Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

GIAO AN KI THUAT l 5 CHUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.33 KB, 37 trang )

KĨ THUẬT
TUẦN 1
Thứ 4, ngày 5 tháng 5 năm 2018
ĐÍNH KHUY HAI LỖ
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đính khuy hai lỗ đúng quy trình và đúng kĩ thuật
- Rèn cho HS có tính cẩn thận.
- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy hai lỗ. Một mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 10cm
x 15cm.
- 2 – 3 chiếc khuy hai lỗ. Chỉ khâu, kim khâu. Phấn vạch, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu.
* HS quan sát mẫu khuy hai lỗ và hình 1a trong SGK. GV đặt câu hỏi :
+ Hỏi : Tất cả các khuy này có chung đặc điểm gì ?
+ Hỏi : Hình dạng của các khuy này ra sao ?
* GV giới thiệu mẫu khuy hai lỗ, hướng dẫn các em quan sát hình
1b(SGK).
* GV tóm tắt: Khuy được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau. Khuy được
đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên hai
nẹp áo, vị trí của hai khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài
qua khuyết gài 2 nẹp của sản phẩm với nhau.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* HS đọc lướt nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi :
+ Hỏi : Em hãy nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ?
* Cho HS đọc nội dung phần 1 (SGK) và quan sát hình 2.


* Cho HS thực hiện thao tác. GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn nhanh
một lượt các thao tác của bước 1.
* GV hướng dẫn đính khuy: Lên kim qua lỗ khuy thứ nhất và xuống kim
qua lỗ khuy thứ hai. GV thực hiện sau đó gọi HS thực hiện các lần khâu còn lại.
- GV hướng dẫn cách quấn chỉ quanh chân khuy, lưu ý HS lên kim nhưng
không qua lỗ khuy, kéo chỉ lên, quấn 3 – 4 vòng chỉ quanh đường khâu ở giữa
khuy vừa phải để đường quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không bị dúm.
- Hướng dẫn kết thúc đính khuy: GV gợi cho HS nhớ lại cách kết thúc
đường khâu đã học ở lớp 4, cho HS lên thực hiện các thao tác. GV quan sát sửa
sai cho các em.
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị để giờ sau thực hành.


KĨ THUẬT
TUẦN 2
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS được thực hành đính khuy hai lỗ trên vải.
- Rèn cho HS kĩ năng đính khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục HS có tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mảnh vải có kích thướpc 20cm x 30cm.
- Chỉ, kim, kéo.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:

Hoạt động 3: HS thực hành.
- Gọi 2 – 3 HS nhắc lại quy trình đính khuy hai lỗ.
- Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
- Nhấn mạnh cho các em cách vạch dấu các điểm đính khuy, cách đính
khuy vào các điểm vạch dấu.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
thực hành của HS.
* Cho HS thực hành.
- GV nêu yêu cầu: Mỗi em đính 2 khuy trong thời gian 30 phút.
- HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực
hiện cho đúng.
- HS thực hành theo nhóm. GV quan sát , hướng dẫn những em chưa thực
hiện đúng thao tác kĩ thuật.
Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- Các tổ cử người thuyết minh sản phẩm của tổ mình cho cả lớp nghe.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét đánh giá sản phẩm theo yêu cầu trong SGK.
+ Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu.
+ Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt.
+ Đường khâu khuy chắc chắn.
- Cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất. Tuyên dương cá nhân có sản
phẩm đẹp.
3. Củng cố dặn dò:
Dặn HS chuẩn bị vải, kim, chỉ thêu để giờ sau học bài “ Thêu dấu chân”.


KĨ THUẬT
TUẦN 3
Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2018

THÊU DẤU NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân cc mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu
được ít nhất năm dấu nhân.
- Đường thêu có thể bị dúm.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
* Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể
thực hành với đính khuy.
* Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít
bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu thêu dấu nhân .
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra : Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới : Thêu dấu nhân.
Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học.
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, đặt các câu hỏi định hướng quan sát để
HS nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu ở cả 2 mặt.
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi dấu nhân.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo
thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng
song song ở mặt phải đường thêu . Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang
trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn

trải bàn …
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I SGK kết hợp quan sát
hình 2 để nêu cách vạch dấu đường thêu.
- Hướng dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3.
- Hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thứ 1 , 2.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân.
- Tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy.
Hoạt động nối tiếp:
- Nêu lại ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ).


