Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA CỦA CAO THÂN CÂY AN XOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN VĂN THỦY

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA CỦA CAO THÂN
CÂY AN XOA (Helicteres hirsuta Lour.)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Tp HCM – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

NGUYỄN VĂN THỦY

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA CỦA CAO THÂN
CÂY AN XOA (Helicteres hirsuta Lour.)

Chuyên nghành: Sản xuất và phát triển thuốc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: ThS. Phan Thị Thanh Thủy

Tp HCM – 2018


Lời cam đoan



Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của ThS. Phan Thị Thanh Thủy. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Thủy

Nguyễn Văn Thủy


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành tại bộ môn Hóa dược, trường Đại học Nguyễn Tất
Thành. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của
thầy cô và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc của mình tới ThS. Phan Thị Thanh Thủy,
người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bộ môn Hóa dược, bộ môn Dược liệu đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành các kế hoạch nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành bài báo cáo này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình,
bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Văn Thủy

Nguyễn Văn Thủy


Mục lục

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. CHI HELICTERES VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHÚNG ..............2
1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Helicteres .....................................................................2
1.1.2. Các nghiên cứu thành phần hóa học chi Helicteres .........................................2
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY AN XOA ....................................................................13
1.2.1. Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật .........................................................13
1.2.2. Đặc điểm thực vật ..........................................................................................13
1.2.3. Công dụng chữa bệnh .....................................................................................14
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................14
1.2.5. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam................................................................ 15
1.3. CHẤT CHỐNG OXI HÓA ..............................................................................15
1.3.1. Vai trò của chất chống oxi hóa .......................................................................15

1.3.2. Các chất chống oxi hóa thường gặp ............................................................... 16
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA .............18
1.4.1. Phương pháp DPPH .......................................................................................18
1.4.2. Phương pháp FRAP........................................................................................18
1.4.3. Phương pháp MDA ........................................................................................19
1.4.4. Phương pháp ABTS .......................................................................................19
1.4.5. Phương pháp tổng năng lực khử ....................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................20
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ............................... 20
2.2.1. Dụng cụ, hóa chất ...........................................................................................20
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................21
2.3.1. Xác định độ ẩm bột dược liệu ........................................................................21
2.3.2. Phương pháp xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật ...................................21

i

Nguyễn Văn Thủy


Mục lục

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

2.3.3. Phương pháp chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn ............................... 23
2.3.4. Phương pháp xác định hàm lượng phenolic tổng...........................................25
2.3.5. Phương pháp sắc ký lớp mỏng .......................................................................27
2.3.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa .............................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN.............................................................. 30

3.1. CHỈ TIÊU BỘT DƯỢC LIỆU .........................................................................30
3.1.1. Mất khối lượng do sấy khô.............................................................................30
3.1.2. Độ ẩm bột dược liệu .......................................................................................30
3.2. SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT ....................................................30
3.3. CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU VÀ THU CAO PHÂN ĐOẠN .........................32
3.4. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG PHENOLIC TỔNG .............................................33
3.5. KẾT QUẢ SẮC KÝ LỚP MỎNG CÁC CAO PHÂN ĐOẠN ........................36
3.6. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA ............................ 37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 45
4.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................45
4.1.1. Tiêu chuẩn nguyên liệu ..................................................................................45
4.1.2. Quy trình chiết xuất và thu cao ......................................................................45
4.1.3. Định lượng phenolic tổng bằng phương pháp Folin – Ciocalteu ..................45
4.1.4. Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của cao trên mô hình DPPH .....................45
4.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii

Nguyễn Văn Thủy


Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ABTS

DC
DPPH
EA

Tiếng Anh

Tiếng Việt

2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline6-sulphonic acid)
Dichloromethane
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
Ethyl acetat

FRAP

Ferric reducing antioxidant power

Khả năng chống oxi bằng
phương pháp khử sắt

GAE

Gallic acid equivalent

Đương lượng acid gallic.

