Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Lap phuong an SXKD gan chuoi gia tri 1 ngay đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.27 KB, 52 trang )

LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ MIỀN NAM
The Sounthern Vocational School and Cooperative Management Training (SVCT)

TÀI LIỆU

LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ

Năm 2019
( Lưu hành nội bộ)


MỤC LỤC
Chương 1: CHUỔI GIÁ TRỊ..................................................................................... 1
1.1 Tổng quan chuỗi giá trị..................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm...................................................................................................... 1
1.1.2 Phân tích chuỗi giá trị.................................................................................... 3
1.1.3 Gía trị của chuỗi............................................................................................ 6
1.2 Các lỗ hỏng liên kết mà HTX thường gặp....................................................... 7
1.2.1 Liên kết ngang............................................................................................... 7
1.2.2 Liên kết dọc................................................................................................... 9
1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị...................................................... 10
1.4 Vai trò của HTX trong liên kết chuỗi gía trị.................................................. 11
1.4.1 Các đặc điểm chính của thị trường nông sản.............................................. 11
1.4.2 Vai trò của HTX trong liên kết chuổi giá trị................................................ 14
Chương 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH GẮN VỚI..............15
CHUỖI GIÁ TRỊ......................................................................................................15
2.1...................................................................................................................... Tổng quan lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh......................................................................... 15


2.1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh.................................................................. 15
2.1.2 Các bước lập bản kế hoạch kinh doanh........................................................ 16
2.2 Hướng Dẫn Viết Phương Án Sản Xuất Kinh Doanh Theo Thông Tư Số
03/2014/Tt-Bkhđt Ngày 26/5/2014 Của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư.....................20
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG
THAM GIA CỦA LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ........................................................ 20
I. Tổng quan về tình hình thị trường........................................................................ 20
1.1 Khái niệm thị trường.......................................................................................... 20
1.2 Vai trò của thị trường......................................................................................... 20
1.3 Các chức năng của thị trường............................................................................ 21
1.4 Phân khúc thị trường.......................................................................................... 22
II. Đánh giá khả năng tham gia thị trường của hợp tác xã........................................ 22
III. Căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã........................25
PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ........................................................... 26
I. Giới thiệu tổng thể................................................................................................ 26
II. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của hợp tác xã............27


PHẦN III. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH...............31
I.......................................................................................................................... Phân tích điểm
mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã................................. 31
II. Phân tích cạnh tranh............................................................................................ 31
III. Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã...............................................32
IV. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã........................................... 33
V. Kế hoạch Marketing............................................................................................ 33
VI. Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác phục vụ
sản xuất, kinh doanh................................................................................................ 34
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH......................................................................2
I. Phương án huy động và sử dụng vốn......................................................................2
II. Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu..............................2

III. Phương án tài chính khác (nếu có)....................................................................... 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 6
Phụ lục I-2.................................................................................................................... 7


Chương 1: CHUỔI GIÁ TRỊ
1.1 Tổng quan chuỗi giá trị
1.1.1 Khái niệm
CGT là gì? Chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác

nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến, công ty,
người bán sỉ, người bán lẻ...) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho người
tiêu dùng cuối cùng (trong nước và/ hoặc xuất khẩu).
Cung cấp
đầu vào

Sản
xuất

Thu
gom


chế

Thương
mại

Hoạt động


 Giống

 Làm đất

 Thu gom

 Làm sạch

 Thương lái

 Phân bón

 Gieo rau

 Vận chuyển

 Đóng gói

 Bán sỉ

 Thuốc BVTV

 Chăm sóc

 Lao động

 Thu hoạch

Tiêu
dùng


 Bán lẻ
Trong
nước

Tác nhân chính

Các nhà cung
cấp đầu tư đầu
vào

Nông dân, Tổ HT,
HTX

Người thu gom

Nhà sơ chế

Thương lái, người
bán sỉ, người bán lẻ

Xuất
khẩu

Tác nhân hỗ trợ: chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận của GTZ (GTZ 2007)
Chú thích:
Các giai đoạn sản xuất/khâu:
Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:

Người tiêu dùng cuối cùng:
Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:
Vậy, trong chuỗi giá trị có “chức năng” của chuỗi và được gọi là các “khâu” trong
chuỗi. Các khâu được mô tả cụ thể bằng các “hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của
từng khâu. Đối tượng (người thực hiện) thực hiện các hoạt động của từng khâu được gọi là
các “tác nhân” ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa,

1


thương lái vận chuyển hàng hóa, v.v. Bên cạnh các tác nhân chuỗi giá trị chúng ta còn có
các “nhà

2


hỗ trợ chuỗi giá trị” ví dụ như ngân hàng, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ, ủy ban, các sở ban/ngành có liên quan.... Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp
phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.
Một chuỗi giá trị có nhiều khâu, mỗi khâu thực hiện một chức năng thị trường.
Trong 1 khâu có thể có 1 hoặc nhiều tác nhân tham gia để thực hiện cùng một chức năng
thị trường. Cũng cần lưu ý rằng, trong thực tế có các tác nhân thực hiện nhiều khâu trong
một CGT. Một chuỗi giá trị có thể có nhiều kênh phân phối, trong đó sẽ có 1 hoặc 2 kênh
phân phối chính (chiếm tỷ trọng sản phẩm cao nhất).

