Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội đến cân bằng nước của hệ thống thủy lợi hồ đồng mô, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 123 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, được sự giảng dạy, giúp đỡ của các thầy cô
trường Đại học Thủy lợi, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật
chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội đến cân bằng nước của hệ thống
thủy lợi hồ Đồng Mô, Hà Nội”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi, Công ty
TNHHMTV KTCTTL Sông Tích, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã
Sơn Tây - cơ quan cung cấp tài liệu, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho
tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS-TS. Ngô Văn Quận, người đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do thời gian và kiến thức có hạn, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn
nên những thiếu sót của Luận văn là điều khó tránh khỏi. Do đó, với sự nghiêm túc và
cầu thị, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến các thầy cô, chuyên gia
và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Duy Dũng

i


LỜI CAM KẾT
Tên tác giả: Nguyễn Duy Dũng
Người hướng dẫn: PGS-TS. Ngô Văn Quận
Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển
kinh tế-xã hội đến cân bằng nước của hệ thống thủy lợi hồ Đồng Mô, Hà Nội”
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này của chính tôi tự thực hiện, các số liệu, tài liệu


được thu thập từ nguồn thực tế để tính toán ra kết quả từ đó tính cân bằng, đưa ra nhận
xét và đề xuất giải pháp. Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên quan
nhằm tìm hiểu thêm các thông tin phục vụ cho luận văn. Những nội dung và kết qua
trình bày trong luận văn là trung thực, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Duy Dũng

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM KẾT............................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...............2
2.1 Mục đích .............................................................................................................2
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng .......................................................3
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................3
3.1. Cách tiếp cận.......................................................................................................3
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC ĐÃ NGHIÊN CỨU, CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............5
1.1 Tổng quan về các lĩnh vực đã nghiên cứu, công bố liên quan đến đề tài ...............5
1.1.1 Trên thế giới......................................................................................................5
1.1.2 Ở Việt Nam .......................................................................................................6

1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội đến cân bằng nước.....7
1.3 Tổng quan vùng nghiên cứu....................................................................................8
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................8
1.3.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội..............................................................................12
1.3.3 Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi hồ Đồng Mô....................................19
1. 4 Nhận xét và kết luận..............................................................................................25
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN CÂN BẰNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI HỒ ĐỒNG MÔ ............................................................................26
2.1
Kịch bản Biến
..................................................26

đổi

khí

hậu

cho

vùng

nghiên

cứu

2.1.1 Kịch bản về nhiệt độ.......................................................................................26
2.1.2 Kịch bản về lượng mưa ..................................................................................27
2.2 Phân tích đặc điểm và điều kiện thủy văn của vùng .............................................29

2.2.1 Tính toán mô hình mưa tưới thiết kế..............................................................29
2.2.2 Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm thiết kế...................33
2.2.3 Tính toán nguồn nước đến thời kỳ tương lai..................................................41
2.2.4 Tính toán bốc hơi thiết kế...............................................................................42

i


2.3 Tính toán nhu cầu cấp nước .................................................................................. 43
2.3.1 Tính toán nhu cầu nước cho thời kỳ nền 1980-1999 ..................................... 43
2.3.2 Tính toán nhu cầu nước cho thời kỳ hiện tại 2000-2013 ............................... 58
2.3.2 Tính toán nhu cầu nước cho tương lai ........................................................... 63
2. 4 Tính toán cân bằng nước, xác định dung tích hiệu dụng ứng với yêu cầu sử dụng
nước của hồ chứa Đồng Mô ...................................................................................... 70
2.4.1 Mục đích ........................................................................................................ 70
2.4.2 Ý nghĩa........................................................................................................... 70
2.4.3 Xác định dung tích hiệu dụng yêu cầu thời kỳ hiện tại ................................. 71
2.5
81

Ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội đến nhu cầu nước ................
2.5.1 Ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội đến nhu cầu sử dụng nước
của các đối tượng ........................................................................................... 81
2.5.2 So sánh sự tăng, giảm dung tích hiệu dụng tại các thời kỳ 2030 và 2050 so
với thời kỳ nền ............................................................................................... 82

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ,
BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI HỒ ĐỒNG MÔ TRONG
ĐIỀU KIỆN BĐKH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .....................................84
3.1 Đề xuất giải pháp .................................................................................................. 84

3.1.1 Nguyên tắc chung đề xuất giải pháp .............................................................. 84
3.1.2 Các giải pháp công trình ................................................................................ 84
3.1.3 Giải pháp phi công trình................................................................................. 85
3.2 Phân tích cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải pháp đã
đề xuất ....................................................................................................................... 91
3.2.1 Giải pháp công trình....................................................................................... 91
3.2.2 Giải pháp phi công trình................................................................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................94
I. Kết luận ..................................................................................................................... 94
II Kiến nghị ................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................97
PHỤ LỤC ......................................................................................................................99

ii


DANH MỤC HÌNH, ẢNH VÀ BẢNG

Hình 1.1: Địa điểm khu vực nghiên cứu hồ Đồng Mô ....................................................9
Hình 1.2: Vị trí các trạm khí tượng thuỷ văn lân cận khu vực hồ Đồng Mô.................10
Hình 1.3: Sơ họa mặt cắt ngang công trình đầu mối ....................................................19
Hình 1.4: Một số hình ảnh hệ thống thủy lợi Đồng Mô ................................................19
Hình 1.5: Một số hình ảnh hệ thống thủy lợi Đồng Mô ................................................20
Hình 1.6: Một số hình ảnh sau công trình đầu mối xuống cấp.....................................22
Hình 2.1: Vị trí các trạm khí tượng thuỷ văn lân cận khu vực hồ Đồng Mô.................30
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý điều tiết năm một lần, phương án trữ sớm .........................71
Hình 2.3: Biểu đồ đường quan hệ Z ~ F .......................................................................73
Hình 2.4: Biểu đồ đường quan hệ Z ~V ........................................................................73
Hình 2.5: So sánh nhu cầu nước của các đối tượng sử dụng nước ở ...........................81
Hình 3.1: So sánh nhu cầu nước cho nông nghiệp với các đối tượng sử dụng nước còn

