Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

TÌM HIỂU LÀM QUEN CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ Ở TỔ CHỨC KINH TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.83 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Để giữ vững và phát triển nền kinh tế đất nước trong điều kiện hiện nay thì
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chính là ổn định và phát triển hệ
thống ngân hàng của quốc gia. Hệ thống ngân hàng là một hệ thần kinh, là huyết
mạch của nền kinh tế, sự vững mạnh hay yếu kém của hệ thống ngân hàng là một
bước phác họa rõ nét nhất về thực trạng của nền kinh tế.
Đặc biệt điều này lại càng quan trọng hơn đối với những sinh viên chuyên
ngành kinh tế, mà đặc biệt là chuyên ngành tài chính ngân hàng như chúng em.
Nhận thức được tầm quan trọng Trường Đại học Quy Nhơn của khoa Tài chính
Ngân hàng và Quản trị kinh doanh tạo điều kiện cho những sinh viên tiếp xúc với
thực tiễn công việc liên quan đến các chuyên ngành mà các sinh viên đang theo học.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn ngày càng
phát triển lớn mạnh và vững chắc hơn và có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại Quy Nhơn. Là một sinh viên
Trường đại học Quy Nhơn em muốn tìm hiểu về quá trình hình thành và tình hình
hoạt động của ngân hàng, để có thể học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm
thực tế. Điều này giúp em có thể làm quen với nhiều nghiệp vụ cũng như nhiều dịch
vụ đa dạng mà không bị ngỡ ngàng.
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Quy Nhơn, với sự tận tình giúp đỡ của các anh, chị phòng dịch vụ khách
hàng đã giúp em có một trải nghiệm hữu ích và phần nào hiểu thêm về những công
việc thực tế trong hoạt động ngân hàng. Với kiến thức tiếp thu được qua đợt thực
tập tổng hợp cùng với sự giúp đỡ tận tình anh, chị cùng giáo viên hướng dẫn đã
giúp em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này.
 Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh tế về
hoạt động tài chính - tiền tệ và ngân hàng. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để
tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của các tổ chức đó. Từ đó,
đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt
động mà sinh viên đã tiến hành phân tích.


1


Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và hoạt động của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn từ năm 2014 đến năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo thực tập tổng hợp sử dụng phương pháp
thu thập thông tin kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê
Kết cấu của bài báo cáo gồm 2 phần chính:
 Phần 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Quy Nhơn.
 Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động của về Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho em được kiến tập tại chi
nhánh, cảm ơn các anh, chị trong phòng Dịch vụ khách hàng đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trường đại học
Quy Nhơn đã truyền đạt cho em không chỉ những kiến thức quý báu và những bài
học kinh nghiệm khi được học tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu
sắc cô Lê Việt An đã quan tâm, theo dõi định hướng giúp em sửa chữa hoàn thiện
bài báo cáo.
Vì thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và đơn vị thực tập giúp
em sửa chữa và hoàn thiện bài thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, tháng 5 năm 2017.
Sinh viên thực hiện.


Nguyễn Văn Hưng
2


3


PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ngoại thương
Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn
1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Quy Nhơn
Tên đầy đủ: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn.
Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Quy
Nhon Branch.
Tên viết tắt: Vietcombank – CN Quy Nhơn.
Logo:

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trụ sở hoạt động: số 433 Lạc Long Quân, phường Trần Quang Diệu, Tp Quy
Nhơn , tỉnh Bình Định.
Số điện thoại: 056 354 1869
Website: www.vietcombank.com.vn
1


1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn tiền thân
là ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Phú Tài. Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài được đổi tên thành Chi nhánh
Quy Nhơn kể từ ngày 13/3/2017 theo công văn số: 108/BIĐ ngày 10/02/2017 của
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định và Quyết định số: 289/QĐ-VCBTCCB ngày 21/02/2017 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vì vậy trong
bài em xin phép được dùng tên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Quy Nhơn.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
– chi nhánh Quy Nhơn
 Chức năng:
Vietcombank Quy Nhơn đã giữ vai trò khá quan trọng về lĩnh vực đầu tư phát
triển quản lý cấp vốn, cho vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước. Phạm vi bao
quát gần như toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản với hàng nghìn công trình được
xây dựng ở tất cả các ngành, các huyện thị trong tỉnh. Từ những công trình nhà ở,
trụ sở làm việc, nhà xưởng, kho tàng, trại chăn nuôi, chợ, rạp hát, trường học, bệnh
viện, nhà bảo tàng đến các công trình ao hồ, mương đập thuỷ lợi, đường sắt, đường
bộ,... đều có sự góp sức của Vietcombank Quy Nhơn. Là chi nhánh cấp I,
Vietcombank Quy Nhơn cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng Vietcombank cho
phép triển khai như: huy động vốn, cho vay trung dài hạn, dịch vụ thanh toán trong
và ngoài nước, dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, thu - chi hộ…
 Nhiệm vụ
Vietcombank Quy Nhơn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là dịch vụ
ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
2



- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giấy khác.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.
- Huy động vốn từ nước ngoài.
- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
1.2.1. Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của ngân hàng
 Đối với khách hàng là cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm:
- Chứng chỉ tiền gửi dài hạn ghi danh: Sản phẩm có lãi suất cạnh tranh nhất
trên thị trường.
- Tiết kiệm gửi góp: Sản phẩm tiền gửi với nhiều tiện ích vượt trội như kênh
gửi tiền đa dạng, gửi góp linh hoạt và sinh lời hiệu quả cho khoản tiền nhỏ nhàn rỗi.
- Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ: Sản phẩm tiết kiệm phù hợp với những khách
hàng gửi tiền, đồng thời mong muốn có thể nhận lãi đều đặn hàng tháng để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu sinh hoạt của mình.
- Tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ: Sản phẩm tiết kiệm phù hợp với những
khách hàng không có nhu cầu sử dụng tiền mặt thường xuyên và mong muốn được
sinh lời trên số tiền gửi.
- Tiết kiệm lãi trả trước: Sản phẩm tiết kiệm phù hợp với những khách hàng
gửi tiền nhưng muốn nhận lãi trước để chi tiêu.
- Tiết kiệm kỳ hạn ngày: Sự lựa chọn dành cho những khách hàng có tiền gửi
lơn nhưng có nhu cầu tiền mặt thường xuyên.
- Tiết kiệm trực tuyến: Sản phẩm cho phép khách hàng gửi tiền, tất toán mọi
lúc mọi nơi qua Internet hoặc mobile mà không phải trực tiếp tới quầy giao dịch với
lãi suất cao vượt trội so với giao dịch tại quầy.
Dịch vụ thanh toán:

3



- Dịch vụ chi trả lương: Vietcombank cung cấp cho doanh nghiệp để thanh
toán lương tự động cho nhân viên theo định kỳ trả lương qua thẻ ATM của ngân
hàng.
Dịch vụ chuyển tiền:
- Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua Internet Banking: Các chủ tài khoản
tại Vietcombank có thể thực hiện giao dịch thanh toán chuyển tiền trực tuyến mọi
lúc mọi nơi.
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước: Với nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại
hàng đầu hiện nay, mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch trải rộng trên toàn
quốc cam kết dịch vụ chuyển tiền đi/ đến của khách hàng được thực hiện nhanh
chóng, an toàn và thuận tiện nhất.
- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế: Vietcombank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chuyển
tiền tới bất cứ nơi nào trên thế giới cho nhiều mục đích hợp pháp khác nhau. Dựa
trên mối quan hệ trực tiếp với hơn 1500 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới, có thể
giúp khách hàng giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian phát sinh khi chuyển tiền..
Cho vay:
+ Cho vay có tài sản đảm bảo:
- Cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà: Vietcombank hỗ trợ khách hàng
có nhu cầu sở hữu nhà và nâng cao mức sống bằng lãi suất ưu đãi.
- Cho vay mua ô tô cá nhân: Sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu
mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá do Vietcombank phát hành: Phương án cho
những khách hàng tiền gửi tại VietcomBank phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất.
- Cho vay hộ kinh doanh: Sản phẩm cho khách hàng có phương án kinh doanh
hiệu quả nhưng đang gặp vấn đề về vốn.
- Cho vay hỗ trợ tài chính du học: Sản phẩm hỗ trợ du học sinh bổ túc hồ sơ
du học và thanh toán các chi phí du học - Chắp cánh ước mơ.
- Vay lại khoản đã trả: Sản phẩm nhằm thêm khoản vay, không thêm chi phí
dành cho chương trình phê duyệt trước khoản vay thế chấp cho khách hàng hiện

hữu.
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo:
4


- Vay tiêu dùng tín chấp cá nhân: Đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng,
thuận tiện, không cần tài sản bảo đảm.
- Thấu chi cá nhân tiêu dùng: Sản phẩm cho phép khách hàng có một nguồn
tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào.
- Thấu chi online trên tài khoản lương: Sản phẩm thấu chi trực tuyến dành cho
khách hàng nhận lương qua tài khoản Vietcombank có nhu cầu chi tiêu vượt số tiền
có trong tài khoản thanh toán. Đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu, thuận tiện, không cần
tài sản bảo đảm, giải ngân nhanh chóng.
Dịch vụ khác:
- Dịch vụ ngân hàng tại chỗ: Sản phẩm dành cho các hộ kinh doanh cá thể, các
đại lý bán lẻ và các cá nhân có nguồn thu lớn, ổn định.
- Dịch vụ đổi tiền: Khách hàng trong nước và nước ngoài có nhu cầu đổi ngoại
tệ và khách hàng là các cửa hàng đại lý, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân có nhu cầu
đổi ngoại tệ.
- Dịch vụ kiểm đếm: Với dịch vụ kiểm đếm, VietcomBank sẽ giúp khách hàng
tiết kiệm thời gian, chi phí trong giao dịch.
 Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp
Tiền gửi:
- Tiền gửi kỳ hạn tự chọn: Giúp đáp ứng mục đích tối đa hóa nguồn tiền nhàn
rỗi của doanh nghiệp và linh hoạt hơn cho hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp
có nhu cầu sử dụng vốn gấp.
- Tiền gửi không kỳ hạn: mức phí thấp, lãi suất cạnh tranh, thuận tiện khi cần
giao dịch thanh toán.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tích lũy nhiều hơn khi doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn
rỗi và gửi tiền có kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng.