KĨ THUẬT
TUẦN 4
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018
THÊU DẤU NHÂN (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân các mũi thêu tương đối đều nhau.
Thêu được ít nhất năm dấu nhân.
- Đường thêu có thể bị dúm.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
*Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể
thực hành với đính khuy.
* Với HS kho tay:
+ Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít
bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động : Hát
2. Bài cũ :
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước
3. Bài mới : Thêu dấu nhân (tt)
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : HS thực hành .
- Nhận xét , hệ thống lại cách thêu dấu nhân ; hướng dẫn nhanh một số
thao tác cần lưu ý thêm.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS , nêu các yêu cầu của sản phẩm như mục
III SGK và thời gian thực hành.
- Quan sát , uốn nắn cho những em còn lúng túng
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm.
- Nêu yêu cầu đánh giá.
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : A+ và A .
Hoạt động nối tiếp:
- Nêu lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được.
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài “ Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình”


KĨ THUẬT
TUẦN 5

Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2018
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- HS biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn
uống thông thường trong gia đình.
- HS nhận biết chính xác một số dụng cụ nấu ăn ở gia đình mình.
- Giáo dục HS có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình
sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
HĐ 1. Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia
đình.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường để đun, nấu, ăn
uống trong gia đình.
- Hỏi: Em hãy kể tên các dụng cụ dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình
em ?
- HS tự kể theo những đồ dùng của nhà mình. GV ghi bảng theo từng
nhóm.
* Kết luận: Các dụng cụ dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình là :
+ Đun: bếp ga, bếp lò, bếp dầu…Dụng cụ nấu: soong, chảo, nồi
cơm điện.
+ Dụng cụ để bày thức ăn và uống: bát, đĩa, đũa, thìa, cốc,chén...
+ Dụng cụ cắt, thái thực phẩm: dao,kéo…
+ Một số dụng cụ khác: rổ, âu, rá, thớt, lọ đựng bột canh…
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ

đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm. GV phổ biến cách thức làm việc
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
+ Bếp đun có tác dụng: cung cấp nhiệt để làm chín lương thưc, thực phẩm.
+ Dụng cụ nấu dùng để: nấu chín và chế biến thực phẩm.
+ Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống: giúp cho việc ăn uống thuận
lợi, hợp vệ sinh.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em?
- Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống
trong gia đình em?
Hoạt động nối tiếp: Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường
được dùng để nấu ăn để học bài : Chuẩn bị nấu ăn.


KĨ THUẬT
TUẦN 6
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu: Sau bài học:
- HS nắm được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: Các loại rau, củ, quả còn tươi…Dao thái, dao gọt.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.

- HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hói:
+ Em hãy nêu những công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn?
* GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính:
Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi chung là
thực phẩm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm. HS đọc mục 1 SGK .
Hỏi : Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn là gì ?
- Em hãy kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình chọn.
- GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính.
b. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm. HS đọc mục 2 SGK.
- Em hãy nêu công việc cần làm trước khi nấu một món ăn nào đó ?
- Em hãy nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm ? (HS đọc phần a mục 2)
- Em hãy nêu ví dụ về cách sơ chế một loại rau mà em biết ?
- Theo em khi làm cá cần bỏ những phần nào ?
- Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ?
- Quan sát thực tế em hãy nêu cách sơ chế tôm ?
* GV nhận xét và tóm tắt
* HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
- Khi giúp đỡ gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và
làm như thế nào ?
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.
Đọc trước bài: Nấu cơm.


KĨ THUẬT

TUẦN 7
NẤU CƠM
I. Mục tiêu:
- HS biết cách nấu cơm bằn bếp đun.
- Rèn cho HS kĩ năng nấu cơm bằng bếp đun.
- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp
gia đình.
II. Đồ dung dạy học:
Gạo tẻ, soong nấu cơm, rá, đũa…, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút
GV kiểm tra sự chuẩn bị cuẩ HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
* HS đọc nội dung phần 1trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Em hãy kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm
bằng bếp đun ?
- Em hãy nêu cách làm sạch gạo và dụng cụ nấu cơm ?
* GV tóm tắt : Có hai cách nấu cơm là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên
bếp ( bếp củi, bếp ga, bếp dầu…) và nấu cơm bằng bếp điện.
- HS nhắc lại .
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp ( gọi tắt
là nấu cơm bằng bếp đun.)
* GV nêu cách thực hiện hoạt động 2. Cho HS thảo luận nhóm về cách nấu
cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập.
- HS đọc nội dung phiếu học tập, GV hướng dẫn HS cách trả lời.
- HS làm việc theo nhóm. Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi 2 -3 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng

bếp đun.
- GV quan sát, uốn nắn.
* GV lưu ý cho HS một số điểm sau:
+ Nên chọn nồi có đáy dày nấu cơm để cơm không bị cháy và ngon cơm.
+ Cho nước vừa phải, có nhiều cách cho nước tốt nhất nên dùng ống
để đong.
+ Đun sôi nước rồi mới cho gạo thì cơm sẽ ngon hơn.
+ Khi đặt nồi cơm lên bếp phải đun to lửa, đều. Nhưng khi đã nước đã
cạn thì phải giảm lửa thật nhỏ để cơm không bị cháy.
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.


KĨ THUẬT
TUẦN 8
NẤU CƠM (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Rèn cho HS kĩ năng nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học đẻ nấu cơm giúp
gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: Nồi cơm điện, gạo tẻ, rá vo gạo...
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
* Yêu cầu HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
* HS đọc mục 2 và quan sát hình 4 SGK, thảo luận theo nhóm.
- Em hãy so sánh dụng cụ và nguyên liệu cần để nấu cơm bằng nồi cơm
điện với nấu cơm bằng bếp đun ?
- Em hãy nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện ?
+ Cho gạo đã vo vào nồi và đổ nước theo các khấc vạch trong nồi hoặc
dùng cốc đong. Lau khô đáy nồi, san đều gạo trong nồi .
+ Đậy nắp, cắm điện và bật nấc nấu. Khi cạn nước, nấc nấu sẽ tự động
chuyển sang nấc ủ, khoảng 10 phút sau cơm chín.
- Hỏi: Em hãy so sánh cách nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng
bếp điện ?
+ Nấu cơm bằng bếp đun phải có người ngồi trông bếp. Còn nấu cơm
bằng nồi cơm điện không cần người trông bếp.
+ Đối với cả hai cách nấu cơm trên cơm đều chín đều, dẻo, ngon.
* GV nhận xét, HS thực hiện thao tác chuẩn bị, các bước nấu cơm
bằng bếp điện.
- Cả lớp và GV quan sát và nhận xét, uốn nắn cho các em.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập của HS.
* GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- Em hãy cho biết có mấy cách nấu cơm ? Đó là những cách nào ?
- Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào ? Em hãy nêu cách nấu
cơm đó.
* GV nhận xét và đánh giá két quả học tập của HS.
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
Chuẩn bị cho bài sau: Luộc rau.



KĨ THUẬT
TUẦN 9
LUỘC RAU
I. Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Rèn cho HS thực hiện thành thạo việc luộc rau.
- Giáo dục HS ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. Đồ dùng dạy học: Rau muống, rau cải…Soong, nồi, đĩa, đũa…
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau.
- Hỏi : Em hãy nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau ?
* HS quan sát hình 1 SGK.
- Hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau ?
- Ở gia đình em thường luộc những loại rau nào ?
( HS tự trả lời)
- HS quan sát hình 2 và nêu cách sơ chế rau ?
- Em hãy kể tên một vài loại củ, quả được dùng để làm món luộc?
(HS kể một vài loại củ, quả được dùng để làm món luộc mà em biết)
* HS lên bảng thực hiện cách sơ chế rau.
* GV nhận xét, uốn nắn thao tác chưa đúng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách luộc rau.
* HS đọc mục 2 và quan sát hình 3 SGK.
- Em hãy nêu cách luộc rau ở nhà em ? ( HS tự nêu).
* GV nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau.
- Em hãy cho biết đun to lửa khi luộc rau có tác dụng gì ?

* GV lưu ý cho HS một số điểm sau :
- Nên cho nhiều nước khi luộc rau để rau chín đều và xanh.
- Đun sôi nước mới cho rau vào. Sau khi cho rau vào cần lật rau để rau
chín đều.
- Đun to và đều lửa. Tùy khẩu vị của từng gia đình mà luộc rau cho
phù hợp.
* GV dùng vật thật để HS nắm chắc bài hơn.
- HS nêu cách trình bày rau đã luộc vào đĩa.
* Cho các em đọc nội dung phần ghi nhớ.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Em hãy nêu các bước luộc rau ?
- So sánh các bước luộc rau ở gia đình với các bước luộc rau ở trong
bài học ?
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Về nhà thực hành luộc rau.