Hep-G2

Hepatocellular carcinoma


Dòng tế bào ung thư gan

HPLC

High Performance Liquid
Chromatography

Sắc lý lỏng hiệu năng cao

IC

Inhibitory concentration

Nồng độ ức chế

KH
Lu1
LNCaP

Ký Hiệu
Human lung carcinoma

Dòng tế bào ung thư phổi

Hormone-dependent human prostate
carcinoma

Dòng tế bào ung thư tuyến
tiền liệt


MDA

Malonyl dialdehyd

MeOH

Methanol

NMR

Nuclear magnetic resonance

PE

Cộng hưởng từ hạt nhân

Petroleum ether

SKLM
TPTZ

Sắc ký lớp mỏng
2,4,6-tripyridyl-s-triazine

i

Nguyễn Văn Thủy


Danh mục


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các hợp chất sesquiterpenoid quinone phân lập từ chi Helicteres .............3
Hình 1.2. Các hợp chất naphthoquinone được phân lập từ chi Helicteres .................4
Hình 1.3. Các hợp chất flavonoid được phân lập từ chi Helicteres ............................5
Hình 1.4. Các hợp chất alkaloid được phân lập từ chi Helicteres .............................. 6
Hình 1.5. Các hợp chất lignan được phân lập từ chi Helicteres .................................8
Hình 1.6. Các hợp chất triterpenoid được phân lập từ chi Helicteres.......................10
Hình 1.7. Các hợp chất cucurbitacin được phân lập từ chi Helicteres .....................11
Hình 1.8. Các hợp chất khác được phân lập từ chi Helicteres ..................................12
Hình 1.9. Cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) .....................................................13
Hình 1.10. Công thức cấu tạo của Vitamin C ...........................................................16
Hình 1.11. Công thức cấu tạo của Vitamin E ...........................................................17
Hình 2.1. Quy trình chiết xuất để thực hiện sơ bộ thành phần hóa học ....................22
Hình 2.2. Quy trình chiết xuất cao phân đoạn từ thân An xoa..................................24
Hình 2.3. Nguyên tắc phản ứng của phương pháp DPPH.........................................27
Hình 3.1. Kết quả chiết cao tổng và thu cao phân đoạn từ thân An xoa ...................33
Hình 3.2. Đường chuẩn acid gallic. ..........................................................................34
Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng phenolic tổng trong cao tổng và cao phân đoạn ........35
Hình 3.4. Sắc ký lớp mỏng cao tổng và các cao phân đoạn......................................36
Hình 3.5. Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của cao tổng Ethanol 96% ......................39
Hình 3.6. Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn Chloroform ...............39
Hình 3.7. Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn Ethyl acetat...............40
Hình 3.8. Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của cao phân đoạn nước..........................41
Hình 3.9. Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của Vitamin C .........................................42
Hình 3.10. Biểu đồ hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của cao tổng và các cao phân
đoạn so với Vitamin C .............................................................................................. 43


