Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cao học môn lý thuyết truyền thông công chúng của tờ báo “vnexpress – tin nhanh việt nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.02 KB, 17 trang )

Môn: Lý thuyết truyền thông
Đề tài:
Công chúng của tờ báo “VnExpress – Tin nhanh Việt Nam”
Trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội. Từ xa
xưa con người đã thực hiện trao đổi thông tin với nhau qua nhiều hình thức khác
nhau. Sau này cùng với sự đi lên của xã hội là sự ra đời của báo chí. Báo chí phát
triển là một trong những thành tựu lớn lao của nhân loại trong việc đón nhận và
tiếp cận thông tin.
Hoạt đông báo chí là một trong những hoạt động có tính sâu sắc nhất trong việc
truyền tải thông tin. Hoạt động báo chí thành công hay không phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, mỗi yếu tố lại có tác động không nhỏ tới truyền thông của báo chí.
Hiệu quả của báo chí phụ thuộc khả năng ảnh hưởng của báo chí đối với công
chúng. Mỗi kênh thông tin đại chúng thường hướng đến một hoặc một số đối tượng
công chúng nhất định. Thông qua hoạt động giao tiếp đại chúng, công chúng tiếp
nhận thông tin từ hệ thống truyền thông đại chúng và các thông tin đó tác động tới
định hướng xã hội của họ. Vì vậy, người ta phải thực hiện nghiên cứu công chúng.
Nghiên cứu công chúng là hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học truyền thông
đại chúng. Trong ba giai đoạn phát triển của nghiên cứu truyền thông đại chúng,
hướng này luôn giữ vị trí trung tâm. Nó mở đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước,
chủ yếu với công chúng đọc báo, nghe radio. Ngày nay, hướng nghiên cứu này
được mở rộng với sự xuất hiện của Internet.
A/ Mục đích và lý do lựa chọn đề tài

1


Truyền thông và công chúng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà truyền
thông trong lĩnh vực báo chí. Nắm bắt được suy nghĩ tư tưởng của công chúng sẽ
là khởi điểm đầu tiên làm nên thành công của mỗi tờ báo.
Như chúng ta đã biết, để đánh giá được mức độ thành công của một tờ báo phụ
thuộc rất nhiều vào đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, lượng báo


phát hành hàng tháng, đặc biệt là lượng công chúng đọc báo theo dõi các chương
trình của tờ báo đó… Có thể nói, công chúng là một trong những yếu tố quan trọng
nhất đối với báo chí. Nghiên cứu công chúng là một nghiên cứu khó đòi hỏi thời
gian và công sức của người làm báo, giúp các nhà báo định hướng được đối tượng
và dư luận xã hội nâng cao chất lượng thông tin, lựa chọn khả năng tác động phù
hợp với nhu cầu cần thiết của công chúng. Đây là công việc đầu tiên của những
người làm báo khi muốn viết bài cung cấp thông tin cho công chúng của báo mình.
Mỗi tờ báo, mỗi chương trình phát thanh truyền hình đều có một lượng công
chúng riêng, nhất định và họ có những đặc điểm riêng. Nghiên cứu về công chúng
của tờ “VnExpress – Tin nhanh Việt Nam” nhằm mục đích hiểu thêm về các đặc
điểm công chúng của một trong những tờ báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam.
Thực hiện tìm hiểu về công chúng của tờ báo này một phần là tài liệu tham khảo
đóng góp nhỏ cho các nghiên cứu lớn về công chúng, một phần cũng tạo điều kiện
cho các sinh viên báo chí có những cái nhìn mới và khách quan hơn về công việc
của nghề báo, nó tạo ra nền kiến thức cơ bản, trang bị cho nghề nghiệp sau này,
đồng thời, thông qua công chúng của “VnExpress – Tin nhanh Việt Nam” chúng
ta sẽ phần nào nắm bắt được xu thế phát triển của công chúng báo chí hiện nay, từ
đó sẽ có những định hướng với đối tượng này để phát triển nền báo chí Việt Nam.

