Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.55 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ HỒNG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH KON TUM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 834.02.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Hữu Mẫn

Phản biện 1: PGS. TS. Lâm Chí Dũng
Phản biện 2: TS. Vũ Mạnh Bảo
.

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 9 năm 2019.


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát
triển, mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước, thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng được nhà nước quan tâm.
Từ đó dẫn đến nhiều cơ hội, thách thức mới cho các ngành của nền
kinh tế nói chung và ngành tài chính nói riêng. Bên cạnh đó những
năm gần đây, hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ cũng là định
hướng phát triển chính yếu của không ít ngân hàng vì lợi nhuận được
ghi nhận từ bán lẻ đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận chung.
Hòa nhập xu hướng trên, với mục tiêu không ngừng phát triển,
từ năm 2014 Vietinbank cũng đã chuyển đổi mô hình kinh doanh bán
lẻ. Đến nay đã có những thay đổi tích cực với nhiều kết quả đáng tự
hào từ hoạt động kinh doanh bán lẻ và nằm trong top những ngân
hàng hoạt động bán lẻ tốt nhất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, là một
chi nhánh nằm trên địa bàn miền núi, kém phát triển về nền kinh tế,
đời sống người dân còn không ít khó khăn, chủ yếu nguồn thu nhập từ
hoạt động nông nghiệp. Đồng thời, cũng là 1 trong 4 ngân hàng lớn
trên địa bàn nhưng thị phần về tín dụng của Vietinbank Kon Tum năm
2018 đứng thứ 3 (chỉ chiếm 13%), sau Agribank Kon Tum (chiếm
40%), sau Vietcombank Kon Tum (chiếm 17%) và gần sát với BIDV
Kon Tum (chiếm 11%). Trong khi tín dụng bán lẻ chiếm gần
60%/tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Vì vậy, việc triển khai của
Vietinbank Kon Tum về những sản phẩm đối với cho vay KHCNKD

trên địa bàn còn nhiều tồn tại, bất cập, cần tìm kiếm các giải pháp
khắc phục, đưa ra những định hướng nhằm tổng hòa lợi ích giữa ngân
hàng và khách hàng, góp phần hỗ trợ khách hàng nâng cao đời sống,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển nền kinh
tế tại địa phương.


2
Bên cạnh đó, theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016 do ngân hàng Nhà nước ban hành cũng đã có sự thay đổi
về chủ thể được vay vốn: “Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh,
hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức
tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân” và “bao
gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ
kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh
doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân”. Với những lý do đã trình bày ở
trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon
Tum” để nghiên cứu, làm đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho
vay KHCNKD tại các NHTM.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá tình hình hoạt động cho vay
KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum để trên cơ sở đó đưa ra những
khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại chi
nhánh theo mục tiêu, kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong thời gian
tới cũng như các đơn vị có liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động cho vay
KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum.

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ giao dịch với khách hàng, các
phòng/ban thực thuộc có liên quan đến công tác tín dụng bán lẻ như
phòng bán lẻ, phòng hỗ trợ tín dụng, phòng giao dịch, phòng kế
toán,....; KHCNKD vay vốn tại Vietinbank Kon Tum.
- Phạm vi thực hiện nghiên cứu:
+ Về nội dung: Xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài là
hoạt động cho vay KHCNKD của Vietinbank Kon Tum dựa trên các


3
quy định pháp lý mới.
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động cho
vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum.
+ Về thời gian: Các dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh
giá thực trạng hoạt động cho vay KHCNKD chỉ tập trung trong giai
đoạn 3 năm gần nhất (từ năm 2016 – 2018). Các khuyến nghị nhằm
hoàn thiện hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện hệ thống hóa các cơ sở lý luận, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Sử sụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để hệ
thống hóa cơ sở lý luận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, phân tích và khuyến nghị
hoàn thiện hệ thống những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho
vay KHCNKD của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời đóng góp
nhằm chuẩn mực hóa các quy định nội bộ tại các NHTM nói chung và
của Vietinbank nói riêng.
b. Ý nghĩa thực tiễn

Tổng hợp, phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế
còn tồn tại trong hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon
Tum; trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị có khả năng vận dụng
vào hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời,
có thể được sử dụng như nguồn tham khảo để các đơn vị có những
điều kiện, bối cảnh tương đồng vận dụng, hoàn thiện hoạt động cho
vay KHCNKD.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận luận văn gồm 3 chương:


4
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay đối với
KHCNKD của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay KHCNKD tại
Vietinbank Kon Tum.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
đối với KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân kinh
doanh của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
Cá nhân kinh doanh là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp
tư nhân, kinh doanh tại một vị trí cố định, lao động đi thuê không
thường xuyên, lấy toàn bộ tài sản của mình đảm bảo cho hoạt động

sản xuất kinh doanh.
KHCNKD là những KHCN được sử dụng dịch vụ ngân hàng
cho mục đích kinh doanh.
b. Đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh
KHCNKD có nhiều loại và có đặc điểm khác nhau về nghề
nghiệp, uy tín, thu nhập, khả năng tài chính, tuổi, trình độ học thức,
mức độ hiểu biết về các dịch vụ Ngân hàng...
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh


5
Cho vay KHCNKD của NHTM là hình thức cấp tín dụng,
theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho KHCN một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích kinh doanh trong một thời gian nhất định dựa
trên các thỏa thuận, nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi theo quy định.
b. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
- Về đối tượng: Là cá nhân kinh doanh có nhu cầu vay vốn sử
dụng vào mục đích đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cá
nhân. Số lượng đối với KHCN chiếm tỷ lệ lớn, nhu cầu vốn đa đạng
nhưng không thường xuyên.
- Thời gian vay vốn: Đối với đối tượng vay là KHCN bổ
sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời gian vay rất đa
dạng nhưng thường đa số là các khoản vay ngắn hạn.
- Quy mô vốn và số lượng khoản vay: Quy mô khoản cho vay
KHCNKD đa phần nhỏ hơn cho vay đối với KHDN. Nguyên nhân
chủ yếu do đối tượng khách hàng này kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ,
vốn đầu tư thấp.
- Về chi phí cho vay: Tổng số lượng quản lý hồ sơ các khoản

vay cá nhân kinh doanh thường nhiều nhưng quy mô của từng khoản
vay lại nhỏ, chưa kể việc phải theo dõi thường xuyên diễn biến hoạt
động kinh doanh của đối tượng vay.
- Mức lãi suất cho vay: Thường ít linh hoạt, các khoản cho
vay cá nhân lãi suất được điều chỉnh theo thị trường nhất định, lãi suất
cho vay kinh doanh của cá nhân hay được ấn định ở một mức nhất
định nào đó.
- Khả năng rủi ro trong cho vay: Những khoản vay của
KHCNKD vẫn thường tồn tại những rủi ro tín dụng tương đối cao.
Những KHCNKD có kết quả kinh doanh và năng lực tài chính thay
đổi rất dễ dẫn đến những thay đổi về tài chính.
1.1.3. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh.


6
- Đối với ngân hàng thương mại
- Đối với khách hàng cá nhân kinh doanh
- Đối với nền kinh tế
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh của Ngân hàng thương mại
- Gia tăng quy mô
- Hợp lý hóa cơ cấu cho vay
- Nâng cao đối với chất lượng dịch vụ cho vay
- Kiểm soát, hạn chế rủi ro phát sinh trong cho vay
- Gia tăng thu nhập
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại
a. Mô hình quản lý tập trung

b. Mô hình chuyên môn hóa
1.2.3. Các hoạt động mà ngân hàng thường triển khai
nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh
- Về tăng số lượng khách hàng:
- Chuyển từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động để
phù hợp hơn với đối tượng là KHCNKD.
- Mục tiêu về thị phần: Áp dụng các mục tiêu, giải pháp đồng
bộ để cạnh tranh nâng cao quy mô về thị phần
- Kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD
- Ngày càng hoàn thiện về chất lượng dịch vụ đối với hoạt
động cho vay
- Sử dụng các giải pháp khác như nâng cấp, cải thiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị công nghệ thông tin được áp dụng theo xu thế thị


7
trường. Đưa ra các giải pháp tăng nguồn huy động vốn để đáp ứng vốn
cho hoạt động tiền vay.
1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
a. Quy mô cho vay KHCNKD
b. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
c. Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh
d. Kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại
a. Các nhân tố bên ngoài: Môi trường pháp lý; Điều kiện tự

nhiên; Môi trường kinh tế vĩ mô; Đặc điểm của khách hàng; Đặc điểm
của cạnh tranh; Chính sách quản lý của nhà nước
b. Các nhân tố bên trong ngân hàng: Chất lượng nguồn
nhân lực của NHTM; Chính sách và quy trình tín dụng của ngân
hàng; Chất lượng công tác thẩm định; Thương hiệu ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH KON TUM
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum


8
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn từ năm 2016-2018
Các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh của Vietinbank
Kon Tum từ năm 2016 đến năm 2018 cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Kon Tum
giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Tỷ đồng
S
TT


Chỉ tiêu

Thực
hiện
2016

Thực
hiện
2017

Thực
hiện
2018

2017/2016
2018/2017
Tăng/
Tăng/
Tỷ lệ
Tỷ lệ
giảm
giảm

I.CHỈ TIÊU QUY MÔ
1 Huy động vốn cuối kỳ
1.127 1.201
1.412
74
7%
211

18%
Huy động vốn bán lẻ
2
574
640
836
66
11%
196
31%
cuối kỳ
3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2.450
2.603
2.984
153
6%
381
15%
4 Dư nợ bán lẻ cuối kỳ
1.504
1.521
1.732
17
1%
211
14%
II.CHỈ TIÊU CƠ CẤU, CHẤT LƯỢNG
Tỷ lệ dư nợ nhóm
5
97,74% 97,30% 97,93% -0,44% 0% 0,63% 1%

1/TDN
6 Tỷ lệ nợ nhóm 2/TDN
0,32% 0,20% 0,31% -0,12% -38% 0,11% 55%
7 Tỷ lệ nợ xấu/TDN
1,94% 2,50% 1,76% 0,56% 29% -0,74% -30%
III.CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
Lợi nhuận ròng thu lãi
8
220
286
291
66
30%
5
2%
cho vay trên huy động
9 Lợi nhuận ròng từ dịch vụ
4,3
4,9
5,7
0,6
14%
0,8
16%
10 Thu từ nợ đã XLRR
0,05
0
1,16
-0,05 -100% 1,16
0%

11 Trích lập dự phòng rủi ro
7,5
8,1
8,5
0,6
8%
0,4
5%
12 Lợi nhuận trước thuế
43,9
32
32
-11,9 -27%
0
0
IV.CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
13 Thu nhập thuần bán lẻ
52,5
55,5
56,2
3
6%
0,7
1%
Thu nhập ròng hoạt
14
1,3
1,4
2,1
0,1

8%
0,7
50%
động thẻ

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)


9
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH KON TUM
2.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Kon Tum
Bảng 2.3. Các mục tiêu cơ bản trong cho vay KHCNKD giai đoạn
năm 2017-2019
Chỉ tiêu
Dư nợ KHCNKD
Tỷ lệ nợ xấu / tổng
dư nợ KHCNKD
Về thị phần
Về thu nhập
Về cơ cấu

Về khách hàng

Năm 2017
Tăng ít nhất 10%
so với năm 2016

= hoặc < 2%

Năm 2018
Tăng từ 10 đến 12%
so với năm 2017

Năm 2019
Tăng 10% so
với năm 2018

Giữ vững vị thế trên địa bàn tỉnh Kon Tum về cho vay
KHCNKD
Tăng thu nhập từ lãi cho vay KHCNKD mỗi năm ít nhất
10%
Nâng tỷ trọng cho vay trung-dài hạn lên từ 3-4%/năm , cho
vay KHCNKD đa dạng ngành nghề nhằm phân tán rủi ro,
nhận nhiều loại TSBĐ
Gia tăng số lượng khách hàng đều theo từng năm

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum)
2.2.2. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
a. Công tác t chức nhân sự
+ Mỗi năm trụ sở chính đều giao về chỉ tiêu hoạt động, trong đó
có cả chỉ tiêu tín dụng.
+ Giám đốc tại Vietinbank Kon Tum, không trực tiếp chịu trách
nhiệm về chỉ tiêu, kết quả mảng tín dụng KHCN mà giao cho 01 Phó
giám đốc chi nhánh đảm nhiệm.
b. Quy trình xét duyệt cho vay khách hàng cá nhân kinh

