Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kỹ thuật lâm nghiệp: Kỹ thuật tạo rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.81 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-○O○-

BÁO CÁO
NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT LÂM SINH

Thực hiện:
Nguyễn Minh

Cần Thơ-08/2019
1


MỤC LỤC
Chương 1. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT LÂM SINH ............................………………... 5
1.Những khái niệm cơ bản. .......................…………..…................….,.……….….. 5
2. Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng liên quan tới kỹ thuật lâm
sinh. ……................…………………………………….........………………….. 5
2.1. Tác dụng tổng hợp của hệ sinh thái rừng. ………………………….…….….....5
2.2. Đặc trưng tái sản xuất mở rộng tài nguyên của hệ sinh thái
rừng……………………………………………………………………….………..…6
2.3. Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp………………………….….…..6
3. Những tiền đề xác định phương thức lâm sinh................…………….....…....… 7
4. Tiêu chuẩn đánh giá phương thức kỹ thuật lâm sinh............ ..……………….... .9
5. Lược sử và xu hướng phát triển của kỹ thuật lâm sinh........ ...…………….…...10
5.1. Lược sử phát triển....................................... ....……………………...……..11
5.2. Xu hướng phát triển của kỹ thuật lâm sinh..............…………… ....…. .….11

2



CHƯƠNG 1.NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT LÂM
SINH
1. Những khái niệm cơ bản
Ứng dụng sinh thái rừng trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp dựa trên các
yếu tố kinh tế – xã hội được gọi là kỹ thuật lâm sinh.
Kỹ thuật lâm sinh là kỹ thuật tạo rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác
rừng là việc ứng dụng sinh thái rừng trong tái sinh phục hồi rừng, đề xuất các biện
pháp tác động vào rừng nhằm duy trì và phát triển một cách bền vững những lợi ích
của rừng, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế – xã hội và môi trường. Kỹ thuật lâm
sinh có quan hệ tới quá trình hình thành rừng và chất lượng của thảm thực vật rừng.
Một hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng trong cả
một luân kỳ kinh doanh để đạt tới mục tiêu trên được gọi là một phương thức lâm
sinh. Hiểu một cách đơn giản, phương thức lâm sinh bao gồm phương thức tái sinh
và phương thức khai thác chính.

(Nguồn :baoquangninh.com.vn)

Hình 1.1:Kỹ thuật chăm sóc rừng

2. Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng liên quan tới kỹ thuật lâm
sinh.
2.1. Tác dụng tổng hợp của hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên đặc biệt và có tác dụng
nhiều mặt. Rừng không chỉ có chức năng sản xuất, mà còn có cả chức năng bảo vệ
và chức năng xã hội. Bởi vậy, quan điểm cơ bản đầu tiên trong quản lý kinh doanh
rừnglà quan điểm “kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp” tài nguyên rừng.
3



(Nguồn : kinhtenongthon.vn)

Hình 1.2: Rừng bảo vệ đất,hạn chế xói mòn

2.2. Đặc trưng tái sản xuất mở rộng tài nguyên của hệ sinh thái rừng
Thứ nhất, rừng là một hệ sinh thái, trong đó thành phần sinh vật là các thực
thể sống. Bởi vậy, những nguyên lý sinh thái học là vấn đề chung, cung cấp nền
tảng cho các phương thức xử lý kỹ thuật mà các phương thức này phải mang tính
khu vực (vùng sinh thái) và thay đổi theo từng kiểu rừng.
Thứ hai, những nguyên lý của kỹ thuật lâm sinh, ngược lại xoay quanh sự
hiểu biết về toàn bộ những mối quan hệ tương tác giữa thực vật và môi trường.