2


Thực hiện tìm hiểu VnExpress trên các chuyên mục như “Xã hội” và “giải trí” sẽ
cho ta một cái nhìn sâu sắc cụ thể hơn về công chúng của báo mạng trong những
năm gần đây.
B/ Nội dung tìm hiểu công chúng của VnExpress
I/ Tìm hiểu về “VnExpress – Tin nhanh Việt Nam”
“VnExpress – Tin nhanh Việt Nam” là một trong những tờ báo mạng điện
tử hàng đầu Việt Nam. Ngày 26/02/2001, VnExpress ra mắt trên internet. Báo cập
nhật mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với các chuyên mục: Xã hội, Thế giới, Kinh

doanh, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Khoa học – Sức khỏe, Đời sống, Vi tính, Ôtô
– Xe máy, Rao vặt, Bạn đọc viết, Tâm sự, Cười. Ngày 25/11/2002, với giấy phép
hoạt động báo điện tử số 511/GP – BVHTT, VnExpress trở thành tờ báo đầu tiên
của Việt Nam được cấp giấy phép chuyên hoạt động trên Internet. Cơ quan chủ
quản là Bộ Khoa Học Công Nghệ.
Tháng 7/2005, VnExpress lọt vào danh sách 500 webssite được nhiều người truy
cập nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Alexa.com, công cụ theo dõi lượng truy
cập thuộc tập đoàn thương mại trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon.com. Tháng
6/2006, báo tiếp tục lọt vào Top 300 Websiite toàn cầu. Sau đó 4 tháng, VnEpress
đã lọt vào Top 200 website thế giới. So sánh với không nhiều trang web báo chí
trong danh sách thời điểm đó, VnExpress đứng rất gần với các hãng thông tấn thế
giới danh tiếng như CNN, BCC…
Đặc biệt vào tháng 6/2007, VnExpress trở thành tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên
góp mặt vào Top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất
thế giới của Alexa, ghi lại một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung
trực tuyến tại Việt Nam.

3


Trong một thập kỷ phát triển, VnExpress liên tục giữ vị trí tờ báo điện tử tiếng Việt
có lượng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu.Báo vừa được Bộ Thông tin và Truyền
thông trao tặng Bằng khen “Đã có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam”.
Với tiêu chí đưa tin nhanh chóng, khách quan, thái độ xây dựng về mọi mặt của
đời sống, chính trị, xã hội,VnExpress được các cơ quan lãnh đạo báo chí đánh giá
là một trong những kênh thông tin quan trọng.
Đến nay, sau 10 năm phát triển, VnExpress tiếp tục là tờ báo điện tử tiếng Việt giữ
vị trí số 1 toàn cầu về lượng độc giả và truy cập. Theo Google Analytics, trung
bình mỗi ngày, hệ thống Báo VnExpress có hơn 30 triệu lượt truy cập (pageviews).


Những năm gần đây, Báo hướng nhiều hơn tới tính tương tác với độc giả thông
qua các hình thức như: Comment, Vote, Chia sẻ hình ảnh, Video clip. Những công
cụ này không chỉ đem lại hiệu quả về chỉ số truy cập mà còn giúp gia tăng giá trị
thông tin. Hiện nay, ngoài đọc tin tức trên máy tính, độc giả có thể tiếp
cậnVnExpress trên các thiết bị di động với giao diện tương thích.
VnExpress có trụ sở tại tầng 5, tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, phường Dịch
Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tổng biên tập hiện nay của VnExpress là ông
Thang Đức Thắng.

