MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
I . Khái niệm và một số đường lối hoạt động tài chính.
1. Doanh nghiệp và cơ sở hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân,
hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi
nhuận để phát triển doanh nghiệp. Tuỳ theo các ngành nghề kinh doanh khác
nhau có các loại hình doanh nghiệp khác nhau như phân loại theo ngành nghề
kinh doanh, phân loại theo hình thức sở hữu.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những cách thức tổ chức và quản lý khác
nhau. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng
của loại hình doanh nghiệp kia và giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại,
hỗ trợ cho nhau.
Để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đều phải tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề của mình. Muốn tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một lượng vốn bằng
tiền nhất định. Doanh nghiệp dùng số vốn có thể mua các yếu tố đầu vào: bao
gồm tài sản cố địng, nguyên vật liệu và các vật tư hàng hoá... Doanh nghiệp
dùng các yếu tố đầu vào quá trình sản xất quá trình sản xuất dưới sự tác động
của sức lao đông tạo ra các sản phẩm, hàng hoá vật chất khác để bán ra thị
trường tương ứng với các hoạt động đó là doanh thu bán hàng.
Toàn bộ quá trình chuyển hoá đó được khái quát qua sơ đồ:
Qua sơ đồ, thấy rằng tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch
vụ đầu vào) là dòng tiền tệ đi ra và ngược lại tương ứng với dòng vật chất đi
ra là tiền tệ đi vào doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị
trường đầu vào hoặc với thị trường phân phối tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra
và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làm thay đổi cơ cấu
vốn của doanh nghiệp.
Dòng tài chính chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu những hành hoá,
dịch vụ hoặc tiền tệ trong mỗi doanh nghiệp, nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài
sản tích luỹ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Để khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp, ta có sơ đồ sau:
Sơ đồ hoạt động tài chính doanh nghiệp
2. Hoạt động tài chính và nội dung hoạt động tài chính
2.1. Khái niệm chung về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với
sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tính chất, mức độ
phát triển của tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất trình độ phát
triển của nền kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế tập chung đã sản sinh ra cơ chế
quản lý tài chính tập chung, còn nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện hàng
loạt các quan hệ tài chính mới. Do đó, tinh chất và phạm vi hoạt động của tài
chính doanh nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt đông
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp có
Dòng Dòng tiền tệ đi
ra (xuất quỹ)
Sản xuất
chuyển hoá
Dòng tiền tệ đi
v o (nhà ập quỹ)
Dòng
vật chất đi ra
nội dung là giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là hệ thống chỉ tiêu kinh tế dưới
hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối của xã hội, gắn liền với
việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu chung của xã hội.
2.2. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp
Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng.
Những quan hệ đó tuy chứa đựng những nội dung kinh tế khác nhau nhưng
chúng có những đặc trưng giống nhau, nên có thể chia làm bốn nhóm quan hệ:
2.2.1. Nhóm quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước.
Quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối tổng
sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân giữa nhà nước với doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp nhà nước quan hệ này có tính chất hai chiều: Nhà nước cấp vốn
để doanh nghiệp hoạt đông, doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu
quả và trích nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của nhà nước. Đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì quan hệ này chỉ thể hiện qua khoản thuế
phải nộp.
2.2.2. Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi, mua bán các sản phẩm của
mình, nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.
+ Đối với thị trường tiền tệ: Thông qua thị trường tiền tệ, hệ thống ngân
hàng, doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình.
+ Đối với thị trường tạo vốn: Doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn
vốn bằng cách phát hành chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu nhằm thoả
mãn thêm nhu cầu về vốn cho kinh doanh.
2.2.3. Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có rất
nhiều quan hệ trao đổi, quan hệ với các thị trường khác như thị trường hàng
hoá, dịch vụ, sức lao đông ... trong qúa trình thu mua các yếu tố sản xuất, đồng
thời mua bán hàng hoá, dịch vụ. Qua mối quan hệvới thị trường đó, doanh
nghiệp có thể xác định được nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, từ đó đề
ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn để đủ sức mạnh cạnh
tranh trên thị trường.
2.2.4. Nhóm quan hệ tài chính diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.
Quan hệ này được thể hiện trong doanh nghiệp: Thanh toán tiền lương,
tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng và tiền phạt với công nhân viên
của doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp,
trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc phân chia cổ
tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp.
Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính được tổ chức tốt cũng nhằm đạt tới các
mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Vai trò, vị trí của tài chính doanh nghiệp.
2.3.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Vai trò của tài chính là hoạt động chủ quan của người quản lý trong việc
nhận thức và sử dụng tổng hợp các chức năng cuả nó nhằm thực hiện mục tiêu
kinh tế nhất định. Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay
tiêu cực đối với kinh doanh do nhiều nguyên nhân tác động, bởi lẽ tài chính
doanh nghiệp không chỉ là một phạm trù kinh tế khách quan mà còn là một
công cụ quản lý kinh tế. Trong điều kiện môi trường kinh doanh đang từng
bước hoàn thiện, tài chính doanh nghiệp có đủ điều kiện để phát huy vai trò
của mình. Bởi vì:
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để tạo lập vốn, đảm bảo
vốn cho sản xuất kinh doanh. Đây là vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì
vốn là điều kiện đầu tiên và quyết định trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh
nào.
+ Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và sử
dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời của vốn.
+ Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất,
tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng nhằm thu
được hiệu quả kinh tế cao.
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra, kiểm soát
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng
trong hệ thống tài chính nói chung và trong các công cụ quản lý kinh tế ở mỗi
doanh nghiệp nói riêng.
Nếu xét trên góc độ hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân thì tài
chính doanh nghiệp được coi là cầu nối giữa nhà nước với doanh nghiệp .
Thông qua mạng lưới tài chính doanh nghiệp, nhà nước thực hiện chính sách
quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thị trường bằng các cơ chế chính sách và
luật pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế chung, đồng thời mở rộng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Nếu xét trên phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh, tài chính doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh,
nó được coi là công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình sản xuất
kinh doanh, nên nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển
của doanh nghiệp.
2.4. Nội dung, chức năng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Hoạt dộngtc doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp là có lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế và tồn tại phát triển doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu và như thế nào cho phù hợp với
hình thức kinh doanh đã lựa chọn.
+ Nguồn vốn của doanh nghiệp huy dộng ở đâu, cơ cấu vốn và chi phí
thấp nhất.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào để phát triển
sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá, phân tích các hoạt động
tài chính như thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Quản lý các hoạt động tài chính như thế nào để đưa ra các quyết định
đầu tư cho phù hợp.
2.4.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp.
Từ vai trò và nội dung của hoạt động tài chính mà tài chính doanh
nghiệp có hai chức năng cơ bản sau: