Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức lớp 4. THCS BÌNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.64 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4
qua môn Đạo Đức
I. Tóm tắt:
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, việc dạy học tích hợp kĩ năng sống vào
các môn học và các hoạt động ngoại khoá khác trong nhà trường Tiểu học có vai trò quan
trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Vì Kĩ năng sống là nền
tảng để hoàn thiện nhân cách con người, là chất lượng thực sự của ngành giáo dục nhằm
đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng
đồng. Đây không chỉ là mục tiêu, công việc của riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự
chung tay góp sức của cả xã hội, cộng đồng. Do vậy, mục tiêu của ngành giáo dục đặt ra là
thông qua nội dung dạy học để giáo dục được kĩ năng sống cho các em, điều chỉnh phương
pháp dạy học cho phù hợp với từng nội dung bài học, từng nhận thức của học sinh. Cần giáo
dục để học sinh hiểu con người không thể chỉ hưởng thụ, đòi hỏi mà phải có trách nhiệm
với bản thân, gia đình và xã hội để hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông
qua nội dung các bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt,
phân tích và liên hệ rồi tổng hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập (hoạt động cá
nhân) hay kĩ năng làm việc tập thể (hoạt động nhóm) Khi tham gia hoạt động nhóm, tất
cả các bạn học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh
luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến để thống nhất chung một vấn đề.
Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng làm việc cao hơn của học sinh.
Trong tất cả các môn học ở trường tiểu học thì môn Đạo đức được chọn là môn tích
hợp Kĩ năng sống nhiều nhất. Phần lớn các bài học đều lồng ghép giáo dục cho các em
những kĩ năng cần thiết để phục vụ cuộc sống, những kĩ năng ấy các em sẽ vận dụng vào
chính trong cuộc sống thường ngày của các em. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn
nhất khi giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh là phần lớn giáo viên đều chưa quen với cách
dạy lồng ghép này. Nhiều giáo viên còn nghĩ rằng môn Đạo Đức là môn phụ thì không quan
1
trọng, do vậy vần đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức cũng chưa được


chú trọng. Mặt khác, giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là
một quá trình lâu dài, liên tục.
Xuất phát từ thực trạng trên, ở đề tài này, tôi tiến hành đi sâu vào nghiên cứu một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo Đức
lớp 4.
Giải pháp của tôi là sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực vào quá
trình dạy học môn Đạo Đức nhằm kích thích tính tích cực tiếp thu bài và khắc sâu kiến thức
đã học cho học sinh, hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống.
Ở đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu cách sử dụng phương pháp Đóng vai để thay thế cho
cách hướng dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên trong việc giảng dạy một số nội dung
giáo dục Kĩ năng sống ở môn Đạo đức lớp 4.
Nghiên cứu được tôi tiến hành ở hai lớp 4 trường Tiểu học Bình Hòa – Bình Sơn –
Quảng Ngãi. Cả hai lớp đều được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy học một số nội dung
giáo dục kĩ năng sống ở môn Đạo đức. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt
đến kết quả học tập của học sinh: trước tác động số phần trăm thấp hơn kết quả phần trăm
sau tác động. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp Đóng vai trong dạy học môn
Đạo đức ở lớp 4 đã nâng cao kết quả giáo dục kĩ năng sống của học sinh.
II. Giới thiệu:
Trong sách giáo khoa, cách hướng dẫn giảng dạy một số nội dung còn đơn giản, chưa
thu hút học sinh tiếp thu bài. Đặc biệt, nội dung giáo dục kĩ năng sống là một nội dung mới,
chưa được hướng dẫn trong sách giáo khoa và sách giáo viên. Do vậy, nếu cách dạy học có
lồng ghép kĩ năng sống diễn ra đơn điệu sẽ làm cho học sinh nhàm chán, không có sự thích
thú học tập, dẫn đến tình trạng học sinh mau quên, không khắc sâu và hình thành kiến thức
kĩ năng sống cho học sinh. Nhưng khi học sinh được học một số nội dung giáo dục kĩ năng
sống ở môn Đạo đức theo phương pháp Đóng vai thì tinh thần phấn khởi hơn nhiều, tiếp thu
nhanh và ghi nhớ lâu dài, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.
Trong thời gian qua, ngoài những gì quan sát được khi trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi
có dự giờ đồng nghiệp trong đơn vị và các đồng nghiệp ở đơn vị khác về cách thức dạy học
lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống qua môn Đạo đức. Tuy giáo viên dạy rất cố gắng
trong việc sử dụng phương pháp cho học sinh tích cực tìm hiểu kiến thức và hình thành kĩ