4


VnExpress luôn tự hào là tờ báo có lượng người truy cập lớn nhất Việt Nam. Thành
công của VnExpress là một trong nhưng niễm cổ vũ cho báo mạng điện tử ngày
càng phát triển hơn.
II/ Công chúng của VnExpress
1/ Khái niệm công chúng trong truyền thông
Để có thể dễ dàng tìm hiểu về công chúng của VnExpress, trước tiên ta sẽ
cũng xem qua khái niệm về công chúng với báo chí.
Công chúng (audience) có thể được hiểu là đối tượng của các phượng tiện truyền
thông đại chúng, trong một quá trình xã hội là truyền thông đại chúng (mass
communication)
Công chúng có thể phân tán về mặt không gian nhưng điều này không có nghĩa là
công chúng hoàn toàn cô lập, rời rạc nhau. Công chúng không phải là một khối
người đồng nhất, thuần dạng mà ngược lại đây là một thực thể phức tạp, bao gồm
nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau với những đặc
điểm đa dạng và nhiều quyền lợi dị biệt mà nhiều khi mâu thuẫn.
Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản
phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động (Phân viện Báo chí và Tuyên

truyền – Đài tiếng nói Việt Nam (2002), Báo Phát thanh, NXB Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội, tr95)
Do vậy, ta có thể hiểu công chúng là “người nuôi dưỡng” sản phẩm báo chí là
người thẩm định cuối cùng chất lượng của sản phẩm báo chí. Công chúng có vai
trò khá quan trọng trong việc tạo nên những bài báo, chương trình phát thanh –
truyền hình thành công của truyền thông.

5


2/ Công chúng của VnExpress
VnExpress phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực, mỗi chuyên mục của báo
đều có một lượng độc giả lớn, thường xuyên truy cập và theo dõi các bài viết. Độc
giả không chỉ theo dõi mà còn là kênh kiểm tra thông tin, đánh giá phản hồi thông
tin lại toà soạn báo. Công chúng góp phần đem lại những cái nhìn khách quan chân
thực hơn với báo chí, từ đó sẽ là cơ sở cho các nhà báo cung cấp thông tin chính
xác cụ thể hơn phục vụ độc giả được toàn diện hơn.
Theo một cuộc điều tra các trang tin tức hay được vào nhất của thế hệ người sử
dụng Internet tại nội thành Hà Nội tháng 5/2011, VnExpress đứng thứ hai với số
lượt độc giả truy cập là 89 chỉ sau kenh14.vn là 137.

STT

Trang web

Số lượt

1

Kenh14.vn


137

2

VnExpress

89

3

Dantri.com.vn

76

4

Zing.vn

63

5

24h.com.vn

26

Bảng: Các trang web hay vào nhất của mẫu điều tra Thế hệ Net tháng 5/2011tại nội thành Hà
Nội (nguồn: luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thu Hà – Khoa Báo Chí, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn )


Tiểu luận sẽ thực hiện nghiên cứu công chúng của VnExpress trên các chuyên mục
“Xã hội”, “Giải trí”. Từ các chuyên mục cụ thể như vậy, chúng ta sẽ có cái nhìn sát
thực hơn với những đặc điểm của công chúng báo này.
6


Chuyên mục “Xã hội” được hình thành ngay từ đầu khi thành lập báo. Đây là một
trong những kênh thông tin đầy đủ nhất về xã hội, là bức tranh thu nhỏ về cuộc
sống hàng ngày bên ngoài. Mỗi ngày thông tin của cuộc sống lại được thể hiện
chân thực trên mặt báo. Chuyên mục cung cấp thông tin toàn diện, những thông tin
có liên quan đến lợi ích của nhân dân, những chuyện, những việc xảy ra trên các
con phố, diễn ra trong đời sống hàng ngày.

Những câu chuyện của giáo dục, nhịp sống trẻ, du lịch, du học là những câu
chuyện luôn luôn cuốn hút người đọc trong chuyên mục “Xã hội”. Nó phản ánh rõ
hơn về những sự việc diễn ra của xã hội như tình hình giao thông trên các điểm
7


nút, những sự cố vô tình của cuộc sống(xe máy ngã hàng loạt vì dầu đổ giữa
đường), giá xăng tăng( Thưa Bộ trưởng cháu không có tiền đổ xăng), sai sót của
giáo viên trong ngành giáo dục ( cô giáo đã sai sót trong vụ “canh gà Thọ Xương”),
những tấm gương đẹp đẽ trong cuộc sống hàng ngày(“giáo sư nộm” kiếm tiền triệu
với xe hàng rong, trải lòng của cụ ông 84 tuổi đạp xe bán chuối)… Đó như một
lăng kính đa chiều phản ánh rõ và đầy đủ về cuộc sống của con người, nó cho ta
cảm nhận hơi thở cuộc sống muôn màu, tìm thấy được những giá trị tốt đẹp vô tình
bị giấu đi giữa cái xô bồ của dòng đời.
Chuyên mục “giải trí” cũng là một trong những chuyên mục có lượng độc giả lớn
của VnExpress. Người đọc sẽ có một cái nhìn sống động hơn về cuộc sống sự

nghiệp, chuyện đời tư của các ngội sao nổi tiếng trong nước và ngoài nước hay
những người có sức ảnh hưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các
trang mạng như Youtube, Facebook… Người nổi tiếng và các vấn đề xung quanh
cuộc sống của họ luôn là đề tài là sự thu hút đối với độc giả, đặc biệt là các bạn trẻ.
Mối quan tâm luôn dành cho các ngôi sao hàng đầu như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh
Hưng, Hồ Ngọc Hà… các thí sinh tham dự các gameshow truyền hình Bảo
Anh( The Voice), những vấn đề xung quanh các nghi ngờ về các cuộc thi mang tính
giải trí trong giới nghệ thuật.
Bên cạnh đó, chuyên mục “giải trí” còn cung cấp chi tiết về các cuộc thi khá nổi
tiếng trên truyền hình như The Voice, Vietnam Idol, Vietnam Got Talent… Đây có
thể nói là kênh thông tin đầy đủ phản ánh chi tiết cho người đọc những thông tin
đánh giá bình luận sâu sắc, tạo cơ sở định hướng cho người đọc về những ưu
khuyết điểm mà các gameshow này có được. Hơn nữa, “giải trí” còn mang đến cho
những người quan tâm về thời trang, truyền hình, phim, sách… những thông tin bổ
ích sắc nét thêm hiểu biết về các lĩnh vực này.Kèm theo trong các bài báo là các

8


dẫn chứng sống động, những hình ảnh minh họa sắc nét tạo được một giao diện
đẹp phản ánh toàn diện về giới nghệ thuật.
Tóm lại, cả hai chuyên mục trên đều có những ưu điểm riêng để thu hút công
chúng. Hơn nữa, chúng đều phản ánh cuộc sống, những mối quan tâm của công
chúng đến đời sống xã hội.
a/ Đặc điểm chung của công chúng hai chuyên mục
Thực hiện nghiên cứu công chúng của hai chuyên mục “Xã hội” và”Giải trí” ta sẽ
tìm hiểu trên các tiêu chí như tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện sống, mức sống, địa
bàn sống… để từ đó rút ra được đặc điểm công chúng báo mạng điện tử
VnExpress.
Trước tiên, VnExpress là một trong những tờ báo mạng đầu tiên không có phiên

bản báo giấy nên công chúng của VnExppress nói chung và của hai chuyên mục
trên nói riêng đều là những người biết sử dụng Internet. Đó là một trong những thử
thách đầu tiên cho người đọc khi tiếp cận thông tin trên loại hình báo chí tích hợp
nhiều tính năng đa phương tiện của báo in, phát thanh, truyền hình. Từ khi World
Wide Web (WWW) được Time Berners Lee phát minh vào tháng 3/2011, đã có
30.2% dân số thế giới sử dụng mạng internet. Có thể nói, trong hai thập kỷ qua,
internet đã tạo ra mộ cuộc cách mạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con
người, mà trước nhất và ấn tượng nhất là trong truyền thông đại chúng. Việt Nam
chính thức hòa mạng toàn cầu tháng 11/1997. Cho tới nay, sự phát triển của mạng
internet tại Việt Nam đã tương đối bắt nhịp với thế giới. Tính tới tháng 8/2011, số
người sử dụng mạng internet tại Việt Nam là 30.04 triệu người, chiếm 34.58% dân
số, tăng 13.53% so với cùng kì năm 2007 (thời điểm Việt Nam hòa mạng thế giới
được 10 năm). Những con số trên cũng ngầm khẳng định, lượng người sử dụng
internet, lượng độc giả của báo mạng điện tử cũng tăng cao trong những năm gần
9


