phẩm từ nhựa nói chung và nhựa dùng một lần nói riêng không thể bị
phân huỷ; nó chỉ vỡ ra thành những mảnh nhỏ rồi nhỏ hơn. Những hạt nhỏ li ti đó có
thể ngấm vào đất, đi vào các mạch nước ngăn chặn khí oxy làm cho các sinh vật dưới
nước không thể hô hấp được. Hoặc chúng có thể bị các sinh vật như cá nuốt vào và có
rất nhiều khả năng con người sẽ ăn nhầm phải và nhiễm độc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới
Nghiên cứu “Chính sách quốc tế để giảm thiểu ô nhiễm biển do nhựa dùng một
lần gây ra” của Dirk Xanthos và Tony Robert Walker (2017) đã chỉ ra những thiếu sót
khi đưa ra những chính sách của các nhà hoạch định chính sách và cung cấp các thông
tin quan trọng về tác động của nhựa dùng một lần và các hạt vi nhựa đến môi trường
biển. Họ sử dụng phương pháp bộ cơ sở dữ liệu Proquest và Sciencedirect để nghiên
cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc đề xuất các chính sách để giảm
thiểu ô nhiễm biển do nhựa dùng một lần gây ra áp dụng ở các quốc gia đã phát triển
như Canada, Úc, Hoa Kỳ và nó chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
một nước đang phát triển như Việt Nam [9].
Theo nghiên cứu “Sản xuất, sử dụng và số phận của tất cả các loại nhựa từng
được sản xuất” của Roland Geyer, Jenna R. Jambeck, and Kara Lavender Law (2015)
đã cho thấy: Từ năm 1950 đến 2015, chất thải nhựa tích lũy của chất thải nhựa sơ cấp
và thứ cấp (tái chế) lên tới 6300 triệu tấn. Trong số này, khoảng 800 triệu tấn (12%)
nhựa đã được đốt và 600 triệu tấn (9%) đã được tái chế, chỉ 10% trong số đó đã được


9

tái chế nhiều lần. Khoảng 4900 triệu tấn - 60% tất cả các loại nhựa từng được sản xuất
đã bị loại bỏ và đang tích lũy trong các bãi chôn lấp hoặc trong môi trường tự nhiên
[13].
Theo nghiên cứu “Chất thải nhựa đầu vào từ đất liền vào đại dương” của
Jambeck J.R., R.Geyer, C.Wilcox, T.R.Siegler, M.Perryman, A.Andrady, R.Narayan,
K.L.Law (2015) đã tính toán rằng 275 triệu tấn chất thải nhựa đã được tạo ra ở 192
quốc gia ven biển trong năm 2010, với 4,8 đến 12,7 triệu tấn vào đại dương (ví dụ như
Ấn Độ và Trung Quốc). Tuy nhiên, cả Ấn Độ và Trung Quốc đã ban hành những luật
cấm về túi nhựa. Vào năm 2002, Ấn Độ đã cấm sản xuất các túi nhựa siêu mỏng để
chống tắc nghẽn các đường ống nước trong thành phố. Còn đối với Trung Quốc đã
cấm hoàn toàn các loại nhựa bé hơn 25 m và thu thuế với túi nhựa, bắt đầu từ tháng 6
năm 2008. Vì vậy túi nhựa đã giảm được từ 60 – 80% ở các siêu thị lớn tại Trung
Quốc [9].
Về chính sách pháp luật
Tại Bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ, bắt đầu thực thi luật cấm hoàn toàn
các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Theo đó, người sử dụng đồ nhựa dùng một lần sẽ
bị phạt 74 USD cho lần đầu vi phạm, lần thứ hai mức phạt sẽ tăng gấp đôi lên 148
USD và lần thứ ba sẽ bị phạt 370 USD và 3 tháng [15].
California đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ hạn chế việc sử dụng ống hút
nhựa. Ngày 21/9, Thống đốc bang California, Mỹ đã ký đạo luật cấm các nhà hàng
cung cấp cho khách ống hút bằng nhựa trừ khi có yêu cầu. Đạo luật mới có hiệu lực từ
ngày 1/1/2019, được miễn áp dụng đối với các cửa hàng ăn nhanh. Sau 2 lần cảnh cáo
bằng văn bản, các nhà hàng tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt 25 USD cho mỗi ngày có vi
phạm [16].
Tháng 10/2017, Chilê đã trở thành quốc gia tiên phong ở khu vực Mỹ Latinh
trong nỗ lực bảo vệ môi trường biển khi Tổng thống Michelle Bachelet ký văn bản dự
thảo luật nhằm cấm việc cung cấp túi ni lông trong hoạt động kinh doanh thương mại
tại 102 thành phố ven biển của Chilê. Là quốc gia có khoảng 4.300 km bờ biển, Dự
luật này là tiền đề để giúp Chilê kiểm soát một cách hiệu quả hơn vấn đề ô nhiễm đại
dương, đồng thời, tạo cơ hội để người dân hợp tác nhằm giảm những thiệt hại về môi

