Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hin nay an toan giao thong dang la mt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.75 KB, 2 trang )

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã
hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An
toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo
đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang
tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để
đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình.
Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm. Cứ
mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân
chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao
thông của người dân còn kém
Tháng an toàn giao thông năm nay có chủ đề: “Thanh, thiếu niên trường học
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông”. Đây có thể
xem là điểm đột phá, bởi nếu tuổi trẻ học đường, bao gồm cả học sinh, sinh
viên được trang bị đầy đủ kiến thức về Luật Giao thông, có sự chuyển biến
về nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ về chấp hành giao thông của cả xã hội. Giảm thiểu tai nạn
giao thông là việc khó, nhưng không phải không làm được nếu cả xã hội
cùng nỗ lực, chọn đúng điểm đột phá, có biện pháp đúng trong tổ chức và
kiên trì trong thực hiện. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông là trách nhiệm
của toàn xã hội song cần hướng mạnh vào lớp trẻ, trong đó bộ phận quan
trọng là tuổi trẻ học đường. Chúng ta cần tự giác thực hiện các quy định về
an toàn giao thông một cách liên tục, bảo đảm tính bền vững lâu dài, hạn chế
và đi đến chấm dứt tình trạng vi phạm an toàn giao thông.
Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức
chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Nhà trường cần đa dạng hoá
các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động
về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông là rất cần thiết. Ngoài ra cần
coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí
cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của Đoàn viên: xếp loại đạo
đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và
xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.


Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn
ông – những trụ cột của gia đình và học sinh, sinh viên – những người con
thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước Các bậc cha
mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt … Tất cả những điều đáng
tiếc kia sẽ chẳng thể xảy ra nếu như mỗi chúng ta biết quý bản thân mình,
biết tuân thủ luật lệ giao thông.


Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì
cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy,
chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh
viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học
đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng
hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai.



×