doanh


10
Bước 1: Cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn, tiếp nhận và
kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho khách hàng.
Bước 2: Thực hiện thẩm định, thực hiện lập tờ trình thẩm định
và thực hiện quyết định tín dụng, lên dự thảo hợp đồng vay và hợp
đồng thế chấp tài sản bảo đảm.
Bước 3: Xét duyệt tín dụng
Bước 4: Ngoài việc thông báo cho khách hàng bằng văn bản,
đòi hỏi cần cập nhật dữ liệu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào
chương trình quản lý tín dụng trên hệ thống LOS.
Bước 5: Thực hiện ký kết hợp đồng, công chứng và thực hiện
đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp.
Bước 6: Thực hiện giao nhận, nhập kho đối với tài sản đảm
bảo được thế chấp, sao đó nhập thông tin, phê duyệt dữ liệu của khách
hàng, tài sản thế chấp và thông tin khoản tín dụng lên hệ thống quản
lý, theo dõi nội bộ.
Bước 7: Thực hiện giải ngân khoản vay
Bước 8: Kiểm tra, giám sát nợ vay
Bước 9: Thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh liên quan đến hồ sơ
vay vốn
Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản đảm
bảo
2.2.3. Các hoạt động mà Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum thực hiện đối với hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh
- Trong vấn đề nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách
hàng ngân hàng Vietinbank Kon Tum đã chủ động hơn trong chủ

trương phát triển KHCNKD mới nhằm gia tăng số lượng khách hàng;
đồng thời phát triển các dịch vụ để duy trì khách hàng cũ hay mới…
- Đối với công tác gia tăng dư nợ, duy trì thị phần và nâng cao


11
sức cạnh tranh cho vay KHCNKD.
- Hoạt động kiểm soát, hạn chế rủi ro đối với tín dụng trong
cho vay KHCNKD.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KON TUM
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
a. Về quy mô cho vay KHCNKD của chi nhánh:
- Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh qua các năm như sau.
Bảng 2.4. Dư nợ cho vay KHCNKD giai đoạn năm 2016-2018 của
Vietinbank Kon Tum
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Số
tiền


Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Tổng dư nợ cho vay

2.450

100%

2.603

100%

2.984

100%

Dư nợ cho vay CN KD


1.487

Nợ xấu

47,5

61%

1.545
65

59%

1.698
52,5

57%

Nợ xấu CNKD

24,5

30

32

Tỷ lệ nợ xấu

1,94%


2,50%

1,76%

Tỷ lệ nợ xấu CNKD

1,65%

1,94%

1,88%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Qua số liệu bảng trên cho thấy dư nợ cho vay KHCNKD tại
Vietinbank Kon Tum có sự tăng trưởng đều qua 3 năm.
Bên cạnh đó, nợ xấu cũng luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với
chi nhánh, nó ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh, làm phát sinh
chi phí đòi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, tăng chi phí trích lập DPRR.


12
- Số lượng KHCNKD tại chi nhánh.
Bảng 2.5. Số lượng KHCNKD vay vốn giai đoạn năm 2016-2018 tại
Vietinbank Kon Tum
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch tăng/ giảm
Chỉ tiêu

Năm

2016

Năm
2017

Năm
2018

Tổng số KH vay bán lẻ

4.246

4.772

Số KH vay cá nhân KD

3.833

4.290

2017/2016

2018/2017

Tăng/
giảm

Tỷ
lệ


Tăng/
giảm

Tỷ
lệ

4.995

526

12%

223

5%

4.645

457

12%

355

8%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Theo bảng số liệu ta thấy số lượng KHCNKD chiếm tỷ trọng
lớn từ 90% trở lên trên tổng số lượng khách hàng bán lẻ vay vốn tại

Vietinbank Kon Tum và có sự tăng trưởng qua các năm, vậy cho thấy
chi nhánh đã nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới.
- Dư nợ cho vay bình quân trên 01 KHCNKD tại chi nhánh.
Bảng 2.6. Dư nợ bình quân cho vay KHCNKD giai đoạn năm 20162018 tại Vietinbank Kon Tum
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch tăng/ giảm
Chỉ tiêu

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Dư nợ CNKD

1.487

1.545

Số KHCNKD

3.833
0,388

Dư nợ bình
quân/KH


2017/2016

2018/2017

Tăng/
giảm

Tỷ
lệ

Tăng/
giảm

Tỷ
lệ

1.698

58

4%

153

10%

4.290

4.645


457

12%

355

8%

0,360

0,366

-0,028

-7%

0,0054

2%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Qua số liệu trên cho thấy, dự nợ cho vay KHCNKD cuối kỳ
bình quân/khách hàng gần như tương đồng qua các năm