(Nguồn : kinhtenongthon.vn)

Hình 1.3 : Hệ sinh thái rừng tràm

2.3. Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp
Cây rừng có đời sống lâu dài, vì vậy mọi biện pháp kỹ thuật lâm sinh phải
gắn được lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế
lâm nghiệp rất quan trọng trong kinh doanh nghề rừng, đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay. Đầu tư cho kinh doanh lâm nghiệp nhất là đầu tư cho rừng trồng
thường có thời gian thu hồi vốn lâu dài, nhiều rủi ro; do đó xây dựng các phương
thức lâm sinh phải quán triệt quan điểm lấy ngắn nuôi dài, lấy cây nông nghiệp,
4


chăn nuôi, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc các loài cung cấp lâm sản ngoài gỗ,
những loài cây mọc nhanh có luân kỳ kinh doanh ngắn để “nuôi cây lâm nghiệp”
mọc chậm hơn và luân kỳ dài hơn so với cây nông nghiệp. Cùng với tác dụng nhiều
mặt của rừng, trong kinh doanh rừng không chỉ nâng cao năng suất của rừng mà còn

ở chỗ mở mang nhiều ngành nghề thủ công, chế biến và bảo quản lâm sản, tiếp thị
các sản phẩm từ rừng, du lịch ... để tạo nguồn thu, ổn định đời sống cho người làm
nghề rừng.

( Nguồn. :tinnongnghiep.com)

Hình 1.4 : Rừng có luân kì dài

3. Những tiền đề để xác định phương thức lâm sinh
Cơ sở khoa học để xác định các phương thức kỹ thuật lâm sinh là tiền đề
kinh tế xã hội và tiền đề khoa học tự nhiên. Khi xác định các phương thức kỹ thuật
lâm sinh phải dựa vào 4 căn cứ sau đây:
Mục tiêu kinh doanh.
Mục tiêu kinh doanh chính là căn cứ đầu tiên quyết định việc lựa chọn hệ
thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng. Mục tiêu kinh doanh xuất
phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nhưng lại phải phù hợp với điều kiện tự
nhiên và tài nguyên rừng thì mới có tính thực tiễn và mang lại hiệu quả. Khi xác
định mục tiêu kinh doanh, trước hết phải dựa vào chiến lược phát triển lâm nghiệp
đã được xác lập ở mỗi vùng kinh tế- sinh thái. Ở Việt Nam, rừng được phân chia
thành 3 loại chính: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Sự phân chia này
là cơ sở khoa học đầu tiên cho việc lựa chọn cây trồng, lựa chọn loài cây kinh doanh
đối với rừng trồng và rừng tự nhiên. Tiêu chuẩn chọn loại cây trồng và chọn loài
cây kinh doanh cho 3 loại rừng khác nhau, tất yếu sẽ dẫn đến hàng loạt các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mục tiêu định hướng.
Cần phải cụ thể hơn cho từng loại rừng: rừng cây gỗ (gỗ lớn, gỗ giấy sợi, gỗ mỏ, gỗ
củi), tre nứa, đặc sản, v.v...
Tiền đề tự nhiên- sinh vật học
5



Xét về ý nghĩa sinh vật học, bản chất của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là
giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu sinh thái của cây rừng và môi trường và mâu thuẫn
sinh thái giữa các sinh vật rừng với nhau nhằm tạo ra một hệ sinh thái rừng ổn định có
năng suất kinh tế và hiệu quả phòng hộ cao nhất. Như vậy, tiền đề tự nhiên sinh vật học
bao gồm điều kiện sinh cảnh (khí hậu, đất đai, địa hình, v.v...), đặc tính sinh thái của
loài cây và quy luật sinh trưởng phát triển của cá thể cây rừng và quần thể cây rừng. Căn
cứ vào mục tiêu kinh doanh và tiền đề tự nhiên sinh vật học thì mới có cơ sở để xác định
rõ ràng đối tượng kinh doanh đến loài cây và cây rừng. Chọn loài cây trồng không thể là
ý muốn chủ quan, chạy theo nhu cầu thị trường trước mắt, bất chấp mọi quy luật sinh
thái. Không xác định được loài cây kinh doanh thì không có cơ sở để đề xuất biện pháp
kỹ thuật lâm sinh. Hệ sinh thái rừng có đời sống dài, sinh trưởng phát triển có tính giai
đoạn. Mỗi giai đoạn cây rừng có yêu cầu sinh thái khác nhau, biểu hiện ra mối mâu
thuẫn sinh thái giữa cây rừng và môi trường và mâu thuẫn sinh thái giữa các sinh vật
rừng với nhau cũng khác nhau. Vì vậy, mọi biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau đều
có tính giai đoạn, phải tác động kịp thời. Việc xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
phải gắn liền với việc xác định định thời gian tác động. Biện pháp chăm sóc rừng chỉ
tiến hành khi rừng chưa khép tán; sau đó là chặt nuôi dưỡng. Khi rừng đã đạt đến tuổi
thành thục, thì phải tiến hành khai thác. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh phải tác động đúng
lúc thì mới mang lại hiệu quả.
Ví dụ, rừng bồ đề tỉa thưa chậm ở tuổi 4-5 không còn có tác dụng cải tạo hình thân
vì bồ đề chia cành, định hình thân cây tương đối sớm. Bất kỳ một biện pháp kỹ thuật
lâm sinh nào cũng có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, khai thác
rừng có thể tiến hành bằng cách chặt trắng, chặt dần, chặt chọn; tái sinh rừng có thể tiến
hành bằng tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo hoặc xác tiến tái sinh tự nhiên, v.v... Việc
xác định phương thức tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phải xuất phát từ điều
kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình, v.v...), đặc trưng của rừng (thuần loài hoặc hỗn
loài, đều tuổi hay khác tuổi, v.v...) và điều kiện kinh tế kỹ thuật (thủ công hoặc cơ giới,
khả năng tiêu thụ sản phẩm, v.v...). Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới (mưa nhiều,
mưa tập trung theo mùa, đất dốc, ...), rừng hỗn loài khác tuổi (rừng tự nhiên hỗn loài
khác tuổi, nhiệt đới tự nhiên, v.v...), công nghệ chế biến phát triển còn thấp mà tiến hành