lại thời kỳ hiện tại ..........................................................................................................85
Hình 3.2: So sánh nhu cầu nước cho nông nghiệp với các đối tượng sử dụng nước còn
lại thời kỳ tương lai .......................................................................................................85
Hình 3.3: Tỉ lệ nhu cầu nước giữa các vụ của cây trồng ..............................................86
Hình 3.4: So sánh nhu cầu nước của vụ chiêm xuân so với tổng nhu cầu nước cây
trồng ở các thời kỳ .........................................................................................................86
Bảng 1.1: Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Hà Nội..................................................11
Bảng 1.2: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Hà Nội .....................................................11
Bảng 1.3: Đặc trưng tốc độ gió tại trạm Hà Nội ..........................................................11
Bảng 1.4: Lượng bốc hơi tháng tại trạm Hà Nội ..........................................................12
Bảng 1.5: Số giờ nắng bình quân tháng trạm Hà Nội...................................................12
Bảng 1.6: GTGT của các ngành kinh tế trên địa bàn Thị xã Sơn Tây ........................14
Bảng 1.7: Quy hoạch không gian cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo các vùng
chuyên canh ...................................................................................................................16
Bảng 1.8: Mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp....................................17
Bảng 1.9 : Thông số cơ bản của công trình đầu mối hồ Đồng Mô ...............................20
Bảng 1.10: Các thông số kỹ thuật của các hạng mục công trình chính........................20

iii


0

Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình ( C) so với thời kỳ 1980- 1999 khu vực Hà
Nội theo kịch bản B2 .....................................................................................................26
Bảng 2.2: Nhiệt độ lưu vực hồ Đồng Mô các năm trong tương lai theo kịch bản phát
0

thải trung bình ( C)........................................................................................................27
Bảng 2.3: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 -1999 ở khu vực Hà Nội

theo kịch bản B2 ............................................................................................................27
Bảng 2.4: Lượng mưa trong tương lai theo kịch bản phát thải trung bình B2.............29
Bảng 2.5: Kết quả tính toán các thông số thống kê X tb ; C s ; C v ...................................31
Bảng 2.6: Thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ.........................31
Bảng 2. 7: Mô hình mưa vụ chiêm ứng với tần suất thiết kế P=85% ...........................32
Bảng 2.8: Mô hình mưa vụ mùa ứng với tần suất thiết kế P=85%...............................32
Bảng 2.9: Mô hình mưa vụ đông ứng với tần suất thiết kế P=85%..............................32
Bảng 2.10: Tổng hợp mô hình mưa giai đoạn nền 1980-1999 ứng với tần suất thiết kế
P =85%..........................................................................................................................32
Bảng 2. 11: Kết quả tính toán các thông số thống kê X tb ; C s ; C v ................................32
Bảng 2.12: Thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ.......................32
Bảng 2.13: Mô hình mưa vụ chiêm ứng với tần suất thiết kế P=85% ..........................33
Bảng 2.14: Mô hình mưa vụ mùa ứng với tần suất thiết kế P=85%.............................33
Bảng 2.15: Mô hình mưa vụ đông ứng với tần suất thiết kế P=85% ...........................33
Bảng 2.16: Tổng hợp mô hình mưa thời kỳ 2000-2013 ứng với tần suất thiết kế P
=85% .............................................................................................................................33
Bảng 2. 17: Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ Đồng Mô...................38
Bảng 2.18: Phân phối dòng chảy mùa lũ, mùa giới hạn, mùa chuyển tiếp ...................40
Bảng 2.19: Phân phối dòng chảy năm thiết kế thời kỳ 2030 và 2050...........................41
Bảng 2.20: Phân phối bốc hơi phụ thêm khu vực hồ chứa ............................................43
Bảng 2. 21: Cơ cấu và diện tích cây trồng....................................................................44
Bảng 2.22: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng của lúa .........................................44
Bảng 2.23: Độ ẩm đất canh tác cho cây trồng cạn.......................................................44
Bảng 2.24: Chỉ tiêu cơ lý của đất..................................................................................45
Bảng 2.25: Kết quả mức tưới cho lúa chiêm giai đoạn 1980 -1999..............................55

iv


Bảng 2.26: Kết quả mức tưới cho lúa mùa giai đoạn 1980 -1999.................................55

