Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN TRÚC MÁY TÍNH (26 CÂU ĐÁP ÁN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN TRÚC MÁY TÍNH
Câu 1: Các loại bộ nhớ trong của máy tính? Đặc trưng của từng loại? Ngày nay khi mua máy
tính người ta thường quan tâm đến bộ nhớ trong nào và có những tham số gì đáng quan tâm
nhất?
-

Bộ nhớ trong: nơi để lưu trữ chính trong máy tính
o Bộ nhớ cache (bộ nhớ đệm)
 Bộ nhớ có tốc độ nhanh được đặt đệm giữa CPU và bộ nhớ chính nhằm tăng

tốc độ CPU truy cập bộ nhớ
 Dung lượng nhỏ hơn bộ nhớ chính
 Tốc độ nhanh hơn
 Cache thường được chia thành một số mức
 Cache có thể được tích hợp trên chip vi xử lý.
 Cache có thể có hoặc không
o Bộ nhớ chính
 Chứa các chương trình và dữ liệu đang được CPU sử dụng.
 Tổ chức thành các ngăn nhớ được đánh địa chỉ.
 Ngăn nhớ thường được tổ chức theo byte.
 Nội dung của ngăn nhớ có thể thay đổi, song địa chỉ vật lý của ngăn nhớ luôn
cố định.


Gồm: 2 loại bộ nhớ chính là RAM(random access memory) & ROM(read only
memory):
+Bộ nhớ RAM (Random access memory) hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc

độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;
+Bộ nhớ ROM (Read Only Memory) hay bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương
trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất.Thường dùng để lưu trữ


thông tin cố định đối với hệ thống. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ
ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS
được cải tiến thành FlashBIOS.
-> ROM dc chia thành: ROM không lập trình dc (mask ROM) & ROM lập trình dc
(PROM –EPROM-EEPROM).
-

Ngày nay khi mua máy tính người ta thường quan tâm đến bộ nhớ: RAM, cache

Ví dụ thông số cơ bản của 1 máy tính: Bộ vi xử lý (CPU): Core i5-3317U (1,7 GHz, 3MB smart


cache). Cho ta biết Ram, Tốc độ xung nhịp, CPU,cache
Câu 2: Trình bày hiệu quả lệnh sử dụng đường ống(pipeline) trong kiến trúc Risc với đường
ống 2 gian đoạn, 3 giai đoạn 4 giai đoạn so với thực thi tuần tự
-

Kỹ thuật sử dụng đường ống pipeline là một kỹ thuật làm cho các giai đoạn khác nhau của

-

nhiều lệnh được thi hành cùng một lúc.
Giả sử, mỗi lệnh được thực hiện trong 5 giai đoạn và mỗi giai đoạn được thực hiện trong 1
chu kỳ xung nhịp. Các giai đoạn thực hiện một lệnh là: lấy lệnh (IF: Instruction Fetch), giải
mã (ID: Instruction Decode), thi hành (EX: Execute), thâm nhập bộ nhớ (MEM: Memory
Access), lưu trữ kết quả (RS: Result Storing).

So sánh với kiểu xử lý tuần tự thông thường, 5 lệnh được thực hiện trong 25 chu kỳ xung nhịp, thì
xử lý lệnh theo kỹ thuật ống dẫn thực hiện 5 lậnh chỉ trong 9 chu kỳ xung nhịp.
Như vậy kỹ thuật ống dẫn làm tăng tốc độ thực hiện các lệnh. Tuy nhiên kỹ thuật ống dẫn có một số

ràng buộc:
-

Cần phải có một mạch điện để thi hành mỗi giai đoạn của lệnh vì tất cả các giai đoạn của
lệnh được thi hành cùng lúc. Trong một bộ xử lý không dùng kỹ thuật ống dẫn, ta có thể
dùng bộ làm toán ALU để cập nhật thanh ghi PC, cập nhật địa chỉ của toán hạng bộ nhớ, địa
chỉ ô nhớ mà chương trình cần nhảy tới, làm các phép tính trên các toán hạng vì các phép
tính này có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau.

-

Phải có nhiều thanh ghi khác nhau dùng cho các tác vụ đọc và viết. Trên hình III.4, tại một
chu kỳ xung nhịp, ta thấy cùng một lúc có 2 tác vụ đọc (ID, MEM) và 1 tác vụ viết (RS).

