Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nghiên cứu tỉ lệ khối lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ dung môi QH1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.54 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

======
VŨ THU UYÊN

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ KHỐI LƯỢNG
CÁC HỢP CHẤT DDT THÀNH PHẦN
TÁCH CHIẾT TỪ ĐẤT Ô NHIỄM
BẰNG HỆ DUNG MÔI QH1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

======
VŨ THU UYÊN

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ KHỐI LƯỢNG
CÁC HỢP CHẤT DDT THÀNH PHẦN
TÁCH CHIẾT TỪ ĐẤT Ô NHIỄM
BẰNG HỆ DUNG MÔI QH1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN QUANG HỢP



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời
đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Quang Hợp
thuộc khoa Hóa học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, thầy đã trực tiếp
nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi
hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa học, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 những người giáo viên tâm huyết đã truyền đạt kiến thức
chuyên môn và kiến thức đời sống quý báu để tôi ngày càng trưởng thành
hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè đã hết lòng quan
tân và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thu Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................... 3
1.1. Hóa chất bảo vệ thực vật........................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại.......................................................................................... 3

1.1.3. Một vài nét về thuốc trừ sâu clo hữu cơ.......................................... 4
1.2. Thực trạng ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật hiện nay ......................... 8
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm Hóa chất BVTV trên thế giới ......................... 8
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm Hóa chất BVTV tại Việt Nam ........................ 9
1.3. Một số phương pháp xử lý hóa chất bảo vệ thực vật ........................... 11
1.3.1. Phương pháp thủy phân [6]........................................................... 11
1.3.2. Phương pháp điện hoá [2, 13] ...................................................... 12
1.3.3. Phương pháp hấp phụ [6, 14] ....................................................... 12
1.3.4. Phương pháp chôn lấp [6] ............................................................. 13
1.3.5. Phương pháp dùng thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao [6] .............. 13
1.3.6. Công nghệ rửa đất ô nhiễm (soil washing) ................................... 14
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 15
THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 15
2.1. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị được sử dụng ............................................ 15
2.2. Cách tiến hành các thí nghiệm ............................................................. 15
2.3. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................. 17
2.3.1. Sắc ký khí ghép khối phổ GCMS ................................................. 17
2.3.2. Một số phần mềm ứng dụng xử lý số liệu (Excel, Origin). .......... 17
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 19
3.1. Lượng các hợp chất DDT tách chiết được theo số lần chiết................ 19
3.1.1. Chiết lần 1 ..................................................................................... 19
3.1.2 Chiết lần 2 ...................................................................................... 20
3.1.3. Chiết lần 3 ..................................................................................... 21


3.2. Khối lượng các hợp phần POP trong các lần chiết .............................. 22
3.2.1. Hợp phần DDE.............................................................................. 22
3.2.2. Hợp phần DDD ............................................................................. 23
3.2.3. Hợp phần DDT.............................................................................. 24

3.2.4. Lượng POP của 3 lần tách chiết.................................................... 25
3.2.5. Hiệu suất tách chiết ....................................................................... 26
3.3. So sánh tỉ lệ khối lượng các chất POP tách chiết được ....................... 27
3.3.1. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 1..................................... 27
3.3.2. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 2..................................... 28
3.3.3. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 3..................................... 29
3.3.4. Tỉ lệ tổng các hợp chất nhóm DDT chiết được bằng QH1 ........... 30
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 33


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
BHC
DDD
DDE
DDT
DDD tong
DDE tong
DDT tong
LD50 (chuột)

Bảo vệ thực vật
1,2,3,4,5,6-hexachlorcyclohexan
Dichlorodiphenyldichloroethane
Dichlorodiphenyldichloroethylene
Dichlorodiphenyltrichloroethane
Tổng lượng hóa chất có liên quan đến DDD
Tổng lượng hóa chất có liên quan đến DDE
Tổng lượng hóa chất có liên quan đến DDT

Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số
chuột dùng trong nghiên cứu

GC
MS
GC/MS
POP
UV

Gas Chromatography
Mass Spectometry
Gas Chromatography Mass Spectometry
Persistent organic pollutants
Tia cực tím


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 3.1. Lượng các chất trong lần chiết 1..................................................... 19
Hình 3.2. Lượng các chất trong lần chiết 2..................................................... 20
Hình 3.3. Lượng các chất trong lần chiết 3..................................................... 21
Hình 3.4. Tổng lượng các chất tách chiết ....................................................... 22
Hình 3.5. Lượng chất DDE trong các lần chiết............................................... 23
Hình 3.6. Lượng chất DDD trong các lần chiết .............................................. 24
Hình 3.7. Lượng chất DDT trong các lần chiết............................................... 25
Hình 3.8. Lượng POP ở các lần tách chiết...................................................... 26
Hình 3.9. Hiệu suất chiết tách POP................................................................. 27
Hình 3.10. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 1..................................... 28
Hình 3.11. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 2..................................... 29
Hình 3.12. Tỉ lệ các DDT thành phần của lần chiết 3..................................... 30
Hình 3.13. Tỉ lệ tổng các chất DDT chiết được .............................................. 31