Bảng 2.27: Kết quả mức tưới cây vụ đông giai đoạn 1980 -1999 .................................55
Bảng 2.28: Tổng hợp mức tưới cây trồng giai đoạn 1980 -1999 ..................................55
Bảng 2.29: Định mức dùng nước trong chăn nuôi (l/ngàyđêm) ...................................56
Bảng 2.30: Nhu cầu nước cho chăn nuôi thời kỳ nền 1980-1999 .................................56
Bảng 2.31: Kết quả yêu cầu nước cho thủy sản thời kỳ nền 1980-1999 .......................57
Bảng 2.32: Kết quả yêu cầu nước cho công nghiệp thời kỳ nền 1980-1999.................57
Bảng 2.33: Kết quả yêu cầu nước cho làng nghề thời kỳ nền 1980-1999 ....................58
Bảng 2.34: Tổng hợp nhu cầu nước thời kỳ nền 1980-1999 .........................................58
Bảng 2.35: Kết quả mức tưới cho lúa chiêm thời kỳ hiện tại 2000 - 2013 ...................58
Bảng 2.36: Kết quả mức tưới cho lúa mùa thời kỳ hiện tại 2000 - 2013 ......................59
Bảng 2.37: Kết quả mức tưới cây vụ đông thời kỳ hiện tại 2000 - 2013.......................59
Bảng 2.38: Tổng hợp mức tưới cho cây trồng thời kỳ hiện tại 2000 - 2013 .................59
Bảng 2.39: Tổng hợp nhu cầu nước cho chăn nuôi thời kỳ hiện tại 2000 - 2013.........59
Bảng 2.40: Kết quả yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản thời kỳ hiện tại 2000 2013 ...............................................................................................................................60
Bảng 2.41: Kết quả yêu cầu cấp nước dùng cho sinh hoạt thời kỳ hiện tại 2000 - 2013
.......................................................................................................................................61
Bảng 2.42: Kết quả yêu cầu cấp nước cho du lịch thời kỳ hiện tại 2000 - 2013 ..........61
Bảng 2.43: Kết quả yêu cầu cấp nước cho công nghiệp thời kỳ hiện tại 2000 - 2013..62
Bảng 2.44: Kết quả yêu cầu cấp nước dùng cho làng nghề thời kỳ hiện tại 2000 - 2013
.......................................................................................................................................62
Bảng 2.45: Tổng hợp nước dùng cho toàn hệ thống thời kỳ hiện tại 2000 - 2013 .......62
Bảng 2.46: Kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn hệ
thống thời kỳ hiện tại 2000 - 2013.................................................................................63
Bảng 2.47:Tổng hợp nhu cầu nước cho nông nghiệp tại thời kỳ 2030 .........................64
Bảng 2.48:Tổng hợp nhu cầu nước cho nông nghiệp tại thời kỳ 2050 .........................64
Bảng 2.49: Tổng hợp nhu cầu nước cho chăn nuôi thời kỳ 2030 .................................65
Bảng 2.50: Tổng hợp nhu cầu nước cho chăn nuôi thời kỳ 2050 .................................65
Bảng 2.51: Tổng hợp nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2030 ..................65
Bảng 2.52: Tổng hợp nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2050 ..................65


v


Bảng 2.53: Kết quả yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt 2030 ........................................66
Bảng 2.54: Kết quả yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt 2050 ........................................66
Bảng 2.55: Kết quả yêu cầu nước dùng cho du lịch 2030 ............................................67
Bảng 2.56: Kết quả yêu cầu nước dùng cho du lịch 2050 ............................................67
Bảng 2.57: Nhu cầu nước cho ngành công nghiệp thời kỳ 2030 ..................................68
Bảng 2.58: Nhu cầu nước cho ngành công nghiệp thời kỳ 2050 ..................................68
Bảng 2.59: Kết quả yêu cầu cấp nước dùng cho làng nghề giai đoạn tương lai..........68
Bảng 2.60: Tổng hợp yêu cầu dùng nước của toàn hệ thống thời kỳ 2030 .................68
Bảng 2.61: Tổng hợp yêu cầu dùng nước của toàn hệ thống thời kỳ 2050 .................69
Bảng 2.62: Kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn hệ
thống thời kỳ tương lai ..................................................................................................70
Bảng 2.63: Qúa trình lưu lượng yêu cầu của hệ thống theo tháng thời kỳ hiện tại .....73
Bảng 2.64: Xác định dung tích hiệu dụng V hd khi chưa tính tổn thất thời kỳ hiện tại...74
Bảng 2.65: Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần 1).............................................75
Bảng 2.66: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất thời kỳ hiện tại (lần
1)....................................................................................................................................76
Bảng 2.67: Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần 2).............................................78
Bảng 2.68: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất (lần 2) ................79
Bảng 2.69: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất dưới tác động
BĐKH và phát triển kinh tế xã hội năm 2030 ...............................................................80
Bảng 2.70: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất dưới tác động
BĐKH và phát triển kinh tế xã hội năm 2050 ...............................................................81
Bảng 2.71: Mức tăng nhu cầu nước của một số ngành trong tương lai so với thời kỳ
nền dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội.....................82
Bảng 2.72: Dung tích hữu ích yêu cầu và sự thiếu hụt nước trong tương lai...............82
Bảng 3.1: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ chiêm xuân................................................ 87
Bảng 3.2: Tổng lượng nước cho nông nghiệp và cho các đối tượng sử dụng nước sau

khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng tai các thời kỳ ............................................................87
Bảng 3.3: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất thời kỳ hiện tại sau
khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội
.......................................................................................................................................88

vi


Bảng 3.4: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất thời kỳ 2030 sau khi
chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội ...89
Bảng 3.5: Xác định dung tích hiệu dụng Vhd khi tính đến tổn thất thời kỳ 2050 sau khi
chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội ...90

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
BĐKH:
Biến đổi khí hậu
PTKT:

Phát triển kinh tế

IPCC:

Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


GTGT:

Giá trị gia tăng Giá

GTSX

trị sản xuất Quy

QPTL:

phạm thủy lợi

KCN

Khu công nghiệp

viii


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ
TÀI
Hiện nay thế giới đang trong cơn khủng hoảng mà theo cách gọi của nhiều nhà khoa
học là khủng hoảng 3F (Lương thực-Food, Nhiên liệu-Fuel và Tài chính-Finance),
trong đó khủng hoảng về lương thực được đặt lên hàng đầu [Hội nghị thượng đỉnh an
ninh lương thực thế giới 2016]. Nguyên nhân của khủng hoảng lương thực là do (i)
quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá làm giảm diện tích đất canh tác; (ii) chuyển đổi
cây lương thực sang cây có hiệu quả kinh tế cao hay các cây cung cấp năng lượng sinh
học (Bioenergy crops) tại nhiều nước, nhất là các nước phát triển và đặc biệt là (iii)

sản xuất lương thực đang và sẽ gặp nhiều rủi ro vì những tác động của hiện tượng biến
đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu [Dasgupta S., et al., 2007]. Điều đó cho thấy nghiên cứu
về tác động và những giải pháp trước tình trạng BĐKH là một trong những vấn đề đã,
đang và sẽ được quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà
còn nhiều hoạt động kinh tế, xã hội khác.
Theo khái niệm của Tổ chức liên Chính phủ về biến đổi khí hậu-IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change), khí hậu là kết quả của sự tương tác đa
chiều giữa khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển và con người. BĐKH chính
là hậu quả của những thay đổi trong mối tương tác đa chiều đó. Theo nhận định của
nhiều nhà nghiên cứu, nguyên nhân chính (khoảng 90 %) là do con người gây ra.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tài trợ cho các cơ quan nghiên
cứu triển khai dự án “Biến đổi khí hậu ở Châu Á – Việt Nam” từ năm 1992. Bên cạnh
đó, nhiều nghiên cứu khác về lĩnh vực này cũng đã được tiến hành bởi các nhà khoa
học trong và ngoài nước. Ở cấp vĩ mô, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm đề ra chương trình hành
động liên quan tới giảm thiểu và thích ứng với những thiên tai do tình hình biến đổi
khí hậu gây ra.
6

3

Hệ thống bao gồm hồ Đồng Mô với dung tích trên 60*10 m ; 10 trạm bơm và 35 km
kênh chính. Theo thiết kế, hệ thống có diện tích tưới là 12.700 ha/ tổng diện tích tự
nhiên 20.459 ha của 4 huyện, thị gồm: Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai và Chương Mỹ
với tổng số 33 xã/ thị trấn nhưng hiện tại hệ thống chỉ phục vụ 4.170 ha/ tổng diện tích

1


tự nhiên 13.619 ha của 3 huyện, thị là Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai với 21 xã (đạt

32,5% diện tích tưới thiết kế).
Sự suy giảm diện tích phục vụ của hệ thống thủy lợi hồ Đồng Mô xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Trong đó, biến đổi khí hậu, sự phát triển kinh tế-xã hội và sự
chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất (diện tích đất dành cho sản xuất các loại cây nông
nghiệp truyền thống như lúa và cây màu lương thực đang có xu hướng giảm dần, trái
lại đất dành đô thị, đất trồng rau màu và một số loại cây công nghiệp khác có giá trị
kinh tế cao đang có xu hướng tăng lên),…là những nguyên nhân chính, có tác động
lớn nhất đến hoạt động của hệ thống. Những tác động đó làm cho nhu cầu cấp nước
thực tế có nhiều thay đổi khác với thiết kế ban đầu. Các công trình thủy lợi trước đây
được tính toán thiết kế trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển mạnh, nhu cầu cấp
thoát nước chưa cao và căng thẳng như những năm gần đây. Đối tượng sử dụng nước
được tập trung đáp ứng mới chỉ là sản xuất nông nghiệp, chưa chú ý đến nhu cầu khác
như phát triển khu công nghiệp, làng nghề,... Nói cách khác, hệ thống thủy lợi hồ
Đồng Mô đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội và khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi hiện có. Vì vậy, “Nghiên cứu
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội đến cân bằng
nước của hệ thống thủy lợi hồ Đồng Mô, Hà Nội” là hết sức cần thiết nhằm giúp cho
các nhà quản lý có giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý.
Nghiên cứu này sẽ đánh giá về hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi hồ Đồng Mô,
điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế và định hướng phát triển kinh tế của vùng hưởng
lợi, từ đó tính toán cân bằng nước cho hiện tại và tương lai có xét đến ảnh hưởng của
Biến đổi khí hậu. Qua đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình
nhằm quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
cho vùng nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích
Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tới cân bằng
nước của hệ thống công trình thủy lợi hồ Đồng Mô, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
quản lý tổng hợp tài nguyên nước của hệ thống một cách hiệu quả, bền vững.


2


2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
+ Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu nước của các ngành: nông nghiệp, chăn nuôi, thủy
sản, sinh hoạt, du lịch, công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt … dưới tác động của biến
đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội.
+ Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống thủy lợi hồ Đồng Mô Hà nội.

3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận
(1) Tiếp cận tổng hợp
Xem khu vực nghiên cứu là một phần của lưu vực hồ chứa, trong đó các điều
kiện cấu thành hệ thống gồm: địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, con người,
phương thức quản lý, khai thác .v.v…, là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ
ràng buộc, tác động lẫn nhau.
(2) Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường
Việc vận hành hệ thống sẽ tác động tới hệ sinh thái và môi trường. Vì vậy cách
tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
(3) Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ và hệ thống GIS)
Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa hình ngắn và dốc bao bọc bởi núi, hệ thống
sông, kênh nhiều, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Do vậy để nắm bắt thông tin cập
nhật về tài nguyên về đất, nước phục vụ công tác nghiên cứu đòi hỏi phải tích hợp các
thông tin như ảnh vệ tinh; khai thác bản đồ chuyên ngành (bản đồ đẳng trị mưa ...hệ
thống thông tin địa lý, GIS) và so sánh, đối chiếu với tài liệu khảo sát mặt đất.
(4) Tiếp cận kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu và tiếp thu công nghệ
Tiếp cận các kết quả nghiên cứu về tính toán thiết kế hồ chứa trong nước nhất là
các kết quả ở vùng nghiên cứu.
Sử dụng các công cụ tiên tiến để triển khai thực hiện đề tài như: Sử dụng các

công cụ để đánh giá sự thay đổi của khí hậu trong điều kiện biến đổi khí hậu, tính toán
nhu cầu nước tưới cho các ngành và các phần mềm ứng dụng khác để phục vụ công
tác tính toán, cân bằng nước cho hệ thống hồ chứa Đồng Mô.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