Câu 3: Trình bày quá trình đọc / ghi bộ nhớ trong máy tính
-

Bộ nhớ của máy tính được tổ hợp từ các vi mạch nhớ và có dung lượng được tính bằng đơn

-

vị Byte, trong khi đó dung lượng của vi mạch nhớ được tính bằng đơn vị bit.
Bộ nhớ của máy tính được kết nối với CPU thông qua hệ thống BUS gồm các tín hiệu sau:


-

Số lượng các tín hiệu địa chỉ có trên bộ nhớ của máy tính biểu diễn dung lượng bộ nhớ máy
tính (Nếu bộ nhớ máy tính có k bits địa chỉ thì dung lượng bộ nhớ sẽ là 2k ô nhớ) mỗi ô nhớ
trong bộ nhớ máy tính có chiều dài là 1, 2, 4, 8 hoặc 16 Byte số liệu. Khi đó dung lượng bộ


-

nhớ máy tính sẽ là 2k * 1 (2,4,8,16) Byte.
Số lượng các tín hiệu địa chỉ có trên vi mạch nhớ biểu diễn dung lượng của vi mạch nhớ
(Nếu vi mạch nhớ n bits địa chỉ thì dung lượng của vi mạch nhớ sẽ là 2n ô nhớ) mỗi ô nhớ của
vi mạch nhớ có chiều dài là 1, 2, 4, 8 bits số tín hiệu ghi/đọc Cho phép mở thiết bị Các tín
hiệu số liệu Bộ nhớ/ Vi mạch nhớ Các tín hiệu địa chỉ liệu. Khi đó người ta nói dung lượng

-

của vi mạch nhớ sẽ được xác định là 2n * 1(2,4,8) bit.
Tổ hợp nhiều vi mạch nhớ sẽ tạo nên bộ nhớ máy tính, tùy theo số chân số liệu của vi mạch
nhớ, người ta sẽ phải lắp song song các vi mạch nhớ với nhau để đảm bảo mỗi lần CPU truy

-

cập bộ nhớ thì 1, 2, 4, 8 hay 16 Byte số liệu sẽ được ghi hoặc đọc.
Khi thực hiện truy cập bộ nhớ, tại 1 thời điểm CPU chỉ có thể đọc hay ghi 1 ô nhớ để xác
định được ô nhớ sẽ thực hiện trao đổi số liệu với CPU người ta phải thực hiện giải mã bộ
nhớ. Trước tiên là mạch giải mã bộ nhớ để xác định xem vi mạch nhớ nào chưa ô nhớ sẽ trao
đổi số liệu với CPU và sau đó là giải mã trong nội bộ vi mạch nhớ để xác định được ô nhớ sẽ
trao đổi số liệu với CPU.

Câu 4: Trình bày các khối trong bộ Vi xử lý của máy tính (CPU)? Chức năng, nhiệm vụ
của từng khối?


CPU đơn giản cần bao gồm 3 thành phần quan trọng nhất: Tập các thanh ghi, bộ xử lý số học và
logic (ALU) và bộ điều khiển (CU)

-

Tập các thanh ghi của các loại máy tính là khác nhau và thường được chia thành hai loại:
các thanh ghi được dùng với mục đích chung và các thanh ghi với mục đích đặc biệt.
các thanh ghi mục đích chung được sử dụng trong nhiều trường hợp như có thể dùng làm nơi
lưu trữ dữ liệu, dùng để lưu các toán hạng của một chỉ lệnh. Trong khi các thanh ghi với
mục đích đặc biệt chỉ có một số chức năng bên trong CPU, như bộ đến chương trình là

-

thanh ghi chỉ dùng với mục đích đặc biệt là chỉ dùng để lưu địa chỉ của chỉ lệnh tiếp theo.
Bộ logic số học ALU cung cấp một mạch số cần thiết để thục hiện các phép toán số học (như

-

công, trừ, nhân, chia) logic (như NOT, AND,OR) và các phép toán dịch trong bộ chỉ lệnh.
Bộ Điều khiển (CU) chị trách nhiệm điểu khiển mọi hoạt động của CPU như tìm nạp chỉ lệnh
từ bộ nhớ chính, giải mã nó, xác định xem nó thuộc loại nào và cuối cùng là ra chỉ lệnh cho
các bộ phận bên trong CPU thực hiện.

Câu 5: Hãy trình bày sơ đồ khối, chức năng của các khối trong Kiến trúc máy tính Von
Neumann?
1. Sơ đồ khối:


2. Chức năng của các khối
• Main memory(bộ nhớ chính): lưu trữ dữ liệu và các lệnh
• Arithmetic logic unit( ALU): tính toán dữ liệu nhị phân.
• Control unit (CU): dịch các lệnh trong bộ nhớ và thực thi chúng.
• I/O : các thiết bị vào ra hoạt động dưới sự điều khiển của khối CU.


Câu 6: Hãy cho biết có mấy cách để phân loại máy tinh, nêu các kiểu máy tính theo các cách
đó?
Có 3 cách phân loại máy tính:
1. Phân loại theo khả năng

- Máy tính lớn( mainframe computer).
- Máy tính con( mini computer).
- Máy vi tính( microcomputer): trạm làm việc( workstation), máy tính cá nhân PC(personal
computer).
2. Phân loại theo nguyên lí:
• Máy tính cơ khí.
• Máy tính tương tự.
• Máy tính số.
3. Phân loại theo kiến trúc:
• SISD( Single Instruction Stream-Single Data Stream).
• SIMD(Single Instruction Stream-Multiple Data Stream).
• MIMD( Multiple Instruction Stream-Multiple Data Stream).
• MISD(Multiple Instruction Stream-Single Data Stream).