trường, đóng góp vì một sự thay đổi tích cực. Theo khảo sát, 92% người dân Chilê ủng
hộ Chính phủ kiểm soát việc cung cấp túi nhựa trong các hoạt động mua sắm, điều này
tạo thuận lợi cho việc thực thi các chính sách chống lại rác thải nhựa trên toàn lãnh
thổ.
Theo số liệu của Bộ Môi trường Chilê, mỗi năm, 8 triệu tấn nhựa nằm lại
trong biển và nghiêm trọng hơn, có tới 90% số chim biển chứa nhựa trong ruột. Nếu


10
tình trạng này cứ tiếp diễn, thì đến năm 2050, số lượng nhựa trong lòng đại dương sẽ
nhiều hơn cả cá. Lệnh cấm được Chính phủ Chilê ban hành nhằm bảo vệ môi trường
và đa dạng sinh học đại dương, sẽ có tác động đến ít nhất 230 khu định cư (khu vực
trên 5.000 cư dân thì được Chính phủ quy định là 1 khu định cư) tại Chilê [24].
Công ty Walt Disney cho biết, đến giữa năm 2019, Disney sẽ ngừng sử dụng ống
hút nhựa, thay vào đó là ống hút giấy nhằm bảo vệ môi trường. Đại diện của công ty
cho biết, sau khi áp dụng cho toàn bộ hệ thống, kế hoạch này sẽ giúp loại bỏ hơn 175
triệu ống hút nhựa và 13 triệu que khuấy nhựa mỗi năm. Ngoài việc ngừng sử dụng
ống hút nhựa, Disney sẽ cắt giảm số lượng túi nilon tại các khu nghỉ dưỡng của mình.
Động thái này của Disney nhằm hưởng ứng trào lưu bảo vệ môi trường tại Mỹ [17].
Về công nghệ
Các nhà khoa học từ Đại học Portsmouth của Anh và Phòng thí nghiệm Năng
lượng Tái tạo Quốc gia Mỹ (2016) tạo ra một loại enzyme có khả năng phân hủy nhựa
bằng phương pháp gây đột biến, mở ra giải pháp mới cho vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa
trên thế giới [theo AFP (Agence France - Presse)]. Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào
loài vi khuẩn ăn nhựa PET (nhựa dẻo nhiệt polyethylene terephthalate) có tên gọi là
Ideonella sakaiensis, lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà khoa học Nhật Bản vào
năm 2016. Enzyme phân hủy nhựa được tạo ra trong quá trình gây đột biến enzyme
PETase ở loài vi khuẩn ăn nhựa Ideonella sakaiensis. Khi cấu trúc nhựa bị phá vỡ,
nhựa sẽ nhanh chóng bị phân hủy và phần nào hạn chế được chất thải nhựa [23].
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace châu Á (2018) đã nghiên

cứu và phát hiện hạt vi nhựa có trong 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ 21 quốc
gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, và châu Á. Theo đó, qua kiểm tra 39
mẫu sản phẩm muối ăn, họ phát hiện hạt vi nhựa trong 36 mẫu. Duy nhất 3 mẫu không
chứa hạt vi nhựa đến từ Đài Loan (muối biển tinh luyện), Trung Quốc (muối đá tinh
luyện), và Pháp (muối biển chưa tinh chế, sản xuất bằng cách cho bay hơi) [14].
Các nhà khoa học từ Cơ quan Môi trường Áo và Đại học Y khoa Vienna
(2018) đã chứng minh được sự có mặt của các hạt vi nhựa (microplastics) trong đường
tiêu hóa con người. Những mảnh vụn hoặc sợi nhựa siêu nhỏ (có kích thước từ 5 – 100
nm) tích tụ trong phân của 8 người đến từ Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Nga, Anh,
Phần Lan và Áo. Trong suốt quá trình nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu
ghi lại chi tiết những gì họ đã ăn trong tuần trước khi lấy mẫu phân. Các nhà khoa học
cho biết cả 8 người tham gia đều uống nước từ chai nhựa hoặc tiêu thụ các loại thực
phẩm đựng trong bao bì nhựa. Kết quả, tất cả các mẫu phân được xét nghiệm đều
dương tính với hạt vi nhựa. Theo báo cáo vừa được công bố trên tạp chí
Gastroenterology Journal của châu Âu, có tới 9 loại nhựa được tìm thấy trong các mẫu