3


- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: điều tra thực tế, thu thập số liệu về hiện trạng
của hồ chứa Đồng Mô: tài liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí, địa hình, địa chất, thổ
nhưỡng …); tài liệu về nguồn nước (sông ngòi, khí tượng, thủy văn), tài liệu về hiện
trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội; tài liệu về hiện trạng thủy lợi
(vùng thủy lợi, cấp nước tưới, cấp nước đô thị - công nghiệp) và kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
- Phương pháp kế thừa và phân tích số liệu: Kế thừa và phân tích các tài liệu liên
quan đến đề tài gồm: Cơ sở lý thuyết và các thành tựu đạt được liên quan đến đề
tài. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã công bố. Các chủ trương và chính
sách có liên quan. Các kết qủa tính toán của các nghiên cứu đã thực hiện trên địa bàn
vùng nghiên cứu.
4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Tính toán nhu cầu nước đáp ứng yêu cầu phục vụ đa mục tiêu trong điều kiện biến
đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội.
- Đánh giá được khả năng cấp nước của hồ chứa Đồng Mô, Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC ĐÃ NGHIÊN CỨU, CÔNG

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về các lĩnh vực đã nghiên cứu, công bố liên quan đến đề tài
1.1.1 Trên thế giới
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn
nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi
toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng
lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Tác động của
biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng: nước biển dâng
và hiện tượng cực đoan của thiên tai, bao gồm cả lũ, bão, hạn, kiệt. Thực tế thì biến
đổi khí hậu đã và đang tác động lên tài nguyên nước, thể hiện rõ ràng nhất ở thiên tai
xảy ra dồn dập trên khắp thế giới trong mười năm qua: lũ lụt ngập 2/3 lãnh thổ
Bangladesh năm 2004, đặc biệt sông Chao Phraya ở Thái Lan gây ra thảm họa lũ lụt
quốc gia trong nhiều tháng liền vào năm 2011. Sông Mekong mười năm qua khô hạn
đến mức người ta có thể lội qua sông ở đoạn Vientiane trong mùa khô, mùa mưa lũ
nhỏ đến mức đồng bằng sông Cửu Long phải góng chờ nước nổi. Nhưng đến năm
2011, lũ lớn bất ngờ vượt mức lịch sử năm 2000. Không phải chỉ có lũ, mà hạn cũng
rất khắc nghiệt: lưu vực sông Senegal ở Tây Phi ngày nay có tổng lượng dòng chảy chỉ
còn 1/4 so với thập niên 1950, trong khi dân số tăng 30%. Cũng có nghĩa lượng nước
tính theo đầu người ngày nay ở Senegal chỉ còn 1/6 so với 60 năm trước.
Trên thế giới, trong những năm qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của BĐKH và PTKT đến các ngành, lĩnh vực nói chung và lĩnh
vực tài nguyên nước nói riêng, điển hình như: Nghiên cứu ảnh hưởng cửa BĐKH đến
tài nguyên nước của lưu vực sông Tarim, Trung Quốc của các tác giả Xu Z. X.,Chen
Y. N., and Li J. Y.,(2004); Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến nguồn
nước của lưu vực sông Seyhan ở Thổ Nhĩ Kỳ của tác giả Yoichi Fujihara (2008);
Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến cân bằng nước của lưu vực bán khô hạn của tác
giả Fayez Abdulla; Ảnh hưởng của những sự thay đổi về môi trường và kinh tế – xã
hội đến tài nguyên nước ở lưu vực Odra và Elbe, của các tác giả Krysanova V.,
Kundzewicz Z.W.,Đức(2006); Nghiên cứu cân bằng nước ban đầu đối với đồng bằng
sông Colorado, của các tác giả Michael J. C., Christine H. G., and Gerardo C. M., Mỹ

5


(2001) hay các nghiên cứu gần đây về nước biển dâng của Trung tâm Thủy triều quốc
gia Australia; Ủy ban mực nước biển thuộc Hội đồng nghiên cứu Môi trường tự nhiên,
Vương quốc Anh; Trung tâm mực nước biển của trường đại học Hawaii,...
1.1.2 Ở Việt Nam
Nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90
của thế kỷ trước bởi các nhà khoa học đầu ngành. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thực sự
được quan tâm chú ý từ sau năm 2000 đặc biệt từ năm 2008 đến nay, và hiện nay
đã có một số nghiên cứu về tác động của BĐKH đến lĩnh vực tài nguyên nước như:
nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp của tác giả Hà
Lương Thuần (Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường); Nghiên cứu đề xuất quy hoạch
và giải pháp nâng cấp các hệ thống thủy lợi vùng ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu của tác giả Đoàn Doãn Tuấn (Viện Nước, Tưới tiêu và
Môi trường); Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực thủy lợi và diêm nghiệp
của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, (Trường Đại học Thủy lợi, 2013),... Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến dòng chảy của lưu vực
sông hoặc nhu cầu nước của hệ thống tưới hay vùng tưới mà chưa đề cập đến ảnh
hưởng đồng thời của các BĐKH và PTKT đến nhu cầu nước và cân bằng nước của hệ
thống.
Các công trình nghiên cứu cũng đã dần dần đi vào chiều sâu về bản chất vật lý
và những bằng chứng của sự BĐKH. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy khí
hậu Việt Nam đã có những dấu hiệu biến đổi rõ rệt. Thời gian gần đây, biến đổi khí
hậu (BĐKH) đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội của Việt Nam. Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay
o

đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5 C trong vòng 70 năm; số lượng các đợt
không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ; hình thái bão thay đổi và bão với

cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều hay mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm
trong vòng 50 năm… BĐKH cũng ảnh hưởng tới môi trường an ninh quốc gia do Việt
Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. BĐKH làm
suy thoái tài nguyên nước, trong khi nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên,
làm tăng các bất đồng và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước.