Câu 7: Nguyên tắc chuyển đổi số thập phân sang nhị phân, bát phân, thập lục phân và ngược
lại, cho ví dụ
Thập phân -> Nhị phân
Lấy số cần đổi chia cho 2. Lấy kết quả chia tiếp cho 2 đến khi kết quả = 0. Lấy dư là 0 và 1. Lấy các


con số dư ghi lại từ dưới lên trên ta được dãy số 0 và 1.

Nhị phân -> Thập phân
Nhân lần lượt các phần tử của dãy nhị phân bắt đầu từ phần tử cuối (Chiều phải sang trái) với 2 0 cho

đến 2n-1 (n là số phẩn tử dãy số). Sau đó cộng các giá trị tìm được từ phép nhân ta được kết quả là
một số dạng thập phân

Thập phân -> Bát phân
Thập phân ra hệ Bát phân bằng cách chia con số Thập phân cần đổi với 8 rồi lấy kết quả chia với 8
liên tục cho đến khi kết quả bằng 0, sau đó ghi lại các số dư từ dưới lên để có được dãy Bát phân.

Bát phân -> Thập phân
Bát phân ra thập phân chúng ta nhân từ giá trị của dãy Bát phân với 8 0 đến 8n-1 theo chiều phải sang
trái


Thập phân -> Thập lục phân
Lấy số cần đổi chia cho 16, kết quả lại đem chia cho 16 đến khi kết quả bằng 0. Giá trị lấy dư không
quá 15. Các số từ 10 đến 15 biểu diễn các chữ cái tương ứng: A đến F.

Thập lục phân -> Thập phân
Làm tương tự với việc chuyển Nhị phân sang thập phân nhưng phải đổi các giá trị biểu diễn từ A
đến F thành các số tương ứng từ 10 đến 15. Sau đó nhân các số này bắt đầu từ số cuối cùng với 16 0
với 16n-1 theo chiều phải sang trái. Sau khi nhân được kết quả là một số dạng thập phân

Câu 8: Trình bày cấu trúc bộ nhớ Cache và nguyên tắc đọc Cache?
1. Cấu trúc bộ nhớ cache:



Bộ nhớ cache bao gồm C khe của mỗi K từ nhớ và, số của các khe, hoặc các hàng, nó coi


như ít hơn số khối nhớ của bộ nhớ chính(C <

khối riêng biệt hiện đang được trữ
2. Hoạt động đọc của cache: khi CPU phát địa chỉ, RA của từ nhớ sẽ được đọc. Nếu từ nhớ
được chứa trong cache, nó sẽ được cung cấp cho CPU. Ngược lại, khối nhớ chứa từ nhớ đó
sẽ được tải vào trong bộ nhớ và từ nhớ đó sẽ được cung cấp cho CPU.
Câu 9: Hãy cho biết người ta dựa vào tiêu chí nào để phân chia máy tính thành các thế hệ, đó
là những thế hệ nào? Những máy tính ngày nay chúng ta đang sử dụng thuộc thế hệ nào?
- Tiêu chí phân chia máy tính thành các thế hệ: dựa vào sự tiến bộ của các công nghệ chế tạo
các linh kiện cơ bản của máy tính như: bộ xử lý, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,...
-

Những thế hệ máy tính:


Máy tính dùng đèn điện tử: thế hệ 1(1946-1957)
+ Về kỹ thuật: linh kiện dùng đèn điện tử, độ tin cậy thấp, tổn hao năng lượng. Tốc độ

tính toán từ vài nghìn đến vài trăm nghìn phép tính / giây.
+ Về phần mềm: chủ yếu dùng ngôn ngữ máy để lập trình.
+ Về ứng dụng: mục đích nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
• Máy tính dùng transistor: thế hệ 2(1958-1964)
+ Về kỹ thuật: linh kiện bán dẫn chủ yếu là transistor. Bộ nhớ có dung lượng khá lớn.
+ Về phần mềm: đã bắt đầu sử dụng 1 số ngôn ngữ lập trình bậc cao: fortran, algol.
Cobol...
+ Về ứng dụng: tham gia giải các bài toán kinh tế xã hội..


Máy tính dùng vi mạch: thế hệ 3(1965-1971)
+ Về kỹ thuật: linh kiện chủ yếu sử dụng các mạch tích hợp(IC), các thiết bị ngoại vi
được cải tiến, đĩa từ được sd rộng rãi. Tốc độ tính toán đạt vài triệu phép toán trên giây,
dung lượng bộ nhớ đạt vài MB.