Ví dụ sơ đồ chuỗi giá trị dừa Bến Tre
Sơ đồ chuỗi các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dừa nêu trên, chuỗi giá trị dừa Bến
Tre có cấu trúc cơ bản như sau:
Khâu cung cấp các yếu tố đầu vào: là vật tư nông nghiệp cho trồng dừa với các
tác nhân như nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các công cụ nông

nghiệp.
Khâu sản xuất nông nghiệp: chủ yếu bao gồm hộ nông dân trồng dừa với quy mô
nhỏ trong diện tích đất canh tác của gia đình, với hai loại sản phẩm cơ bản là trái dừa tươi
và trái dừa khô cho chế biến công nghiệp.
Khâu thu gom dừa: được thực hiện với hệ thống thương lái tại địa phương có
mạng lưới phát triển rộng khắp, bảo đảm chức năng thu mua dừa trái từ nông dân và cung
ứng lại cho các cơ sở sơ chế dừa.
Khâu sơ chế dừa: được thực hiện bởi các cơ sở sơ chế tại các địa phương, các cơ
sở này có chức năng thu mua dừa trái từ các thương lái trung gian hoặc thu mua trực tiếp
từ nông dân, sau đó sơ chế trái dừa khô thành các sản phẩm chủ yếu từ trái dừa bao gồm:
trái khô lột vỏ, vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa và nước dừa. Cơ sở sơ chế sẽ cung cấp các sản
phẩm này cho các nhà xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài hoặc các nhà máy chế biến ra các
sản phẩm từ dừa.


Khâu sản xuất công nghiệp: được thực hiện bởi các doanh nghiệp chế biến chủ


yếu đặt cơ sở, nhà máy tại thành phố Bến Tre. Các doanh nghiệp chế biến dựa trên nguồn
nguyên liệu thô, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường xuất khẩu và
trong nước.
Khâu xuất khẩu: được thực hiện bởi các đại lý, thương nhân thu gom tại các bến
cảng đối với hoạt động xuất khẩu dừa khô nguyên trái hoặc các công ty chế biến các sản
phẩm tinh chế xuất khẩu trực tiếp.
1.1.2 Phân tích chuỗi giá trị
a) Mục đích của phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị thực chất là một phương pháp phân tích và thu thập thông
tin về quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hệ thống, vì vậy các thông tin
mà việc phân tích chuỗi giá trị mang lại có thể dẫn đến quá trình ra quyết định phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau bao gồm:

 Xem xét tính khả thi của các mô hình/dự án hỗ trợ sản xuất
 Hiểu biết đơn giản về thị trường tiêu thụ sản phẩm
 Xác định nhu cầu cần đối tác liên kết và các yêu cầu về năng lực của đối tác liên
kết.
 Tìm ra nhu cầu nâng cao năng lực cho người sản xuất, tổ nhóm và doanh
nghiệp/đối tác liên kết liên quan.
 Tìm các cơ hội tiềm năng và hoạt động ưu tiên nhằm nâng cao giá trị của chuỗi
bao gồm cả việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu tư cho toàn bộ chương
trình, củng cố mối quan hệ hợp tác giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp
 Tìm ra tác nhân nào là chủ đạo trong việc nâng cao giá trị của chuỗi nhằm tập
trung nguồn lực hỗ trợ, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, đối với các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình, ưu tiên các chuỗi giá trị gắn
với tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động đầu vào có thể do các tổ chức tập thể đảm nhận,
thông qua các hoạt động tập thể như: mua chung giống, vật tư…
Trong chương trình NTM giai đoạn 2016-2020, việc phân tích chuỗi giá trị còn góp
phần gia tăng giá trị liên kết với các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng gắn phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp (ví dụ đường để vận chuyển sản phẩm, kho chứa nông sản...vv)
b) Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị mới
- Bước 1. Vẽ sơ đồ về chuỗi giá trị


Sơ đồ chuỗi giá trị cần trả lời được câu hỏi: Con đường đi của sản phẩm diễn ra như
thế nào (ví dụ như từ sản xuất, đến thu hoạch, chế biến, bán sản phẩm, người tiêu thụ sản
phẩm...vv). Nếu không thể hoàn thành được sơ đồ thì cần thu thêm thông tin trong quá
trình khảo sát ở các bước sau.
Với nhiều sản phẩm, các mắt xích của chuỗi có thể đi ra ngoài địa bàn địa phương
(tỉnh, huyện) và các tỉnh khác, và ra ngoài Việt Nam (đến các nước khác).
-

Bước 2. Xác định phạm vi cần phân tích

Do phân tích chuỗi giá trị là một hoạt động hết sức tốn kém về kinh phí và nhân lực,

vì vậy cần xác định rõ phạm vi của phân tích trong khuôn khổ thời gian và kinh phí cho
phép, bao gồm:
 Phạm vi cho sản phẩm: Chỉ phần tích sản phẩm thô (ví dụ hạt đậu tương) hay phân
tích cả các sản phẩm đã chế biến (ví dụ đậu phụ, nước đậu, thức ăn gia súc chế biến
có thành phần đậu tương)?
 Phạm vi cho môi trường hỗ trợ: các qui định, chính sách liên quan đến sản xuất, chế
biến, tiêu thụ sản phẩm; các qui định, chính sách liên quan đến các nguồn lực liên
quan: đất đai, nguồn nguyên liệu, vận chuyển, các chính sách liên quan đến liên kết
giữa các tác nhân của chuỗi (ví dụ doanh nghiệp với nông dân, HTX)...vv.
 Phạm vi cho các đối tượng liên quan: người sản xuất, người cung cấp dịch vụ, người
chế biến, người buôn bán, người tiêu thụ, người xây dựng chính sách cho các khâu
khác nhau của sản phẩm.
 Phạm vi địa lý: trong địa bàn huyện, tỉnh, toàn quốc, trong/ngoài nước.
-

