Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY RỬA BOARD MẠCH IN TỰ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH
MÁY RỬA BOARD MẠCH IN TỰ ĐỘNG

Sinh viên thực hiện : PHAN VĂN SINH
THÁI QUANG BẢO
Ngành : CƠ ĐIỆN TỬ
Niên khóa : 2013 – 2017


Tháng 06/2017


THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY RỬA
BOARD MẠCH IN TỰ ĐỘNG

Tác giả

PHAN VĂN SINH
THÁI QUANG BẢO

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Cơ Điện Tử

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN LÊ TƯỜNG
Ks. VÕ QUANG THU



3


Tháng 6 năm 2017

LỜI CẢM ƠN
Suốt những năm học ở Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM em đã nhận được sự
dạy dỗ ân cần của các thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Cơ Khí – Công Nghệ. Trong
thời gian thực hiện đề tài em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, các
đơn vị hỗ trợ và gia đình. Em xin chân thành biết ơn sâu sắc và cảm ơn đến:
Ban chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể quý thầy, cô Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, đặc biệt
quý thầy cô Bộ môn Cơ Điện Tử đã tận tụy truyền đạt kiến thức cho em trong những năm
học.
ThS. Nguyễn Lê Tường, giảng viên Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, trường Đại học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và KS. Võ Quang Thu giảng viên Khoa Cơ Điện – Điện Tử,
trường Đại học Lạc Hồng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình cho em hoàn thành
đề tài.
Công ty TNHH – DV – SX Quyết Thắng , Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi để
em gia công phần cơ khí của đề tài.
Các bạn lớp DH13CD đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017.
Sinh viên thực hiện
Phan Văn Sinh
Thái Quang Bảo

4


5



TÓM TẮT
Đề tài: “Thiết kế và chế tạo mô hình máy rửa board mạch in tự động”được thực
hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017 tại trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Việc chế tạo thành công mô hình có khả năng hoạt động dài hạn cũng như đảm bảo
tính ổn định trong điều kiện môi trường và hóa chất. Chúng em thu hoạch được sản phẩm
với những chất lượng và yêu cầu chúng em đặt ra.
Chúng em hy vọng đề tài này sẽ không dừng lại ở mô hình như hiện tại mà ngày
càng được cải tiến đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt trong ngành thiết kế mạch. Cũng
như là bước khởi đầu tạo tiền đề cho các em sinh viên khóa sau tìm hiểu và cải tiến.
Kết quả thu được:











Giới thiệu tổng quan các linh kiện chính trong mô hình.
Thiết kế chế tạo phần khung mô hình máy rửa board mạch in tự động.
Thiết kế chế tạo phần tay gắp board.
Thiết kế trục x và trục z để di chuyển cánh tay gắp board.
Thiết kế mạch hiển thị led 7 đoạn và nút nhấn.
Thiết kế mạch điều khiển động cơ và đổi chiều động cơ DC.
Thiết kế mạch điều khiển thiết bị sử dụng điện áp xoay chiều 220V AC.

Thiết kế mạch nguồn ổn áp 5V.
Viết chương trình điều khiển hoạt động của thiết bị cho vi điều khiển.
Khảo nghiệm và đưa ra bảng tổng kết về tỉ lệ, thời gian rửa mạch theo kích
thước board mạch.

6


MỤC LỤC

7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thông số Arduino 2560.........................................................................10
Bảng 2.2: Thông số chân của IC 74HC595...........................................................13
Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật của IC ghi dich 74HC595........................................13
Bảng 2.4: Sơ đồ chân Text LCD............................................................................18
Bảng 2.5: Thông số IC LM7805............................................................................22
Bảng 2.6: Thông số kỹ thuật cảm biến SN04-N....................................................29
Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật của bơm tăng áp.......................................................37
Bảng 4.1: Chú thích thuật toán hoạt động của máy rửa board mạch in tự động.....52
Bảng 4.2: Kết quả khảo nghiệm rửa mạch bằng tay và sục khí.............................81
Bảng 4.3: Kết quả thực nghiệm.............................................................................87