ii

Nguyễn Văn Thủy


Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các hợp chất sesquiterpenoid quinone phân lập từ chi Helicteres .............2
Bảng 1.2. Các hợp chất naphthoquinone được phân lập từ chi Helicteres .................3
Bảng 1.3. Các hợp chất flavonoid được phân lập từ chi Helicteres ...........................4
Bảng 1.4. Các hợp chất alkaloid được phân lập từ chi Helicteres .............................. 6
Bảng 1.5: Các hợp chất lignan được phân lập từ chi Helicteres .................................7
Bảng 1.6: Các hợp chất triterpenoid được phân lập từ chi Helicteres ........................8
Bảng 1.7. Các hợp chất cucurbitacin được phân lập từ chi Helicteres .....................10
Bảng 1.8. Các hợp chất khác được phân lập từ chi Helicteres .................................11
Bảng 1.9. Khả năng gây độc tế bào của các lignan trong thân cây An xoa ..............14
Bảng 2.1. Các phản ứng đặc trưng để xác định các nhóm hợp chất .........................22
Bảng 2.2. Nồng độ cao đem định lượng ...................................................................25
Bảng 2.3. Quy trình xây dựng đường chuẩn acid gallic ...........................................26
Bảng 2.4. Dãy nồng độ pha dung dịch thử gốc .........................................................28
Bảng 2.5. Quy trình thử hoạt tính dọn gốc tự do DPPH ...........................................29
Bảng 3.1. Kết quả giảm khối lượng do sấy khô ........................................................30
Bảng 3.2. Kết quả xác định độ ẩm bột dược liệu ......................................................30
Bảng 3.3. Kết quả sơ bộ thành phần hóa thực vật.....................................................31
Bảng 3.4. Kết quả chiết cao toàn phần ......................................................................32
Bảng 3.5. Kết quả chiết cao phân đoạn .....................................................................32
Bảng 3.6. Tương quan giữa hàm lượng acid gallic và giá trị OD760 nm .....................33

Bảng 3.7. Hàm lượng phenolic tổng trong cao tổng và cao phân đoạn ....................34
Bảng 3.8. Thông số thử hoạt tính dọn gốc tự do DPPH trên cao tổng......................38
Bảng 3.9. Thông số thử hoạt tính dọn gốc tự do DPPH trên cao Chloroform ..........39
Bảng 3.10. Thông số thử hoạt tính dọn gốc tự do DPPH trên cao Ethyl acetat ........40
Bảng 3.11. Thông số thử hoạt tính dọn gốc tự do DPPH trên cao nước...................41
Bảng 3.12. Thông số thử hoạt tính dọn gốc tự do DPPH của Vitamin C .................42
Bảng 3.13. Giá trị IC50 của các mẫu thử ...................................................................43

iii

Nguyễn Văn Thủy


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Tóm tắt

Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA CỦA CAO THÂN CÂY AN XOA
(Helicteres hirsuta Lour.)
Tác giả: Nguyễn Văn Thủy
Hướng dẫn khoa học: ThS. Phan Thị Thanh Thủy
Mở đầu
Những năm gần đây, cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) nổi lên như một thần dược trị
ung thư, được người dân ở Bình Phước sử dụng để điều trị ung thư gan. Tuy nhiên hiện nay ở
Việt Nam và trên thế giới vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài cây
này. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết
từ thân An xoa, từ đó đưa ra những luận cứ khoa học góp phần giải thích một số tác dụng
chữa bệnh cũng như làm tiền đề cho những nghiên cứu sau này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thân của cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) được thu thập tại
thị trấn Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Tiến hành sơ bộ thành phần hóa thực vật dựa trên các phản ứng định tính đặc

trưng và thiết lập quy trình chiết cao theo phương pháp ngâm lạnh. Cao chiết từ thân cây
được sử dụng để khảo sát hoạt tính chống oxi hóa dựa trên hai mô hình: định lượng phenolic
tổng bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và thử hoạt tính chống oxi hóa trên mô hình DPPH.
Kết quả
Trong thân An xoa chứa khá đa dạng các nhóm hợp chất tự nhiên, nhất là flavonoid và
polyphenol. Hàm lượng phenolic tổng cao nhất trong trong phân đoạn Ethyl acetat (143,83
μgGAE/mg) tiếp theo là cao tổng Ethanol 96% (51,22 μgGAE/mg), cao phân đoạn
Chloroform (47,58 μgGAE/mg) và cao nước (37,67 μgGAE/mg). Hoạt tính chống oxi hóa cao
nhất trong phân đoạn Ethyl acetat (IC50 = 20,78 μg/ml) tiếp theo là cao tổng Ethanol 96%
(IC50 = 60,85 µg/ml), cao phân đoạn Chloroform (IC50 = 74,56 µg/ml) và cao nước (IC50 =
101,16 µg/ml).
Kết luận
Phân đoạn Etyl acetat có hàm lượng phenolic tổng (143,83 μgGAE/mg) và hoạt tính
chống oxi hóa cao nhất (IC50 = 20,78 μg/ml).

