Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG của BỆNH NHÂN vẹo cột SỐNG điều TRỊ tại TRUNG tâm hô hấp BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.19 KB, 90 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

HONG èNH NGUYấN

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM SàNG
CủA BệNH NHÂN VẹO CộT SốNG ĐIềU TRị
TạI TRUNG TÂM HÔ HấP BệNH VIệN BạCH
MAI
Chuyờn ngnh : Ni khoa
Mó s

: 60720140

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHAN THU PHNG

H NI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại Học
Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu.
- GS. TS. Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Giám


đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng bộ môn Nội tổng hợp
trường Đại Học Y Hà Nội cùng các thầy cô trong hội đồng đã đóng góp
những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
- PGS. TS. Phan Thu Phương – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
- Tập thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm Hô hấp, phòng Kế hoạch tổng
hợp, tổ lưu trữ hồ sơ bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
- Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và người
thân – những người đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong những năm
tháng qua.
Học viên

Hoàng Đình Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực do chính tôi thu thập và chưa từng được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Hoàng Đình Nguyên


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ALĐMP

: Áp lực động mạch phổi (Pulmonary artery pressure).


CLVT (CT) : Cắt lớp vi tính (computed tomography).
CNHH

: Chức năng hô hấp (respiratory function)

CRP

: C reactive protein - protein phản ứng.

ĐC TPM

: Đợt cấp tâm phế mạn (chronic cor pulmonale).

ERV

: Thể tích dự trữ thở ra (expiratory resevered volume).

FEV1

: Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên
(Forecd expiratory volume during the first second vital capacity
– FEV1).

FEV1/FVC : Chỉ số gaensler.
FEV1/VC

: Chỉ số tiffeneau.

FRC


: Dung tích cặn chức năng (Functional Residual Capacity).

FVC

: Dung tích sống thở mạnh (Forced vital capacity).

GVCS

: Gù vẹo cột sống (Kyphoscoliosis).

IC

: Dung tích hít vào (Inspiratory capacity).

IRV

: Thể tích dự trữ hít vào (inspiratory severed volume).

NT-proBNP : N-terminal pro B-type natriuretic peptide
PaCO2
mạch

: Partial pressure of carbon dioxide arterial- phân áp CO2 động

PaO2
mạch

: Partial pressure of oxygen in arterial blood - phân áp oxy động

RV


: Thể tích khí cặn (residual volume).

SPO2

: Arterial oxygen saturation - độ bão hòa oxy trong động mạch.

TLC

: Dung tích toàn phổi (total lung capacity).

TV

: Thể tích khí lưu thông (Tidal volume).

VC

: Dung tích sống (vital capacity).


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................3
TỔNG QUAN...........................................................................................................................................3
1.1. Dịch tễ học và giải phẫu của bệnh gù vẹo cột sống...................................................................3

1.1.1. Định nghĩa gù vẹo cột sống...............................................................3
1.1.2. Dịch tễ học........................................................................................3
1.1.3. Giải phẫu cột sống.............................................................................5
1.2. Nguyên nhân gây vẹo cột sống.................................................................................................11


1.2.1. Một số nguyên nhân vô căn dẫn tới tình trạng vẹo cột sống...........11
1.2.2. Vẹo cột sống tiến triển....................................................................11
1.3. Phân loại vẹo cột sống..............................................................................................................12

1.3.1. Theo tuổi.........................................................................................12
1.3.2. Theo vị trí........................................................................................12
1.3.3. Theo mức độ vẹo.............................................................................12
1.4. Sinh lý hô hấp và mối liên quan giữa mức vẹo cột sống và chức năng hô hấp......................13

1.4.1. Sinh lý hô hấp.................................................................................13
1.4.2. Các thể tích, dung tích hô hấp và lưu lượng thở.............................15
1.4.3. Mối liên quan bệnh với vẹo cột sống:.............................................18
1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vẹo cột sống.............................................................18

1.5.1. Lâm sàng.........................................................................................18
1.5.2. Cận lâm sàng...................................................................................19
1.6. Chức năng thông khí phổi........................................................................................................20

1.6.1. Khí máu động mạch........................................................................21
1.6.2. Các hội chứng trong đo chức năng thông khí phổi.........................25
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................26


2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................27

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................28


2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu...............................................28
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................28
2.2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................28
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................................................33
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...................................................................................33

3.1.1. Đặc điểm về tuổi.............................................................................33
3.1.2. Đặc điểm về giới.............................................................................34
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp................................................................34
3.2. Đặc điểm lâm sàng....................................................................................................................35

3.2.1. Đặc điểm vẹo cột sống....................................................................35
3.2.2. Nguyên nhân gù vẹo cột sống (n=50).............................................35
3.2.3. Tình hình dùng thuốc kháng sinh trước khi vào viện (n=50)..........36
3.2.4. Đặc điểm hổ trợ thông khí ở bệnh nhân thời điểm nhập viện (n=50)
...................................................................................................................36
3.2.5. Triệu chứng cơ năng, toàn thân.......................................................37
3.2.6. Triệu chứng thực thể.......................................................................37
3.2.7. Chẩn đoán bệnh khi ra viện.............................................................38
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng.............................................................................................................38