khai thác trắng trên diện tích lớn thì mang lại hiệu quả kinh tế thấp và làm phá vỡ môi
trường sinh thái. Do vậy, việc lựa chọn phương pháp tiến hành các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh là một vấn đề quan trọng.
Tiền đề kinh tế – xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện
các phương thức kỹ thuật lâm sinh. Khả năng đầu tư vốn, hiệu quả kinh tế mang lại,
điều kiện dân sinh, phong tục tập quán của các dân tộc, v.v... là những căn cứ quan trọng
để quyết định sự lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Điều đáng lưu ý là: ở các
nước đang phát triển trong nhiều trường hợp, tiền đề kinh tế – xã hội thường có trọng
lượng quyết định hơn cả tiền tự nhiên – sinh vật học. Người kỹ sư khi quyết đinh bất cứ
biện pháp kỹ thuật lâm sinh nào tác động đến rừng, không được đứng trên quan điểm kỹ
6


thuật lâm sinh thuần túy mà phải gắn liền với quan điểm kinh tế – xã hội.
Tiền đề khoa học – kỹ thuật
Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật: thủ công, cơ giới. Công nghệ gỗ,
phân bón, v.v... đều quyết định phương án lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
Thâm canh rừng phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ cơ giơí hóa, công nghiệp sản xuất phân
bón, v.v... Áp dụng phương thức khai thác trắng đối với rừng nhiệt đới tự nhiên hỗn loài
khác tuổi không thể mang lại hiệu quả cao nếu trình độ kỹ thuật còn thủ công và công
nghệ chế biến hóa gỗ chưa phát triển.

(Nguồn: danviet.vn)
Hình 1.5 : Rừng sản xuất

4. Tiêu chuẩn đánh giá phương thức kỹ thuật lâm sinh
Đánh giá sự thành công của các phương thức kỹ thuật lâm sinh phải căn cứ vào
các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đáp ứng được mục tiêu kinh doanh cả về chủng loại và số lượng
2. Phải nâng cao năng suất của rừng, rút ngắn luân kỳ kinh doanh. Ở các nước
phát triển có nền kinh tế ổn định, sản lượng rừng không chỉ tính bằng lượng
tăng trưởng m3/ha/năm mà còn tính bằng sản lượng tiền/ha; Từ đó có thể dễ
dàng tính ra hiệu quả đầu tư của 1 đồng tiền vốn trong sản xuất lâm nghiệp.
3. Phải bảo đảm được tái sinh rừng, không khai thác lạm vào vốn rừng.
4. Phải duy trì và nâng cao được chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh
thái dựa trên cơ sở tạo ra một hệ sinh thái rừng ổn định lâu dài.
5. Nâng cao năng suất lao động, giá thành hạ.
7


Tùy theo mục tiêu kinh doanh khác nhau mà tiêu chuẩn đánh giá sẽ được sắp xếp
theo các trật tự khác nhau.

