Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 90 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp Giấy Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp
đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê năm
2009 của Bộ Công Thương sản xuất công nghiệp giấy đạt giá trị 672 tỷ VNĐ,
chiếm gần 25% tổng giá trị công nghiệp cả nước và đứng hàng thứ 10 trong
ngành công nghiệp. Công nghiệp giấy bao gồm 1.408 cơ sở sản xuất, trong đó
có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Tuy nhiên, ngành công
nghiệp giấy hiện nay đang gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tài
nguyên. Theo thống kê, trong tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giấy,
chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn lại
các công ty đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt
yêu cầu gây ra những vấn nạn môi trường. Cụ thể, nước thải của ngành giấy
Việt Nam có độ pH trung bình 9 - 11; chỉ số nhu cầu sinh hóa (BOD) và nhu
cầu oxy hoa học (COD) cao, có thể lên đến 700 mg/l và 2500 mg/l; Hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép, đặc biệt nước thải
có chứa nhiều kim loại nặng và phẩm màu, xút. Nguyên nhân chủ yếu là hiện
nay ngành công nghiệp giấy Việt Nam đang sử dụng công nghệ sản xuất ở
trình độ thấp, quy mô tương đối nhỏ bé so với khu vực và toàn cầu. Hầu hết
các doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kiềm không có thu hồi hóa chất
nên khó có thể cải thiện được chất lượng và gây ô nhiễm môi trường, chưa có
hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu.
Công nghiệp giấy thực chất là ngành sản xuất đa ngành và tổng hợp, sử
dụng một khối lượng khá lớn nguyên, nhiên liệu đầu vào (tre, nứa, các hóa
chất, nhiên liệu, năng lượng, nước…) so với khối lượng sản phẩm tạo ra thì tỷ
lệ bình quân và khoảng 10/1. Vì vậy, đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến
thiết bị trong ngành này nhằm làm tăng hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu và
1


giảm thiểu lượng phát thải là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao
cho ngành sản xuất giấy nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.


Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thuộc địa bàn phường Quan
Triều, thành phố Thái Nguyên, là một trong những đơn vị sản xuất đã mạnh
dạn đã xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải. Nhằm góp
phần đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải và đẩy mạnh việc áp
dụng xử lý nước thải trong sản xuất tại các công ty nói chung và tại Công ty
Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty
Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên”.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành sản xuất giấy trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Thực trạng ngành công nghiệp giấy Thế giới
Theo RISI (Repository of Industrial Security Incidents), công nghiệp
giấy thế giới sẽ công bố năm 2011 là năm tăng trưởng mạnh nhất trong 26
năm qua. Mức tăng trưởng của năm là 6,7 %. Tuy nhiên, trong tổng mức tăng
trưởng này có một lượng tồn kho lớn trong năm 2010, một năm được xem là
sa sút trầm trọng nhất trong 35 năm trở lại đây. Do đó, mức tăng trưởng của
năm 2011 là mạnh nhất. Mặc dù vậy, nhu cầu giấy trên thế giới trong năm
2011cũng đạt kỷ lục mới, vượt xa năm 2008 gần hai triệu tấn. Nhu cầu tăng
kéo theo sự tăng giá tất cả các hàng hóa và vật tư khác, như bột giấy và giấy
tái chế [24].
Tuy nhiên, các nhà sản xuất không nên chủ quan khi bước sang năm
2012. Có hai nguyên nhân chính: Lượng tiêu dùng đang giảm trên tất cả các
thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, có thể sẽ làm suy yếu sự phục hồi của
tổng nhu cầu giấy trên thế giới; Một phần đáng kể trong sự tăng trưởng trở lại
của nền kinh tế nói chung là lượng tồn kho theo sau suy thoái kinh tế cuối

năm 2009 và đầu năm 2010, và lượng tồn kho này sắp hết. Như vậy, nếu so
với sản lượng cao của năm 2011 có thể sản lượng sản xuất công nghiệp sẽ
giảm đi vào năm 2012 nếu tính đến lượng tồn kho bị giảm đi. Khu vực công
nghiệp của các nước phát triển sẽ nhạy cảm nhất với sự suy thoái này, nhưng
các nước đang phát triển cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một vấn đề tiềm tàng khác
đối với nền kinh tế năm 2012 là xu hướng ngày càng tăng của việc giảm kích
thích tài chính từ các chính phủ, đặc biệt ở các nước phát triển [24].
Các nguyên nhân như nêu trên dẫn đến kết quả dự đoán năm 2012 sẽ
tăng trưởng chậm hơn năm 2011. Tuy nhiên, các nước đang phát triển do vẫn
3


đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ nên sự suy thoái sẽ giảm nhẹ hơn. Nền
kinh tế của các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu của các
nước phát triển, nhưng sẽ không nhiều như trước đây [24].
Ảnh hưởng lớn nhất với công nghiệp giấy và bột giấy năm 2012 là sự
giảm tồn kho. Tồn kho giảm mạnh do tiêu dùng tăng trong năm 2011. Mặt
khác, nhu cầu giấy năm 2012 giảm do giá cả tăng cao. Như vậy nhu cầu giấy
thế giới năm 2012 sẽ tăng dưới 3 % hoặc chỉ bằng một nửa năm 2011. Nhu
cầu giấy ở các nước đang phát triển tăng khoảng 6 % [24].
1.1.2. Thực trạng công nghiệp giấy Việt Nam
Ngành Công nghiệp giấy là một trong những ngành được hình thành
lâu đời ở Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20,
giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho ghi chép, làm
tranh dân gian và vàng mã [15].
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp thủ
công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong
thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết có
công suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy
giấy Văn Điểm, nhà máy giấy Đồng Nai, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ…

Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành công nghiệp giấy Việt Nam là
72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân bằng giữa
sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Từ năm 1990 đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công
nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là 16 %/năm, từ năm 2000 đến năm 2004 đạt
20 %/năm và đến năm 2009 đã đạt là 28 %/năm. Với tốc độ tăng trưởng cao
như vậy, cùng với gia tăng sản phẩm giấy nhập khẩu, mức tiêu thụ giấy trung
bình trên đầu người Việt Nam đã tăng từ 7,7 kg/người/năm trong năm 2000
và đến năm 2005 là 16 kg/người/năm. Năm 2011, mức tiêu thụ trung bình
4


giấy trên đầu người là 23 kg/người/năm, sản lượng sản xuất giấy trong nước
đạt hơn 1,52 triệu tấn giấy/năm (trong đó khoảng 60% là nhóm công nghiệp
giấy bao bì và 30 % là nhóm giấy vệ sinh) và hơn 600.000 tấn giấy bột [15].
Nhìn chung, trình độ công nghệ sản xuất giấy tại Việt Nam còn rất
nhiều lạc hậu và thô sơ, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và năng
lực cạnh tranh với các nước trên khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam
có ba công nghệ sản xuất giấy chính là: phương pháp sử dụng hóa chất,
phương pháp cơ lý, phương pháp tái chế giấy loại, cả ba phương pháp đều sử
dụng hóa chất. Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ bột sulft tẩy
trắng, công nghệ sản xuất bột theo phương pháp hóa nhiệt cơ và phương pháp
xút không thu hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuất theo phương pháp kiềm
lạnh đều là công nghệ cũ, các hóa chất dư thừa hầu hết không được thu hồi
dẫn tới các vấn đề môi trường [15].
Toàn ngành chỉ có bốn cở sở có quy mô lớn với công suất trên 50.000
tấn/năm gồm: Công ty Cổ phần giấy Tân Mai (120.000 tấn /năm), Tổng công
ty Giấy Việt Nam (100.000 tấn/năm), Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn (90.000
tấn/năm) và Công ty Cổ phần giấy An Bình (70.000 tấn/năm); 33 đơn vị quy
mô trung bình (>1.000 tấn/năm) và Việt Nam có tới 46 % doanh nghiệp có

công suất dưới 1.000 tấn/năm. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các
công ty phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ và 10 - 350 m 3 nước, trong khi các công
ty giấy hiện tại của thế giới chỉ sử dụng 7 – 15 m 3 nước/tấn giấy. Sự lạc hậu
này không chỉ gây lãng phí nguồn tài nguyên nước ngọt, tăng chi phí xử lý
nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ. Đặc biệt, công
đoạn tẩy trắng là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm 50 – 70 % tổng
lượng nước thải và từ 80 – 90 % tổng lượng dòng thải ô nhiễm). Nước thải
chưa hàm lượng lignin cao là những vấn đề môi trường chính đối với ngành
giấy. Bên cạnh đó, trung bình một tấn giấy sản xuất còn phát sinh từ 45– 48kg
5


chất thải rắn, chưa tính lượng phế liệu đã được tái chế. Công suất trung bình
của Việt Nam là 5.800 tấn giấy/năm và 13.000 tấn bột/năm tấp hơn nhiều so
với công suất trung bình của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển như
Đức, Phần Lan và thấp hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương
đương như Thái Lan và Idonesia [15].
Quy mô sản xuất nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh sản xuất
do chất lượng, chi phí sản xuất và xử lý môi trường cao. Công nghệ sản xuất
cũ, từ thập niên 80 của thế kỷ XX và có quy mô nhỏ hiện vẫn đang được sử
dụng phổ biến, thậm chí ở cả các công ty sản xuất với quy mô lớn. Điều đó đã
dẫn đến những tác động tiêu cực đến môi trường. Nước thải, lignin là những
vấn đề môi trường chính đối với ngành sản xuất giấy. Việc xử lý bắt buộc
trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, phát thải khí từ công đoạn xeo giấy,
nồi hơi, chất thải rắn trong quá trình nấu, bùn thải của hệ thống xử lý nước
thải cũng là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết [15].
1.2. Đặc trưng của nước thải sản xuất giấy và ảnh hưởng của nó tới môi trường
1.2.1. Đặc trưng của nước thải sản xuất giấy
Lượng nước thải phụ thuộc vào lượng nước sử dụng trong sản xuất,
nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh ở công đoạn xeo (ở các thiết bị: trục

bung, máy ép). Ngoài ra, còn có một lượng nước ở trong giấy, nước bay hơi.
Lượng nước thải định mức thải ra trong công nghệ sản xuất giấy (chưa được
tuần hoàn nội vi nước thải) là 70 m3/tấn sản phẩm [13].
• Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất giấy bao gồm dòng thải
sau [16,23]:
- Nước thải từ công đoạn xeo giấy (còn được gọi là nước thải trắng):
nước thải này có độ pH từ 10 đến 11, COD từ 1.800 đến 3.000 mg/l, TSS từ
30 đến 260 mg/l, BOD từ 1200 đến 2100 mg/l, N từ 2,4 đến 11,8 mg/l…, độ