Từ khóa: Helicteres hirsuta L., hoạt tính chống oxi hóa, hàm lượng phenolic tổng, DPPH,
Folin-Ciocalteu.

Nguyễn Văn Thủy


Abstract

Final essay for the degree of BS Pharm
Final essay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013 - 2018


STUDY ON THE ANTIOXIDANT ACTIVITY OF THE EXTRACTS OF
HELICTERES HIRSUTA LOUR.
Nguyen Van Thuy
Supervisor: MPharm. Phan Thi Thanh Thuy
Introduction
In recent years, Helicteres hirsuta L. known as a magic drug can cure cancers and used to
treat liver cancer by people in Binh Phuoc province. In Vietnam and around the word,
however, there is not many study on it’s biological activity. Thus, the study carried out to
evaluate the antioxidant activity of extracts of Helicteres hirsuta L. for providing scientific
arguments, explaining some of the therapeutic effects and serving as the basis for further
studies.
Materials and methods
Research subject is the trunk of Helicteres hirsuta L.) harvested in Loc Ninh Town,
Binh Phuoc province.

Carry out the preliminary determination of plant chemical compositions based on
specific qualitative reactions, and set up the process of cold-soaking extraction.
Extracts of the plant used to evaluate the antioxidant activity based on the two models: total
phenolic content by Folin-Ciocalteu method and Antioxidant activity by DPPH assay.
Results
Helicteres hirsuta L. contains a variety of natural compounds, especially flavonoid and
polyphenol. In the Ethyl acetate fraction, the total phenolic content is highest (143,83 μgGAE
/mg), and then 96% total Ethanol extract (51,22 μgGAE/mg), Chloroform fraction extract
(47,58 μgGAE/mg), and aqueous extract (37,67 μgGAE/mg). The antioxidant activity is
highest in the Ethyl acetate fraction (IC50 = 20,78 μg/ml), followed by 96% total Ethanol
extract (IC50 = 60,85 µg/ml), Chloroform fraction extract (IC50 = 74,56 µg/ml) and aqueous
extract (IC50 = 101,16 µg/ml).
Conclusion
The Ethyl acetate fraction has the highest total phenolic content (143,83 μgGAE/mg)
and the highest antioxidant activity (IC50 = 20,78 μg/ml).


Keywords: Helicteres hirsuta L., antioxidant activity, total phenolic content, DPPH, FolinCiocalteu.

Nguyen Van Thuy


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới thực vật là nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá về
những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Không chỉ các nước phương
Đông mà các nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng rất lớn dược liệu. Mặc dù
công nghệ tổng hợp Hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều loại
thuốc khác nhau sử dụng trong công tác phòng và chữa bệnh nhờ đó giảm tỷ lệ tử
vong rất nhiều, song đóng góp của những Dược phẩm có nguồn gốc thảo dược cũng
không vì thế mà mất đi chỗ đứng trong Y học khi mà xu hướng quay về với những
Dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang được người bệnh ưu tiên hơn do những lợi
ích lâu dài và hiệu quả mà nó mang lại.
Cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ
truyền Việt Nam để điều trị bệnh như: Thân dùng làm thuốc chữa ung nhọt, giải độc
gan; rễ dùng làm dịu đau, chữa kiết lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc. Đặc
biệt gần đây, thân của cây An xoa còn được người dân ở thị trấn Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước sử dụng để điều trị ung thư gan.
Hiện nay việc sử dụng cây An xoa để điều trị bệnh chủ yếu chỉ dựa trên kinh
nghiệm dân gian. Tuy rằng trên thế giới đã có một số nghiên cứu về hoạt tính sinh
học của cây An xoa nhưng ở Việt Nam thì những công trình nghiên cứu về loài cây
này còn rất ít. Hơn nữa, những hiểu biết về hoạt tính sinh học của cây chưa được
công bố một cách đầy đủ, đặc biệt là hoạt tính chống oxi hóa và khả năng chống tế