KĨ THUẬT
TUẦN 10
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- HS biết cách trình bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Rèn cho HS kĩ năng trình bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Giáo dục HS có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
* HS quan sát hình 1 trong SGK và đọc mục 1.
- Em hãy nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ?
- Dựa vào hình 1 SGK, hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho
gia đình trước bữa ăn ?
* GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh họa, tác dụng của
việc bày món ăn…
- HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở
gia đình.
* GV tóm tắt : Bày món ăn và dụng cụ ân uống trước bữa ăn một cách hợp
lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
- Em hãy nêu mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn ?
- Ở gia đình em sau bữa ăn em thường thu dọn như thế nào ?
* GV nhận xét và tóm tắt những ý kiến vừa trình bày.
* Lưu ý : Thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong
gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không
để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.
* Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?
- Em hãy kể tên những công việc em có thể giúp đỡ gia đình trước và sau
bữa ăn ?
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Động viên các em tham gia giúp đỡ gia đình công việc nội trợ.


KĨ THUẬT

TUẦN 11
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong
gia đình.
- Biết cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: Một số bát đũa, nước rửa chén, tranh minh họa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn
và ăn uống.
- Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng ?(Soong nồi,
bát đũa,…)
- Em hãy nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn ?
+ Làm sạch và giữ vệ sinh. Bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Nếu dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ
như thế nào?
+ Các dụng cụ đó sẽ bị vi trùng xâm nhập dễ gây bệnh.
* GV tóm tắt: Bát đĩa sau khi đã sử dụng nhất thiết phải được cọ rửa sạch
sẽ, rửa dụng cụ nấu ăn không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, còn bảo
quản các đồ dùng đó.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- HS quan sát hình trong SGK và nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở
gia đình.
+ Tráng qua một lượt nước cho sạch thức ăn.
+ Hòa một ít nước rửa bát vào một chiếc bát. Rửa lần lượt từng

dụng cụ,…
- Theo em những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau?
(Rửa sau)
- Rửa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường theo mấy bước ? (Hai bước)
+Lần 1 đổ nước sạch vào chậu rửa sạch từng dụng cụ ăn, sau đó rửa dụng
cụ nấu.
+ Lần 2 bỏ nước đầu và thay nước khác, tráng lần lượt từng dụng cụ.
- Sau khi rửa xong em làm như thế nào ? ( Để ráo nước rồi xếp vào chạn)
* GV nhận xét và tóm tắt nội dung. Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK,
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong ?
- Ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào ?
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học
Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau khi ăn.


KĨ THUẬT
TUẦN 12
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh cần làm dược một số sản phẩm khâu, thêu, hoặc nấu ăn.
- Rèn cho HS kĩ năng khâu, thêu, hoặc nấu ăn.
- Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số sản phẩm khâu. thêu đã học.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: (37 phút)

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1.
* HS nhắc lại những nội dung chính đã học.
- Nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã
học trong phần nấu ăn.
* GV nhận xét và tóm tắt những nội dung mà HS vừa nêu.
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành.
* GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu HS chọn sản phẩm nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm.
Các em có thể tự chế món ăn theo nội dung đã học hoặc các món ăn ở gia đình.
+ Nếu các em chọn sản phẩm khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành
một sản phẩm:
VD: Đo, cắt vải khâu thành một sản phẩm, hoặc có thể đính khuy, thêu
trang trí…
- Chia nhóm và phân công vị trí của các nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩmvà phân công nhiệm vụ
cho mỗi thành viên trong nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc
sẽ tiến hành.
- GV ghi tên các sản phẩm của các nhóm và kết luận.
- GV nhắc nhớ HS chuẩn bị cho giờ sau.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị cho giờ sau thực hành được tốt.


