Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BAO CAO TIỂU LUẬN DONG DAT KOBE o NHAT BAN NAM 1995

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.84 KB, 20 trang )

KHOA ĐÔ THỊ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI.

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT KOBE Ở NHẬT BẢN NĂM 1995

SV

:

Lớp

:

GVHH :

Vũ Hữu Thời
10D2
T.S:Nguyễn Hữu Thủy


Mục lục:
LỜI NÓI ĐẦU…
CHƯƠNG I: Đặt vấn đề.
CHƯƠNG II: Giới thiệu sơ bộ về thảm họa động đất kobe ở nhật bản năm
1995.
CHƯƠNG III :Thuyết minh .
CHƯƠNG IV : Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG V : Tài liệu tham khảo.



LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề động đất là một vấn đề nóng bỏng nhất của Nhật Bản noi riêng cũng
như của thế giới nói chung,để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại
do động đất gây ra chúng ta cần hiểu sâu về động đất.Hiện nay trên thế giới
động đất vẫn đang diên ra.Bài tiểu luận này sẽ đề cập đến vấn đè động đất cụ
thể là động đất ở Nhật Bản Kobe năm 1995.


CHƯƠNG I: Đặt vấn đề.
1.1: Khái niệm về động đất.
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ
từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch
quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động
đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

1.2: Nguyên nhân gây ra động đất.


-Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các
đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
-Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với
khối lượng lớn.
-Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất
lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa
chấn.
1.3: Đặc điểm
-Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý
và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây

tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần,
nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động
đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều
trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động
đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được
trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết
toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa
chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này
lên mặt đất được gọi là chấn tâm.
-Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây
ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.
Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc
khác nhau và có thể ghi nhận được theo thứ tự đi đến trạm thu như sau: sóng
P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh.

1.4: Tìm hiểu động đất ở nhật bản.
Động đất là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản. Mỗi năm, số
lượng những cơn địa chấn mà con người không cảm thấy được nhiều tới khó
tưởng tượng nổi, còn những trận động đất nhẹ thì người Nhật chẳng mấy ai


để ý bởi trong ý nghĩ của họ, chúng cũng chẳng khác gì trời mưa, trời nắng.
Gần 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất
tập trung ở trên và xung quanh quần đảo Nhật Bản.
Trong vòng 1 thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ trở lên
(tính theo thang độ của Cục khí tượng Nhật Bản, cũng tương tự như thang độ
Richter của phương Tây).
Vậy lý do nào khiến có nhiều động đất tại Nhật Bản như vậy? Quần đảo
Nhật Bản nằm trên địa tầng Bắc Mỹ và địa tầng Âu Á. Bị vặn ép bên dưới
các địa tầng này là địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng biển Philippin,

khiến cho mặt đất không ổn định, gây ra nhiều vụ động đất.

CHƯƠNG II: Giới thiệu sơ bộ về thảm họa động đất kobe ở nhật bản
năm 1995.


Động đất Kobe 1995 hay Động đất lớn Hanshin là trận động đất xảy ra vào
thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 1995 lúc 05:46 giờ Nhật bản ở phía nam tỉnh
Hyōgo, Nhật Bản. Trận động đất có độ lớn 6,8 theo Cục Khảo sát Địa chất
Hoa Kỳ, và 7,3 theo thang độ lớn sửa đổi của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản
(thang cũ là 7,2). Các chấn động kéo dài khoảng 20 giây. Chấn tiêu nằm bên
dưới chấn tâm 16 km, ở phía nam của đảo Awaji, cách thành phố Kobe 20km.

Có khoảng 6.434 người bị thiệt mạng (ước tính vào ngày 22 tháng 12 năm
2005); trong đó khoảng 4.600 ở Kobe. Trong số các thành phố bị ảnh hưởng,
Kobe có dân số khoảng 1,5 triệu, nằm gần chấn tâm nhất và chịu ảnh hưởng
rung động mạnh nhất. Đây là trận động đất tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ động
đất Kanto 1923 với khoảng 140.000 thiệt mạng. Trận động đất gây thiệt hại


khoảng 10.000 tỷ yên bằng khoảng 2,5% GDP của Nhật Bản lúc đó, tương
đương khoảng 102,5 tỷ USD theo tỷ giá ngoại tệ 500 ngày sau đó (97,545
yên ăn 1 USD).