2
năng sống cần thiết cho các em nhưng kiến thức của học sinh chưa khắc sâu, chưa vần dụng
được vào trong cuộc sống thường ngày cho chính các em.
Để thay đổi tình trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã dùng phương pháp Đóng vai để
dạy học một số nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giải pháp thay thế: Đưa phương pháp Đóng vai vào dạy học mơn Đạo đức lớp 4 để
góp phần nâng cao kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chẳng hạn như, sử dụng
phương pháp Đóng vai để hình thành cho học sinh hình thành kĩ năng tự nhận thức về sự
trung thực trong học tập của bản thân. Trên cơ sở những kiến thức có liên quan đến bài
học đó, giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai giải quyết các tình huống liên quan đến chủ
đề “Trung thực trong học tập”. Sau đó, giáo viên hướng dẫn phân tích và bình luận sau khi
các em hồn thành tình huống đóng vai để hình thành hành vi tốt, khắc phục các hành vi
chưa đúng cho các em. Tương tự, tơi đã tiến hành dạy học theo phương pháp Đóng vai
nhiều nội dung khác trong chương trình Đạo đức lớp 4.
Vấn đề nghiên cứu: Việc đưa phương pháp Đóng vai vào dạy học mơn Đạo đức có
nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 khơng?
Giả thuyết nghiên cứu: Dùng phương pháp Đóng vai trong dạy học mơn Đạo đức sẽ
nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
III. Phương pháp:
1. Khách thể nghiên cứu
Tơi lựa chọn trường Tiểu học Bình Hòa vì trường có những điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên:
Hai cơ giáo giảng dạy hai lớp 4, đều có kinh nghiệm giảng dạy, có lòng nhiệt tình,
tuổi đời còn trẻ, thích học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
1. Phạm Thị Ngọc Sa – Giáo viên dạy lớp 4A, là giáo viên chủ nhiệm lớp và là giáo
viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp 4.
2. Huỳnh Thị Thúy – Giáo viên dạy lớp 4B, là giáo viên chủ nhiệm lớp và là giáo
viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp 4.
* Học sinh:

3
Ở nghiên cứu này, tôi lựa chọn 2 lớp của khối 4. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng
tiếp thu bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác. Để
tiến hành nghiên cứu, tôi đã chọn 2 lớp là 4A và 4B, các em tương đương nhau về học lực,
giới tính, hạnh kiểm. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, học lực, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 4A và 4B của trường Tiểu học
Bình Hoà:
Lớp Số học sinh Điểm
Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu
4A 29 20 9 9 15 5 0
4B 28 11 17 9 15 4 0
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát biểu.
Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của các môn
học.
2. Thiết kế:
Chọn hai lớp nguyên vẹn là lớp 4A và lớp 4B, sau đó tiến hành kiểm tra trước tác
động và sau tác động để kiểm chứng giả thuyết của đề tài đưa ra là đúng, tức sử dụng
phương pháp Đóng vai vào dạy học môn Đạo đức làm nâng cao kết quả giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh.
Bảng 2: Kết quả khảo sát trước tác động
Lớp 4A Lớp 4B
Em đã trung thực trong học tập. 41,4% 39,3%
Em nhờ bạn bè, thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập. 37,9% 35,7%
Em mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô, gia đình. 44,8% 32,2%
Em sử dụng thời giờ vào việc học tập, giải trí hợp lí. 41,4% 42,8%
Em không lãng phí tiền của. 37,9% 50%
3. Quy trình nghiên cứu.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tôi và cô Sa sử dụng phương pháp Đóng vai trong dạy học một số nội dung giáo
dục kĩ năng sống qua môn Đạo đức lớp 4.