Bảng 3.1: Lượng các chất trong lần chiết 1 (mg) bằng dung môi QH1 ......... 19
Bảng 3.2. Hiệu suất (%) chiết tách POP bằng dung môi QH1........................26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường luôn là một trong những vấn đề được xã hội quan
tâm hàng đầu. Trong đó, ô nhiễm đất đang có những diễn biến ngày càng tiêu
cực và đe dọa cuộc sống của con người. Do hoạt động công nghiệp của các
nhà máy, xí nghiệp, hay sử dụng hàng loạt các hóa chất trong nông nghiệp, xử
lí chất thải không đúng quy định, vứt rác thải bừa bãi....càng làm cho tình hình
ô nhiễm đất trở nên nghiêm trọng. Các hóa chất phổ biến bao
gồm hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and
benzo(a)pyrene), dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Đặc biệt
điển hình là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP), trong đó có các hóa
chất bảo vệ thực vật (BVTV) còn tồn lưu trong môi trường không khí, nước,
khu đất tại các kho thuốc trừ sâu đã để lâu ngày không sử dụng.
Đứng trước hiện trạng ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật của ngành nông nghiệp hiện nay, việc ứng dụng các công trình xử lý thuốc
BVTV tồn dư trong đất vào thực tiễn là điều hết sức cần thiết.Với mục đích
làm hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV tồn dư trong đất đối với môi trường
và con người, tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Nghiên cứu tỉ lệ khối
lượng các hợp chất DDT thành phần tách chiết từ đất ô nhiễm bằng hệ
dung môi QH1”. Đây là phương pháp mới, tiết kiệm kinh phí, thân thiện với
môi trường, mang ý nghĩa thực tiễn lớn, góp phần bảo vệ sức khoẻ con người
và môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sạch đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy bằng dung
môi có chứa các chất phụ gia hoạt động bề mặt gốc ancol QH1.
- Quá trình loại bỏ thuốc BVTV đảm bảo triệt để, không phát sinh chất độc

hại thứ cấp.
- So sánh tỉ lệ khối lượng các chất DDT, DDD, DDE tách chiết từ đất ô nhiễm
với tỉ lệ của chúng có trong đất ô nhiễm ban đầu.
3. Nội dung nghiên cứu

1


- Nghiên cứu phương pháp chiết tách thuốc BVTV khó phân hủy trong đất
và cách xử lí đất ô nhiễm thuốc BVTV khó phân hủy bằng hệ dung môi
QH1.
- Phân tích, đánh giá kết quả mẫu đất và mẫu nước sau khi xử lý bằng hệ
dung môi QH1.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và tìm hiểu tài liệu có liên quan tới phụ gia gốc ancol và POP.
- Sử dụng các phương pháp chiết rửa đất ô nhiễm DDT bằng hệ dung môi
QH1.
- Sử dụng phương pháp phân tích hàm lượng DDT trong đất và nước bằng
GC/MS.
- Đánh giá, phân tích và xử lí số liệu thu được bằng các phần mềm chuyên
dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để ứng dụng các
dung môi hữu cơ gốc ancol xử lý loại bỏ hợp chất DDT, đây là hóa chất
BVTV phổ biến và tồn dư điển hình nhất trong đất ô nhiễm hóa chất BVTV ở
Việt Nam hiện nay.

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Hóa chất bảo vệ thực vật
1.1.1. Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật (sản phẩm nông dược) là “những chế phẩm có
nguồn gốc hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác
dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật” [11]
Theo quy định tại Điều I Chương I, Điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành kèm theo nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của chính
phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc
BVTV bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều tiết sinh trưởng thực
vật, những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. [15]
Dịch hại (pest): dùng chỉ mọi loài sinh vật gây hại cho người, cho mùa
màng, nông lâm sản; công trình kiến trúc; cho cây rừng, cho môi trường sống.
Bao gồm các loài côn trùng, tuyến trùng, vi sinh vật gây bệnh cây, cỏ dại, các
loài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng. [11]
Thuốc trừ dịch hại (pesticide) là “những chất hay hỗn hợp các chất
dùng để ngăn ngừa, tiêu diệt hay phòng trừ các loài dịch hại gây hại cho cây
trồng, nông lâm sản, thức ăn gia súc, hoặc những loài dịch hại gây hại cản trở
quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển nông lâm sản; những loại côn trùng,
ve bét gây hại cho người và gia súc”. Thuật ngữ này còn bao gồm cả các chất
điều hoà sinh trưởng cây trồng, chất làm rụng hay khô lá hoặc các chất làm
cho quả sáng đẹp hay ngăn ngừa rụng quả sớm và các chất dùng trước hay sau
thu hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hư thối trong bảo quản và chuyên
chở. Thế giới cũng quy định thuốc trừ dịch hại còn bao gồm thuốc trừ ruồi
muỗi trong y tế và thú y. [11]
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV tùy theo yêu cầu nghiên cứu
và sử dụng.