bào ung thư.
Với những lý do trên, cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) được chọn làm
đối tượng cho đề tài nghiên cứu này với tên đề tài là: “Nghiên cứu hoạt tính chống
oxi hóa của cao thân cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.)”, với mục đích tìm
hiểu về thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của các phân đoạn
cao chiết từ thân cây An xoa trồng tại Bình Phước, từ đó cung cấp những dữ liệu
khoa học cụ thể để giải thích một số tác dụng chữa bệnh, làm tiền đề cho những
nghiên cứu tiếp theo về loài cây này cũng như định hướng sử dụng làm nguyên liệu
sản xuất Dược phẩm và thực phẩm chức năng.
1

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CHI HELICTERES VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHÚNG
1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Helicteres
Họ Trôm (Sterculiaceae) là một họ thực vật trong bộ Bông (Malvales) với
khoảng 70 chi với hơn 1500 loài cây thân gỗ và cây bụi, phân đó chủ yếu ở những
vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và châu Úc [5].
Chi Helicteres là một chi trong họ Trôm (Sterculiaceae), phân bố chủ yếu ở
vùng Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Á và Ấn Độ. Theo phân loại thực vật học, chi
Helicteres bao gồm 134 loài, trong số này chỉ có 35 loài được chấp nhận tên [27].
Ở Việt Nam hiện có 6 loài thuộc chi Helicteres đã được xác định gồm:
-


Cây tổ kén tròn – Helicteres isora L.

-

Cây tổ kén đực – Helicteres angustifolia L.

-

Cây tổ kén cái (An xoa) – Helicteres hirsuta L.

-

Cây tổ kén hoa trắng – Helicteres viscida Blume

-

Cây tổ kén không lông – Helicteres glabriuscula Wall

-

Cây tổ kén lá mác - Helicteres lanceolata A.DC.

1.1.2. Các nghiên cứu thành phần hóa học chi Helicteres
 Các hợp chất sesquiterpenoid quinone
Có 4 hợp chất sesquiterpenoid quinone đã được phân lập từ vỏ rễ của loài
Helicteres angustifolia [8].
Bảng 1.1. Các hợp chất sesquiterpenoid quinone phân lập từ chi Helicteres
KH

Tên chất


Loài

1

Mansonone E

H. angustifolia

2

Mansonone F

H. angustifolia

3

Mansonone H

H. angustifolia

4

Mansonone M

H. angustifolia

2

Nguyễn Văn Thủy



Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

1

2

3

4

Hình 1.1. Các hợp chất sesquiterpenoid quinone phân lập từ chi Helicteres
 Các hợp chất naphthoquinone
Từ rễ của loài Helicteres angustifolia các nhà nghiên cứu đã phân lập được 2
hợp chất naphthoquinone mới, chúng đều có cấu trúc khung 2,3-dihydro-8-hydroxy3,5,6-trimethylnaphtho(2,3-b)furan-4,9-dione [24].
Bảng 1.2. Các hợp chất naphthoquinone được phân lập từ chi Helicteres
KH

Tên chất

Loài

5

Helicquinone

H. angustifolia


6

Helicquinone methyl ether

H. angustifolia

3

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

5 R=H
6 R=Me
Hình 1.2. Các hợp chất naphthoquinone được phân lập từ chi Helicteres
 Các hợp chất flavonoid
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Helicteres cho thấy, có 10 hợp
chất flavonoid được phân lập từ 3 loài Helicteres angustifolia, Helicteres isora và
Helicteres hirsuta [2], [9], [10], [15].
Bảng 1.3. Các hợp chất flavonoid được phân lập từ chi Helicteres
KH Tên chất