6


màu thay đổi theo thời gian. Nhìn chung, thành phần nước trắng phụ thuộc
vào loại thiết bị, loại giấy, loại phụ gia, hoá chất…
- Nước mưa bị nhiễm bẩn: là loại nước mưa chảy qua các bãi chứa
nguyên liệu đầu vào như giấy vụn, bìa các tông. Thành phần và nồng độ các
chất bẩn trong nước mưa này thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào lượng mưa rơi
trên khu vực.
- Nước thải vệ sinh máy móc, thiết bị: lưu lượng nước thải loại này
không lớn, mang tính chất gián đoạn, chứa các màu hoà tan và dung môi pha
màu.
- Nước thải dò rỉ là loại nước thải tách từ bột giấy trên sân chứa bột
giấy thành phẩm. Tính chất giống nước thải trắng nhưng độ màu cao hơn, độ
pH nằm khoảng 7 - 8, độ màu khoảng 1000 Pt - Co.
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân nhà máy.

7


Bảng 1.1: Tính chất nước thải từ sản xuất giấy

STT

Thông số

Giá trị

Đơn vị

Tác động đến môi trường
B

A

Cơ sở chỉ sản Cơ sở có sản

1
2
3
4

xuất bột giấy
(B2)
5,5 - 9
≤ 100
≤ 200
≤ 300
≤ 100

Ô nhiễm
Ô nhiễm

Ô nhiễm
Gây ngạt thở cho thủy sinh

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

6-9
≤ 30
≤ 50
≤ 80
≤ 50

(B1)
5,5 - 9
≤ 50
≤ 150
≤ 200
≤ 100

Cơ sở mới

Pt - Co

≤ 20

≤ 50

≤ 100


Ô nhiễm

Cơ sở đang hoạt động

Pt - Co

≤ 50

≤ 100

≤ 150

Ô nhiễm

mg/l

≤ 7,5

≤ 15

≤ 15

pH
BOD5 ở 200C
Cơ sở mới
COD
Cơ sở đang hoạt động
Tổng chất rắn lơ lửng


5

xuất giấy

Độ
6
7

màu

Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ
(AOX)

Không ảnh hưởng tới môi

trường
(Nguồn Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008)

8


1.2.2. Ảnh hưởng của nước thải sản xuất giấy tới môi trường
* Giảm độ oxy hòa tan
Nước thải sản xuất giấy có hàm lượng các chất hữu cơ cao nếu không
được xử lý mà trực tiếp xả vào nguồn nước tiếp nhận (sông, hồ…) sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới hệ sinh thái hồ chứa. Nếu như nước thải đi vào nguồn nước
với hàm lượng cao thì quá trình oxy hóa diễn ra nhanh, nguồn oxy trong nước
nhanh chóng bị cạn kiệt và quá trình oxy hóa bị ngừng lại, tạo điều kiện cho
vi khuẩn kỵ khí hoạt động sinh các khí CH4, H2S có mùi hôi, độc hại cho vi
sinh vật. Toàn bộ lượng oxy hòa tan trong nước giảm do sử dụng cho quá

trình oxy hóa các chất hữu cơ dẫn đến các hệ sinh thái thủy sinh bị phá hủy và
có thể bị biến mất[13].
* Thay đổi tính chất, thành phần nguồn nước tiếp nhận
Nguồn nước tiếp nhận bị nhiễm bẩn (đục, có mùi, mà đặc trưng; xuất
hiện các chất rắn lơ lửng (khoảng 1000 – 1500 mg/l), BOD, COD… là các
chất làm biến đổi chất lượng nước, gây ảnh hưởng đến các thủy sinh vật làm
mất cân bằng sinh thái tự nhiên.
- Tác hại của chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm
quan tăng độ đục cho nguồn nước và gây bồi lắng dòng sông.
- Tác hại của các chất hữu cơ: Hàm lượng của các chất hữu cơ (thể hiện
qua thông số COD) và đặc biệt là hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy
(thể hiện qua thông số BOD) cho ta thấy được lượng oxy cần thiết để vi sinh
vật trong nước phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ. Nồng độ BOD tỷ lệ với nồng
độ chất ô nhiễm hữu cơ trong nước (chất dễ phân hủy). Việc ô nhiễm chất hữu
cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử
dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm sẽ gây tác
hại nghiêm trọng đến tài nguyên sinh vật.