6


1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội đến cân bằng nước
Xét trên phạm vi toàn thế giới, BĐKH sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và
tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững. Sử dụng các mô hình đánh giá hiệu
ứng kinh tế toàn cầu, các nghiên cứu chỉ ra rằng, BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến
năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước chịu tác động mạnh
của BĐKH, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các kết quả nghiên cứu của tác giả
Trần Đại Thọ (Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2013) cho thấy, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân ở các nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất của BĐKH sẽ
giảm từ 1% đến 2,3%/năm.
Biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ khiến
cho nguồn nước suy giảm. Vì thế, trong thế kỷ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm
trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững.Theo đánh
giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc
gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số
thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng.
Việt nam là một trong số các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH,
đồng thời cũng là nước đang phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ, đặc biệt là ở vùng ven đô. Vì vậy, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền
vững nguồn tài nguyên nước nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế,
xã hội trong điều kiện BĐKH và chuyển đổi mô hình sản xuất là nhu cầu cấp thiết hiện
nay. Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp

lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả
nước. Trong giai đoạn 2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước
thấp nhất là 0,14% GDP (năm 2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006). Tính bình
quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm.
An ninh nguồn nước - an ninh lương thực - an ninh năng lượng là ba chân kiềng
cho sự phát triển bền vững. Khi an ninh nguồn nước không được đảm bảo có thể gây
mất an ninh lương thực, đe dọa đến an ninh năng lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nền kinh tế, xã hội quốc gia, nhất là với một quốc gia có tới hơn 60% nguồn nước phụ
thuộc từ bên ngoài như Việt Nam.

7


Với trên 3.400 sông dài trên 10km, tổng lượng nước mặt hàng năm khoảng 830 3

840 tỷ m nước, nhưng tài nguyên nước của nước ta hiện đang đối mặt với nhiều thách
thức ngày càng lớn. Trên 60% lượng nước của nước ta là từ các nước thượng nguồn
sông Mekong gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc. Riêng đồng
bằng sông Cửu Long, lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn là 95%.
Thực tế này khiến chúng ta khó có thể chủ động được trong việc quản lý và khai
thác tài nguyên nước. Lượng nước bình quân đầu người giảm do dân số tăng, ô nhiễm
ở nhiều lưu vực sông lớn đang tiến dần tới mức thiếu nước nghiêm trọng. Bên cạnh đó,
hiện chúng ta chưa xây dựng được Chiến lược sử dụng nước cũng khiến nguồn tài
nguyên này bị khai thác, sử dụng thiếu kiểm soát.
1.3 Tổng quan vùng nghiên cứu
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
1.3.1.1Vị trí địa lý
Hồ Đồng Mô nằm cách Hà Nội 50km về phía Tây Bắc. Lưu vực hồ thuộc địa
phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Nhiệm vụ chính của công trình là phục vụ tưới cho nông
nghiệp, sinh hoạt và kết hợp nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường sinh thái trong

khu vực. Đập chính có tọa độ địa lý 21°10'vĩ độ Bắc 105°20' kinh độ Đông. Hồ Đồng
Mô có các mặt giáp với:
- Phía Tây Bắc giáp hệ thống Ba Vì
- Phía Đông và Đông Bắc giáp hệ thống Phù Sa
- Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình
- Phía Nam giáp quốc lộ 6
Cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Đồng Mô được xây dựng và đưa vào sử dụng
trên 50 năm.

8


Vị trí hồ Đồng Mô

Hình 1.1: Địa điểm khu vực nghiên cứu hồ Đồng Mô

1.3.2.1. Đặc điểm địa hình
a) Địa hình khu vực đập đầu mối
Địa hình khu vực đầu mối có thuỷ thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ
phía Tây sang phía Đông. Lòng hồ có diện tích mặt thoáng khá lớn.Thảm phủ thực vật
trong lòng hồ chủ yếu là cây bụi nhỏ, một số đảo nhỏ có trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả...
b) Địa hình tuyến tràn xả lũ
Tuyến tràn xả lũ được xây dựng tại vị trí cũ có các điều kiện kinh tế, kỹ thuật để
xây dựng công trình. Tuyến này bắt đầu từ lòng hồ qua eo núi về hạ lưu, cửa ra thẳng
rộng khá thuận tiện cho việc xây dựng tràn xả lũ.
c) Địa hình khu quản lý vận hành
Khu quản lý vận hành được xây dựng tại phía đầu đập chính Đồng Mô, tiếp giáp
với khu du lịch hồ Đồng Mô - Ngải Sơn. Địa hình có xu hướng dốc dần từ phía Tây
sang Đông, cao độ thoải dần từ +26,0 xuống +17,5.
1.3.3.1. Điều kiện khí tượng, thủy văn

a) Tình hình quan trắc khí tượng thủy văn trong khu vực
 Tình hình quan trắc khí tượng:

9

9


Gần lưu vực hồ Đồng Mô thuộc thị xã Sơn Tây chỉ có các trạm đo khí tượng như:
Xuân Mai, Lương Sơn, Ba Thá… trong đó trạm Xuân Mai nằm rất gần lưu vực hồ, có
số liệu đo đạc từ năm 1966 đến nay.
 Tình hình quan trắc thủy
văn:
Các trạm thủy văn trong khu vực không nhiều. Trong đó, trạm Sơn Tây, Hà Nội
trên sông Hồng có diện tích khống chế lưu vực rất lớn;

Hình 1.2: Vị trí các trạm khí tượng thuỷ văn lân cận khu vực hồ Đồng Mô

b) Các đặc trưng khí hậu
Trên lưu vực hồ không có trạm quan trắc các đặc trưng khí tượng, khí hậu do đó
tác giả sử dụng tài liệu quan trắc của trạm Hà Nội, cách lưu vực hồ Đồng Mô khoảng
45km về phía Đông Nam.
o

 Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 24.1 C nhiệt độ thấp nhất thường
o

rơi vào tháng 1 và 2 trong năm và nhiệt độ cao nhất vào tháng VI, VII lên đến 37.5 C .

10


10


Đặc trưng nhiệt độ không khí từng tháng được lấy của trạm Hà Nội cho trong bảng
sau:

11

11


Bảng 1.1: Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Hà Nội
0

Đơn vị: ( C)

Th I
án
T 27,
m 5
T 17,
T 3
T 10,
mi 3

I II I V
I 30,
I 34,
V 36,

27,
7 1 0 8
17, 20, 24, 27,
8 4 3 3
10, 13, 17, 20,
4 1 3 1

V VI VI
I 37,
I II
37,
36,
5 3 7
29, 29, 29,
3 4 0
23, 24, 23,
6 2 9

I X X
X 33, 30,
I
35,
1 1 8
27, 25, 22,
9 5 1
22, 18, 15,
5 5 0

XI Nă
I m

28,
32
3 ,9
18, 24
8 ,1
11, 17
8 ,6

 Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 80% . Ba tháng mùa
xuân là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình lên tới 84%, các tháng mùa thu và đầu
mùa đông là thời kỳ khô hạn nhất trong năm, độ ẩm trung bình là 77% và độ ẩm thấp
nhất có thể xuống tới 35%. Đặc trưng độ ẩm tương đối không khí từng tháng được lấy
của trạm Hà Nội cho trong bảng sau:
Bảng 1.2: Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Hà Nội

Đơn vị: (%)
Th I II III IV V VI VI VI IX X XI XI Nă
án
U 79 81 85 84 80 80 I8 II8 80 77 76 I7 m8
4 2
5 42 36 36 5
3 0
4
U 40 42 48 51 47 49 1
9 4
5 4

 Tốc độ gió: Hướng gió chính trong mùa hè là gió Tây Nam và Đông - Nam. Vào
mùa đông thường có gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 2.0 (m/s) và tốc độ
gió lớn nhất có thể đạt 31 (m/s). Tốc độ gió trung bình và lớn nhất từng tháng, năm

được được lấy của trạm Hà Nội cho trong bảng sau:
Bảng 1.3: Đặc trưng tốc độ gió tại trạm Hà Nội

Đơn vị: (m/s)
Th I
án
V 1,
T 5
V 15
ma

I
I
2,

II I
I 2,
V
2,
415 315 520

V

V VI VI
I I2, II1,
2, 2,
430 120 128 83
1

I

X
1,

X

X XI Nă
I I2, m2,
1, 1,
828 819 922 018 03
1

 Bốc hơi: Theo số liệu thống kê nhiều năm lượng bốc hơi bình quân nhiều năm đạt
81.58 mm. Các tháng mùa mưa từ tháng V đến tháng VII là tháng có lượng bốc hơi
lớn nhất năm có thể lên tới 98mm. Các tháng mùa xuân từ tháng II đến tháng IV là
tháng có lượng bốc hơi nhỏ, tháng nhỏ nhất xuống tới 55mm.

12

12


Bảng 1.4: Lượng bốc hơi tháng tại trạm Hà Nội

Đơn vị: (mm)
Th I II II I V VI VI VI
án
I V
I II
Z 65, 55 57, 64, 92, 97 98 84,
T 5

4 6 4
5

I X X XI Nă
X
I I m
90, 98, 90, 85 97
4 9 2
8,9

 Số giờ nắng: Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1500 1600 giờ. Các
tháng mùa hè từ tháng V đến tháng X là những tháng nắng nhất trong năm, khoảng
160 170 giờ mỗi tháng. Tháng II và tháng III là tháng ít nắng nhất, chỉ đạt khoảng 45
giờ mỗi tháng. Số giờ nắng tháng, năm được lấy tại trạm Hà Nội được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 1.5: Số giờ nắng bình quân tháng trạm Hà Nội

Đơn vị: (Giờ)
T I
h
G 6
i T 7,
Gh
i

I
4I

I
4I


I
V
V
8 1
4 6 0 6
V I
X X
I
X
1 1 1 1I
6 6 6 2

V
1I

V
1I

5
8
X N
1I 1ă
0 4

1.3.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
1.3.2.1 Dân số và lao động
Dân số 53 xã của 6 huyện thị trong hệ thống Phù Sa - Đồng Mô có 424.964
người. Trong đó thuộc hệ thống Đồng Mô - Ngải Sơn khoảng 1/3 dân số, mật độ dân
2


số trung bình 1.580người/km là vùng dân cư đông đúc, bình quân ruộng đất canh
2

tác/đầu người là 480m , lao động chính có: 105.000người, chủ yếu là lao động nông
nghiệp, tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1.8 - 2%.
Nghề sản xuất chính trong vùng là sản xuất nông nghiệp chiếm 90% lao động
chính phụ, trong nông nghiệp cây lúa vẫn là chủ đạo.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống trong vùng cũng
phát triển đa dạng như : nghề dệt, thêu ren, mộc...
Thu nhập bình quân đầu người trong vùng vẫn ở mức trung bình, trong đó 66%
thu từ nông nghiệp, 34% thu từ các ngành nghề khác.
Đời sống nhân dân trong khu vực hưởng lợi của hệ thống so với trước những năm
2000 đã được cải thiện nhưng nhìn chung còn thấp.


