Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 29 trang )

Đề tài
“Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua các môn
học và hoạt động ngoài giờ lên lớp”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiểu học là bậc học tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc
trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo
dục học sinh có kĩ năng sống, kĩ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm
thích ứng với môi trường, xã hội mới.
Trong thực tế hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn
thấp và nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến,
nguyên nhân chính là do trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc
dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú
trọng đến việc dạy kiến thức sao cho học sinh của mình đọc tốt, viết văn hay, làm
tính tốt….
Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng
ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.
Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tính cực”, việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh là một trong những nội dung của phong trào. Chính vì vậy nên nhà trường
cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số
vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ
môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không
phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tôi
đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông
qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
1. Mục đích đề tài:
a) Đối tượng nghiên cứu:
Các em học sinh lớp 4B trường Tiểu học Ninh Lộc.


b) Cơ sở nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa vào thực trạng giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học
Ninh Lộc, và cụ thể là thực trạng giáo dục kĩ năng sống ở khối bốn của trường .
c) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu những cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn của việc
rèn kĩ năng sống cho học sinh.
1


- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống.
- Đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Phương pháp:
a) Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan sát thực hành
b) Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông
qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ninh Lộc”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương,
Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ
thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học.
- Trường học nơi bản thân công tác là ngôi trường có cơ sở vật chất tương đối ổn
định, thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp,

an toàn cho trẻ.
- Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời,
các em gần gũi với cô giáo.
- Ngoài ra, ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên
trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế bản luôn cố gắng làm sao
rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn
diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang
phát triển.
2. Khó khăn:
2.1 . Đối với giáo viên:
- Giáo viên thường tập trung lo lắng cho những em có những vấn đề về hành vi và khả
năng tập trung kém.
2


- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa đầu tư thời
gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động rèn
kĩ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
2.2 . Đối với học sinh:
- Học sinh chỉ chú trọng học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong
cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
- Một bộ phận học sinh học tập thụ động, kỹ năng giao tiếp hạn chế, vẫn còn hiện
tượng nói tục, chửi bậy ở một số học sinh.
2.3 Đối với phụ huynh học sinh:
- Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.Có phụ huynh
nóng vội trong việc dạy con, họ chỉ chú trọng đến việc dạy con mình biết đọc, biết
viết, hoặc biết làm toán mà không cần quan tâm đến việc con học được kĩ năng sống
nào khi đến trường.
A. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và
thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều
thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Kĩ năng sống đơn giản là tất cả
đều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi
diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy khả năng giao tiếp với
mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng
xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập, có
những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế,
ngày nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, để nâng cao giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của
người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột
của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: học để biết,
học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
II. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Gồm có các giải pháp, biện pháp sau:
1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh.
Đầu tiên sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo
viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về
mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ
tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò
3


hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học thân thiện “ Trường học thật sự trở thành
ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình.”
Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh.
Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò

bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của
mình, để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tích cách của các em: mạnh dạn hay
nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích…Và tiếp tục qua
những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những
cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào,
giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao.
2. Cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy học sinh.
- Kĩ năng hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, một vấn đề, một bài hát giáo viên
giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các
em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng
làm việc với các bạn.
- Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ
năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học.
Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò
mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các
hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là
những thứ có thể đoán trước được.
- Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng
của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình
trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với
trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán
và nghiên cứu khoa học. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay
chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy
nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẵn sàng học mọi thứ.
- Kĩ năng sống tự tin : Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là
phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai,

4



cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này
giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
- Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành
tốt trong quá trình HS tiếp xúc với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện
để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác... Do
vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho các em.
- Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình
huống cũng như phản biện…Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải
nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó.
Ngoài ra, ở nhà trường giáo viên dạy học luôn lồng ghép giáo dục kĩ năng cho
học sinh như: nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kĩ năng lao động
tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại
bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn,
ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi
nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát,
chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh
hưởng đến người xung quanh.
Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo
dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ nhận thức- hình
thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi
tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống không thể là ngày một ngày
hai mà phải là cả một quá trình.
Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kĩ năng sống được thực
hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kĩ năng sống được giáo dục trong mọi môi trường
như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh tham gia
vào các tình huống thật trong cuốc sống.

3. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học.
3.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tiếng Việt:
5


Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học
sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn
luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kĩ
năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ
năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói
rõ mục tiêu giáo dục các kĩ năng giao tiếp xã hội như: Luyện tập trao đổi ý kiến với
người thân, Luyện tập giới thiệu địa phương, Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi, Giữ
phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị…
Bài soạn minh họa ( Phụ lục 1)
3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức:
Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ
năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè,
thầy cô giáo và mọi người xung quanh), kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân ….. Việc
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang
bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em
biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia
đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương,
đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ
động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, tiết kiệm, gọn
gàng, ngăn nắp, vệ sinh,...để trở thành người con ngoan trong gia đình, học sinh tích
cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội.
Bài soạn minh họa ( Phụ lục 2)
3.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Khoa học:

Ở môn Khoa học, Chương “Con người và sức khỏe “ các bài “ Con người
cần gì để sống? Vai trò các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do
thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước…
Bài soạn minh họa ( Phụ lục 3)
4. Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hoạt động
giáo dục vui chơi.
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, bản thân đã phát động các
phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt”, qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về
trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được
tặng quà, vui vẻ hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi…và
tổng kết vào các tiết sinh hoạt tập thể. Bản thân học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên
nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi
yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính
hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi.
6


Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ
nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học
của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh.
- Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện
kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp
với cha mẹ học sinh rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ
phòng chống bạo lực.
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc
rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được
lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất
nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người.

- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công
tác chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện và tự rèn luyện. Coi trọng tự
rèn luyện của học sinh và động viên kịp thời.
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn cần đến vốn sống, tình thương và
nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của
thầy. Vì vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trước hết “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát động.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ
những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất
lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp em biết tự giáo dục, tự rèn
luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là
xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có
kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự
thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành
những nhu cầu của bản thân học sinh.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là
điều kiện tốt nhất giúp học sinh tích luỹ và rèn kĩ năng sống có hiệu quả. Thông qua
các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải nghiệm các kĩ năng sống.
Vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao

7


cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh
nghiệm sống của chính mình và người khác.
Một số hình ảnh về hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp 4B tại trường tiểu
học Ninh Lộc ( Phụ lục 4 )
5. Động viên , khen thưởng.
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng,

ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, bản thân đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em
lớp mình phụ trách. Trao đổi với Ban chấp hành hội phụ huynh cùng phối hợp và
dành một khoản riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em, để tạo cho các em
có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Bản thân theo dõi hằng ngày, các em
có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, trong tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần cho các em
bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một phần quà, Vì vậy các em thi đua nhau
“ Nói lời hay làm việc tốt” và cuối tuần nào cũng có rất nhiều em được thưởng.
Mỗi học kì, bản thân tổng kết một lần để khen thưởng những em đạt nhiều
thành tích bằng một phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi nhận được những
phần quà mà cô giáo tặng. Vì thế mà các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện
tốt để nhận phần quà mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần
rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn
trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Hình ảnh hoạt động khen thưởng của lớp 4B (Phụ lục 5)
6. Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống
cơ bản.
- Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với
các em và đảm bảo an toàn cho các em, tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi.
- Cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các
thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần
giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ
trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản
thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo
luận tại trường sau này.

8


- Cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng
người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó.

Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô
giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách
lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc
triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp. Hay học sinh thích học
đàn thì tạo điều kiện để các em được tham gia các lớp bồi dưỡng thêm để các em có
đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của trường tổ chức: 20/11;
Văn nghệ “ Mừng đảng – Mừng xuân”;...
- Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách
sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật
dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói
quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn
uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao
đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để
hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
III. HIỆU QUẢ
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì và bền bỉ áp dụng những biện pháp như đã
nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau:
Bảng số liệu (Phụ lục 6)

Trong năm học 2017- 2018 vừa qua, tôi và các đồng chí giáo viên trong khối 4 đã
vận dụng 6 biện pháp trong đề tài vào việc giáo dục rèn kĩ năng sống cho các em.
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến cuối HKII bản thân tôi và các đồng chí
trong khối nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong
việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp,
trong các hoạt động vui chơi…. Các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào
thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự…Đã trở
thành thói quen được các em vận dụng hàng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu

9



trong tiết học và luôn nhận được cờ luân lưu trong tuần. Phụ huynh học sinh rất vui
mừng, phấn khởi với kết quả của lớp.
C. KẾT LUẬN
I. PHẠM VI ỨNG DỤNG
Đề tài này áp dụng rộng rãi vào các lớp trong phạm vi nhà trường tiểu học.
II. Ý NGHĨA
- Giáo dục kĩ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho
học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó
với các sức ép, thách thức trong cuộc sống, thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm
bớt tỷ lệ phạm pháp.
- Giáo dục kĩ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự
hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục. Học sinh được giáo dục kĩ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của
mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội,
các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ
năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui
vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho
các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì
vậy, các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng.
- Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà tôi luôn cố gắng để ươm
mầm cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi
mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ, bồi dưỡng cho trẻ trở thành công dân
tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng ta phải
cùng có trách nhiệm.