13
b. Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh
- Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay KHCNKD theo thời gian

như sau:
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay KHCNKD theo thời gian tại
Vietinbank Kon Tum
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Dư nợ cho vay CN KD


1.487

100%

1.545

100%

1.698

100%

1. Dư nợ ngắn hạn

1.457

98%

1.530

99%

1.681

99%

30

2%


15

1%

17

1%

2. Dư nợ trung và dài hạn

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn KHCNKD
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay KHCNKD và có xu
hướng tăng dần qua 3 năm.
- Cơ cấu cho vay theo phương thức cho vay:
Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ vay KHCNKD theo phương thức cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Chỉ tiêu

Số
tiền


Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Dư nợ cho vay CNKD

1.487

100%

1.545

100%

1.698

100%

1.Cho vay từng lần


952

64%

958

62%

1.104

65%

2.Cho vay hạn mức

535

36%

587

38%

594

35%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay từng lần chiếm

tỷ trọng cao hơn so với cho vay theo hạn mức. Mặc dù, dư nợ cho vay
theo hạn mức tín dụng về lượng cũng như tỷ trọng qua các năm đều
tăng.


14
- Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay:
Bảng 2.9. Cơ cấu cho vay KHCNKD theo hình thức đảm bảo
tiền vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số

tiền

Tỷ
trọng

Dư nợ cho vay CNKD

1.487

100%

1.545

100%

1.698

100%

1.Dư nợ có bảo đảm
bằng tài sản

1.487

100%

1.545

100%


1.698

100%

-

-

-

-

-

-

2.Dư nợ không có bảo
đảm bằng tài sản

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo
chiếm tỷ trọng 100% trên tổng dư nợ, không phát sinh cho vay
KHCNKD không có tài sản đảm bảo. Điều này là rất tốt đối với công
tác quản trị ngân hàng, đây là dấu hiệu tốt của ngân hàng trong bối
cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn.
- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề:
Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ vay KHCNKD theo ngành nghề
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu


Năm 2016

Năm 2017

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Năm 2018
Số

Tỷ

tiền

trọng

tiền

trọng

tiền

trọng


1.487

100%

1.545

100%

1.698

100%

1. Nông nghiệp

520

35%

572

37%

611

36%

2. Thương mại dịch vụ

669


45%

649

42%

713

42%

3. Khác

297

20%

324

21%

374

22%

Dư nợ cho vay CN KD

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay KHCNKD tại
Vietinbank Kon Tum có sự tăng trưởng khá ổn định trong các nghành,



15
lĩnh vực. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của địa bàn.
c. Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCNKD
Bảng 2.11. Nợ xấu trong cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Dư nợ cho vay KHCNKD

1.487

1.545

1.698

Nợ xấu KHCNKD

24,5

30

32


1,65%

1,94%

1,88%

Tỷ lệ nợ xấu (%)

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu về cho vay
KHCNKD trong những năm cũng trên mức trung bình trong giới hạn
cho phép.
d. Kết quả bán chéo sản phẩm trong cho vay cá nhân kinh
doanh
Bảng 2.12. Số lượng KHCNKD sử dụng dịch vụ tại Vietinbank
Kon Tum
Năm 2016
Chỉ tiêu

Số
lượng

Tỷ
trọng

Năm 2017
Số
lượng


Tỷ
trọng

Năm 2018
Số
lượng

Tỷ
trọng

Số lượng CNKD

3.833

Số KH sử dụng dịch vụ tiền gửi

1.629

42,5%

2.733

63,7%

3.029

65,2%

Số KH sử dụng dịch vụ SMS


3.737

97,5%

4.076

95,0%

4.506

97,0%

Số KH sử dụng dịch vụ internet
banking

1.058

27,6%

1.330

31,0%

1.394

30,0%

85,7%


3.647

Số KH sử dụng bảo hiểm
Số KH sử dụng dịch vụ thẻ

3.285
3.296

4.290

86,0% 3.754

4.645

85,0%
87,5%

4.111
4.102

88,5%
88,3%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Thông qua bảng trên ta thấy, cũng nhờ cho vay khách hàng kinh
doanh mà từ đó các sản phẩm dịch vụ khác có liên quan cũng được
phát triển