CHƯƠNG III :Thuyết minh
3.1: Cường độ địa chấn.
Đây là trận động đất đầu tiên có cường độ trên 7 theo thang cường độ shindo
của cơ quan Khí tượng Nhật Bản.Cường độ trên 7 này đo đạc được ở các đô



thị của Hokudan, Ichinomiya, và Tsuna (nay là thành phố Awaji), cũng như
các thành phố Kobe,Ashiya, Nishinomiya, và Takarazuka. Cường độ địa chất
đã được ước tính khoảng 6 theo thang shindo tại điểm quan sát trong các
thành phốSumoto (Awaji Island), và Kobe.
Trận động đất Hanshin ảnh hưởng ra ngoài vùng Kansai. Độ lớn của nó đo
đạc được khoảng 5 theo thang shindo ở các thành phố Kyoto,Hikone (tỉnh
Shiga), và Toyooka (tỉnh Hyōgo). Trận động đất còn ảnh hưởng đến cả Fukui,
Gifu, Mie, Osaka, Nara, Wakayama, Tottori,Okayama, Hiroshima,
Tokushima, Kagawa, và Kōchi, các nơi đây ghi được cường độ là 4 theo
thang shindo.
3.2:Các thang đo động đất.


Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF)



Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK)



Thang Mercalli (viết tắt là MM)



Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản



Thang EMS98 tại châu Âu


3.3: Chấn động.
Chấn động Mj 7,3 xảy ra lúc 05:46 JST vào sáng ngày 17 tháng 1 năm 1995,
kéo dài 20 giây. Trong khoảng thời gian này mặt đất chuyển động 18 cm theo
chiều ngang và 12 cm theo chiều đứng. Các chuyển động mạnh này là do
chấn tiêu nằm gần bề mặt và tâm chấn nằm rất gần Kobe.Có 4 chấn động nhỏ
bắt đầu với cường độ lớn nhất Mj 3,7 vào lúc 18:28 của ngày trước đó. Trong
vòng 5 tuần có khoảng 50 dư chấn (lớn hơn hoặc bằng 4,0 Mj ) được ghi
nhận.

Đến ngày 23 tháng 5 năm 1995: có tổng cộng 1983 dư chấn, cảm nhận được
249.
Đến 31 tháng 10 năm 1995: có tổng cộng 2309 dư chấn, cảm nhận được 302.
Đến 31 tháng 10 năm 1996: có tổng cộng 2522 dư chấn, cảm nhận được 408


3.4: Nguyên nhân của trận động đất KOBE
-Trận động đất thứ ba 17 tháng 1, năm 1995 tại Kobe, Nhật Bản là do quá
trình di chuyển Philippines tấm dày đặc hơn đại dương của mảng Âu-Á lục
nhẹ hơn. Trận động đất này đạt đến một mức độ 7,2 trên thang Richter và dẫn
đến cái chết của hơn 5, 000 người và việc di tản hơn 300,000 người khác.
- Năm 1995, trận động đất Kobe ở Nhật Bản đã được gây ra bởi sự ma sát từ
các tấm Thái Bình Dương và các tấm biển Philippine va chạm cùng một biên


độ phá hoại. Trận động đất là của một cường độ cao hơn do độ sâu của sự tập
trung.
- Trận động đất Kobe năm 1995 là do độ sâu của sự tập trung đó là chỉ
khoảng 16 kg mét dưới bề mặt trái đất. Đảo Awaji là tâm điểm mà từ đó các
sóng xung kích địa chấn có nguồn gốc và đi dọc theo Nojima lỗi đến các

thành phố Kobe và Osaka.
- Kobe động đất được gây ra bởi áp lực phát hành do chuyển động kiến tạo
của tấm biển Philippine và tấm Á-Âu. Kobe ở Nhật Bản mà nằm trên biên
của tấm Á-Âu.
- Trận động đất Kobe là do ba vỏ tấm đáp ứng gần bờ biển của Nhật Bản.
Philippines tấm dày đặc hơn đại dương đã được ngầm hoá phụ bên dưới tấm
Á-Âu lục nhẹ hơn với tốc độ khoảng 10 cm mỗi năm.Vòng cung đảo Nhật
Bản mà đã được hình thành từ dung nham nóng chảy phát hành Philippines
tấm tan do đó gây ra các trận động đất.
- Trận động đất Kobe chủ yếu gây ra bởi chuyển động đột ngột dọc theo trung
bình kiến tạo Line (MTL) lỗi. Khu vực được xây dựng trên đá mềm và dễ
dàng di chuyển được ồ ạt bị hư hỏng dẫn đến mất mát tài sản và cuộc sống.
Mặt đất hóa lỏng, cho phép các tòa nhà để lật đổ sang một bên, làm cho cần
cẩu khổng lồ tại cảng bị đổ xuống biển.

3.5: Hậu quả và biện pháp mà Nhật Bản đã làm để khắc phục hậu
quả của trận động đất Kobe năm 1995.
3.5.1: Hậu quả


5h46' (giờ địa phương) ngày 17/1/1995, một trận động đất
mạnh 7.3 độ richter (độ mạnh lớn nhất từng đó được ở Nhật
Bản thời điểm đó) với chấn động kéo dài 20 giây đã làm rung
chuyển cả phía nam tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Chấn tiêu của rung
động này nằm bên dưới chấn tâm 16km ở phía nam đảo Awaji,
cách thành phố Kobe 20km.


Với 20 giây rung động, động đất ở Kobe hay còn gọi là động đất mạnh
Hanshin đã làm mặt đất chuyển động 18cm theo chiều ngang, 12cm theo

chiều đứng. Và với 20 giây rung động, Kobe cũng như nhiều nơi khác
thuộc tỉnh Hyogo sau đó đã thành bình địa. Trong 5 tuần sau động đất,
có khoảng 50 dư chấn mạnh bằng hoặc lớn hơn 4.0 richter được ghi
nhận.


Ngày 17/1/1995 trở thành ngày kinh hoàng của nước Nhật kể từ sau
thế chiến thứ 2 (nói tại thời điểm đó). Có tất cả 6.434 người bị thiệt
mạng (ước tính vào ngày 22 tháng 12 năm 2005); trong đó tại Kobe là
4.571, mất tích 2 người, bị thương 14.678 (số liệu ngày 11/1/2000).
59% người chết đã ở độ tuổi 60 trở lên. 70% chết vì do ngạt thở và bị
nghiền nát.


Ngày 18/1/1995, có tất cả 222.172 người được sơ tán vào các khu tập
trung. Ngày 24/1/1995, con số này đã tăng lên thành 236.899 người.


Rất nhiều nhà ở, khu làm việc, nhà máy, công trình công cộng
quan trọng bao gồm cả City Hall, bệnh viện đã bị hư hỏng hoặc
sụp đổ hoàn toàn. 85% các trường học trong vùng bị hư hại.
Bảo tàng, thư viện, cảng đảo... cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.
Cụ thể: 67.421 cấu trúc bị sụp đổ hoàn toàn. 55.145 cấu trúc bị
sụp đổ một phần.


Động đất Hanshin còn gây ra 175 vụ cháy, trong đó 54 vụ xảy ra đồng
thời, ngay lập tức sau khi có chấn động. Tổng số diện tích bị đốt cháy
lên tới 819.108 m2. Cụ thể: 6.965 cấu trúc bị đốt cháy hoàn toàn; 80
cấu trúc bị đốt cháy một nửa; 271 cấu trúc bị đốt cháy một phần và 71

cấu trúc cháy nhỏ.


Động đất Hanshin cũng làm cho giao thông bị gián đoạn do chìm
mặt đất, vết nứt, và tòa nhà sập xuống. Đường sắt bị gãy đứt ở nhiều
nơi.


Các tuyến đường cao tốc Hanshin 3 và 5 đổ sập xuống đường
phía dưới tạo nên một cảnh tượng hãi hùng. Hầu như các bến
cảng ngừng hoạt động và bị chia cắt do các tuyến đường đứt,
không thể lưu thông..

3.5.2: Những biện pháp mà Nhật Bản đã làm được sau trận động
đất Kobe năm 1995.
- Sau trận động đất,chính quyền tỉnh đã thiết lập Học Viện Hồi Phục Con
Người & Giảm Bớt Thảm Họa ở Kobe. Học viện có 11 trung tâm nghiên cứu
bao gồm một tổ chức U.N và được mở để nghiên cứu về thảm họa, chia sẻ
những nghiên cứu trong và ngoài nước.Khoảng 240,956 ngôi nhà đã được
xây dựng hoặc một phần bị phá hủy ở tỉnh Hyogo là kết quả của trận động đất
Hanshin 1995 và 7,534 ngôi nhà bị thiêu hủy. Trận động đất cũng đã buộc
316,678 người phải sống trong 1,153 trung tâm tị nạn.
- Chính quyền thành phố Kobe đưa ra kế hoạch 3 năm tái thiết khẩn
cấp. Mục tiêu trong 3 năm này về cơ sở hạ tầng sẽ xây dựng khoản 82.000
cấu trúc. Trong đó 72.000 cấu trúc được xây mới, 10.000 cấu trúc được sửa
chữa. Theotính toán đó, trung bình mỗi ngày ở Kobe sẽ có 75 cấu trúc được
xây mới hoặc sửa chữa hoàn thành75 . Một tốc độ khôi phục đán kinh ngạc
- 16.000 nhà ở công cộng; 6.900nhà ở chất lượng cao; 4.000 nhà tái phát
triển; 13.000 nhà ban công; 31.600 nhà tù nhân (trong đó 4.600nhà được xây
dựng từ trợ cấp) đã được xây dựng sau động đấtHanshin.



- Toàn bộ hệ thống đường sắt được phục hồi trong vòng hơn 1 tháng.
Ngày 3/3/1995, hệ thống tài điện ngầm Kobe mở của trở lại. Ngày 22/6/1995
hệ thống xe bus hoạt động trở lại trên tất cả 73 tuyến đường. Ngày 30/9/1996
toàn bộ hệ thống đường cao tốc Hanshin được phục hồi đầy đủ. Ngày
4/7/1996 Ohashi Bridge mở lại 4 làn đường.Không những phục hồi, Kobe
còn xây dựng nên một mạng lưới giao thong hiện đại liên kết, được mở rộng
về Tây Osaka. Tháng 3/1997, hệ thống cảng ở Kobe được phục hồi hoàn
toàn…
CHƯƠNG IV : Kết luận và kiến nghị.
-Động đất ở Nhật Bản cũng như toàn thế giới đang là vấn đề cần được giải
quyết. Như trân động đất KoBe ở Nhật Bản (17/1/1995) đã làm thiệt hại một
lượng người và của vô cùng lớn :
+Có tất cả 6.434 người bị thiệt mạng ,trong đó tại Kobe là 4.571, mất tích 2
người, bị thương 14.678. 59% người chết đã ở độ tuổi 60 trở lên. 70% chết vì
do ngạt thở và bị nghiền nát.
+ Động đất Hanshin còn gây ra 175 vụ cháy, trong đó 54 vụ xảy ra đồng thời,
ngay lập tức sau khi có chấn động. Tổng số diện tích bị đốt cháy lên tới
819.108 m2. Cụ thể: 6.965 cấu trúc bị đốt cháy hoàn toàn; 80 cấu trúc bị đốt
cháy một nửa; 271 cấu trúc bị đốt cháy một phần và 71 cấu trúc cháy nhỏ.
+Các tuyến đường cao tốc Hanshin 3 và 5 đổ sập xuống đường phía dưới tạo
nên một cảnh tượng hãi hùng. Hầu như các bến cảng ngừng hoạt động và bị
chia cắt do các tuyến đường đứt, không thể lưu thông.
- Từ tác haị của động đất gây ra thì Chính quyền thành phố Kobe cần đưa ra
những kế hoạch để giúp người dân vượt qua khó khăn và xây dựng lại đất
nước đồng thời kêu gọi các tổ chức trên thế giới hãy chung tay giúp đỡ Nhật
Bản nhằm giảm bớt thiệt hại do động đất KoBe gây ra.Tuy nhiên vấn đề động
đất ở Nhật Bản cũng như toàn thế giới cần phải có biện pháp cu thể để phòng
trách.

CHƯƠNG V : Tài liệu tham khảo.
- />- />-Tài liệu động đất.



×