11
phân này. Các nhà nghiên cứu lưu ý hạt vi nhựa có thể sinh ra khi các mảnh nhựa lớn
hơn bị mài mòn hoặc phá vỡ. Chúng có thể mang theo các hóa chất độc hại và mầm
bệnh vào cơ thể con người. Nghiên cứu cho rằng hạt vi nhựa còn có thể làm suy yếu
hệ miễn dịch đường ruột của chúng ta [22].
Phòng thí nghiệm Môi trường của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA) (2018) đã tiến hành thí nghiệm để xác định các nguy cơ về sức khỏe liên quan
đến quá trình tích lỹ sinh học. Trong nước, các chất ô nhiễm có khuynh hướng bị hút
hoặc gắn vào bề mặt của các hạt nhựa trong môi trường biển. Theo cơ chế này, các
mảnh nhựa trôi nổi trong đại dương có chứa các chất ô nhiễm thâm nhập vào chuỗi
cung ứng thức ăn. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Môi trường IAEA đã mô
hình hóa các kịch bản thực tế để đánh giá tác động của hạt nhựa đối với ô nhiễm môi
trường và cách thức các hạt nhựa này mang theo chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể

sinh vật biển và cuối cùng là vào cơ thể con người. Các chất ô nhiễm có thể gắn vào
hạt nhựa bao gồm các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững như polyiplorinated biphenyl
(PCB), chất chống cháy cũng như một số kim loại vi lượng như thủy ngân và chì. Các
kỹ thuật hạt nhân như kỹ thuật đánh dấu đồng vị cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi
cách thức các hạt nhựa và chất gây ô nhiễm hấp thụ trong cơ thể sinh vật biển [21].
1.2.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ vệ môi trường
trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nói riêng đã được Đảng, Nhà
nước quan tâm, cụ thể hóa bằng các chủ trương, chính sách và các quy định cụ thể:
Theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập
khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi ni lông khó phân hủy kể từ năm 2026 tại các
trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 của Việt Nam, các loại túi, bao bì
được làm từ màng nhựa đơn polyetylen (tên kỹ thuật là túi nhựa xốp) là đối tượng phải
chịu thuế bảo vệ môi trường. Việt Nam hiện cũng đang sửa đổi Danh mục phế liệu
được phép nhập khẩu và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó đưa ra những quy
định chặt chẽ hơn đối với phế liệu nhựa được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2014 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu đã quy định rõ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nêu nguyên tắc “Tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm trong phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng
cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng”.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm trong việc
đánh giá thực trạng phát sinh, kiểm soát, quản lý chất thải nhựa trên biển, cũng như


12
việc sử dụng và quản lý sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, đã có một số
dự án, đánh giá bước đầu nghiên cứu về chất thải nhựa và quản lý chất thải nhựa ở