1.3.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a) Thực trạng phát triển kinh tế
Mặc dù tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ nhưng diện tích đất canh tác của Thị xã vẫn
ít biến đổi. Tính đến năm 2011, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã còn 4900
ha (trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm 3900 ha, còn lại 1000 ha diện tích đất
trồng cây lâu năm). Tại thời điểm năm 2009 giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy
sản (gọi chung là nông nghiệp) chiếm 12,6% trong cơ cấu kinh tế chung toàn thị xã.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 137,5 tỷ đồng năm 2009 đã tăng lên 151 tỷ đồng năm
2011, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm giai đoạn 2006-2009. Sản lượng lương thực cây
có hạt năm 2011 đạt 23653 tấn so với mức 19593 tấn năm 2010. Ngành nông nghiệp
Thị xã Sơn Tây đang từng bước chuyển dần sang nền sản xuất nông nghiệp thâm canh,
chuyên sâu vào một số cây con mũi nhọn có thu nhập cao. Sản xuất trồng trọt bắt đầu
phá bỏ thế độc canh cây lúa, diện tích cây trồng có giá trị cao tăng lên. Việc đa dạng
hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đã bắt đầu hình thành. Chăn

nuôi phát triển mạnh về sản lượng và chất lượng. Đã bắt đầu phát triển chăn nuôi công
nghiệp với công nghệ sản xuất tiên tiến.
Thực trạng phát triển công nghiệp: Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng ngành
công nghiệp – xây dựng khá cao; GTSX của ngành công nghiệp – xây dựng cao và
đang có xu hướng tăng, bình quân đạt 18%/năm (giai đoạn 2005 – 2009). Tổng GTSX
công nghiệp - xây dựng (tính theo giá năm 1994) 4 năm đạt 2808 tỷ đồng, trong đó
năm 2008 đạt 748 tỷ đồng và năm 2009 đạt 887 tỷ đồng, và ước tính năm 2010 là
1051,9 tỷ đồng. Giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ
190,56 tỷ đồng năm 2005 (tính theo giá cố định) lên 365,7 tỷ đồng năm 2009 và năm
2010 đạt 424 tỷ đồng, gấp 2,22 lần so với năm 2005, năm 2011 đạt 1200 tỷ đồng.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Sơn Tây tương đối ổn định từ
năm 2006 đến nay và ít có sự đột biến, thậm chí cả trong năm 2008 và 2009 khi nền
kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, thị xã Sơn Tây vẫn giữ được sự tăng trưởng kinh
tế cao là 18,4% năm. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của thị xã giảm xuống mức
16,5%.
Đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010 vừa qua là sự phát triển vượt
bậc trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, ngành công nghiệp là 17,4%/năm, ngành
thương mại – dịch vụ 20% và nông nghiệp 3,9%/năm.


Bảng 1.6: GTGT của các ngành kinh tế trên địa bàn Thị xã Sơn Tây

Đơn vị tính: Giá cố định, tỷ đồng
1.

2.
Dị
3.

4.

Tổ

2
0
19
0.
16
3.
7
5
4
3

2
0
21
8.
1
9
7
8
48
9.

2
0
2
5
2
2

8
2
5
6

2
0
3
0
27
3.
8
6.
66
4.

2
0
3
6
3
3
8
9
7
9

20
10
4

2
4
0
9
1.
92
3.

Nguồn: Phòng Thống kê Sơn Tây, 2011

b) Thực trạng phát triển xã hội
- Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu kinh tế nhưng lại là
nguồn thu nhập chính của 29,1% dân số. Lực lượng lao động nông nghiệp là
21.686 người chiếm 34,42% lực lượng lao động. Thu nhập bình quân ở nông thôn
còn ở mức thấp, đạt 7 triệu đồng/người/năm.
- Giáo dục: Tính đến 2011, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có tổng số 48 trường học
các cấp, trong đó mầm non 15 trường, tiểu học 15 trường, THCS 15 trường và
THPT 3 trường.
- Y tế: Toàn thị xã hiện có 3 bệnh viên lớn gồm: bệnh đa khoa khu vực Sơn Tây;
Bệnh Viện Quân Y 105 và Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Ngoài ra còn có
2

15 trạm y tế xã phường với diện tích 150 m trở lên
- Văn hóa: Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 172 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 65
đình, 37 chùa, 34 đền, 15 miếu, 1 lăng, 4 nhà thờ họ, 9 nhà thờ đạo, 1 thành cổ, 1
quán cổ, 1 ón vật, 1 văn miếu, 1 địa điểm lịch sử, 1 làng cổ với gần 300 ngôi nhà
cổ. Cùng với quá trình xây dựng thiết chế văn hoá, trong thời gian qua phong trào
xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thị xã cũng luôn được phát động và duy trì
tốt.
- An ninh chính trị trên địa bàn thị xã luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội

được đảm bảo và có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm phạm pháp hình
sự, giảm trọng án và giảm các tệ nạn hội. Đã phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
1.3.2.3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
a) Quan điểm quy hoạch phát triển


×