Bước 3. Thu thập thông tin cho mỗi mắt xích của chuỗi

Với mỗi mắt xích của chuỗi, thu thập thông tin để trả lời được các câu hỏi sau:
 Ai tham gia và họ hiện đang làm gì liên quan đến chuỗi?
 Thông tin gì được chia sẻ và hình thức tổ chức chia thông tin như thế nào
giữa các bên liên quan?
 Các loại hình quan hệ giữa các bên liên quan và ai đang nắm giữ quyền
lực, quyền ra quyết định?
 Phân bố các chi phí và lợi nhuận theo các mắt xích của chuỗi.
 Các khó khăn, rào cản và cơ hội nâng cao giá trị của các khâu trong
chuỗi, giá trị của sản phẩm?
 Khả năng cải tiến chuỗi và các rủi ro liên quan.



 Khả năng liên kết với các hoạt động đầu tư về cơ sở hạ tầng gắn với sản
xuất nông nghiệp thuộc chương trình NTM và khả năng lồng ghép nguồn
lực giữa 2 chương trình MTQG NTM và GNBV, cũng như với các
chương trình, dự án khác.
Các thông tin trong bước này cần có cả thông tin định lượng và định tính, thông tin
liên quan đến kiến thức bản địa, tập quán canh tác của địa phương/của các nhóm cộng
đồng, mối quan hệ ra quyết định bao gồm cả giữa nam và nữ trong các phạm vi cần phân
tích ở trên.
Việc thu thập thông tin thường được tiến hành thông qua:
 Rà soát các tài liệu đã có bao gồm cả các chính sách hỗ trợ liên quan, các báo
cáo sản xuất nông nghiệp và thị trường của địa phương, các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của địa phương...
 Phỏng vấn cá nhân các hộ hưởng lợi và các bên liên quan khác.
 Thảo luận nhóm.
 Họp tham vấn/hội thảo tham vấn.
 Quan sát hiện trường/thực địa.
-

Bước 4. Phân tích kết quả

Trước tiên cần hoàn thiện sơ đồ chuỗi giá trị, và để quá trình phân tích không quá phức
tạp, số mắt xích trong chuỗi không nên nhiều hơn 6.
Căn cứ vào thông tin thu thập được trong toàn chuỗi, phân tích điểm Mạnh, điểm Yếu,
Cơ hội và Thách thức/rủi ro của toàn chuỗi (bao gồm tất cả các mắt xích) liên quan đến:
 Người tham gia, bao gồm cả khả năng tham gia vào liên kết sản xuất từ các hộ
hưởng lợi hiện đang sản xuất cùng một loại hình sản phẩm song dùng nguồn vốn
của CNMTQG GNBV.
 Qui trình sản xuất, công nghệ áp dụng, khả năng lồng ghép với các hoạt động xây
dựng cơ sở hạ tầng gắn với sản xuất nông nghiệp của chương trình NTM.

 Chia sẻ, tiếp cận thông tin giữa các bên liên quan trong chuỗi.
 Các loại hình quan hệ giữa các bên liên quan, quá trình ra quyết định.
 Phân bố các chi phí và lợi nhuận theo các mắt xích của chuỗi.
Việc phân tích sẽ dẫn đến các thông tin và đề xuất liên quan đến:
 Tính khả thi của các mô hình/dự án hỗ trợ sản xuất.
 Các vấn đề của thị trường tiêu thụ sản phẩm.


 Nhu cầu cần tác nhân thương mại và các yêu cầu về năng lực của tác nhân thương
mại.
 Nhu cầu nâng cao năng lực cho người sản xuất, tổ nhóm và doanh nghiệp/đối tác
liên kết liên quan.
 Cơ hội nâng cấp qui trình sản xuất, công nghệ áp dụng, khả năng lồng ghép với
các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với sản xuất nông nghiệp của chương
trình NTM.
 Cơ hội tham gia của các hộ hưởng lợi hiện đang sản xuất cùng một loại hình sản
phẩm song dùng nguồn vốn của CNMTQG GNBV và các nguồn vốn khác.
 Các cơ hội tiềm năng khác để nâng cao giá trị của chuỗi.
c) Hướng dẫn phân tích, đánh giá chuỗi giá trị đã có
Việc phân tích, đánh giá chuỗi giá trị đã có cần tuân thủ theo các bước nói trên. Song
nếu các thông tin đã có trong báo cáo/số liệu của các bên liên quan và số liệu đáng tin cậy
thì có thể giảm thiểu số lượng đối tượng cần phỏng vấn.
Tuy nhiên không nên chủ quan đề xuất theo cảm tính, ví dụ không tính đến khả năng
cung cấp mà đã mở rộng thị trường, hoặc mở rộng qui mô sản xuất mà không rà soát lại các
thông tin về thị trường và các đối thủ cạnh tranh...
1.1.3 Gía trị của chuỗi
Giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp
với nhu cầu của con người. Khi đề cập đến giá trị có rất nhiều thuật ngữ liên quan như: giá
trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả...Trong khuôn khổ chương trình này, chúng tôi tập
trung phân tích giá trị xét trên khía cạnh kinh tế.