* Dựa theo đối tượng phòng chống [1, 11]
Thuốc trừ sâu (insecticide)
3


Thuốc trừ nhện (acaricide)
Thuốc trừ bệnh (fungicide)
Thuốc trừ tuyến trùng (nematocide)
Thuốc trừ chuột (ratticide)
Thuốc trừ cỏ dại (herbicide)
Thuốc giết động vật (zoocide)
Thuốc trừ ốc sên (limacide, molluscide)
Thuốc trừ vi khuẩn (bactericide)
* Dựa theo nguồn gốc hóa học [1, 11]
Nguồn gốc thảo mộc: các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản
phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Nguồn gốc sinh học: các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên địch),
các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh...) có khả năng
tiêu diệt dịch hại.
Nguồn gốc vô cơ: các hợp chất vô cơ ( như dung dịch boocđô, lưu
huỳnh và lưu huỳnh vôi, đồng, hợp chất asenit....) có khả năng tiêu diệt dịch
hại.
Nguồn gốc hữu cơ: các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu
diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat, nhóm
pyrethroid...). Các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh vật (Thuốc kháng sinh).
* Dựa theo cách tác động của thuốc đến dịch hại [1, 11]
Thuốc tiếp xúc
Thuốc vị độc
Thuốc xông hơi
Thuốc lưu dẫn và thuốc không lưu dẫn

Thuốc có tác động chọn lọc và không chọn lọc
* Dựa theo mức độ bay hơi[11]
Chất rất nguy hiểm: Nồng độ bảo hòa ≥ nồng độ độc hại.
Chất nguy hiểm: Nồng độ bão hòa > nồng độ bốc cháy.
Chất ít nguy hiểm: Nồng độ bão hòa < nồng độ bốc cháy.
1.1.3. Một vài nét về thuốc trừ sâu clo hữu cơ
Chịu ảnh hưởng từ chiến tranh mà DDT và tiếp đó là một loạt các loại
thuốc trừ sâu hữu cơ khác ra đời. Hiệu lực của thuốc trừ sâu Clo hữu cơ lớn
4


chưa từng có so với các thuốc trừ sâu vô cơ và thảo mộc trước đó nên nó được
sản xuất và sử dụng với một qui mô lớn, đánh dấu một bước phát triển mạnh
mẽ của ngành Hóa Bảo Vệ Thực Vật. Công thức hóa học có chứa: C, H, O,
S,…Cl. Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm Clo hữu cơ có những đặc điểm chính
như sau:
1.1.3.1. Ưu điểm
Quy trình sản xuất tương đối đơn giản, giá thành của chế phẩm thấp, dễ
chế biến hoạt chất thành nhiều dạng chế phẩm khác nhau: Bột thấm nước, nhũ
dầu, bột rắc, hạt…Do đó dễ sử dụng trên nhiều loại cây trồng và những điều
kiện đồng ruộng khác nhau. [1]
Các thuốc này thường có phổ tác động rộng, hiệu lực khá cao, thời gian
hiệu lực dài thích hợp cho việc phòng trị ngoài đồng, nhất là đối với các loại
cây công nghiệp. Độ bền hóa học lớn trong những điều kiện thông thường nên
dễ bảo quản tồn trữ. [1]
1.1.3.2. Nhược điểm
Do độ bền hóa học lớn nên thuốc dễ lưu bả trong đất đai, cây trồng,
nông sản, thực phẩm, làm cho môi trường bị ô nhiễm trong một thời gian lâu
dài. Thời gian phân giải 95% hoạt chất trong điều kiện tự nhiên của DDT là
10 năm; Lindance là 6,5; Diendrin là 8 năm; Clodan là 3,5 năm. Vì bả thuốc

lưu tồn nên phẩm chất, hình thức của nông sản bị xấu đi và gây độc cho người
hay gia súc sử dụng nông sản đó, như BHC thường để lại mùi khó chịu trên
nông sản như khoai tây, rau đậu…[1]
Có khả năng gây trúng độc tích lũy mạnh. Qua sự tiếp xúc với thuốc
nhiều lần hay qua chuỗi thức ăn hàm lượng thuốc trong cơ thể, chủ yếu trong
mô mỡ tăng lên rất nhiều; đến một lượng nào đó nó biểu hiện các triệu chứng
ngộ độc rất hiểm nghèo như ung thư, quái thai, …Độc đối với cá và thiên địch
lớn. [1]
Khi sử dụng một loại thuốc Clo hữu cơ ở tại một địa phương trong
nhiều năm dễ gây ra hiện tượng côn trùng kháng thuốc. Do những nhược
điểm trên, ngày nay nhiều thuốc trừ sâu gốc Clo hữu cơ đã bị cấm hoặc hạn
chế sử dụng ở nhiều nước. [1]
1.1.3.3. Một số đặc điểm khác

5


Cấu tạo hóa học: Trong phân tử của các hợp chất này đều có chứa
nguyên tử Clo và các vòng Benzen dị vòng. [1]
Tính chất vật lý: Thuốc kỹ nghệ đều ở dạng rắn, không tan hoặc ít tan
trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, và thường có mùi hôi khó chịu.
Dạng chế phẩm thường gặp là ND, H, BTN, bột phun… ở các hàm
lượng khác nhau.
Tính chất hóa học: Các thuốc Clo hữu cơ thường có độ bền hóa học
lớn, tồn tại lâu dài ngay cả điều kiện ngoài đồng, phần lớn đều bị phân hủy
trong môi trường kiềm. [1]
Tính độc: Độ độc thuốc đối với động vật máu nóng đều từ trung bình
đến cao, trong đó các hợp chất nhóm DDT, BHC, nhóm Cyclodien có khả
năng tích lũy trong cơ thể người và động vật (trừ thiodan). Các thuốc Clo hữu
cơ thường có tác dụng vị độc và tiếp xúc lên côn trùng, một số còn có đặc tính

