Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Bao cao DMC CT SEMLA nghe an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.1 KB, 110 trang )

Chng trỡnh hp tỏc Vit Nam Thy in
Tng cng Nng lc Qun lý t ai v Mụi trng

Báo cáo
kết quả hoạt động p4111
Đánh giá môi trờng chiến lợc cho điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hớng 2020.
Thời gian thực hiện: Tháng 7/2006 - 08/ 2007

Đơn vị chủ trì: Ban quản lý chơng trình SEMLA
Đơn vị phối hợp thực hiện: Phòng quản lí môi trờng

Nghệ An, thỏng 8 nm 2007

-

1


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

1. Phần mở đầu
Năm 1998, huyện Yên Thành lập quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 1998 –
2010, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 1209/QĐ-UB
ngày 29/07/1998. Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1998 –2010 của huyện đã góp
phần vào việc hoàn thiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành có
bước tăng trưởng tích cực, vượt mức dự báo ban đầu nên quy hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt của huyện không còn phù hợp. Quá trình phát triển kinh tế xã hội những năm qua đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập trong việc quản lý và


sử dụng đất đai, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực ảnh
hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. Từ thực tế đó đòi hỏi phải điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất để có những dự báo mới sát thực hơn với mục tiêu
phát triển kinh tế, từ đó có kế hoạch đáp ứng nhu cầu đất đai phục vụ cho việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy
nhiên, để có một phương án quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao cần xem
xét, tính toán trên ba phương diện đó là: kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội mang tính bền vững trước mắt và lâu dài.
Việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất huyện Yên Thành là mô hình thí điểm do Chương trình SEMLA tài
trợ. Báo cáo được thực hiện song song cùng với quy hoạch sử dụng đất nhằm
lồng ghép các yếu tố môi trường trong quá trình quy hoạch để lựa chọn phương
án tối ưu trong việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững.
2. Căn cứ pháp lý của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC)
- Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực từ 1/7/2006;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ TN&MT
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quyết định số 22/2006/QĐBTNMT ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường (các
TCVN 2005 về chất lượng không khí và nước thải công nghiệp; các TCVN
1995 về nước măt, nước dưới đất ..).
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

2



Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Tiêu chuẩn Việt Nam: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn
ô nhiễm cho phép: TCVN 6772 - 2000;
3. Tổ chức thực hiện ĐMC
3.1. Tổ chức thực hiện
Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thành là cơ quan chủ quản và tiếp nhận dự
án. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất và lập báo cáo ĐMC. Chương trình SEMLA tài trợ kinh phí, hỗ trợ về
chuyên môn trong thực hiện điều chỉnh quy hoạch và lập báo cáo ĐMC.
Cụ thể các bước thực hiện ĐMC như sau:
TT

Bước
1

Nội dung thực
hiện
Điều tra khảo sát,
thu thập số liệu
huyện
Yên
Thành

Xem xét hiện
trạng khu vực
nghiên cứu để
phục vụ cho việc

điều chỉnh quy
hoạch
Bước Đưa ra các cảnh
2
báo về hiện
trangj môi trường
huyện
Yên
Thành cần quan
tâm trong vấn đề
thực hiện quy
hoạch
Đề xuất các
Bước
phương án quy
3
hoạch
Lựa
chọn
Bước
phương án quy
4
hoạch tối ưu

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm


- Phòng Quản lý Môi trường
(lập báo cáo ĐMC)
- Trung tâm Quan trắc và Kỹ
thuật MT (phân tích thông số
môi trương)
- Trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên và Môi trường (điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất)

- UBND huyện Yên
Thành, UBND các xã
thuộc
huyện
Yên
Thành;
- UBND các huyện:
Quỳnh Lưu, Diễn
Châu, Đô Lương, Tân
Kỳ, Nghi Lộc
- Các ngành liên quan
- UBND huyện Yên
Thành, UBND các xã
thuộc
huyện
Yên
Thành;
- Các ngành liên quan

Tập số liệu thu
thập được theo

yêu cầu mục
đích sử dụng của
từng nhóm.

Tất cả các nhóm làm độc lập

Phòng QLMT

Phần hiện trạng
về điều kiện tự
nhiên kinh tế

- UBND huyện Yên
Thành, UBND các xã
thuộc
huyện
Yên
Thành;
- Các ngành liên quan

Trung tâm Kỹ thuật TN&MT
phối hợp với Phòng QLMT
Trung tâm Kỹ thuật TN&MT
phối hợp với Phòng QLMT

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

Đề xuất được 2
phương án quy

hoạch
Lựa chọn được
phương án quy
hoạch tối ưu có

3


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

Đánh giá, dự báo Phòng QLMT
tác động xấu, đề
ra biện pháp
giảm thiểu cho
Bước
phương án lựa
5
chọn
Xây
dựng Trung tâm KT TN&MT
phương án lựa
chọn hoàn chỉnh

gắn với yếu tố
môi trường
Báo cáo ĐMC

Báo cáo điều
chỉnh quy hoạch


3.2. Những người thực hiện
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường là đơn vị lập điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành.
Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị thực
hiện lập báo cáo ĐMC; Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường là đơn vị
thực hiện quan trắc các thông số môi trường phục vụ cho quá trình lập báo cáo.
Danh sách những người thực hiện ĐMC
1. ThS. Võ Văn Hồng - Trưởng phòng Quản lý Môi trường
2. TS. Phan Ngọc Tùng - Phó trưởng phòng QLMT;
3. CN. Lê Văn Hưng - Phó trưởng phòng QLMT;
4. CN. Nguyễn Thị Thuý Nga - Chuyên viên phòng Quản lý Môi trường;
5. CN. Nguyễn Thế Hậu - Chuyên viên phòng Quản lý Môi trường;
6. CN. Nguyễn Thị Tiến - Chuyên viên phòng Quản lý Môi trường;
7. CN. Nguyễn Thị Lan Anh - Chuyên viên phòng Quản lý Môi trường.
8. CN. Trần Thị Thu Hương - Cán bộ Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật
MT;
3.3. Quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên
Thành và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hai đơn vị đã phối kết
hợp với nhau để lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất tối ưu liên quan đến
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó Phòng QL Môi
trường đánh giá môi trường chiến lược đối với các kế hoạch sử dụng đất cụ thể
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