9


Nước thải trong công đoạn nghiền, nấu bột ở nhiệt độ cao nếu thải ra trực
tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ra nhiều biến đổi về sinh lý, vật lý và hóa học
của thủy sinh vật (các loại tảo xanh phát triển mạnh gây nguy hiểm cho hệ
sinh thái nước, làm thay đổi chu kỳ sinh học của các loài động thực vật nước,
kích thước sự tăng trưởng của vi sinh vật gây bệnh). Ngoài ra, nước thải có
chứa chất lơ lửng lớn sẽ gây ứ đọng, tắc cống rãnh, gây ô nhiễm lâu dài nguồn
nước [13].
Vì vậy, các chất hữu cơ dễ chuyển hóa sinh học trong nước thải nếu

không được xử lý kịp thời sẽ phân hủy, có mùi khó chịu, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe cán bộ công nhân công
ty và cộng đồng dân cư xung quanh.
1.3. Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy
1.3.1. Các phương pháp xử lý nước thải
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải trong đó có 4 phương pháp chính:
phương pháp cơ học, phương pháp hóa lý, phương pháp hóa học, và phương
pháp sinh học [22]. Việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp tùy thuộc vào
đặc tính của dòng thải, tính chất nước thải và mức độ làm sạch được yêu cầu.
- Phương pháp cơ học: để loại bỏ các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải
thường sử dụng các quá trình thủy cơ học như lọc qua song chắn, ly tâm, lắng lọc.
- Phương pháp hóa - lý: quá trình đông, keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ,
trao đổi ion…Phương pháp này thường dùng để tách các hạt rắn ở dạng keo,
các chất hoạt động bề mặt, kim loại nặng trong nước hay để làm sạch triệt để
nước thải sau khi xử lý sinh học.
- Phương pháp hóa học: dùng các tác nhân hóa học để xử lý nước thải
bằng các quá trình trung hòa, oxy hóa khử.
- Phương pháp sinh học: phương pháp này được sử dụng nhiều trong
xử lý nước thải đặc biệt là đối với nước thải có chứa chất hữu cơ.

10


Đối với các công ty sản xuất giấy, do tính chất nước thải sản xuất giấy có
tỷ lệ BOD5/ COD ≥ 0,5; các chất hữu cơ chủ yếu ở dạng hòa tan nên phương
pháp thích hợp nhất là phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học [22].
• Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình
nhằm làm phân hủy các chất hữu cơ ở dạng hòa tan và dạng phân tán nhỏ
trong nước thải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật. Quá trình này xảy ra
trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí tương ứng. Quá trình xử lý sinh học kị

khí thường được ứng dụng để xử lý sơ bộ các loại nước thải có hàm lượng
BOD5 cao (> 1000 mg/l), làm giảm tải trọng hữu cơ và tạo điều kiện thuận lợi
cho các quá trình xử lý hiếu khí diễn ra có hiệu quả. Xử lý sinh học hiếu khí
còn được áp dụng để xử lý các loại bùn, cặn (cặn tươi từ bể lắng đợt 1, bùn
hoạt tính sau khi nén…). Như vậy phương pháp xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học sẽ được đặc trưng bởi hai chỉ tiêu BOD và COD. Để xử lý theo
phương pháp này, nước thải sản xuất cần không chứa các độc chất, tạp chất,
các muối kim loại nặng hay nồng độ của chúng không vượt quá nồng độ cực
đại cho phép và có tỷ số BOD/COD ≥ 0,5 [8]. Phương pháp xử lý nước thải
bằng oxy sinh hóa có thể chia làm:
+ Xử lý yếm khí: Bể UASB, bể lọc yếm khí, bể tự hoại, bể lắng hai vỏ,
hồ yếm khí, ổn định cặn trong môi trường môi trường yếm khí (bể metan).
+ Xử lý hiếu: Bể aerotank, bể lọc sinh học, hòa hiếu khí, hồ oxy hóa, ổn
định cặn trong môi trường hiếu khí.
• Phương pháp xử lý hóa – lý: Trong phương pháp hóa lý thì quá trình
tuyển nổi là được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các công ty
sản xuất giấy (tận thu nguồn bột giấy để quay lại sản xuất). Tuyển nổi là quá
trình tách các chất ở dạng rắn hoặc dạng lỏng, phân tán không tan trong nước
thải có khối lượng riêng nhỏ, tỷ trọng nhỏ hơn nước không thể lắng bằng
trọng lực hoặc lắng rất chậm. Phương pháp tuyển nổi được thực hiện bằng
cách trộn lẫn các hạt của nước thải và kéo theo những hạt vật chất này theo
bọt khí nổi lên bề mặt. Khi đó ta có thể dễ dàng loại chúng ra khỏi hệ thống

11


bằng hệ thống vớt bọt [8]. Tùy theo phương thức cấp khí vào nước, quá trình
tuyển nổi bao gồm các dạng sau:
- Tuyển nổi bằng khí phân tán: Khí nén được thổi trực tiếp vào bể tuyển
nổi để tạo thành các bọt khí có kích thước từ 0,1 - 1 mm, gây xóa trộn hỗn hợp

khí - nước chứa cặn. Nước tiếp xúc với bọt khí, kết dính và nổi lên bề mặt.
- Tuyển nổi chân không: bão hòa không khí ở áp suất khí quyển, sau đó
thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không. Hệ thống này ít sử dụng trong
thực tế vì khó vận hành và chi phí cao.
- Tuyển nổi bằng khí hòa tan: sục không khí vào nước ở áp suất cao (2 4 at), sau đó giảm giải phóng khí. Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt khí có
kích thước 20 - 100 m.
1.3.2. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy
a. Sơ đồ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Tân Mai (Phường
Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Nước Thải
vào