3.3.1. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi...........................................38
3.3.2. Nồng độ hemoglobin trong máu.....................................................39
3.3.3. Nồng độ hematocrit trong máu.......................................................39
3.3.4. Kết quả bilan viêm..........................................................................39
Nhận xét: Nồng độ CRP ≥ 0,5 mg/dl chiếm 72,7%..................................40
Nhận xét: Procalcitoin máu ≥ 0,05ng/ml chiếm 85%...............................40



3.3.5. Kết quả sinh hóa máu......................................................................40
3.3.6. Kết quả Xquang ngực.....................................................................41
3.3.7. Kết quả chụp cắt lớp vi tính............................................................42
3.3.8. Kết quả điện tim..............................................................................42
3.3.9. ALĐMP trên siêu âm tim của bệnh nhân........................................42
3.3.10. Kết quả tìm vi khuẩn trong đờm...................................................43
3.3.11. Kết quả khí máu động mạch..........................................................44
3.3.12. Kết quả đo chức năng hô hấp........................................................45
CHƯƠNG 4............................................................................................................................................45
BÀN LUẬN.............................................................................................................................................45
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................................................45

4.1.1. Độ tuổi và giới tính của nhóm nghiên cứu......................................45
Hầu hết bệnh nhân ở trên độ tuổi 60 chiếm tỷ lệ 66%, nhóm ít gặp là 40
-49 tuổi chiếm 8%. Bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 23, cao nhất là 89 tuổi.
Tỷ lệ nhóm bệnh nhân nam giới chiếm 64%, nữ giới chiếm 36%. Tỷ lệ
nam/nữ ≈ 1,8.............................................................................................46
Kết quả của chúng tôi có khác biệt so với một số tác giả Colin G. Caro
and Arthur B. Dubois (1960), nữ giới chiếm 52,6%, nam giới chiếm
47,4%, tỷ lệ nữ/ nam ≈ 1 . Tuổi trung bình của bệnh nhân: 62,9 ± 18,3.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số tác giả B Menon,
B Aggarwal (2007). Tuổi trung bình: 47,4 ± 20,1. Điều này có thể giải
thích về điều kiện kinh tế nước ta còn thấp bệnh nhân trong tình trạng ăn
uống kém và sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh còn hạn chế, bệnh
thường được phát hiện muộn đồng thời phải nhập viện vì các bệnh nhiễm
trùng phổi..................................................................................................46
4.1.2. Nguyên nhân gây gù vẹo cột sống..................................................46
4.2. Đặc điểm lâm sàng....................................................................................................................46


4.2.1. Đặc điểm vẹo cột sống....................................................................47


4.2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi vào viện...........................47
4.2.3. Đặc điểm hỗ trợ thông khí bệnh nhân thời điểm nhập viện............47
Suy hô hấp cấp là tình trạng cấp cứu có nguy cơ đe dọa tính mạng. Mức
độ nặng của nó càng nghiêm trọng nếu như trước đó chức năng hô hấp đã
biến đổi......................................................................................................48
Suy hô hấp cấp tương ứng với tình trạng thiếu oxy đột ngột trong phổi
cũng như trong máu. Như vậy, nhu cầu cần được cung cấp oxy của cơ thể
không còn được đảm bảo. Suy hô hấp cấp ở những bệnh nhân mắc đợt
cấp thường xuyên do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Chỉ khi nguyên nhân
gây suy hô hấp cấp được loại bỏ lúc đó phổi có thể tìm lại được trạng thái
lúc trước của nó.........................................................................................48
Sự thiếu hụt oxy cấp tính dẫn đến tình trạng khó thở nặng: Thở nhanh,
nông, ít hiệu quả. Tim cũng hoạt động tăng lên để bù lại lượng oxy bị
thiếu hụt. Nếu như thiếu oxy nghiêm trọng có thể có các rối loạn về ý
thức và thậm chí đôi khi cả hôn mê nữa. Trong mọi trường hợp nếu như
không thể cung cấp được lượng oxy ở mức tối thiểu của cơ thể, lúc đó cơ
thể sẽ được một máy thở giúp đỡ để cải thiện được tình trạng bệnh .......48
4.2.4. Triệu chứng cơ năng, toàn thân.......................................................48
4.2.5. Triệu chứng thực thể.......................................................................49
Triệu chứng thực thể được thể hiện thông qua việc thăm khám lâm sàng
trên người bệnh. Triệu chứng thực thể là một tiêu chuẩn chẩn đoán đồng
thời để đánh giá mức độ nặng từ đó tiên lượng bệnh đưa ra pháp đồ điều
trị thích hợp cho người bệnh. Trên thực tế những bệnh nhân gù vẹo cột
sống ngực thường gặp các triệu chứng: cột sống cong vẹo, hai vai không
cân đối, ụ gồ ở vùng lưng, phổi nghe có ran rít, ran ngáy, ran nổ, ran ẩm,
rì rào phế nang giảm, gan to, phù hai chi dưới điều này giải thích nguyên
nhân dẫn đến đợt cấp tâm phế mạn chủ yếu là do thể trạng suy kiệt, ăn



