Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

HOA HNG GIAO AN DKHD ch d ngh nghip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.96 KB, 10 trang )

GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG
Nghề nghiệp
MGB(3-4 tuổi)

Chủ điểm:
Đối tượng:
Số lượng:
Lớp:
8B trường MNTH Hoa Hồng
Người soạn:
LƯƠNG THỊ VÂN ANH
Người thực hiện: LƯƠNG THỊ VÂN ANH
Ngày dạy:
9/1/2015
GV hướng dẫn: Lưu Thị Nhung
A: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Thưc hiện các hoạt động luôn phiên trong một ngày ở trường mầm non một cách
hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa cá hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ.
- Tạo cho trẻ thói quen tốt. Từ đó giúp trẻ chủ động, nhanh nhẹn tham gia các hoạt
động của lớp.
- Trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt và giúp trẻ có định hướng về không
gian và thời gian.
B. TIẾN HÀNH
I. ĐÓN TRẺ,ĂN SÁNG, ĐIỂM DANH.
1. Đón trẻ: Thời gian 7h30-8h30
a. Mục đích:
- Tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, được yêu thương. Từ đó trẻ yêu trường
lớp,cô giáo, bạn bè.
- Giáo dục trẻ có thói quen tự chào hỏi, biết cất dọn đồ dùng đồ chơi.
- Nắm bắt thông tin về tre từ gia đình, đồng thời tạo cho phụ huynh sự tin tưởng
vào cô giáo,vào trường lớp.


b. Chuẩn bị:
- Cô đến sớm làm vệ sinh sạch sẽ,thông thoáng phòng học.
-Đồ dùng cho tiết học
- Đồ dùng chơi cho chủ điểm.
-Bàn,ghế,bát,thìa,chậu,khắn lau,cốc sạch và nước uống.
c. Tiến hành.
- Cô đến lớp mở cửa,dọn vệ sinh,chuẩn bị đồ dùng,đồ chơi cho hoạt động trong
ngày.
- Giặt khăn phơi lên giá.
- Chuẩn bị nước uống.
- Lau dọn và sắp xếp lại đồ dùng,đồ chơi cho ngăn nắp.
- Kê bàn ăn,lấy bát,thìa,cốc,chậu.
- Vệ sinh sạch sẽ trang phục của cô gọn gàng,thoải mái chuẩn bị đón trẻ.
* Đón trẻ:


+ Cô cho trẻ ở cửa lớp với thái độ niềm nở, vui tươi, ân cần và quan tâm đến trẻ.
+ Nhắc trẻ chào ông, bà, bố, mẹ và các cô, các bạn.
+ Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tự phục bản thân: cất balo, dép vào tủ của mình
và thối quen vệ sinh.
+ Tự lấy ghế ngồi vào bàn để chuẩn bị ăn sáng.
+ Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe của trẻ( mệt.trẻ nghịch, trẻ ăn…)
2. Ăn sáng,điểm danh: thời gian 7h30-8h30.
a. mục đích-yêu cầu
- Ăn sáng
+ Đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất, cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động.
+ Rèn cho trẻ thói quen ăn uống văn minh, lịch sự, trước khi ăn mời cô, mời bạn.
+ GD trẻ dữ vệ sinh ăn uống, khi ăn không nói chuyện, ko làm thức ăn rơi vãi ra
bàn.
+ GD trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.

- Điểm danh:
+ Điểm danh để cô nắm bắt được sĩ số của lớp và cô có điều kiện tập cho trẻ quan
tâm lãn nhau.
+ Cô nắm được chuyên cần của trẻ, xem trẻ đi học có đều không, cô nắm được sĩ
số để báo cơm với nhà bếp.
b. Chuẩn bị.
- Ăn sáng:
+ Cô chia thức ăn đã lấy cho các cháu, có trẻ nào cô chia cho trẻ đó.
- Điểm danh
+ Sổ điểm danh.
c. Tiến hành:
- Ăn sáng: cô chia thức ăn cho từng tre, trẻ ăn và uống sữa, cô nhắc trẻ ăn hết
suất.
- Điểm danh: cô điểm danh theo danh sách cô gọi tên trẻ và trẻ trả lời “ có ạ”
- Trò chuyện đầu ngày: sau khi điểm danh xong cô trò truyện với trẻ về chủ điểm.
II HOẠT ĐỘNG CHUNG


1. Nội dung tiết học.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1.
-

Dự kiến nội dung hoạt động.
Hoạt động có chủ đích : Quan sát cây hoa trạng nguyên
Trò chơi vận động : Cáo và thỏ
Trò chơi tự do : Bật vòng, đá bóng, chong chóng, đồ chơi có sẵn trong sân
trường....