Giá trị kinh tế của sự vật liên quan mật thiết đến ba mặt chính yếu của nhu cầu là
sản xuất, tiêu thụ, sở hữu, của chủ thể kinh tế ở bất kỳ cấp bậc nào (cá nhân, công ty, nhà
nước, toàn thế giới). Điều này lý giải vì sao một hàng hóa đáp ứng càng cao nhu cầu của
con người thì thông thường sản phẩm càng có giá trị.
Như đã phân tích ở trên, mục đích của phân tích chuỗi giá trị là nhầm nâng cao giá
trị của chuỗi. Do đó, khi phân tích giá trị của chuỗi người ta thường sử dụng khái niệm giá
trị gia tăng.
Giá trị gia tăng là gì?
Giá trị gia tăng được sử dụng để đo lường mức độ được tạo ra trong chuỗi giá trị.
Giá trị gia tăng được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị.


Để tính được giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị, chúng ta tính như sau:
[Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá trị hàng hóa trung gian] (ví dụ chi phí đầu
vào: mua nguyên vật liệu, dịch vụ v.v.).
Hàng hóa trung gian, đầu vào và dịch vụ vận hành được cung cấp bởi các nhà cung cấp mà
họ không phải là tác nhân của khâu.
Tổng giá trị từ chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Trà Vinh
140,000 con bò X 4,300,000 VNĐ = 6,020,000,000,000 VNĐ

Người nuôi bò/trang trại Người vận chuyển bò

Lò mổ bò

Siêu thị

Người tiêu dùng

300,000 đ
300,000 đ


Giá tiêu thụ

300,000 đ
500,000 đ
2,000,000 đ

2,500,000 đ

3,100,000 đ

3,700,000 đ4,300,000 đ

300,000 đ
Giá trị gia tăng
Sản phẩm trung gian Đầu vào khác

300,000 đ
300,000 đ

Lưu ý: ví dụ cho 1 con bò. Các con số chỉ là số tượng trưng!

Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng
chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng.
Việc phân chia giá trị gia tăng này ở các tác nhân sao cho hợp lý không thuộc phạm
vi nghiên cứu của tài liệu này. Vì việc phân chia giá trị gia tăng này còn phụ vào rất nhiều
vào yếu tố thị trường , tính thời điểm và đặc trưng của sản phẩm, khung pháp lý của chính
phủ... Thực tế hiện nay có thể thấy rằng tác nhân nào có quyền lực nhất chuỗi thường có xu
hướng chi phối mạnh mẽ giá trị gia tăng.
1.2 Các lỗ hỏng liên kết mà HTX thường gặp

1.2.1 Liên kết ngang
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên kết
những người sản xuất/HTX riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác để giảm chi phí,
tăng giá bán sản phẩm)
Tại sao cần liên kết ngang?


Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những cải
thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. VD: HTX mua vật tư
đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm (1) Mua vật tư
với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ người cung cấp (2) HTX mua theo tập
thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu phải mua xa. (3) Tiêu thụ qua tập thể , HTX có
khả năng hợp đồng bán với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và hạn chế rủi ro…
Tóm lại, liên kết ngang mạng lại các lợi thế như sau:
 Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của HTX qua đó tăng lợi ích
kinh tế cho từng thành viên.
 Đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng.
 Có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.
 Phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.
Làm gì để thúc đẩy liên kết ngang?
Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: Thành lập và hoạt động HTX
phải xuất phát từ nhu cầu của người dân và tham gia vào HTX phải mang lại lợi ích kinh
tế cho từng hộ. Như thế hoạt động của HTX mới có thể bền vững.
Giống như các hình thức thúc đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang
cũng nhằm để các hộ có cùng nhu cầu, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau:
 Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh và hỏi
kinh nghiệm về kinh tế tập thể.
 Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người dân chỉ ra rõ ràng các lợi ích
kinh tế khi tham gia vào tổ/nhóm
 Tổ chức các cuộc đối thoại với những người hiện đang sản xuất, kinh doanh

( Doanh nghiệp)
Trong quá trình liên kết ngang giữa các chủ thể trong cùng một tác nhân cũng
thường xảy ra những lỗ hổng sau đây và cần được phân tích:
- Động lực liên kết của các chủ thể là gì? Liên kết để giảm chi phí sản xuất/chế
biến có phải là mục tiêu của liên kết không?
- Liên kết để tăng quyền lực thị trường với những nhà cung cấp đầu vào và với những
người mua sản phẩm đầu ra?
- Liên kết để tạo điều kiện ổn định giá cả và cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các
tác nhân phía trước của CGT?


- Liên kết để tiết kiệm được nguồn lực sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất/chế
biến và năng lực cạnh tranh của sản phẩm?
- Liên kết để bảo vệ tốt hơn thương hiệu của sản phẩm?
- Liên kết để tiếp cận dễ hơn thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ
1.2.2 Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (Vd:
HTX liên kết với doanh nghiệp hoặc nhà bán buôn, nhà bán lẻ thông qua hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm).
Tại sao cần liên kết dọc? Liên kết dọc có tác dụng:
 Giảm chi phí chuỗi.
 Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi.
 Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước.
 Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu
cầu thị trường.
 Niềm tin phát triển chuỗi rất cao.
Làm gì để thúc đẩy liên kết dọc?
Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, có thể thực hiện các hình thức sau:
 Khuyến khích các tác nhân chuỗi tham gia vào các hội chợ thương mại và tổ chức
triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi.