đây. Công chúng theo dõi VnExpress có hiểu biết nhất định về internet, có điều
kiện hòa mạng internet và sử dụng máy tính truy cập thông tin trên mạng internet.
Họ truy cập internet phục vụ cho việc tìm kiếm, đọc báo. Lượng người truy cập
vào VnExpress trung bình mỗi ngày lên tới con số 34 triệu lượt truy cập. Hầu hết
công chúng của Vnexpress, đặc biệt là công chúng của hai chuyên mục trên là
những người làm văn phòng, hay những người thường xuyên sử dụng internet, họ
thao tác trên máy tính nhiều, không có nhiều thời gian tiếp xúc theo dõi thông tin
trên báo in,truyền hình và phát thanh.

(nguồn: Internet)

Khi thực hiện một cuộc điều tra nhỏ được thực hiện trên 50 người đang đi làm thì
có đến 39/50 người thường xuyên ưu tiên cho các thông tin trong chuyên mục “xã

hội” và “Giải trí” hầu hết là những người làm công nhân viên chức sử dụng
internet nhiều, thời gian tiếp nhận thông tin của họ là buổi sáng trước khi đi làm,
buổi trưa sau giờ ăn trưa và buổi tối sau bữa tối.

10


Khung thời gian để họ đọc tin tức trên mạng khá eo hẹp và hầu hết không có nhiều
thời gian rảnh rỗi để theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng khác có lịch
phát sóng cụ thể như phát thanh truyền hình, có kỳ hạn như báo in, báo ảnh. Đặc
điểm về cách sử dụng thời gian để đọc thông tin là một trong những đặc điểm
chính của công chúng báo mạng nói chung và của “Xã hội” và “Giải trí” trên
VnExpress nói riêng.
Mặt khác, công chúng của chuyên mục “Xã hội” và “Giải trí” sử dụng Internet và
tiếp cận nhiều với Internet nên hầu hết độ tuổi của họ còn rất trẻ, đa phần là thế hệ
7x, 8x, 9x và không phân biệt hay ưu tiên giới tính nào. Họ là sinh viên, học sinh,
nhân viên văn phòng, người làm công tác xã hội. Họ được tiếp cận với Internet rất
sớm, thêm vào đó là sự tích hợp đa phương tiện trên báo mạng nên họ nhận thấy
cách đọc báo mạng và theo dõi thông tin trên báo mạng nhanh chóng phù hợp hơn
so với báo in và phát thanh truyền hình, phù hợp với nhịp sống, cường độ công
việc học tập trong thời đại công nghệ thông tin. Chính vì trẻ trung, năng động nên
họ có kỹ năng trong cách tiếp cận và sàng lọc thông tin.
Một điểm nữa trong đặc điểm chung của công chúng hai chuyên mục là hầu hết
công chúng đều phân bố ở các thành phố lớn và có điều kiện phát triển có nhiều
công ty dịch vụ giao dịch như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Đó
là các thành phố mà con người được tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều và
thường xuyên. Tại các thành phố này điều kiện sống, mức sống cao hơn và có nhu
cầu về thông tin lớn hơn so với ở nông thôn. Người dân có thể đầu tư vật chất để
phục vụ đời sống tinh thần sao cho đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được
thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thay vì là đọc báo in hay xem truyền

hình nghe phát thanh khi chúng phụ thuộc vào thời gian phát sóng. Có thể nói, ở
những nơi như thế này, điều kiện sống của con người, nhịp sống tấp nập, hối hả