Loài

7


5,8-dihydroxy-7,4'-dimethoxyflavone

H. angustifolia

8

Kaempferol-3-O-β-D-glucoside

H. angustifolia

9

8-O-β-D-glucuronyl-hypolaetin 4'-methyl ether

H. angustifolia

10

Isoscutellarein 4'-methyl ether 8-O-β-D-glucuronide

H. isora

11

Isoscutellarein 4'-methyl ether 8-O-β-D-glucuronide

H. isora

600-n-butyl ester
12


Isoscutellarein 4'-methyl ether 8-O-β-D-glucuronide

H. isora

2'',4''-disulfate
13

Isoscutellarein 8-O-β-D-glucuronide 2'',4''-disulfate

H. isora

14

Isoscutellarein 4'-methyl ether 8-O-β-D-glucuronide 2''-

H. isora

sulfate
15

Apigenin

H. hirsuta

16

Tiliroside

H. hirsuta


4

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

7 R1=R4=OH; R2=R6=R7=H; R3=R5=OCH3
8 R1=R3=R5=OH; R2=R4=R6=H; R7=O-Glucoside
9 R1=R3=R6=OH; R2=R7=H; R5=OCH3; R4=O-Glucuronic Acid
10 R1=R3=OH; R2=R6=R7=H; R5=OCH3; R4=O-Glucuronic Acid

11

12

13

14

15
16
Hình 1.3. Các hợp chất flavonoid được phân lập từ chi Helicteres

5

Nguyễn Văn Thủy



Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học
 Các hợp chất alkaloid

Các nghiên cứu gần đây đã phân lập được 3 hợp chất alkaloid mới từ loài
Helicteres angustifolia [25].
Bảng 1.4. Các hợp chất alkaloid được phân lập từ chi Helicteres
KH

Tên chất

Loài

17

Heligenin A

H. angustifolia

18

Heligenin B

H. angustifolia

19


Helicterone A

H. angustifolia

17

18

19
Hình 1.4. Các hợp chất alkaloid được phân lập từ chi Helicteres
 Các hợp chất lignan
Có 9 hợp chất lignan đã được phân lập từ 2 loài Helicteres angustifolia và
Helicteres Hirsuta [9], [12].

6

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Bảng 1.5: Các hợp chất lignan được phân lập từ chi Helicteres
KH
20

Tên chất
(±)-pinoresinol


Loài
H. angustifolia, H. hirsuta

21

(±)-medioresinol

H. hirsuta

22

(±)-syringaresinol

H. hirsuta

23

(-)-boehmenan

H. hirsuta

24
25
26

(-)-boehmenan H
(±)-trans-dihydrodiconiferyl alcohol
Rosmarinic acid

H. hirsuta

H. hirsuta
H. angustifolia

27

Lariciresinol

H. angustifolia

28

Lirioresinol-B

H. angustifolia

20 R2=R3=H; R1=R4=OMe
21 R3=H; R1=R2=R4=OMe
22 R1=R2=R3=R4=OMe

23 R1=R2=feruloyl
24 R1=feruloyl; R2=H
25 R1=R2=H

26

27

7

Nguyễn Văn Thủy



Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

28
Hình 1.5. Các hợp chất lignan được phân lập từ chi Helicteres
 Các hợp chất triterpenoid
Theo các tài liệu đã công bố, tổng cộng có 15 hợp chất triterpenoid trong chi
Helicteres được phân lập từ loài H. angustifolia và H. hirsuta [2], [7], [9], [17].
Bảng 1.6: Các hợp chất triterpenoid được phân lập từ chi Helicteres
KH
29
30
31
32