Cho vay:
Đối với nhu cầu vốn lưu động, nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
trong suốt chu kì kinh doanh, Vietcombank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu một cách kịp
thời, với nhiều hình thức vay vốn phù hợp với dòng tiền trong kinh doanh và kế
hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Đối với nhu cầu vay vốn trung dài hạn, Vietcombank cung cấp cho doanh
nghiệp các dịch vụ đa dạng trong lĩnh vực cho vay vốn dài hạn dành cho các dự án
5


đầu tư. Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá
trình thực hiện dự án như từ thẩm định, tư vấn, cho vay và cho đến quản lí dự án.
- Cho vay tín chấp: Sản phẩm vay tín chấp doanh nghiệp với các đặc tính ưu
việt là không ràng buộc doanh thu tối thiểu, không giới hạn số năm thành
lập, không yêu cầu tài sản thế chấp.
- Cho vay kinh doanh trả gốc định kỳ: Áp dụng đối vơi các khách hàng có nhu
cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn: Hình thức cấp tín dụng trong đó
doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng
thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng).
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
DỊCH
VỤ
KHÁCH
HÀNG

PHÒNG

KẾ
TOÁN –
NGÂN
QUỸ

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ

PHÒNG
TỔNG
HỢP

PHÒNG
TIN
HỌC

(Nguồn: Tổ chức hành chính)

Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức
Ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh Quy Nhơn.
 Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
 Ban Giám đốc:
6



Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, triển
khai các định hướng kinh doanh nhằm thúc đẩy và tăng hiệu quả hoạt động của các
phòng, các cá nhân tại chi nhánh nhằm tối đa hóa các cơ hội tại thị trường địa
phương, giám sát các bộ phận cấp dưới thực hiện đúng các chế độ quy trình, nhiệm
vụ nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn
vốn, giảm tỉ lệ rủi ro; trực tiếp kí kết hợp đồng của chi nhánh, ký kết hợp đồng tín
dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp bảo lãnh theo qui định, quy trình nghiệp vụ tín
dụng Vietcombank và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp luật về các
quyết định của mình. Là người đề ra các mục tiêu, kế hoạch của Chi nhánh.
 Phòng Dịch vụ khách hàng
Gồm 3 bộ phận.
- Bộ phận tín dụng: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ nhân viên quan hệ khách hàng
chuyển qua cho bộ phận thẩm định. Nếu hồ sơ được duyệt, bộ phận sẽ hỗ trợ giải
ngân, ký tá soạn thảo giấy tờ, làm các thủ tục liên quan đến tài sản, kiểm tra chứng
từ giải ngân,…
- Bộ phận thẩm định: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ bộ phận tín dụng, tiến hành công
tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ và trình lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt hồ sơ.
- Bộ phận thanh toán quốc tế: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tài trợ thương mại và
thanh toán quốc tế từ khách hàng, bao gồm các nghiệp vụ liên quan tới thư tín dụng
nhập khẩu, thư tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh ngân hàng, nhờ thu xuất nhập khẩu và
chuyển tiền quốc tế.
 Phòng Kế toán và Ngân quỹ
Phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời và chính
xác bằng các số liệu, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực hiện các kế hoạch về nguồn
vốn và sử dụng vốn. Thực hiện công việc thống kê sổ sách hằng ngày, lập báo cáo
tài chính theo ngày, tháng, quý, năm cho lãnh đạo và các cơ quan thanh tra. Thực
hiện công việc quản lí và bảo đảm an toàn tuyệt đối kho quỹ của chi nhánh, thu tiền
mặt hằng ngày, kiểm tra, quản lí nguồn tiền mặt tại ngân hàng.
 Phòng Hành chính – nhân sự

Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và thực hiện công tác tổ
chức cán bộ: đề bạc bổ nhiệm, thuyên chuyển nâng lương, tuyển dụng cán bộ, viên
7


chức thuộc thẩm quyền quản lý của Giám đốc Chi nhánh, tiếp nhận, phát hành, theo
dõi, lưu trữ văn thư tại Chi nhánh.
 Phòng tổng hợp
Xây dựng, theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm của chi nhánh.
Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của nội bộ và các cơ quan quản lý bên ngoài.
Tổng hợp, niêm yết và cài đặt trên hệ thống biểu lãi suất, biểu tỷ giá, biểu phí của
chi nhánh theo đúng qui định của trụ sở chính. Quản lý cài đặt các tham số sản
phẩm trên hệ thống theo đúng qui định của trụ sở chính. Làm đầu mối marketing,
thông tin tuyên truyền quảng bá thương hiệu, hình ảnh của chi nhánh.
 Phòng tin học
Có chức năng thực hiện cài đặt chương trình, truyền tải số liệu giữa các phòng ban,
ngăn chặn kịp thời sự cố xảy ra để đảm bảo hệ thống mạng hoạt động.
1.4. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Quy Nhơn
1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Vietcombank huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ và các công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
dưới các hình thức sau:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn
trong nước và nước ngoài.
+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt
Nam và các tổ chức tín dụng, tổ chức, tổ chức tài chính nước ngoài.
+ Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.

+ Các hình thức huy động vốn khác không trái quy định của pháp luật.
1.4.2. Hoạt động tín dụng
+ Cho vay.
+ Bảo lãnh ngân hàng.
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác.
8


+ Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế với các ngân hàng được
phép thực hiện thanh toán quốc tế.
+ Phát hành thẻ tín dụng.
+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.
1.4.3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
+ Bảo hiểm nhân thọ.
+ Bảo hiểm phi nhân thọ.
+ Tái bảo hiểm.
+ Các dịch vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
1.4.4. Các hoạt động khác
+ Dùng vốn diều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần hoặc ủy thác cho
các cá nhân, tổ chức khác thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ
đầu tư và của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước.
+ Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc để tiếp nhận,
quản lý, khai thác, bán các tài sản của khách hàng dùng để trả nợ Vietcombank và
các hoạt động khác.
+ Các hoạt động khác khi pháp luật cho phép.
1.4.5. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước.
+ Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác.
Mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nước ngoài.
+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chỉ, ủy
nhiệm chỉ, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng trừ thẻ tín dụng.
+ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác khi
được NHNN chấp thuận.
9


+ Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong
nước và nước ngoài, tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN
chấp thuận.
1.4.6. Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thương mại khác
+ Tham gia thị trường tiền tệ, đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán công cụ
chuyển nhượng trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà
nước chấp thuận bằng văn bản.
+ Kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi
suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản chính khác sau khi được ngân hàng nhà nước chấp
thuận bằng văn bản.
+ Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan
đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản.
+ Cung ứng dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ
quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất,
sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
+ Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
+ Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ.
+ Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được NHNNchấp thuận.
1.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam chi nhánh Quy Nhơn.
Cũng như các NHTMCP khác trên địa bàn, Vietcombank Quy Nhơn hoạt động
đa lĩnh vực với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Theo xu hướng hoạt động của các
ngân hàng hiện nay chủ yếu là cung cấp các sản phẩm dịch vụ hơn hoạt động cho
vay truyền thống, vì nó ít tiềm ẩn rủi ro hơn rất nhiều. Và chi nhánh cũng đang dịch
chuyển tích cực theo hướng an toàn. Mục tiêu của chi nhánh là tiếp cận mở rộng đa
dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng tốt
nhất, đạt được kết quả kinh doanh tốt, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của
Vietcombank Quy Nhơn để giữ vững vị thế vai trò là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

10


Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong các năm qua
chi nhánh đã tích cực trong việc triển khai các dịch ngân hàng mới, nâng cao chất
lượng các hoạt động dịch vụ để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu
vực. Thông qua bảng 1.1 và rõ hơn là biểu đồ 1.1, 1,2 ta có thể thấy tình hình hoạt
động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm được thể hiện rõ ràng.
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Quy Nhơn giai
đoạn 2014 - 2016.
(ĐVT: tỷ đồng)

Chi tiêu

Năm
2014

Năm
2015


Năm
2016

Chênh lệch
2015/2014
Số tiền

Chênh lệch
2016/2015

%

Số tiền

%

Doanh thu

1067

1081

1148

14

1,3

67


6,1

Chi phí

866

858

910

-8

-1

52

6,1

Lợi nhuận

201

222

238

21

10,4


16

7,2

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016).
Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong các năm qua chi
nhánh đã tích cực trong việc triển khai các dịch ngân hàng mới, nâng cao chất lượng
các hoạt động dịch vụ để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực.
Thông qua bảng 1.1 và rõ hơn là biểu đồ 1.1 ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh
doanh của chi nhánh qua 3 năm được thể hiện rõ ràng.
 Về doanh thu
11