11


chạy theo thông tin và mức độ nhanh chóng của quá trình xử lý thông tin đã ưu tiên
hoàn toàn cho Internet và báo mạng điện tử phát triển.
b/ Đặc điểm riêng của công chúng hai chuyên mục
Vì đây là hai chuyên mục khá hấp dẫn của VnExpress nên công chúng của nó có
những đặc điểm giống với đặc điểm khái quát của công chúng báo mạng. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, công chúng của mỗi chuyên mục lại có những đặc điểm riêng
về ý thức xã hội, nhận thức, nhu cầu sở thích mục đích sử dụng thông tin, khả năng
đánh giá phản hồi lại thông tin trên từng chuyên mục. Đây có thể nói là nghiên cứu
trên phương diện các yếu tố chìm không dễ nắm bắt nhưng cũng là các yếu tố
quyết định nhất đến thành công của một nghiên cứu về công chúng. Nó sâu sắc và
thể hiện rõ nhất đặc điểm của công chúng trong lĩnh vực mà ta nghiên cứu.
- Công chúng trên chuyên mục “Xã hội”
Bên cạnh những đặc điểm chung thì công chúng của chuyên mục “Xã hội” cũng
có những điểm khác lạ. “Xã hội” đề cập đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống,
vậy nên những người theo dõi chuyên mục này cũng có những mối quan tâm rất
lớn đến xã hội. Họ có sở thích là nắm bắt và dành mối quan tâm của mình về các
thông tin được đăng tải trên chuyên mục “Xã hội” như xăng dầu, giao thông, biến
động giá vàng, những thay đổi của nhà nước trong chính sách với nhân dân, những
bất cập của quản lý y tế và giáo dục, những sự việc diễn ra của cuộc sống. Vì “Xã
hội” của VnExpress đã đăng tải đầy đủ nhanh chóng thông tin từng giây, từng phút
trong ngày nên công chúng gần như coi đây là kênh thông tin duy nhất để nắm bắt
sự kiện, sự việc. Họ quan tâm đến mọi mặt của đời sống hàng ngày, họ cho việc
đọc báo trên mạng là cách tiếp nhận thông tin nhanh chóng và nhạy bén nhất trong
thời kỳ hội nhập như hiện nay. Lên mạng và đọc báo trở thành một thói quen trong

đời sống công việc của họ. Chỉ cần một cái click chuột là sẽ tìm thấy được vô vàn
12


thông tin quan trọng trong ngày trong nước và trên thế giới. Nhu cầu của họ về
khai thác thông tin là tất cả các lĩnh vực về xã hội, sự phát triển của xã hội. Vì vậy,
một đặc điểm nữa của công chúng chuyên mục “Xã hội” là họ quan tâm đến đời
sống xã hội,khá năng động với thông tin, có cách tiếp nhận xử lý thông tin thông
minh và nhanh nhạy.
Họ là thế hệ của công nghệ thông tin và Internet, sống trong thời đại kinh tế hòa
nhập với quốc tế, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoác các nước phương tây nên họ
có những cái nhìn thoáng hơn với xã hội, không phải là sự gò bó suy xét kỹ lưỡng.
Các vấn đề xã hội được nhìn nhận dưới những con mắt đã thỏa đáng và thoải mái
hơn với nhân vật trong các bài viết. Họ xem xét vấn đề trên nhiều góc cạnh, đặt
bản thân vào trong tình huống của nhân vật. Họ sẵn sàng bày tỏ thái độ nguyện
vọng đến phản hồi của bài viết, cách tìm hiểu vấn đề toàn diện lỹ lưỡng này phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng vốn có của mỗi cá nhân. Chính những ý thức cá nhân
sâu sắc của công chúng tầng lớp này đã góp phần rất lớn vào định hướng dư luận
xã hội. Dường như ý thức xã hội, ý thức cá nhân, nhận thức cá nhân và khả năng
xem xét phán đoán của tầng lớp công chúng này đã rất tiến bộ, có chiều sâu hơn
trong việc định hướng xã hội sau một sự việc xảy ra.
Hơn nữa, khi xem xét xong một vấn đề, tác động trở lại của công chúng trong lĩnh
vực này khá sôi nổi nhiều chiều thể hiện được trình độ, học vấn của tầng lớp này.
Họ thể hiện được những quan điểm khách quan của cá nhân, sẵn sàng bày tỏ ý kiến
để phản ánh lại vấn đề trong bài viết. Họ nắm bắt các vấn đề xã hội nhanh nhẹn do
có khả năng kết hợp với những gì thuộc kho tàng lịch sử xã hội trau dồi được trong
quá trình đọc và tìm hiểu xã hội trên báo chí. Mức độ phản ánh rất đa dạng, họ có
thể động tình hoặc phản đối, thể hiện thái độ căm ghét với tội phạm với các tội ác
gây ra cho xã hội, cảm thông cho những số phận dù nghèo nhưng vẫn vượt lên
hoàn cảnh hay xót thương với những mảnh đời cơ cực không nơi nương tựa cần sự

