Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÍNH TÀI NGUYÊN CÒN LẠI TẠI MỎ MỎ ĐÁ BAZAN TRỤ, BAZAN KHỐI XÃ KÔNG YANG, HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 27 trang )

BÁO CÁO
TỔNG HỢP TÍNH TÀI NGUYÊN CÒN LẠI
TẠI MỎ MỎ ĐÁ BAZAN TRỤ, BAZAN
KHỐI XÃ KÔNG YANG, HUYỆN KÔNG
CHRO, TỈNH GIA LAI
(Tài nguyên tính đến tháng 5 năm 2014)
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đá KonYang
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn


GIẤY PHÉP THĂM DÒ VÀ MỤC TIÊU
• Văn bản chấp thuận cho phép thăm dò nâng cấp trữ
lượng tại mỏ số 363/STNMT-TNKS, ngày 13 tháng 3
năm 2014 của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.
• Mục tiêu là đánh giá tổng thể tính tài nguyên đá bazan
trụ, bazan khối còn lại ở cấp 333, xác định cấu trúc mỏ,
đặc điểm cấu tạo thân khoáng. Nghiên cứu chất lượng,
tính chất công nghệ các loại đá có trong mỏ để làm
nguyên liệu đá ốp lát và đá VLXDTT.
• Thời gian tiến hành đánh giá khoáng sản từ tháng 03 năm
2013 đến tháng 04 năm 2014.


I. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐIỀU TRA
• Khu vực điều tra thuộc địa phận xã KôngYang, huyện Kông
Chro, tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích là 9 ha, chia làm 2 khu
vực:
• Khu vực I có diện tích 5 ha, cách Tỉnh lộ 674 khoảng 600m về
phía Tây mỏ, cách nhà máy chế biến đá của Chủ đầu tư khoảng
1,7km về phía Tây Bắc mỏ.
• Khu vực II có diện tích 4ha cách nhà máy chế biến đá của Chủ


đầu tư khoảng 200m về phía Bắc mỏ.
• Khu vực nhà máy chế biến đá của Chủ đầu tư cách UBND xã
Kông Yang khoảng 3 km về phía Bắc, cách trung tâm Thị trấn
Kông Chro về phía Nam khoảng 7 km và cách thị xã An Khê
về phía Tây Nam khoảng 20 km


L
O
N
G
S
Ơ
N
-

Khu chế biến

S
U

I
N
Ư

C

Khu I
Khu II



II. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Năm 2009 Đề tài: “Quy hoạch, thăm dò, khai thác chế
biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến
năm 2020”, tỷ lệ 1:50.000 do kỹ sư Nguyễn Hữu Tý làm
chủ biên được thành lập. Trong đề án này đá bazan đã
được phát hiện, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá..
Năm 2010 Trung tâm tư vấn và dịch vụ khoa học công
nghệ địa chất đã lập Báo cáo kết quả điều tra đánh giá
mỏ đá bazan trụ, bazan khối Kông Yang I và Kông Yang
II tại xã Kông Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai do
kỹ sư Trần Ngọc Khai làm chủ biên.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG VÀ ĐÁNH
GIÁ KHOÁNG SẢN






Công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/2.000
Công tác trắc địa
Công trình khai đào, dọn lộ
Công tác mẫu
Công tác Địa chất thủy văn-Địa chất công trình


Khối lượng đã thực hiện

STT

HẠNG MỤC

ĐVT

1

Lập bản đồ địa hình, địa chất, ĐCTVĐCCT tỷ lệ 1/2 000 kể cả phủ biên

ha

2

Thi công lộ vỉa 09 vết lộ gồm:

3

4

Khu vực Khu vực
I
II

Tổng

6

5


11

m3

 

 

120

Khu vực I: thi công dọn 04 vết lộ

m3

60

 

 

Khu vực II: thi công dọn 05 vết lộ

m3

 

60

 


Thi công 13 công trình hào đào gồm:

m3

 

 

640

Khu vực I: khối lượng thi công 09
hào

m3

 

 

Khu vực II: khối lượng thi công 04
hào

m3

Lấy 18 mẫu rãnh

mẫu

447
 

12

193
6

 
18


Hình ảnh công trình hào


Hình ảnh công trình đào


Hình ảnh mẫu công nghệ thử nghiệm tại mỏ


IV. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI CÔNG
ĐÁNH GIÁ KHOÁNG SẢN
• Quá trình điều tra đánh giá tại mỏ đã thi công về cơ bản
đủ số lượng công việc đánh giá khoáng sản theo Đề án
đã được phê duyệt.
• Công tác đo vẽ lập Bản đồ địa hình đáp ứng yêu cầu,
các phương pháp đánh giá là đúng đắn và có độ tin cậy
cao.
• Toàn bộ công tác thi công đánh giá được chủ đầu tư
giám sát, nghiệm thu theo từng hạng mục.



V. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
Diện tích đánh giá tài nguyên tại mỏ gồm 2 khu riêng biệt,
nhưng co bản cấu trúc gồm 2 thành tạo địa chất như sau:
1) Phun trào bazan Hệ tầng Túc Trưng chiếm đa số trong
diện tích đánh giá, chúng là một phần nhỏ trong khối bazan
có trong khu vực. Phun trào bazan phủ trực tiếp lên bề mặt
bào mòn của xâm nhập granit pha 2 phức hệ Vân Canh.
Thành phần chủ yếu là bazan olivine, bazan tholeit á kiềm,
chiều dày từ 30 đến 100m.
2) Magma xâm nhập phức hệ Vân Canh: chủ yếu bắt gặp
trong diện tích điều tra khu vực II của mỏ, chiếm khoảng 1/5
diện tích điều tra tại khu vực II. Xâm nhập ở đây chủ yếu là
các sản phẩm phong hoá hoàn toàn từ đá granit; thành phần
chủ yếu là sét pha lẫn sạn sỏi thạch anh màu xám trắng, xám
nâu. Bề dày chưa được nghiên cứu.


VI. ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN
Trong diện tích đánh giá khoáng sản các đá chủ yếu là
bazan của Hệ tầng Túc Trưng. Đá có màu xám xanh,
xám đen. Thành phần thạch học gồm bazan tholeit,
bazan olivin á kiềm. Đá bị phong hóa dạng cầu bóc vỏ,
tạo thành các khối tảng với kích thước từ 0,3 đến
0,8m3, đôi chỗ xuất hiện các trụ bazan có tiết diện hình
lục lăng với tiết diện từ 0,4-0,7m2, chiều dài 1,1- 2,0m,
cá biệt có trụ dài đến 3,0m.


1. Đặc điểm cấu tạo thân khoáng khu vực I
( Kông Yang I)

Đặc điểm thân khoáng:
Thân khoáng là đá bazan có dạng lớp nằm hơi nghiêng theo
bề mặt địa hình. Diện phân bố bao gồm toàn bộ diện tích đánh
giá có đặc điểm như sau:
Đá có mau màu xám xanh, xám đen. Thành phần thạch học
gồm bazan tholeit, bazan olivin á kiềm. Đá bị phong hóa dạng
cầu bóc vỏ, tạo thành các khối tảng với kích thước từ (0,3 đến
0,5m3, đôi chỗ xuất hiện các trụ bazan có tiết diện hình lục
lăng với tiết diện từ 0,5÷0,7m2, chiều dài 1,1÷2,0m, cá biệt có
trụ dài đến 3,0m. Mật độ các khối tảng chiếm 43,0÷82,3% thể
tích thân khoáng (trung bình 65,8%); chiều dày thân khoáng
thay đổi từ 2,3÷4,0m, trung bình 3,15m.



Các thông số đặc trưng của thân khoáng khu vực I:


2. Đặc điểm cấu tạo thân khoáng khu vực II
( Kông Yang II)
Đặc điểm thân khoáng:
Thân khoáng là đá bazan có dạng lớp nằm ngang theo bề mặt
địa hình. Diện phân bố bao gồm các thành tạo phun trào bazan
với diện tích đánh giá khoáng sản 3,3ha. Một phần diện tích
này đã được khai thác, nay chỉ còn lại 1,685ha chưa khai thác.
Đặc điểm như sau: Đá có màu xám xanh, xám đen. Thành
phần thạch học gồm bazan tholeit, bazan olivin á kiềm. Đá bị
phong hóa dạng cầu bóc vỏ, tạo thành các khối tảng với kích
thước từ 0,3-0,8m3, đôi chỗ cá biệt có khối tảng có kích thước
>1m3. Mật độ các khối tảng chiếm 72,8÷90,0% thể tích thân

khoáng ( trung bình 79,9%);
Chiều dày thân khoáng thay đổi từ 2,5÷3,1m, trung bình là
2,8m