Ninh Lộc, ngày 13 tháng 05 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG


Người viết

10


Hunh Th Ngc Dung

PH LC 1
Bi son minh ha mụn Ting Vit
Mụn: Luyn t v cõu
GI PHẫP LCH S KHI T CU HI( Hot ng 2)
I / Mc tiờu :
-Nm c phộp lch s khi hi chuyn ngi khỏc: bit tha gi, xng hụ phự hp
vi quan h gia mỡnh v ngi c hi, trỏnh nhng cõu hi tũ mũ hoc lm phin
lũng ngi khỏc.
- Nhn bit c quan h gia cỏc nhõn vt, tớnh cỏch ca nhõn vt qua li i ỏp.
- Nhn bit cỏch hi trong nhng trng hp t nh cn by t s thụng cm.
* KNS cụ baỷn ủửụùc giaựo duùc:
11


-

Giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.

-

Laéng nghe tích cöïc.


II/ Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ
- Bảng phụ viết phần nhận xét
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Khởi động: ổn định
2/ KTBC: HS1: Nêu tên đồ chơi, trò chơi mà em biết.
HS2: Đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ khi tham gia trò chơi.
3/ Bài mới:
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ:
Hoạt động 2: Luyện tập
MT: HS biết đượclịch sự khi hỏi chuyện
người khác, biết được quan hệ giữa các
nhân vật, tính cách qua lời đối thoại.
KNS:Kĩ năng thể hiện thái độ lịch sự
khi giao tiếp.
CTH:
Bài 1:
a)-Cho HS đọc yêu cầu và nội dung
-GV hỏi:

-HS đọc yêu cầu và nội dung

+ Đoạn văn thể hiện mối quan hệ giữa
nhân vật nào với nhân vật nào?(Thầy
Rơ- nê và Lu-I Pax- tơ)


-HS trả lời

+ Tính cách của từng nhân vật như thế
nào?( Thầy ân cần, trìu mến, yêu học trò.
Còn Lu-I lễ phép, ngoan hiền, kính trọng
thầy giáo)

-HS trả lời

-GV nhận xét chốt:
-GV liên hệ
+ Tính cách của Lu-i như hế nào?

-HS lắng nghe

+ Em có thích tính cách đó không?
12


+ Vì sao?
+ Đối với chúng ta thì sao?

-HS trả lời

-GV giáo dục HS:Người ta có thể đánh
giá tính cách, lối sống. Do vậy, khi nói
các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự
với đối tượng mà mình đang nói. Làm
như vậy chúng ta không chỉ thể hiện tôn
trọng người khác mà còn tôn trọng chính

bản thân mình.

-HS lắng nghe

b) Đoạn b tương tự.
Bài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu và nội dung
- HS tìm câu hỏi trong đoạn văn?
- Các câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+ Chắc là cụ bị ốm?

- HS đọc

+ Hay cụ đánh mất cái gì?

- HS trả lời

+Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ
không a.?

- HS trả lời

-HS so sánh câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ
già với câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau
về cụ già? Vì sao?
-GV nhận xét chốt:
-GV giáo dục HS: Khi hỏi các em tránh
những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm
cho người khác buồn lòng, phiền lòng.

Mà khi hỏi các em phải tế nhị, thông
cảm, sẵn lòng giúp đỡ người khác trong
hoàn cảnh khó khăn.
4/ Củng cố dặn dò:

-HS lắng nghe

-Chuẩn bị bài sau Mở rộng vốn từ: Đồ
chơi- trò chơi
-Nhận xét tiết học.

13


PH LC 2
Bi son minh ha mụn o c(Hot ng 2)
Mụn: o c
Bi : LCH S VI MI NGI (T1)
I / Mc tiờu : Giỳp HS
-Bit ý ngha ca vic c x lch s vi mi ngi.
- Nờu c vớ d v c x lch s vi mi ngi.
-Bit c x lch s vi nhng ngi xung quanh.
-Cú nhng hnh vi vn húa, ỳng mc trong giao tip vi mi ngi.
* KNS cụ baỷn ủửụùc giaựo duùc:
-K nng th hin s t trng v tụn trng ngi khỏc.
-K nng ng x lch s vi mi ngi.
14


-Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.

-Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- SGK, tranh minh họa bài hát “ Chim vành khuyên”.
- Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Khởi động: ổn định
2/ KTBC: HS1: Vì sao em phải kính trọng và biết ơn người lao đông?.
HS2: Kể tên một số nghề nghiệp của người lao động? Những nghề nghiệp đó mang
lại lợi ích gì cho xã hội?
3/ Bài mới:
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện : “
Chuyện ở tiệm may”
Hoạt động 2: Bài tập
MT: HS nhận biết những hành vi nào
đúng, và những biểu hiện của phép lịch
sự.
KNS:Kĩ năng thể hiện thái độ lịch sự
khi giao tiếp.Kĩ năng ra quyết định lựa
chọn hành vi và lời nói phù hợp khi
nói năng, ăn uống, chào hỏi…
CTH:
Bài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu .

-HS đọc yêu cầu .


-GV nêu các hành vi, việc làm

- HS lắng nghe và suy nghĩ

- Gọi HS trả lời và giải thích vì sao
đúng? vì sao sai?

-HS trả lời

-GV nhận xét chốt:
+Các hành vi, việc làm đúng: b, d

-HS lắng nghe

+Các hành vi, việc làm sai: a,c,đ
-GV liên hệ các em học tập được những
hành vi, việc làm của các bạn nào? Và
chúng ta thì sao?

-HS lắng nghe và trả lời

15


Bi 3:
-Cho HS c yờu cu v ni dung
-GV chia nhúm v giao nhim v cho
cỏc nhúm:

- HS c yờu cu

- HS tho lun nhúm

+ Nờu ra mt s biu hin ca phộp lch
s khi:n ung; Núi nng; Cho hi;
c giỳp .
- i din nhúm trỡnh by

-Gi i din nhúm trỡnh by
-GV nhn xột v cht:

-HS lng nghe

+n ung: trc khi n phi mi
+Núi nng: núi nhe nhng, nhó nhn
+Cho hi: cho lch s khi gp g

-HS lng nghe

+c giỳp : cm n khi nhn c
s giỳp .
GV giỏo dc HS khi n ung, núi nng,
cho hi

4/ Cng c dn dũ:
-Chun b tit sau: Lch s vi mi
ngi tit 2
-Nhn xột tit hc.

PH LC 3
Bi son minh ha mụn Khoa hc (Hot ng 1)

Mụn: Khoa hc
Bi : PHềNG TRNH TAI NN UI NC.
I / Mc tiờu : Giỳp HS
-Nờu c mt s vic nờn v khụng nờn lm phũng trỏnh tai nn ui nc.
+Khụng chi ựa gn h, ao, sụng, sui, ging, chum, vi, b nc phi cú np y.
+Chp hnh cỏc qui nh v an ton khi tham gia giao thụng ng thy.
+Tp bi khi cú ngi ln v phng tin cu h.
-Thc hin c cỏc qui tc an ton phũng trỏnh ui nc.
* KNS cụ baỷn ủửụùc giaựo duùc:
16


-Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối
nước.
-Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi
: II/ Đồ dùng dạy học:
- SGK, tranh minh họa trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Khởi động: ổn định
2/ KTBC: HS1:Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế
nào?.
HS2:Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào?
3/ Bài mới:
Hoạt động GV

Hoạt động HS

Hoạt động 1: Những việc nên và không
nên làm để phòng tránh tai nạn đuối
nước

MT: Nêu được một số việc nên và không
nên làm để phòng tránh tai nạn đuối
nước.
KNS: Kĩ năng phân tích và phán đoán
những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai
nạn đuối nước.
CTH:
- Quan sát hình 1,2,3 SGK
- GV cho HS thảo luận nhóm bàn cho
biết:

-HS quan sát hình

+Việc nào nên làm và không nên làm?
Vì sao?

HS thảo luận nhóm bàn

+Chúng ta phải làm gì để phòng tránh
tai nạn sông nước?
-Gọi đại diện nhóm trả lời
-GV nhân xét chốt:

-Đại diện nhóm trả lời

+H1:Các bạn nhỏ đang chơi gần ao.
Đây là việc không nên làm vì chơi gần
ao có thể ngã xuống ao.

-HS lắng nghe


+H2:Vẽ một cái giếng , xây thành cao và
17


có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em.
Việc làm này nên làm để phòng tránh tai
nạn cho trẻ em.
+H3: Các bạn nhỏ đang nghịch nước khi
ngồi trên thuyền. Việc làm này không
nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết
đuối.
-GV liên hệ

4/ Củng cố dặn dò:
-Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập
-Nhận xét tiết học.

PHỤ LỤC 4
Một số hình ảnh về hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp 4B tại trường tiểu
học Ninh Lộc

18


Các em tham gia ngày hội đọc sách

19



PHỤ LỤC 4
Các em tham làm phong trào kế hoạch nhỏ

Các em tham gia hát múa tập thể dục giữa giờ
20


PHỤ LỤC 4

Các em tham hoạt động quyên góp vì bạn nghèo

21


Các em tham gia ngày hội “ Thiếu nhi vui khỏe”

PHỤ LỤC 4

Các em tham hoạt động giao lưu An toàn giao thông

22


Các em tham hoạt động làm vệ sinh nhân ngày 22/12
PHỤ LỤC 4

Các em tham hội thao Nghi thức

23



Các em tham hội thi Em yêu biển đảo Việt nam
PHỤ LỤC 4
Các em tham gia buổi quyên góp ủng hộ người bị khuyết tật

24


Các em tham gia buổi tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước
PHỤ LỤC 4

Các em chăm sóc công trình măng non của lớp 4B

25


×