+ Về phần mềm: xuất hiện nhiều hệ điều hành khác nhau. Xử lí song song. Phần mềm đa

dạng chất lượng cao, cho phép khai thác máy tính theo nhiều chế độ khác nhau.
+ Về ứng dụng: tham gia trong nhiều lĩnh vực của xã hội.
• Máy tính dùng vi mạch mật độ cao: thế hệ thứ 4( 1972-về sau):
+ Về kỹ thuật: sử dụng mạch tích hợp cỡ lớn VLSI, thiết kế các cấu trúc đa xử lí. Tốc độ
đạt tới hàng chục triệu phép toán trên giây.
+ Về ứng dụng: được áp dụng trong hầu hết các hoat động của xã hội
- Về thế hệ thứ 5: máy tính đa xử lí, đa máy tính, sử dụng kĩ thuật xử lý song song.
1. Những máy tính chúng ta đang sử dụng thuộc thế hệ thứ 4.
Câu 10: Các loại bus hệ thống trong máy tính. Chức năng của từng loại. Độ rộng của bus dữ
liệu là 16 bits thì cho biết điều gì?
1. Các loại bus trong hệ thống máy tính và chức năng:
• Bus dữ liệu: cung cấp đường dẫn để truyền dữ liệu giữa các module hệ thống. Các đường

này gọi là bus dữ liệu. Bus dữ liệu có thể là 32,64, 128, thậm chí nhiều đường riêng biệt, số


lượng các đường này gọi là độ rộng của bus dữ liệu. Vì mỗi đường chỉ có thể truyền tải một
bit tín hiệu tại 1 thời điểm, số lượng các đường cho biết bao nhiêu bit có thể truyền cùng 1
lúc. Độ rộng của bus dữ liệu là nhân tố quan trọng trong việc xác định hiệu suất hoạt động
của hệ thống.
• Bus địa chỉ: được sử dụng để xác minh nguồn hoặc đích của dữ liệu trên bus dữ liệu.
Độ rộng của bus địa chỉ xác định khả năng xác định bộ nhớ lớn nhất của hệ thống.
• Bus điều khiển: điều khiển việc truy nhập và sử dụng các đường dữ liệu và địa chỉ.
Các tín hiệu điều khiển truyền cả lệnh và thông tin thời gian giữa các module hệ thống. Các
tín hiệu thời gian xác định tính hợp lệ của dữ liệu và thông tin địa chỉ. Các tín hiệu lệnh xác
định các phép toán được thực hiện.
Ngoài ra còn có phân loại bus theo đường truyền: bus đồng bộ và bus không đồng bộ.
2. Độ rộng của bits dl là 16 bít cho biết có 16bits có thể đường truyền cùng một lúc.



Câu 11: Trình bày tổ chức của ổ đĩa cứng ? dung lượng của ổ đĩa cứng phụ thuộc vào yếu tố
nào ? ứng dụng tính dung lượng của ổ đĩa cứng nếu biết số byte trên sector là 512 , số sector
trên rãnh trung bình là 300, số rãnh trên 1 mặt là 20.000 , số mặt trên 1 đĩa là 2 , số đĩa trên ổ
đĩa là 15 ?
Tổ chức
-

Ổ đĩa cứng: chứa nhiều lớp đĩa. Quay quanh truc khoảng 3.600-15000 vòng 1 phút.
Các lớp đĩa này đc làm từ kim loại và đc phủ 1 chất từ tính, đường kính của đĩa thay đổi từ

-

1,3 – 8 inch. Mỗi mặt của đĩa chia làm nhiều đường tròn đồng trục gọi là rãnh.
Thông thường mỗi mặt của 1 lớp đĩa chứa khoảng 10000-30000 rãnh.
Mỗi rãnh chia làm nhiều cung (sector ) dùng để chứa thông tin. Mỗi rãnh có thế chứa từ 64-

-

800 cung.
Cung là đơn vị nhỏ nhất mà máy tính có thể đọc hoặc viết. Chuỗi thông tin ghi trên mỗi cung
gồm có: số thứ tự của cung, một khoảng trống, số liệu của cung đó bao gồm cả các mã sửa

lỗi, một khoảng trống, số thứ tự của cung tiếp theo.
Tóm tắt:
512byte/1sector
300sector/rãnh
20000ranh/1mat -> 40000/2mat
Có 15 đĩa

Bài làm: +Số rãnh trên 15 đĩa: 15*40000
+ Số sector trên 15 đĩa: 15*40000*300
+ Số byte dữ liệu trên 15 đĩa 15*40000*300*512 = 9216.10^6 byte = 9216MB (hình
như là 92160MB)
Câu 12: Hãy cho biết các phương pháp vào ra với máy vi tính ? Các phương pháp ĐỊA CHỈ
HÓA CỔNG VÀO – RA
*Các pp địa chỉ hóa cổng vào ra:


địa chỉ hóa riêng biệt( trực tiếp)
-

Cổng vào-ra được đánh địa chỉ theo không gian địa chỉ vào-ra
CPU trao đổi dữ liệu với cổng vào-ra thông qua các lệnh vào-ra chuyên dụng (IN, OUT)
Chỉ có thể thực hiện trên các hệ thống có quản lý không gian địa chỉ vào-ra riêng biệt