SCR tinh

SCR thô

Thu hồi bột
giấy

Rác

Chôn lấp

Nước thải
sau xử lý

Bể lắng cát

Bể pha hóa chất


Tái chế

Bể điều hòa

Bột giấy

Bể tuyển nổi

Bể lọc sinh
học

Bể aerotank

Hình 1.1. Sơ đồ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Tân Mai
Nước sau xử lý các thông số như sau: + COD: 70 - 80 mg/l
+ BOD5: 10 - 25 mg/l [20].

12


b. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy An Bình (Xã
An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Nước thải vào

Song chắn rác
Bể thu gom

Bể lắng 1

Máy nén khí


Bể điều hòa

Tháp sinh học
Bể chứa trung gian

Máy nén khí

Bể aerotank

Tuần hoàn
bùn hoạt tính

Bể lắng 2
Bể nén bùn
Hồ sinh học
Máy ép bùn

Bùn thải

Nước thải ra

Hình 1.2. Sơ đồ Công ty Cổ phần giấy An Bình
Nước thải đầu vào hệ thống có lưu lượng rất lớn, Qmax =200 m3/h, giá trị
COD thay đổi rất mạnh CODmax = 1400 mg/l, N tổng = 25 mg/l, BOD5/COD
= 0,6. T0 =22 ÷ 240C, pH = 6 ÷ 10. Nước thải của hệ thống này có COD = 60
÷ 65 mg/l [20].

13



c. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Tổng công ty Giấy Việt Nam
(Phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)
Nước thải xeo giấy

Nước thải sản xuất
bột giấy

Hố thu
Song chắn rác
Bể lắng cát

Sân phơi cát

Bể điều hòa
Bể keo tụ, tủa bông

Bể lắng 1
Bể kỵ khí
Máy cấp khí

Bể Aerotank
Bể lắng 2
Bể khử trùng1

Tuần hoàn bùn
Bể chứa bùn

Máy ép bùn


Bể khử trùng 2
Bùn thải ra
Nước thải ra

Hình 1.3. Sơ đồ xử lý nước thải của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Hệ thống xử lý nước thải của Tổng công ty Giấy Việt Nam có công
suất 100.000 tấn/ năm [20].
Nước thải đạt tiêu chuẩn loại B: + COD:80 mg/l
+ BOD5:50 mg/l
+ TSS : 90 mg/l
14


Nhận xét: Hiệu quả xử lý nước thải của một số dây chuyền công nghệ xử lý
nước thải của một số công ty như đã trình bày ở trên đạt hiệu suất xử lý
BOD5, COD cao đạt tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 12: 2008/BTNMT.
Ngoài ra còn tận thu được nguồn bột giấy để quay lại sản làm nguyên liệu sản
xuất. Việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp đối với nước thải của các công
ty giấy phụ thuộc vào các yếu tố như: tính chất, lưu lượng dòng thải, và các
điều kiện về kinh tế trong yêu cầu về chất lượng dòng thải.
Hiện nay ở Việt Nam do có công nghệ sản xuất đồng bộ và hiện đại,
lượng nước tiêu hao trên một số đơn vị sản phẩm ít, nước thải được phân
luồng và quay lại sản xuất nên hàm lượng các chất hữu cơ cao từ 1500 ÷ 3000
mg/l trong đó 60 ÷ 70 % là BOD, lượng bột giấy trong nước thải còn cao. Vì
vậy để xử lý nước thải loại này hiệu quả và tận thu được nguồn bột giấy quay
lại sản xuất thường áp dụng hệ thống xử lý tuyển nổi liên hợp hiếu khí. Trước
tiên nước thải được bơm lên hệ thống tuyển nổi để tận thu bột giấy quay lại
sản xuất và xử lý TSS, BOD, COD… sau đó được chuyển vào bể Aerotank để
xử lý đạt tiêu chuẩn dòng thải. Phương pháp này có ưu điểm: Hiệu quả xử lý
cao, lượng bùn tạo ra ít, tận thu được nguồn bột giấy quay lại sản xuất, tiết kiệm

năng lượng đến 90 ÷ 95%. Tuy nhiên hệ thống cần đầu tư với kinh phí lớn.
Trước năm 2007 Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ được Bộ Tài
nguyên và Môi trường liệt vào danh sách 60 công ty phát thải và gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng và cần được xử lý [13]. Nhận thức được điều này
năm 2009, Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đưa vào xây dựng và hoạt
động hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay nước thải thải ra môi trường của
công ty đã đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 12:2008/BTNMT
(B1). Các nghiên cứu về vấn đề môi trường của công ty đã thực hiện được
cho tới thời điểm hiện tại bao gồm: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu
tư mở rộng dây chuyền sản xuất giấy xi măng công suất 30.000 tấn/năm
(2007), Các báo cáo kết quả quan trắc giám sát định kỳ. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá chung chung, chưa cụ thể.
Đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về vấn đề hiệu quả xử lý nước
thải của công nghệ hiện đang được áp dụng tại công ty.