b. Tiến hành dạy thực nghiệm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
4
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Ngày dạy Môn Tiết theo PPCT Tên bày dạy
27/08/2014 Đạo đức 2 Trung thực trong học tập (tiết 2)
03/09/2014 Đạo đức 3 Vượt khó trong học tập (tiết 1)
24/09/2014 Đạo đức 5 Bày tỏ ý kiến (tiết 2)
08/10/2014 Đạo đức 7 Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
22/10/2014 Đạo đức 9 Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
4. Đo lường:
Bài kiểm tra trước khi tác động được tiến hành ngay từ đầu năm học. Bài kiểm tra
trước tác động gồm 5 câu hỏi để kiểm tra nhận thức ban đầu của học sinh về một số kĩ năng
sống sẽ được hình thành trong chương trình Đạo đức lớp 4.
Bài kiểm tra sau khi tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài Tiết kiệm thời giờ
(tiết 2). Bài kiểm tra sau tác động có nội dung giống bài kiểm tra trước tác động.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra.
Kiểm tra xong, tôi và cô Sa tiến hành việc kiểm tra kết quả của bài kiểm tra sau tác
động (kết quả bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục).
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng 3. Kết quả bài kiểm tra sau tác động
Lớp 4A Lớp 4B
Em đã trung thực trong học tập. 72,4% 89,3%
Em nhờ bạn bè, thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập. 79,3% 92,8%
Em mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô, gia đình. 82,7% 78,6%
Em sử dụng thời giờ vào việc học tập, giải trí hợp lí. 72,4% 82,2%
Em không lãng phí tiền của. 72,4% 89,3%
Qua bảng trên cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở số phần trăm câu trả lời

của học sinh. Trước tác động có số phần trăm thấp hơn kết quả phần trăm sau tác động. Sau
khi học tập môn Đạo đức, đa số học sinh đã biết thực hiện hành vi tốt về học tập cũng như
ứng xử giao tiếp hằng ngày. Nhiều học sinh cảm thấy sự thay đổi về hành vi ứng xử của
mình đã tiến bộ một cách vượt bậc, các em tự giác và tự tin về bản thân hơn.
5
Như vậy, có thể kết luận giả thuyết của đề tài " Dùng phương pháp Đóng vai trong
dạy học môn Đạo đức sẽ nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4"
đưa ra là đúng.
V. Bàn Luận
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy sử dụng phương pháp Đóng
vai vào trong dạy học một số nội dung giáo dục kĩ năng sống ở môn Đạo đức lớp 4 cho học
sinh đạt hiệu quả cao. Qua quan sát các tiết học, tôi nhận thấy học sinh chủ động, tự giác và
tự tin hơn, sáng tạo hơn khi tự mình đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện tình
huống đó. Việc phân tích kết quả của bài kiểm tra sau tác động đã chỉ ra rằng chất lượng
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức đã được nâng cao. Việc hình thành
những kĩ năng này cho học sinh sẽ giúp ích cho cách ứng xử hằng ngày của các em, hình
thành nhân cách tốt đẹp và giúp các em tự tin hơn.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này được sử dụng trong giờ học môn Đạo đức là một giải pháp rất tốt
nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải sử dụng thường xuyên và liên tục,
phải chuẩn bị bài giảng khá công phu. Đây là một vấn đề mới nên tài liệu nghiên cứu không
nhiều.
6
VI. Kết luận và khuyến nghị
* Kết luận: Việc sử dụng phương pháp Đóng vai vào giảng dạy một số nội dung
môn Đạo đức ở lớp 4 đã nâng cao kết quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đề tài này là
bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện về hành vi kĩ
năng sống của học sinh trong học tập cũng như cuộc sống thường ngày.
* Khuyến nghị:
Đối với lãnh đạo nhà trường: Cần có sự quan tâm về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy

học đầy đủ cho giáo viên. Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, hội giảng về việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học các môn học nói chung,
môn Đạo đức nói riêng về dạy học lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng các phương pháp cho giáo viên, khuyến khích và động viên
giáo viên vận dụng những phương pháp này vào quá trình dạy học.
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, biết khai thác được sở thích
của học sinh mà có biện pháp dạy học tốt hơn.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và
có thể ứng dụng vào dạy môn đạo đức lớp 3 để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập
của học sinh.

Người viết

Huỳnh Thị Thúy
7
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 4.
- Sách giáo viên môn Đạo đức lớp 4.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học
- Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
8
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:
1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu
mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

- Có thái độ hành vi trung thực trong học tập.