xông hơi. Cá thuốc này thường tác động lên hệ thần kinh bằng cách ức chế
men cholinesteraza (ChE.) và tác động lên một số cơ quan khác làm rối loạn
hoạt động của cơ thể côn trùng dẫn đến chết. [1]
Công dụng và cách dùng: Các thuốc này đều có phổ phòng trị rộng, diệt
được nhiều loại sâu hại có kiểu miệng nhai gặm và một số ít côn trùng chích
hút.
Tuy nhiên thuốc không có đặc tính chọn lọc nên dễ gây hại cho các loài
thiên địch và sinh vật có ích. [1]
1.1.3.4. DDT (Dichlodiphenyl trichloetan) [1, 10, 16]
DDT là tổng hợp của 3 dạng là p,p’-DDT (85%), o,p’-DDT (15%) và
o,o’-DDT (lượng vết).
Công thức phân tử: C14H9Cl5
Công thức cấu trúc hóa học:

6


Tên hóa học: 1,1,1-trichloro- 2,2-bis(p-chlorophenyl) ethane.
Tên thường gọi: DDT
- Dạng chế phẩm thường gặp: 30ND, 75BHN, 10BR, 5H…
- Tính chất vật lý: DDT kỹ nghệ là một hỗn hợp nhiều đồng phân, trong đó
đồng phân para có độ độc cao nhất đối với côn trùng. Sản phẩm công
nghiệp ở thể rắn, màu trắng ngà có mùi hôi.
- Tính chất hóa học: Thuốc rất bền ở điều kiện thường nhưng dễ bị kiềm
phân hủy tạo thành DDE, nhất là khi hiện diện các muối sắt. Bị tia cực tím
phân hủy.
* Một số ảnh hưởng của DDT đến môi trường và con người
DDT sau khi được sử dụng vẫn còn tồn đọng trong nguồn nước, lòng
đất và bụi DDT lơ lửng trong không khí. DDT không hoà tan trong nước
nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ và được Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Hoa Kỳ xếp vào danh sách hóa chất cần phải kiểm soát vì có nguy cơ tạo ra
ung thư cho người và thú vật. [12]
Độc tính: LD50 (chuột) = 113mg/kg; thuốc có khả năng tích lũy trong
cơ thể người và động vật, nhất là các mô mỡ, mô sữa, đến khi đủ lượng gây
độc thì thuốc sẽ gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư, sinh quái thai.
DDT độc mạnh với các và ong mật. DDT an toàn đối với cây trồng, trừ
những cây thuộc họ bầu bí.
Lưu ý: không dùng DDT trừ rệp và nhện đỏ do DDT có khả năng diệt
thiên địch rất lớn. [1]
Con người bị nhiễm DDT thông qua nhiều cách khác nhau đó là phơi
nhiễm trực tiếp và gián tiếp. Phơi nhiễm trực tiếp có thể xảy ra qua phổi
hoặc qua da. Nhiễm gián tiếp xảy ra khi ăn các thực phẩm như: ngũ cốc,
rau đậu đã bị nhiễm DDT, cũng như tôm cá sống trong vùng bị ô
nhiễm,..Tiếp xúc trực tiếp với DDT sẽ làm da bị ngứa, khó chịu khi chạm vào
mắt, chảy nước mũi khi hít vào. Với liều lượng cao hơn, có thể gây ảnh
hưởng tới hệ thần kinh và khi trực tiếp tiếp xúc với DDT trong thời gian dài
có thể bị sơ gan (dạng necrosis). Thí nghiệm lên chuột cho thấy các hiện
tượng sau đây xảy ra sau một thời gian dài bị nhiễm độc. Nếu bị nhiễm độc
vào khoảng 20-50 mg/ngày/kg cơ thể, điều nầy có thể ảnh hưởng đến

7


việc sinh sản, đến các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận.
Nếu bị nhiễm lâu hơn nữa có thể đứa đến ung thư. [12]
1.2. Thực trạng ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật hiện nay
Hóa chất BVTV đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở các
nước là rất lớn. Trong đó, nước Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng
năm lượng Hóa chất BVTV được sử dụng lớn nhất, lên tới 1/3 tổng số Hóa

chất BVTV trên toàn thế giới, chủ yếu là hóa chất diệt cỏ. Châu Âu cũng sử
dụng nhiều Hóa chất BVTV (30%), trong khi đó con số này ở các nước còn
lại là 20% (Pak J. Weed Sci. Res. 2007). [5]
Thuốc BVTV là một trong những yếu tố cần để đảm bảo cho việc tăng
suất và làm cho cây trồng xanh tươi. Ngoài mặt tích cực của thuốc BVTV là
tiêu diệt các sinh vật gây hại cho cây trồng, bảo vệ mùa màng thuốc BVTV
còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây hại đến các quần thể sinh vật
trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích, tiêu diệt tôm cá, phá vỡ cân bằng sinh
thái . Dư lượng của hóa chất BVTV có thể tồn tại trong nông sản, có thể tồn
tại trong nước mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào mạch nước ngầm, phát tán
theo gió gây ô nhiễm môi trường. [7]
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm Hóa chất BVTV trên thế giới
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 3
triệu vụ ngộ độc do thuốc BVTV, trong đó có khoảng 220.000 vụ tử vong.
Việc sử dụng rộng rãi thuốc BVTV đã và đang làm chết cá, chim nước, những
kẻ thù tự nhiên của sâu bọ có hại, những côn trùng thụ phấn cho cây trồng,
làm cho hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh ngày càng gia tăng và gây ra
nhiều vân đề nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. [7]
Chỉ tính riêng ở Mỹ, hàng năm thiệt hại cho môi trường sinh thái do
thuốc BVTV gây ra ước tính là 8 tỷ USD. Trên toàn thế giới ước thiệt hại này
có thể lên đến 100 tỷ USD. [7]
Ở tất cả các nước, những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV trong
canh tác nông nghiệp bị nhiễm thuốc BVTV với tần suất lớn nhất và tiếp theo
là những người dân sống cạnh các vùng canh tác phun nhiều thuốc BVTV.
Nông dân phải thao tác trực tiếp với đa số các loại thuốc BVTV nên nguy cơ
bị nhiễm độc ở họ là cao nhất. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy ở Mỹ và Châu
8


