Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 146 trang )

THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC NHA TRANG

Nguyễn Chung

M
639.31
Ng 527 Ch

thuật

THU VIEN DH NHA TRANG

3

0

0

0

0

1

7

0

0


3000017002

2

n
nuôi

cá tra


KS. NGUYÊN CHUNG

KỸ THUẬT SINH SẨN
& NUÔI CẤ TRA
PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS
(SAUYAGE 1878)
(In lần th ứ 2)

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Tp. Hồ Chí Minh - 2008


M Ụ C LỤC

Lời nói đ ẩu ...................................................................5
P h ầ n 1 : P h â n b ố v à đ ặ c đ iểm sin h h ọ c ...............9
1. Phân bô".................................................................. 9
2. Đặc điểm hình thái ............................................ 10
3. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản ................... 11
4. Môi trường sống ..................................................16

P h ầ n 2 : S ản x u ấ t g iống cá t r a ............................. 19
1. Chuẩn bị nuôi vỗ cá bố mẹ ................................19
2. Tuyển chọn đàn cá bô" mẹ ..................................26
3. Nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................“28
4. Kỹ thuật cho cá tra sinh sản ............................. 35
5. Âp trứng ............................................................... 49
6. Ương nuôi cá tra bột lên cá giống ....................55

7. Những bệnh thường gặp đối với cá tra con .... 64
8. Thu hoạch và vận chuyển cá tra giông ............67

P h ầ n 3: Kỹ th u ậ t n u ô i cá t r a ............................... 71
1. Nuôi cá tra trong a o ............................................ 75
2. Nuôi cá tra trong bè ...........................................96

3


P h ầ n 4: Gây nuôi, tạo thíĩc ăn tự n h iên đ ể ương
n u ô i cá tra giống ........................................ 98
1. Nuôi sinh khối tảo ......................................... .

99

2. Nuôi luân trùng ..................................................100
3. Nuôi m oina................................................
P h ầ n 5: Các b ệ n h thường gặp và b iện pháp
p h ò n g trị .'................................................... 105
1. Một sô" bệnh do ký sinh trùng gây ra ...........107
2. Một sô" bệnh nhiễm khuẩn ................................. 116

3. Một sô" bệnh do thiếu chất dinh dưỡng .........128
P h ầ n 6: Đ ầu tư và h iệ u quả k ỉn h tê" nuôi
cá tra ............................................................. 132
T ài liệ u th a m k h ảo .................................................. 141

4

10


LỜI NÓI ĐẦU
heo thống kê của Bộ Thủy sản, năm 2006
sản lượng cá tra nuôi của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đạt hơn 800.000 tấn. Nhờ
tổ chức nuôi qui mô lớn, biết áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn,
chúng ta xây dựng được qui trình nuôi tương đối hoàn
chỉnh và với nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào giúp cho
giá thành cá tra nuôi rẻ tạo được lợi thế cạnh tranh
trên thương trường quốc tế so với nhiều loại cá nước
ngọt nuôi khác ở Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia...
Thịt cá tra fillet thương phẩm của ĐBSCL đã có mặt ở
hầu hết các siêu thị, cửa hàng và quầy bán lẻ thủy sản
của khoảng 65 nước với một thương hiệu riêng, mang
lại nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm.

T

Hiện nay, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ
chức WTO, những thuận lợi về thị trường tiêu thụ đã

đẩy giá cá nguyên liệu trong quý 1/2007 lèn đạt gần
ngưỡng 17.500 đ/ k g cao hơn 135% so với cùng kỳ các
năm trước, nhiều doanh nghiệp chế biến mở rộng
năng lực sản xuất đã tạo sự phấn khởi và lợi nhuận
cao tác động đến người dân các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long và ngay cả ở các tỉnh ven biển Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Các vùng sâu xa
như Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa của Long An
đã đầu tư mở rộng thêm diện tích nuôi cá tra, sản
5


lượng cá tra nguyên liệu năm 2007 chỉ riêng ở các
tỉnh ĐBSCL dự kiến sẽ không dừng ở con số
1.000.000 tấn mà có thể lên đến trèn 1.200.000 tấn.
Thành công của cá tra nuôi ở Việt Nam củng đã
tác động đến nhiều người nuôi cá ở Thái Lan,
Campuchia, và họ đang tổ chức nuôi cá tra cạnh
tranh xuất khẩu với cá tra của Đồng bằng sông Cửu
Long Việt Nam.
Cá tra là loại cá nhiệt đới bản địa được nuôi ở các
tỉnh ĐBSCL từ hơn 100 năm trước, cá dễ nuôi so với
nhiều loại cá nuôi nước ngọt khác. Hiện nay, người
nuôi đã tổ chức nuôi đạt sản lượng 400-450 tấn Ị ha
mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thịt cá cao
đảm bảo chế biến xuất khẩu nhưng vẫn nhận được
nhiều cảnh báo cần được nghiên cứu sâu thèm để qui
hoạch tổ chức một nghề nuôi phát triển bền vững,
tránh những vết xe đổ như phát triển ào ạt nuôi tôm
sú, thiếu tính toán khoa học qui hoạch để khi xảy ra