Kĩ năng sống :
+ Kỹ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
+ Kỹ năng bình luận phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
+ Kỹ năng làm chủ bản thân trong học tập.

Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh :
+ Khiêm tốn học hỏi
+ Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
-Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định
- Cho cả lớp hát bài: Em yêu trường em
2.KTBC
- Thế nào là trung thực trong học tập? Cho ví dụ?
- Nhận xét.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Dạy bài mới
*HĐ1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK trang 4)
-GV chia lớp thành 3 nhóm:
-GV nêu yêu cầu thảo luận.
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài
kiểm tra?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô
giáo ghi nhằm là điểm giỏi ?

Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn
bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em ?
-GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình
huống.
- Cả lớp hát
- 1HS trả lời
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp góp
ý trao đổi. Đại diện nhóm trình bày.
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm
lại cho đúng.
c/. Nói bạn thông cảm vì làm vậy là
không trung thực trong học tập.
9
*HĐ2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang
4)
-GV yêu cầu mỗi HS sưu tầm những mẫu chuyện,
tấm gương về trung thực trong học tập mà em
biết.
- Gọi 3-4 HS kể trước lớp.
- Hỏi: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm
gương đó?
-GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm
gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần
học tập các bạn đó.
*Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5-
SGK trang 4)
- Giáo viên cho HS làm việc nhóm 4, thảo luận
xây dựng tiểu phẩm và đóng vai theo tiểu phẩm

về chủ đề Trung thực trong học tập
-GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã
được chuẩn bị .
-Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo
luận chung:
+Em có suy nghĩ về các tiểu phẩm vừa xem ?
+Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động
như vậy không? Vì sao?
-GV nhận xét, kết luận KNS :
Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu,
có khi còn có hại cho bản thân mình, và không
được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
Trung thực trong học tập là thể hiện theo 5 điều
Bác Hồ dạy và khiêm tốn học hỏi bạn bè.
4.Củng cố - Dặn dò :
-HS nêu lại ghi nhớ chung.
-Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở
bạn bè cùng thực hiện.
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS làm việc cá nhân.
-HS kể trước lớp.
-Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ
về mẫu chuyện vừa nghe.
-Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy
nghĩ của mình trước lớp .
- HS làm việc theo nhóm 4.
-Lần lượt các nhóm HS lên đóng
vai.
-HS cả lớp thảo luận và đại diện trả

lời .
-HS nghe và thực hành.
-2 HS nêu.
-HS cả lớp thực hiện.
10
Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 2 )
I.Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hàng
ngày.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em tiết kiệm tiền của.

Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Cần, kiệm, liêm, chính.
Giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ

Kĩ năng sống:
+Kỹ năng bình luận phê phán việc lãng phí tiền của.
+Kỹ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của của bản thân.

Bảo vệ môi trường:
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước….trong cuộc sống hằng
ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
-Đồ dùng để đóng vai.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
- Hỏi: Thế nào là tiết kiệm tiền của? Cho ví dụ?
- Nhận xét.
3.Bài mới
a. Làm việc cá nhân. (Bài tập 4- SGK/13)
-GV nêu yêu cầu bài tập 4: Những việc làm nào dưới
đây là tiết kiệm tiền của?
a. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
b. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
c. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở,bàn ghế, tường lớp học.
d. Xé sách vở.
đ.Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
e. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi.
g. Không xin tiền ăn quà vặt.
h. Ăn hết suất cơm của mình.
i. Quên khoá vòi nước.
k. Tắt điện khi ra khỏi phòng.
-GV mời 1 số HS chữa bài tập và giải thích.
- HS trả lời.
-HS làm bài cá nhân.
- Một số học sinh chữa bài.
+Các việc làm a, b, g, h, k là tiết
kiệm tiền của.
11
-GV nhận xét, khen thưởng HS đã biết tiết kiệm tiền
của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm
tiền của trong sinh hoạt hằng ngày.
* GDBVMT : Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ
dùng, điện nước….trong cuộc sống hằng ngày cũng là

một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
b. Thảo luận nhóm và đóng vai xử lí các tình huống
(Bài tập 5- SGK/13)
-GV chia 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho hai nhóm
thảo luận và xử lí 1 tình huống trong bài tập 5.