địa chỉ hóa theo bản đồ bộ nhớ
-

Cổng vào-ra được đánh địa chỉ theo không gian địa chỉ bộ nhớ
Vào-ra giống như đọc/ghi bộ nhớ
CPU trao đổi dữ liệu với cổng vào-ra thông qua các lệnh truy nhập dữ liệu bộ nhớ
Có thể thực hiện trên mọi hệ thống

Các phương pháp ĐIỀU KHIỂN VÀO - RA
Vào ra bằng chương trình:
-

Nguyên tắc chung: CPU điều khiển trực tiếp vào-ra bằng chương trình → cần phải lập trình
vào-ra


Vào ra có thăm dò
Vào ra theo ngắt cứng
-

CPU không phải đợi trạng thái sẵn sàng của mô-đun vào-ra, CPU thực hiện một chương trình

-

nào đó
Khi mô-đun vào-ra sẵn sàng thì nó phát tín hiệu ngắt CPU
CPU trở lại tiếp tục thực hiện chương trình đang bị ngắt

Vào ra bằng DMA
-

Vào-ra bằng chương trình và bằng ngắt do CPU trực tiếp điều khiển
Chiếm thời gian của CPU
Tốc độ truyền bị hạn chế vì phải chuyển qua CPU
Để khắc phục dùng DMA
Thêm mô-đun phần cứng trên bus → DMAC (Controller)
DMAC điều khiển trao đổi dữ liệu giữa môđun vào-ra với bộ nhớ chính

Câu 13: Các loại thanh ghi trong cpu và chức năng của chúng ?
- Có 2 loại thanh ghi trong CPU:
+ User – Visible Register (Thanh ghi người dùng lập trình được): Nó cho phép người lập trình
ngôn ngữ máy hoặc ngôn ngữ Assembly thu nhỏ bộ nhớ chính bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng
các thanh ghi.
+ Control and Status Registers (Thanh ghi điều khiển và trạng thái): Các thanh ghi này được
sử dụng bởi đơn vị điều khiển CU để điều khiển các hoạt động của CPU và bằng phân quyền, các

chương trình điều khiển hệ thống điểu khiển sự thực thi của các chương trình khác.


Câu 14: Trình bày các phương pháp ánh xạ địa chỉ trong cache ?
Có 3 kĩ thuật ánh xạ :
- Ánh xạ trực tiếp : ánh xạ mỗi khối nhớ của bộ nhớ chính vào 1 đường cache có thể .
+block 0->line 0
+block 1->line 1
+block C->line 0
+block i-> line (I mod C)
Giả sử cache có 2n2 ngăn nhớ , địa chỉ do cpu phát ra là n bit .
e

n2

n1

n1 xác định số byte trong khối 2n1->byte .
n-n1 bit còn lại :xác định khối nằm trong bộ nhớ chính .
n2 bit tiêp theo xác định đường trong cache
còn lại là trường tag .
Mỗi 1 block dc ghi vào cache thì cần 1 chỗ để ghi tag (biêt dc đường nào nằm trong cache ) .
bộ so sánh : thong dịch địa chỉ và so sánh nối vào .
Nhược điểm là có 1 vị trí cố định của cache cho bất cứ khối đã cho nào .hơn nữa nếu xảy ra
chương trình muốn tham vấn lại từ nhớ từ 2 khối khác nhau dc ánh xạ vào cùng 1 đường ,,khi đó
các khối tiếp tục dc trao đổi trong cache , và tỉ lệ thành công sẽ giảm xuống .
- Ánh xạ liên kết hoàn toàn : phương pháp này sẽ khắc phục nhược điểm trên bằng cách cho phép
mỗi khối bộ nhớ chính dc nạp vào trong bất kì đường nào của cache ,trong trường hợp này n bit chia
ra làm 2 trường : tag & word . khi cpu phát ra địa chỉ thì nó so sánh vs tất cả các tag dc ghi trong
cache , nếu có 1 tag nào trong cache trùng vs tag địa chit thì hit in cache

Tag

Word

- Ánh xạ liên kết tập hợp: chia cache thành các tập hợp , mỗi tập hợp có m đường ánh xạ :
+block 0-> set 0
+……


+block i-> set (i mod S)
Địa chỉ :
Tag

Set

N1

Câu 15: Trình bày chi tiết các bước thực hiện lệnh trong máy tính
Các bước thực hiện lệnh:
+Nhận lệnh lệnh:
• CPU đưa địa chỉ của lệnh cần nhận từ bộ đếm chương trình PC ra bus địa chỉ
•CPU phát tín hiệu điều khiển đọc bộ nhớ
•Lệnh từ bộ nhớ được đặt lên bus dữ liệu và được CPU copy vào thanh ghi lệnh IR
•CPU tăng nội dung PC để trỏ sang lệnh kế
+Giải mã lệnh:
•Lệnh từ thanh ghi lệnh IR được đưa đến đơn vị điều khiển
•Đơn vị điều khiển tiến hành giải mã lệnh để xác định thao tác phải thực hiện
•Giải mã lệnh xảy ra bên trong CPU
+Nhận dữ liệu:
•CPU đưa địa chỉ của toán hạng ra bus địa chỉ