KĨ THUẬT
TUẦN 13

CĂT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh được thực hành làm một sản phẩm do mình tự chọn.
- Rèn cho HS có đôi tay khéo léo.
- Giáo dục HS có ý thức lao động tự phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
Dụng cụ thêu, hoặc dụng cụ nấu ăn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: (37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 3: Thực hành
- Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- Trước khi vào thực hành, GV cho HS nhắc lại những kiến thức có liên
quan đến sản phẩm thực hành của các nhóm.
- GV kiểm tra nguyên liệu và dụng cụ thực hành của các nhóm.
- Nhận xét và nhắc nhở HS về sự chuẩn bị của các em.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- HS thực hành theo nội dung tự chọn của nhóm mình.
- GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và hướng dẫn thêm cho
các em.
- Nhắc nhở các em nếu còn lúng túng.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- HS về nhà chuẩn bị để giờ sau thực hành tiếp.


KĨ THUẬT

TUẦN 14
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN. (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh được thực hành làm các sản phẩm mà mình tự chọn.
- Rèn cho HS có đôi tay khéo léo.
- Giáo dục HS có ý thức lao động tự phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sản phẩm của giờ thực hành trước.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: (37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 4: Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- HS nhắc lại những kiến thức đã học về khâu, thêu, nấu ăn.
* Phần khâu, thêu cần lưu ý cho HS một số vấn đề sau:
+ Mũi thêu đều, vải phẳng, không nhăn, dúm.
+ Phần nấu ăn cần lưu ý: sản phẩm sạch sẽ, chín,…
* GV kiểm tra nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- HS thực hành theo vị trí nhóm của mình để làm sản phẩm.
- GV quan sát và đến từng nhóm theo dõi.
- Hướng dẫn thêm cho các em để làm được sản phẩm đẹp hơn.
- Nhắc nhở những em làm còn lúng túng.
- HS hoàn chỉnh sản phẩm để giờ sau trưng bày sản phẩm.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị sản phẩm của mình để giờ sau trưng bày sản phẩm.



KĨ THUẬT
TUẦN 15
ÍCH LỢI CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. Mục tiêu:
- HS biết được ích lợi của việc nuôi gà
- HS cần phải nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về gà, phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu ích lợi của việc nuôi gà,
* GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.
* Phổ biến cách thức thảo luận: Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài
học và liên hệ thực tế với việc nuôi gà ở nhà em.
- Cho các nhóm thảo luận.
- Gọi các nhóm trình bày. GV nhận xét, giải thích,
Các
sản
- Thịt gà, trứng gà.
phẩm của
- Lông gà,
nuôi gà
- Phân gà
Lợi ích của
- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng trong năm.
việc nuôi gà

- Cung cấp thịt, trứng dùng làm thực phẩm hàng ngày. Thịt
gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực
phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều gia đình.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên
nhiên.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập của HS.
* Hãy đánh dấu x vào  ở câu trả lời đúng. Lợi ích của việc nuôi gà là :
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
+ Cung cấp chất bột đường.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làm thức ăn cho vật nuôi.
+ Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc bài: Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà.


KĨ THUẬT
TUẦN 16
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA.
I. Mục tiêu:
- HS kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một
số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- HS nắm chắc được một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Giáo dục HS có ý thức nuôi gà.

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, tranh minh họa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
Em hãy nêu yêu cầu, tác dụng của chuồng nuôi gà ?
B. Dạy bài mới: ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa
phương.
- Em hãy kể tên những giống gà mà em biết ?
* HS kể tên, GV ghi bảng: Gà nội, gà nhập nội, gà lai.
* GV nhận xét và tóm tắt: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có
những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,…Có những giống gà
nhập nội như gà Tam hoàng, gà Lơ-go, gà rốt. Còn có những giống gà lai như gà
rốt ri,…
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
* Cho HS thảo luận nhóm về một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
* GV phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS thảo luận nhóm,
* GV quan sát hướng dẫn các em.
* Gọi đại diện nhóm trả lời. Cả lớp và GV nhận xét , chốt ý đúng.
Tên giống gà Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm
Gà ri
Thân,chân, đầu nhỏ,gà Thịt và trứng Tầm vóc nhỏ,
trống to hơn gà mái,... thơm, ngon, thịt chậm lớn.
chắc,…
Gà ác
Thân hình nhỏ, lông Thịt và xương màu Tầm vóc nhỏ.
trắng, chân có 5 ngón

đen, dùng để bồi
dưỡng sức khỏe

Thân hình ngắn, chóng Đẻ nhiều trứng
Thịt mềm, nhão
Tam hoàng
lớn, lông màu vàng rơm
Gà Lơ- go
Thân hình to, lông Đẻ nhiều trứng
trắng
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Vì sao gà ri được nuôi nhiều ở nước ta ?
- Em hãy kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở gia đình hoặc địa
phương em ?
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: Chọn gà để nuôi.


KĨ THUẬT
TUẦN 17
THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. Mục tiêu :
- HS cần phải liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi.
II. Đồ dùng dạy học : Lúa, ngô, gạo,…phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút).
Em hãy nêu mục đích của việc chọn gà để nuôi ?

B. Dạy bài mới : ( 37 phút)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và phát triển ? ( nước, không
khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng.)
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?
- Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà ? ( cung cấp năng lượng để
duy trì và phát triển cơ thể gà.)
* GV: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và PT của cơ
thể gà.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà ở gia đình em ? ( HS tự kể )
- Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà ? ( rau, thóc, gạo, ngô, khoai,
sắn, ốc,…)
- GV ghi bảng những thức ăn nuôi gà và gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- HS đọc nội dung mục 2SGK. Cho HS làm việc theo nhóm.
Tác dụng
Sử dụng
Nhóm thức ăn cung cấp Duy trì hoạt động sốngvà Chế biến dạng bột, trộn
chất đạm
tạo thịt, trứng
vớicác thức ăn khác
Thức ăn cung cấp chất Cung cấp năng lượng cho Ăn ở dạng nguyên hạt
bột đường
các hoạt động sống và hoặc bột
chuyển hóa thành chất
béo
Thức ăn cung cấp chất Cần cho sự hình thành và Sấy khô, nghiền bột trọn

béo
phát triển xương, vỏ vào thức ăn
trứng
Thức ăn cung cấp vi ta Cần thiết cho sức khỏe , Trộn vào thức ăn
min
sinh trưởng và sinh sản
Thức ăn hỗn hợp
Gà lớn nhanh, khỏe Đã qua chế biến cho ăn
mạnh,trứng to, đẻ nhiều
trực tiếp
Đại diện các nhóm trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho giờ sau .


KĨ THUẬT
TUẦN 18
THỨC ĂN NUÔI GÀ ( Tiếp)
I. Mục tiêu :
- HS nêu được tác dụng và cách sử dụng các loại thức ăn cung cấp chất
đạm, chất khoáng, vi ta min, thức ăn tổng hợp.
- Rèn cho HS nắm chác các loại thức ăn nuôi gà.
- Giáo dục HS ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng gà ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy học :
Phiếu học tập, các loại thức ăn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút)
Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn?
B. Dạy bài mới : ( 37 phút)
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Dạy bài mới :
Hoạt động 4. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm,
chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.
- GV nhắc lại và cho HS trình bày.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
* GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn.
- Em hãy kể tên những thức ăn cung cấp chất đạm cho gà ? (bột cá, bột thịt,
bột đậu)
- Kể tên một số thức ăn có chất khoáng ?( vỏ sò, vỏ hến, vỏ tôm..)
- Kể tên một số thức ăn có vi-ta-min ? ( cám gạo, cỏ, rau xanh, các
loại hạt,…)
* GV nêu thức ăn hỗn hợp : gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà.
- GV kết luận và tóm tắt nội dung. HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5. Đánh giá kết quả học tập.
- Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà ?
- Vì sao khi cho gà ăn thức ăn tổng hợp sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh,
đẻ trứng to và nhiều ?
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị các loại thức ăn để học bài Nuôi dìng gà.


KĨ THUẬT
TUẦN 19
NUÔI DƯỠNG GÀ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn uống.

- Giáo dục HS có ý thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK, phiếu học tạp.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )
Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà ?
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
* GV nêu khái niệm về nuôi dưỡng gà là công việc cho gà ăn, uống
nói chung.
* GV nêu một số ví dụ về công việc nuôi dưỡng gà như :
- Cho ăn thức ăn gì ? Ăn vào lúc nào ? Cho ăn, uống như thế nào ?
- HS đọc mục 1 SGK và nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ?
* GV tóm tắt: Nuôi dưỡng gà là hai công việc cho gà ăn và cho gà uống
nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho gà.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
- HS thảo luận nhóm.
a.Cách cho gà ăn. HS đọc mục 2a SGK
* Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng
- Tại sao gà con lại cho ăn liên tục suốt ngày ? (Gà còn nhỏ chưa tự kiếm
ăn được )
- Vì sao gà giò cần ăn nhiều thức ăn có chất đạm ? ( Gà giò lớn nhanh...)
- Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất
đạm, chất khoáng và vi-ta-min ? (Rau xanh, vỏ trứng, cá,…)
b.Cho gà uống :
- HS nêu vai trò của nước đối với đời sống của động vật.
- Vì sao phải cho gà uống nước đầy đủ ? ( Thức ăn của gà chủ yếu là thức
ăn khô )
* Quan sát hình 2 SGK cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào ?

( Cho gà uống nước sạch, trong máng uống phải luôn có đủ nước sạch,...)
* GV kết luận và tóm tắt nội dung. HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
- Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh ?
- Ở gia đình em thường cho gà ăn, uống như thế nào ?
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà đọc trước bài Chăm sóc gà.


KĨ THUẬT
TUẦN 20
CHĂM SÓC GÀ.
I.Mục tiêu :
- HS nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Rèn cho HS kĩ năng biết cách chăm sóc gà.
- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK,
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Em hãy nêu cách nuôi dưỡng gà ?
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà .
* Cho HS hiểu thế nào là chăm sóc gà : Ngoài việc cho gà ăn còn phải che
chắn chuồng, sưởi ấm cho gà con mới nở,…
- HS đọc mục 1 và nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà ? ( HS đọc
SGK )
* GV nhận xét và tóm tắt nội dung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách chăm sóc gà.

* HS đọc SGK mục 2 và trả lời.
a. Sưởi ấm cho gà con.
- Vì sao phải sưởi ấm cho gà con ? ( Gà con không chịu được rét )
- Nêu những dụng cụ sưởi ấm cho gà con ? ( Bóng đèn )
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
b. Chống nóng, chống rét, phòng ấm cho gà. ( HS đọc mục 2b SGK)
- Vì sao chống nóng, rét, phòng ấm cho gà ? (Gà không chịu được
nóng quá,...)
- Nêu cách chống nóng, rét, phòng ẩm cho gà ? (chuồng cao ráo, thoáng,...)
* GV nhận xét và chốt ý.
c. Phòng ngộ độc thức ăn cho gà. HS đọc nội dung mục 2c SGK
- Nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn ? ( Thức ăn vị mốc,
có vị mặn )
- GV nhận xét và chốt ý.
* GV tóm tắt: Gà không chịu được nóng, rét, ẩm quá, dễ bị ngộ độc thức
ăn. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách, không cho gà ăn những thức
ăn ôi, mốc, mặn…
* HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Ở gia đình em thường chóng nóng, rét , phòng ẩm cho gà như thế nào ?
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
- Tại sao phải sưởi ấm, chống nóng, chống rét cho gà ?
- Em hãy nêu cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà ?
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS đọc bài L¾p xe chë hµng


KĨ THUẬT
TUẦN 21
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ


I. Mục tiêu:
- Nêu đựơc mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh
cho gà. Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia
đình hoặc địa phương.
- KNS : Biết cách chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho gà.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, mẫu vật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Bài cũ :
- Nêu mục đích và tác dụng của việc chăm sóc gà ?
2. Bài mới :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh
cho gà.
- Nhận xét và tóm tắt: vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm
sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dung cụ ăn uống, chuồng nuôi; tiêm, nhỏ
thuốc phòng bệnh cho gà.
- Nêu vấn đề: Những công việc trên được gọi chung là công việc vệ sinh
phòng bệnh cho gà. Vậy, thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh
phòng bệnh cho gà?
- Tóm tắt những ý trả lời của HS
- Nhận xét nội dung chính của hoạt động 1.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
a)Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
- Tóm tắt cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống.
b) Vệ sinh chuồng nuôi
- Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội
dung SGK.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch cho gà

- GV: Dịch bệnh là những bệnh do vi sinh vật gây ra và có khả năng lây lan
rất nhanh. Gà bị dịch bệnh thường bị chết nhiều.
- GV nhận xét việc tiêm phòng bệnh cho gà.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính và câu hỏi cuối bài để đánh giá kết qủa
học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS GDKNS : Biết cách chăm
sóc và vệ sinh phòng bệnh cho gà.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị bộ đồ dùng lắp ghép để học vào tuần 22


KĨ THUẬT
TUẦN 22
LẮP XE CẦN CẨU (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Lắp xe tương đối chắc
chắn, có thể chuyển động được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Hướng dẫn HS quan sát kĩ
từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
- Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên

các bộ phận đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
1. Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
2. Lắp từng bộ phận.
- Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào?
- Gọi 1 em lên bảng chọn các chi tiết.
* Hướng dẫn học sinh lắp, GV lắp mẫu:
- GV vừa lắp mẫu vừa HD HS cách lắp
- Gọi 1 HS lên lắp hình 3a (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp của các
thanh thẳng).
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp và phân
biệt mặt phải, trái cần cẩu để sử dụng vít)
+ Hướng dẫn lắp hình 3c.
- Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi để tìm các chi tiết và lắp hình 4c,4b,4c (3 bộ
phận đơn giản các em đã được học ở lớp 4)
- Nhận xét, bổ sung.
3. Lắp ráp xe cần cẩu ( H1- SGK)
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sgk (lưu ý cách lắp vòng hãm
vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay
tời được dễ dàng)
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả
ra dễ dàng).
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định.
Hoạt động nối tiếp:
- HS nêu các bước lắp xe cần cẩu.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Chuẩn bị bài sau học thực hành lắp xe cần cẩu.



KĨ THUẬT
TUẦN 23
LẮP XE CẦN CẨU ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc
chắn và có thể chuyển động đuợc.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
I. Kiểm tra : - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài học.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe xần cẩu.
a. Chọn chi tiết:
+ GV kiểm tra HS chọn các chi tiêt.
b. Lắp từng bộ phận
- Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp
xe cần cẩu.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
+ GV quan sát HS thực hành và uốn nắn kịp thời HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe cần cẩu.
- Yêu cầu HS lắp ráp theo các bước trong SGK
+ GV nhắc nhở: Chú ý độ chắc các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.
* Chú ý:

+ Lắp ráp xong cần kiểm tra dây tời quấn vào, nhả ra.
+ Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng
xuống không.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức trưng bầy sản phẩm theo nhóm.
- Gọi HS đọc những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm trong SGK tr 79.
- GV nhận xét đánh giá SP theo 3 mức:
+ Hoàn thành tốt: T
+ Hoàn thành:
H
+ Chưa hoàn thành: C
Những HS hoàn thành SP trước thời hạn và đảm bảo kĩ thuật đánh giá
ở mức hoàn thành tốt
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tinh thần thái độ, kết quả học tập.
- Giờ sau tiếp tục mang bộ lắp ghép KT để học bài: “Lắp xe ben”


KĨ THUẬT
TUẦN 24
LẮP XE BEN
I. Mục tiêu:
Học sinh cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi thực hành thao tác lắp, tháo các chi tiết.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị : Mẫu xe đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:

A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ).
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho học sinh quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Hớng dẫn học sinh quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
+ Lắp khung sàn và các giá đỡ.
+ Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
+ Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
+ Lắp trục bánh xe trớc.
+ Lắp ca bin.
c/ Lắp ráp xe ben. Giáo viên vừa làm vừa để cho học sinh quan sát.
+ Kiểm tra sự chuyển động của xe ben.
Hoạt động 3: HD Học sinh thực hành lắp xe ben.
GV gọi HS lên thực hiện các thao tác lắp xe ben
a/ Chọn chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
+ Trước khi học sinh thực hành, GV cần cho HS đọc phần ghi nhớ trong
SGK để cả lớp nắm rõ quy trình lắp.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
+ GV nhắc lại các tiêu chuẩn đánh giá trong SGK.
+ GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp vào đúng vị trí các ngăn hộp.
Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về chà chuẩn bị cho bài sau thực hành.



KĨ THUẬT
TUẦN 25
LẮP XE BEN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học sinh :
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.
-Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn,
chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi tực hành.
II. Chuẩn bị.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình lắp.
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Thực hành lắp xe ben.
a/ Chọn chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
+ Trước khi học sinh thực hành, GV cần cho HS đọc phần ghi nhớ trong
SGK để cả lớp nắm rõ quy trình lắp máy bay trực thăng.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
+ GV nhắc lại các tiêu chuẩn đánh giá trong SGK.
+ Cử học sinh dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
+ GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 3 mức: Hoàn thành tốt,

Hoàn thành và chưa hoàn thành. Những em hoàn thành sớm và vẫn đảm bảo yêu
cầu đạt T.
+ GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp vào đúng vị trí các ngăn hộp.
Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về chà chuẩn bị cho bài sau thực hành.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×