8


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Phương pháp tạo board mạch in bằng hóa chất........................................4
Hình 2.2: Phương pháp tạo board mạch in bằng máy CNC.....................................5
Hình 2.3: Một số máy rửa mạch in hãng MEGA ....................................................7
Hình 2.4:Máy rửa mạch in (PCB) Trans-Potent PTA-1008.....................................8
Hình 2.5: Cấu tạo của Arduino Mega2560..............................................................9
Hình 2.6: Hình ảnh thực tế led 7 đoạn...................................................................10
Hình 2.7: Cấu tạo led 7 đoạn.................................................................................11
Hình 2.8: Sơ đồ chân IC ghi dịch 74HC595..........................................................12
Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lý sửa dụng IC ghi dịch 74HC595...................................14
Hình 2.10: Mạch mô phỏng 3D trên phần mềm Altium.........................................15
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý giao tiếp nút nhấn với vi điều khiển..........................15
Hình 2.12: Sơ đồ nguyên lý nút nhấn....................................................................16
Hình 2.13: Mạch được mô phỏng 3D trên phần mềm Altium................................16
Hình 2.14: Hình ảnh thực tế Text LCD 1602.........................................................17
Hình 2.15: Hình ảnh chân thực tế Text LCD 1602................................................18
Hình 2.16: Kết nối LCD 1602 với Arduino AtMega trên Test Board....................19
Hình 2.17: Sơ đồ nguyên lý LCD kết nối ra các Domino giao tiếp VĐK..............20

9


Hình 2.18: Mạch được mô phỏng 3D LCD và Domino trên phần mềm Altium....20
Hình 2.19: Hình ảnh mạch thực tế LCD và Domino.............................................21
Hình 2.20: IC ổn áp LM7805................................................................................21
Hình 2.21: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn ổn áp sử dụng IC LM7805....................22
Hình 2.22: Mô phỏng 3D mạch nguồn ổn áp sử dụng IC LM7805 trên Altium.. . .23
Hình 2.23: Mạch thực tế mạch nguồn ổn áp sử dụng IC LM7805.........................23
Hình 2.24: Ký hiệu các chân của Mosfet...............................................................24
Hình 2.25: Cấu tạo của Mosfet..............................................................................25

Hình 2.26: Hình ảnh mạch thực tế của Mosfet IRFP150N....................................25
Hình 2.27: Các chân trong Mosfet.........................................................................26
Hình 2.28: Sơ đồ nguyên lý mạch FET-RELAY 12V............................................26
Hình 2.29: Mô phỏng 3D mạch FET-RELAY 12V/10A........................................27
Hình 2.30: Mạch thực tế mạch FET-RELAY 12V/10A.........................................27
Hình 2.31: Cảm biến SN04-N...............................................................................28
Hình 2.32: Động cơ điện một chiều.......................................................................30
Hình 2.33: Cấu tạo động cơ điện một chiều...........................................................30
Hình 2.34: Nguyên lý hoạt động động cơ điện một chiều (DC)............................31
Hình 2.35: Sơ đồ nguyên lý của nam châm điện đầu tiên......................................33
Hình 2.36: Kích thước và hình ảnh 3D của nam châm điện..................................35
Hình 2.37: Máy sủi điện HaiLea 18W...................................................................36