13


trợ giúp trên báo chí. Chính những tiện nghi của báo mạng là nơi để san sẻ suy
nghĩ tình cảm của công chúng với người nghèo khổ trong xã hội. Những phản ánh
đa chiều của công chúng trong chuyên mục “Xã hội” đã làm giàu thêm ngòi bút
của phóng viên, đưa ra được hướng tích cực cho bài viết sau này, đồng thời làm
nên thành công sự tin tưởng của công chúng với tòa soạn báo. Đặc điểm nhận thấy
ở đây của công chúng “Xã hội” là họ có những sự quan tâm đặc biệt đối với cuộc
sống của những người xung quanh trong xã hội, họ đọc chuyên mục này không chỉ
đơn giản là đọc mà còn họ còn muốn nhận thêm những giá trị tốt đẹp của cuộc
sống từ trang báo của VnExpress.
- Công chúng trên chuyên mục “Giải trí”
Khác với mục đích của chuyên mục “Xã hội”, “Giải trí” lại là một kênh thông tin
về giới nghệ thuật, các ngôi sao, phim ảnh, sách báo, các phong cách thời trang,
những sự việc xung quanh mục đích giải trí của con người. Chuyên mục này mang
đến cho người đọc những thông tin mới lạ về đời sống giải trí trong nước và trên
thế giới. Vì vậy, công chúng của nó cũng có những cái khác lạ so với chuyên mục
“Xã hội’.
Trước tiên, công chúng chuyên mục này có mối quan tâm về đời sống giải trí, họ
dành thời gian để tìm hiểu về một ngôi sao mà họ yêu thích, họ muốn biết sâu sắc
về cuộc sống đời tư, những gì liên quan đến ngôi sao mà họ quan tâm. Họ có thể
dành thời gian rảnh rỗi quý báu của mình chỉ để lên mạng để biết ngày hôm nay
sao của họ ăn gì, mặc gì và đi xe gì… Mối quan tâm của họ không chỉ dừng lại như
vậy, họ còn muốn biết về thông tin các cuộc thi trên truyền hình, cách nhìn nhận
đánh giá của những nhà chuyên môn, thái độ và nhận xét của những người khác về
chương trình truyền hình đó. Hiểu hơn về các scand mà các diễn viên, ngôi sao ca
nhạc gặp phải trên con đường nghệ thuật của mình. Họ còn lập các nhóm người
14



trên facebook, trên sky… để tôn vinh thần tượng của bản thân. Tóm lại, đặc điểm
rõ nhất của công chúng trong chuyên mục này là niềm đam mê với nghệ thuật,
muốn tìm hiểu về nghệ thuật, đọc tin tức về nghệ thuật là sở thích của họ. Hơn nữa,
tìm hiểu về giải trí còn là sở thích của họ khi muốn chạm đến con đường nghệ
thuật, những thông tin trong chuyên mục này không chỉ cung cấp thông tin mà còn
xây dựng cho độc giả những cái nhìn chân thực khách quan hơn về đời sống của
những con người cống hiến cho nghệ thuật.