biển bao gồm:
Theo nghiên cứu của Jambeck và cộng sự đăng trên tạp chí Science số tháng 2
năm 2015 cung cấp con số rác thải của Việt Nam, mỗi người thải ra trung bình 0.79 kg
rác mỗi ngày, trong đó 13% là rác nhựa.
Theo bài viết “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa và chất thải nhựa
ở Việt Nam” của PGS.TS Vũ Thanh Ca: Một trong những cách hiệu quả nhất để giải
quyết vấn đề rác thải nhựa ở biển là nâng cao nhận thức của mọi người về rác thải
nhựa ở biển và những tác hại của nó. Mọi người phải thay đổi thái độ về việc sử dụng
sản phẩm nhựa và phải hiểu rằng có các lựa chọn thay thế cho việc sử dụng sản phẩm
nhựa [2].
Theo “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất thải
nhựa trên biển” của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường năm 2016.
Kết quả đạt được của nghiên cứu bao gồm ba nội dung chính [1]:
Thứ nhất, tổng quan về chất thải nhựa trên biển. Trong nội dung này, nhóm
nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về chất thải nhựa trên biển cũng như làm rõ nguồn
gốc, nguyên nhân sâu xa phát sinh chất thải nhựa, hiện trạng chất thải nhựa biển và tác
động của chất thải nhựa đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường thông qua sử
dụng khung phân tích DPSIR (Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng).
Có thể nói, nhựa chiếm đa số chất thải trên biển và là mối nguy lớn cho môi trường
biển bởi số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di
chuyển xa. Nhựa chiếm khoảng 50 – 80% lượng rác thải biển và được dự đoán là sẽ
còn tiếp tục tăng trong tương lai gần. Ước tính hơn 80% chất thải nhựa trên biển hàng
năm có nguồn gốc từ đất liền, phần còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất thải nhựa trên biển.
Trong phần này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu được khung pháp lý quốc tế về quản lý
rác thải nhựa biển bao gồm: (i) Các hiệp ước môi trường đa phương như Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do
tàu gây ra (Công ước MARPOL), Công ước London và Nghị định thư London,…; (ii)
Các tuyên bố, hướng dẫn quốc tế như các mục tiêu phát triển bền vững Liên Hợp
Quốc, Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO),…; (iii) Các nguyên tắc pháp lý quốc tế và thông lệ
quốc tế như nguyên tắc phòng ngừa thiệt hại môi trường, nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền,…. Các biện pháp phòng ngừa, cắt giảm lượng rác có thể tóm gọn
thành công cụ kinh tế thị trường (MBI), kỹ thuật/công nghệ sẵn có tốt nhất (BATs) và
luật lệ do chính quyền đặt ra. Để xử lý chất thải nhựa, các nước thường sử dụng các


13
phương pháp chôn lấp, đốt rác và tái chế, thu hồi chất thải. Bên cạnh đó, việc thay đổi
nhận thức, hành vi đối với chất thải nhựa biển có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng
ngừa, giảm thiểu sự phát sinh chất thải nhựa từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng, tăng
cường các hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa. Do đó, để thay đổi ý thức, thái
độ và hành vi của đám đông, đã có rất nhiều các chương trình giáo dục và chiến dịch
về chất thải trên biển được thực hiện. Một số chiến dịch được thực hiện nhân Ngày
làm cho thế giới sạch hơn (Clean Up the World Day), làm cho bờ biển sạch hơn
(International Coastal Cleanup - ICC), Ngày môi trường thế giới (World Environment
Day). Từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu đã rút ra các bài học
nhằm kiểm soát hiệu quả chất thải nhựa biển ở Việt Nam.
Thứ ba, tổng quan về kiểm soát chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam và đề xuất
một số giải pháp phù hợp. Trong phần này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu khung chính
sách pháp luật, tổ chức bộ máy về quản lý chất thải nhựa trên biển, tổng hợp, đánh giá
sơ bộ thực trạng công tác kiểm soát chất thải nhựa biển dựa trên kết quả các nhiệm vụ,
dự án đã triển khai. Kết hợp với kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc
tế, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chung về kiểm soát chất thải nhựa
biển phù hợp với tình hình Việt Nam.
Theo kế hoạch “Kiếm soát ô nhiễm môi trường biển tỉnh Quảng Ninh” thuộc dự
án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển
Quảng Ninh – Hải Phòng, Đà Nẵng – Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu – Thành phố
Hồ Chí Minh do Cục Điều tra và Kiểm soát tài nguyên – môi trường biển thực hiện
vào năm 2013. Kế hoạch đã trình bày cơ sở thực tiễn và nhu cầu xây dựng kế hoạch

kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tỉnh Quảng Ninh, đã đưa ra 16 kế hoạch hành động
mang tính thực tiễn, trên cơ sở các vấn đề ô nhiễm biển của tỉnh, các điểm nóng ô
nhiễm và các kế hoạch này có thể lồng ghép trong Quy hoạch môi trường tổng thể tỉnh
Quảng Ninh và một số vùng trọng điểm đến năm 2020 [4]. \
1.2.3. Tổng quan về thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
1.2.3.1. Điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km 2
nằm ở tọa độ 20o52’24”B 107o05’23”Đ, có đường quốc lộ 18A chạy qua tạo thành
chiều dài của thành phố với chiều dài bờ biển gần 50km và Vịnh Hạ Long 2 lần được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình


14
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong
những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm
cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm
có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, vùng ven biển ở phía nam quốc lộ
18A cuối cùng là vùng hải đảo.
Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa
đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7 °C.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có
hai loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây
Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão
lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.
Sông ngòi và chế độ thủy triều
Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ

Oai, Man, Trới. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước
không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển
cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước
biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 độ C đến 30.8 độ C, độ mặn nước biển trung bình là
21.6% (vào tháng 7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).
Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng
với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá với hơn 1.000 loài.
- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu
là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là
27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp; Đất
chưa sử dụng.
- Tài nguyên biển: Do lợi thế có Vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km² bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận


15
có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo. Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất
phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá,
500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá
trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực,
ngọc trai, bào ngư, sò huyết,… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại
các khu vực hồ Yên Lập, Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu…đây là nguồn cung cấp lớn
nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1.2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Hạ Long là đô thị loại I với dân số là 300.670 người (tính luôn cả
người không đăng ký cư trú) vào năm 2018. Mật độ dân cư ở các đô thị tăng nhanh,
đến năm 2018 Hạ Long có mật độ dân số là 1007 người/km 2. Sự gia tăng số đô thị đã
tạo ra những sức ép lớn tới môi trường tự nhiên do rác thải, nước thải, khí thải, khai
thác nguồn nước ngầm cho cấp nước và điện sinh hoạt.
Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ,
Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là
12%/năm. Năm 2018 thu ngân sách của thành phố là 36.802 tỷ đồng, và thu nhập bình
quân đầu người năm 2018 là 6.120 USD/năm bằng 2,5 lần so với cả nước.
Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long
Tăng 13,6%
Tăng 13,2%
Tăng 10,2%

Trong đó đóng góp ngân sách từ hoạt động du lịch tăng khá: Năm 2016 là 1.622
tỷ đồng, chiếm 6,5%; năm 2017 là 2.103 tỷ đồng, chiếm 7,6%; dự kiến năm 2018 ước
khoảng 2.762 tỷ đồng, chiếm 9,1%. Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh trong 2
năm 2016 - 2017 trên 18,2 triệu lượt, tăng bình quân 12,7%/năm, trong đó khách quốc
tế 7,8 triệu lượt.


16
Ngư nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ
lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng
mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi. Hàng xuất khẩu chủ
yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận
tải.
1.2.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.4.1. Phường Hồng Hải
CAO THẮNG


HÀ LẦM

HÀ TRUNG

VỊNH HẠ LONG

Phường Hồng Hải là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Phường Hồng Hải có diện tích 2,77km 2, dân số năm 1999 là 12,359 người. Phía Tây
giáp phường Bạch Đằng, phía Đông Nam giáp phường Hồng Hà, phía Bắc giáp
phường Cao Thắng, Hà Lầm, Hà Trung, phía Nam là Vịnh Hạ Long. Tọa độ là
20°57′0″B và 107°06′18″Đ. Đường quốc lộ 18A chạy dọc phường, chia phường thành
2 phần rõ rệt [5].
Hình 2.2 Vị trí phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Internet
Phường Hồng Hải là nơi lý tưởng cho người dân sinh sống và các cơ quan, đơn
vị đặt trụ sở làm việc. Vùng ven biển thuộc phường có mực nước đủ sâu để các thuyền
đánh cá neo đậu. Vùng này được che chắn bởi các đảo đá san sát nhau tạo thành vùng


17
kín gió rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá lồng bè và là nơi cho các tàu bè tránh
trú bão.
Khí hậu phường Hồng Hải nằm trong đới khí hậu gió mùa. Từ tháng 3 đến tháng
8 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam thổi nên khí hậu rất mát mẻ, dễ chịu; từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc. Từ tháng 8 đến
tháng 10 là mùa mưa bão, mỗi năm khoảng 2 đến 3 trận bão vào trực tiếp, sức gió
khoảng cấp 9, cấp 10.
1.2.4.2. Phường Cao Thắng
Cao Thắng là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phường

Cao Thắng có diện tích 2,47 km², dân số năm 1999 là 13268 người, mật độ dân số đạt
5372 người/km². Phía Đông giáp phường Hà Lầm, phía Tây giáp phường Cao Xanh,
phía Bắc giáp phường Hà Khánh, phía Nam giáp phường Hồng Hải và phường Trần
Hưng Đạo. Tọa độ là 20°58′8″B và 107°05′39″Đ.

HÀ TRUNG

HỒNG HẢI

Hình 2.3 Vị trí phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Internet
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và hiện trạng rác thải nhựa tại
các bãi biển của thành phố Hạ Long.


18
- Thái độ của cộng đồng dân cư, khách du lịch đối với việc phân loại, tái chế, tái
sử dụng và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi không gian
Phạm vi: Phường Hồng Hải và phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
2.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian: Từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019.


×