10


Hình 2.38: Cấu tạomáy sủi điện HaiLea 18W.......................................................36
Hình 2.39: Bơm tăng áp mini 12V.........................................................................37
Hình 4.1: Bản vẽ 3D sơ bộ máy rửa board mạch in tự động..................................44
Hình 4.2: Kích thước sơ bộ máy rửa board mạch in tự động.................................45
Hình 4.3: Hình ảnh máy sau khi hoàn thiện...........................................................46
Hình 4.4: Các cụm bộ phận chính..........................................................................47
Hình 4.5: Các cụm chi tiết (chú giải sơ đồ giải thuật)............................................48
Hình 4.6: Thuật toán hoạt động của máy rửa board mạch in tự động....................51
Hình 4.7: Thuật toán xử lý sự cố trường hợp 1......................................................53
Hình 4.8: Thuật toán xử lý sự cố trường hợp 2......................................................54
Hình 4.9: Sơ đồ thể hiện sự tương quan của hệ thống...........................................55
Hình 4.10: Kích thước khung máy.........................................................................57
Hình 4.11: Hình ảnh thực tế khung mô hình..........................................................58
Hình 4.12: Hình ảnh 3D cụm cơ cấu trục Y...........................................................59

Hình 4.13: Kích thước cụm cơ cấu trục Y..............................................................60
Hình 4.14: Hình ảnh thực tế cụm trục Y................................................................60
Hình 4.15: Bộ truyền đai.......................................................................................61
Hình 4.16: Hình ảnh 3D con trượt thiết kế trên máy tính......................................63
Hình 4.17: Hình ảnh thực tế con trượt...................................................................63
Hình 4.18: Hình ảnh 3D trục X và Y của máy rửa Board......................................64

11


Hình 4.19: Kích thước của trục Z..........................................................................65
Hình 4.20: Kích thước của trục X..........................................................................66
Hình 4.21: Hình ảnh thực tế trục X và Y của máy rửa board.................................67
Hình 4.22: Bộ phận kẹp Board..............................................................................68
Hình 4.23: Thông số hình học và biên dạng của thanh kẹp Board.........................69
Hình 4.24: Thông số hình học và biên dạng của thanh đỡ.....................................70
Hình 4.25: Thông số hình học và biên dạng của giá đỡ board...............................71
Hình 4.26: Thông số hình học và biên dạng của giá đỡ board...............................71
Hình 4.27: Cấu tạo hộp điều khiển........................................................................72
Hình 4.28: Hình ảnh thực tế bên trong và ngoài hộp điều khiển............................72
Hình 4.29: Bố trí và lựa chọn khối nguồn..............................................................73
Hình 4.30: Bố trí và lựa chọn quạt hút hơi hóa chất..............................................75
Hình 4.31: Bố trí cảm biến SN04-N trên trục Y.....................................................76
Hình 4.32: Bố trí cảm biến SN04-N trên trục Z.....................................................77
Hình 4.33: Hình ảnh thực vị trí đặt bơm nước ......................................................78
Hình 4.34: Hình ảnh thực vị trí đặt máy sục khí ...................................................78
Hình 4.35: Sơ đồ đấu dây mạch FET-RELAY 12V với động cơ DC.....................79
Hình 4.36: Sơ đồ đấu dây mạch ổn áp...................................................................79
Hình 4.37: Sơ đồ đấu dây mạch quét LED 7 đoạn.................................................80
Hình 4.38: Sơ đồ nối dây mạch điều khiển bằng nút nhấn.....................................81


12


Hình 4.39: Biểu đồ biểu thị thời gian của hai phương pháp ở diện tích 25cm2.....82
Hình 4.40: Biểu đồ biểu thị thời gian của hai phương pháp ở diện tích 50cm2.....83
Hình 4.41: Biểu đồ biểu thị thời gian của hai phương pháp ở diện tích 70cm2.....84
Hình 4.42: Mạch được rửa bằng phương pháp rửa bằng tay và máy sục khí.........86

13


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

Ký hiệu

Tên gọi

Đơn vị

t

Thời gian

Phút

U

Điện thế


V

I

Dòng điện

A

P

Công suất

W

Xi

Giá trị mã hóa của yếu tố thứ i



Yi

Các thông số đầu ra, các chỉ tiêu nghiên cứu



[C]

