Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.45 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN.........................................................................................2
1.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................2
1.2. MỤC TIÊU..............................................................................................3
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN.........................................................................3
Chương 2 NỘI DUNG THỰC HIỆN.....................................................................3
2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...............................................................3
2.2. ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU...................................................................4
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................4
2.3.1. PHƯƠNG PHÁP TẠO LỚP DỮ LIỆU MỚI....................................5
2.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN BÀI TOÁN THỨ I
............................................................................................................... 6
2.3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN BÀI TOÁN THỨ
II
............................................................................................................. 10
Chương 3 KẾT LUẬN..........................................................................................12


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh nằm tại vị trí giao nhau ở hạ lưu của hai sông lớn là
sông Đồng Nai và sông Sai Gòn, bện cạnh đó, các quận huyện ngoại thành còn
là hạ lưu của hai con sông khác là sông Nhà Bè và sông Vàm Cỏ. Vì vậy mà
hệ thống giao thông thủy nội địa của thành phố Hồ Chí Minh hết sức phong
phú và giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch còn chưa được khai thác.
Các hệ thống kênh của thành phố Hồ Chí Minh như Tân Hóa – Lò Gốm,


Nhiêu Lộc – Thị Nghè có tĩnh không không tốt và trong tình trạng ô nhiễm
nên không phù hợ để phát triển du lịch. Còn hệ thống kênh Tàu Hủ – kênh Đôi
– kênh Tẻ đang tiến hành cải tạo môi trường, phục vụ tiêu thoát nước nên phát
triển du lịch hạn chế. Vì vậy mà việc phát triển du lịch trên các tuyến sông lớn
trở nên dễ dàng và phù hợp với thực tế hơn.
Công ty du lịch CoHiPhu được sự cho phép của UBND thành phố Hồ Chí
Minh đã tiến hành khai thác dịch vụ du lịch thủy nội địa trên hệ thống các
sông Sài Gòn – Nhà Bè – Đồng Nai.
Hình 1.1 Hệ thống thủy lợi của Thành phố Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

1


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

1.2. MỤC TIÊU
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đưa vào hoạt động nhiều bến thủy nội địa,
phân bố toàn hệ thống kênh rạch và được quản lý bởi Cảng vụ đường thủy nội
địa – Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Các cảng nội địa này
được sử dụng vào mục đích chính là vận tải.
Trong bài báo cáo này, chúng tôi muốn phân loại thành hai mục đích chính là
du lịch và vận tải.
Theo khảo sát sơ bộ thì lượng khách tham quan các thuyến thủy nội địa trong
thành phố đặc biệt nhiều, và chủ yếu khách hàng muốn thực hiện các chuyến
nghỉ dưỡng ngắn ngày (một ngày) tại các khu du lịch sinh thái.
Nhưng thực tế, các khu du lịch sinh thái ven sông hoặc khu du lịch kết hợp

cảnh vật làng quê ven sông rất ít ỏi, hiện chỉ có Khu du lịch Bình Quới 1 và 2
đáp ứng các tiêu chí trên.
Vì vậy mà nhu cầu tìm ra các bến thủy du lịch nội địa vừa phục vụ du lịch nội
đô, vừa có khả năng phát triển mở rộng tour là rất quan trọng.
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN
Phạm vi công nghệ: phần mầm Arc GIS 10.1; Google Map.
Vị trí địa lý: các bến thủy nội địa tại nội thành và ngoại thành.
Các lớp dữ liệu về hành chính và sông của thành phố Hồ Chí Minh do giáo
viên cung cấp.
Chương 2
NỘI DUNG THỰC HIỆN
2.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Công ty du lịch CoHiPhu tiến hành khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội
địa đáp ứng theo nhu cầu nghỉ dưỡng của khách như sau:
 Nghĩ dưỡng ngắn ngày, thường là một ngày.
 Các địa điểm du lịch sinh thái hoặc cảnh trí thôn quê.
 Du ngoạn ngắm cảnh và mua sắm.
 Giao thông thuận lợi, bến bãi sạch sẽ, an toàn.
Công ty sử dụng công cụ GIS để xác định những bến du lịch thủy nội địa đáp
ứng các tiêu chí sau:
 Nằm trên các sông lớn.
 Cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghị để đưa đón khách từ trung tâm thành
phố.
 Có khả năng phát triển chủ lực các tour đường thủy nội đô.
 Bên cạnh đó vẫn đáp ứng khả năng mở rộng tour ra các tuyến thủy nội
địa ven ngoại thành.

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

2



Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Sau khi xác định được các bến du lịch thủy nội địa, công ty sẽ tiến hành xây
dựng các tour du lịch đường sông theo các tiêu chí sau:
 Tour du lịch trong ngày.
 Thời gian di chuyển bằng cano dưới 4 tiếng (cả đi và về).
 Tour đi qua những điểm du lịch đẹp.
2.2. ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Báo cáo này nghiên cứu về khả năng phù hợp của các bến du lịch thủy nội địa
để công ty du lịch CoHiPhu khai thác phục vụ hành khách.
Việc xác định các bến du lịch thủy nội địa được thực hiện bằng phần mềm
ArcGIS 10.1. Các bến thủy nội địa được đặt trong tương quan khoảng cách với
các bến và điểm du lịch ven sông đã được công ty liệt kê.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào các lớp dữ liệu đã được cung cấp: hcm_noithanh.shp; hcm_song.shp
có hệ tọa độ WGS 1984 – UTM Zone 48N, đơn vị Meters. Ta có được bản đồ:
Hình 2.1 Bản đồ các quận nội thành và hệ thống thủy lợi TP HCM

2.3.1. PHƯƠNG PHÁP TẠO LỚP DỮ LIỆU MỚI
Căn cứ vào thông tin của Cảng vụ đường thủy nội địa – Sở Giao thông vận tải
thành phố Hồ Chí Minh, dữ liệu các khu du lịch ven sông của công ty và

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

3



Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Google Map, ta tiến hành xây dựng 2 lớp dữ liệu điểm mới là BEN.shp và
DIEM_DL.shp.
Phương pháp thực hiện: chấm điểm trực tiếp trên lớp bản độ nền
hcm_noithanh.shp và hcm_song.shp. Hai lớp dữ liệu mới có hệ tọa độ WGS
1984 – UTM Zone 48N, đơn vị Meters.
Trong lớp BEN.shp:
 Có hai trường TEN_BEN và LOAI.
 kiểu dữ liệu: text.
Hình 2.2 lớp dữ liệu BEN.shp

Trong lớp DIEM_DL.shp:
 Có một trường: TEN
 Kiểu dữ liệu: Text.

Hình 2.3 Lớp dữ liệu DIEM_DL.shp

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

4


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5


2.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN BÀI TOÁN THỨ I
Như đã nói ở chương 1, lượng khách nội địa có nhu cầu du lịch nghĩ dưỡng tại
những điểm du lịch sinh thái nội đô lớn và đặc biệt là Làng du lịch Bình Quới.
Bên cạnh đó, Phú Mỹ Hưng và trung tâm thương mai Cresen Mall quận 7
cũng là điểm tham quan mua sắm hấp dẫn đối với Việt kiều. Vì vậy mà Làng
du lịch Bình Quới và Cresen Mall sẽ là hai điểm du lịch cơ sở để xác định bến
thủy du lịch nội đô.
Ta sử dụng cano với vận tốc trung bình 15 km/h để hành khách có thể thỏa
thích tham quan cảnh hạ lưu sông Sài Gòn và các cảnh đẹp ven bờ. Thời gian
cho phép đối với tour Làng du lịch Bình Quới và Cresen Mall quận 7 là 30
phút. Vậy, khoảng cách trung bình từ hai điểm du lịch đến bến thủy du lịch nội
địa là 7,5 km.
Tiến hành thao tác trên ArcMap:
 Tạo buffer quanh Làng du lịch Bình Quới, bán kinh 7500 m. Tên lớp:
hcm_buffer.shp
 Tạo buffer quanh Cresen Mall quận 7, bán kính 7500 m. Tên lớp:
hcm_buffer_PMH.shp.
 Dùng intersect giao cắt giữa 3 lớp: hcm_buffer.shp,
hcm_buffer_PMH.shp và hcm_noithanh.shp.
 Vậy sẽ hình thành 3 lớp mới: hcm_buffer.shp, hcm_buffer_PMH.shp và
hcm_intersect.shp.

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

5


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

6


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Kết quả thu được:
Hình 2.7

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

7


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Tiến hành xác định các bến thủy du lịch nội địa phù hợp với nhu cầu của công
ty như sau:
 Select By Attributes:

- Layer: BEN.
- Method: Create a new selection
- Câu lệnh: “LOAI” = ‘DU LICH’
 Select By Location:
- Select method: select from the currently selected features in
- Target layers: BEN
- Source layer: hcm_intersect
- Spatial selectiion method for target layer feature: intersect the
source layer feature
Kết quả:
 BEN BACH DANG (Bến Bạch Đằng).
 BEN THUY NOI DIA THU THIEM (Bến thủy nội địa Thủ Thiêm).
 BEN THUY NOI DAI NGUYEN KIEU (Bến thủy nội địa Nguyễn
Kiêu).
Hình 2.8

2.3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN BÀI TOÁN THỨ II

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

8


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Từ những bến thủy du lịch đã xác định bên trên, công ty CoHiPhu chúng tôi
tiếp tục xây dựng các tuyến du lịch đường sông phù hợp với nhu cầu của
khách hàng.

Từ cơ sở dữ liệu các điểm du lịch mà công ty đã xác định (Hình 2.3), chúng
tôi xây dựng lớp dữ liệu TUYEN.shp có hệ tọa độ WGS 1984 – UTM Zone
48N, đơn vị Meters.
Trong lớp TUYEN.shp có:
 4 trường: TEN_TUYEN, DAU, CUOI, CHIEU_DAI.
 Trường TEN_TUYEN, DAU, CUOI dạng text
 Trường CHIEU_DAI dạng Double
Hình 2.9

Điểm xuất phát của các tour là các bến thủy du lịch, còn đích đến là những
điểm du lịch ven sông. Ta tiến hành tạo polyline từ điềm xuất phát đến đích
chạy dọc theo đường sông.

Hình 2.10 Tuyến Bạch Đằng – Nhà vườn Long Phú

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

9


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Sau khi đã tạo polyline các tuyến còn lại, ta tiến hành đo đạc chiều dài tuyến
như sau:
 Chọn trường CHIEU_DAI.
 Click phải chuột chọn Calculate Geometry.
 Chọn theo hình 2.11.
Hình 2.11 Bảng lệng Calculate Geometry


Ta tổng hợp được thông tin về các tuyến du lịch như bảng sau:
Bảng 1 Bảng thuộc tính lớp TUYEN.shp
Tên tuyến

Đầu

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

Đích

Chiều dài

10


Báo cáo tiểu luận GIS

Nhóm 5

Bạch Đằng - Củ Chi
Bạch Đằng - Nhà
vườn Long Phước
Bạch Đằng - Bình
Quới

Bến Bạch Đằng

Bạch Đằng - KDL
Vàm Sác


Bến thủy nội địa Thủ
Thiêm

Tour Đại Lộ Đông
Tây
Bạch Đằng - Cần
Giờ
Bạch Đằng - Phú Mỹ
Hưng - Tân Thuận

Bến thủy nội địa Thủ
Thiêm

Bến Bình Đông

Bến Bạch Đằng

Bến Cần Giờ

66,120

Bến Bạch Đằng

Bến Tân Thuận

23,989

Bến Bạch Đằng
Bến thủy nội địa Thủ

Thiêm

Bến đò An Phú
Bến nước Long
Phước
Bến tàu khu du
lịch Bình Quới
Bến thủy nội địa
du thuyền Rừng
Sác

(km)
62,424
32,089
14,726
66,605
9,263

Để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch trong ngày và chi phí công ty phải trả,
thời gian đi và về tối đa của các tuyến không quá 4 giờ đồng hồ. Nghĩa là thời
gian đi và thời gian về giữa các tuyến trung bình là 2 giờ.
Công ty sử dụng cano cao tốc để đưa đón khách, để đảm bảo hành khách có
thể tham quan thưởng ngoạn cảnh sông, vận tốc trung bình của cano khoảng
40 km/h. Vậy ta có chiều dài tuyến phù hợp L = 2 × 40 = 80 (km).
Vậy, các tuyến/điểm du lịch đường sông mà công ty thử nghiệm đều phù hợp
để đưa vào khai thác.
Chương 3
KẾT LUẬN
Dựa vào phần mềm ArcGIS 10.1, công ty CoHiPhu đã giải quyết được hai bài
toán không gian một cách thành công:

 Xác định được những bến du lịch thủy nội địa phù hợp để đưa vào khai
thác.
 Chọn được những tuyến/điểm du lịch đường sông phù hợp để khai thác
du lịch.
Ngoài ra, từ cơ sở dữ liệu có sẵn và khả năng tích hợp dữ liệu và phân tích
không gian của ArcGIS, việc mở rộng và xây dựng các tour du lịch mới trong
tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn.

GVHD: Nguyễn Thị Huyền

11



×