(Nguồn : vtv.vn)

Hình 1.6: Rừng đước có chức năng phòng hộ

5. Lược sử và xu hướng phát triển của kỹ thuật lâm sinh.
5.1. Lược sử phát triển
Sự phát triển của lâm sinh học gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ở mỗi một hình thái xã hội, có những nhu cầu xã hội riêng, một nền văn minh
riêng, theo đó nội dung của kỹ thuật lâm sinh học được hình thành. Từ buổi hoang sơ
của loài người – xã hội cộng sản nguyên thuỷ- con người đã gắn bó với rừng. Có thể nói,
rừng là môi trường sống trước đây và cả ngày nay của con người. Ở buổi ban đầu sơ
khai, những hiểu biết đầu tiên về rừng được hình thành và tích luỹ thông qua các hoạt
động hái lượm, săn bắt, ý thức “tìm chọn” được manh nha hình thành. Khi chuyển sang
chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, rừng trở thành đối tượng khai phá mở mang diện
tích trồng trọt, chăn thả gia súc đã hình thành nên một nền văn minh rực rỡ, đa dạng

trong loch sử loài người đó là nền văn minh nông nghiệp. Với nhu cầu xã hội và phân
hoá giai cấp ngày càng cao rừng lúc đó vẫn được coi là “kho tài nguyên vô tận” cung
cấp nguyên liệu xây các lâu đài, cung điện và các công trình văn hoá, tín ngưỡng. Mầm
móng khai thác chọn được hình thành trong giai đoạn phát triển này. Khi có cuộc cách
mạng công nghiệp của Chủ Nghiã Tư bản trong thế kỷ thứ XVIII ở châu Âu đã tạo ra
bước nhảy vọt về nhu cầu gỗ cho các nhà máy chế biến, gỗ tà vẹt, gỗ coat điện, gỗ xây
đóng, đóng tàu thuyền, gỗ chế biến giấy... Do khả năng cơ giới hoá trong khai thác, chặt
trắng ở Châu Âu ra đời. Cùng với chặt trắng là kỹ thuật trồng rừng mới, nuôi dưỡng
rừng được phát triển bởi lẽ rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi không thể đáp ứng được
những yêu cầu mới và công nghệ chế biến ngày càng cao. Như vậy, rừng đã thực sự trở
thành đối tượng kinh doanh và hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục vụ cho
các mục tiêu kinh doanh đó được phát triển. Sự kiện này đã dẫn đến việc hình thành các
lý thuyết về chọn loại cây trồng, xác định lập địa, các biện pháp kỹ thuật gieo ươm,
8


trồng rừng và nuôi dưỡng rừng và sau này là lý thuyết về sinh trưởng, sản lượng rừng...
Tuy nhiên, người ta cũng nhanh chóng nhận thấy những nhược điểm của chặt trắng, đặc
biệt là vấn đề môi trường sinh thái, do đó cũng trong thời gian này, phương thức khai
thác dần được hình thành để phản đối và khắc phục những nhược điểm của khai thác
trắng kinh điển.
Chủ nghĩa Tư bản đã hình thành nên một nền văn minh công nghiệp. Vai trò
của rừng trong cuộc cách mạng kỹ thuật ngày càng được nhận thức cao hơn. Rừng
không còn là “kho tài nguyên vô tận” nữa, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Sự phát triển của
nền văn minh nhân loại đã kéo theo những thay đổi to lớn của môi trường sống, trong đó
rừng là một mắt xích quan trọng. Ngày nay, kỹ thuật lâm sinh sẽ không chỉ nhằm thoả
mãn những nhu cầu phát triển hiện tại mà phải bảo đảm những điều kiện phát triển của
các hệ sinh thái rừng nhằm đáp ứng đủ các nhu cầu phát triển cho tương lai.
5.2. Xu hướng phát triển của kỹ thuật lâm sinh
Với những nhận thức mới và toàn diện về vai trò của các hệ sinh thái rừng, xu