uống kém, tình trạng nhiễm khuẩn, gây tăng tiết dịch phế quản, làm tắc
nghẽn đường thở, đợt mất bù của suy thất phải........................................49
4.2.6. Chẩn đoán bệnh khi ra viện.............................................................49
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng.............................................................................................................50

4.3.1. Số lượng hồng cầu, hemoglobin trong máu....................................50
Đa hồng cầu trong bệnh tâm phế mạn là biểu hiện tăng hồng cầu để đáp
ứng tình trạng thiếu oxy máu. Bên cạnh đó sự tăng này làm tăng nguy cơ
tắc mạch và giảm hiệu quả trao đổi oxy gây ra một vòng xoắn bệnh lý.
Đây là dạng bệnh lý thứ phát tương đối hiếm gặp và đôi khi bị bỏ sót trên
lâm sàng vì các triệu chứng của bệnh chính làm lu mờ, nếu không được
điều trị kịp thời nó có thể làm nặng thêm bệnh chính và dẫn đến tử vong.
...................................................................................................................50
4.3.2. Kết quả bilan viêm..........................................................................50
4.3.3. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu...................................................51
4.3.4. Xquang phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực..................................52
4.3.5. Kết quả điện tâm đồ và áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim.. .53
4.3.6. Kết quả nuôi cấy đờm.....................................................................54
4.3.7. Mức độ cải thiện khí máu động mạch.............................................55
4.3.8. Phân loại chức năng hô hấp............................................................56
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................1
PHỤ LỤC..................................................................................................................................................7
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU...............................................................................................................16


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ đánh giá mức độ tắc nghẽn..................................................................................25

Bảng 1.2. Phân độ đánh giá mức độ rối loạn thông khí hạn chế.......................................................26
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi (n=50)......................................................................................................33
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân ở trên độ tuổi 60 chiếm tỷ lệ 66%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là
62,9 ± 18,3. Bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 23, cao nhất là 89 tuổi.................................................34
Bảng 3.2: Phân loại vẹo cột sống (n=50).............................................................................................35
Bảng 3.3: Các triệu chứng cơ năng, toàn thân (n=50)........................................................................37
Bảng 3.4: Triệu chứng thực thể (n=50)...............................................................................................37
Bảng 3.5: Chẩn đoán bệnh khi ra viện (n=50).....................................................................................38
Bảng 3.6: Phân bố số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi.................................................................38
Bảng 3.7: Phân bố nồng độ hemoglobin trong máu ngoại vi.............................................................39
Bảng 3.8: Phân bố nồng độ hematocit trong máu ngoại vi................................................................39
Bảng 3.9. Phân bố số lượng bạch cầu máu ngoại vi...........................................................................39
Bảng 3.10: Kết quả nồng độ CRP.........................................................................................................40
Bảng 3.11: Kết quả procalcitoin...........................................................................................................40
Bảng 3.12: Kết quả ure, creatinin máu,men gan GOT ,GPT................................................................40
Bảng 3.13: Kết quả NT-proBNP của bệnh nhân ĐC TPM.....................................................................41
Bảng 3.14: Góc Cobb trên Xquang ngực thẳng (n=50).......................................................................41
Bảng 3.15: Đặc điểm tổn thương trên Xquang ngực thẳng (n=50)....................................................41
Bảng 3.16: Đặc điểm tổn thương trên phim CLVT (n=25)...................................................................42
Bảng 3.17: Kết quả điện tim (n=50).....................................................................................................42
Bảng 3.18: ALĐMP trên siêu âm tim của bệnh nhân (n=30)..............................................................43
Bảng 3.19: Kết quả tìm vi khuẩn trong đờm (n = 20)..........................................................................43
Nhận xét: Kết quả vi khuẩn dương tính trong đờm chiếm 30%.........................................................43


Bảng 3.20: Kết quả phân lập vi khuẩn khi nuôi cấy đờm (n=6)..........................................................43
Bảng 3.21: Kết quả khí máu thời điểm nhập viện (n=45)...................................................................44
Bảng 3.22: kết quả chỉ số FVC..............................................................................................................45
Bảng 3.23: Kết quả chỉ số Gaensler và FEV1, FVC ( n=18)...................................................................45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới (n=50)................................................................................................34
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nghề nghiệp (n=50)..................................................................................35
Biểu đồ 3.3: Phân loại nguyên nhân gây GVCS theo nhóm tuổi.........................................................36
Biều đồ 3.4: Tình hình dùng thuốc kháng sinh trước khi vào viện.....................................................36
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm hỗ trợ thông khí ở bệnh nhân thời điểm nhập viện......................................37