4


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

của huyện Yên Thành và đưa ra các khuyến cáo, các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung mới của Luật bảo vệ môi
trường năm 2005. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành là mô
hình thí điểm thực hiện việc đánh giá môi trường chiến lược vì vậy trong quá
trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực và chuyên môn. Trong quá
trình thực hiện đơn vị thực hiện được tư vấn về chuyên môn của các chuyên gia
trong lĩnh vực môi trường thuộc Chương trình SEMLA.
Để chọn được phương án quy hoạch đảm bảo chất lượng và có tính khả thi
cao cần phải cân nhắc nhiều khía cạnh trong mối tương quan tác động tương hỗ
lẫn nhau. Việc chọn phương án tối ưu để thực thi phải phân tích trên hai khía
cạnh: Đặc tính kỹ thuật và hiệu quả của phương án quy hoạch. Trong hiệu quả
của phương án quy hoạch xem xét hiệu quả trên các phương diện: Phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Chúng tôi đã dựa trên các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và sức khoẻ
cộng đồng trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau để áp dụng vào việc quy
hoạch và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, các tiêu
chuẩn cụ thể:
- Khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
Tuỳ theo tính chất, khối lượng chất độc hại thải ra và yêu cầu về khối
lượng vận tải hàng hoá, vị trí của cụm công nghiệp được bố trí như sau:
Cụm công nghiệp thải ra lượng chất độc hại lớn, có tính chất nghiêm trọng,
có yêu cầu về khối lượng hàng hoá lớn, được bố trí cách khu dân cư ít nhất
1000m
Cụm công nghiệp thải ra khối lượng chất độc hại lớn, có tính chất không
nghiêm trọng được bố trí cách ít nhất 100m.
Cụm công nghiệp quy mô nhỏ, không thải ra chất độc hại không đáng kể,
yêu cầu về khối lượng vận tải không lớn được bố trí trong giới hạn khu dân dụng

đô thị.
- Lò mổ: Phải đặt xa khu dân cư, cuối hướng gió, cuối nguồn nước
- Bãi rác: Theo quy định của Thông tư số 01/2001/TT-BKHCNMT-BXD
ngày 18/1/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng
thì địa điểm xây dựng bãi rác phải cách xa khu dân cư, không nằm trên khu vực
có nhiều nước ngầm, cách xa nguồn nước, cuối hướng gió.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

5


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Nghĩa trang, nghĩa địa: phải đặt cách xa khu dân cư ít nhất 500m, ở nơi
khô ráo, không bị ngập lụt, không bị sụt lở. Cần tận dụng các loại đất canh tác
xấu để làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Trại chăn nuôi:
Theo tiêu chuẩn 4454:1987 quy định khu đất xây dựng trại chăn nuôi phải
cao ráo, thoáng mát, không bị ngập nước, cuối hướng gió, cuối nguồn nước cấp,
cách xa khu dân cư và công trình công cộng ít nhất 200m.
- Chợ: cần được đặt ở vị trí có giao thông đi lại thuận tiện như gần trục
đường chính, ngã ba, ngã tư. Chợ cần đặt cách khu dân cư ít nhất 100m để đảm
bảo an toàn.
- Trạm y tế:
Cần đặt nơi yên tĩnh, cao ráo và thoáng mát, có nguồn nước sinh hoạt tốt,
có liên hệ với các khu dân cư. Trạm y tế không bố trí trong khu trung tâm của
xã, phải cách xa khu công trình khác ít nhất 50m. Tránh đặt trạm y tế gần các

công trình gây ồn ào như lò gạch, trại chăn nuôi, chợ…
- Các điểm xây dựng cơ sở chế biến vật liệu xây dựng: cần được bố trí
không bị ngập lụt, địa hình tương đối bằng phẳng, cách đồng ruộng, kho phân
bón hoá học, trại chăn nuôi ít nhất 100m về cuối hướng gió.
- Quy hoạch giao thông: Việc quy hoạch các tuyến đường giao thông
được lựa chọn các tuyến đường để giảm tối đa các tác động, đặc biệt là giảm
thiểu tác động do mất đất ở của người dân.
Tóm tắt quá trình phân tích các đặc tính kỹ thuật của từng phương án.
* Phương án 1: Phương án được lập dựa trên các đặc tính kỹ thuật sau:
- Đặc tính về đất đai, khả năng thích nghi của đất đối với các loại hình sử
dụng đất được chọn.
- Nguồn nước, khả năng tưới tiêu và các biện pháp công trình.
- Loại hình sử dụng đất hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng trong tương
lai.
- Loại cây trồng, vật nuôi thích hợp trong vùng.
- Hệ thống dịch vụ phục vụ nhu cầu dân sinh.
- Đáp ứng được nhu cầu về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, phù hợp
với yêu cầu của luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

6


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Đáp ứng các yếu tố quy hoạch đều áp dụng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trường vào tình hình thực tế ở địa phương.

* Phương án 2: Bao gồm những đặc tính của phương án 1 nhưng mức độ
phù hợp với điều kiện thực tế thấp và không đáp ứng được mục tiêu quy hoạch
đề ra.
Phân tích hiệu quả của từng phương án quy hoạch.
* Phương án 1. Chu chuyển quỹ đất của phương án 1 trên cơ sở phát triển
tổng thể kinh tế xã hội của huyện mang lại được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường.
- Hiệu quả kinh tế: Phương án này đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng GDP
ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng phù hợp với phát triển
nông thôn (Tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp) tỷ trọng đói nghèo ngày càng giảm, mức sống của các tầng
lớp dân cư ngày càng được cải thiện.
- Hiệu quả xã hội: Giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động,
trình độ dân trí và học vấn ngày càng được nâng cao. Vấn đề chăm lo sức khỏe
cộng động ngày càng được quan tâm, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân
ngày càng được cải thiện.
- Hiệu quả môi trường: Việc khai thác sử dụng tài nguyên đất, nước đáp
ứng được mục tiêu phát triển bền vững, môi trường sống nông thôn ngày càng
được cải thiện.
* Phương án 2: Phương án này được lập cũng dựa trên cơ sở phải đạt được
hiệu quả toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của phương án
này không đảm bảo tính ổn định của mức tăng trưởng GDP.
Việc chuyển dịch cơ cấu ở mức độ phát triển nhanh kéo theo vấn đề phát
triển khó bền vững, chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực.
- Hiệu quả xã hội: cũng đảm bảo được vấn đề giảm tỷ lệ đói nghèo. Tuy
nhiên mức độ tăng trưởng của phương án đặt ra quá cao, đi kèm với nó là hệ
thống cơ sở hạ tầng không phát triển kịp, việc khai thác các tài nguyên ở mức độ
triệt để không quan tâm đến vấn đề lâu dài, chỉ chú trọng đến việc phát triển
nhanh mạnh trong thời gian ngắn.
- Hiệu quả môi trường:

Chưa phù hợp với yêu cầu của luật Bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn về
bảo vệ môi trường trong quy hoạch.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

7


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

Lãng phí tài nguyên đất dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao đồng thời gây
tác động đến môi trường xã hội do mất đất sản xuất.
Đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, chưa phù hợp giữa phát triển đô thị và phát triển
kinh tế.
Cụ thể những bất cập trong quy hoạch tại phương án 1.
- Quy hoạch bãi rác chưa phù hợp:
Một số xã quy hoạch quá nhiều bãi rác:
Tăng Thành (02); Khánh Thành (02); Phúc Thành 03; Mã Thành 04; Nhân
Thành 04; Hợp Thành 03; Mỹ Thành 02; Xuân Thành 03; Phú Thành 03.
Một số bãi rác nằm trong khu dân cư, nằm gần nguồn nước ảnh hưởng đến
môi trường và sức khoẻ của người dân như: Bãi rác tại xã Khánh Thành nằm
gần sông, bãi rác xã Phúc Thành gần hồ nước…
- Quy hoạch khu công nghiệp:
Tăng Thành là xã giáp với thị trấn Yên Thành nên việc mở rộng đô thị,
phát triển công nghiệp phù hợp. Vì vậy, khi chuyển khu công nghiệp từ Tăng
Thành về Sơn Thành phải đầu tư lớn về mặt cơ sở hạ tầng và nhân lực.
- Quy hoạch lò mổ:
Tại xã Đại Thành quy hoạch lò mổ nằm gần kênh Vách Bắc; tại xã Đồng
Thành quy hoạch lò mổ nằm gần khu dân cư; Vĩnh Thành lò mổ bố trí gần kênh