2. Mục đích- yêu cầu

2.1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi,đặc điểm đặc trưng,màu sắc,lợi ích của cây hoa trạng nguyên.
- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi của trò chơi: “Cáo và thỏ”
- Trẻ biết chơi một số trò chơi tự do.
2.2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, khả năng sáng tạo, kỹ
năng lắng nghe.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát âm chính xác.
- Phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ thông qua các trò chơi.
2.3. Thái độ:
- Trẻ chơi thoải mái với các đồ vật trong trường, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
- Trẻ hứng thú với hoat động ngoài trời và đảm bảo an toàn khi chơi, có tính đoàn
kết khi chơi.
3. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Sân trường rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Đồ dùng, đồ chơi: Xắc xô,vòng,bong, chong chóng...
- Kiểm tra độ an toàn vệ sinh của đồ chơi ngoài trời.


4. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
 Hoạt động 1 : Ôn định tổ chức.
- Trước khi ra ngoài cô nói rõ địa điểm, mục đích
cho trẻ mặc quần áo, đi déo và xếp hàng thành 2
hàng dọc, đếm số trẻ.
 Hoạt động 2: Tổ chức
1.Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây hoa trạng
nguyên.
- Chúng mình cùng quan sát xem đây là cây hoa gì đây?

- À đúng rồi,đây là cây hoa trạng nguyên đấy các con ạ.
- Chúng mình thấy cây hoa có gì đặc biệt nhỉ?
- Thân cây như thế nào?
- Lá cây hoa màu gì?
- Hoa trạng nguyên có màu gì?
- Cánh hoa như thế nào? Mỏng hay dày?
- Chúng mình có thấy hoa đẹp không?
- À đúng rồi hoa trạng nguyên có màu đỏ trông rất là đẹp
đấy.
- Muốn cây hoa phát triển tốt chúng mình phải làm gì
nhỉ?
- Rất giỏi! Muốn cây hoa phát triển tốt thì chúng mình
phải chăm sóc bảo vệ cho cây hoa,không được ngắt hoa
bẻ cành nhé! Chúng mình có đồng ý không nào?
2. Trò chơi vận động
- Tên trò chơi: Cáo và thỏ
- Cách chơi: Một bạn sẽ đóng làm cáo đang nằm
ngủ ở góc vườn. Các bạn khác sẽ đóng làm chú thỏ
đi dạo chơi vừa đi chúng mình vừa hát bài trời nắng
trời mưa. Khi cáo tỉnh giấc,đi kiếm mồi thì các chú
thỏ phải nhanh chóng chạy về tổ của mình, chú thỏ
nào chậm chạp thì sẽ bị cáo bắt.
- Luật chơi: chú thỏ nào bị bắt phải nhảy lò cò 1
vòng quanh tổ của mình. Các con có đồng ý không
nào?
- Cách tiến hành

- Cây hoa trạng
nguyên ạ!
- Thân cây hoa nhỏ

ạ!
- Màu xanh ạ!
- Màu đỏ ạ!
- Mỏng ạ!
- Có ạ!
- Tưới cây,không
ngắt hoa bẻ cành
ạ!
- Vâng ạ!

- Có ạ!
- Vâng ạ!


-

+ cô mời trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
+ Tiến hành cho trẻ chơi( 3- 4 lầm, các trẻ khác thay
nhau làm bác nông dân)
 Lần 1: 1 cô làm cáo, 1 cô cùng trẻ
đóng là những chú thỏ.
 Lần 2,3,...: Cô mời trẻ khá lên làm
cáo.
Cô quan sát trẻ chơi: Sau mỗi lần chơi cô nhận xét
xem trẻ thực hiên luật chơi như thế nào.
 Chơi tự do
Cô giới thiệu đồ chơi, khong gian chơi,
Dặn dò trẻ không đi quá xa.
Khi nghe thấy tiếng xắc xô nhanh chóng cất đồ chơi.
 Hoạt động 3: Nhận xét và kết thúc.

Cô lắc xắc xô báo hiệu kết thúc giờ chơi.
Cô nhận xét giờ chơi
+ Hôm nay các con được làm quen với ai?
+ Các con được chơi trò chơi gì?
Cô cho trẻ cất đồ chơi xếp hàng vào lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG GÓC.