Âu tỷ lệ ung thư trong nông dân cao hơn nhiều so với những người không làm

nông nghiệp. Người ta cũng đã phát hiện ra mối liên quan rõ rệt giữa ung thư
phổi với các thuốc trừ sâu có Clo. Mối liên quan giữa bệnh u bạch huyết và
một số loại thuốc diệt cỏ cũng được dẫn chứng. [7]
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm Hóa chất BVTV tại Việt Nam
Thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng
thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên
45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn. [7]
Phần lớn các loại thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có
nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập
lậu cho thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn
thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm
23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc
xông hơi, khử trùng, bảo quản lầm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng
chiếm 12%. (Cục bảo vệ thực vật, 2015) [5]
Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm tồn lưu do Hóa chất
BVTV từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu
(sau đây gọi tắt là điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu) 1.562
điểm tồn lưu do hóa chất BVTV trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về ngưỡng xử lý Hóa chất BVTV hữu cơ theo mục đích sử dụng
đất thì hiện có khoảng 200 điểm ô nhiễm tồn lưu do Hóa chất BVTV có mức
độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.[4, 17]
Hiện nay, phần lớn các khu vực bị ô nhiễm lại đang nằm lẫn trong
khu dân cư hay các khu vực đất ruộng đang được canh tác. Những khu vực
ô nhiễm này có diện tích từ vài chục mét vuông cho đến cả hàng ngàn mét
vuông; chiều sâu đất ô nhiễm từ 0,5m - 3m. Từ đó có thể thấy, lượng đất bị
ô nhiễm đang là con số rất lớn, đồng thời việc xử lý dứt điểm cũng hết sức

tốn kém.[3]

9


Do tính chất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng chục, thậm chí hàng
trăm năm trong đất nên thuốc bảo vệ thực vật nhóm POP có đặc điểm ô nhiễm
khác với các loại thuốc mới được sử dụng gần đây. Những loại thuốc bảo vệ
thực vật mới tuy độc tính cao nhưng có thời gian phân hủy ngắn nên khi bị
rải trên mặt đất sẽ biến mất sau một vụ hoa màu. Hoặc nếu có bị nhiễm sâu
vào đất thì quá trình xử lý cũng đơn giản hơn. [3]
Theo đánh giá của Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường- Tổng
cục Môi trường thì ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật
đang là một vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Đây là những hợp
chất hữu cơ độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại
rất bền trong môi trường nên rất khó để phân hủy sinh học. Trong đó, chủ
yếu lại là các loại hóa chất thuộc nhóm POPs như: DDT, 666, Aldrin... [3]
Những hóa chất này có thể trôi theo nước mưa và ngấm sâu vào nguồn
nước sinh hoạt hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống. Đây được
coi là một trong những tác nhân gây ra nhiều loại bệnh ung thư điển hình như
hiện nay. [3]
Theo tính toán sơ bộ của ngành Nông nghiệp, ở đồng bằng sông Cửu
Long mỗi năm, nông dân đồng bằng sông Cửu Long sử dụng hàng ngàn tấn
thuốc BVTV. Trong đó riêng phân bón, theo các chuyên gia nông nghiệp, ước
tính lượng phân bón dư thừa trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
đã phát thải gần 140.000 tấn/năm. Trung bình, bà con nông dân phun thuốc từ
5 đến 8 lần/vụ, tương ứng với lượng bao bì, vỏ thuốc sử dụng khoảng 4 đến
5kg/ha. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng về môi trường Việt Nam, hàng
năm có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc bảo vệ thực vật
phải cấp cứu tại các bệnh viện và trên 300 trường hợp tử vong. Hiện nay,

nhiều bà con nông dân vẫn còn xem bao, vỏ chai đựng thuốc BVTV là một
loại rác thải thông thường nên tự nhiên vứt bỏ bừa bãi xuống kênh rạch, bờ
sông, bờ ruộng... không hiểu hết được hậu quả độc hại của nó gây ra đối với
môi trường. [8]
Trong danh mục điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo Quyết định số 1946
của Thủ tướng Chính phủ, hiện cả nước còn có 15 tỉnh với 240 điểm tồn lưu
hóa chất bảo vệ thực vật. Đặc biệt, ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện chiếm
10


trên 60% số điểm nằm trong danh mục 100 khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm
trọng do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. [3]
Tại các điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, các hóa chất
này đã bị chôn lấp, rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển... không phù hợp
tiêu chuẩn. Do đó, công việc quản lý môi trường tại những điểm này sẽ phải
tập trung vào nội dung cải tạo, xử lý triệt để nhằm phục hồi các khu vực bị ô
nhiễm để đưa hiện trạng của đất và nguồn nước ngầm trở về được trạng thái
ban đầu. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu lại đang lệ thuộc vào mức độ đầu tư
kinh phí ra sao cho công tác này. [3]
1.3. Một số phương pháp xử lý hóa chất bảo vệ thực vật
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp, công nghệ khác nhau để xử lý,
tiêu hủy thuốc BVTV, có thể liệt kê như: Phá hủy bằng tia cực tím (hoặc bằng
ánh sáng mặt trời); Phá hủy bằng hồ quang Plasma; Phá hủy bằng ozon UV;
Phương pháp thủy phân; Phương pháp oxy hoá ở nhiệt độ thấp; Oxy hoá bằng
không khí ướt; Oxy hoá nhiệt độ cao (Thiêu đốt, nung cháy hoặc lò nóng
chảy); Phương pháp điện hoá; Phương pháp chiết; Phương pháp hấp phụ;
Phương pháp chôn lấp…ở đây tôi đi sâu vào phân tích 5 phương pháp hay
được sử trong điều kiện Việt Nam.
1.3.1. Phương pháp thủy phân [6]

Có hai loại thủy phân: Thủy phân trong môi trường axit và thủy phân
trong môi trường kiềm.
Mục đích: nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một số mối liên kết nhất
định, chuyển hóa chất có độ độc tính cao thành chất có độ độc tính thấp
hơn hoặc không độc.
Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuốc BVTV mà ta chọn phương
pháp nào và sử dụng các chất xúc tác thích hợp cho từng quá trình thủy phân
trên.
Ưu điểm:
Sử dụng thiết bị đơn giản, dễ chế tạo.
Vật tư hoá chất dễ kiếm.
Nhược điểm:

11


Tuy sản phẩm tạo ra mặc có độc tính thấp nhưng mạch cacbon của
phân tử hữu cơ thường không bị cắt đứt nên các sản phẩm thủy phân cần
phải có các phép xử lý tiếp theo trước khi thải ra môi trường.
Phải có qui trình riêng đối với từng loại thuốc BVTV và phải có sự
kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của quá trình xử lý.
1.3.2. Phương pháp điện hoá [2, 13]
Phương pháp dựa trên khả năng oxy hoá trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các
tác nhân oxy hoá mới sinh dưới tác dụng của dòng điện để phân hủy các chất
BVTV về dạng không độc hoặc ít độc hơn.
Ưu điểm:
Có khả năng phá hủy được hầu hết các thuốc BVTV về dạng ít
ảnh hưởng đến môi trường nhất.
Chi phí cho quá trình xử lý không nhiều.
Nhược điểm:

Đòi hỏi có đầu tư ban đầu cho chế tạo thiết bị.
1.3.3. Phương pháp hấp phụ [6, 14]
Phương pháp này thường được sử dụng để thu gom hoặc xử lý ô nhiễm
thứ cấp trong quá trình xử lý trên.
Có thể dùng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên như: than hoạt
tính, bentonit… hoặc các chất hấp phụ tổng hợp khác nhau.
Các thuốc BVTV sau khi được hấp phụ trên các vật liệu hấp phụ thì
có thể áp dụng các phương pháp khác nêu trên để tiêu hủy tiếp như: phương
pháp đốt, phương pháp chiết, phương pháp phân hủy bằng vi sinh vật…

12


1.3.4. Phương pháp chôn lấp [6]
Là quá trình cô lập thuốc BVTV, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.
Phương pháp này là công đoạn cuối cùng đối với các dạng chất thải rắn độc
hại không thể khí hoá.
Ưu điểm:
Yêu cầu công nghệ không cao, chi phí xây dựng cơ bản thấp
Áp dụng được với các loại thuốc BVTV
Nhược điểm:
Yêu cầu về vị trí xây dựng khắt khe: địa chất ổn định không có lớp đá
vôi, cao ráo, thuận tiện về mặt giao thông, xa khu dân cư, không phải là nơi
trú ngụ của các sinh vật quý, khu di tích lịch sử….
Không kiểm soát được các quá trình hoá lý diễn ra trong chất thải.
Có thể làm ô nhiễm nước ngầm và đất.
Vẫn là mối đe doạ gây ô nhiễm môi trường.
1.3.5. Phương pháp dùng thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao [6]
Đốt chất thải ô nhiễm thực chất là oxy hoá chúng bằng oxy không khí
ở nhiệt độ cao. Có thể nói đó là quá trình cuối cùng cho các chất thải nguy

hiểm như thuốc BVTV khi không thể tái chế, tái sử dụng hay không đảm
bảo an toàn khi chôn lấp ở bãi chôn lấp. Sản phẩm của phản ứng phân hủy
nhiệt khi đốt cũng giống như sản phẩm của quá trình phân hủy bằng Plasma
và cũng tuỳ thuộc vào tính chất của loại thuốc BVTV.
Ưu điểm:
Có khả năng tiêu hủy các dạng khác nhau của thuốc BVTV
Đối với các loại thuốc BVTV hoà tan bằng dung môi hữu cơ thì có
thể dùng ngay chúng làm nhiên liệu để đốt.
Chi phí thêm cho quá trình tiền xử lý không lớn
Lượng chất thải còn lại sau khi xử lý không độc , không đáng kể về
số lượng.
Khí thải sinh ra trong quá trình tiêu hủy có thể xử lý dễ dàng bởi
các dung dịch hấp thụ nên không gây ra ô nhiễm hay ảnh hưởng tới môi
trường.
Nhược điểm :
Đầu tư ban đầu cho thiết bị tương đối lớn .
13


Không thể sử dụng được đối với các hợp chất có chứa kim loại độc, dễ
bay hơi (Hg ; As ) cũng như các chất dễ nổ hay chất phóng xạ. [6]
1.3.6. Công nghệ rửa đất ô nhiễm (soil washing)
Ở Ấn Độ, Shivam Singh và cộng sự năm 2014 đã nghiên cứu tách rửa
các kim loại nặng trong đất ô nhiễm như Pb, Cr, As, Zn, Cd, Cu, Hg, và Ni
[14, 20]. Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu tách dioxin ra khỏi đất ô nhiễm
với công nghệ tẩy rửa đất bằng quy trình tuyển nổi. Năm 2016, Công ty
TNHH Shimizu Việt Nam đã tiến hành lấy mẫu đất nhiễm dioxin tại sân bay
Biên Hòa - Việt Nam mang về Nhật Bản để tiến hành thử nghiệm bằng công
nghệ này (hiện chưa có kết quả). Cách thức điển hình được sử dụng trong
chiết rửa đất là phân tách vật lý, phân tách hóa học hoặc kết hợp cả hai. Phân

tách vật lý là cô đặc các hóa chất ô nhiễm vào lượng dung môi nhỏ hơn bằng
cách khai thác sự khác biệt về đặc tính vật lý, giữa các hạt mang chất ô nhiễm
và hạt đất, tính bề mặt kị nước giữa các chất ô nhiễm với dung môi hữu cơ
được sử dụng [14, 21, 22]. Phân tách hoá học liên quan đến kỹ thuật hòa tan
các hóa chất ô nhiễm từ đất với dung dịch nước chiết xuất có chứa chất phản
ứng hoá học như axit hoặc chất càng hóa [14, 23, 24].

14


CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị được sử dụng
* Hóa chất
- Đất bị ô nhiễm Hóa chất BVTV
- Nước cất, đá bọt, bông thủy tinh, giấy lọc, giấy dán nhãn
- Phụ gia hoạt động bề mặt, chè mạn.
* Dụng cụ
Bình tam giác 100ml và 250ml, cốc thủy tinh 1000ml, phễu, pipet 5ml và
10ml, ống đong 100ml và 500ml, giấy lọc, đá bọt, bông, đũa thủy tinh, lọ
đựng dung dịch sau khi chiết, cột sắc kí, giá sắt, kéo, gang tay, khẩu trang y
tế.
* An toàn thí nghiệm
- Khi lắp giá phải kiểm tra xem giá chắc chắn chưa.
- Trang bị đầy đủ: khẩu trang, găng tay, áo.
- Khi lấy hóa chất: không để rơi vãi ra ngoài.
-“Khi tách chiết đổi bình hứng tránh để nước rơi vãi ra ngoài vì có chứa thuốc
BVTV.
2.2. Cách tiến hành các thí nghiệm
Tiến hành lấy 3 mẫu đất giống nhau, mỗi mẫu cân 100g để riêng, sau

đó trộn đều không để bị vón cục, bết, hạt nhỏ mịn đều khô rời, đưa vào cột
sắc kí chiều dài cột là 600mm và đường kính cột 32mm với thứ tự sau:
Lớp lót mịn 1 → Lớp lót xốp → Lớp lót mịn 2 →
→Mẫu đất xử lý → Lớp phủ mịn → Lớp phủ định vị
 Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 0% thể tích QH1. Chia ra
làm 3 phần bằng nhau.
Lần 1: Lấy 100ml nước cất cho vào cột sắc kí, mở khóa cột cho đến khi
có giọt đầu tiên nhỏ ra thì khóa lại và ngâm trong 2 giờ. Sau đó mở khóa cột
và chiết với tốc độ 10 giọt/ phút.Thu được mẫu chiết QH1-0-1.
Lần 2: Sau khi chiết lần 1 xong, cho tiếp 100ml nước cất nữavào cột,
chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-0-2.

15


Tiếp tục cho 100ml nước cất vào cột để chiết lần 3, chiết với tốc độ 10
giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-0-3.
Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 10% thể tích QH1. Chia
ra làm 3 phần bằng nhau.
Lần 1: Cho 100ml đầu tiên của dung dịch QH1-10 chiết rót từ từ vào
cột cho đến khi có giọt đầu tiên nhỏ ra ở miệng khóa thì đóng khóa cột lại,
ngâm trong 2 giờ để cho dung môi ngấm hoàn toàn vào đất. Sau đó mở
khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-10-1.
Trong lần chiết 2 lấy 100ml tiếp theo của dung dịch chiết vào cột sắc
kí, chiết với tốc độ10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-10-2.
Lần 3: Lấy 100ml thứ ba của dung dịch chiết vào cột, chiết với tốc độ
10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-10-3.
 Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 20% thể tích QH1. Chia
ra làm 3 phần bằng nhau.
Lần 1: Rót từ từ 100ml dung dịch QH1-20 vào cột, mở khóa cho đến