Tổng doanh thu năm 2014 là 1067 tỷ đồng. Năm 2015 đạt doanh thu là 1081
đồng tăng 14.850 tỷ đồng tương ứng 1,3% so với năm 2014. Năm 2016 đạt doanh
thu là 1148 tỷ đồng tăng 67 tỷ đồng tương ứng tăng 6,1% so với năm 2015. Từ kết
quả trên cho thấy sự gia tăng về mặt doanh thu phản ánh tích cực về hoạt động kinh
doanh hiệu quả của Ngân hàng cũng như sự chuyển biến tốt của nền kinh tế địa
phương.
 Về chi phí : chi phí chi nhánh năm 2015 đạt 858 tỷ đồng, giảm 8 tỷ đồng
so với con số 866 tỷ đồng của năm 2014, giảm tương ứng 36,9%. Năm 2016 chi phí
là 910 đồng, tăng 52 tỷ đồng tương ứng 6,1% so với năm 2015. Chi phí tăng cao
giữa 2016/2015 cho thấy Vietcombank đã có sự chú trọng đầu tư phát triển hệ thống
chi nhánh của mình để hoàn thiện hơn về mọi mặt. Chi phí năm 2015 giảm so với
năm 2014 là vì một số hoạt động đầu tư đã đi vào ổn định và chi phí đầu tư cũng
giảm đi. Đến 2016, chi phí tăng đều thể hiện sự hoạt động dần ổn định của chi
nhánh khi mà mạng lưới được mở rộng và chi nhánh cũng phải chi trả lãi tiền vay,
lãi tiền gửi của khách hàng, chi cho hoạt động marketing sản phẩm dịch vụ,... chứng
tỏ chi nhánh đang hoạt động tích cực ở giai đoạn này.

 Về lợi nhuận: Lợi nhuận qua các năm có sự biến động tăng giảm thất
thường. Năm 2014 tổng lợi nhuận 201 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 222 tỷ đồng ,
nhưng năm 2016 tăng lên 238 tỷ đồng.
Trong 3 năm vừa qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tương đối tốt
lợi nhuận của các năm đều tăng. Với tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động
nhưng chi nhánh vẫn đạt được kết quả tốt cho thấy tình hình quản lý triển khai kế
hoạch được chuẩn bị chu đáo và áp dụng một cách chuẩn xác để có thể đưa chi
nhánh phát triển mạnh hơn và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong
khu vực
Trong 3 năm vừa qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tương đối tốt
lợi nhuận của các năm đều tăng. Với tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động
nhưng chi nhánh vẫn đạt được kết quả tốt cho thấy tình hình quản lý triển khai kế
hoạch được chuẩn bị chu đáo và áp dụng một cách chuẩn xác để có thể đưa chi
nhánh phát triển mạnh hơn và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong
khu vực.

12


PHẦN II . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN

2.1. Hoạt động huy động vốn

HUY ĐỘNG VỐN

KHÔNG THƯỜNG
XUYÊN

THƯỜNG XUYÊN


PHÁT HÀNH GIẤY
TỜ CÓ GIÁ

TIỀN GỬI

KHÔNG
KỲ HẠN

CÓ KỲ
HẠN

TIẾT
KIỆM
KHÔNG
KỲ
HẠN

TIẾT
KIỆM

KỲ
HẠN

KỲ
PHIẾU

CHỨNG
CHỈ
TIỀN

GỬI

TRÁI
PHIẾU

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn của Vietcombank – chi nhánh Quy Nhơn

Công tác huy động vốn có tác dụng quyết định đến các nghiệp vụ tín dụng
ngân hàng, thanh toán của ngân hàng thương mại. Với mục tiêu đạt được lợi nhuận
cao trong việc kinh doanh tiền tệ. Do đó, ngân hàng phải phối hợp chiến lược huy
động vốn và các chiến lược khác với nhau. Nguốn vốn là một phần cho sự sống còn
nên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quy Nhơn đều có một chiến lược thu hút
vốn riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vì vậy có thể nói công tác huy động vốn
có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của ngân hàng. Và cơ cấu huy động vốn của
ngân hàng Vietcombank Quy Nhơn được phân theo thời hạn và theo đối tượng.
Công tác huy động vốn của ngân hàng cũng tuân theo quy trình huy động vốn gồm
13


có quy trình huy động vốn thường xuyên và không thường xuyên, ở quy trình huy
động vốn thường xuyên là huy động tiền gửi như tiền tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ
hạn và gửi tiền có kỳ hạn cùng với tiền gửi không kỳ hạn. Cùng với đó là hoạt động
huy động vốn không thường xuyên ví dụ như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
2.1.1. Huy động vốn theo từng đối tượng
Bảng 2.1. Bảng huy động vốn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2014- 2016
(ĐVT: tỷ đồng)