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Cột sống..................................................................................................................................5
Hình 1.2: Đốt sống ngực........................................................................................................................6
Hình 1.3: Các khớp đốt sống ngực.........................................................................................................7
Hình 1.4: Gù vẹo cột sống ngực ..........................................................................................................13
Hình 1.5: Cách đo góc Cobb.................................................................................................................19
Hình 1.6: Máy đo chức năng thông khí loại lưu lượng.......................................................................26

Sơ đồ 1.1: Các chỉ số chức năng thông khí..........................................................................................16
Sơ đồ 1.2: Đường cong lưu lượng thể tích..........................................................................................18
Bệnh tâm phế mạn với vẹo cột sống: Vẹo cột sống làm biến dạng lồng ngực có thể làm suy giảm và
hạn chế thông khí phổi dẫn đến giảm thông khí chung của phế nang và giảm oxy phế nang..........18
Bệnh phổi với vẹo cột sống: Vẹo cột sống làm thể trạng gầy yếu, cơ thể mệt mỏi sức đề kháng kém
dẫn đến tình trạng suy kiệt kèm theo có các đợt bội nhiễm có thể do vi khuẩn, vi rut, ký sinh
trùng…..................................................................................................................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gù vẹo cột sống là một tật, một biến dạng khó chữa trong các bệnh của
cột sống. Đây là một tật của cột sống chiếm tỉ lệ không nhỏ trong dân chúng.

Vẹo cột sống có thể xuất hiện rất sớm ngay sau khi mới sinh hoặc quá trình
phát triển trưởng thành của trẻ nhưng đều dẫn đến hậu quả nặng nề về thể chất
và tâm lý, làm giảm hoặc mất khả năng lao động và độc lập trong sinh hoạt.
Theo thống kê một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ người mắc bệnh vẹo cột sống
tương đối cao, chiếm 3-4% số người có độ vẹo cột sống lớn hơn 10o, 2,5 - 5% số
người có độ cong vẹo lớn hơn 20o , , . Tại Anh, cứ 1000 trẻ thì có 3-4 trẻ mắc
chứng vẹo cột sống. Tại Đức khoảng 400.000 người bị chứng vẹo cột sống. Tại
Mỹ, tình trạng này ảnh hưởng tới khoảng 7 triệu người (2009) . Tại Việt Nam
theo kết quả điều tra do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội thực
hiện tại 3 tỉnh là Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc
bệnh vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 - 25% . Ở nước ta, vẹo cột sống thường
được phát hiện muộn với góc vẹo lớn nhiều biến chứng.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gù vẹo cột sống có thể do
dị tật bẩm sinh, bệnh lý tủy sống - thần kinh cơ, vẹo cột sống ảnh hưởng đáng
kể đến sức khỏe quốc gia. Nếu nhẹ, vẹo cột sống có thể khiến ngoại hình mất
cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường
hợp vẹo cột sống nặng khung xương sườn bị biến dạng có thể đè ép vào tim
và phổi làm cho khó thở, giảm sức co bóp cơ tim, hạn chế thông khí dẫn đến
suy hô hấp thậm chí tử vong . Chỉ riêng tại Mỹ gây biến dạng và tàn tật cho
hơn 10% bệnh nhân.
Ngày nay, Việt Nam phát triển kinh tế, thể thao, phương tiện giao thông
ngày càng nhiều. Đồng thời cơ sở hạ tầng và ý thức người dân chưa cao nên
các tai nạn giao thông, lao động, các hoạt động thể thao gây ra các chấn


2

thương xương khớp ngày một gia tăng làm tiền đề cho những trường hợp gù
vẹo cột sống phát triển là mối lo cho ngành y tế và cho cộng đồng .
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vẹo cột

sống có biến chứng tâm phế mạn, để góp phần tìm hiểu thêm đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vẹo cột sống. Chúng tôi nghiên cứu đề tài
này nhằm mục tiêu sau:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vẹo cột sống điều trị tại
Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học và giải phẫu của bệnh gù vẹo cột sống
1.1.1. Định nghĩa gù vẹo cột sống
Gù vẹo cột sống (kyphoscoliosis): Là sự thay đổi hình dáng hoặc cấu
trúc của cột sống so với bình thường. Biến dạng cột sống bao gồm cong cột
sống và vẹo cột sống.
Vẹo cột sống: Là hiện tượng cột sống bị uốn cong sang bên phải hay bên
trái khi bị vẹo cột sống. Nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống
có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có
hình chữ C thuận, nếu cột sống có hai cung đối xứng nhau thì nó sẽ có hình
chữ C thuận hoặc chữ C ngược.
1.1.2. Dịch tễ học
Thế giới:
Vẹo cột sống với những biến dạng gù của cột sống và ngực đã được biết
từ thời cổ xưa mặc dù khi đó chưa được chú ý tới .
Hypocrates (460-377 trước công nguyên) là người đầu tiên mô tả bao
quát về sự biến dạng của cột sống và đã thiết kế cho việc nắn chỉnh các biến
dạng cột sống. Vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, Galen một thầy thuốc
người Hy Lạp đã đưa vào y văn những thuật ngữ: Vẹo cột sống, gù và tật ưỡn
cột sống. Trong thời kì từ năm 500-1000 sau công nguyên những người bị