Tải trọng động cho phép




L

Tuổi thọ của ổ bi

Q

Tải trọng tương đương

L

Chiều dài dây đai

mm

a

Khoảng cách trục

mm

d1

Đường kính puly đai chủ động

mm

d2


Đường kính puly đaibị động

mm

α

Góc ôm đai

Độ

u

Tỉ số truyền



v

Vận tốc

Triệu vòng
N

m/s

14


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Ký tự

Nguồn gốc

Chú giải

PWM

Pulse Width Modulation

Là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi
độ rộng của chuỗi xung vuông

PCB

Printed Circuit Board

Là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo
hình các đường mạch dẫn và điểm nối linh kiện
trên tấm nền cách điện

LED

Light Emitting Diode

Là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia
hồng ngoại, tử ngoại

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

Là bộ tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, do
Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và các
bộ, ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và
Công nghệ công bố

VCC

Voltage Common
Collector

Điện áp cung cấp tích cực (Xuất phát từ cách
đặt tên công nghệ tạo vi mạch tích hợp CMOS)

GND

Ground

Nối đất

LCD

Liquid Crystal Display

Màn hình tinh thể lỏng

FET

Field Effect Transistor


Transistor hiệu ứng trường

MOSFE
T

Metal Oxide –
Semiconductor FieldEffect Transistor

Transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại bán
dẫn

BJT

Bipolar Junction
Transistor

Là Transistor lưỡng cực nối có 3 cực B (basecực nền), C (collector-cực thu), E (emitter-cực
phát)

IC

Intergrated Circuit

Vi mạch tích hợp còn gọi là chip

DC

Direct Current


Được phát minh bởi Thomas Edison. Là dòng
điện một chiều là dòng chuyển dời đơn hướng
của các điện tích

AC

Alternating Current

Được phát minh bởi Nikola Tesla. Là dòng điện

15


xoay chiều có chiều và cường độ biến thiên theo
thời gian
VĐK

Vi điều khiển

Là một hệ thống nhúng khép kín với các thiết bị
ngoại vi, bộ xử lý và bộ nhớ

VT

Voltage Transformer

Máy biến áp (thế)

3D


3-Dimension

3 chiều ( Không gian 3 chiều)

TB

Thiết bị

-

16


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Tầm quan trọng của việc rửa board mạch in bằng máy rửa tự động
Board mạch in là một thứ không xa lạ gì với sinh viên điện tử. Tuy nhiên đa phần
các học sinh, sinh viên các ngành kỹ thuật hay là những thợ điện tử hiện nay khi làm
mạch đều thực hiện bằng hình thức thủ công trong đó có công đoạn rửa board mạch in,
việc thực hiện thủ công gây ra một số bất tiện như:
Mất nhiều thời gian.
• Ảnh hưởng sức khỏe: Các công đoạn thủ công như vậy thường hay xảy ra


những sự cố như: dung dịch bắn ra ngoài, gây dơ, dính vào tay, quần áo
nguy hiểm. Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe nhất là đối với mắt.
• Chất lượng mạch kém: Trong thời học tập chúng em thường nhiều lần làm
mạch bằng phương pháp này, không ai có thể kiên trì và miệt mài để canh

30 phút cho việc lắc mạch đều. Do vậy chất lượng mạch thường kém.
Do đó việc cho ra đời loại máy có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí và thời
gian, tránh những rủi ro về sức khỏe giải phóng khỏi việc lao động chân tay nhưng giá
thành nằm trong khả năng của các cơ sở quy mô nhỏ như các tiệm sửa điện tử, bộ môn
các trường đại học là điều hết sức cần thiết.

