PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PTDTBT THCS BẢN HON
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua
các hoạt động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon
Đồng tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Bản hon, ngày tháng 3 năm 2015
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh bán trú thông qua hoạt
động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon
2. Đồng tác giả
Họ và tên: Đinh Thế Hướng
Năm sinh: 16/09/1977
Nơi thường trú: tổ10 Phường Tân Phong Thành phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngoại ngữ
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Điện thoại: 0979041347
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
Họ và tên: Bùi Gia Chinh
Năm sinh: 16/09/1982
Nơi thường trú: Bản Hon 1 xã Bản Hon huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: CĐSP Toán – Lí
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Điện thoại: 0988346928
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40%
Họ và tên: Trịnh Xuân Hưng
Năm sinh: 24/12/1981
Nơi thường trú: tổ10 Phường Tân Phong, thành phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: CĐSP Mĩ Thuật
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Điện thoại: 0984968446
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Quản lí học sinh bán trú trong thời gian học sinh ở tại trường
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 12 tháng 10 năm 2014 đến ngày 25 tháng 5 năm 2015
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Địa chỉ: Bản Hon 1 xã Bản Hon huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trong quá trình giáo dục chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục chú
trọng phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và nhân cách cho học sinh.Vì
vậy giáo dục học sinh toàn diện học sinh không chỉ là dạy học trên lớp mà cần
xác định sau khi ra trường học sinh vừa được trang bị vốn kiến thức phổ thông
vừa có được những kĩ năng cần thiết để đi vào cuộc sống và đối diện với những
va vấp đầu đời . Đó là việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường PTDTBT, về bản chất là
hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống
Kĩ năng sống giúp thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân học sinh bán
trú. Sinh hoạt, ăn ở tại trường nên về đặc điểm tâm lí, học sinh bán trú có sự hụt
hẫng về đời sống tinh thần. Ở nhà, các em còn đang ở lứa tuổi được ông bà, cha
mẹ chăm sóc, giúp đỡ. Ở trường , các em phải tự chăm lo cuộc sống của mình,
tự phục vụ bản thân chịu tác động của rất nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn
đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó
khăn, thử thách, những áp lực và phải tự mình giải quyết vấn đề. học sinh tiểu
học thì non nớt, học sinh THCS ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn
thiếu quá nhiều những hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dẽ bị
lôi kéo, kích động.
Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi tích cực, giúp học
sinh bán trú hòa nhập với môi trường nội trú, nâng cao chất lượng cuộc sống ở
nội trú và làm giảm các vấn đề xã hội, giúp các em có khả năng vận dụng được
những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. như vậy, giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh nói chung và học sinh bán trú ở trường PTDTBT chính là
giúp học sinh biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực.
Trường PTDTBT Bản Hon có 90 số học sinh ở bán trú, các em hầu hết
đều là con em dân tộc thiểu số, gia đình đều làm nghề nông. Mô hình bán trú
dân nuôi tạo thuận lợi về thời gian cũng như cơ sở vật chất, cơ hội để các em
được giao lưu nhiều hơn. Các em được tổ chức một nếp sống văn minh, được
rèn luyện các kĩ năng sống như ăn uống, ngủ nghỉ, được hướng dẫn lao động sản
xuất, đi vệ sinh đúng cách giúp các em tăng cường kĩ năng sống, kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt. Đây là điều kiện để các em tiếp thu chương trình giáo dục tốt
hơn.Có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng trên nhưng nhìn ở góc độ giáo dục, một
phần là do khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em chưa hình thành và rèn
luyện được kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các giáo
viên chúng ta mới chỉ chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng học tập cho học
sinh mà không để ý nhiều đến việc rèn cho các em kĩ năng sống để các em có
khả năng đi vào cuộc sống.
Trong nhiều năm qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu
quả chưa cao, chưa thật sự như mong muốn và chưa có sáng kiến kinh nghiệm
nào viết về vấn đề này hoặc có viết cũng chưa thật sự hiệu quả, phù hợp với đơn
vị nhà trường. Với vai trò là giáo viên, đồng thời được giao trách nhiệm quản lí
học sinh bán trú và với những trăn trở đã nêu trên ngay từ đầu năm học chúng
tôi đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu và các đoàn thể để thực hiện sáng
kiến hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua hoạt
động ngoại khóa tại trường PTDTBT THCS Bản Hon.