So sánh

2015/2014

So sánh
2016/2015

2014

2015

2016

Số
tiền

Số
tiền

Số
tiền

Số
tiền

%

Số
tiền

%


TG dân cư

1305

1808

1952

+503

38,5

+144

7,9

TG TCKT

825

1102

1398

+277

33,6

+296


26,9

Tổng VHĐ

2130

2910

3350

780

36,6

440

15,1

Chỉ tiêu

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016).
Qua bảng số liệu và sơ đồ trên ta nhận thấy rằng: Tổng nguồn vốn huy động
năm 2014 là 2130 tỷ đồng, năm 2015 là 2910 tỷ đồng tăng 780 tỷ đồng tương ứng
tăng 36,6% so với năm 2014. Trong năm 2016 ngân hàng đạt 3350 tỷ đồng tăng 440
tỷ đồng tương ứng tăng 15,1%. Tỉ trọng huy động vốn năm 2016/2015 tăng thấp
hơn tỉ trọng năm 2015/2014 là 21,5%. Tiền gửi dân cư có tốc độ tăng nhanh hơn
tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Năm 2015/2014 thì tiền gửi dân cư tăng 38,5%
trong đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng 33,6%. Vào năm 2016/2015 thì tiền gửi
dân cư tăng nhẹ là 7,9% trong khi đó tỉ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại tăng
mạnh hơn với mức tăng 26,9%.

Hoạt động huy động vốn theo từng năm của ngân hàng ghi nhận sự tăng
trưởng của tiền gửi từ tổ chức kinh tế trong cơ cấu tiền gửi với mức tăng qua các
14


năm như ở năm 2014 chiếm 38% trong cơ cấu tiền gửi, năm 2015 đã tăng lên 39%
và năm 2016 tăng lên 42%, trái ngược với mức tăng của tiền gửi tổ chức kinh tế là
sự sụt giảm của tiền gửi dân cư như trong biểu đồ 2.1. Ta cũng thấy rằng, ngân hàng
đẩy mạnh và chú trọng vào đối tượng người dân để huy động vốn, và việc nguồn
vốn huy động được từ tiền gửi dân cư tăng đã khẳng định được đời sống người dân
đã được nâng cao, họ ý thức được việc gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hiệu
quả, sự hiệu quả này cũng thể hiện được uy tín và vị thế của chi nhánh ngân hàng
khi được người dân tin tưởng gửi tiền vào.
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế
cũng khá cao chứng tỏ chi nhánh hoạt động hiệu quả với các sản phẩm, dịch vụ của
mình và là nơi an tâm để các TCKT-XH gửi gắm vào và cũng thể hiện được nền
kinh tế tỉnh nhà đang khởi sắc và bắt đầu đi lên

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo từng đối tượng của Ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Quy Nhơn qua các năm.
(ĐVT : %)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016)

2.1.2. Huy động vốn theo thời hạn
15


Bảng 2.2: Bảng huy động vốn theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2014-2015

(ĐVT: tỷ đồng )

So sánh
2015/2014

So sánh
2016/2015

2014

2015

2016

Số
tiền

Số
tiền

Số
tiền

Số
tiền

%

Số
tiền


%

420

695

793

+275

65,5

+98

14,1

TG CKH <=12tháng

1.230

1.480

1.862

+250

20,3

+382


25,8

TG CKH >12tháng

480

735

895

+255

53,1

+160

21,8

2.130

2.910

3.350

+780

36,6

+440


15,1

Chỉ tiêu

TG KKH

Tổng VHĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016).
Qua bảng 2.2 ta thấy được tình hình huy động vốn theo thời hạn tăng qua các
năm và tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm nhiều nhất so với các loại tiền gửi
khác.
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, đây là
nguồn mà ngân hàng có thể sử dụng một cách chủ động và linh hoạt. Nguồn vốn
huy động được tập trung ở loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, điều này nói
lên được phần nào tình hình kinh tế kinh tế địa phương khi vừa mới trải qua đợt
khủng hoảng và lạm phát trong nước (giai đoạn 2011 - 2013), cùng với đó là tâm lý
e ngại, người dân không muốn gửi tiền với kỳ hạn dài vì sợ đồng tiền mất giá và khi
cần tiền khẩn cấp sẽ rất khó khăn, cho nên người dân đã chú trọng vào hình thức
đầu tư ngắn hạn để an toàn hơn hoặc gửi không kỳ hạn để dễ dàng cho việc thanh
toán nhiều hơn là tập trung vào trung và dài hạn.

