Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

30 CAU BAN TRC NGHIM BAI TP CA NHAN t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.21 KB, 3 trang )

30 CÂU BÁN TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP CÁ NHÂN TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Luật tố tụng dân sự chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
2. Chỉ quan hệ giữa Tòa án với đương sự phát sinh trong quá trình giải
quyết vụ án và được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh mới là
quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
3. Việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều phải có hội thẩm nhân dân
tham gia.
4. Mọi phiên tòa xét xử các vụ án dân sự phải được tòa án tiến hành công
khai.
5. Việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều phải đảm bảo nguyên tắc xét xử
tập thể.
6. Mọi vụ việc dân sự đều phải trải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
7. Tòa án có trách nhiệm hòa giải đối với tất cả các vụ việc dân sự.
8. Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia tất cá các phiên tòa sơ thẩm vụ án
dân sự.
9. Thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp trong mọi
trường hợp đều được Tòa án công nhận.
10. Đương sự có nghĩa vụ nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình trong tất cả
các vụ việc dân sự.
11. Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án chỉ là tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký
kinh doanh và đều nhằm mục đích lợi nhuận.
12. Tất cả các tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tụ tố tụng dân sự.
13. Không phải mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
14. Mọi yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

1



15. Không phải tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh,
thương mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng
dân sự.
16. Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tất cả các
tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích.
17. Tất cả các vụ việc dân sự mà có đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm
quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
18. Trong một số trường hợp thì Tòa án cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc
dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết.
19. Trong một số trường hợp thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự có đương sự là người nước ngoài.
20. Mọi vụ việc dân sự mà có đương sự là người nước ngoài đều thuộc thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
21. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đối với các tranh chấp dân sự
thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thì các đương sự vẫn có quyền tự
thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp tỉnh giải quyết
22. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu chỉ có
thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn trái pháp luật giải
quyết.
23. Đối với vụ án chỉ có tranh chấp về bất động sản theo điểm c khoản 1
Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền
giải quyết.
24. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đối với vụ án ly hôn đồng thời
có yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản là bất động sản thì chỉ có Tòa án
nơi cư trú, làm việc của bị đơn mới có thẩm quyền giải quyết.
25. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đối với tranh chấp về thừa kế
quyền sử dụng đất thì chỉ tòa án nơi có đất mới có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tụ tố tụng dân sự.


2


26. Trong mọi trường hợp các tranh chấp không liên quan đến bất động sản
đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của
bị đơn giải quyết.
27. Đối với tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì chỉ tòa án nơi cư
trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn mới có thẩm quyền giải quyết,
28. Trong mọi trường hợp, tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để
thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự đều do tòa án
nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn giải quyết.
29. Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì chỉ Tòa án nơi
phòng công chứng, văn phòng công chứng đã thực hiện công chứng có trụ sở
mới có thẩm quyền giải quyết.
30. Đối với tranh chấp về xác định cha cho con chưa thành niên thì trong
mọi trường hợp chỉ có Tòa án nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện xác
định là cha của người chưa thành niên mới có thẩm quyền giải quyết.

3



×