N2 không phù hợp, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của người dân.
Qua phân tích các đặc tính kỹ thuật và hiệu quả của từng phương án trên ba
khía cạnh cho thấy.
Phương án 1 là phương án mang lại hiệu quả toàn diện đảm bảo được cho
sự phát triển bền vững trong tương lai, có tính khả thi cao hơn so với phương án
2 do đó phương án 1 là phương án được lựa chọn để thực hiện. Trong nội dung
báo cáo này chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá môi trường chiến lược của
phương án này và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động do thực hiện
quy hoạch ảnh hưởng đến môi trường.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

8


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ
ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.1.Tên dự án:
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
đến năm 2010.
1.2. Cơ quan chủ dự án:
Cơ quan chủ dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thành;
Địa chỉ: Thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Điện thoại:

Fax:


Chủ tịch UBND huyện: ông Phan Văn Tân
1.3. Mục tiêu của dự án:
1.3.1. Mục tiêu tổng quát:
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt, bền vững, gắn sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp chế biến.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

9


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, tăng cường xây
dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, tập trung phát triển nền nông nghiệp bền
vững, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết hài hòa lợi ích trước mắt và lâu
dài.
Chăm lo thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, giải
quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là việc làm.
Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng thị trấn Yên Thành trở thành trung
tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ thương mại của vùng
đồng bằng bán sơn địa miền Tây Bắc, tỉnh Nghệ An. Phát triển kinh tế đi đôi với
phát triển văn hóa xã hội, gắn với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội vµ b¶o vÖ m«i tr−êng.
1.3.2. Các mục tiêu cụ thể.

a. Mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2006 - 2010: 10,85 %.
- Tổng giá trị gia tăng đến năm 2010 là 1.132 tỷ, tăng 1.67 lần so với năm
2005.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông - Lâm - Ngư: 48,47 %.
+ Công nghiệp - Xây dựng: 12,8 %.
+ Dịch vụ: 38,73 %.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 phấn đấu đạt 850 USD/ năm.
- Thu ngân sách đạt 10,3 tỷ đồng.
- Tăng nhanh giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu
đến năm 2010 đạt bình quân 40 - 42 triệu đồng/ha.
- Độ che phủ của rừng đến năm 2010 đạt 40,63%, phát triển cây nguyên
liệu giấy cung cấp cho các nhà máy chế biến bột giấy của tỉnh.
b. Mục tiêu xã hội
- Tốc độ phát triển dân số bình quân đến năm 2010 là 0,7 %.
- Xóa hộ đói giảm hộ nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 8 %
năm 2005 xuống 4 % ở năm 2010.
- Cơ bản hoàn thành việc xây dựng giao thông liên thôn, các tuyến đến
trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

10


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.


- Khai thác lợi thế quốc lộ 7A, tỉnh lộ 534, 538 để phát triển dịch vụ
thương mại, nhất là quốc lộ 7A nằm trong tuyến du lịch hấp dẫn của tỉnh Nghệ
An.
- Tổng đầu tư toàn xã hội dự kiến 730 tỷ đồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều
hình thức sản xuất kinh doanh mà pháp luật cho phép. Tạo thêm nhiều việc làm
cho lao động địa phương đồng thời khích lệ nhân dân làm giàu chính đáng bằng
sức lao động, tài năng và sáng tạo của mình.
- Đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm phát triển
kinh tế với quốc phòng, tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào, giữ gìn phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội.
c. Mục tiêu môi trường
- Duy trì, bảo vệ nghiêm ngặt trạng thái rừng hiện có. Khoanh nuôi trồng
rừng kết hợp trồng cây lâu năm để đạt tỷ lệ tán che cao nhất. Phát triển lâm
nghiệp theo hướng xã hội hóa nghề rừng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
bền vững, chăm sóc phát triển rừng nghèo thành rừng giàu. Chuyển đổi diện tích
rừng phòng hộ ít xung yếu thành rừng kinh tế.
- Gắn khai thác sử dụng với nhiệm vụ tái tạo làm tăng độ phì cho đất, chống
suy thoái đất, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường đảm bảo sử dụng đất bền vững
lâu dài.
- Đảm bảo môi trường trong lành cho hiện tại và thế hệ tương lai, 100% cơ sở
đạt tiêu chuẩn môi trường, 80% rác thải được thu gom, xử lý trong giai đoạn đến
năm 2010 và sẽ nâng tỷ lệ này lên 95-100% vào các năm tiếp theo.
1.4. Quy mô dự án:
1.4.1. Về không gian và thời gian:
a. Không gian:
Dự án được thực hiện tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Huyện Yên
Thành có diện tích tự nhiên 56.204ha, được chia thành 36 xã và 01 thị trấn; cách
thành phố Vinh khoảng 55km về phía Đông Nam và cách quốc lộ 1A khoảng

13km về phía Đông. (cần có 01 bản đồ hành chính ở đây để thể hiện vị trí của dự
án đối với các khu vực lân cận)
Phía Đông giáp huyện Diễn Châu;
Phía Tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kỳ;
Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu;
Phía Nam giáp huyện Đô Lương và Nghi Lộc.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

11


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 7A đi qua khoảng 21km về phía Nam
huyện; tỉnh lộ 538 là trục giao thông ngang qua huyện dài khoảng 15km, nối
trung tâm huyện với quốc lộ 1A và 7A. Các trục đường giao thông liên huyện
như đường 33, 205, Dinh - Lạt, đường 534, mạng đường xanh Tăng - Phúc Nhân - Hậu qua các xã đồng bằng và đường chiến lược 22 qua các xã vùng bán
sơn địa phía Bắc huyện.
Ngoài ra mạng lưới kênh mương của công trình tưới thuỷ nông Bắc Nghệ
An và hệ thống kênh tiêu Vách Bắc có tổng chiều dài khoảng 1.381km đã kết
hợp thuỷ lợi và giao thông, hình thành một mạng lưới giao thông có mật độ bình
quân 2,46km/km2, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và giao lưu kinh tế, văn
hoá với các huyện trong tỉnh.
b) Thời gian thực hiện dự án:
Dự án được thực hiện cho giai đoạn từ 2007 – 2010 và đinh hướng đến
năm 2020.
1.4.2. Các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất gắn yêu tố môi
trường (Theo phương án đã chọn).

