Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Dân số và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.12 KB, 8 trang )

Dân số và phát triển
Câu 1 thế nào là mức sinh thay thế? Các yếu tố ảnh h ưởng t ới mức sinh
thay thế ? liên hệ thực tế việt nam? Tỉ xuất sinh thô, sinh chung? D ự
báo dân số phụ thuộc tỷ số giới tính
“Mức sinh thay thế là mức sinh mà trung bình một phụ n ữ trong toàn bộ cuộc
đời sinh đẻ của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình th ực hiện ch ức
năng sinh đẻ, duy trì nòi giống.
Hiểu một cách nôm na, nếu mỗi người mẹ sinh được 2 con là đạt m ức sinh
thay thế, vì theo quy luật tự nhiên và tính trên phạm vi rộng thì trong 2 con sẽ
có 1 con gái để thay thế mẹ mình thực hiện chức năng sinh đẻ (tái s ản xu ất
dân số).
Các yếu tố ảnh hưởng mức sinh thay thế:
1. Hôn nhân
2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai
3. Mức nạo phá thai
Thực tế việt nam:
Việt Nam là nước đứng thứ 5 về tình trạng nạo phá thai….
Tỉ xuất sinh thô: Tỷ suất sinh thô (ký hiệu CBR tức viết tắt tiếng Anh:
crude birth rate) là một trong những chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân s ố,
và là một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. T ỷ suất sinh thô l ớn
hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số. T ỷ su ất
sinh thô cho biết có 1.000 dân, thì có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm
Tỉ xuất sinh chung: Tỷ suất sinh chung (GFR – General Fertility Rate): là
tỷ suất thể hiện mối tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm và còn
sống so với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ trong cùng th ời gian đó.
Đơn vị tính là phần nghìn.
Dự báo dân số phụ thuộc tỷ số giới tính là: Dự báo nhằm đưa ra số liệu về
dân số chia theo giới tính và độ tuổi trong tương lai. Dự báo cũng đ ưa ra số
liệu về biến động dân số (sinh, chết và di cư) và một số chỉ tiêu nhân khẩu



học khác. Ngoài ra, báo cáo kết quả dự báo sẽ cung cấp một số vấn đề kỹ
thuật dự báo dân số.
Câu 2 sức khỏe sinh sản vị thành niên ? trình bày những v ấn đ ề s ức
khỏe sinh sản thường gặp ở tuổi vị thành niên có thai, phá thai và h ậu
quả của có thai ở VTN
Khái niệm:
– Vị thành niên (VTN): “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người l ớn”
– Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
– Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về
thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu t ạo và
hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không ch ỉ là không có bệnh
hay khuyết tật của bộ máy đó”.
A. Thay đổi về thể chất:
NỮ
– Phát triển chiều cao.
– Phát triển cân nặng.
– Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.
– Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam gi ới).
– Phát triển lông mu.
– Đùi thon.
– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, t ử cung và bu ồng tr ứng
phát triển.
– Có kinh nguyệt.
– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
NAM
– Phát triển chiều cao.
– Phát triển cân nặng.
– Phát triển lông mu.
– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm tr ở
lại.

– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.
– Ngực và hai vai phát triển.


– Các cơ của cơ thể rắn chắc.
– Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.
– Dương vật và tinh hoàn phát triển.
– Bắt đầu xuất tinh.
– Trái cổ do sụn giáp phát triển.
– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh
dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có
thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.
B. Thay đổi về tâm sinh lý:
1. Nhân cách:
– Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.
– Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?
2. Tâm lý: Cảm thấy mình không còn là trẻ con n ữa.
– Muốn được đối xử như người lớn.
– Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, th ường xảy ra nh ững
xung đột giữa trẻ VTN và cha mẹ.
3. Tình cảm:
Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan
hệ tình dục không an toàn.
CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VTN:
Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm h ại
và dễ bắt chước.
1. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , h ậu qu ả:
1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:
– Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy c ơ t ử vong m ẹ.

– Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ ph ải can thiệp
bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
– Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đ ến thi ếu máu,
thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.
– Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và t ử vong
cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.
– Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.


– Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn th ương tình c ảm,
dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.
– Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn không muốn có
cam kết cuộc sống với người đó.
– Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.
– Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.
– Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.
– Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, ch ảy máu, nhi ễm trùng,
thủng tử cung, vô sinh …
1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQĐTD) và HIV/AIDS.
2. Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thu ốc lá,
ma túy.
Câu 3 di dân đô thi có ảnh hưởng tới phát triển dân số và kinh tế xã h ội liên
hệ thực tế việt nam.
Khái niệm




di dân: Di dân (Sự di cư của người) là sự thay đổi chỗ ở của các cá th ể
hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để

định cư.
Đô thị : Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành
phố, thị xã hay thị trấn nhưng thuật từ này thông thường không mở
rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp hay bản.