16
e. Thu nhập từ cho vay KHCNKD
Bảng 2.13. Thu lãi từ cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

1. Tổng thu lãi cho vay

39,2

42,2

2. Thu lãi cho vay CNKD

37,3

40,6

Tỷ trọng thu lãi từ CV
CNKD/Thu lãi CV (%)


95%

3. Thu lãi cho vay khác
Tỷ trọng thu lãi từ CV khác /
Thu lãi CV (%)

Chỉ tiêu

Mức tăng
2017/2016

2018/2017

43,7

3

1,5

42,1

3,3

1,5

96%

96%


1%

0%

1,9

1,6

1,6

-0,3

0

5%

4%

4%

-1%

0%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Vietinbank Kon Tum; giai đoạn 2016-2018)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Trong cơ cấu thu từ hoạt động
kinh doanh của ngân hàng hiện nay, thu nhập từ hoạt động cho vay
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn thu chính.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân đối với hoạt động

cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum
a. Những hạn chế
Tuy nhiên số dư nợ cho vay trong hoạt động này tăng so với
tiềm năng của chi nhánh nhưng khoảng dư nợ cho vay khách hàng
kinh doanh là cá nhân so với tổng số dư cho vay vẫn còn tỷ trọng chưa
quá cao.
Mặc dù các cán bộ tín dụng đã kiểm tra và giám sát sau khi
vay vẫn còn lỗ hổng, trong quá trình tiến hành kiểm tra tình hình thực
tế của khách hàng chưa thực sự đúng với quy trình đã đề ra
Một số nhân viên vừa tạo hình ảnh không đẹp về thái độ, vừa
tạo cho khách hàng sự không hài lòng về chuyên môn nên bị đánh giá
chưa cao.


17
Về các danh mục giới thiệu sản phẩm vẫn còn một số thiếu
xót không đáng kể
Việc chăm sóc khách hàng còn chưa được chú trọng và tập
trung lắm.
Hiện nay các hình thức cấp tín dụng của Vietinbank Kon Tum
chưa có sự đổi mới so với các năm trước và những ngân hàng khác.
Ngoài ra các hình thức đảm bảo chưa phong phú, phần lớn
chú trọng vào thế chấp bất động sản lớn, không những thế vấn đề
thẩm định tài sản còn thụ động.
b. Nguyên nhân hạn chế
- Chưa có các văn bản cụ thể để trình bày và hướng dẫn về các
nội dung quy trình cho vay chuyên biệt với KHCNKD.
- Đối với nhân viên cán bộ cần phải nhạy bén và tích cực hơn,
trình độ xử lý nghiệp vụ tốt hơn do số năm kinh nghiệm trung bình

hiện nay tương đối thấp.
- Khách hàng chưa được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về
việc hạn chế sử dụng tiền mặt nhất là vùng có dân tộc tại chỗ.
- Vì đời sống vật chất còn thấp nên thường khách hàng không
có khoản dự phòng để khi gặp rủi ro vẫn còn có nguồn dư để trả cho
ngân hàng.
- Sự hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng còn thấp, chưa thực sự
muốn tìm hiểu và thay đổi cách thức vay mới.
- Mặc dù số lượng khách hàng vẫn được duy trì và gia tăng
nhưng các cán bộ vẫn còn lơ là trong công tác duy trì khách hàng
truyền thống và mời gọi khách hàng mới.


18
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH KON TUM
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho
vay cá nhân kinh doanh tại VietinBank Kon Tum
a. Những thuận lợi
Thứ nhất, thuận lợi về thương hiệu của VietinBank
Thứ hai, thuận lợi về lãi suất cho vay
Thứ ba, thuận lợi về thẩm quyền phê duyệt tín dụng
Thứ tư, thuận lợi về chính sách chăm sóc khách hàng
b. Những khó khăn
Thứ nhất, khó khăn về văn bản, công văn hướng dẫn cho vay
cá nhân kinh doanh

Thứ hai, khó khăn về thủ tục pháp lý, về công tác đăng ký thế
chấp
Thứ ba, mặc dù so với lãi suất các NH khác trên cùng địa bàn,
lãi suất tại VietinBank Kon Tum có tính cạnh tranh hơn rất nhiều, tuy
nhiên kỳ hạn cho vay chưa linh hoạt
Thứ tư là tuy đã đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay nhưng hiện
tại dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh của chi nhánh tập trung nhiều
vào lĩnh vực nông nghiệp
Thứ năm là chất lượng cán bộ tín dụng còn thấp, đa số cán bộ
trong ngân hàng là các cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
Thứ sáu là mạng lưới giao dịch của VietinBank Kon Tum
tương đối ít


19
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển cho vay cá nhân
kinh doanh tại VietinBank Kon Tum
Mục tiêu tăng trưởng:
- Về nguồn vốn: Tăng trưởng ở mức bằng và cao hơn mức
tăng trưởng bình quân của địa bàn, trung bình đạt trên 20%/năm.
- Về dư nợ: Đạt mức tăng trưởng hàng năm cao hơn mức tăng
trưởng tín dụng chung trên địa bàn, tối thiểu đạt 15%/năm. Tập trung
tăng trưởng phân khúc bán lẻ tương xứng với tiềm năng.
- Về nợ xấu, chất lượng tín dụng: Phát triển dư nợ đi đôi với
kiểm soát chất lượng tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ xấu hàng năm ở
mức dưới 2%.
- Về thu dịch vụ: Đẩy dần tỷ trọng lợi nhuận từ thu dịch vụ
trong cơ cấu tổng lợi nhuận hoạt động của chi nhánh, phấn đấu đạt tỷ
lệ 30% vào năm 2020.
- Về lợi nhuận: Phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận ổn định và

tăng đều qua các năm, với mức tăng bình quân đạt 20%/năm.
Mục tiêu thị phần:
- Về nguồn vốn: phấn đấu đến năm 2020, thị phần huy động
của Chi nhánh đạt 11%.
- Về dư nợ: phấn đấu đến năm 2020, thị phần tín dụng của
VietinBank Kon Tum đạt 15%.
Mục tiêu lợi nhuận:
Giai đoạn 2016 – 2020, Chi nhánh phấn đấu đạt mức tăng
trưởng đều hàng năm đối với các chỉ tiêu về dư nợ, huy động, thu dịch
vụ ở mức từ 15% - 30%, phấn đấu hoàn thành tối thiểu 80% kế hoạch
thu nợ xử lý rủi ro hàng năm được giao, để đạt được mức tăng trưởng
lợi nhuận đều và ổn định qua các năm là 20%.


20
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
KON TUM
3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách trọng điểm nhằm khai
thác thu hút khách hàng cá nhân kinh doanh
Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh
Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực
Đa dạng hóa cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và
phương thức đảm bảo tiền vay
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng và nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng

Đổi mới về quy trình cấp tín dụng
3.2.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bên cạnh việc quản lý và đảm nhiệm tốt các ngân hàng hiện
tại ở nước ta. Thế nhưng vẫn còn một số mặt còn hạn chế và khắc
phục. Trước hết phải tận dụng hết vai trò và quyền lực của mình trong
quá trình hoạch định, tiến hành thực thi chính sách tiền tệ và thanh tra
minh bạch, khách quan hơn; giám sát hệ thống các ngân hàng kỹ
lưỡng. Bên cạnh đó năng lực kinh doanh, quản lý rủi ro cũng cần được
nhanh chóng tăng cường.
Hoạt động thanh tra vẫn luôn được tiến hành nhưng vẫn chưa
thực sự đạt hiệu quả, vì vậy cần đưa ra giải pháp để thay đổi về
phương pháp hoạt động của các thanh tra viên đối với việc giám sát
các hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động tổ chức tín dụng của


21
trung tâm tín dụng (CIC). Quan trọng hơn hết đây là lúc cần thiết để
thiết lập hệ thống cảnh báo sớm đối với những rủi ro tín dụng trên
toàn hệ thống ngân hàng.
Tổ chức tín dụng phải tăng cường theo dõi, cũng như sửa đổi
và bổ sung để hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay hay gia
hạn nợ của khách hàng. Có như thế hoạt động tín dụng vừa tăng
trưởng cao đi kèm với chất lượng tốt và dài lâu. Bên cạnh đó yếu tố
thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng;
do đó ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên theo dõi những biến
chuyển trên thị trường tiền tệ để báo cáo kịp thời, báo cáo định kỳ, các
vấn đề của hoạt động ngân hàng. Hơn nữa giữa ngân hàng Nhà nước
và chính quyền thành phố, doanh nghiệp cũng như các ngân hàng trên
địa bàn cần có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Cho nên việc tổ chức
những cuộc họp giao ban xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động