•CPU phát tín hiệu điều khiển đọc
•Toán hạng được đọc vào CPU
•Tương tự như nhận lệnh
+Thực hiện lệnh:
•Có nhiều dạng tuỳ thuộc vào lệnh
•Có thể là:
-Đọc/Ghi bộ nhớ
-Vào/Ra
-Chuyển giữ liệu giữa các thanh ghi
-Thao tác số học/logic
-Chuyển điều khiển (rẽ nhánh)


+Ghi toán hạng:
•CPU đưa địa chỉ ra bus địa chỉ
•CPU đưa dữ liệu cần ghi ra bus dữ liệu
•CPU phát tín hiệu điều khiển ghi
•Dữ liệu trên bus dữ liệu được copy đến vị trí xác định
+Ngắt:
•Nội dung của bộ đếm chương trình PC (địa chỉ trở về sau khi ngắt) được đưa ra bus dữ liệu
•CPU đưa địa chỉ (thường được lấy từ con trỏ ngăn xếp SP) ra bus địa chỉ
•CPU phát tín hiệu điều khiển ghi bộ nhớ
•Địa chỉ trở về trên bus dữ liệu được ghi ra vị trí xác định (ở ngăn xếp)
•Địa chỉ lệnh đầu tiên của chương trình con điều khiển ngắt được nạp vào PC
Câu 16: Các chế độ địa chỉ của bộ vi xử lý? Nêu rõ ưu nhược điểm của từng chế độ.
Chế độ

Ưu điểm

nhược điểm


địa chỉ tức thời:

-Không tham chiếu đến bộ nhớ

Dải giá trị của toán
hạng bị hạn chế

- Truy nhập toán hạng rất nhanh

Câu 17: Hãy
trình bày
các kiểu hệ

địa chỉ trực tiếp
địa chỉ gián tiếp

- Đơn giản,CPU tham chiếu bộ nhớ một
lần để truy nhập dữ liệu

Không gian địa chỉ
giới hạn

thống bộ vi

- Không gian địa chỉ lớn

Tham chiếu bộ nhớ
phức tạp


song và cách

không gian địa chỉ
giới hạn

song trong

địa chỉ thanh ghi - Không có tham chiếu bộ nhớ
-Số lượng thanh ghi ít → Trường địa chỉ
chỉ cần ít bit

địa chỉ gián tiếp
thanh ghi

xử lý song
tổ chức song
máy tính sử

-Truy nhập toán hạng nhanh

dụng bộ vi

-Tăng số lượng thanh ghi → hiệu quả
hơn

xử lý song

-Có thể gián tiếp nhiều lần
- Không gian địa chỉ lớn


song?
-CPU phải thực hiện
tham chiếu bộ nhớ
nhiều lần để tìm toán
hạng → chậm
-Tham chiếu bộ nhớ
phụ

địa chỉ dịch
chuyển

Linh động

Phức tạp

địa chỉ ngăn xếp

Không có tham chiếu bộ nhớ

Ứng dụng giới hạn

+Các kiểu hệ
thống bộ vi
xử lý song
song
•Siêu


đường ống (Superpipeline & Hyperpipeline)


•Siêu vô hướng (Superscalar)


•VLIW (Very Long Instruction Word)

Câu 18: Các loại bộ nhớ ROM của máy tính? Đặc trưng của từng loại.
♣ PROM (Programmble ROM):
• Khi sản xuất chưa ghi dữ liệu
• Cần thiết bị chuyên dùngđể ghi bằng chương trình, chỉ ghi được một lần
♣ EPROM (Erasable PROM):
• Khi sản xuất chưa ghi dữliệu
• Cần thiết bịchuyên dụng đểghi bằng chương trình, ghiđược nhiều lần
• Trước khi ghi lại, phải xóa bằng tia cực tím


♣ EEPROM (Electrically Erasable PROM):
• Có thể ghi theo từng byte
• Xóa bằng điện
• Ghi lâu hơn đọc
♣ Flash memory (bộnhớcực nhanh)
• Ghi theo khối
• Xóa bằng điện
Câu 19: Vẽ sơ đồ thuật toán nhân nhanh Booth. Áp dụng tính 7x9.