Vậy di dân đô thị là gì ?
Câu 4 Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục y tế liên hệ vi ệt nam.
Mối quan hệ dân số và giáo dục.
Khái niệm giáo dục: Là sự truyền đạt kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá
trình phát triển XH của thế hệ trước cho thế hệ sau, thế hệ sau lĩnh h ội m ột
cách sáng tạo để tham gia vào cuộc sống lao động & duy trì, phát tri ển XH loài
người
Đối với các nước đang phát triển việc dân số tăng nhanh đang là mối
gây cản trở việc nâng cao trình độ học vấn, chất lượng giáo d ục cho người


dân. Do dân số tăng quá nhanh trong khi cơ sở vật chất lại nghèo nàn lạc
hậu, đã làm trầm trong hơn tình trạng thất học của trẻ em ở các nước này,
dẫn đến nạn mù chữ gia tăng. Mặt khác do dân số gia tăng nhanh dẫn đến
số người trong độ tuổi đi học hàng năm tăng lên, đòi hỏi ph ải có trường lớp,
giáo viên, dụng cụ học tập... đáp ứng đối với các n ước đang phát triển: Các
trường lớp luôn trong tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất (trường
học, bàn ghế...) xuống cấp... Muốn có chất lượng giáo duccao thì đối
với các nước đang phát triển là phải nâng cao cơ sở vật chất, tăng cường
đội ngũ giáo viên, thực hiện chính sách dân số hợp lý cho sự phát triển.
Tác động của dân số đến giáo dục
Thứ nhất: Quy mô dân số thay đổi (tăng lên hoặc giảm đi) sẽ làm thay đổi s ố
lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường (tăng lên hoặc giảm đi). Do đó, đòi
hỏi ngành giáo dục phải tăng hoặc giảm số lớp hoặc số lượng học sinh t ừng
lớp học để đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ em ở các độ tuổi.

Thứ hai: Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu
học sinh các cấp. Mức sinh giảm, tỷ trọng trẻ em trong dân số và giảm cũng
làm cho nhu cầu về giáo dục thay đổi.
Thứ ba: Phân bố dân cư giữa các đơn vị hành chính và các vùng cũng ảnh
hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu học sinh các cấp. Nếu mật đ ộ dân s ố
quá cao làm cho số lượng học sinh mỗi lớp học quá đông (trên 50 h ọc sinh)
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, nếu mật đ ộ dân s ố quá
thưa thớt, số lượng học sinh quá ít cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và
học. Tại những tỉnh miền núi của nước ta, mật độ dân số quá th ưa th ớt nên
nhiều xã phải tổ chức lớp học ghép, một cô giáo ph ải dạy 3 đến 4 l ớp h ọc
trong cùng một thời gian (cùng một phòng học có học sinh lớp 1, l ớp 2 và l ớp
3 và lớp 4). Tuy nhiên, mỗi lớp cũng chỉ có khoảng 4 đến 5 học sinh. Vi ệc này
gây khó khăn cho người dạy và cả người học.
Tác động của giáo dục đến dân số
Thứ nhất: Tác động của giáo dục đến tuổi kết hôn. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy trình độ giáo dục của số đông người dân càng cao thì tuổi k ết hôn
bình quân tăng lên.


Thứ hai: Giáo dục có tác dụng đến thực hiện KHHGĐ. Nh ững người có trình
độ học vấn cao sẽ tiếp thu các kiến thức và thành tựu của khoa học kỹ thu ật
mới nhanh hơn (trong
đó có
cả kiến thức về KHHGĐ), nên họ chủ
động thực hiện KHHGĐ và làm chủ việc sinh con thuận lợi hơn. Tuy nhiên,
không phải là học vấn của một bộ phận nhỏ dân số có tác đ ộng đến gi ảm
sinh mà là trình độ học vấn của đại bộ phận người dân.
Thứ ba: Giáo dục giúp cho các cặp vợ chồng có kiến thức chăm sóc và phòng
chống bệnh tật tốt hơn. Những người có trình độ h ọc vấn cao có th ể làm vi ệc
với thu nhập cao, nên có điều kiện chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con cái t ốt

hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Tác động của dân số tới y tế:
Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia ph ụ thuộc ch ủ y ếu vào các
yếu tố sau: trình độ phát triển kinh tế xã hội; điều kiện v ệ sinh môi tr ường;
tình hình phát triển dân số; chính sách của nhà n ước đối v ới y t ế và các đi ều
kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như vậy, dân số là một yếu tố có tính chất
khách quan và cùng với các yếu tố khác, nó quy định sự phát tri ển c ủa y t ế v ề
số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu.
Hệ thống y tế muốn đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc s ức khỏe thì
quy mô của nó phải tương ứng với các loại dịch vụ y tế. Dân s ố tăng quá
nhanh, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, tr ước hết là
bệnh suy dinh dưỡng; nhà ở thêm chật chội, vệ sinh không bảo đảm, nh ất là
nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kém và môi trường bị ô nhiễm là nh ững
điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Dân số đông và tăng quá nhanh
sẽ làm cho nhiều người không có việc làm, quản lý xã hội thêm khó khăn, nên
tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông,... tăng lên. Nh ững nguyên nhân này góp
phần làm tăng bệnh tật và thương tật.
Rõ ràng, quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động tr ực tiếp và gián ti ếp
làm tăng số cầu đối với hệ thống y tế. Đó là một động lực thúc đẩy hệ th ống
này phát triến. Song, ở nước ta, mức đầu tư cho y tế rất th ấp so v ới nhu c ầu.
Bên cạnh đó, sự phân phối không đồng đều dịch vụ y tế trong các b ộ ph ận


dân cư, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn; sự m ất cân đối gi ữa y t ế d ự
phòng và y tế điều trị đã làm giảm hiệu quả hoạt động y tế.
Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm
giảm mức chết ở trẻ em sơ sinh. Việc tăng cường các điều kiện xã h ội, y t ế
trong việc chăm sóc tuổi già góp phần làm giảm nhu cầu dựa vào con cái,
cũng dẫn đến giảm sinh. Rõ ràng y tế là ngành bảo đảm m ặt kỹ thu ật cho quá
trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả.

Câu 5 thế nào là cơ cấu dân số vàng? để tận dụng được l ợi th ế của dân
số vàng thì Việt Nam cần phải làm gì?
Cơ cấu dân số vàng:
 Cơ cấu dân số vàng được hiểu là cơ cấu dân số có số người trong độ
tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc (người già, trẻ em), th ời h ạn
là 40 năm.
 Với cơ cấu dân số vàng lượng lao động trẻ được tập hợp đông đảo và
hùng hậu để vận dụng sức trẻ, trí tuệ làm ra kh ối lượng của c ải v ật
chất, tích lũy lớn cho tương lai trước giai đoạn dân số già đến.
Việt Nam cần làm những việc sau để tận dụng dân số vàng:
Tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Thực hiện tốt giải pháp
này sẽ nâng cao tỷ lệ những người “trong độ tuổi lao động” có khả năng làm
việc vì những người “trong độ tuổi lao động” nhưng ốm đau, bệnh tật,
khuyết tật, thương tật thì khả năng lao động bị hạn chế hoặc m ất hoàn toàn.
Bên cạnh đó, việc ốm đau, bệnh tật, khuy ết tật, th ương tật của ng ười ngoài
độ tuổi lao động như trẻ em và người cao tuổi cũng ảnh hưởng khả năng làm
việc của người trong độ tuổi lao động vì phải nghỉ việc để chăm sóc. Vì v ậy,
tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của toàn dân nói chung và những
người “trong độ tuổi lao động” nói riêng là yêu cầu trước tiên, yêu c ầu c ơ bản
nhằm tận dụng cơ hội “cơ cấu dân số vàng”.
Tạo đủ việc làm cho người “có khả năng làm việc”: Nếu những người “có khả
năng làm việc” lại thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thì cơ hội “dân số vàng” b ị
bỏ lỡ; đất nước chậm, thậm chí không thể phát triển. Vì vậy, cần tăng c ơ h ội


việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao d ựa trên tăng
năng suất lao động. Có chính sách xuất khẩu lao động đảm bảo tạo vi ệc làm
và thu nhập cho người lao động một cách bền vững. Mở rộng nâng cao ch ất
lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động. Tạo điều kiện tiếp cận
cơ hội đào tạo nghề cho phụ nữ. Thúc đẩy dịch chuy ển lao động nông nghi ệp

sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp v ụ
của người lao động; hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã
hội; cải tiến quản lý; khuyến khích mọi người làm việc có năng su ất và thu
nhập cao.
Xây dựng xã hội học tập tích cực: Năm 2016, gần 42% số lao động của nước
ta tập trung tại khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vốn có năng suất th ấp nh ất.
Mặt khác, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp và mất cân đ ối, m ới có 18%
số dân ở độ tuổi 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trong đó,
7,3% có trình độ đại học và trên đại học, nhưng số có trình đ ộ s ơ c ấp l ại ch ỉ
là 1,8%. Những đặc điểm này làm cho năng suất lao động của Việt Nam r ất
thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng gần 7% của Singapore, bằng
20% của Malaysia và 40% của Thái Lan). Chính vì vậy, cần có gi ải pháp đ ể
xây dựng xã hội học tập đích thực, đào tạo lực l ượng lao đ ộng có trình đ ộ
chuyên môn góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 6 các bệnh lây truyển qua đường tình d ục:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×