hướng phát triển của kỹ thuật lâm sinh là đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng và phát triển
bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt này. Một cách tổng quát, quan điểm
phát triển của kỹ thuật lâm sinh trong tương lai phải là những kỹ thuật “gắn với tự
nhiên”. Theo quan điểm này, phát triển một nền lâm sinh học gắn với tự nhiên là cách
tiếp cận “khôn ngoan” trong quá trình xử lý kinh doanh rừng nói chung và kinh doanh
rừng nhiệt đới nói riêng. Điều đó có nghĩa là, kỹ thuật lâm sinh phải là kỹ thuật sáng tạo,
càng gắn với các quy luật tự nhiên càng tốt xét trên gốc độ sinh thái học. Bởi lẽ, kỹ thuật
lâm sinh không thể bắt chước tự nhiên một cách thụ động và không thể làm khác tự
nhiên một cách tuỳ tiện. Xu hướng chung trong phát triển kỹ thuật lâm sinh là thâm
canh rừng, kể cả rừng tự nhiên và rừng nhân tạo.
Đối với rừng tự nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy là quản lý rừng tốt sẽ tạo được
điều kiện để bảo tồn rừng; đặc biệt là ở những nơi nền kinh tế đất nước hay khu vực
phải dựa trực tiếp vào nguồn tài nguyên rừng. Điều đầu tiên cần được áp dụng là phần
lớn các khu rừng dễ suy thoái nên kết hợp việc bảo tồn rừng với mục tiêu sản xuất thông
qua khai thác chức năng cảnh quan của rừng. Cách tiếp cận này phải dựa vào sự nhất trí
chung khi quyền làm chủ và sở hữu đất đai, kế hoạch hoá và công tác quản lý được hợp
nhất với nhau. Trong khi kiến thức khoa học về các hệ sinh thái rừng còn chưa hoàn
chỉnh, việc xác định những hiểu biết về mặt lâm học, về sinh thái học nhằm quản lý
rừng tự nhiên theo cách giữ vững một cách nguyên vein là có thể chấp nhận được và có
thể được áp dụng cho tất cả các kiểu rừng khác nhau, kể cả rừng nhiệt đới ẩm.
Đối với rừng nhân tạo, với mục tiêu sản xuất gỗ là chính, hệ thống các kỹ thuật
lâm sinh được xây dựng theo cách tiếp cận nhằm làm tăng sản lượng gỗ và rút ngắn luân
kỳ kinh doanh. Theo hướng này, xu hướng phát triển rừng công nghiệp thâm canh đòi
hỏi kỹ thuật lâm sinh phải được xem xét từ khâu chọn và cải thiện giống cây trồng. Như
vậy, hệ thống kỹ thuật lâm sinh phải được xây dựng cho từng loài cây trồng, trong đó kỹ
thuật thâm canh, nuôi dưỡng, phòng trừ sâu bệnh hại ... được xem xét một cánh toàn
9


diện tiến tới xây dựng rừng đạt các tiêu chí để cấp chứng chỉ quản lý rừng bean vững. Ở

Việt Nam, trong 10 năm tới, nguồn cung cấp gỗ trong nước chủ yếu dựa vào khai thác
rừng trồng và cây phân tán.
Bảng 1.1 : Dự báo nhu cầu lâm sản ở Việt Nam
Nhu cầu

Đơn vị

2005

2010

1. Gỗ trụ mỏ

Nghìn m3

300

350

2. Nguyên liệu
giấy

Nghìn m3

7.500

18.500

3. Nguyên liệu ván
nhân tạo


Nghìn m3

1.500

3.500

4. Gỗ xây dựng CB
và gia dụng

Nghìn m3

2.700

3.500

5. Củi.

Nghìn m3

12.000

10.500

Cùng với dự báo này, mục tiêu quy hoạch 8 triệu ha rừng sản xuất đến năm
2010 và trước mắt tập trung xây dựng mới rừng kinh tế chủ lực (nguyên liệu giấy 1 triệu
ha, rừng đặc sản 0,2 triệu ha, gỗ mỏ, cây công nghiệp, củi ... 1,2 triệu ha) đặt ra nhiệm
vụ nặng nề cho việc xây dựng hệ thống kỹ thuật lâm sinh rừng trồng.

10



(Nguồn : vtv.vn)
Hình 1.7 : Quy trình chế biến gỗ

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bài giảng Kỹ Thuật Lâm Sinh,2005.Khoa Môi trường & TNTN.Đại học Tây
Nguyên.
2- Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất lâm
nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

12



×