Nhóm 1,2 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy
gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?


Nhóm 3,4: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi
mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói
gì với em?


Nhóm 5,6 : Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới
ra dùng trong khi vở cũ đang dùng vẫn còn nhiều
giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày
-Sau khi xem các nhóm đóng vai các tình huống,
GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách
ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
-GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình
huống.
-GV nhận xét, kết luận KNS :
Mọi việc làm không tiết kiệm tiền của đều là việc
làm không tốt, có khi còn có hại cho bản thân mình,

và không được mọi người yêu mến, các em cần
tránh.Để tiết kiệm tiền của đuungs cách, em nên lập
kế hoạch sử dụng tiền của của bản thân.
-GD học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh:
Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người
lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không
được sử dụng tiền của lãng phí. Tiết kiệm là học tập
theo gương BH kính yêu của chúng ta.
4.Củng cố - Dặn dò:
-GV cho HS đọc ghi nhớ.
+Các việc làm c, d, đ, e, i là
lãng phí tiền của.
-Cả lớp trao đổi và nhận xét.
-HS nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận cách xử lí
tình huống và đóng vai theo tình
huống của nhóm mình.
-Đại diện các nhóm lên trình bày .
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- Thảo luận, trả lời.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc to phần ghi nhớ.
12
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ
chơi, điện, nước, … trong cuộc sống hằng ngày.
-Chuẩn bị bài tiết sau: “Tiết kiệm thời giờ”
-HS cả lớp thực hiện.
13
2. KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG

Câu 1. Em đã trung thực trong học tập
LỚP 4B LỚP 4A
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Đỗ Văn Khoa x Nguyễn Thành An
Hà Văn Khoa X x Đoàn Thiên Ấn X X
Nguyễn Thị Lâm X x Nguyễn Văn Hoàng Anh X X
Thái Thuỳ Linh X x Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Xuân Linh Nguyễn Thị Kim Chi X X
Nguyễn Thanh Long x Nguyễn Hiếu Chương
Trương Văn Lợi x Phạm Nam Cường X X
Lý Nhật My X x Võ Mạnh Cường X
Võ Huỳnh Vi Na X x Nguyễn Quốc Cường X X
Nguyễn Phương Nam X Lâm Trọng Doãn
Nguyễn Thị Thuý Nga X Phạm Hoàng Dũng X X
Trần Lê Ngân X X Huỳnh Thị Thuỳ Dương X
Phạm Thị Thu Ngân X Đoàn Tấn Dương X X
Nguyễn Thị Nhất X Trịnh Khánh Đoan X X

Phạm Văn Nhật Trần Thị Thu Hà X
Bùi Thị Nhi X Nguyễn Văn Khải x
Đinh Thị Kim Nhi X X Phạm Thị Ngọc Hằng X X
Châu Thị Yến Nhi X Trương Thị Hạnh X
Nguyễn Việt Quỳnh Oanh X Nguyễn Thị Hiền X
Huỳnh Thịnh Phát X X Đặng Quang Hiếu
Võ Hồng Phong X Đỗ Thị Như Hoa X X
Trương Hoàng Phố X X Nguyễn Hoàng
Lê Đồng Quốc Phước X X Đàm Văn Huy
Đoàn Diệu Thanh Phương X Hoàng Đặng Huy X X
Phạm Thị Phương X Nguyễn Duy Huy X
Trương Văn Quyền Trương Văn Khải
Võ Thị Quỳnh x Kiều Văn Khiêm X
Phan Thị Sương X X Nguyễn Đình Văn x
Đặng Thị Huyền My X X
39,3% 89,3% 41,4% 72,4%
Câu 2. Em nhờ bạn bè, thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập.
LỚP 4B LỚP 4A
Họ và tên học sinh Trước
tác
Sau
tác
Họ và tên học sinh Trước
tác
Sau
tác
14
động động động động
Đỗ Văn Khoa X Nguyễn Thành An X
Hà Văn Khoa X Đoàn Thiên Ấn X X