(nguồn: Internet)

Mặt khác, công chúng trong chuyên mục cũng đa phần là các bạn trẻ, đặc biệt là
học sinh sinh viên trong các trường trung học phổ thông và các trường đại học, rất
15


năng động, nhiệt tình. Chính vì trẻ tuổi nên sự quan tâm về nghệ thuật của họ là
một điều dễ hiểu. Theo một bài test nhỏ được thực hiện trên 50 người tại lớp Báo
Mạng Điện Tử K31, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, kết quả nắm được 45/50
người thích chuyên mục “Giải trí” của VnExpress, thích nhất là góc tin về “Giới
sao” và “Thời trang”.
Dù có đôi chút khác nhau về đặc điểm trong ý thức nhu cầu với thông tin, nhưng
công chúng của cả hai chuyên mục đều mang những đặc điểm chung của công
chúng báo mạng hiện nay. Từ những đặc điểm của công chúng đã tìm hiểu ở trên,
ta có thể dẫn đến khái quát về xu hướng phát triển công chúng hiện nay. Công
chúng hiện nay nói chung và công chúng báo mạng điện tử nói riêng đều có cách
chọn lọc thông tin và tiếp nhận thông tin sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của
riêng bản thân. Từ những cách đánh giá nhìn nhận vấn đề cuối bài viết cho thấy
công chúng ngày nay có những cách đánh giá thông tin, phản hồi lại thông tin nếu
không chính xác về tòa soạn, cách kêu gọi người khác ủng hộ đồng tình với ý kiến

của chính mình. Họ dành sự ưu tiên cho các trang báo có thông tin chính xác, mức
độ cập nhật thông tin nhanh nhạy, các tin tức nóng hổi cập nhật đầy đủ chi tiết,
thích các trang tin có hình thức đẹp phong phú, nội dung truyền tải đến người đọc
khách quan đa dạng.
Xu thế phát triển chung của công chúng là hướng đến sự hoàn hảo trong thông tin
và toàn diện về nội dung thông tin. Thông tin để đáp ứng cho nhu cầu của công
chúng phải sát với hiện thực, chắt lọc, khách quan, chân thực, cách truyền đạt phải
phong phú. Độc giả có những đòi hỏi khá cao với báo chí bây giờ, báo chí phải làm
sao không có hình thức chạy theo trào lưu, nhanh nhưng phải đúng, không giật tít,
không đưa tin sai sự thật, mức độ phổ biến của báo chí phải được phổ cập sâu rộng
đến mọi tầng lớp trong xã hội. Báo mạng không còn sai lỗi chính tả, các bài viết

16


phải phân tích sâu hơn, phóng sự cần đi vào tìm hiểu vấn đề, có cách lý giải vấn đề
phù hợp thay vì nói chung chung.
Từ những vấn đề rút ra được về công chúng của báo chí hiện nay thông qua tìm
hiểu về công chúng của chuyên mục “Xã hội” và”Giải trí” của VnExpress ta đã có
những nhìn nhận về kết quả của việc nghiên cứu công chúng. Nó giúp ích cho bản
thân sinh viên rất nhiều trong lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu một đối
tượng khó, làm tiền đề vững chắc cho nghề nghiệp sau này.
Nguồn tài liệu sử dụng trong bài:
Giáo trình Lý thuyết truyền thông – Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền,
Tài liệu tham khảo: luận văn thạc sĩ “Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền
thông đại chúng” – Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học và Xã hội Nhân
văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Báo “VnExpress – Tin nhanh Việt Nam”

17




×