Tên chất
3β-acetoxy-27-(trans-cinnamoyloxy)lup-20(29)-en28-oic acid methyl ester
3β-acetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]lup-20(29)en-28-oic acid
3β-acetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]olean-12-en28-oic acid methyl ester
3β-acetoxy-27-(benzoyloxy)olean-12-en-28-oic acid
methyl ester

Loài
H. angustifolia
H. angustifolia
H. angustifolia
H. angustifolia


33

Cylicodiscic acid (= 3β,27-dihydroxylup-20(29)-en28-oic acid)

H. angustifolia

34

3β-O-(trans-coumaroyl)betulinic acid

H. angustifolia

35

Pyracrenic acid (=3β-O-(trans-caffeoyl)betulinic acid

H. angustifolia

36

3β-O-(trans-feruloyl)betulinic acid

H. angustifolia

37

3β-O-(trans-coumaroyl)betulin

H. angustifolia


38

3β-O-(cis-coumaroyl)betulin

H. angustifolia

39

3β-O-(trans-caffeoyl)betulin

H. angustifolia

40

3β-O-(trans-feruloyl)betulin

H. angustifolia
8

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học
41

3β-hydroxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid


H. angustifolia

42

3β-hydroxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid

H. angustifolia

methyl ester
43

Lupeol

H. hirsuta

29 R1=Ac; R2=trans-cinnamonyl; R3=Me
30 R1=Ac; R2=4-hydroxybenzoyl; R3=H
33 R1=R2=R3=H

34 R=trans-coumaroyl
35 R=trans-caffeoyl
36 R=trans-feruloyl

31 R=4-hydroxybenzoyl
32 R=PhCO

37
38
39
40


9

R=trans-coumaroyl
R=cis-coumaroyl
R=trans-caffeoyl
R=trans-feruloyl

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

41 R1=H; R2=benzoyloxy; R3=COOH
42 R1=H; R2=benzoyloxy; R3=COOCH3

43

Hình 1.6. Các hợp chất triterpenoid được phân lập từ chi Helicteres
 Các hợp chất cucurbitacin
Có 4 hợp chất cucurbitacin đã được phân lập từ loài Helicteres angustifolia
[9], [11].
Bảng 1.7. Các hợp chất cucurbitacin được phân lập từ chi Helicteres
KH

Tên chất

Loài


44

Cucurbitacin B 2-sulfate

H. angustifolia

45

Cucurbitacin G 2-O-β-D-glucopyranoside

H. angustifolia

46

Cucurbitacin D

H. angustifolia

47

Cucurbitacin J

H. angustifolia

44

45

10


Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

46

47

Hình 1.7. Các hợp chất cucurbitacin được phân lập từ chi Helicteres
 Các hợp chất khác
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phân lập được một số hợp chất steroid,
coumarin, pregnane và phenyl propanoid từ loài H. angustifolia và H. hirsuta [2],
[9].
Bảng 1.8. Các hợp chất khác được phân lập từ chi Helicteres
KH

Tên chất

Loài

48

Coniferol

H. angustifolia


49

β-sitosterol

H. angustifolia

50

2α,7b,20α-Trihydroxy-3β,21-dimethoxy-5-

H. angustifolia

pregnene
51

6,7,9α-trihydroxy-3,8,11α-trimethylcyclohexo-

H. angustifolia

[d,e]-coumarin
52

Oleanolic acid

H. angustifolia

53

Stigmasterol


H. hirsuta

11

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học
48

49

50

51

52
53
Hình 1.8. Các hợp chất khác được phân lập từ chi Helicteres
 Kết luận:
Theo các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Helicteres trong các loài
đã được công bố về thành phần hóa học (H. angustifolia, H. isora, H. hirsuta) đã
phân lập được 53 hợp chất, cho thấy sự có mặt rất đa dạng của các lớp chất trong tự
nhiên (11 nhóm hợp chất), gồm: 4 sesquiterpenoid quinone, 2 naphthoquinone, 3
alkaloid, 15 triterpenoid, 9 lignan, 10 flavonoid, 4 cucurbitacin, 1 coumarin, 1
pregnane, 2 phenyl propanoid và 2 steroid.