Nguyễn Thị Lâm X X Nguyễn Văn Hoàng Anh X X
Thái Thuỳ Linh X X Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Xuân Linh X Nguyễn Thị Kim Chi X X
Nguyễn Thanh Long X Nguyễn Hiếu Chương
Trương Văn Lợi X Phạm Nam Cường X X
Lý Nhật My X X Võ Mạnh Cường X
Võ Huỳnh Vi Na X X Nguyễn Quốc Cường X X
Nguyễn Phương Nam X Lâm Trọng Doãn
Nguyễn Thị Thuý Nga X Phạm Hoàng Dũng X X
Trần Lê Ngân X X Huỳnh Thị Thuỳ Dương X
Phạm Thị Thu Ngân X Đoàn Tấn Dương X X
Nguyễn Thị Nhất X Trịnh Khánh Đoan X X
Phạm Văn Nhật Trần Thị Thu Hà X
Bùi Thị Nhi X Nguyễn Văn Khải
Đinh Thị Kim Nhi X X Phạm Thị Ngọc Hằng X X
Châu Thị Yến Nhi X Trương Thị Hạnh
Nguyễn Việt Quỳnh Oanh X Nguyễn Thị Hiền X
Huỳnh Thịnh Phát X X Đặng Quang Hiếu
Võ Hồng Phong X Đỗ Thị Như Hoa X
Trương Hoàng Phố X X Nguyễn Hoàng X
Lê Đồng Quốc Phước X X Đàm Văn Huy X
Đoàn Diệu Thanh Phương X Hoàng Đặng Huy X X
Phạm Thị Phương X Nguyễn Duy Huy X
Trương Văn Quyền Trương Văn Khải X
Võ Thị Quỳnh X Kiều Văn Khiêm X
Phan Thị Sương X X Nguyễn Đình Văn X
Đặng Thị Huyền My X X
35,7% 92,8% 37,9% 79,3%
Câu 3. Em mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô, gia đình.
LỚP 4B LỚP 4A

Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Đỗ Văn Khoa X Nguyễn Thành An
Hà Văn Khoa X Đoàn Thiên Ấn X X
Nguyễn Thị Lâm X Nguyễn Văn Hoàng Anh X X
Thái Thuỳ Linh X X Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Xuân Linh Nguyễn Thị Kim Chi X X
15
Nguyễn Thanh Long X Nguyễn Hiếu Chương X
Trương Văn Lợi X Phạm Nam Cường X X
Lý Nhật My X X Võ Mạnh Cường X
Võ Huỳnh Vi Na X X Nguyễn Quốc Cường X X
Nguyễn Phương Nam X Lâm Trọng Doãn X X
Nguyễn Thị Thuý Nga X Phạm Hoàng Dũng X X
Trần Lê Ngân X X Huỳnh Thị Thuỳ Dương X
Phạm Thị Thu Ngân X Đoàn Tấn Dương X X
Nguyễn Thị Nhất X Trịnh Khánh Đoan X X
Phạm Văn Nhật Trần Thị Thu Hà X X

Bùi Thị Nhi X Nguyễn Văn Khải
Đinh Thị Kim Nhi X X Phạm Thị Ngọc Hằng X X
Châu Thị Yến Nhi X Trương Thị Hạnh
Nguyễn Việt Quỳnh Oanh Nguyễn Thị Hiền X
Huỳnh Thịnh Phát X X Đặng Quang Hiếu X
Võ Hồng Phong Đỗ Thị Như Hoa X
Trương Hoàng Phố X X Nguyễn Hoàng X
Lê Đồng Quốc Phước X X Đàm Văn Huy X
Đoàn Diệu Thanh Phương X Hoàng Đặng Huy X X
Phạm Thị Phương Nguyễn Duy Huy
Trương Văn Quyền Trương Văn Khải X
Võ Thị Quỳnh X Kiều Văn Khiêm X
Phan Thị Sương X X Nguyễn Đình Văn X
Đặng Thị Huyền My X X
32,2% 78,6% 44,8% 82,7%
Câu 4. Em sử dụng thời giờ vào việc học tập, giải trí hợp lí.
LỚP 4B LỚP 4A
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác

động
Đỗ Văn Khoa X Nguyễn Thành An
Hà Văn Khoa X Đoàn Thiên Ấn X X
Nguyễn Thị Lâm X Nguyễn Văn Hoàng Anh X X
Thái Thuỳ Linh X X Nguyễn Hữu Cảnh x
Nguyễn Xuân Linh Nguyễn Thị Kim Chi X X
Nguyễn Thanh Long X Nguyễn Hiếu Chương
Trương Văn Lợi X X Phạm Nam Cường X X
Lý Nhật My X X Võ Mạnh Cường
Võ Huỳnh Vi Na X X Nguyễn Quốc Cường X X
Nguyễn Phương Nam X Lâm Trọng Doãn X X
Nguyễn Thị Thuý Nga X Phạm Hoàng Dũng X X
16
Trần Lê Ngân X X Huỳnh Thị Thuỳ Dương X
Phạm Thị Thu Ngân X Đoàn Tấn Dương X
Nguyễn Thị Nhất X X Trịnh Khánh Đoan X X
Phạm Văn Nhật Trần Thị Thu Hà X X
Bùi Thị Nhi X Nguyễn Văn Khải
Đinh Thị Kim Nhi X X Phạm Thị Ngọc Hằng X X
Châu Thị Yến Nhi X Trương Thị Hạnh
Nguyễn Việt Quỳnh Oanh x Nguyễn Thị Hiền X
Huỳnh Thịnh Phát X X Đặng Quang Hiếu
Võ Hồng Phong Đỗ Thị Như Hoa X
Trương Hoàng Phố X X Nguyễn Hoàng X
Lê Đồng Quốc Phước X X Đàm Văn Huy
Đoàn Diệu Thanh Phương X X Hoàng Đặng Huy X X
Phạm Thị Phương Nguyễn Duy Huy X
Trương Văn Quyền Trương Văn Khải X
Võ Thị Quỳnh X Kiều Văn Khiêm
Phan Thị Sương X X Nguyễn Đình Văn X

Đặng Thị Huyền My X X
42,8% 82,2% 41,4% 72,4%
Câu 5. Em không lãng phí tiền của.
LỚP 4B LỚP 4A
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Họ và tên học sinh
Trước
tác
động
Sau
tác
động
Đỗ Văn Khoa X X Nguyễn Thành An
Hà Văn Khoa X X Đoàn Thiên Ấn X X
Nguyễn Thị Lâm X Nguyễn Văn Hoàng Anh X X
Thái Thuỳ Linh X X Nguyễn Hữu Cảnh x
Nguyễn Xuân Linh Nguyễn Thị Kim Chi X X
Nguyễn Thanh Long X Nguyễn Hiếu Chương
Trương Văn Lợi X X Phạm Nam Cường X X
Lý Nhật My X X Võ Mạnh Cường
Võ Huỳnh Vi Na X X Nguyễn Quốc Cường X X
Nguyễn Phương Nam X Lâm Trọng Doãn X X
Nguyễn Thị Thuý Nga X Phạm Hoàng Dũng X
Trần Lê Ngân X X Huỳnh Thị Thuỳ Dương

Phạm Thị Thu Ngân X Đoàn Tấn Dương X
Nguyễn Thị Nhất X X Trịnh Khánh Đoan X X
Phạm Văn Nhật Trần Thị Thu Hà X X
Bùi Thị Nhi X Nguyễn Văn Khải
Đinh Thị Kim Nhi X X Phạm Thị Ngọc Hằng X X
17
Châu Thị Yến Nhi X Trương Thị Hạnh
Nguyễn Việt Quỳnh Oanh X Nguyễn Thị Hiền X
Huỳnh Thịnh Phát X X Đặng Quang Hiếu X
Võ Hồng Phong X Đỗ Thị Như Hoa X
Trương Hoàng Phố X X Nguyễn Hoàng X
Lê Đồng Quốc Phước X X Đàm Văn Huy
Đoàn Diệu Thanh Phương X X Hoàng Đặng Huy X X
Phạm Thị Phương X Nguyễn Duy Huy X
Trương Văn Quyền Trương Văn Khải X
Võ Thị Quỳnh X Kiều Văn Khiêm X
Phan Thị Sương X X Nguyễn Đình Văn
Đặng Thị Huyền My X X
50% 89,3% 37,9% 72,4%
* Ý kiến của hội đồng khoa học cấp trường:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………
*Ý kiến của hội đồng khoa học cấp huyện:
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……
*Ý kiến của hội đồng khoa học cấp Tỉnh:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
18
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………
19
Lớp
3A
Lớp
3C
Lớp
3A
Lớp
3C

×