Với những lí do nêu trên chúng tôi đã chọn đề tài:“ Một số biện pháp giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú thông qua hoạt động ngoại khóa tại
trường PTDTBT THCS Bản Hon”.
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến việc giải quyết những yêu cầu
sau:
- Trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản nhất thông qua các hoạt
động vui chơi trong thời gian ngoại khóa tại trường.
- Xác định được thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thông qua các hoạt động ngoại khóa như : hoạt động thể dục thể thao, múa hát,
chơi những trò chơi dân gian, những trò chơi của địa phương
- Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, trung thực, mạnh dạn trước đám
đông cũng như trong bất cứ các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn học sinh có thái độ thân thiện với môi trường, yêu thiên nhiên và có
trách nhiệm bảo vệ môi trường góp phần xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực
- Trong thực tiễn: Trên cơ cở cho học sinh bán trú tham gia các hoạt động
tập thể trong giờ ngoại khóa tại trường qua đó đưa ra một số biện pháp để giáo
dục kĩ năng sống cho các em.
2. Phạm vi triển khai thực hiện
- Phạm vi: Đề tài có thể áp dụng cho học sinh bán trú trường PTDTBT THCS
Bản Hon.
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trường PTDTBT THCS Bản Hon được chuyển đổi từ trường THCS Bản
Hon ngày 13 tháng 6 năm 2011. kể từ khi chuyển đổi sang mô hình trường
PTDT BT nhà trường đã chú trọng đến các phương pháp quản lí và giáo dục học
sinh bán trú. Tuy nhiên các phương pháp mới chỉ dừng ở mức độ đưa ra các nội
quy, quy chế và các hình thức xử lí học sinh khi có dấu hiệu vi phạm. Từ
phương pháp giáo dục này cho thấy giáo dục kĩ năng sống ít được quan tâm, các
phương pháp giáo dục chưa chú trọng đến việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống
vào quản lí và giáo dục học sinh bán trú. Mặc dù đã có một số đề tài về giáo dục
kĩ năng sống quản lí và giáo dục học sinh bán trú nhưng các đề tài đó đều giải
quyết một cách biệt lập thiếu tính liên kết dẫn đến hiệu quả chỉ nằm ở các lĩnh
vực có đề tài nghiên cứu. Nhìn từ các sự việc vi phạm của học sinh bán trú như:
đánh nhau, phân biệt giữa các dân tộc như dân tộc Mông với dân tộc Lự, trộm
cắp vặt như trộm tiền, đồ dùng của nhau, bì tị nhau trong công việc lao động vệ
sinh, trốn khỏi khu bán trú đi chơi Điều đó cho thấy các phương pháp quản lí,
nuôi dưỡng và giáo dục học sinh bán trú chưa hợp lí, chưa hiệu quả.
Học sinh các em là người dân tộc thiểu số, tập quán sinh hoạt tại địa
phương và gia đình còn lạc hậu, Ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể còn
yếu, còn ỷ lại vào nhau và vào các thầy cô giáo. Chưa có ý thức bảo vệ môi
trường và bảo vệ thiên nhiên. Chưa có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong lao
động sản xuất.
Giáo viên chưa linh động, sáng tạo khi tổ chức hướng dẫn kỹ năng, chưa
phối hợp thực tiễn từ lý thuyết đến thực hành. Nhiều giáo viên chưa nêu cao tinh
thần trách nhiệm trong công việc, chưa thực sự yêu học sinh như con
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
*Tính mới
Sau khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động ngoại khóa các em học sinh đã thay đổi nhận thức trong các hành
vi, hoạt động của cá nhân tự tin tham gia mọi hoạt động của lớp, của trường
của cộng đồng
* Cách thực hiện
+ Hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh:
Trong hoạt động này chúng tôi tập trung rèn các kỹ năng:
- Nhận thức bản thân.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân.
- Xây dựng kế hoạch cho bản thân.
- Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu.
- Rèn kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo.
Ngoài thời gian học tập chính khóa trên lớp, học sinh bán trú có nhiều thời
gian dành cho việc tự học. vì thế, học sinh rất cần được bồi dưỡng phương pháp
tự học, tự rèn luyện để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Hoạt động thống
nhất giữa giáo dục và tự giáo dục.