2. Các thông số đặc trưng của thân khoáng khu vực II:


VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT
CÔNG NGHỆ
Kết quả phân tích các chỉ tiêu các nguyên tố và thành
phần có hại cho thấy đá tại mỏ không chứa các nguyên tố
và khoáng vật thuộc khoáng sản kim loại quý hiếm hoặc
các nguyên tố và thành phần có hại, đáp ứng yêu cầu sử
dụng làm vật liệu xây dựng.
Kết quả nghiên cứu tính chất công nghệ đá như độ bền
uốn, độ cứng vạch bề mặt, độ mài mòn sâu cường độ và
màu sắc đạt yêu cầu làm đá trang lát và đá xây dựng thông
thường


VIII. CÔNG TÁC TÍNH TÀI NGUYÊN
1. Các chỉ tiêu tính tài nguyên
Các chỉ tiêu chất lượng đá được xác định như sau:
- Hàm lượng khoáng vật sulfur: ≤ 1%
- Cường độ kháng nén ≥ 700kG/cm2;
- Hệ số mềm hóa >0,8
- Độ hút nước: ≤ 0,5%;
- Khối lượng thể tích: ≥ 2,56g/cm3;
- Độ bền uốn : ≥ 10 MPa;

- Độ cứng bề mặt vạch : ≥ 6 Mohs;
- Độ chịu mài mòn sâu: ≤ 205mm3.


2. Tính tài nguyên
• Phương pháp tính tài nguyên theo khối địa chất trung bình
chiều dày thân khoáng. Cách tính được thể hiện như sau:
- Đất phủ và đá bán phong hóa ở phần trên thân khoáng được
tính chung là tài nguyên đất phủ.
- Tài nguyên được tính cho đá bazan trụ, bazan khối phục vụ
làm đá trang lát và đá xây dựng thông thường.
- Các bước thực hiện: Để tính tài nguyên đá ốp lát cần tiến hành
theo các bước sau:
+ Bước 1: Tính tổng khối lượng đá bazan trụ, bazan khối vật
liệu xây dựng sau khi đã loại bỏ xen kẹp;
+ Bước 2: Tính tài nguyên đá ốp lát và đá khối theo độ thu hồi
từ tổng tài nguyên đá bazan trụ, bazan khối và đá xây dựng
thông thường.


3. Khoanh nối tính tài nguyên
• Việc khoanh nối thân quặng tính tài nguyên dựa vào
tài liệu thực tế lộ trình khảo sát địa chất, kết hợp với
các công trình hào khống chế thân khoáng chỉ tiêu
tính tài nguyên được khoanh vào ranh giới tính tài
nguyên.


4. Tính tài nguyên



Chi phí và hiệu quả công tác đánh giá khoáng sản
- Khu vực I:
+ Chi phí cho công tác đánh giá khoáng sản là: 206.827.000
đồng
+ Giá thành đánh giá khoáng sản cho 1m3 đá bazan làm
nguyên liệu ốp lát: 3.387đồng/m3.
Khu vực II:
+ Chi phí cho công tác đánh giá tổng hợp là: 154.992.000
đồng
+ Giá thành đánh giá tổng hợp cho 1m3 đá bazan làm nguyên
liệu ốp lát: 5.139,5đồng/m3.
Tổng chi phí thăm dò toàn mỏ là: 361.819.000 đồng


KẾT LUẬN
1. Công tác đánh giá tính tài nguyên khoáng sản còn lại tại
mỏ đã được hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra. Các công
trình đánh giá khoáng sản đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
Mẫu được phân tích tại các Phòng phân tích địa chất có năng
lực và kinh nghiệm đảm bảo độ tin cậy theo quy định.
2. Toàn bộ diện tích đánh giá khoáng sản gồm 2 khu vực thì
đá phân bố tương đối đồng đều, chất lượng đảm bảo theo yêu
cầu làm đá xây dựng
3. Đã xác định được tài nguyên cấp 333 đạt 114.027m 3, trong
đó có khoảng 91.221m3 đá làm nguyên liệu trang lát. Kết quả
đánh giá khoáng sản tạo cơ sở khoa học tin cậy để đầu tư
thăm dò, khai thác và chế biến.



×