Năm 2015 tiền gửi không kỳ hạn là 695 tỉ đồng tăng 275 tỷ đồng (chiếm
65,5%) so với năm 2014. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2015 là 1.480 tỷ
đồng tăng 250 tỷ đồng (20,5%) so với năm 2014. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
năm 2015 là 735 tỷ đồng tăng 255 tỷ đồng (53,1%) so với năm 2014. Tiền gửi
16



không kỳ hạn năm 2016 là 793 tỷ đồng tăng 98 tỷ đồng (14,1%) so với năm 2015.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2016 là 1.862 tỷ đồng tăng 382 tỷ đồng
(25,8%) so với năm 2015. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2016 là 895 tỷ
đồng tăng 160 tỷ đồng (21,8%) so với năm 2015
Thị trường tiền tệ có nhiều khó khăn. Chi nhánh cũng đã triển khai các sản
phẩm huy động vốn đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lãi suất huy động là yếu
tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả huy động vốn. Chi nhánh đã xây dựng biểu lãi
suất phù hợp cho từng hình thức huy động để tăng sức cạnh tranh của mình trong
tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để tăng cường huy động vốn.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
2.2.1. Doanh số cho vay
Bảng 2.3: Doanh số cho vay trong theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam– chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015

Số tiền

Số tiền


Số tiền

Số tiền

%

Số tiền

%

Doanh số cho vay

4.091

4.778

5.478

687

16.8%

700

14.7%

Ngắn hạn

3.079


3.486

3.512

407

13,2%

26

0.8%

Trung hạn

30

52

44

16

53,3%

-8

-15,4%

Dài hạn


982

1.240

1922

258

26.3%

682

55%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016)
Qua bảng doanh số và sơ đồ cơ cấu cho vay ta nhận thấy doanh số ngắn hạn
vẫn chiếm phần nhiều trong doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay
liên tục tăng qua các năm. Năm 2015 DSCV là 4,778 tỷ đồng so với năm 2014 tăng
687 tỷ đồng tương ứng 16,8%. Năm 2016 tăng 14,7% tương ứng 700 tỷ đồng.Tỷ
trọng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2015 là 13,2% tương ứng 407 tỷ đồng so với
năm 2014 . Năm 2016 là 0,8% tương ứng 26 tỷ đồng cho vay ngắn hạn tăng qua các
năm và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Doanh số
cho vay trung hạn cũng tăng đều, năm 2014 là 30 tỷ đồng , 2015 tăng lên 52 tỷ đồng
đến năm 2016 doanh số cho vay trung hạn giảm nhẹ 44 tỷ đồng giảm 8 tỷ đồng
17


tương ứng -15,4% so với năm 2015. Nguyên nhân có thể là vì hiện nay, các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung vào nguồn vốn vay ở các NHTM, nên luôn bị
động và khó có được nguồn vốn trung dài hạn. Bởi vai trò của hệ thống ngân hàng

chỉ cho vay phần vốn thiếu hụt đối với vốn lưu động - vốn ngắn hạn. Đặc biệt trong
môi trường kinh tế chưa ổn định, thường các NHTM chỉ có thể vay ngắn hạn, cũng
không dám vay vốn trung và dài hạn. Đó là chưa kể nguồn vốn ngân hàng hiện nay
chủ yếu là ngắn hạn trong khi một số ngân hàng đang sử dụng một lượng vốn ngắn
hạn cho vay trung, dài hạn với tỷ lệ rất cao, và trong năm 2014 chính phủ đã phê
duyệt và triển khai gói 16000 tỷ hỗ trợ ngư dân bám biển, điều đó là một tín hiệu
tích cực góp phần thúc đẩy về kinh tế đối với 1 tỉnh mà ngành ngư nghiệp là một
trong những ngành phát triển mũi nhọn, gói hỗ trợ được triển khai cũng góp phần
đóng góp cho sự gia tăng về doanh số cho vay của Vietcombank Quy Nhơn.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu doanh số cho vay qua các năm
ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016)
2.2.2. Doanh số thu nợ

18


Bảng 2.4: Bảng tổng hợp tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tại Ngân
hàng Vietcombank – chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

So sánh 2015/2014


So sánh 2016/2015

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

%

Số tiền

%

Doanh số thu nợ

927

1600

1.847

673

72,6%

247


15,4%

Ngắn hạn

733

1275

1132

542

73,9%

-143

-11,2%

Trung hạn

90

150

545

40

44,4%


395

263,3%

Dài hạn

104

175

170

71

68,3%

-5

-2,9%

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh số thu nợ ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quy
Nhơn từ 2014 đến 2016.
(ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016)
Nhận xét: Doanh số cho vay tăng đều và doanh số thu nợ cũng diễn biến tăng
qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên doanh số thu nợ
trong ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng
19