1.4.2.1. Nhóm đất nông nghiệp.
Quỹ đất chưa sử dụng còn lại của huyện còn khá lớn, tùy thuộc vào điều
kiện đất đai cụ thể của từng vùng để bố trí cây trồng hợp lý, chú trọng mở rộng cây
rau màu, tạo nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng và ổn định diện tích
các loại rừng.
* Đất sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong những năm tới giảm 759.63 ha,
do chuyển sang:
+ Nuôi trồng thủy sản: 269,75 ha
+ Đất nông nghiệp khác: 1,3 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: 469.73 ha.
Đồng thời trong kỳ điều chỉnh loại đất này tăng thêm 1451,4 ha do
chuyển 1301,4 ha đất lâm nghiệp sang trồng dứa và đưa 150 ha đất đồi vệ vào
sản xuất sắn. 6.1.1.1. Đất trồng lúa.
Đất trồng lúa giảm 669,92 ha do chuyển sang các loại đất: Cây hàng năm
còn lại 15,85 ha, đất nông nghiệp khác 1,30 ha, nuôi trồng thủy sản 269,75 ha,
phi nông nghiệp 389,02 ha (trong đó: Đất ở 46,55 ha, đất chuyên dùng 327,98
ha và 7,36 ha đất nghĩa địa).
*. Đất trồng cây hàng năm còn lại.
- Giảm 85,2 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

12


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Tăng 150 ha do trồng sắn nguyên liệu trên đất đồi ở các xã Bắc Thành,

Mỹ Thành, Thịnh Thành và chuyển từ đất trồng lúa, trồng cây lâu năm sang sản
xuất rau sạch 18,85 ha.
Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại ở năm 2010 là 2549,01 ha.
*. Đất trồng cây lâu năm:
- Giảm 9,26 ha do chuyển đất phi nông nghiệp 6,26 ha, đất trồng cây hàng
năm: 3,00 ha.
- Tăng: 1301,4 ha do chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp sang quy hoạch
vùng nguyên liệu dứa, cụ thể: Bố trí tại các xã như sau: Đức Thành 100 ha, Tân
Thành 250 ha, Mã Thành 295 ha, Lăng Thành 210 ha, Hậu Thành 150 ha, Kim
Thành 85 ha, Quang Thành 211,4 ha và 100 ha tại Tây Thành.
Diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2010 là 4371,94 ha.
* Đất lâm nghiệp.
Rừng có vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống trên trái đất. Nó duy trì
hệ thống bảo tồn Gen các loại cây lâm nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng
phòng hộ bảo về môi trường chống xói mòn và thoái hóa đất, hạn chế thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, điều tiết được nguồn nước mặt. Rừng còn có giá trị văn hóa lịch
sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học là danh lam thắng cảnh phục vụ
ngành du lịch. Về giá trị kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào
vùng núi, cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu của con người.
Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài là ổn định diện tích, đầu tư phát triển
trên cơ sở 2 loại rừng (phòng hộ và sản xuất) để nhân dân tham gia phát triển
nghề rừng. Đầu tư phát triển kinh tế rừng chủ lực nhằm tạo ra các vùng nguyên
liệu tập trung để phục vụ công nghiệp chế biến.
Đối với rừng phòng hộ: Tập trung bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là
chính.
Đối với rừng sản xuất: Tập trung trồng rừng nguyên liệu, cung cấp đủ cho
các hoạt động chế biến lâm nghiệp.
Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa nghề rừng, gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái bền vững, chăm sóc phát triển rừng nghèo thành rừng giàu.
Chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu thành rừng kinh tế.

Thực hiện các mục tiêu trên, căn cứ kết quả điều chỉnh rà soát 3 loại rừng
trong kỳ điều chỉnh quy hoạch diện tích các loại rừng ở huyện Yên Thành thay
đổi như sau:
Tổng diện tích: 22161,1 ha
- Rừng phòng hộ: 5984,3 ha.
- Rừng sản xuất: 16176,8 ha.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

13


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

Để đạt được cơ cấu này trong khi đất rừng phải giảm để phục vụ cho mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh như: chuyển đất trồng dứa
nguyên liệu 1301,4 ha, chuyển đất phi nông nghiệp 102,33 ha, trong kỳ quy
hoạch cần phải chuyển 3960,51 ha rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản
xuất, thực hiện trồng rừng nguyên liệu trên đất trống đồi núi trọc là 4956,75 ha
và trồng rừng cải tạo đất tại xã Đồng Thành 7,0 ha..
* Điều chỉnh đất nuôi trồng thủy sản.
Khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước trên cơ sở phát triển đa dạng
hình thức nuôi và đẩy mạnh thâm canh năng suất. Phát triển nuôi trồng thủy sản
bảo đảm tính bền vững và môi trường. Hình thành các vùng nuôi tập trung tạo
nguồn lực cho chế biến xuất khẩu trên cơ sở chuyển đổi 269,75 ha diện tích sản
xuất nông nghiệp và khai thác 3,5 ha mặt nước chuyên dùng. Đến năm 2010 sẽ
chuyển đổi một số diện tích 2 lúa năng suất thấp tại các xã sang nuôi trồng thủy
sản, cụ thể như sau:
+ Thị trấn:

+ Lăng Thành:
+ Đô Thành:
+ Thọ Thành:
+ Hồng Thành:
+ Đồng Thành:
+ Phú Thành:
+ Hoa Thành:

8,13 ha
72,00 ha
45,15 ha
8,30 ha
17,08 ha
11,00 ha
22,92 ha
14,76 ha

+ Văn Thành:;
+ Hợp Thành:
+ Xuân Thành:
+ Bắc Thành:
+ Nhân Thành:
+ Trung Thành:
+ Khánh Thành:
+ Viên Thành:

9,12 ha
11,84 ha
6,00 ha
10,08 ha

1,75 ha
14,7 ha
12,7 ha
7,0 ha

Đồng thời trong kỳ quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,05 ha do
chuyển sang đất chuyên dùng (giao thông).
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 398,69 ha
* Đất nông nghiệp khác:
Tăng 13,3 ha để hình thành và phát triển các trang trại ở Tân Thành và
Liên Thành. Đây cũng là diện tích cuối kỳ trong kỳ điều chỉnh quy hoạch.
1.4.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp.
*. Điều chỉnh quy hoạch đất ở.
- Những căn cứ để tính toán.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm
2010.
- Yêu cầu giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ mục
đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
- Dự báo dân số.
- Khả năng quỹ đất.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

14


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Quy hoạch phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.