Vd 7x9=63
Khơi tạo: M:79 = 0111 ; Q:9=1001 ; n=9 ; Q-1=0 ; A=0
=> -M = 1001 ( Tinh k ra k biet lam) bo!
A

Q0 (SN)


Q-1

M
( SBN)

Thuc hien

0000

1001

0

0111

Q0 Q-1= 10 ; count=9;

1001

1001

0

A=A-M;

1100

1100


1

Shift A,Q0 Q-1 ;Count =8

0011

1100

1

A=A+M
shift ; count =7


Câu 20: Trình bày phương pháp biểu diễn số nguyên? Cho ví dụ minh họa?
Biểu diễn số nguyên không dấu

Biểu diễn số nguyên có dấu


Câu 21: Trình bày mục đích của bộ nhớ ảo? Ánh xạ địa chỉ trong bộ nhớ ảo?
Người ta sử dụng cơ chế bộ nhớ ảo nhằm giải quyết về vấn đề kích thước bộ nhớ vật lý không
đủ chứa cả hệ điều hành cùng với các chương trình của người sử dụng, đồng thời vấn đề các
vùng nhớ phải được bảo vệ một cách chắc chắn để khỏi bị chương trình của người sử dụng


làm hỏng.
Bộ nhớ ảo được dựa trên sự kết hợp các bộ nhớ với tốc độ cao như bộ nhớ trong(Ram) và bộ
nhớ có tốc độ chậm như bộ nhớ phụ (ổ đĩa cứng), hoạt động dưới sự quản lý của MMU,sao
cho dưới quan điểm người lập trình và đối với người sử dụng thì tập hợp các bộ nhớ trên được

quan niệm là một bộ nhớ thuần nhất với dung lượng lớn (gần hoặc bằng dung lượng ổ đĩa
cứng) nhưng lại làm việc ở tốc độ cao(gần bằng tốc độ bộ nhớ trong)
„Các kỹ thuật thực hiện bộ nhớ ảo:
• Kỹ thuật phân trang: Chia không gian địa chỉ bộ nhớ thành các trang nhớcó kích thước
bằng nhau và nằm liền kề nhau
Thông dụng: kích thước trang = 4KBytes
• Kỹ thuật phân đoạn: Chia không gian nhớ thành các đoạn nhớ có kích thước thay đổi, các
đoạn nhớ có thể gối lên nhau
Trong trường hợp định ví trí trang dựa vào bảng trang,địa chỉ trong bộ nhớ vật lý được xác định
bằng cách đặt kề nhau số thứ tự của trang vật lý với địa chỉ trong trang như hình sau :

_ trong trường hợp định vị đoạn, dựa vào thông tin trên bảng đoạn, việc kiểm tra tính hợp lệ của địa
chỉ được tiến hành. Địa chỉ vật lý được xác định bằng cách cộng địa chỉ đoạn và độ dời trong đoạn
như hình sau :


Câu 22: Trình bày khái quát thuật toán thay thế và chính sách ghi trong Cache.
-

Có 4 chiến thuật chủ yếu dùng để chọn khối thay thế trong cache:
+ Thay thế ngẫu nhiên (RS: random selection): để phân bố đồng đều việc thay thế, các khối
cần thay thế trong cache được chọn ngẫu nhiên.
+ Khối xưa nhất (LRU): các khối đã được thâm nhập sẽ được đánh dấu và khối bị thay thế là
khối không được dùng từ lâu nhất.
+ Vào trước ra trước (FIFO) khối được đưa vào cache đầu tiên ,nếu bị thay thế khối đó sẽ
được thay thế trước nhất.
+Tần số sử dụng ít nhất (LFU): khối trong cache được tham chiếu đến ít nhất . Nếu các khối
mới được dùng, có khả năng sẽ được dùng trong tương lai gần, khối thay thế là khối không
dùng trong thời gian lâu nhất


*Chính sách ghi trong cache: Có 2 loại chính sách là:
-

-

Viết qua (Write-Through):
+Thông tin được ghi đồng thời vào khối của cache và khối của bộ nhớ trong.
+Cách ghi này làm chậm tốc độ chung của hệ thống.
+Các thiết bị ngoại vi có thể truy cập bộ nhớ trực tiếp.
Viết lại (Write-back) :
+Thông tin cần ghi chỉ được ghi vào khối trong cache.
+Việc ghi vào bộ nhớ trong sẽ bị hoãn lại cho đến khi cần có thay thế khối. Để quản lý sự
khác biệt nội dung giữa khối của cache và khối của bộ nhớ trong, 1 bit trạng thái được dùng
để chỉ thị.Khi 1 trạng thái ghi vào cache, bit trạng thái được thiết lập.
+Các thiết bị ngoại vi liên hệ đến bộ nhớ trong thông qua cache.
+Tăng tốc độ của hệ thống lên rất nhiều nhưng việc đồng nhất dữ liệu giữa cache và bộ nhớ
trong chỉ được đảm bảo vào thời gian thay thế khối