15


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty
Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ
phần giấy Hoàng Văn Thụ.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.

2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nước thải sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
- Hệ thống dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của công ty.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về mặt thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực nên đề tài
giới hạn ở những phạm vi như sau:
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, phường
Quan Triều, thành phố Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu hệ thống xử lý nước
thải tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các
nội dung sau:
- Tìm hiểu nguồn phát sinh nước thải và quy trình xử lý nước thải của
hệ thống tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.

16


- Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hiện đang
được áp dụng tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Phương pháp này được tiến hành nhằm tìm hiểu các thông tin về Công
ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu
vực nghiên cứu, về tình hình sản xuất giấy và các phương pháp xử lý nước
thải sau đó.
- Bản đồ thiết kế, sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ.
- Các thông tin về nhà máy, tình hình sản xuất giấy của nhà máy được
tiếp nhận từ tài liệu lưu trữ của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu được tiếp
nhận từ tài liệu của UBND phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên.
- Các phương pháp xử lý nước thải được tìm hiểu qua internet.
Các tài liệu được sử dụng chọn lọc cần có tính chọn lọc và có tính đại
diện cao. Các thông tin thu thập có mức độ chính xác cao, được cơ quan quản
lý và thực hiện có năng lực và chuyên môn kiểm định và cho phép sử dụng.
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn bán chính thức (Semistructural interview- SSI)
Đây là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trường trên cơ
sở quan sát, phỏng vấn bán chính thức. Phương pháp này cho phép cùng một
lúc thu thập nhiều số liệu môi trường trong khu vực nghiên cứu. Phỏng vấn
bán chính thức SSI là trò chuyện thân mật với người được phỏng vấn, đó có
thể là một người hay một nhóm người. Khác với phỏng vấn chính thức, phỏng

17


vấn bán chính thức có không khí cởi mở thân mật giữa nhóm người đánh giá
và nhóm người được phỏng vấn, câu hỏi được đặt ra tùy thuộc vào câu
chuyện, không đưa ra câu hỏi để người phỏng vấn được suy nghĩ và hoạch
định trước cách trả lời.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành phỏng vấn bán chính
thức: Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, phó tổng giám đốc tổ chức hành
chính, trưởng phòng kỹ thuật, công nhân công ty...
2.5.3. Phương pháp ngoại nghiệp
Tiến hành khảo sát tình hình sản xuất thực tiễn của công ty, đặc điểm
sản xuất và quan trọng nhất là khảo sát hệ thống xử lý nước thải của công ty.

Đồng thời tiến hành thu thập số liệu về tổng chi phí của hệ thống: chi phí đầu tư
xây dựng, chi phí vận hành hệ thống (hóa chất, công nhân...) và số liệu về những
khoản thu mà hệ thống mang lại, qua đó tính hiệu quả kinh tế của hệ thống.
2.5.4. Phương pháp thực nghiệm
a. Phương pháp lấy mẫu
- Nguyên tắc lấy mẫu: Khi lấy mẫu nước phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Mẫu nước được lấy phải có tính đại diện cao.
+ Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ chứa mẫu phải đảm bảo sạch, phải áp
dụng các biện pháp cần thiết bằng các chất tẩy rửa và bằng dung dịch axit để
tránh sự phải được vô trùng.
+ Để đánh giá hiệu quả xử lý về mặt môi trường, đề tài tiến hành lấy
mẫu làm hai lần. Vị trí lấy mẫu và lượng mẫu được trình bày chi tiết trên các
bảng 2.1 va 2.2.
Bảng 2.1: Các mẫu nước thải lần 1
STT
1
2

Tên mẫu
Mẫu 1
Mẫu 2

Lượng mẫu (ml)
500
500

18

Địa điểm lấy mẫu
Nước thải tại đầu vào hệ thống xử lý

Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý


Bảng 2.2: Các mẫu nước thải lần 2
STT
1
2
3
4
5
6

Tên mẫu Lượng mẫu (ml)
Mẫu 1
500
Mẫu 2
500
Mẫu 3
500
Mẫu 4
500
Mẫu 5
500
Mẫu 6
500

Địa điểm lấy mẫu
Nước thải tại đầu vào hệ thống xử lý
Nước thải sau bể điều hòa
Nước thải sau bể pha hóa chất

Nước thải sau bể lắng 1
Nước thải sau bể Aerotank
Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý

Ghi chú: Mỗi mẫu được đựng trong bình polietylen có thể tích là
500ml. Bình phân tích các chỉ tiêu: BOD 5, COD, TSS,... được bảo quản trong
thùng lạnh.
- Các mẫu nước phân tích được lấy lần 1 trong ngày 18/04/2012 tại khu
xử lý nước thải của công ty.
- Các mẫu nước phân tích được lấy lần 2 trong ngày 11/05/2012 tại khu
xử lý nước thải của công ty.
- Dụng cụ lấy mẫu: Bình polietylen có dung tích 500 ml, dây nilon, băng
dính, bút đánh dấu, kéo, thước dài 1,5 m...
- Thời gian lấy mẫu: buổi sáng lúc 9 giờ đến 11 giờ.
- Độ sâu lấy mẫu: cách mặt nước 20 cm.
- Cách lấy mẫu: Dùng dây buộc chặt chai vào đầu thước sao cho chai cân
bằng tránh bị lệch và dùng sợi dây nilon buộc vào nút chai rồi nút chai lại; thả
chai vào vị trí lấy mẫu thì giật dây nút chai bật ra khi đó nước tràn vào và lau
khô bên ngoài. Tiến hành dán phiếu dán vào chai và ghi đủ các thông tin vào
phiếu. Cuối cùng cho mẫu nước cần phân tích vào trong hộp xốp có đá lạnh
và mang đi phân tích ở phòng phân tích hóa học (Viện khoa học sự sống,
Trường Đại học Thái Nguyên) và Phòng phân tích Môi trường (Trung tâm thí
nghiệm thực hành, Khoa QLTNR & MT, Trường Đại học Lâm Nghiệp).
b. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

19


Tiến hành phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm để xác định các chỉ
tiêu lý, hóa. Đánh giá chất lượng của nước thông qua các chỉ tiêu của nước là

pH, COD, BOD5, TSS, độ màu, độ đục.
* Độ pH của nước: Giá trị pH của nước thải được xác định bằng máy
đo pH cầm tay (pH meter). Trước khi tiến hành đo cần điều chỉnh lại máy
bằng dung dịch đệm có pH là 4; 7; 10. Điện cực của máy luôn được bảo quản
trong dung dịch bảo quản.
* Nhu cầu oxy hóa học (chemical oxygen demand) - COD: Chỉ số
này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước
thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD được định nghĩa là hàm lượng
oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất các chất hữu cơ trong
nước thành CO2 và H2O. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất
hữu cơ có thể bị oxy hóa được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa học
mạnh trong môi trường axit. COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ
cromat trong phân tích thể tích. Nguyên tắc của phương pháp là dùng dung
dịch K2Cr2O7 để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước trong môi trường axit
theo phương trình sau:
Chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ = CO2 + H2O + 2Cr+3
Lượng dư Cr2O72- được chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr hoặc dung
dịch muối Fe2+ với chỉ thị là ferroin:
Cr2O72- + Fe2+ + H+ → Cr3+ + Fe3+ + H2O
Chị thị chuyển từ màu xanh lam sang màu đỏ nâu.
Phản ứng diễn ra với sự có mặt Ag2SO4 và đun hồi lưu trong 2 giờ.
Điểm tương đương được xác định bằng chỉ thị redox.
Chỉ số COD bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxi hóa bằng vi
sinh vật, do đó giá trị COD bao giờ cũng cao hơn giá trị BOD.

20


* Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical oxygen demad) - BOD: Nhu
cầu oxy sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa

các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại
sinh, hiếu khí. BOD là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm
của nước thải.
Phương trình tổng quát oxy sinh học:
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O + sản phẩm cố định

Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất
của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng
như một số chất có độc tính xảy ra trong nước. Bình thường 70 % nhu cầu
oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20 % trong 5 ngày tiếp theo, 99 % ở ngày
thứ 20 và 100 % ở ngày thứ 21.
Trong thực tế không thể xác định lượng oxi cần thiết để vi sinh vật oxy
hóa hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước, mà chỉ cần xác định lượng oxi cần
thiết khi ủ ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày trong phòng tối (để tránh quá trình
quang hợp), khi đó khoảng 70 % đến 80 % nhu cầu oxi được sử dụng và kết
quả được biểu thị bằng BOD5 (sau 5 ngày ủ). BOD5 được xác định bằng
phương pháp chuẩn độ Winkle thuộc loại phân tích thể tích.
Công thức tính BOD5 là:
DO0 − DO5

BOD5 = V

mau lay PT

(mg/l) ở đây V mẫu lấy PT được đo theo lít.

Chỉ số BOD5 là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của
nước. Chỉ số BOD5 chỉ ra lượng oxi mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxi

hóa các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm, nên chỉ số này càng cao chứng tỏ
lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước càng lớn, chứng
tỏ nước bị ô nhiễm.

21


• Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS: là trọng lượng khô tính
bằng mg của cặn rắn phần còn lại sau khi bay hơi một lít mẫu nước trên nồi
cách thủy rồi sấy khô ở 103 oC đến trọng lượng không đổi. TSS được xác định
bằng phương pháp trọng lượng.
• Độ màu: Được xác định theo TCVN 4406: 1987
• Độ đục
- Dùng thiết bị đo nhanh để xác định độ đục dùng máy MicroTpi của Đức.
- Tiến hành
+ Cho mẫu nước vào ống đo kèm theo máy sau khi đã rửa sạch sau đó
lau khô ngoài ống rồi cho vào máy tiến hành đo.
+ Máy được chuẩn hóa bằng các ống mẫu chuẩn có độ đục lần lượt là:
0.1 NTU, 10 NTU và 1000 NTU. Đơn vị đo là NTU.
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Từ kết quả phân tích và các tài liệu thu thập có chọn lọc, đề tài tiến
hành tổng hợp, phân tích, đánh giá với sự trợ giúp của phần mền MS Word,
excel, Mathtype.
a. Đánh giá hiệu quả môi trường
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong nước thải đầu ra, so
sánh với QCVN 12: 2008/BTNMT về tiêu chuẩn cho nước thải sản xuất giấy
và bột giấy cột B1, kết hợp với ý kiến phỏng vấn từ cán bộ, công nhân công ty
để đánh giá hiệu quả môi trường của hệ thống xử lý nước thải.
b. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
- Từ kết quả phỏng vấn, kết hợp các số liệu thu thập được, tiến hành

đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống xử lý nước thải.
- Trong kinh tế khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án hay mô
hình người ta thường đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu: NPV, IRR và BCR.
Trong đó chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất.
+) NPV (giá trị hiện tại dòng của dự án – Net Present Value): là hiệu
số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, điều

22


đó có nghĩa là tất cả các hiệu số thu chi hàng năm đều được chiết khấu ở thời
điểm bắt đầu bỏ vốn theo 1 tỷ suất chiết khấu đã được định trước và dự án chỉ
được chấp nhận khi NPV ≥ 0.
Công thức tính:
n

NPV =

Bt

∑ (1 + r ) ^ t
t =1



n



t =1


C



t
-  C0 + ∑
(1 + r ) ^ t 



Trong đó:
Bt: lợi ích năm thứ nhất

Ct: Chi phí năm thứ t

Co: Chi phí ban đầu

r:

(1)

Hệ số chiết khấu

t: Thời gian (năm)
n: Tuổi thọ của dự án
+) Hệ số hoàn vốn nội tại IRR – Internal Rate of Return (kí hiệu là K):
Là tỷ suất chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án = tổng chi của dự án.
K được tính theo công thức:
n

Bt


Ct
C
+


0

= 0
t =1 (1 + K ) ^ t
t =1 (1 + K ) ^ t 


n

(2)

Trong đó: K là hệ số hoàn vốn nội tại, Bt, Ct, t ,n ,C0 như công thức (1).
* Phương pháp xác định: Phương trình (2) với K là ẩn số là phương
trình bậc cao, chỉ giải được với phương pháp thử đúng dần.
- Thay K1 vào (2) ta được giá trị NPV 1. K1 có giá trị sao cho NPV 1 > 0
và càng gần 0 càng tốt.
- Thay K2 vào (2) ta được giá trị NPV 2. K2 có giá trị sao cho NPV 2 < 0
và càng gần 0 càng tốt.
Sau đó tính nội suy theo công thức gần đúng:
NPV1

K = K1 + (K2 – K1) x NPV + NPV

1
2

(2.1)

* Vai trò
- IRR cho biết khả năng sinh lãi riêng của dự án (dự án với tổng số vốn đầu
tư ban đầu là số nhân đó với doanh thu và chi phí hàng năm cũng là 1 con số n đó
thì sự vận động nội tại dự án đem lại 1 tỷ lệ TC TB hàng năm là bao nhiêu).
- IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án chấp nhận được.

23


+) B/C: Là tỷ số lợi ích chi phí, đó là thương số giữa giá trị hiện tại của
lợi ích chia cho giá trị hiện tại của toàn bộ chi phí. Nếu giá trị này lớn hơn 1
thì dự án đánh giá.
Tỷ suất lợi ích chi phí, được tính theo công thức:
B/C =

n

Bt

∑ (1 + K ) ^ t
t =1

n
- C0 + ∑




t =1


Ct
(1 + K ) ^ t 

(3)

Trong đó: Bt, Ct, C0, r, t, như công thức (1).
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống có tính đến các yếu tố môi
trường, xã hội, thì cũng đánh giá 3 chỉ tiêu kèm theo các yếu tố môi trường và
xã hội.
Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về mặt xã hội
như: y tế, dân trí, học vấn…
Qua đánh giá hiệu quả về các mặt môi trường, kinh tế, xã hội của hệ
thống xử lý nước thải, đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.

24


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ, XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn thuộc phường
Quan Triều phía bắc thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thành phố

khoảng 5 km, ở khu vực tương đối đông dân cư ngay cạnh sông Cầu. Cách
công ty khoảng 400 m là quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên và các tỉnh
phía bắc. Diện tích đất hiện tại công ty đang sở hữu 970000 m 2. Phạm vi lân
cận công ty là các hộ dân sinh sống trong đó phần lớn là gia đình của các
công nhân đang làm việc trong công ty hoặc những cán bộ, công nhân công
ty đã nghỉ hưu. Khu vực không có các công trình văn hóa - tôn giáo, các di
tích lịch sử.
3.1.2. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua
một số năm gần đây thì khu vực phường Quan Triều nói riêng và khu vực
thành phố Thái Nguyên nói chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm bốn mùa, song chủ yếu chỉ có hai mùa
chính rõ rệt : mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) mưa nhiều từ tháng 4 đến
tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh (còn gọi là mùa
khô) mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng
Đông Bắc.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện khí hậu tại khu vực. Các yếu tố đó là :
- Nhiệt độ không khí.
- Độ ẩm không khí.

25


×