542 tỷ đồng tương ứng 73,9% so với năm 2014. Năm 2016 doanh số thu nợ giảm
143 tỷ đồng tương ứng 11,2% so với năm 2015. Doanh số thu nợ trung hạn có sự
tăng vọt trong năm 2016. Nếu năm 2015 là 150 tỷ đồng tương ứng mức tăng 44,4%
so với năm 2014 thì năm 2016 có mức tăng mạnh tăng 263,3% so với năm 2015
.Doanh số thu nợ dài hạn cũng tăng nhưng không đáng kể. Có được những kết quả
kể trên là vì trên đà hồi phục của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bình Định
nói riêng đã giúp cho doanh nghiệp, người dân làm ăn kinh doanh có tiến triển tốt
giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay, cùng với đó là do cán bộ tín dụng rất tích cực
trong công tác thu hồi nợ, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.
Cùng với đó, trong cơ cấu cho vay thì các khỏan vay dài hạn cũng có sự gia tăng
đáng kể đến gần gấp đôi sau 2 năm từ năm 2014 đến năm 2016 khi tăng từ 982 tỷ
đồng lên 1922 tỷ đồng. Nguyên nhân cũng một phần từ chính sách giải ngân hỗ trợ
ngư dân đóng tàu bám biển, vv ngoài ra sự phát triển của nên kinh tế địa phương
làm cho các doanh nghiệp cần vốn đầu tư dự án nhiều hơn cũng dẫn đến sự gia tăng
về doanh số cho vay dài hạn.
2.2.3. Dư nợ
Dư nợ là số tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa đến hạn
thu hồi. Chỉ tiêu này cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào và
số nợ của khách hàng mà ngân hàng còn phải thu là bao nhiêu. Tổng dư nợ cho vay
cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt
và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt
động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.
Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân
hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng,
vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc
tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị
trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.


Bảng 2.5: Bảng tổng hợp tình hình dư nợ cuối kỳ theo thời hạn tại Ngân
hàng Vietcombank – chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2014-2016.
(ĐVT: tỷ đồng)

20


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

So sánh
2015/2014

So sánh 2016/2015

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Số tiền

%


Dư nợ cuối kỳ

9.137

12.935

15.552

3798

41,56%

Ngắn hạn

6.353

8.218

10.625

1.865

29,4%

2.407

29,3%

Trung hạn


1.028

1.665

2.845

637

62%

1180

70,9%

Dài hạn

1.556

3.052

2.096

1496

96,1%

-956

-31,3%


Số tiền
2.617

%
20,2%

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ cuối kỳ Vietcombank chi nhánh
Quy Nhơn từ năm 2014 đến năm 2016
(ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014-2016)
Nhận xét: Tổng dư nợ cuối kỳ qua các năm tăng, năm 2015 là 12.935 tỷ đồng
tương ứng mức tăng 41,56% so với năm 2014. Năm 2016 là 15.552 tỷ đồng tương
ứng 20,2% so với năm 2015.
21


Dư nợ ngắn hạn cũng thể hiện mức tăng qua các năm, năm 2014 là 6353 tỷ
đồng chiếm 70% trong cơ cấu dư nợ thì đến năm 2016 lên còn 10,625 tỷ đồng và
chiếm 68% trong cơ cấu dư nợ. Dư nợ trung hạn cũng thể hiện mức tăng với lần
lượt các mức tăng từ 1028 tỷ đồng năm 2014 lên 2845 tỷ đồng vào năm 2016 đối
với dư nợ trung hạn. Dư nợ dài hạn có mức tăng ở năm 2014 là 1556 tỷ đồng tăng
lên 3052 tỷ đồng vàò năm 2015 nhưng lại quay đầu giảm xuống 2096 tỷ đồng vào
năm 2016. Sự gia tăng này là do trong năm 2014 nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến
động bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản
nhiều, chính vì điều đó nên doanh nghiệp không có tiền để chi trả cho ngân hàng.
Bước sang những năm kế tiếp nền kinh tế bắt đầu hồi phục dần và đi vào phát triển:
nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên số lượng khách hàng vay mới tăng lên,
mức lãi suất cho vay của ngân hàng đều giảm qua các năm nên các chủ thể có cơ
hội vay vốn ngân hàng nhiều hơn.

2.2.4. Nợ xấu
Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1)
- Năm 2014, dư nợ nhóm này là 7250 tỷ đồng chiếm 79,35% tỷ trọng trên tổng
dư nợ.
- Năm 2015 là 10121 tỷ đồng, chiếm 78,25% trên tổng dư nợ, tăng 2871 tỷ
đồng tương ứng 41,57% so với năm 2014.
- Năm 2016 là 13520 tỷ đồng, chiếm 86,93% trên tổng dư nợ và tăng 3399 tỷ
đồng tương ứng tăng 33,58% so với năm 2015.
Nhóm nợ này có dấu hiệu tích cực với xu hướng tăng liên tục qua các năm và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho thấy trong giai đoạn này Chi nhánh đã
kiểm soát tốt các khoản cho vay.
Nợ cần chú ý (nhóm 2)
- Năm 2014, dư nợ nhóm này là 1727,2 tỷ đồng chiếm 18,9% tỷ trọng trên
tổng dư nợ.
- Năm 2015 là 2707,5 tỷ đồng, chiếm 20,93% trên tổng dư nợ, tức tăng 56,75
tỷ đồng tương ứng tăng 21,51% so với năm 2014.
- Năm 2016 là 1962 tỷ đồng, chiếm 12,39% trên tổng dư nợ và giảm 781,2 tỷ
đồng tương ứng mức giảm 28,85% so với năm 2015.
22


×