Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

AN TOAN GIAO THONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.41 KB, 7 trang )

AN TOÀN GIAO THÔNG – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI.

Từ xưa đến nay, an toàn giao thông luôn là một vấn đề đáng quan tâm bậc nhất và đặc biệt
chú trọng hơn cả là vấn đề giao thông ở những nước đang trên đà phát triển. Câu hỏi đặt ra
cho điều này: “Vì sao chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến giao thông ở các nước đang phát
triển?”. Có lẽ để trả lời được cho câu hỏi này là một điều khá đơn giản. Vì sao? Vì ở các
nước đang phát triển, từ nền kinh tế hay cả chính trị - xã hội vẫn từng bước từng bước
chuyển mình và từ lẽ ấy, nhận thức của mỗi người dân chưa thực sự đủ đầy. Một minh chứng
rõ ràng, dễ nhận thấy nhất là những con số khổng lồ về các vụ vi phạm an toàn giao thông,
tai nạn giao thông xảy ra hằng năm trên mảnh đất hình chữ S – Việt Nam.
Nhìn lại thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay, chúng ta thấy đau lòng: trong
vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. 1 ngày cả nước có 33 -34 người
chết và bị thương. Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là
thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS),
trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do
tai nạn giao thông, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong
hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Hơn cả chiến tranh, nó gây ra hậu quả cực kì thảm khốc, gây thiệt hại to lớn về người và của,
để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Nó
còn gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội. Những người vợ xót xa khi
mất chồng, những đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì chẳng còn cha mẹ ở trên đời để vỗ về
che chở, để chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao
động, đất nước mất đi những người công dân có ích ; Đó là những người bị chết vì tai nạn
giao thông, nhưng còn những người bị thương thì sao? Từ những con người khỏe mạnh, lành
lặn, bỗng chốc họ trở thành phế nhân, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và khiến họ
cảm thấy tự ti, buồn chán trước cuộc đời.


Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Hiện nay tai nạn giao
thông ở Việt Nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ với tính chất cực kì nghiêm trọng ở mức


báo động trên phạm vi cả nước, 1 ngày có tới 33 -34 người chết và bị thương. Trong số đó,
có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn
giao thông vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu hết về luật.
Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai
nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết/ rành về luật khi lái xe. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em
trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Số trẻ bị thương trong 1 năm là 290.000, tương đương
với 794 trẻ/ngày.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Không
phải vì bệnh tật, chiến tranh hay đói nghèo mà thủ phạm gây ra cái chết cho con người hiện
nay chính là tai nạn giao thông. Phần lớn trẻ 0 - 9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14
tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15 -19 tuổi là người đi xe
máy.


Không chỉ thiệt hại về người, hằng năm, những vụ tai nạn giao thông đã làm hao hụt một
khoảng lớn trong nền kinh tế quốc gia. Nhìn số người chết và thiệt hại về kinh tế mà thấy sự
lảng phí và đau xót cho bao biết số phận của những con người xấu số không may đã phải chết
do bản thân vô cẩn tắc, do người khác gây ra, hoặc do sự thờ ơ của bộ máy quản lý xã hội ở
các cấp. Nguyên nhân nào gây ra những tổn thất to lớn và không đáng có từ những tai nạn
giao thông? Chúng ta hãy nhìn lại bức tranh Giao Thông của Việt nam để phần nào hiểu rõ
nguyên do. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông mà phấn lớn là sự coi thường
pháp luật, coi thường mạng sống của mình và những người xung quanh. Xuất phát từ sự
thiếu hiểu biết về luật GT, từ sự thiếu nghiêm minh của lực lượng CSGT đã làm cho ý thức
của người tham gia GT rất kém, họ xem thường mạng sống của mình và đồng loại. Điều đó
được thể hiện, ở đâu đường càng tốt và càng rộng thì nơi đó càng xảyra nhiều tai nạn GT,và
ắt sẽ có nhiều người chết, nơi đường chật người đông thì gây ra ùn tắc GT. Tình trang kinh
doanh vận chuyển hành khách trên các tuyến đường một cách tự do và tự phát, không có tổ


chức chặt chẻ, nên thường xảy ra tình trạng phóng nhanh vượt ẩu để tranh dành khách, nhồi

nhét khách….đã xẩy ra không ít tai nạn giao thông thảm khốc. Như vậy, phải nói ý thức của
người dân khi tham gia GT và điều khiển phương tiện khi tham gia GT chưa cao, kèm với sự
kém hiểu biết về luật, là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trang ùn tắc và tai
nạn giao thông ngày càng gia tăng.

Vậy chúng ta cần phải làm gì để giảm tai nạn giao thông? Để giảm thiểu tai nan giao
thông các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu
rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. Hướng dẫn sử dụng
mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên.
Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn
gốc của nhiều tại nan giao thông. Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tai
nạn thương tích cho trẻ: Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc độ, đèn hiệu giao
thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em.Thực hiện chương trình giáo dục
phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng
tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho
mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin
truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến
từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông. Hỗ
trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông.
Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật
an toàn giao thông.


Mỗi người chúng ta phải làm gì để góp phần giảm thiểu mọi vấn đề vi phạm an toàn giao
thông, xoa dịu những nỗi đau của xã hội? Chúng ta cần, cần tự giác ý thức được tầm quan
trọng của luật giao thông và mức nguy hiểm nếu chúng ta không thực hiện điều đó. Chúng ta
nên, nên tham gia giao thông một cách thận trọng nhất, mang lại an toàn cho bản thân và cho
mọi người xung quanh. Chúng ta phải, phải nâng cao nhận thức của mình về mọi vấn đề
thuộc phạm vi an toàn giao thông. Và cuối cùng chúng ta phải luôn nhớ rằng “Hãy luôn
thực hiện tốt vấn đề an toàn giao thông vì đó là niềm vui, là hạnh phúc, là mầm sống

của mỗi người.”


“AN TOÀN LÀ BẠN, TAI NẠN LÀ THÙ”


Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Nam
Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu
Chi đoàn: 11/12
ĐỀ TÀI: AN TOÀN GIAO THÔNG – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI.

1. Trần Thị Hoài Linh.
Ngày sinh: 8/6/1998
Lớp: 11/12
2. Lê Thị Túc Nghi.
Ngày sinh: 18/10/1998
Lớp: 11/12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×