Do đó chúng tôi tham mưu với Ban lãnh đạo xây dựng nội quy, lên kế
hoạch cụ thể cho việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động ngoại khóa, các giáo
viên xây dựng kế hoạch quản lí và hướng dẫn học sinh bán trú tự học trên lớp
trong giờ tự học, tự rèn luyện để học sinh vươn lên đạt kết quả cao trong học
tập.
Xây dựng nề nếp tự học cho học sinh bán trú: học đúng giờ, có kế hoạch,
có phương pháp học tập, có kết quả cụ thể; phát huy và đề cao tinh thần giúp đỡ
bạn bè, kiên trì vượt khó, thương yêu đùm bọc lẫn nhau; khắc phục tính tự ti, e
ngại của học sinh dân tộc nhất là học sinh nữ.
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ:
Hoạt động văn hóa văn, văn nghệ là hoạt động có tính truyền thông mang
lại hiệu quả rất cao trong việc chuyền tải các thông điệp giáo dục tới học sinh,
nhằm xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường PTDTBT, tạo cuộc sống
vui tươi, lành mạnh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thẩm mĩ, hấp dẫn học
mà chơi, chơi mà học. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giáo dục
cho học sinh nếp sống có kỉ luật, trật tự, vệ sinh
Tổ chức nhiều nội dung, chủ đề sẽ tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích
và mang lại hiệu quả thiết thực như hội diễn văn nghệ mừng ngày 20/10; 20/11;
múa hát, viết báo tường, vẽ, trình diễn thời trang, các trò chơi dân gian, dân
tộc thông qua các nội dung này kiến thức của học sinh sẽ được huy động tổng
hợp ở tất cả các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Qua hoạt động các kĩ
năng đã được chú trọng rèn luyện cho học sinh như:
- Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Kĩ năng giao tiếp không lời.
- Kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông.
+ Hoạt động thể dục, thể thao:
Trong hoạt động này chúng tôi tập trung rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
- Kĩ năng làm chủ cảm xúc.
- Kĩ năng vượt qua lo lắng, sợ hãi.
- Kĩ năng khắc phục tức giận.
- Kĩ năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích cực, giải trí lành mạnh.
Hoạt động thể dục, thể thao là hoạt động nhằm tăng cường sức khỏe, rèn
luyện tác phong nhanh nhẹn, ý trí vượt lên chính mình, bền bỉ, dẻo dai kiên
cường chúng tôi chú trọng việc luyện tập thể dục thể thao cho học sinh bán trú
vào các buổi sáng hàng ngày trong tuần đều đặn, bên cạnh đó tổ chức thành lập
các đội bóng chuyền nam, nữ. đội bóng đá nam, đội cầu lông nam,nữ, đội đá
cầu, đội cờ vua tùy theo sự yêu thích của mình mỗi em lựa chọn mình trong đội
tuyển nào để tập luyện hàng ngày và trong các ngày lễ chào mừng chúng tôi tổ
chức cho các đội thi đấu ở các nội dung luyện tập tạo không khí hào hứng thích
thú. tạo lên không khí vui tươi, những tiếng cười sảng khoái sau những buổi học
căng thẳng và mệt mỏi.
+ Hoạt động lao động sản xuất, cải thiện đời sống:
Trong hoạt động này chúng tôi tập trung rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
- Kĩ năng vận động và gây ảnh hưởng.
- Kĩ năng ra quyết định.
Học sinh dân tộc nói chung các em đều phải tham gia giúp đỡ gia đình lao
động sản xuất từ khi còn nhỏ tuổi, khi các em đến trường được các thầy cô tạo
điều kiện định hướng trong việc lao động sản xuất các em đều có thể tham gia
tốt hoạt động này ví dụ các hình thức lao động sản xuất, cải thiện đời sống như
trồng rau, chăn nuôi gia súc nhỏ, chăn nuôi gia cầm
Đối với đơn vị trường PTDTBT THCS Bản hon chúng tôi lựa chọn và định
hướng cho các em lao động sản xuất, cải thiện đời sống hàng ngày bằng hình
thức trồng rau xanh. Tận dụng những mảnh đất trống trong diện tích đất của
trường chúng tôi lên kế hoạch mua dụng cụ lao động, mua hạt giống và hướng
dẫn các em làm đất trồng rau xanh cải thiện thêm bữa ăn hàng ngày của các em
nhằm khích lệ các em tham gia vào các hoạt động này một cách tích cực và hiệu
quả.