dịch bệnh lây nhiễm lan rộng làm người nuôi thiệt hại.
Nghề nuôi cá tra của Việt Nam được nhiều nước,
nhiều tổ chức quốc tế công nhận đã có những bước tiến
thành công rất ngoạn mục, vì đã được đáp ứng nhiều
mặt, chủ động sản xuất con giống số lượng lớn, có môi
trường nuôi thuận lợi ở hai bờ sông và các nhánh sông
Hậu, sông Tiền, có thị trường tiêu thụ trong và ngoài
nước rộng lớn và năng suất nuôi đạt' trển 400 tấn Iha;
nhưng bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi

6


ro, mỗi năm cá nuôi vẫn gặp những dịch bệnh chết
hàng loạt, môi trường nuôi và nước thải hoàn toàn
không được xử lý trước khi trả trở lại thiên nhiên.
Cuốn sách “Kỹ thuật sình sản & nuôi cá tr a ”
được trình bày từ những kinh nghiệm thực tế của nhiều
trại giống ở Tân Châu, Hồng Ngự cho sinh sản nhân
tạo cá tra giống và những trại nuôi cá tra thương phẩm
ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng
tôi có tham khảo một số tài liệu kỹ thuật của các Viện,
Trường ở Việt Nam và ở Thái Lan cũng như của các
tổ chức thủy sản trên thế giới.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất băn
Nông nghiệp, các chủ trại nuôi cá tra, các chuyên viên
và kỹ thuật viển thủy sản đã đóng góp nhiều ý kiến
để hoàn thành cuốn sách này.
Mong quý bạn đọc góp ý kiến và phê bình đề tập

sách này được hoàn chỉnh cho lần tái bản.

Tác giả

1


Phẩn 1

PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
. Cá tra là loài cá nước ngọt nhiệt đới đặc trưng
trong số 11 loài cá thuộc họ nhà cá tra (Pangasiidae)
đã được xác định phân bố ở các lưu vực trên sông Cửu
Long. Cá tra nuôi ở Việt Nam hoàn toàn khác với loài
cá nheo Ictalurus punctatus thuộc họ Ictaluridae nuôi
ở Mỹ.
Cá tra Pangasianodon hypophthalmus Sauvage
1878, thuộc bộ cá nheo Siluriformes, họ cá tra
Pangasiidae, giông cá tra dầu Pangasianodon. Cá có
tên tiếng Anh là Sutchiriver Catíĩsh, tiếng Campuchia
là Trey pra, tiếng Lào là Pa suay kheo, Pa suay và
tiếng Thái Lan là Pla saa whai, Pla suey.
Cá tra của Việt Nam đã xây dựng được thương
hiệu trên thế giới là PANGASIUS-CA TRA.
1. P hân b ố
Cá phân bố rất rộng xuất hiện ở hầu hết các lưu
vực tự nhiên của hệ thống sông Cửu Long ở các nước
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. ơ Thái Lan,
cá tra cũng xuất hiện ỗ lưu vực sông Mekloong và
Chao Phraya.

Ngày nay do cá tra được nhập nội di trú vào
nhiều nước nên cá tra cũng được tìm thấy nhiều ở lưu
9