- Nhu cầu bố trí dân cư giai đoạn 2007-2010.
* Dự báo dân số, số hộ đến năm 2010.
Dân số huyện Yên Thành năm 2006 là 272 426 người, nếu mức tăng
trưởng dân số duy trì đúng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đề
ra thì đến năm 2010 huyện Yên Thành sẽ có 283 218 người, tương đương 64
098 hộ, so với năm 2006 thì phát sinh thêm 3 070 hộ.
* Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở:
Ngoài chỉ tiêu thừa kế, tự giãn trong khu dân cư khoảng 1264 hộ, trong kỳ
điều chỉnh sẽ tập trung giải quyết cho 2 471 hộ có nhu cầu thành lập khu dân cư
mới, gồm:
- Số hộ phát sinh: 1903 hộ.
- Số hộ tồn đọng: 308 hộ.
- Số hộ cơ học: 140 hộ.
- Số hộ giải tỏa: 50 hộ.
- Số hộ ở vùng thiên tai đe dọa: 70 hộ.
- Số hộ tái định cư do ô nhiễm môi trường: 97 hộ.
* Đất ở nông thôn:
Số hộ cần giao đất mới vùng nông thôn giai đoạn 2007-2010 là 2473
hộ, với mức cấp ở vùng sinh lợi cao từ 100 m2ữ150 m2/hộ, các vùng còn lại từ
200 m2ữ300 m2/hộ thì tổng nhu cầu đất ở nông thôn tăng thêm trong kỳ điều
chỉnh quy hoạch là 59,84 ha, sử dụng từ các loại đất:
+ Đất nông nghiệp 55,83 ha (trong đó đất trồng lúa 45,35 ha, đất trồng
cây hàng năm còn lại 7,78 ha, đất lâm nghiệp 0,37 ha).
+ Đất phi nông nghiệp: 0,46 ha.
+ Đất chưa sử dụng 5,88 ha
Đồng thời đất ở nông thôn giảm 36,34 ha do chuyển sang đất ở đô thị (Trấn
trấn Vân Tụ) 27,17 ha, trồng rừng cải tạo đất 7 ha cải tạo ô nhiễm ở 2 xóm Hồng
Kỳ và Vũ Kỳ, đất chuyên dùng 2,17 ha (đất trụ sở 0,3 ha, đất giao thông 0,80 ha
và đất thủy lợi 1,07 ha).
Đến năm 2010 diện tích đất ở nông thôn là 1286,58 ha

* Đất ở đô thị.
Cơ sở tính toán nhu cầu sử dụng đất đô thị.
- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện
Yên Thành giai đoạn 2006-2010.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

15


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Định hướng Quy hoạch thị trấn Vân Tụ đến năm 2010.
- Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Yên Thành đến năm 2006.
- Quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010.
- Định mức sử dụng đất của các loại hình đô thị.
Từ nay đến năm 2010 xây dựng thị trấn Yên Thành và thị trấn Vân Tụ
hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh.
Dân số thị trấn Yên Thành năm 2006 là 4372 người, dự kiến trong kỳ điều
chỉnh quy hoạch dân số sẽ là 4780 người (Tăng 408 người), trong đó tăng cơ
học 250 người, tăng tự nhiên 158 người.
Dự kiến quy hoạch Thị trấn Vân Tụ với quy mô diện tích 290 ha, chuyển
dân số và đất ở nông thôn các xóm Đồng Muông, Đồng Hiền, Ngọc Hạ, Thị tứ
(Công Thành), Tiên Khánh, Khánh Hòa (Khánh Thành) và xóm Nam Cầu
Thông (Liên Thành) sang với diện tích đất ở là 27,17 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất ở đô thị tăng thêm 29,50 ha, trong đó chuyển
từ đất ở nông thôn sang là 27,17 ha, sử dụng trên đất luá 2,33 ha. Trong thời
gian này đất ở đô thị giảm 0,03 ha do chuyển sang đất giao thông,.
Diện tích đất ở đô thị cuối kỳ là 50,38 ha

- Điều chỉnh quy hoạch đất chuyên dùng.
a) Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp.
Giai đoạn 2007-2010, diện tích đất xây dựng các trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp tăng thêm 9,61 ha, gồm các công trình:
- Trụ sở khu hành chính UBND huyện: 5,5 ha.
- Trụ sở UBND tại các xã:
+ Mã Thành:
+ Kim Thành:
+ Đô Thành:
+ Phúc Thành:

1,5 ha
0,55 ha
0,05 ha
0,3 ha

+ Lý Thành:
+ Đại Thành:
+ Thịnh Thành:
+ Hùng Thành

0,1 ha
0,01 ha
1,0 ha
0,6 ha

Đồng thời đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 1,09 ha do
chuyển sang đất giáo dục đào tạo 0,8 ha, đất thể dục thể thao 0,15 ha và 0,14 ha
đất giao thông. Đến năm 2010 diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
là 60,04 ha

b) Đất quốc phòng an ninh:
Trong kỳ điều chỉnh chuyển 45,0 ha đất có rừng trồng phòng hộ và 2,7 ha
đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất sang mục đích an ninh, quốc phòng để
xây dựng các công trình sau:
- Trường bắn tại xã Tăng Thành: 45,0 ha.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

16


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Ban Chỉ huy quân sự huyện tại Đồng Thành: 2,7 ha.
Đồng thời loại đất này giảm 0,08 ha do chuyển sang đất giao thông.
Diện tích đất quốc phòng, an ninh ở cuối kỳ điều chỉnh là 249,37 ha
c) Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Định hướng phát triển hình thành một số khu công nghiệp tập trung và
trung tâm mua bán và hoạt động dịch vụ với hình thức tổ chức kinh doanh như
chợ, cửa hàng bán lẻ ... quy hoạch khu giết mổ gia súc, nhà nghỉ...
* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh:
Dự kiến đến năm 2010 đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
tăng thêm 50,63 ha để xây dựng các công trình tại các xã:
- Mã Thành: 1,5 ha (Bãi đậu xe 0,4 ha, tiểu thủ công nghiệp: 1,1 ha)
- Lăng Thành: 2,1 ha (Bãi đậu xe 0,1 ha, lò mổ 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp:
1,9 ha)
- Tân Thành: 1,6 ha (Bãi đậu xe 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp: 1,5 ha)
- Kim Thành: 0,18 ha (Bãi đậu xe).
- Hậu Thành:0,1 ha (Lò mổ )

- Khu tiểu thủ công nghiệp Đô Thành: 1,5 ha
- Khu tiểu thủ công nghiệp Thọ Thành: 0,45 ha
- Khu tiểu thủ công nghiệp Quang Thành: 2,0 ha
- Khu tiểu thủ công nghiệp Tây Thành: 2,2 ha
- Trung tâm thương mại Phúc Thành: 1,7 ha.
- Hồng Thành: 1,3 ha (Lò mổ 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp: 1,2 ha)
- Đồng Thành: 0,1 ha (Lò mổ 0,1 ha)
- Phú Thành: 0,5 ha ( tiểu thủ công nghiệp).
- Hoa Thành: 1,12 ha (tiểu thủ công nghiệp)
- Tăng Thành: 2,0 ha (tiểu thủ công nghiệp)
- Văn Thành: 2,0 ha (tiểu thủ công nghiệp)
- Thịnh Thành: 1,5 ha (Bãi đậu xe 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp: 1,4 ha)
- Hợp Thành: 3,3 ha (Nhà máy nước 0,3 ha, tiểu thủ công nghiệp 3,0 ha)
- Xuân Thành: 2,0 ha (tiểu thủ công nghiệp)
- Bắc Thành: 1,84 ha (tiểu thủ công nghiệp)
- Nhân Thành: 2,1 ha (Bãi đậu xe 0,5 ha, kinh doanh xăng dầu 0,1, tiểu
thủ công nghiệp 1,5).
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

17


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Trung Thành: 1,65 ha (tiểu thủ công nghiệp)
- Bến xe Long Thành: 0,22 ha.
- Minh Thành: 1,6 ha (Bãi đậu xe 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp 1,5 ha).
- Nam Thành: 2,5 ha (Bãi đậu xe 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp 1,5 ha).