tín dụng của ngân hàng và khách hàng, từ đó đưa ra nhận định đúng
với thực tế để chỉnh sửa cho phù hợp; giảm tối đa các rủi ro không
đáng có; kịp thời khắc phục những hậu quả; Giao quyền chủ động
kinh doanh và tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng hoạt động và phát
triển.
Tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC để những
thông tin ngân hàng có đầy đủ, chính xác và độ tin cậy cao. Những dữ
liệu mà CIC cung cấp chưa rõ ràng, thông tin đơn điệu, ngân hàng dữ
liệu thông tin chưa được cập nhập và xử lý lịp thời. CIC đóng vai trò
quan trọng chi phối quyết định của ngân hàng, dó đó thông tin đua ra
phải đầy đủ, chính xác nhất có thể. Cho nên đây là hoạt động cần được
quan tâm và nâng cấp hơn.
Trong vấn đề xác định khung giá cả chung cho tài sản đảm bảo
chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ ngân hàng, ngân hàng


22
Nhà nước vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức và chặt chẽ. Cho nên
cần khắc phục và thực hiện nghiêm túc điều này xem xét khung giá
đối với quyền sử dụng đất phù hợp với giá cả thị trường.
Theo từng thời kỳ luôn thực hiện chính sách vĩ mô thích hợp
nhằm tạo sự ổn định và phát triển kinh tế. Quản lý và điều hành các
công cụ chính sách tiền lãi, tiền tệ linh động.
Cán bộ quản lý và điều hành của các NHTM luôn được chú
trọng trong vấn đề nâng cao năng lực, luôn đảm bảo an toàn, trong
hoạt động của hệ thống và nền kinh tế.
Để các hoạt động cho vay của các ngân hàng được thuận lợi
hơn thì ngân hàng Nhà nước cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt
động của từng NHTM, nhất là trong lĩnh vực huy động tiền gửi để tình
hình thị trường luôn ổn định.

Việc cập nhập và thu thập thông tin là vấn đề vô cùng quan
trọng không những giảm thiểu rủi ro cao mà còn góp phần phát triển
cơ hội kinh doanh trên nhiều mặt. Do đó ngân hàng Nhà nước nên đầu
tư hệ thống thông tin liên ngân hàng, qua đó các NHTM có thể cập
nhập thông tin thị trường liên ngành nhanh nhất và mau chóng bắt
được những cơ hội tốt trong kinh doanh.


23
KẾT LUẬN
Vietinbank trong những năm gần đây đã đạt được một số kết
quả khi theo định hướng chiến lược về đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
bán lẻ như tăng trưởng mạnh cả về quy mô, doanh số, số lượng khách
hàng bán lẻ và dần hướng tới việc nâng cao hiệu quả sinh lời từ các
nghiệp vụ chính như tín dụng, huy động vốn, ….. Với kỳ vọng mang
lại những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung cũng như sản
phẩm cho vay KHCNKD ưu việt nhất của ngân hàng đến với khách
hàng trên địa bàn đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho Vietinbank Kon Tum.
Đối với hệ thống các NHTM nói chung cũng như Vietinbank
nói riêng, số lượng KHCNKD chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, vấn đề nghiên
cứu để hoàn thiện hoạt động cho vay đối với đối tượng là KHCNKD
là hết sức cần thiết.
Qua quá trình thực hiện đề tài về hoàn thiện hoạt động cho vay
KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum, theo đó luận văn đã đề cập và
giải quyết một số vấn đề sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay
KHCNKD của các NHTM, đặc điểm KHCNKD, đặc điểm cho vay
KHCNKD cũng như vai trò của KHCNKD đối với các NHTM. Luận
văn đã tập trung làm rõ nội dung hoạt động cho vay KHCNKD, các

tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động này cũng như các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay KHCNKD của NHTM.
- Đánh giá được tình hình hoạt động cho vay KHCNKD của
Vietinbank Kon Tum và chỉ ra được những kết quả, tồn tại hạn chế
trong hoạt động cho vay KHCNKD tại Vietinbank Kon Tum.
- Trên cơ sở lý luận và tình hình cho vay KHCNKD tại
Vietinbank Kon Tum, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh


×