biến dạng cột sống được cho rằng là do sự trừng phạt của thần thánh, cho nên
những bệnh nhân này được coi là dị giáo .
Năm 1960, Colin G. Caro and CS (Mỹ): đề cập đến các chỉ số VC, ERV,
IRV, PEF trong gù vẹo cột sống .


4

Năm 1973, Edwado Luque áp dụng phương pháp dựa vào hệ thống hai
thanh bên và chỉ thép luồn dưới bản sống néo chắc từng đốt sống căng giãn
vừa sửa được đường vẹo bên và di lệch xoay của đốt sống.
Năm 1977, cộng hưởng từ ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi trong chẩn
đoán và điều trị. Nếu chụp cắt lớp vi tính có ưu thế mạnh để chẩn đoán cấu
trúc xương và ống tủy thì cộng hưởng từ lại có ưu thế mạch trong chẩn đoán
những tổn thương phần mềm, thương tổn thần kinh và hai phương này thực sự
hỗ trợ cho nhau giúp ích nhiều trong chẩn đoán và điều trị.
Năm 1987, Dick cải tiến thành dụng cụ cố định bên trong, hệ thống
dụng cụ bao gồm vít cuống cung kiểu schanz, đường kính mũi là 5mm, đầu
thon dần, ren trên một đoạn dài 3,5mm, đường kính 7mm dài 70- 300mm và
bộ phận nối thanh giằng với vít cuống .
Năm 2000, Asher và cộng sự khi khám sàng lọc cho 26.947 học sinh đã
phát hiện (4,5%) vẹo cột sống tự phát góc vẹo > 60, (2%) góc vẹo >110,
(0,06%) góc vẹo > 200
Việt Nam:
Theo Trần Đình Long và cộng sự (1995), tỷ lệ vẹo cột sống ở học sinh
(HS) Hà Nội năm 1962 là (12%), đến năm 1968 tỷ lệ mắc lứa tuổi 7-17 tăng
lên từ 2-3 lần so với năm 1962 .
Năm 2003, Nguyễn Thế Luyến nghiên cứu 41 vẹo cột sống , trong đó có
33 trường hợp VCS vô căn, 8 BN do di chứng sốt bại liệt .
Năm 2004, Võ Văn Thành báo cáo bước đầu chỉnh vẹo cột sống nặng ốc

chân cung bằng kỹ thuật hình phễu .
Năm 2011, Vũ Văn Chỉnh báo cáo 40 trường hợp trường hợp vẹo cột
sống, trong đó có 36 trường hợp vẹo cột sống vô căn và 4 trường hợp vẹo cột
sống do các căn nguyên khác.


5

Các nghiên cứu tập trung đánh giá khả năng nắn chỉnh vẹo cột sống của
các dụng cụ và kĩ thuật vẹo cột sống. Những đánh giá về đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng của các trường hợp gù vẹo cột sống còn ít được đề cập đến.
1.1.3. Giải phẫu cột sống

Hình 1.1: Cột sống
Cột sống là cột trụ chính của thân người đi từ mặt dưới xương chẩm đến
đỉnh xương cụt, cột sống gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau, được chia thành 5
đoạn, mỗi đoạn có một chiều cong và các đặc điểm riêng, kích thước với chức
năng của đoạn đó, từ trên xuống dưới, đoạn cổ có 7 đốt cong lồi ra trước, đoạn
lưng có 12 đốt cong lồi ra sau, đoạn thắt lưng có 5 đốt cong lồi ra trước, đoạn
cùng có 5 đốt dính với nhau tại thành xương cùng cong lồi ra sau, đoạn cuối
cùng gồm 4-6 đốt sống cùng dính với nhau tạo thành xương cụt .