 Dự kiên nội dung:
Góc đóng vai:
- Góc nấu ăn: Nấu các món ăn khác nhau
- Góc bác sĩ.
- Góc bán hàng.
- Góc họa sĩ
- Góc ru em
Góc xây dựng- lắp ghép:
- Kiến trúc sư xây thành phố.
1. Mục đích yên cầu:
a. Mục đích
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ qua đó phát tiển vận động cho trẻ, phát triển
các giác quan và khả năng phối hợp các giác quan.


- Trẻ được trải nghiệm và hiểu được vai trò, công việc, nghề nghiệp của người
lớn.
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tâm lý, năng lực hoạt động trí tuệ, cảm giác, tri
giác, tư duy, tưởng tượng.
b. Yêu cầu.
- Góc xây dựng:
+ Trẻ biết sử dụng hàng rào, gạch, xếp cây cối, đèn giao thông, các tòa

nhà cân đối, hợp lí.
- Góc nấu ăn: nấu các món ăn khác nhau
+ trẻ nhận biết được vai chơi và biết thể hiện đặc trưng của vai chơi.
+ Tạo mối quan hệ qua lại
- Góc ru em
+ Trẻ biết mô phỏng lại hành động của người lớn.
- Góc bác sĩ.
+ Trẻ biết khám bệnh
+ Trẻ biết sử dụng dụng cụ khám bệnh.
- Góc bán hàng.
+ Bước đầu nhập vai và thể hiện một vài hành động phù hợp với vai đã đóng.
- Góc họa sĩ:
+Trẻ biết quan sát tranh, vẽ theo ý thích của mình, biết tô màu...
2. Chuân bị.
- Góc nấu ăn: dụng cụ nhà bếp, 1 số món ăn
- Góc bán hàng : Một số mặt hàng: dép, mũ, hoa quả....
- Góc xây dựng : gạch, hàng rào. Cây, đèn giao thông, nhà,...
- Góc bác sỹ: đồ dùng khám bệnh.
- Góc ru em: búp bê.
- Góc họa sĩ: tranh ảnh nghề nghiệp, bút chì, bút màu, giấy vẽ....
3. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HĐ CỦA TRẺ


Hoạt động 1: ổn định tổ chức thỏa thuận trước khi
chơi.
- Xúm xít. Cả lớp cùng hát với cô bài hát “ đường
và chân”

- Cô đố chúng mình biết chúng mình đang học về
chủ điểm gì?
- À chúng mình đang học về chủ điểm nghề
nghiệp đấy! Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều
các góc chơi có rất nhiều đồ dùng đồ chơi để các
con chơi góc. Góc bán hang,góc nấu ăn, góc xây
dưng, góc bác sỹ và góc ru em này, góc họa sĩ
nữa.
- Ai sẽ là người chơi ở góc nấu ăn?
+ Trong góc nấu ăn thì ai sẽ là đầu bếp?
+Bạn nào sẽ là người đi chợ mua thực phẩm về nấu?
+ Các bác định mua ra gì?
Chúng mình mua về để nấu mời các bác xây dựng
ăn nhé.
- Ai sẽ chơi ở góc xây dưng?
+ Trong góc xây dựng thì bạn nào sẽ làm kỹ sư
trưởng?
+ Bạn kỹ sư trưởng sẽ phân công các bạn xây
nhé.
+Các con hãy trồng nhiều cây xanh, đường phố
rộng và sạch, đừng quên xây dựng những ngôi
nhà cao tầng nhé!
- Bạn nào sẽ chơi ở góc ru em?
+ Góc ru em chúng mình sẽ đóng làm mẹ để ru
em ngủ.
- Ai sẽ chơi ở góc bác sỹ?
+ Góc bác sỹ chúng mình sẽ đóng làm bác sỹ và
khám bệnh cho bệnh nhân nhé.
- Còn ai sẽ là những họa sĩ tí hon để chơi ở góc
họa sĩ đây?

+các con hãy vẽ những bức tranh thật đẹp để
trưng bày ở lớp học nhé!
- Cô mời các con về các góc chơi mình thích.
Cô chúc các con có buổi hoạt động góc vui vẻ
nhé!
Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi.

- Trẻ giơ tay.

- Trẻ giơ tay.

- Trẻ giơ tay.
- Trẻ giơ tay.

- Trẻ giơ tay.

- Vâng ạ!