17


1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển công
nghiệp mạch in ở nước ta, qua đó làm phong phú thêm tài nguyên cho các nghiên cứu và
cải tiến về sau.
Ý nghĩa thực tiễn:
Cho các sản phẩm mạch in đáp ứng các yêu cầu cao, tạo ra được bảng thông số
khảo nghiệm dùng cho việc tham khảo khi rửa mạch.
1.3 Mục tiêuvà giới hạn của đề tài
Mục tiêu đề tài: Để đạt được nhưng yêu cầu như đã đề cập thì mục tiêu khi hoàn
thành phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Máy hoạt động ổn định.
• Có khả năng chịu lực và điều kiện ăn mòn của hóa chất cũng như môi


trường.
• Có khả năng tự động hóa, thay thế các việc lặp đi lặp lại bằng tay.
• Rửa các board mạch được đồng bộ, đẹp, thẩm mỹ cao và rửa với số lượng
nhiều.
Giới hạn đề tài:
Sử dụng vi điều khiển Arduino ATMega 2560.

• Quá trình đóng nắp còn phải thực hiện thủ công.
• Máy hoạt động còn phát tiếng ồn.


18


1.4 Nội dung đề tài
Phần cơ khí:
Phần khung của mô hình.
• Tay gắp board mạch in.
• Truyền động cơ khí bằng bộ truyền đai.


Bộ phận hộp điều khiển
Thiết kế mạch hiển thị led 7 đoạn và nút nhấn.
• Thiết kế mạch điều khiển động cơ DC với vi điều khiển.
• Thiết kế mạch điều khiển thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều 220VAC.
• Thiết kế mạch nguồn ổn áp 5V.


19


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về các phương pháp tạo board mạch in điện tử
Mục đích cuối cùng của công nghệ sản xuất mạch in là tạo được các board mạch
có chức năng tối ưu nhất như công dụng đáp ứng, chống nhiễu, gọn gàng, thẫm mỹ

cao.Để làm được vấn đề đó thì phải qua rất nhiều bước, từ bước thiết kế và sắp lên linh
kiện hợp chuẩn đến bước tạo board mạch in điện tử. Hiện nay có nhiều phương pháp để
tạo một board mạch in điện tử trong đó có hai cách phổ biến là: Tạo mạch in bằng phương
pháp dùng hóa chất và mới nhất là phương pháp CNC.
2.1.1 Phương pháp thủ công

20


Hình 2.1: Phương pháp rửa board bằng tay
Phương pháp này được sử rộng rải từ rất lâu do dễ thực hiện và chi phí thấp.
Bản chất của phương pháp này là ta sẽ ủi sẵn các đường mạch lên board đồng. Khi
cho board tiếp xúc với hóa chất (dung dịch bột sắt hoặc hỗn hợp dung dịch HCl và
H2O2) lớp đồng bị ăn mòn bởi hóa chất. Như vậy khả năng ăn mòn nhanh hay
chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nồng độ hóa chất, diện tích board đồng,
phương pháp thực hiện: ngâm, lắc, phun hóa chất... Thực tế hiện nay ở nước ta
thường dùng phương pháp lắc thủ công để rửa mạch in khá phổ biến, phương pháp
này gây mất rất nhiều thời gian và có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe nếu
tiếp xúc nhiều.
2.1.2 Phương pháp tạo board mạch in bằng máy CNC

21
Hình 2.2: Phương pháp tạo board mạch in bằng máy CNC


- Bản chất của phương pháp này là sẽ dùng mũi khoan máy CNC lấy đi
những đường cần loại bỏ trong board mạch. Máy sẽ được lập trình sẵn ta sẽ dùng
phần mềm để chuyển file thiết kế ra file G-Code để máy thực hiện.
- Phương pháp này có ưu điểm là bỏ qua giai đoạn in mạch trực tiếp lên
board đồng , không sử dụng hóa chất, khả năng chính xác cao. Tuy nhiên với các

board mạch có diện tích lớn thì không hiệu quả do mỗi lần máy chỉ đi được một
đường nhỏ đồng thời phải căn chỉnh vị trí ban đầu của board chính xác để khi máy
tiện không bị lệch, gây mất nhiều thời gian. Phương pháp này chỉ dùng cho các
board mạch yêu cầu độ chính xác cao.
2.1.3 Lựa chọn phương pháp cho mô hình đề tài
- Qua quá trình tìm hiểu chúng em quyết định dùng phương pháp rửa mạch
bằng hóa chất tuy nhiên sẽ thay hình thức thủ công bằng phương pháp tự động.
Cũng như thay phương pháp ngâm thông thường bằng phương pháp sục khí để
giảm thời gian cũng như nâng cao chất lượng mạch.