vực các sông lớn các nước Malaysia, Indonesia,
M yanmar, Brunei, Sum atra và Trung Quôc.
Ở Việt Nam, cá tra hoang dã xuất hiện tự nhiên ở
vùng hạ lưu sông MeKong, ỏ' hầu hết các sông và các
phụ lưu, đầm ao của sông Hậu sông Tiền. Cá tra cũng có
ở hầu hết các sông rạch của Việt Nam như sông Đồng
Nai, Vàm cỏ, hồ Biển Lạc Tánh Linh, sông La Ngà
huyện Đức Linh - Bình Thuận, các hồ đầm ở các tỉnh
vùng cao như Đak Nong, Đak Lak, Pleiku và cũng có ở
hệ thống sông Hồng, các sông ở miền Trung Việt Nam.
2. Đ ặc đ iểm h ìn h th ái
Cá tra là cá da trơn không vảy có th ân dài, dẹp
ngang, đầu nhỏ vừa phải, m ắt tương dối to, miệng
rộng, có 2 đôi râu dài, vây lưng và vây ngực có gai
cứng, m ang răng cưa m ặt sau. Lưng màu xám đen,
th ân có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây
bụng xám den, cuối vây đuôi hơi đỏ.
Cá tra có miệng rộng, hàm có nhiều răng mọc
th àn h dãy, cơ quan tiêu hóa có dạ dày to, ruột ngắn
nên cá có tính ăn tạp và mồi ăn thiên về dộng vật, cá
rấ t háu ăn không kén chọn thức ăn.
Cá có kích thước tương đối lớn, chiều dài trung bình
30-40 cm và nặng 1,2-1,5 kg/con, trong tự nhiên hoang dă
cá có chiều dài 80-100 cm và nặng 10-15 kg/con.
Cá rấ t khỏe khi bơi thường quẫy m ạnh, lội lặn

nhanh và hung dữ, khi bị kéo lưới đánh bắt cá thường

Ỉ0


quẫy rất mạnh dễ làm bị thương những con xung
quanh và phát ra những kêu “ót, ót”.
3. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Cá tra sống ỏ' những vùng nước ấm nhiệt độ
thích hợp là 26-32°C, cá sống ở tầng nước mặt và hoạt
động mạnh ở cả tầng nước mặt, tầng giữa và tầng đáy
trong ao.
Cá tra có số lượng hồng huyết cầu trong máu
nhiều hơn các loài cá khác.
Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể thở bằng bóng
khí và da. Cá tiêu hao oxy và có ngưỡng oxy rất thấp
nên có thể sống được ở những nơi ao hồ chật hẹp,
thiếu oxy, ở những nơi môi trường khắc nghiệt nước bị
nhiễm bẩn, nhiễm phèn pH = 4-5 và ở nơi có độ mặn
cao 7-10%o, chịu được nhiệt độ cao 39°c, nhưng dễ
chết ở nhiệt độ thấp dưới 15°c.
Cá sống được ở chỗ nước tù động, khi sống ở
những vùng nước chảy thường xuyên dồi dào oxy cá có
thể tập trung sống thành đàn m ật độ cao.
Cá ăn tạp rất háu ăn và dễ thay đổi loại thức
ăn. Chúng có thể ăn mùn bã hữu cơ, xác động vật
chết, phân gia súc, rau băm nhỏ, bèo tấm, cám, thức
ăn chế biến....
Trong tự nhiên hoang dã, cá tra 1 năm tuổi có
thể lớn 0,7 kg/con, 2 năm tuổi có thể lớn 1,5-2 kg/con

và 3 năm tuổi có thể lớn 3-4 kg. Cá thành thục sinh


dục, con đực ỏ' 2 năm tuổi và con cái ỏ' 3 năm tuổi.
Khi thành thục sinh dục, cá có tập tính bơi ngược
dòng di cư tìm đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh
thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự
phát triển của tuyến sinh dục và đẻ trứng. Do vậy.,
trong tự nhiên ở các lưu vực sông Tiền sông Hậu chỉ
có cá bột, cá giống và cá lứa, rấ t ít có cá tra hoang dã
trưởng th àn h xuất hiện.
Hàng năm, vào đầu mùa mưa thường từ tháng 56, cá tra di cư đi ngược dòng về tập trung ở những lưu
vực vùng biên giới của Lào và Campuchia nằm ở khu
vực sông Mêkông từ địa phận tỉnh Kratie-Campuchia
trở lên nên trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên
sông ở địa phận này, không thấy cá thành thục đẻ tự
nhiên ỏ' phần sông của Việt Nam.
Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2
con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie trở lên
đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào,
tập trung từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa
giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bất
được những cá tra nặng tói 15 kg với buồng trứng đã
thành thục.
Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của
loài cây sõng ven sông Gimenila asiatica và sau 24 giò'
thì trứng nỏ' th àn h cá bột và trôi về hạ nguồn.
Năm 1966, Thái Lan đã bắt được cá tra thành
'thúc trên sông trong đầm Bung Borapet và kích thích
12



sinh sản nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá
bô mẹ thành thục trong ao đất.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng, sức
sinh sản tuyệt đôi của cá tra từ vài trăm ngàn đến vài
triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135.000
trứng/kg cá cái.
Trứng cá tra tương đôi nhỏ và có tính dính, trứng
sắp đẻ có đường kính 1 ,1 -1 ,3 mm, sau khi đẻ ra và hút
trương nước đường kính trứng có thể tới 1,5-1,6 mm.
Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng có chiều dài 1,3-1,6
mm và đã hình dạng giống như cá trưởng thành.
Cá bột nỏ' trôi về phía hạ lưu biển Hồ
Campuchia và các nhánh, các phụ lưu, các thủy vực
của sông Tiền sông Hậu Việt Nam.
Hệ sei thành thục của cá đực là 1-3% và ở cá cái
có thể đạt tới 20%.
Trước những năm 1990, nghề nuôi cá tra ở ven
sông Tiền sông Hậu của Đồng bằng sông Cửu Long
Việt Nam là dùng cá giống thu vớt từ cá bột trên sông
đưa về ương dưỡng thành cá giống thả nuôi.
Người nuôi cá tra ỏ' Đồng Tháp, An Qiang có
truyền thống vđt cá tra bột bằng dụng cụ gọi là “đáy”.
Hằng năm, cả trăm triệu cá tra bột và các loài cá
thuộc họ nhà cá tra cũng nhu các loài cá khác được
vớt lên và để thu cá tra bột, người khai thác đã ép lọc
loại bỏ giết hại những loài cá khác, với một số lượng

13



lớn gấp hàng chục lần sô" lượng cá tra bột đã làm thiệt
hại nghiêm trọng đến nguồn lợi cá tự nhiên trên sông.
Mỗi năm ước khoảng 500-700 triệu cá bột được khai
thác, ương nuôi trong ao hầm, đạt thân dài 10-20 cm
rồi chở đi bán khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Hiện nay, ở Việt Nam do đã chủ động sinh sản
nhân tạo và với Luật Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản nên
đã hoàn toàn chấm dứt việc vớt cá tra bột trên sông,
nhưng ở Campuchia, hiện nay nguồn cá tra bột thiên
nhiên đã bị tổ chức thu vớt trở lại, nguồn lọi cá bột
của nhiều loại cá đặc trưng của sông MeKong đang
báo động bị hủy diệt.
Cá tra bột mới nở có chiều dài khoảng 1,3-1 ,6
mm, khi tiêu hết noãn hoàng là cá tích cực tìm mồi ăn
tảo, luân trùng (rotifer), trứng nước (moina, daphnia)
và các loài cá bột khác có trong tự nhiên như mè vinh,
he, rô đồng và thảo trùng; cá tra bột cũng ăn các loại
mồi ăn có kích thước nhỏ và mịn như mùn bã thực
vật, bột bã ngũ cốc.
Cá tra bột thích ăn mồi tươi sống, chúng ăn th ịt
lẫn nhau ngay trong khi mới nở được vài ngày và
chúng vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau nếu kiếm không được
mồi ăn, con nọ cắn đuôi con kia và chết thành chuỗi
sợi dây dài và khi cá bột trên sông bị vớt bắt lên vẫn
thấy chúng ăn lẫn nhau, trong dạ dày cá bột vớt trên
sông thường có rấ t nhiều phần cơ thể và m ắt cá con
các loài cá khác.

14


Dạ dày của cá tra bột và cá trưởng thành phình
hình chữ Ư và co dãn dược, ruột cá ngắn, không gấp
khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới
bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là
đặc điểm của cá thiên về ăn thịt, dặc tính này thể
hiện ngay sau khi cá bột vừa tiêu hết noãn hoàng là
cá ăn th ịt và ăn lẫn nhau. Các nhà khoa học đã gọi cá
tra là Shark catílshes.
Trong quá trình sinh trưởng trong đầm hồ, các
thủy vực, cá bột, cá giống ăn các loài phù du động thực
vật, mùn bã hữu co', rau quả có kích thước vừa cõ' miệng
và khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp
thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi thức ăn.
Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có khả năng
thích nghi nhanh ăn các loại thức ăn bị bắt buộc như
mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc thực và động
vật, cám, rau và động vật đáy....
Khi phân tích thức ăn trong ruột của cá tra đánh
bắt ngoài tự nhiên, thành phần thức ăn được tìm thấy
là nhuyễn thể 35,4%, cá 31,85%, côn trùng 18,2% và
thực vật 10,7%.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá
nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá 2 tháng ti ối đã đạt
chiều dài 10-12 cm nặng 14-15 gr/con. Cá từ khoảng
0,30-0,40 kg/con thì tăng nhanh về chiều dài cũng như
trọng lượng, cá từ khoảng 2,5 kg/con trỏ' đi mức tăng
trọng nhanh hơn so với tăng' chiều dài co' thế và cá

trên 10 năm tuổi tăng trọng rất ít.
15


Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm,
đã gặp những con cá nặng 18 kg và có con dài tới
l , 8m nặng 30 kg/con. Tùy thuộc môi trường sống và
sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm
lượng đạm nhiều hay ít, độ béo Fulton của cá tăng dần
theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá
đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường
giảm di vào mùa sinh sản.
4. Môi trư ờng sốn g
Môi trường sống cho cá tra sống thích hợp và
phát triển tốt là trong môi trường nước ngọt, không bị
ô nhiễm như nhiễm mặn, nhiễm phèn, pH thích hợp
7-8, nhiệt độ 26-30°C, oxy trên 3mg/l.
Ớ các vùng, các lưu vực và các nhánh sông của
sông Hậu, cá tra hoang dã tự nhiên tập trung sống rấ t
nhiều, cá tăng trưởng phát triển tốt và th ịt trắng.
Ớ những nơi môi trường khắc nghiệt nhiều loại
cá nước ngọt khác không th ể sống được, nước bị
nhiễm phèn nặng, pH = 4-4,5, nước bị nhiễm bẩn
nước thải sinh hoạt, môi trường dưỡng khí thấp và
oxy hòa tan trong nước trên 2mg/l, nước lợ độ m ặn 46%0, cá tra nhờ cơ quan hô hấp phụ vẫn sống được.
Nhưng khi phải sông trong môi trường khắc nghiệt,
cá không tăng trưởng, chậm lớn và không có khả
năng th àn h thục sinh sản. Sông trong môi trường này
th ịt cá có màu vàng sậm, chất lượng kém.


16


Môi trường nước cho cá tra sông rất quan trọng
vì không chỉ cho chính cá tra sống mà còn làm cho
các thủy sinh động thực vật và tôm tép, cá sống làm
thức ăn tự nhiên cho cá tra. Môi trường nước ổn định
tốt, mồi ăn đầy đủ, cá tra có sức đề kháng cao, ký
sinh trùng mầm bệnh khó xâm nhập, cá khỏe mạnh
tăng trưởng nhanh.
Mỗi khi có sự thay đổi môi trường gây sốc cho
cá, cá bị yếu sức mất sức đề kháng dễ bị kv sinh trùng
xâm nhập và nhiễm bệnh chết.
Trong qui hoạch nuôi cá tra kinh doanh, khi
chọn địa điểm nuôi cá tra nên chọn nơi có nguồn nước
tốt, sạch và không chọn những nơi vượt ngưỡng thích
hợp, trừ trường hợp không thể chọn được nơi tốt hơn
mới chấp nhận ở những nơi bị nước biển xâm nhập có
độ mặn 5-6%0 vài tháng trong năm. Các tỉnh ven biển
ĐBSCL Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, trong kế hoạch
đa dạng hóa giông vật nuôi đang triển khai tổ chức
nuôi cá tra ở những vùng nước bị nước mặn xâm nhập.
Môi trường nước còn có tác động lớn đến hiệu
quả' nuôi vỗ cá tra bô" mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng, ương
dưỡng cá con thành cá giống và nuôi cá thịt, đặc biệt
là chất lượng và màu thịt của cá.
Tốc độ dòng chảy, lượng nước bổ sung thay nước
mới và đặc biệt các chất dinh dưỡng có trong nước đều
có tác động đến sự thành thục sinh sản của cá, nên
cần phải được chú trọng quan tâm.

17


Nguồn nước tốt phải đảm bảo:
- Không có các yếu tố gây độc hại cho cá gồm các
dạng rắn, dạng khí hoặc muôi hòa tan, các kim loại
nặng, thuốc trừ sâu diệt cỏ, hóa dược và hóa chất xử lý
nước, hàm lượng C1‘, SO42', Fe2+ hoặc Fe3+ tổng cộng,
lượng hữu cơ tiêu hao oxy và các hợp chất vô cơ hữu cơ
khác có sẵn trong nước thải công nghiệp, nước thải
sinh h o ạ t ... tấ t cả phải được loại trừ.
- Các yếu tố dinh dưững N, p, K và các khoáng vi
lượng cũng cần có mức giới hạn thích hợp để đảm bảo cá
và các thủy sinh động vật khác phát triển bình thường,
không quá mức và hẹn chế tảo độc hại phát triển.
- Cổ nhiều hệ thủy động thực vật làm thức ăn
cho cá, h ạn chế các địch hại, hạn chế các ký sinh
trùng gây bệnh cho cá lan trong nước phát triển và có
th ể thay đổi nước mới dễ dàng. Dứt khoát không sử
dụng trực tiếp nguồn nưởc bị tù đọng nhiều năm nhiều
tháng thường m ang nhiều các mầm bệnh, vi khuẩn,
virus lưu trú, sử dụng nguồn nước này phải có hệ
thống ao lắng, diệt khuẩn rấ t tốn kém.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng m ặt trời, có độ
đục vừa phải không chứa nhiều phù sa nhiều h ạ t sét
lơ lửhg làm tảo và các thủy sinh vật kém phát triển,
giảm nguồn thức ăn tự nhiên.

18



Phần 2

SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
Hiện nay cá tra giôhg đã được sản xuất bằng thụ
tinh nhân tạo khô có hiệu quả kinh tế cao, chủ động
được thời gian và có số lượng lớn theo yêu cầu, khi cho
đẻ chủ động cùng một lúc nhiều cá và lượng trứng thu
được nhiều hơn.
1. Chuẩn bị nuôi vỗ cá b ố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ là công tác chuẩn bị cho cá tra
sinh sản nhân tạo rất quan trọng, để tạo ra các th ế hệ
cá con có sức sông tốt phải từ những đàn cá bố mẹ
thành thục khỏe mạnh. Khâu nuôi vỗ cá tra bô" mẹ là
một quá trình chăm sóc và quản lý nhằm tạo những
điều kiện thuận lợi cho cá đực và cá cái thành thục có
buồng trứng, có tinh sào phát triển tốt và đầy đủ một
cách hoàn thiện trong môi trường nuôi nhân tạo, sẵn
sàng chuyển sang tình trạng sinh sản ngay khi gặp
điều kiện môi trường thích hợp hoặc được kích thích
bằng phương pháp sinh lý.
Có hai cách nuôi vỗ cá tra bô" mẹ là nuôi vỗ
trong ao và nuôi vỗ trong bè.
1.1. Ao nuôi vỗ cả tr a b ố mẹ

r

Ao nuôi vỗ cá tra bô" mẹ nên có diện tích thích

19



ho'p là 1.000-2.000 m2, ao sâu 2-2,5 m, mực nước 1,5-2
m, nhiệt độ nước ao thích họp 26-30°C, pH= 7-8, hàm
lượng oxy hòa tan 4 mg/1 trỏ' lên và chủ động được
nguồn nước cấp và thoát đầy đủ, nên chọn đào ỏ'
những nơi đất th ịt và ít bị nhiễm phèn, nên gần nhà
để tiện chăm sóc và bảo vệ.
Ao rộng và thoáng để giữ được các yếu tố môi
trường ổn định, tạo sự đối lưu giữa các tầng nước dễ
dàng để điều hòa lượng oxy hòa tan trong nước, tạo
không gian hoạt động thuận lợi cho cá. Ao rộng giúp
cho cá sinh trưởng và phát triển thuận lợi, th àn h thục
dễ dàng và chất lượng sản phẩm sinh dục tốt.
Nuôi vỗ cá bô" mẹ trong ao hẹp diện tích nhỏ
dưđi 500 m 2, các yếu tô" thủy lý hóa trong ao dễ bị
biến đổi nhiều dẫn đến tỷ lệ thành thục và sức sinh
sản của cá bô" mẹ kém, chất lượng trứng và tinh dịch
xấu nên tỷ lệ sống của cá bột thấp.
Độ sâu của ao phải hợp lý để tạo không gian cho
cá hoạt động, ao sâu giữ nhiệt độ ổn định hơn ao cạn,
nhưng sâu quá cũng không tốt vì lớp nước dưới đáy ít
được trao đổi, lắng động nhiều chất thải, nhiệt độ
thấp, lượng oxy hòa tan thấp không thuận lợi cho cá.
Đáy ao không nên có nhiều bùn vì dễ làm ô
nhiễm và gây bệnh cho cá. Đáy ao cát, độ thẫm thấu
lớn dễ bị sạt lở khó giữ nước.
Ao nên gần nguồn cấp nước sạch, nước lưu
chuyển thường xuyên, không bị mầm bệnh lưu trú,
20



không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt hay nước
thải công nghiệp, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc
chứa các kim loại nặng.
Bờ ao chắc chắn không bị rò rĩ, đỉnh bờ phải cao
hơn mực nước cao nhất trong ao là 0,5 m. Ao có công
lấy nước và cống thoát nước riêng biệt, hai đầu công
trong và ngoài đều phải có bịt lưới chắn, nếu thuận
tiện nên làm một cống ở sát đáy ao có bộ phận điều
tiết nước theo yêu cầu.
Lưới bịt đầu cống có mắc lưới nhỏ để ngăn cá
tạp, địch hại xâm nhập vào ao và không để cá thoát
ra ngoài. Đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về phía
công thoát. Mặt ao thoáng đãng, không có cây che
mặt nước ao.
Ao nên có vị trí thuận lợi đi lại và vận chuyển
vật tư, sản phẩm, cần có điện nước ổn định để phục vụ
cho hoạt động sản xuất.
Trước khi thả cá bei mẹ nuôi vỗ phải cải tạo xử
lý ao.
Ao cũ tháo xả cạn nước, diệt bắt hết cá tạp, cá
dữ; vét bùn đáy ao, chỉ để 1 lớp bùn mỏng 20 cm; dọn
sạch cỏ mái và bờ ao; lấp bịt trám hết hang cua, hang
rắn, hang chuột.
Diệt cá dữ cá tạp, cứ 100 m 3 nước dùng 1 kg rể
cầy thuốc cá (Derris); ngâm rể cây trong nước 8-10 giờ
rồi đập dập, giã nhỏ, vắt lấy nước tạt đều khắp ao lúc

21



trời nắng, chất Rotenon có trong dây thuốc cá sẽ diệt
h ết cá tạp và cá dữ còn sót lại trong ao.
Sau khi diệt cá dữ nên bón vôi, cứ 100 m 2 đáy
ao, dùng 5-7 kg vôi bột rải đều đáy và m ặt bờ ao và
phơi nắng đáy ao 2-3 ngày. Cấp cho nước vào ao qua
lưới lọc đến khi mực nước đáy ao đạt yêu cầu.
Ao mới dào nên kiểm tra đáy ao, nếu đất đáy ao
bị phèn pH dưới 5, nước có màu vàng đỏ, phải cho
nước vào ngâm ao trong 5-7 ngày rồi xả bỏ, lặp lại 2-3
lần để rửa bớt phèn rồi mới bón vôi cải thiện chất
lượng nước trong ao nuôi.
Rải vôi bột đáy và mái b, da, màng
ruột... của cá. Các loài bào tử trùng này phóng thích
bào tử và lây lan trong nước rất nhanh.
Cá kém ăn và bỏ ăn, nắp mang cá có thể bị mở
ra, tợ mang có nhiều đốm trắng tròn, mô bị sưng to do
các bào tử trùng ký sinh trên cung mang. Bệnh xảy ra
trên cá giông, nhiều vào mùa xuân và mùa hè.

115


Để xác định bệnh, cần quan sát ở mang cá, vói
cá lớn quan sát trên cơ và mô của cá.
Phòng bệnh bằng cách cải tạo ao kỹ và xử lý bằng
dung dịch Virkon A trước khi th ả cá 2 ngày vói liều 0,7
kg/1.000 m3, giữ vệ sinh ao bè trong suốt vụ nuôi; trước
khi thả cá nuôi, hoặc khi thu hoạch chuyển ao, sang bè

nên tắm nước muối 2-3% trong 10-15 phút.
Định kỳ 2-3 tuần trộn Hadaclean A vào thức ăn
trong 2 ngày liên tiếp với liều 1 kg/4 tấn cá nuôi hoặc
1 kg/300 kg thức ăn.
Trị bệnh dùng Hadaclean A trộn vào thức ăn
liên tục trong 1-3 ngày với liều 1 kg/3 tấn cá nuôi
hoặc 1 kg/200 kg thức ăn và thay 30-50% nước trong
2-3 ngày, có thể trộ» Aqua c Fish vào thức ăn để cá
nhanh chóng hồi phục.
2. M ột số b ệ n h n h iễ m k h u ẩ n
2.1. Bệnh đốm trắ n g
Do những vi khuẩn Flexibacter columnaris,
Columnaris bacteria Plesiomonas sp. gây ra, vi khuẩn
gram âm có dạng hình que dài và mảnh.
Cá có triệu chứng là mang bị thối rữa và có những
đốm trắng xuất hiện trên cơ thể, đuôi và góc vi.
Bệnh có th ể gây ra những tổn thương nội tạng
nhưng ít thấy những lở loét bên ngoài, cá bơi lội chậm
chạp và chết nhanh, có thể gây chết 60-100% cá nuôi
trong 24 giờ.
116