Câu 24: Các loại bộ nhớ RAM của máy tính? Đặc trưng của từng loại? Ngày nay máy tính
thường sử dụng bộ nhớ Ram nào, các Ram của máy tính hay ghi DDR3 có ý nghĩa gì?
Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại:SRAM (Static RAM): RAM tĩnh và
DRAM (Dynamic RAM): RAM động
RAM tĩnh
RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL.Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor
MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập
bằng chu kỳ của bộ nhớ.
- Các bit được lưu trữ bằng các Flip-Flop →thông tin ổn định
-

Cấu trúc phức tạp

Dung lượng chip nhỏ
Tốc độ nhanh
Đắt tiền
Dùng làm bộ nhớ cache


RAM động
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ
liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit
này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô
nhớ đó.Chu kỳ bộ nhớ gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ. Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là
tạm thời . Việc làm tươi được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.
Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM.
-

Các bit được lưu trữ trên tụ điện → cần phải có mạch làm tươi
Cấu trúc đơn giản
Dung lượng lớn
Tốc độ chậm hơn
Rẻ tiền hơn
Dùng làm bộ nhớ chính

*sự lựa chọn vào thời điểm hiện tại gần như chỉ giới hạn trong loại RAM DDR bởi DDR-II và
RDRAM hầu như không phổ biến. Đa số những loại DDR đang được bán ở các cửa hàng linh kiện
máy tính đều có khả năng hoạt động trơn tru trên mọi hệ thống.
Các Ram của máy tính hay ghi DDR3 có ý nghĩa: ( gg tổng hợp =)) )
+ 24 chân
+dùng điện thế 1,5V ( thấp)
+ Có chức năng làm tươi( refresh) theo vùng , có bộ cảm biến nhiệt
+mô hình liên kết dạng fly-by

+Dung lượng chip đáng kể 512mb-8mb => dung lượng Ram ddr3 có thể đạt 4GB
+ tốc độ xung nhịp: 800MHz đến tối đa 2133MHz
Câu 25: Khái niệm bộ nhớ trong của máy tính? Các loại bộ nhớ chính? đặc trưng của bộ nhớ
trong của maý tính, cách giảm thiểu số chân của chip nhớ?
-K/n & phân loại: bộ nhớ trong của máy tính là bộ nhớ cung cấp nơi để lưu trữ chính trong máy
tính. Có 2 loại bộ nhớ chính là RAM(random access memory) & ROM(read only memory):
- RAM là bộ nhớ bán dẫn truy cập ngẫu nhiên .
+ Đặc điểm : có thể ghi or đọc dl,khi máy tính tắt thong tin trong RAM sẽ bị mất (bộ nhớ khả
biến ). Dùng để lưu trữ thông tin tạm thời .
+RAM dc chia thành RAM tĩnh (SRAM) & RAM động (DRAM) .


- ROM là bộ nhớ bán dẫn chỉ dung để đọc . bởi lẽ những chương trình và dữ liệu dc cất trong ROM
từ lúc đầu ,nên thong tin dc lưu trữ trong bộ nhớ ROM không bị mất khi tắt nguồn điện nuôi cho
mạch (bộ nhớ k khả biến ). Thường dùng để lưu trữ thông tin cố định đối với hệ thống như : vi
chương trình ,các chg trình cont hư viện cho các hàm thg xuyên dc sử dụng , các chương trình hệ
thống .
+ ROM dc chia thành : ROM không lập trình dc (mask ROM) & ROM lập trình dc (PROM
–EPROM-EEPROM).
-

Đặc trưng của bộ nhớ trong máy tính:
o
o
o
o

Chứa các thông tin mà CPU có thể trao đổi trực tiếp
Tốc độ rất nhanh
Dung lượng không lớn

Sử dụng bộ nhớ bán dẫn: ROM và RAM

Câu 26: Các thiết bị ngoại vi thông dụng, chức năng cơ bản của chúng?
Chức năng:
-

Chuyển đổi dữ liệu giữa bên trong và bên ngoài máy tính

Thành phần:
-

Bộ chuyển đổi tín hiệu: chuyển đổi dữ liệu giữa bên ngoài và bên trong máy tính
Bộ đệm dữ liệu: đệm dữ liệu khi truyền giữa mô-đun vào-ra và thiết bị ngoại vi
Khối logic điều khiển: điều khiển hoạt động của thiết bị ngoại vi đáp ứng theo yêu cầu từ
mô-đun vào-ra

Các loại thiết bị ngoại vi cơ bản
-

Thiết bị vào: bàn phím, chuột, máy quét ...
Thiết bị ra: màn hình, máy in ...
Thiết bị nhớ: các ổ đĩa ...
Thiết bị truyền thông: MODEM ...

Phân loại:
-

Thiết bị ngoại vi giao tiếp người-máy: Bàn phím, Màn hình, Máy in,...
Thiết bị ngoại vi giao tiếp máy-máy: gồm các thiết bị theo dõi và kiểm tra
Thiết bị ngoại vi truyền thông: Modem, Network Interface Card (NIC)



Câu 27: Trình bày phương pháp biểu diễn số thực? Cho ví dụ



×