6

1.1.3.1. Giải phẫu cột sống ngực
 Cấu tạo các đốt sống vùng ngực

Hình 1.2: Đốt sống ngực
Các đốt sống ngực có kích thước tăng dần từ đốt I đến đốt XII

Thân đốt sống ngực có hình trụ, thắt eo ở giữa, có kích thước ngang và
trước sau gần như bằng nhau. Ở mỗi bên có hai mặt khớp nhỏ để tiếp khớp
với chỏm xương sườn gọi là hõm sườn. Hõm sườn trên rộng hơn nằm ở trên,
gần cuống. Hõm sườn dưới ở bờ dưới của thân sát phía trước của khuyết đốt
sống dưới.
Thân đốt sống ngực trên thay đổi dần từ kiểu thân đốt sống cổ tới kiểu
thân đốt sống ngực. Các thân đốt sống ngực dưới thay đổi dần từ kiểu thân đốt
sống ngực đến thân đốt sống thắt lưng. Cấu trúc này góp phần làm tầm gấp
duỗi lớn hơn ở các đầu tiếp nối với cổ và thắt lưng của đốt sống ngực.
Cuống: Lõm ở bờ dưới nhiều hơn bờ trên và dính vào nửa trên mặt thân sau.
Mảnh: Ngắn, rộng và dày hơn chúng gối lên nhau từ trên xuống dưới.
Mỏm gai: Dài và chếch xuống dưới, ra sau.
Mỏm khớp trên có mặt khớp phẳng hướng sau, hơi ra ngoài và lên trên.


7

Mặt khớp của mỏm khớp hướng ra trước hơi vào trong và xuống dưới
Mỏm ngang: Lớn và nhô lên từ chỗ nối giữa cuống và mảnh. Mỗi mỏm
chạy về phía sau bên và mang một mặt khớp hình oval ở gần đỉnh chỏm, mặt
khớp này hướng ra trước để tiếp khớp với củ xương sườn tương ứng gọi là
hõm sườn của mỏm ngang.
Lỗ đốt sống thì nhỏ và tròn vì vậy các cuống sống không chạy chẽ ra xa
như các đốt sống cổ.
 Các khớp của đốt sống ngực

Hình 1.3: Các khớp đốt sống ngực
- Các thân đốt sống được liên kết với nhau bởi các dây chằng dọc và các
đĩa gian đốt sống bao gồm:
Dây chằng dọc trước

Dây chằng dọc sau
Dây chằng vàng
Các đĩa gian đốt sống.
- Khớp giữa của mỏm khớp là khớp động. Đoạn trên cột sống là các
khớp phẳng, đoạn dưới là các khớp trụ. Bao khớp càng xuống càng dày, chắc


8

và được tăng cường bởi dây chằng vàng, dây chằng dọc sau. Hướng liên quan
của mỏm khớp phụ thuộc vào độ gấp, duỗi, xoay của mỗi đoạn sống.
- Các đốt sống được liên kết với nhau bởi hệ thống các dây chằng rất
khỏe và được trợ giúp bởi hệ cơ kéo dài từ hộp sọ đến khung chậu.
 Đặc điểm đoạn cột sống ngực
Khả năng gấp của đốt sống ngực liên quan đến các đốt sống cổ và các
đốt sống thắt lưng. Khớp C 7- D1 gấp khoảng 90, D1- D6 gấp khoảng 40, D6- D7
đến D12-L1 tăng dần từ 5- 120. Bẻ sang 2 bên khoảng 60 từ D1 đến D10 và 80 ở
khớp ngực thắt lưng. Trục xoay của đốt sống khoảng 8 0 từ D1- D8. Trục xoay
của đốt sống ngực thấp và khớp ngực - thắt lưng giảm đến 20.
Phần tận cùng của tủy sống hay nón tủy thường bắt đầu từ mức D 11 và
kết thúc ngang mức L1- L2.
Đường kính ống tủy đoạn ngực nhỏ hơn đoạn cổ và thắt lưng. Đường
kính ống tủy ngang D6 khoảng 16mm, trong khi đoạn cổ và thắt lưng lần lượt
là 23mm và 26mm.
1.1.3.2. Giải phẫu cột sống ngực thắt lưng.
 Hình thể các đốt sống ngực thắt lưng
Mỗi đốt sống gồm 3 phần chính và một lỗ: Thân đốt có hình trụ dẹt, có
hai mặt gian đốt sống và một vành xung quanh. Hai mặt nằm ngang, một phía
trên một phía dưới. Cả hai mặt đều lõm, có viền chung quanh bằng tổ chức
xương đặc. Các mặt này tiếp khớp với các đốt sống trên và dưới qua các đĩa

gian đốt sống. Vành là diện vòng quanh thân đốt sống vành hơi lõm lòng
máng, ở phía trước và hai bên. Phía sau vành lõm sâu hơn tạo lên thành trước
của ống sống. Thân đốt sống có kích thước tăng dần từ đốt trên đến đốt dưới
và phía sau thân đốt sống có nhiều lỗ cho mạch máu đi vào nuôi xương.


9

 Liên kết giữa các đốt sống
Các đốt sống có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Sự liên kết này
nhờ khớp sụn sợi giữa các thân đốt sống, khớp giữa các mỏm khớp và các dây
chằng (dây chằng dọc trước và dọc sau).
 Chức năng của cột sống ngực thắt lưng
Cột sống có rất nhiều chức năng như: Làm trụ cột của cơ thể, chức năng
vận động, chức năng bảo vệ tủy sống. Harms Tugen đã mô tả cột sống hoạt
động như một cấu trúc gồm hai cột trụ:
Cột trụ trước: Gồm thân đốt sống và đĩa đệm tương ứng với phần thấp
của cấu trúc và cột trụ trước chịu lực 80%. Đặc điểm cấu trúc của thân đốt
sống gồm các bè xương kết hợp hình thể của đĩa đệm tạo nên chức năng chính
của cột sống là chịu lực ép theo trục dọc.
Cột trụ sau: Gồm các cấu trúc của cung sau khớp dây chằng liên gai.
Dưới tác động của lực theo trục dọc cơ thể, cột trụ sau sẽ chịu lực 20%, cấu
trúc cột trụ sau giống như một chuỗi các khớp hoạt động chịu lực căng giãn là
chủ yếu. Mặt khác các thành phần cấu trúc này sẽ chuyển tải 20% lực ép theo
trục dọc thành lực căng dãn và giằng xé theo bình diện đứng ngang rồi được
hấp thụ bởi các cấu trúc khớp và khuyết eo đốt sống.
 Nguyên lý vận động của cột sống
Cũng giống như hoạt động cấu trúc, để giữ cho cơ thể ở trạng thái cân
bằng thì lực F1 ở phía trước còn lực F2 cho các khối cơ lưng ở phía sau. Khi
các cơ kéo mạnh, lực F2> F1, với điều kiện cột trụ trước còn nguyên vẹn đúng

vai trò như điểm tựa của đòn bẩy, các gai sau và mỏm khớp xích lại gần nhau
cánh tay đòn sẽ nâng lên tạo động tác ưỡn cột sống. Khi F1> F2 lúc này các
mỏm khớp và gai sau sẽ tách xa nhau, cánh tay đòn sẽ hạ xuống và tạo ra
động tác cúi.


10

Hệ thống cơ hoạt động theo cơ chế căng ép giống như hoạt động của cấu
trúc. Chính các cơ lưng, dây chằng và bao khớp được coi là hệ thống tạo ra sự
nén ép này.
Khi các cột trụ trước bị tổn thương, cột sống sẽ mất điểm tựa vững chắc
và gây gù cột sống.
1.1.3.3. Giải phẫu cột sống liên quan tới vẹo cột sống
 Hình dạng cột sống ảnh hưởng tới vẹo cột sống
Trong mặt phẳng nằm ngang, hình dạng thân đốt sống rất đặc biệt: Đốt
sống ngực có hình trái tim, dài hơn từ trước ra sau so với đường kính bên. Do
đó hình dạng của cột sống trong mặt phẳng cắt ngang có thể được coi là hình
tam giác hoặc lăng trụ, với đỉnh của lăng trụ tam giác ở phía trước. Khi một
cấu trúc của hình lăng trụ gập về phía đỉnh, nó sẽ bị uốn sang bên một cách dễ
dàng hơn là gập về phía đáy của hình lăng trụ .
 Biến đổi giải phẫu trong vẹo cột sống
Vẹo cột sống là một biến dạng phức tạp gồm sự cong sang bên của cột
sống và sự xoay của thân đốt sống. Khi bệnh tiến triển, gai sau ở đỉnh của
vùng vẹo sẽ xoay về phía mặt lõm của đường cong, còn thân đốt sống ở đỉnh
vẹo xoay về phía mặt lồi của đường cong. Ở phía mặt lõm của đường cong,
xương sườn tiến vào nhau. Ở mặt lồi, chúng lại rất xa nhau.
Khi thân đốt sống xoay, gai sau càng lệch về phía mặt lõm của vẹo, còn
các sươn xườn tiếp tục xoay theo thân đốt sống. Phía sau của các xương sườn
ở mặt lồi của vẹo sẽ bị đẩy ra phía sau, gây lên bướu xương sườn đặc trưng

mà ta nhìn thấy ở vẹo cột sống ngực. Phía trước của các xương sườn ở mặt
lõm thì lại bị đẩy ra trước.
1.1.3.4. Sự phát triển của phổi và lồng ngực
Thời kì vàng cho sự phát triển của cột sống ngực và lồng ngực xảy ra
giữa sinh đến 8 tuổi và xảy ra đồng thời với sự phát triển của phổi. Bảo vệ cả
sự phát triển của ngực và thể tích phổi trong suốt giai đoạn có tính quyết định


11

này là cực kì quan trọng. Những nghiên cứu trên cho thấy rằng những bệnh
nhân với biến dạng khởi phát sớm có ít phế nang hơn mong đợi với sự hiện
diện của khí phế thũng làm thay đổi trong những phế nang còn tồn tại. Từ giai
đoạn muộn của bào thai tới 4 tuổi, số lượng phế nang sinh ra theo cơ số không
và sự phát triển của cây phế quản kết thúc xung quanh 8-9 tuổi. VCS tiến triển
sớm do đó sẽ ảnh hưởng bất lợi tới lồng ngực do đó ảnh hưởng tới sự phát
triển của phổi , , , .
1.2. Nguyên nhân gây vẹo cột sống
1.2.1. Một số nguyên nhân vô căn dẫn tới tình trạng vẹo cột sống
- Yếu tố di truyền: Trong một số trường hợp, vẹo cột sống xuất hiện
trong gia đình. Các bất thường di truyền chính xác hiện vẫn chưa được phát
hiện và đang nghiên cứu.
- Bất thường bẩm sinh: Một số trẻ em được sinh ra với dị tật trong các
cấu trúc nhất định bao gồm thân não và tủy sống. Nó đóng góp một phần
trong sự phát triển của chứng cong vẹo cột sống.
- Một số bất thường khác bao gồm cả các vấn đề với mô liên kết (dây
chằng) hoặc hệ thống thần kinh.
- Vấn đề nội tiết tố: Một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thích tố có thể góp
phần vào chứng vẹo cột sống vì tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ vị thành niên.
1.2.2. Vẹo cột sống tiến triển

Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống đều nhẹ và không cần điều trị y tế.
Tuy nhiên, chứng vẹo cột sống tiến triển là tình trạng đường cong cột sống trở
nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị y tế, nó có thể
gây ra tình trạng: Đau lưng liên tục, viêm đốt sống, khó thở khi lồng ngực bị
nén, tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực, viêm phổi, tăng nguy cơ mất
xương, loãng xương.


12

1.3. Phân loại vẹo cột sống
1.3.1. Theo tuổi
Tuổi thời điểm chẩn đoán cũng dùng xác định vẹo cột sống và được phân
chia theo các nhóm sau .
- Tuổi còn bú (0- 3 tuổi).
- Tuổi nhi đồng (4-10 tuổi).
- Tuổi thiếu niên, thanh niên (11-18 tuổi).
- Tuổi trưởng thành (> 18 tuổi).
1.3.2. Theo vị trí
Ủy ban thuật ngữ học của hội nghiên cứu vẹo cột sống Mỹ xác định theo
phương pháp mô tả vị trí như sau :
- Vẹo cột sống ngực: Đỉnh giữa D2- D11.
- Vẹo cột sống ngực- thắt lưng: Đỉnh ở D12- L1.
- Vẹo thắt lưng: Đỉnh giữa L2- L4.
Đốt sống ở giữa đường cong vẹo được xác định là đốt sống đỉnh vẹo,
đây là đốt sống biến dạng và xoay nhiều nhất, nhưng nếu có một cặp đốt sống
ở vị trí giữa đường cong vẹo, khi đó đĩa liên đốt sống giữa hai đốt sống đó
được xác định là đỉnh vẹo.
1.3.3. Theo mức độ vẹo
- Vẹo cột sống nhẹ (góc Cobb < 200).

- Vẹo cột sống trung bình (góc Cobb 20- 400).
- Vẹo cột sống nặng (góc Cobb > 400).
Cách phân chia này thường được áp dụng vào chỉ định điều trị và phục
hồi chức năng .


13

Hình 1.4: Gù vẹo cột sống ngực .
1.4. Sinh lý hô hấp và mối liên quan giữa mức vẹo cột sống và chức năng
hô hấp
1.4.1. Sinh lý hô hấp
Cơ thể sống luôn cần cung cấp oxy và thải carbonic, do vậy quá trình
trao đổi khí ở phổi diễn ra liên tục. Điều kiện cho khí trao đổi liên tục ở phổi là
phải luôn duy trì chênh áp các khí giữa phế nang và mao mạch phổi. Để có sự
chênh áp này phổi phải luôn hoạt động thông khí phế nang thường xuyên được
đổi mới, máu được đổi mới là nhờ hoạt động của bộ máy tuần hoàn.
Quá trình thông khí ở phổi được thực hiện nhờ phổi và lồng ngực, lồng
ngực là một khung xương có xương ức, xương cột sống và các xương sườn,
xương đòn. Chúng được các cơ bám vào làm thành một hộp kín có thể cử
động thay đổi được thể tích, phía trên là cổ, trong có chứa các bó mạch thần
kinh lớn, phía đáy lồng ngực là cơ hoành, có hai vòm là vòm gan và vòm dạ
dày. Phổi nằm trong lồng ngực, phổi phải có ba thùy, phổi trái có hai thùy, các
thùy lại chia ra tiểu thùy, mỗi tiểu thùy có tiểu phế quản, cuối cùng là phế
quản tận cùng chia thành những ống phế nang, túi phế nang va phế nang. Phế
nang là những túi khí liên hệ với mao mạch bao quanh tạo ra màng trao đổi
khí, giữa các phế nang có sợi đàn hồi tạo cho phổi có tính đàn hồi. Các khí
trao đổi giữa phế nang và mao mạch qua một màng rất mỏng (0,7µm) được



×