Nguyên nhân chính là do nhiệt độ nước thay đổi
đột ngột cá bị stress và trong nước có quá nhiều loài
vi khuẩn này phát triển.
Phòng bệnh:
- Định kỳ 5 ngày nghỉ 5 ngày, trộn Ca-Omos vào
thức ăn 1 kg/5 tấn cá nuôi trong suốt vụ nuôi.
- Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn

cá nuôi hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong
mỗi tháng.
- Giữ cho nhiệt độ nước thích hợp và không để
biên động lớn trong ngày đêm, hạn chế gây ra những
stress cho cá trong quá trình nuôi.
- Bổ sung Aqua c Fish, Antistress Fish vào thức
ăn trong những lúc thời tiết thay đổi, khi vận chuyển,
sang bè, đánh bắt hoặc có dịch bệnh xảy ra.
Trị bệnh:
+ Cá giống, trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào
thức ăn với liều lượng 100 g/200 kg cá nuôi hay 100
g/20 kg thức ăn, liên tục trong 5 ngày.
+ Cá thịt, cá bố mẹ, trộn Osamet hoặc Rifato với
liều 1 kg/2-5 tấn cá nuôi hay 1 kg/200 kg thức ăn, liên
tục trong 5 ngày.
Nên bổ sung Aqua c Fish và Grow Fish vào thức
ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá.

117


2.2. B ệnh nh iễm trù n g hu yết
Do vi khuẩn Edwardsiella tarda, E. ictaluri gây
ra, vi khuẩn gram âm có dạng hình que dài và vận
động bằng tiêm mao. Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.
Thân cá xuất hiện những vết thương nhỏ trên da
phía m ặt lưng, đường kính khoảng 3-5 mm, những vết
thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng
bên trong cơ, da bị m ất sắc tố".
Cá mắc bệnh bụng căng to và chứa hơi thối, cơ

bị hoại tử và thối rửa, nội tạng sưng phồng và xuất
huyết, gan, thận, lách có nhiều đốm trắng, có thể xuất
hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn
vào phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây
ra hoại tử vùng cơ chung quanh, cá m ất chức năng vận
động do vây đuôi bị rách, đuôi cá không cử động được,
cá bơi lội khó khăn.
Nguyên nhân là vào những tháng mùa hè nhiệt
độ nước tăng cao, bệnh xuất hiện khi chất lượng nước
nuôi xấu, nuôi với m ật độ dày. N hiệt độ thích hợp để
bệnh phát triển là 30°c.
Phòng bệnh:
+ Định kỳ 5 ngày nghỉ 5 ngày, trộn Ca-Omos
vào thức ăn 1 kg/5 tấn cá nuôi trong suốt vụ nuôi.
+ Trộn kháng sinh Saigo-nox Fish 1 kg/8-10 tấn
cá hoặc 1 kg/500 kg thức ăn liên tục 7 ngày trong tháng.

118


+ Cải thiện chất lượng nước, giảm C02, c o , H2S,
NH3 có trong ao bằng Deocare A và giảm mật độ nuôi.
+ Bổ sung Aqua c Fish, Grow Fish vào thức ăn
vào những lúc thời tiết, môi trường thay đổi hoặc có
dịch bệnh xảy ra.
Trị bệnh:
+ Cá giông trộn Osamet Fish hoặc Rifato vào
thức ăn với liều lượng 100 g/200kg cá nuôi hay 100
g/20 kg thức ăn, liên tục trong 5 ngày.
+ Cá thịt, bô" mẹ trộn Osamet Fish hoặc Rifato

vào thức ăn với liều lượng 1 kg/2-5 tấn cá nuối hav 1
kg/200 kg thức ăn, liên tục trong 5 ngày.
+ Diệt khuẩn trong nước bằng Virkonđ A với liều
lượng 300 g/1.000m3, 2 ngày sau thay 30-50% nước rồi
dùng lại Vírkonđ A một lần nữa.
Hoặc có thể đùng một trong các kháng sinh cho
phép sử dụng trộn vào thức ăn cho cá ăn.
+ Oxytetracyline 55-77 mg/kg trọng lượng cá
nuôi , cho ăn 7-10 ngày, đến khi cá hết bệnh.
+ Streptomycin 50-75 mg/kg trọng lượng cá nuôi,
cho ăn 5-7 ngày, đến khi cá hết bệnh.
+ Kanamycin 50 mg/kg trọng lượng cá nuôi, cho
ăn 7 ngày, đến khi cá hết bệnh.
+ Nhóm sulfamid 150-200 mg/kg trọng lượng cá
nuôi, cho ăn 7-10 ngày, đến khi cá hết bệnh.
li'


×