22


- Một số ưu điểm của phương pháp rửa mạch bằng máy rửa mạch in tự động
so với phương pháp dùng máy tiện CNC:
Chi phí thấp thích hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
• Dễ sử dụng .
• Thời gian rửa mạch nhanh hơn thời gian tiện CNC.
• Khi tiện CNC thì mạch dễ bị trầy xước .


2.2 Các loại máy rửa board mạch in trong và ngoài nước 5 năm trở lại đây
- Hiện nay trên thị trường nước ta các loại máy rửa board mạch in thường được
nhập nước ngoài như: Đài Loan, Trung Quốc... Do đó giá thành cao và gặp nhiều khó
khăn trong quá trình vận hành, sửa chữa. Đồng thời các loại máy này đa phần chỉ đảm
nhiệm khâu rửa qua hóa chất, khâu rửa lại bằng nước sạch vẫn phải sử dụng bằng hình
thức thủ công. Các sản phẩm nhập khẩu nên đa phần giá thành rất cao không thể hướng
đến đa phần các đối tượng khách hàng như: sinh viên các ngành điện, các thợ sửa chửa
điện tử
- Dưới đây là hai hãng sản xuất máy rửa mạch in phổ biến trên thị trường Việt Nam

và thế giới đó là hãng MEGA và hãng Trans-Potent. Hãng Trans-Potent giá thành rất cao,
hãngMEGA sản xuất các máy hạng nhỏ đến lớn giá thành phù hợp nhiều hướng đối tượng
tuy nhiên nhiều khâu còn thủ công.
2.2.1 Các loại máy rửa board mạch in hãng MEGA Electronics

23


Hình 2.3: Một số loại máy rửa mạch in hãng MEGA (Rota-Spray PCB)
- Ở trên là một số loại máy rửa mạch in do hãng MEGA sản xuất, đa phần sẽ
gồm hai thùng chứa, một thùng chứa hóa chất sẽ dùng một bơm chìm để giúp tăng
quá trình tiếp xúc giữa hóa chất và board mạch và một thùng sẽ rửa rạch sau khi
quá trình rửa hóa chất hoàn tất. Về cơ bản máy này giúp con người tránh tiếp xúc
hóa chất nhưng giai đoạn rửa mạch bằng nước sau cùng vẫn phải thực hiện bằng
tay và có thể dín hóa chất.

2.2.2 Các loại máy rửa board mạch in hãng Trans-Potent
- Hãng Trans- Potent là hãng liên doanh Singapore – HồngKông, là hãng
chuyên sản xuất các loại máy rửa bằng siêu âm như máy rửa chi tiết kim loại, linh
kiện điện tử và máy rửa mạch in (PCB).

24


- Máy rửa mạch in của hãng Trans - Potent là máy rửa siêu âm (Ultrasonic
Cleaner) phục vụ cho công nghiệp hiệu quả làm việc cao tuy nhiên giá thành lại rất
cao dao động từ 20-35 triệu đồng.

Hình 2.4: Máy rửa mạch in (PCB) Trans-Potent PTA-1008
2.3 Một số linh kiện kiện được sử dụng trong đề tài.

2.3.1 Mạch vi điều khiển Arduino Atmega 2560.
- Mạch vi điều khiển là board mạch có tác dụng xây dựng các ứng dụng
tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm
một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel.
- Mạch có thể tương tác với môi trường xung quanh, có thể kết nối với hệ
thống cảm biến đa dạng về chủng loại: cảm biến nhiệt độ, gia tốc, vận tốc, cường

25


×