 Tổ chức các cuộc họp /hoặc hội thảo giữa nguời bán và nguời mua, đi tham các
 nhà mua và/hoặc bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh
 Xây dựng Webside giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm
kiếm nguời mua và người bán tiềm năng.
 Tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho các tác nhân tham gia liên kết.
Mọi hình thúc thúc đẩy đều nhằm đến việc làm thế nào để các tác nhân có thể “gặp”
nhau!
Trong mối liên kết dọc thường xảy ra những lõ hổng cần được phân tích sau đây:
- Nguyên tắc cả hai cùng có lợi “Win-Win” có được tuân thủ hay không? Công cụ phân
tích kinh tế chuỗi để xác định phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong CGT
được sử dụng để phân tích vấn đề này. Bên cạnh với việc phân tích kinh tế chuỗi, cũng
cần thiết kết hợp với phân tích định tính về các mặt lợi ích phi tài chính khác của các tác
nhân, cũng như kết hợp với việc phân tích chi phí cơ hội của các tác nhân tham gia CGT.


- Mối liên kết có dựa trên nguyên tắc hợp đồng kinh tế hay không? Đây có lẻ là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề bội tính xảy ra giữa các tác nhân khi nguyên tắc này chưa
được thực hiện.
- Tính minh bạch trong liên kết có được thực hiện không? Đây được xem là chất keo kết
dính cho sự liên kết bền vững, nếu như tính minh bạch được thể hiện giữa các tác nhân
khi tham gia liên kết.
- Động lực liên kết có đúng chưa? Khi các tác nhân tham gia liên kết với nhau dựa trên
động lực thúc đẩy cho các mối quan hệ kinh doanh của tất cả các tác nhân trở nên tốt hơn
cả về mặt giá cả, chất lượng và lợi nhuận, lúc đó hiệu quả của sự liên kết sẽ được phát
huy. Ngược lại, nếu liên kết xuất phát từ quan điểm chiếm dụng vốn lẫn nhau hay để lợi
dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước hay từ các Chương trình dự án trong và ngoài nước,
lúc đó mối liên kết này chắc chắn sẽ bị phá vỡ nhanh chóng.
- Liên kết dọc sẽ thành công khi nào? Khi mà các tác nhân hành vi theo quan điểm tối đa
hóa lợi nhuận trong dài hạn. Thêm vào đó, nếu các tác nhân tham gia liên kết đeo đuổi
chiến lược kinh doanh “Lợi nhuận trên số đông”, lúc đó khả năng liên kết bền vững sẽ

được duy trì và phát triển.
1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Chuỗi cung ứng là SỰ KẾT NỐI của tất cả các hoạt động, bắt đầu từ khâu sản xuất
nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh & kết thúc khi sản phẩm đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Chuổi cung ứng xuất phát từ nhà cung ứng ->tiêu dùng (chuỗi đẩy- bán cái
mình
có)
Chuỗi giá trị là MỘT TẬP HỢP tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc
tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Chuỗi giá trị xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng <- nhà
cung ứng (chuỗi kéo- bán cái khách hàng cần).
Ví dụ: Người nông dân trồng rau
+ Chuỗi cung ứng: Người cung cấp hạt giống, phân bón  Người nông dân trồng rau 
bán cho thương lái  chợ đầu mối  người bán lẻ  người tiêu dùng cuối cùng.
+ Chuỗi giá trị: Khách hàng có nhu cầu về rau hữu cơ  người bán lẻ đặt hàng  chợ đầu
mối thương lái  yêu cầu người nông dân  người nông dân  yêu cầu người cung cấp
hạt giống, phân sinh học.


1.4 Vai trò của HTX trong liên kết chuỗi gía trị
1.4.1 Các đặc điểm chính của thị trường nông sản
Thị trường nông nghiệp có một số đặc điểm khác biệt so với các thị trường khác. Đó là các
đặc điểm như sau:
a. Giá hàng hóa thay đổi nhanh chóng
Giá hàng hóa nông sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một
tuần. Giá biến động là do sự điều phối kém của cung cầu. Những mặt hàng dễ thối hỏng như
Nông dân nên làm gì?
Nắm bắt các thông tin và
ứng phó với những biến động về giá

rau, quả tươi, sắn và cá tươi v.v. không thể bảo

quản lâu mà phải bán ngay nên giá của những
mặt hàng đó có xu hướng giảm nhiều vào cuối
thời

điểm buôn bán hoặc khi có một lượng hàng lớn đột ngột xâm nhập vào thị trường làm cung
vượt quá cầu.
b. Tính mùa vụ
Nguồn cung nông sản thường tập trung

hoạch thường rất thấp nhưng sau đó lại

Giá
Cung

Nông dân nên làm gì?
 Xác định và tận dụng việc sản xuất trái mùa
và các cơ hội tiếp cận thị trường

tăng lên cho đến tận vụ thu hoạch sau.

Giá

tiếp theo. Giá nông sản trong mùa thu

Số lượng

vào vụ thu hoạch và một hoặc hai tháng

Thời
Đầu vụ thu


Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính mùa vụ
của nguồn cung rất khác nhau giữa các sản phẩm nông nghiệp.

Giữa mùa

Cuối vụ thu hoạch

c. Dao động giá giữa các năm
Giá nông sản có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên (như thời tiết, sâu hại
và dịch bệnh) là một nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới
lượng cung. Ví dụ, thiên tai, sâu hại hay dịch bệnh có thể làm sản lượng nông nghiệp giảm
mạnh khiến cho giá tăng lên. Ngược lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể tác động tích
cực tới sản lượng dẫn đến thị trường tràn ngập nông sản.


Phản ứng của nông dân đối với những hiện tượng Nông
trên dân nên làm gì?
càng làm giá biến động hơn. Nông dân có thể phản ứng

Dự đoán xu thế cung cầu

quá tích cực khi thấy giá của một mặt hàng nhất địnhTránh
nào việc phản ứng quá mức đối với mức giá cao hay thấp
đó tăng lên bằng cách mở rộng diện tích và thâm canh sản
xuất trong
những vụ tiếp theo làm cho cung vượt quá cầu và dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu
hoạch. Trong tình huống ngược lại, nông dân lại giảm mạnh sản xuất khi giá sụt giảm
nghiêm trọng.
d. Rủi ro đối với người nông dân

Cụ thể có 2 rủi ro lớn: (1) Giá dễ biến động dẫn đến rủi ro. Người sản xuất có thể gặp
trườngNông
hợpdân
là nên
tại làm
thờigì?điểm thu hoạch giá thị trường không đủ bù
đắp chi phí sản xuất trong khi đó các thương nhân thì

Đối với rủi ro (1) Tiếp cận thông tin thị trường tốt để hạn chế (2) phát triển hoặc cải thiện các mối quan hệ với người mua.

không thể bán hàng để tạo lợi nhuận. (2) sản phẩm có thể
bị từ chối hoặc bán giảm giá do chất lượng thấp do bị
hỏng, dập nát. Nông sản có thể bị ảnh hưởng của sâu bệnh hay bị dập nát, hư hỏng trong
quá trình vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho khiến nông dân và thương nhân bị thua lỗ đáng kể.
e. Chí phí giao dịch và marketing cao
Thông thường các sản phẩm của nông dân ít
Nông dân nên làm gì? Cân nhắc các phương án sau:
được bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Giá bán
Nên làm sạch và phân loại sản phẩm của mình không?
Nên lưu kho dự trữ sản phẩm không?
cho người tiêu dùng cuối cùng thường cao hơn

rất nhiều so với giá người sản xuất bán ra. Lý

Nên bán sản phẩm tại thị trấn hay thị xã thay vì bán tại nhà không?
Hãy đưa ra các phương án khác để tăng lợi nhuận của mình lên!
do

của sự chênh lệch đáng kể giữa giá bán ra của
người sản xuất và giá mua vào của người tiêu

dùng là
như sau: (1) Chi phí thu gom (2) chí phí chế biến bao gồm làm sạch, sấy khô, phân loại,
đóng gói và quảng cáo sao cho người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Đôi khi, lại cần
phải đầu tư thêm chi phí để tinh chế sản phẩm. Hao hụt do sản phẩm bị thối, hỏng là phổ
biến. (3) chi phí bảo quản, cất trữ (4) chi phí lao động và lợi nhuận phải trả cho tất cả
những hoạt động diễn ra trong khâu trung gian này.
f. Thiếu thông tin về người tiêu dùng
Việc thiếu thông tin về người tiêu dùng sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng và thương lượng giá. Nông dân thường ít khả

Nông dân nên làm gì?
Tiếp cận và phân tích thông tin thị trường


năng tiếp cận thông tin thị trường nên không nhận ra
được cơ hội thị trường. Để tiếp cận các cơ hội của thị
trường, đáp ứng được yêu cầu của người mua, và
thương lượng


được mức giá hợp lý, thì nông dân cần có kiến thức và hiểu biết về thị trường. Trong khi đó
thì người tiêu dùng thường trở nên khó tính hơn và quan tâm nhiều hơn tới sở thích của
mình.
g. Cạnh tranh cao
Các mặt hàng nông sản có đặc điểm nổi bật là mức độ cạnh tranh cao, kể cả trong và ngoài
nước và diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Nông dân phải có khả năng sáng tạo và đáp ứng
nên làm
gì?
các yêu cầuNông
chấtdân

lượng
nghiêm
ngặt của thị trường trong nước
Tậpnếu
trunghọ
vàomuốn
các sảnnâng
phẩmcao
có nhu
cầucạnh
cao vàtranh
áp dụng
các phương pháp sản xuất và chiến lược marketing phù hợp
và xuất khẩu
sức
trên

những thị trường này.
Vậy, nông dân cần phải sản xuất ra các sản phẩm mà thị
trường cần với chi phí tương đối thấp. Họ nên tập trung vào các mặt hàng mà họ có khả
năng sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao được đóng gói và vận
chuyển theo yêu cầu của người mua.
h. Cung và sự thay đổi giá cả
Khi giá cả hàng nông sản thay đổi trên thị trường thì nông dân cần nhiều thời gian để điều
chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi đó. Thậm chí, điều này có thể mang lại
nhiều khó khăn cho nông dân. Ví dụ, sau khi đã gieo trồng một loại cây nào đó, nông dân
không thể giảm
diệnnên
tích
Nông dân

làmgieo
gì? trồng nếu như giá của sản
phẩm đó giảm xuống. Chỉ có một sự lựa chọn

phát triển nguồn cung với chi phí thấp và số lượng lớn để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

duy nhất là cắt giảm vật tư đầu vào. Hoặc khi
thấy giá tăng lên thì nông dân vẫn phải đợi cho
tới đúng
thời điểm gieo trồng và phải chờ cho tới khi cây trồng đó cho thu hoạch. Ngoài ra còn một
số hạn chế khác về đất đai, lao động để mở rộng sản xuất và khả năng tiếp cận kỹ thuật để
người sản xuất nâng cao sản lượng như giống mới, hệ thống thủy lợi và thuốc bảo vệ thực
vật.
i. Giá thực suy giảm trong dài hạn
Nông dân nên làm gì?

Kết quả phân tích về xu hướng thị trường dài

hạn
Giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa

cho thấy giá thực và giá trị của các mặt

hàng nông sản liên tục sụt giảm so với giá
thực và giá trị của hàng hóa và dịch vụ công
nghiệp.