12


Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY AN XOA
1.2.1. Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Nghành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliosida)
Bộ Bông (Malvales)
Họ Trôm (Sterculiaceae)
Chi Helicteres

Loài An xoa (Helicteres hirsuta L.)
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học:

Helicteres hirsuta Lour.

Tên Việt Nam:

An xoa, tổ kén cái, dó lông

Đặc điểm hình thái: Cây bụi cao 1-3m; nhánh hình trụ, có lông. Lá hình trái
xoan dài 5-17cm, rộng 2,5-7,5cm, gốc cụt hay hình tim, đầu nhọn thành mũi nhọn,
mép có răng không đều, mặt dưới màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lông hình sao;
cuống lá dài 0,8-4cm; lá kèm hình dải, có lông, dễ rụng. Cụm hoa là những bông
ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ; cuống hoa có khớp và có lá

bắc dễ rụng; đài hình ống phủ lông hình sao, màu đo đỏ, chia 5 răng; cánh hoa 5;
cuống bộ nhị có vân đỏ; nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị; bầu có nhiều gợn, chứa 25-30
màu trong mỗi lá noãn. Quả nang hình trụ nhọn; hạt nhiều, hình lăng trụ [1].

Hình 1.9. Cây An xoa (Helicteres hirsuta Lour.)
Bộ phận dùng: Thân, rễ và lá - Radix et Folium Helicteres hirsuta.

13

Nguyễn Văn Thủy


Tổng quan tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học

Sinh thái: Mọc phổ biến trong rừng thưa, ven rừng, trên các bãi hoang, đồi cỏ
ở độ cao từ thấp lên đến 1500m. Ra hoa kết quả gần như quanh năm.
Phân bố: Khắp nơi, từ Bắc vào Nam. Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc,
Lào, Camphuchia, Thái Lan, Malayxia, Indonesia, Philippines.
1.2.3. Công dụng chữa bệnh
Trong y học cổ truyền thân An xoa được dùng làm thuốc chữa ung nhọt, rễ
cây được dùng giảm đau, chữa kiết lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc [1].
Ở một số nước Đông Nam Á, rễ cây An xoa còn được dùng để trị sốt rét và
bệnh đái tháo đường [13].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cây An xoa (Helicteres
hirsuta Lour.). Một trong số ít những nghiên cứu được công bố là công trình do
nhóm nghiên cứu người Mỹ, William P. Jones và các đồng sự thực hiện năm 2006.
Công trình nghiên cứu đã công bố 6 hợp chất được phân lập từ thân của cây An xoa,

đó là: (±)-pinoresinol, (±)-medioresinol, (-)-boehmenan, (±)-syringaresinol, (-)boehmenan H và (±)-trans-dihydrodiconiferyl alcohol. Cả 6 hợp chất này đều có
hoạt tính gây độc đối với tế bào ung thư phổi (Lu1), ung thư tuyến tiền liệt (LNCaP)
và ung thư vú ở người (MCF-7), trong đó (±)-pinoresinol có hoạt tính gây độc tế
bào mạnh nhất là hợp chất tiềm năng cho các nghiên cứu về thuốc kháng ung thư
sau này [12].
Bảng 1.9. Khả năng gây độc tế bào của các lignan trong thân cây An xoa
Dòng tế bào
Hợp chất
(±)-Pinoresinol

Lu1
0,8

LNCaP
0,5

MCF-7
1,7

(-)-Boehmenan

10,4

9,5

10,0

(-)-Boehmenan

5,3


7,7

10,2

Paclitaxel

0,002

0,001

0,006

Các kết quả được biệu thị với giá trị ED50 (µg/mL).
Chất so sánh: Paclitaxel
14

Nguyễn Văn Thủy


×