- Vịnh Thành: 1,9 ha (Bãi đậu xe 0,2 ha, lò mổ 0,2 ha, tiểu thủ công nghiệp:
1,5 ha)
- Khu tiểu thủ công nghiệp Lý Thành: 2,0 ha
- Khánh Thành: 2,3 ha (Bãi đậu xe 0,2 ha, lò mổ 0,1 ha, tiểu thủ công
nghiệp: 2,0 ha)
- Viên Thành: 0,2 ha (Lò mổ)
- Đại Thành: 2,2 ha (Bãi đậu xe 0,2 ha, lò mổ 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp
1,9)
- Liên Thành: 1,6 ha (Lò mổ 0,1 ha, tiểu thủ công nghiệp: 1,5 ha)
- Bảo Thành: 0,22 ha (Nhà nghỉ 0,22 ha)
- Mỹ Thành: 2 ha (tiểu thủ công nghiệp).
- Bãi đậu xe Công Thành: 0,15 ha.
Nhu cầu đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2010 tăng thêm 50,63 ha,
sử dụng từ các loại đất:
- Lúa:

44,05 ha.

- Cây hàng năm còn lại: 0,6 ha
- Đất lâm nghiệp:

1,7 ha

- Nghĩa trang, nghĩa địa: 1,5 ha.
- Đất chưa sử dụng:

1,78 ha.

Đồng thời trong kỳ điều chỉnh diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh giảm
0,79 ha do chuyển sang mục đích giao thông 0,11 ha, sang chợ 0,77 ha.

Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 82,51 ha, tăng
thêm 54,66 ha so với quy hoạch đã được duyệt. (Quy hoạch đươc duyệt 27,85
ha).
* Đất khu công nghiệp:
Để nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng đề ra, giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thời gian tới tiếp tục duy trì phát triển các
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có, chú trọng phát triển mở rộng quy
mô các tổ hợp sản xuất mang tính tập trung. Để thu hút các nhà đầu tư phát triển

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

18


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

và xây dựng trên địa bàn xã, trong kỳ điều chỉnh quy hoạch dự kiến xây dựng
các khu công nghiệp với quy mô như sau:
+ Khu công nghiệp Thị trấn: 26,92 ha.
+ Khu công nghiệp Đô Thành: 13,04 ha
+ Khu công nghiệp Đồng Thành: 15,00 ha.
+ Khu công nghiệp Công Thành (khu A và B): 54,6 ha.
Tổng diện tích đất khu công nghiệp tăng thêm 109,56 ha, sử dụng trên đất
lúa 109,30 ha và 0,26 ha đất chưa sử dụng. Đây là diện tích dự kiến cuối kỳ
cũng là diện tích cần điều chỉnh so với quy hoạch trước đây.
* Đất sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến năm 2010 đất sản xuất vật liệu xây dựng tăng thêm 33,43 ha để sản
xuất gạch ngói và đá xây dựng tại các xã: Kim Thành: 1,08 ha, Đô Thành 7,00

ha, Quang Thành 0,6 ha, Tây Thành 2,0 ha. Đồng Thành 5 ha, Trung Thành
12,45 ha, Minh Thành 3,9 ha, Khánh Thành 1,40 ha.
Đồng thời đất sản xuất vật liệu xây dựng giảm 0,09 ha do chuyển sang đất
giao thông, diện tích đất vật liệu xây dựng năm 2010 là 92,08ha.
d) Đất có mục đích công cộng.
* Đất giao thông.
Để thu hút các dự án sản xuất mang tính công nghệ sạch với quy mô vừa
và nhỏ, thu hút nhiều nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho
nhiều lao động trên địa bàn. Trong tương lai hệ thống cơ sở hạ tầng cần được
nâng cấp và mở rộng. Trước hết cần xây dựng mạng lưới giao thông thuận lợi và
hoàn chỉnh vào năm 2010.
Đến năm 2010 diện tích đất giao thông tăng thêm 89,31 ha mở rộng và
làm mới các tuyến giao thông. Cụ thể như sau:
+ Các tuyến liên huyện:
- Đường Dinh - Lạt:
- Tuyến 33:
- Thị trấn - Bảo Thành:
- Thị trấn - Đức Thành:
- Khánh - Nam - Lý - Minh:
- Bệnh viện - Tân Thành:
- Nối tiếp đường Thị trấn - Đức Thành:
- Sơn – Bảo – Công - Mỹ:
- Lăng - Tăng - Xuân - Đồng:
- Thịnh Thành - Quốc lộ 15:
- Nối tiếp đường Bệnh viện- Tân Thành:

3,22 ha.
2,58 ha
0,94 ha
3,28 ha

1,22 ha
2,5 ha
1,42,ha
2,3 ha
2 ha
0,74 ha
1.09 ha

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

19


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Khùa - Thịnh Thành:
- Đập Luốc - Nhà Đũa:
- Đô - Thọ:
- Hoa - Văn - Hợp:
- Liên - Công - Đại:
- Vĩnh - Long:
- Chợ Chùa - Dinh:
- Khánh - Long:
- Thọ - Mã:
- Phú - Lăng:
- Bảo - Đại:
- Mỹ - Thượng Sơn:
- Mỹ - Minh:

- Trung- Long - Đồng:
- Hợp - Văn :
- Quốc lộ 7 A:

2,67 ha
1,87 ha
0,49 ha
0,77 ha
0,9 ha.
0,42 ha
0,93 ha
0,69 ha
3,55 ha
3,52 ha
0,92 ha
0,71 ha
1,19 ha
2,85 ha
1,15 ha
10,43 ha.

+ Giao thông nội đồng và thôn xóm tại các xã: 43,44 ha
Tổng nhu cầu đất giao thông tăng thêm giai đoạn 2007-2010 là 89,31 ha,
dự kiến sử dụng trên các loại đất. Trong đó: đất chuyên trồng lúa 35,8 ha, cây
hàng năm còn lại 22,5 ha, cây lâu năm 6,16 ha, đất lâm nghiệp 11,81 ha, nuôi
trồng thủy sản 0,05 ha, đất ở 0,8 ha, trụ sở 0,11 ha, sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp 0,08 ha, giáo dục đào tạo 0,23 ha, thể dục thể thao 0,13 ha, chợ 0,09 ha,
sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,3 ha, đất chưa sử dụng 10,92 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất giao thông là 2486,85 ha.
* Đất thủy lợi.