Để đối phó với sự sụt giảm về giá của hàng nông sản, nông dân phải áp dụng nhiều chiến
lược tổng hợp, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa hướng tới

các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn.


1.4.2 Vai trò của HTX trong liên kết chuổi giá trị
Các hợp tác xã nông nghiệp một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông
sản thể hiện ở chổ:
 Vai trò của HTXNN trong việc xây dựng và hình thành các chuỗi giá trị nông sản là
rất lớn, nhất là về mặt tích tụ ruộng đất. Vì chỉ có HTXNN là có thể tập hợp nông
dân để tạo ra các vùng sản xuất lớn, từ đó hình thành các chuỗi giá trị nông sản lớn
và bền vững, có sức cạnh tranh.
 HTXNN là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
 HTXNN giúp các hộ nông dân tổ chức sản xuất, là cầu nối về kiến thức, thông tin
kỹ thuật cho nông dân
 HTX sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp có vai trò tích cực trong việc giảm chi phí sản xuất tiêu thụ, ổn định và mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh, nâng hiệu
quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thu nhập của các hộ thành viên.
Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn gặp khó khăn trong việc liên kết giữa
thành viên HTX, doanh nghiệp để tổ chức sản xuất; số HTX tham gia liên kết sản xuất theo
chuỗi giá trị còn hạn chế; việc thu hút nhân lực chất lượng cao, nguồn lực đầu tư còn ít;
HTX có sản phẩm sản xuất theo hướng hàng hóa chưa nhiều; một số sản phẩm chủ lực
chưa có nhãn hiệu để khẳng định thương hiệu… Do vậy, trong quá trình tái cơ cấu nông
nghiệp hướng tới sản xuất quy mô lớn với các sản phẩm chủ lực, canh tác gắn với chế biến
và tiêu thụ sản phẩm thì chủ thể quan trọng nhất chính là các HTX. Trên cơ sở đó, các HTX
nông nghiệp cần có một sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nhận thức đến việc tìm ra một hướng đi
mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.


Chương 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SXKD GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1 Tổng quan lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
2.1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương
thức để đạt được các mục tiêu đó.
Phương án sản xuất - kinh doanh: thường được xây dựng theo chu kỳ, thời vụ về
việc sản xuất kinh doanh một hoặc một số loại hàng hóa dịch vụ cụ thể.
Bản kế hoạch kinh doanh thường có độ dài 25-30 trang mô tả, phân tích và đánh giá
ý tưởng kinh doanh; Trong bản kế hoạch kinh doanh có số liệu thông tin đầy đủ về HTX,
thị trường (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, …), sản phẩm, chiến lược, tài chính và các có
rủi ro liên quan.
Khi nào THT, HTX cần lập KHSXKD?
 THT, HTX chuẩn bị thành lập: Vay vốn, xin cấp giấy phép KD, huy động vốn
 Khi môi truờng kinh doanh thay đổi
 Chuyển hướng kinh doanh
 Khi chuyển sang kỳ kinh doanh mới
 Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch:
-

Là công cụ đắc lực giúp thành viên và người lao động trong hợp tác xã biết được hướng

đi của hợp tác xã, từ đó nỗ lực phối hợp, hợp tác, đoàn kết với nhau và làm việc một cách có
tổ chức.
-

Giúp làm giảm tính không ổn định của hợp tác xã do người quản lý, điều hành dự đoán

được những thay đổi trong nội bộ hợp tác xã, cũng như môi trường bên ngoài, cân nhắc ảnh
hưởng của chúng và đưa ra những giải pháp đối phó thích hợp, kịp thời.
-

Giúp giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.


-

Giúp thiết lập nên những tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra.

 Nội dung kế hoạch sản xuất, kinh doanh
Một kế hoạch sản xuất, kinh doanh hoàn chỉnh bao gồm các phần sau:
- Ý tưởng kinh doanh, mục tiêu: mô tả ngắn gọn hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dự
định tiến tới đâu? và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?


- Tổng quan về hợp tác xã, trình bày các thông tin cơ bản về hợp tác xã, cơ cấu tổ chức,
đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý cũng như đối tác...
- Phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và sản phẩm, dịch vụ của
họ, các rủi ro kinh doanh...
- Phân tích sản phẩm, dịch vụ hiện có và các đặc tính cạnh tranh của chúng; trình bày
việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.
- Đề xuất các phương thức xúc tiến hoạt động kinh doanh: phương thức bán hàng, mức
giá, kênh phân phối, chiến dịch quảng cáo, xúc tiến thương mại và quan hệ với các khách
hàng...
-

Cách thức tổ chức để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Trình bày vấn đề quản lý lao động, số lượng nhân viên, nhu cầu đào tạo và các nội
dung khác liên quan đến thành viên, cán bộ quản lý.
- Nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh: xác định doanh thu, chi phí, lợi
nhuận cũng như lượng vốn cần thiết...
2.1.2 Các bước lập bản kế hoạch kinh doanh
Bước 1: Trình bày ý tưởng kinh doanh của hợp tác xã.
Phần này trình bày ngắn gọn nhưng chi tiết về dự định trong tương lai của hợp tác

xã về những loại sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã dự định bán hoặc cung cấp cho thành
viên hoặc những sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã dự định tiêu thụ (hoặc chế biến rồi
tiêu thụ) cho thành viên.
Khi lập kế hoạch, hợp tác xã phải nắm được khả năng hiện tại của hợp tác xã ở đâu,
bao gồm:
-

Khả năng về vốn, đặc biệt là những dịch vụ đòi hỏi vốn lớn, như

-

cung ứng vật tư, giống …;

-

Khả năng về cán bộ, đặc biệt là những dịch vụ kinh doanh đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về
kinh doanh, thị trường;

-

Khả năng về hệ thống tổ chức, tiếp nhận và phân phối dịch vụ, cạnh tranh …;

-

Khả năng về cơ sở vật chất kỹ thuật, như kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,
phương tiện quản lý ….