- Cô cân đối số lượng trẻ ở các góc chơi
Cô nhẹ nhàng vào 2 nhóm chính. Góc xây dựng
và góc nấu ăn để hướng dẫn cháu chơi, đóng vai
chơi cùng với trẻ, giúp đỡ trẻ.
- Nhóm xây dựng.
+ Nhóm xây dựng ai sẽ là người kỹ sư trưởng?
Bạn nào là bạn chuẩn bị vật liệu?
+ Ai sẽ xây nhà của bé?
+ Bạn nào xây hàng rào?
+Ai sẽ dựng đèn giao thông?
+ Còn bạn nào sẽ xây đường đi?

+Bạn nào sẽ trồng cây cho đường phố xanh đẹp
Cô và các con cùng xây dựng thành phố của bé
nhé. Cô hướng dẫn trẻ lựa chọn vật liệu để xây.
Cô chuyển sang góc nấu ăn.
+ Các bác nấu ăn hôm nay sẽ nấu món gì để mời
các bác xây dựng ăn?
+ Vậy chúng mình đi mua đồ để về nấu nhé.
+ Cô hướng dẫn trẻ chọn các loại rau và tạo mối
quan hệ với góc bán hàng.
+Chúng mình đã lựa chọn được thực phẩm rồi.
Bạn nào là người rửa rau và sơ chế rau?
+Bạn nào sẽ sơ chế món cá, thái thịt?
+ Bạn nào sẽ nấu ăn?
+ Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dung?
+Dạy trẻ các bước nấu món ăn.
Sau đó bày ra bàn mời các bác xây dựng nghỉ tay
ăn trưa.
- Cô sang góc khác.
+ Cô đi từng góc hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng
và cách nhập vai.
- Cô quan sát quá trình trẻ chơi.
- Dự kiến tình huống:
+ tình huống 1 Góc xây dựng quá đông. Cô mời
trẻ sang góc chơi khác.
+ tình huống 2: Trẻ ko chọn được góc chơi. Cô
gây hứng thú 1 góc chơi cho trẻ chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét kết thúc.
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi. Trẻ nào
nhập vai tốt cô khen ngợi.



- Cô khen ngợi động viên trẻ.

V. VỆ SINH ĂN TRƯA: Thời gian 10h135-11h
1. Mục địch yêu cầu:
- Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ, ăn hết suất, ăn
ngon miệng.
- Rèn cho trẻ thói quen ăn uống văn minh, lịch sự, trước khi ăn mời cô, mời
bạn.
- GD trẻ vệ sinh ăn uống, khi ăn không nói chuyện, không làm cơm rơi
vãi ra ngoài.
- GD trẻ thói quen vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, lau miệng.
2. Chuẩn bị.
- Bàn ăn của trẻ, bàn chia đồ ăn.
- Dồ dùng chia ăn: bát to, bát con, thìa, môi.
- Khăn lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn, đĩa chậu.
3. Tiến hành:
- Cho trẻ lấy ghế kê vào bàn của mình, đi vệ sinh, rửa tay.
- Cô giới thiệu món ăn, thức ăn đầy đủ và chia đều cho trẻ.
- Khi ăn cô quan sát trẻ ăn, quản trẻ, nhắc trẻ ăn hết suất.
- Khi ăn xong cô nhắc trẻ cất bát, thìa vào chậu, lau miệng, uống nước, đi
vệ sinh.
VI GIƠ NGỦ TRƯA. 11H15-2H15
- Cô quản trẻ sau giờ ăn- kể chuyện cho trẻ nghe.


- Cô cùng trẻ trải chiếu, trải đệm và lấy chăn.
- Cô nhắc trẻ nằm đúng tư thế, không nói chuyện,
- Cô bao quát trẻ ngủ, sửa đúng tư thế nằm.
VII. VẬN ĐỘNG ĂN QUÀ CHIỀU.

1. Ăn quà chiều.
- Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng lấy ghế ngồi theo tổ.
- Cô chia quà chiều cho trẻ.
- Trẻ ăn xong lau miệng, đi vệ sinh, bê ghế vào trong phòng.
2. Hoạt động chiều.
- Kể diễn cảm cho trẻ nghe câu chuyện “ Chú đỗ con” ( 2 lần)
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
+Trong chuyện có những ai?
+ Ai đã mang nước mát đến tưới cho đỗ co?
+ Còn ai chiếu những tia nắng rực rỡ cho đỗ con được sưởi ấm?
+ Cuối cùng đỗ con có vươn lên khỏi mặt đất không?
- Củng cố lại hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
- Chơi tự do: Chia lớp thành 2 nhóm đàm thoại với trẻ về ngày học hôm nay,
chơi các trò chơi.
VIII. TRẢ TRẺ. 16h30-17h30.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày.
- Cô dọn dẹp phòng, tắt điện, đóng cửa, ra về.



×