khi có giọt đầu tiên nhỏ ra thì khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung
môi ngấm vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/ phút.Thu
được mẫu chiết QH1-20-1.
Lần 2: Lấy 100ml tiếp theo của dung dịch QH1-20 vào cột, chiết với
tốc độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-20-2.
Lần 3: Lấy 100ml dung dịch QH1-20 còn lại vào cột sắc kí, sau đó
chiết với tốc độ 10 giọt /phút. Thu được mẫu chiết QH1-20-3.
Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 30% thể tích QH1. Chia
ra làm 3 phần bằng nhau.
Lần 1: Cho vào cột sắc kí 100ml đầu tiên của dung dịch chiết cho đến
khi có giọt đầu tiên nhỏ ra ở miệng khóa thì đóng khóa cột lại, ngâm trong
2 giờ để cho dung môi ngấm hoàn toàn vào đất. Sau đó mở khóa cột và
chiết với tốc độ 10 giọt/phút. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10
giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-30-1.
Lần 2: Tiếp tục cho 100ml thứ hai của dung dịch chiết vào cột, chiết
với tốc độ10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-30-2.
Lần 3: Lấy 100ml cuối cùng của dung dịch chiết vào cột, chiết với tốc
độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-30-3.
16


 Pha chế 300ml dung môi nước trong đó có 35% thể tích QH1. Chia
ra làm 3 phần bằng nhau.
Lần 1: Rót từ từ 100ml dung dịch QH1-35 vào cột, mở khóa cho đến
khi có giọt đầu tiên nhỏ ra thì khóa cột lại, ngâm trong 2 giờ để cho dung
môi ngấm vào đất. Sau đó mở khóa cột và chiết với tốc độ 10 giọt/
phút.Thu được mẫu chiết QH1-35-1.
Lần 2: Lấy 100ml của 300ml dung dịch QH1-35 vào cột, chiết với tốc
độ 10 giọt/phút. Thu được mẫu chiết QH1-35-2.
Lần 3: Lấy 100ml của 300ml dung dịch QH1-35 vào cột, chiết với tốc

độ 10 giọt /phút. Thu được mẫu chiết QH1-35-3.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.3.1. Sắc ký khí ghép khối phổ GCMS
* Khái niệm
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass
Spectometry) là một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện
nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được dùng trong các nghiên cứu và
phân tích kết hợp. GC-MS là sự kết hợp giữa phương pháp sắc kí (GC) và
phương pháp khối phổ (MS) tạo nên một phương pháp đặc biệt có hiệu quả
trong lĩnh vực hóa phân tích.
* Ứng dụng
Sắc kí khí dùng để chia tách các thành phần của một hỗn hợp ra các
phần riêng lẻ và khối phổ phân tích đặc tính của từng thành phần riêng lẻ.
Bằng cách kết hợp 2 kỹ thuật, nhà hóa học phân tích có thể khảo sát định tính
và định lượng một dung dịch chứa một số hóa chất với nồng độ thấp đến 1
picogram hoặc nhỏ hơn nữa-đây là nồng độ rất khó phát hiện ở các phương
pháp phân tích công cụ khác như phương pháp đo phổ UV – VIS. Hiện nay,
kỹ thuật này được ứng dụng rất nhiều và được sử dụng rộng rãi trong các
ngành: y học, môi trường, nông sản, …[9]
2.3.2. Một số phần mềm ứng dụng xử lý số liệu (Excel, Origin).
2.3.2.1. Phần mềm Excel
Excel nằm trong bộ công cụ văn phòng Microsoft Office gồm nhiều
phần mềm hỗ trợ viết văn bản, thuyết trình, quản lý email hay bảng tính như
Excel. Phần mềm này giúp người dùng tạo ra các bảng tính, cùng với các tính
17


năng, công cụ hỗ trợ tính toán dữ liệu nhanh, chính xác với số lượng hàng
triệu ô tính.
Phần mềm Excel được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác

nhau như: Kế toán, nhân sự, hành chính, giáo viên, kỹ sư, học sinh, sinh
viên...Công cụ này phù hợp cho những đối tượng soạn thảo tài liệu, tính toán
các con số, phân tích dữ liệu gồm nhiều hàm thông dụng như: Vlookup,
Logic, SUM, AVG ,... cho phép bạn tính toán nhanh chóng mà không cần sử
dụng đến máy tính hay bất kì thiết bị nào khác hỗ trợ tính toán.
2.3.2.2. Phần mềm Origin
Origin thích hợp với các ngành khoa học kỹ thuật nhằm vẽ đồ thị và xử
lý số liệu. Origin là phần mềm do Origin Lab Corporation viết, phát triển từ
năm 1991. Đây là một phần mềm rất mạnh về vẽ đồ thị, xử lý, tính toán, khớp
hàm (tuyến tính, đa thức, hàm siêu việt, hàm phân bố, hàm phi tuyến...).
Chúng ta thường sử dụng Origin để biểu diễn số liệu dạng chuỗi thời
gian. Các đường đặc trưng XRD, DSC, Isothermal,.... Xác định điểm Onset,
tính diện tích, trọng tâm, momen,...

18


×