Bước 2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hợp tác xã về các mặt và tình hình môi
trường sản xuất - kinh doanh.

Để tiến hành phân tích, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, người quản lý hợp
tác xã phải giải đáp các câu hỏi dưới đây, thể hiện một cách tổng thể tình hình hiện tại của
hợp tác xã:
-

Khách hàng mục tiêu chủ yếu là ai? Các nhà quản lý hợp tác xã phải luôn xác định mục
tiêu chủ yếu các dịch vụ của hợp tác xã phải luôn là phục vụ nhu cầu chung của thành
viên (ví dụ: cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho thành viên; tiêu thụ cà phê cho
thành viên hợp tác xã...)

-

Dịch vụ mà hợp tác xã định cung cấp cho thành viên nhằm mục tiêu gì? (Ví dụ: cung
cấp phân bón cho thành viên với giá cả rẻ hơn và chất lượng bảo đảm hơn so
với thành viên mua tại các cửa hàng bán lẻ);

-

Hàng hóa, dịch vụ chủ yếu là gì? (ví dụ: cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho
thành viên);

-

Những sản phẩm, dịch vụ nào hợp tác xã phải cung cấp cho thành viên thì hiệu quả
hơn? Sản phẩm, dịch vụ nào thành viên tự làm? Sản phẩm, dịch vụ nào hợp tác xã tiêu
thụ (hoặc sơ chế, chế biến rồi tiêu thụ) cho thành viên? (Ví dụ: hợp tác xã thu mua
cà phê của thành viên, sấy khô rồi bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê);

-


Lợi thế riêng của hàng hóa, dịch vụ của hợp tác xã là gì? Có khác gì với đơn vị sản xuất
kinh doanh hàng hóa và dịch vụ cùng loại? (ví dụ: giá rẻ hơn hoặc chất lượng tốt hơn
hoặc dịch vụ tốt hơn);

-

Đơn vị cạnh tranh của hợp tác xã
là ai?

-

Hợp tác xã có hình thức đặc biệt nào để thu hút thành viên (ví dụ: giá rẻ, chất lượng
tốt, dịch vụ tốt hơn) không? Kế hoạch xúc tiến việc mua, bán hàng phục vụ thành
viên và quảng cáo tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ cho thành viên?;

-

Nguồn lực tài chính của hợp tác xã như thế nào?;

-

Để đạt được mục tiêu sản xuất - kinh doanh đề ra, hợp tác xã cần có đội ngũ nhân lực
như thế nào? Đội ngũ hiện tại có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay không?.
Bước 3. Chọn sản phẩm, dịch vụ để tiến hành sản xuất, kinh doanh:
Dựa vào việc phân tích thị trường, phân tích hàng hóa, dịch vụ hiện tại của hợp
tác xã, điều kiện tài chính và nguồn nhân lực của hợp tác xã, người quản lý hợp tác xã cần
quyết định xem hợp tác xã dự định sản xuất - kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ nào phục


vụ thành viên?

-

Hàng hóa, dịch vụ hiện tại: hàng hóa và dịch vụ hiện tại có điểm mạnh và có điểm yếu
gì về các mặt như: giá, mức chi phí, khả năng có lãi, chất lượng, mẫu mã, cách bán
hàng và phân phối...

-

Hàng hóa, dịch vụ dự định sẽ cung cấp, tiêu thụ: hợp tác xã dự định sản xuất sản phẩm
hoặc thực hiện dịch vụ nào cho thành viên trong tương lai? Tại sao cần thiết phải tiến
hành những sản phẩm, dịch vụ mới đó?

-

Cải tiến để phát triển sản xuất: nhân tố chủ đạo trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm
hiện tại cũng như trong tương lai là gì? Khâu nào cần phải được cải tiến để phát triển
sản xuất, kinh doanh: trang thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu và các yếu tố
khác?
Bước 4. Xác định các chỉ tiêu cụ thể:
Việc xác định các chỉ tiêu cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã được
thực hiện theo trình tự sau:
• Căn cứ xác định: nhu cầu dịch vụ của các hộ gia đình.
Nội dung xác định:

-

Loại dịch vụ các hộ gia đình có nhu cầu;

-


Số hộ có yêu cầu dịch vụ (bao gồm các hộ trong và ngoài hợp tác xã);

-

Khối lượng dịch vụ mỗi hộ có nhu cầu;

-

Chất lượng yêu cầu dịch vụ;

-

Thời gian cung cấp dịch vụ.
Sau đó, tổng hợp nhu cầu dịch vụ theo từng loại, từng đội, tổ tiếp nhận dịch vụ và
từng thời kỳ trong năm, trong vụ.
• Phương pháp xác định nhu cầu:

-

Căn cứ phiếu đăng ký nhu cầu dịch vụ của hộ gia đình thành viên;

-

Theo kinh nghiệm thực tế.

Chú ý: Việc xác định nhu cầu dịch vụ đối với khách hàng bên ngoài được thực
hiện trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của hợp tác xã hoặc các
hợp đồng đã ký.
• Đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ của hợp tác xã:
-


Khả năng của hợp tác xã về từng loại dịch vụ;


×