+ Các hoạt động chính trị, xã hội nhân đạo:
Đây là các hoạt động nhằm gắn nhà trường với thực tiễn cuộc sống, tạo
điều kiện tìm hiểu chính địa phương mình và tham gia để phát huy những truyền
thống tốt đẹp của địa phương, cũng như tham gia phòng chống các tệ nan xã hội,
hủ tục lạc hậu của địa phương mình. Để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động
này chúng tôi tổ chức cho các em tham gia các buổi mit tinh, diễu hành trong
các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm, tham gia bảo vệ môi trường tại trường mình học
và thôn bản nơi các em học tập và sinh sống. Tổ chức cho các em tham gia giúp
đỡ các gia đình chings sách , gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. tổ chức
cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động do đoàn thể địa phương tổ chức
trong các dịp lễ hội của địa phương.
Thông qua các hoạt động đó chúng tôi đã tập trung rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng diễn đạt cảm xúc.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
- Kĩ năng từ chối.
- Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
- Kĩ năng làm chủ cảm xúc.
Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Khi hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động
ngoại khóa chúng tôi nhận thấy học sinh hào hứng trong việc áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tế, từng cá nhân đã tự tích lũy cho mình những kinh
nghiệm từ thực tế trong các hoạt động ở trường và ở nhà. Các em thấy thích thú
vui vẻ hơn, đoàn kết hơn và linh hoạt hơn trong cuộc sống và yêu lao động hơn
dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Cùng với việc tích lũy cho mình những kinh
nghiệm, những kĩ năng và bài học quý báu thì điều mà các em cảm thấy thích
thú nhất là vừa được vui chơi vừa rèn luyện sức khỏe để phục vụ tốt cho việc
học tập của chính bản thân các em. Nề nếp khu bán trú được nâng lên, nội quy
khu bán trú được thực hiện nghiêm túc, các hiện tượng mất đoàn kết giữa các
học sinh bán trú với nhau, phân biệt giữa các dân tộc trong học sinh đã được hạn
chế, không còn học sinh vi phạm nội quy khu bán trú, nội quy trường học.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa thầy trò hiểu và gần gũi nhau hơn,
tập thể học sinh ở bán trú biết đoàn kết, giúp đỡ và bao bọc lẫn nhau nhiều hơn.
Các hình ảnh các hoạt động biểu diễn văn nghệ, vui chơi thể dục thể thao
của học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Bản Hon. (hình ảnh mục 8).
4. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các hoạt động ngoại khóa cho
học sinh bán trú là rất khả quan.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa để giáo dục kĩ năng sống có thể áp
dụng cho tất cả các trường phổ thông có học sinh ở bán trú tại tỉnh Lai Châu,
Các thông tin cần được bảo mật (nếu có yêu cầu bảo mật, VD: Quy trình, bản
vẽ thiết kế):
5. Kiến nghị, đề xuất
a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến
Chúng tôi xin được đề nghị các cá nhân tham gia thực hiện và hoàn thành
sáng kiến kinh nghiệm này được công nhận là đồng tác giả của sáng kiến gồm:
1) Đ/C : Bùi Gia Chinh
2) Đ/C : Đinh Thế Hướng
3) Đ/C : Trịnh Xuân Hưng
b) Kiến nghị
+Ban LĐ lên kế hoạch phân công, chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện
của các cán bộ, giáo viên phụ trách học sinh bán trú thực hiện.
+ Xã tăng cường thêm cho đơn vị trường về diện tích đất, để có không gian
tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể của học sinh được tốt hơn
+ Phòng GD&ĐT có kế hoạch chỉ đạo thực hiện, phát động thi đua, tổ chức
các hoạt động văn nghệ, các hoạt động thể dục, thể thao giữa các trường có học
sinh bán trú và có các hình thức động viên, khuyến khích để cả giáo viên và học
sinh đều hào hứng tham gia vào các hoạt động này.
6. Tài liệu kèm:
Ảnh chụp các hoạt động vui chơi tập thể, các hoạt động lao động sản xuất
của học sinh trường PTDTBT THCS Bản hon
Chùm ảnh các hoạt động thể dục thể thao.
Chùm ảnh hoạt động văn nghệ của học
sinh
Chùm ảnh các trò chơi
Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả/nhóm tác giải do chính chúng
tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bàn quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)