Kết hợp với chuyển đổi ruộng đất, quy hoạch lại bờ vùng, bờ thửa, chỉnh
lại một số kênh mương, nâng cấp một số hồ đập phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản ... và nhu cầu dân sinh.
Trong những năm tới dự kién đất thủy lợi tăng thêm 161,93 ha gồm các
công trình sau:
+ Đập Nước Vàng: 20 ha (Kim Thành)
+ Đập Khe Cày: 40 ha (Kim Thành)
+ Đập Luốc: 20 ha (Kim Thành)
+ Làm mới tràn xả lũ: 0,1 ha (Quang Thành)
+ Mở rộng đập Trụ: 1,57 ha (Quang Thành)
+ Hồ chứa nước: 12 ha, mương 0,3 ha (Thịnh Thành).
+ Đập Khe Cát: 28,94 ha (Viên Thành 14,8 ha, Sơn Thành 14,14 ha)

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

20


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

+ Mở rộng và nâng cấp một số kênh mương hồ đập khác tại các xã: 39,32
ha
Tổng nhu cầu đất thủy lợi tăng thêm dự kiến sử dụng trên các loại đất:
Lúa 33,52 ha, cây hàng năm còn lại: 26,43 ha, ở nông thôn 1,08 ha, nghĩa đại
1,5 ha, đất lâm nghiệp 13,1 ha và 86,3 ha đất chưa sử dụng, đồng thời đất thủy
lợi giảm 0,02 ha do chuyển sang đất giao thông.
Đến năm 2010 diện tích đất thủy lợi là 2 657,96 ha.
* Đất dẫn chuyền năng lượng, truyền thông:

Để đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, trong kỳ
điều chỉnh quy hoạch, dự kiến quỹ đất dẫn chuyền năng lượng truyền thông tăng
thêm 0,51 ha để xây dựng trạm biến thế ở các xã:
+ Mã Thành:
+ Kim Thành:
+ Đô Thành:
+ Thọ Thành:
+ Tây Thành:
+ Phú Thành:

0,02 ha
0,01 ha
0,05 ha
0,14 ha
0,15 ha
0,02 ha

+ Thịnh Thành:
+ Nhân Thành:
+ Long Thành:
+ Lý Thành:
+ Khánh Thành:
+ Đại Thành:

0,03 ha
0,04 ha
0,01 ha
0,01 ha
0,02 ha
0,01 ha


Diện tích tăng thêm dự kiến sử dụng trên các loại đất: Lúa 0,29 ha, cây
hàng năm còn lại 0,12 ha, lâm nghiệp 0,05 ha và 0,05 ha đất chưa sử dụng.
Đến năm 2010 diện tích đất dẫn chuyền năng lượng truyền thông là 26,96
ha, đây cũng là diện tích cần điều chỉnh so với quy hoạch trước đây.
* Đất cơ sở văn hóa.
Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa và hưởng thụ
giá trị văn hóa, trong thời gian tới dự kiến quỹ đất này tăng thêm 30,71 ha, gồm các
công trình:
+ Công viên cây xanh Thị trấn: 12,0 ha.
+ Tiểu công viên cây xanh Tân Thành: 3,5 ha.
+ Trung tâm văn hóa tại Đô Thành: 3,5 ha.
+ Nhà văn hóa các xóm tại các xã: 11,71 ha.
Diện tích đất cơ sở văn hóa tăng thêm dự kiến sử dụng trên các loại đất:
Lúa 28,99 ha, cây hàng năm còn lại 1,62 ha, lâm nghiệp 0,1 ha.
Đồng thời loại đất này giảm 0,07 ha do chuyển đất giao thông.
Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở văn hóa là 100,34 ha.
* Đất cơ sở y tế:
Trong kỳ điều chỉnh dự kiến chuyển 1,1 ha đất lúa sang đất cơ sở y tế để
xây dựng trạm xá tại:
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

21


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

+ Thị trấn: 0,1 ha.

+ Mã Thành: 0,2 ha.
+ Nam Thành 0,2 ha.
+ Hùng Thành 0,5 ha.
+ Mở rộng trạm xá Công Thành 0,1 ha
Đồng thời loại đất này cũng giảm 0,02 ha do chuyển đất giao thông.
Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở y tế là 16,58 ha.
* Đất cơ sở giáo dục đào tạo:
Quy hoạch, điều chỉnh mạng lưới trường lớp hợp lý, hình thành thêm các
trường phổ thông trung học, các cơ sở mầm non... .Với định hướng đó trong thời
gian tới dự kiến đất giáo dục đào tạo tăng thêm 20,39 ha để xây dựng các trường
cấp 1, 2 và mầm non tại các xã , thị trấn như sau:
+ Mã Thành
+ Lăng Thành:
+ Đức Thành:
+ Kim Thành:
+ Hậu Thành:
+ Đô Thành:
+ Quang Thành:
+ Tây Thành:
+ Hồng Thành:
+ Đồng Thành:
+ Phú Thành:
+ Hoa Thành:
+ Tăng Thành:
+ Sơn Thành:

1, 5 ha
0,5 ha
1,0 ha
0,2 ha

0,7 ha
0,4 ha
1,0 ha
0,3 ha
0,35 ha
0,28 ha
0,40 ha
0,30 ha
0,50 ha
0,6 ha

+ Thịnh Thành:
+ Xuân Thành:
+ Bắc Thành:
+ Nhân Thành:
+ Long Thành:
+ Minh Thành:
+ Nam Thành:
+ Vịnh Thành:
+ Lý Thành:
+ Khánh Thành:
+ Liên Thành:
+ Bảo Thành:
+ Thị trấn:
+ Hùng Thành

1,5 ha
0,81 ha
0,62 ha
1,0 ha

0,54 ha
2,0 ha
0,3 ha
0,44 ha
0,2 ha
1,0ha
0,5 ha
1,65 ha
0,8 ha
1,0 ha

Diện tích đất giáo dục đào tạo tăng thêm dự kiến sử dụng các loại đất: Lúa
11,43 ha, cây hàng năm còn lại 4,3 ha, lâm nghiệp 2,5 ha, trụ sở 0,8 ha và 0,36
ha đất chưa sử dụng.
Đồng thời loại đất này cũng giảm 0,32 ha do chuyển đất giao thông.
Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở giáo dục là 149,64 ha.
* Đất cơ sở thể dục, thể thao:
Xây dựng một số mô hình thể dục, thể thao ở các xã, phấn đấu mỗi xã, thị
trấn có một sân thể thao phổ thông, một nhà tập đơn giản, từng cụm xã có khu
vui chơi giải trí.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

22


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.


Để từng bước hoàn thiện mục tiêu trên, trước mắt đến năm 2010, đất cơ
sở thể dục, thể thao dự kiến tăng thêm 29,36 ha để xây dựng sân vận động, cụ
thể như sau:
- Sân vận động phục vụ các hoạt động thể thao đa chức năng như: Bóng
đá, bóng chuyền, cầu lông, mít tinh, hội họp... và khu cây xanh 9,5 ha (thị trấn).
- Sân thể thao tại các xã:
+ Kim Thành:
+ Thọ Thành:
+ Quang Thành:
+ Tây Thành:
+ Hồng Thành:
+ Phú Thành:
+ Tăng Thành:
+ Thịnh Thành:
+ Bắc Thành:
+ Sơn Thành:

1,2 ha
0,8 ha
2,6 ha
1,5 ha
0,1 ha
0,15 ha
1,5 ha
3,0 ha
0,2 ha
0,8 ha

+ Trung Thành:
+ Long Thành:

+ Minh Thành:
+ Vĩnh Thành:
+ Khánh Thành:
+ Viên Thành:
+ Đại Thành:
+ Liên Thành:
+ Bảo Thành:

0,56 ha
2,6 ha
0,2 ha
0,6 ha
0,8 ha
0,5 ha
0,3 ha
1,05 ha
1,3 ha

Diện tích đất cơ sở thể dục thể thao tăng thêm dự kiến sử dụng trên các
loại đất: Lúa 24,89 ha, cây hàng năm còn lại 4,0 ha, trụ sở công trình sự nghiệp
0,15 ha và 0,32 ha đất cha sử dụng.
Đồng thời loại đất này giảm: 1,29 ha do chuyển sang: Đất trụ sở 1,10 ha
và đất giao thông 0,19 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở thể dục thể thao là 213,73 ha.
* Đất chợ:
Để tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi buôn bán hàng hóa, dự kiến đến
năm 2010 diện tích đất dành cho hoạt động chợ và trung tâm dịch vụ thương mại
tăng thêm: 14,89 ha.
Xây dựng chợ mới tại các cụm tuyến dân cư nông thôn 11,39 ha.
Diện tích đất chợ tăng thêm dự kiến lấy trên các loại đất: Lúa 13,06 ha,

cây hàng năm còn lại 0,26 ha, sản xuất kinh doanh 0,77 ha và 0,8 ha đất chưa sử
dụng.
Đồng thời quỹ đất này giảm 0,57 ha do chuyển: đất ở nông thôn 0,46 ha,
đất giao thông 0,11 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất dành cho hoạt động chợ là 30,60 ha.
* Đất di tích lịch sử:
Khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên danh thắng, di tích văn
hóa, truyền thống dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử và văn hóa trên
địa bàn.
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

23


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

Phát triển du lịch đi đôi với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Dự kiến đến năm 2010 đất di tích tăng thêm 31,74 ha để cải tạo, mở rộng:
+ Đền Cả (Hoa Thành): 0,14 ha.
+ Đền Đức Hoàng (Phúc Thành): 27,6 ha.
+ Xây dựng Di tích lưu niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành: 2,0 ha.
+ Đình Sừng ( Lăng Thành): 1,0 ha.
Diện tích tăng thêm dự kiến sử dụng trên các loại đất: Lúa 2,0 ha, mặt
nước chuyên dùng 18,6 ha, lâm nghiệp 11,0 ha và 0,14 ha đất chưa sử dụng.
Diện tích đất di tích đến năm 2010 là 47,11 ha.
* Đất bãi thải, xử lý rác thải.
Cho đến nay rác thải sinh hoạt trên địa bàn đang là vấn đề bức xúc trong
nhân dân và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Việc bố

trí khu vực thu gom rác thải tập trung trên địa bàn là nhu cầu tất yếu và cần được
quan tâm chỉ đạo của huyện trong những năm tới.
Giải quyết vấn đề này, UBND huyện dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thiện
nhà máy xử lý rác thải ở Tăng Thành: 10,0 ha và các khu vực thu gom rác thải
tại các xã 12,77 ha.
Tổng nhu cầu đất bãi thải tăng thêm 22,77 ha, dự kiến sử dụng trên các
loại đất: Lúa 3,73 ha, cây hàng năm còn lại 0,84 ha, cây lâu năm 0,1, lâm nghiệp
11,8 ha, nghĩa địa 0,3 ha và 6,0 ha đất chưa sử dụng.
- Điều chỉnh quy hoạch đất tôn giáo, tín ngưỡng:
Giảm 0,02 ha do chuyển sang đất giao thông. Diện tích cuối kỳ điều chỉnh
là 35,56 ha.
- Điều chỉnh quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Dự kiến diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa đại tăng thêm giai đọan
2007-2010 là 12,36 ha, dự kiến sử dụng trên các loại đất: Lúa 7,36 ha, đất hàng
năm còn lại 0,4 ha, lâm nghiệp 2,2 ha và 2,40 ha đất chưa sử dụng.
Đồng thời loại đất này giảm 3,72 ha do chuyển: Đất sản xuất kinh doanh
1,5 ha, đất giao thông 0,42 ha, đất thủy lợi 1,50 ha và sang đất rác thải 0,30 ha.
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 là 452,62 ha.
- Điều chỉnh quy hoạch đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
Giảm 22,63 ha do chuyển sang các loại đất:
- Nuôi trồng thủy sản: 3,5 ha.
- Giao thông: 0,53 ha.

Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

24


Đánh giá môi trường chiến lược cho điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2010 và định hướng đến 2020.

- Di tích lịch sử: 18,6 ha.
Diện tích loại đất này cuối kỳ điều chỉnh là 2515,16 ha.
1.4.2.3. Đất chưa sử dụng:
Giảm 5375,31 ha do chuyển sang đất nông nghiệp 5243,05 ha, đất phi
nông nghiệp 132,26 ha. Diện tích đất chưa sử dụng cuối kỳ điều chỉnh là
1898,99 ha.
1.4.2.4. Về quy hoạch phát triển đô thị, thị tứ:
* Ngoài việc xây dựng thị trấn Yên Thành là trung tâm hành chính, chính
trị, kinh tế, văn hóa- xã hội dịch vụ thương mại của huyện sẽ quy hoạch thêm thị
trấn Vân Tụ với diện tích 291 ha lấy trên phần diện tích các xã:
- Công Thành: 182,62 ha (Đồng Muông, Đồng Hiền, Ngọc Hà và Thị Tứ).
- Khánh Thành: 100,96 ha (các xóm Tiên Khánh, Khánh Hòa).
- Liên Thành: 7,42 ha ( xóm phía nam Cầu Thông)
* Quy hoạch thị tứ tại các xã: Bảo Thành, Trung Thành, Mỹ Thành, Tăng
Thành, Tây Thành, Hậu Thành, Tân Thành, Đô Thành, Hợp Thành, Thọ Thành
và Minh Thành.
1.4.2.5. Phân khai kế hoạch sử dụng đất đến từng năm.
Năm 2007.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng:
- Chuyển 34,02 ha đất nông nghiệp (gồm 30,38 ha đất sản xuất nông
nghiệp, 3,63 ha đất lâm nghiệp và 0,01 ha đất nuôi trồng thủy sản) sang các
mục đích phi nông nghiệp như sau:
+ Đất ở: 13,86 ha.
+ Đất giao thông: 20,19 ha.
- Chuyển 0,2 ha đất ở nông thôn, 0,06 ha đất thể dục thể thao, 0,02 ha đất
đất văn hóa, 0,02 ha đất y tế, 0,06 đất giáo dục, 0,11 đất nghĩa địa và 0,09 ha đất
sông suối và mặt nước chuyên dùng sang đất giao thông.

Diện tích đất phải thu hồi:
- Đất nông nghiệp 34,02 ha ( đất sản xuất nông nghiệp 30,38 ha, lâm
nghiệp 3,63 ha và 0,01 ha đất nuôi trồng thủy sản).
- Đất ở nông thôn 0,21 ha, đất thể dục thể thao 0,06 ha, đất đất văn hóa
0,02 ha, đất y tế 0,02 ha, đất giáo dục 0,06 ha, đất nghĩa địa 0,11ha và đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng 0,09 ha.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích:
Chủ dự án: UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×