Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyen d bo him danh cho s quan qun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.19 KB, 7 trang )

Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý

Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn

Câu hỏi 1: Thế nào là bảo hiểm P&I ?
Câu hỏi 2: Một tàu mua cả bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance) lẫn bảo hiểm trách
nhiệm dân sự (P&I). Hỏi tại sao lại làm vậy?
Câu hỏi 3: Phí bảo hiểm được tính dựa trên cơ sở nào? Thời gian tàu ngừng hoạt
động có được hoàn phí hay không?
Câu hỏi 4: Bảo hiểm P&I bảo vệ cho chủ tàu trước những loại rủi ro nào?
Câu hỏi 5: Nghĩa chung nhất của bảo hiểm là gì?
Câu hỏi 6: Rủi ro là gì? Tổn thất là gì
Câu hỏi 7: Tiền bảo hiểm có tác dụng gì?
Câu hỏi 8: Hoạt động bảo hiểm hàng hải tại VN chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi
luật nào?
Câu hỏi 9: Hình thức bồi thường của bảo hiểm hàng hải là gì?
Câu hỏi 10: Khi mua bảo hiểm thân tàu với mức ¾ trách nhiệm đâm va đồng thời
mua bảo hiểm đâm va tại hội bảo hiểm P&I, người được bảo hiểm sẽ được bảo
hiểm thân tàu tới mức trách nhiệm nào?
Câu hỏi 11: Hai tàu đâm va cùng lỗi thì sẽ bồi thường theo mức nào?
Câu hỏi 12: Bảo hiểm gồm 3 loại chủ yếu nào?
Câu hỏi 13: Một lô hàng chuyên chở bằng đường biển được bảo hiểm với số tiền
100.000 USD. Đến cảng đích, do không có cẩu làm hàng nên tàu phải đậu ngoài
biển. Trong thời gian chờ đợi, tàu bị hỏa hoạn và bị tổn thất 100%. Vậy chủ hàng
được bồi thường bao nhiêu?
Câu hỏi 14: Đưa ra cách tính phí hiện hành phổ biến nhất
Câu hỏi 15: Trong một chuyến hành trình tàu gặp sự cố nghiêm trọng có nguy cơ
làm tổn thất cả tàu lẫn hàng. Trước sự việc này, thuyền trưởng quyết định hy sinh
một số hàng hoác của các chủ hàng để cứu tàu ra khỏi nơi nguy hiểm. Đây là hành
động tổn thất chung. Các tổn thất được tính như sau:
Trị giá tàu trước sự cố 10.000.000 USD


Trị giá hàng trước sự cố 8.000.000 USD
Trị giá tàu lúc về bến : 10.000.000 USD
Trị giá hàng lúc được cứu vãn :5.000.000 USD
Cho biết cách tính phân chia đền bù
Câu hỏi 16: Trong một chuyến hành trình có 4 chủ hảng gửi hàng trên tàu
Tổng giá trị hàng hóa của 4 chủ hàng : 400.000 USD
Trong đó:
Chủ hàng A: 100.000 USD
Chủ hàng B: 150.000 USD
Chủ hàng C : 50 .000 USD
Chủ hàng D: 100.000 USD
Trị giá con tàu của chủ tàu là 1.000.000 USD
Một hàng vải của chủ hàng A bị cháy thiệt hại hàng hóa ước tính là 75.000 USD
Ngọn lửa cháy sang phòng máy làm tàu thiệt hại 25.000 USD

1


Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý

Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn

Để cứu nguy chung cho cả tàu và hàng, thuyền trưởng đã cân nhắc thật kỹ là dùng
nước dập tắt lửa (đây là hành động hy sinh của thuyền trưởng vì thuyền trưởng
biết trước hậu quả của việc dùng nước dập tắt lửa sẽ làm hỏng một số hàng nhưng
vẫn phải làm). Quả nhiên việc dập tắt lửa làm một số hàng hoá của chủ hàng khác
bị hư hỏng. Thiệt hại ước tính là 130.000 USD. Sau khi dập tắt lửa, tàu về cảng an
toàn.
Cho biết cách tính toán phân chia tổn thất nêu trong ví dụ trên
Câu hỏi 17: Trường hợp như trên nhưng sau khi dập tắt ngọn lửa, tàu không thể tự

chạy mà phải thuê tàu khác kéo về cảng. Chi phí cứu hộ là 10.000 USD.
Cho biết cách tính toán phân chia tổn thất ?
Câu hỏi 18: Trong chuyến hành trình, tàu bị đâm va và thủng một lỗ. Do đó nước
tràn vào tàu và có nguy cơ làm ướt hàng hóa. Trước tình hình đó, chủ tàu ra lệnh
phải lấp lỗ thủng bằng bất cứ vật gì có thể. Thủy thủ liền lấp lỗ thủng bằng một số
bao hàng của chủ hàng. Sau đó tàu về đến cảng: chi phí sửa chữa tàu (hàn lỗ
thủng) ước tính 10.000 USD. Tổn thất hàng hóa dùng để lấp lỗ thủng là 40.000
USD. Cho biết cách tính phân bổ tổn thất nêu trên của các thành phần.
Câu hỏi 19: Một tàu đang hành trình trong eo biển, Máy trưởng nghe có tiếng kêu
lạ bất thường quyết định dừng máy. Kiểm tra thấy má khuỷu số 6 bị nứt gãy.
Thuyền trưởng lệnh cho neo tàu và báo cáo hư hỏng cho chủ tàu. Tàu được kéo về
VN sửa chũa.
Qua giám định xác định nguyên nhân: bệ đỡ chính bị biến dạng do uốn nên trục
khuỷu bị uốn gây ra ứng suất mỏi trên má khuỷu dẫn đến gãy trục cơ.
Các chi phí trong vụ sự cố này như sau:
• Chi phí kéo tàu từ Malaysia về Vũng tàu 84,800.00USD
• Các chi phí liên lạc, vận chuyển, đại lý phí, cước Cảng vụ, phí kiểm dịch
của tàu kéo 6.371.800,00VND
Hãy tính số tiền bồi thường cho tàu trên biết rằng
• phí giám định là 18.000.000VND
• Mức khấu trừ theo đơn BH: 30.000.000VND
• Tỷ giá 20.000.00VND/USD
• Chủ tàu giữ hóa đơn tài chính nên giá s/c được cung cấp dưới đây không
bao gồm thuế VAT
TT HẠNG MỤC SỬA CHƯA

S/L

ĐƠN GIÁ


1
2
3
4

1
1
1
1200

700 tr
420 tr
48 tr
40 ng/lit

Trục cơ máy chính
Cấp mới bệ máy
Cấp mới bệ choãi
Thay nhớt máy
2

THÀNH
TIỀN
(1000Đ)
700.000
420.000
48.000
40.000



Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Dầu chạy thử máy
Thuê cầu bến sửa chữa
Cấp điện cho 61 ngày
Lệ phí đăng kiểm sửa chữa
Cấp mới vật tư khác
Cân chỉnh hệ trục và máy
Vật tư phục vụ sửa chữa
Tháo và kiểm tra
Vận chuyển, lắp đặt, vệ sinh
Vệ sinh, đo đạc
Lắp đặt hệ thống liên quan
Tổng cộng

Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn


2000
61

20 ng/lit
1.200 ng

40.000
73.200
4.392
30
2.4
56.65
41.856
31
62.85
15.008
43.
1.608.356

Câu hỏi 20 Cho biết nội dung tái bảo hiểm và lấy ví dụ
Câu hỏi 21: Nêu sự khác nhau giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm
Đáp án:
Câu hỏi 1:
Các chủ tàu mua bảo hiểm P&I để bảo vệ mình trong trường hợp chịu trách nhiệm
đối với bên thứ 3. Bên thứ 3 ở đây là bất kỳ bên nào không phải là Hội hoặc bất kỳ
chủ tàu được bảo hiểm. Bảo hiểm của Hội P&I là bảo hiểm duy nhất trong đó hội
viên vừa là Người bảo hiểm vừa là Người được bảo hiểm.
P& I tức là Protection I ndemnity Insurance.
Protection : là sự phục vụ và giúp đỡ của Hội đối với các hội viên, ví dụ như bảo
lãnh, giải thoát tàu bị bắt giữ, giúp đỡ cho tàu giải quyết tranh chấp với người

khiếu nại
Indemnity: là sự bồi thường của Hội đối với các rủi ro được bảo hiểm.
Câu hỏi 2:
Ví dụ, một con tàu cần có 2 loại bảo hiẻm là BH thân tàu và BH trách nhiẹm dân
sự cho chủ tàu. Theo BH thân tàu thì các công ty bảo hiểm sẽ bồi thường khi có
tổn thất, thiệt hại đối với bản thân con tàu và máy móc thiết bị trên tàu. Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự thì bảo hiểm cho những chi phí chủ tàu phải chi trả cho người
thứ ba khi rủi ro xảy ra thuộc trách nhiệm dân sự.
Một con tàu khi hoạt động thì sẽ liên quan đến nhiều vấn đề như tổn thất thuộc về
trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Ví dụ tàu bị sự cố làm ô nhiễm dầu và chính
quyền địa phương bắt giữ tàu để yêu cầu chủ tàu làm sạch môi trường thì đó thuộc
về BH trách nhiệm dân sự. Các hội P&I hoạt động theo tính chất tương hỗ
(mutual), nghĩa là phi lợi nhuận. Hội gồm các chủ tàu cùng đóng góp phí vào một
quỹ chung để chi trả cho các tổn thất thuộc P&I của các tàu hội viên. Vì thế phí
đóng cho P&I insurance là phí tạm tính ban đầu, sau năm tài chính Ban Giám Đốc
của Hội sẽ tổng kết tổn t hất trong năm cộng với chi phí quản lý và nếu số phí

3


Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý

Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn

đóng còn dư ra sẽ hoàn trả cho các hội viên nhưng nếu thiếu hụt thì các hội viên
phải đóng thêm phí (gọi là additional Call). Bảo hiểm P&I rất phong phú, nó bảo
hiểm trách nhiệm của chủ tào trong quá trình tàu hoạt động từ việc hồi hương
thuyền viên bị ốm, tàu bị bắt giữ bởi chủ hàng do không giải quyết khiếu nại của
chủ hàng đến việc di chuyển xác tàu nếu tàu bị chìm nằm trong luồng lưu thông tại
một địa phương nào đó…

Tại Việt Nam, trước đây việc tham gia BH P&I của các chủ tàu đều thông qua Bảo
Việt, Bảo Minh… và các công ty bảo hiểm tính phí cố định cho các chủ tàu này và
các Công ty bảo hiểm sẽ làm việc với câu lạc bộ P&I để định phí cho các chủ tàu
Việt nam, nếu có additional Call thì các công ty BH chịu chứ không phải các chủ
tàu VN. Trước các công ty BH chỉ tham gia West of England (WOE) nhưng bây
giờ thêm London Steamship, GAC Phí của BH P&I tính theo GRT (trọng tải đăng
ký toàn phần một con tàu và ngày ấn định đóng bảo hiểm hàng năm là 20/2.
Nếu tàu không có BH P&I thì gần như không có cảng nào dám cho tàu cặp bến vì
nếu tàu va đập và làm hư hỏng cầu cảng hoặc làm ô nhiễm dầu hay tàu đắm tại
cảng thì rất khó có ai đứng ra bảo đảm cho việc bồi thường.
Tóm lại, bảo hiểm P&I nhằm mục đích bồi thường cho chủ tàu để giải phóng các
trách nhiệm pháp lý của chủ tàu phát sinh trong quá trình khai thác tàu này.
Câu hỏi 3
Hội P&I tính mức phí thu /1GRT hàng năm cho mỗi loại tàu, chủ tàu.
Về nguyên tắc, mức phí tương hỗ không cố định trước mà phụ thuộc vào tình hình
phát sinh các khoản chi phí bồi thường và chi phí quản lý khác của Hội và được
chia ra phí đóng trước và phí đóng thêm
Phí đóng trước sẽ dựa vào căn cứ:
-loại tàu, tuổi tàu, phạm vị hoạt đọng, mức khấu trừ, trình đọ nghề nghiệp của thùy
thủ đoàn
-kết quả thống kê về tình hình tổn thất của chủ tàu trong nhiều năm
.Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên
với điều kiện không có thuyền viên trên tàu (ngoại trừ số thuyền viên ở trên tàu
bảo quan hay bảo vệ) và tàu không chở hàng hóa , đồng thời chủ tàu gửi thông
báo văn bản cho Bên Bảo Hiểm một tuần trước khi tàu đậu và được Bên BH đ ồng
ý: Bên BH sẽ hoàn trả 90% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này.
Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên
với điều kiện có thuyền viên trên tàu (nhưng không có hàng hóa chở trên tàu),
đồng thời chủ tàu gửi thông báo văn bản cho Bên Bảo Hiểm một tuần trước khi
tàu đậu và được Bên BH đồng ý: Bên BH sẽ hoàn trả 50% phí bảo hiểm cho thời

gian tàu nằm đậu này.
Câu hỏi 4:
Hiện nay khi các tàu tham gia bảo hiểm P&I không nhất thiết phải tham gia bảo
hiểm đối với mọi rủi ro được bảo hiểm theo quy tắc của Hội ban hành. Họ có thể
đàm phán để thu xếp các rủi ro mà họ muốn bảo hiểm, kể cả các mức khấu trừ áp
4


Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý

Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn

dụng cho các r ủi ro mà họ muốn được bảo hiểm đó. Các trách nhiệm từ cá sự cố
sau bảo hiểm P&I thường cung cấp cho các thành viên:
a) Đâm và và các tổn thất không do va chạm: bồi thường cho các hội viên khoản
tiền phải trả cho các thiệt hại là hậu quả của một vụ đâm va giữa thành viên và tàu
của hội khác trong trường hợp trách nhiệm đó không thể bồi thường theo điều
khoản trách nhiệm đâm va (Điều khoản đâm va thuộc đơn bảo hiểm thân tàu chỉ
cho phép hội viên tham gia ¾ trách nhiệm đâm va mà thôi, nhưng hiện nay có
những hội đã chấp nhận mức trách nhiệm 4/4). Nghỉa là có thể bên BH thân tàu
chịu ¾ trách nhiệm bồi thường còn P& I chịu phần còn lại.
Cũng thảo điều khoản đâm va trong đơn bảo hiểm thân tàu thì đâm va với các vật
thể khác sẽ không thuộc đơn bảo hiểm này.
Ngoài ra, bảo hiểm P&I còn bồi thường cho các trách nhiệm bị loại trừ trong BH
thân tàu, đó là
-Chí phí liên quan đến trục vớt, phá hủy, xử lý chướng ngại vật, xác tàu, hàng hóa
-Thiệt hại đối với tài sản của cá nhân hay bất kỳ vật gì ngoài các tàu hay bộ phận
của tàu
-Tổn hại hàng hóa hay tài sản trên tàu hoặc đóng góp tổn thất chu ng, các phí tổn
liên quan đến việc cứu hộ mà chủ tàu của hàng hóa hay tài sản chở trên tàu phải có

nghĩa vụ chi trả.
-Nhân mạng hay bệnh tật
-ô nhiễm, lấm bẩn.
b) Tổn hại với các vật thể nổi và cố định.
Là các trách nhiệm đối với tổn hại gây ra cho cầu cảng, ụ dốc, kè, phao, cáp và vật
thể cố định và di chuyển, các trách nhiệm này bị loại trừ trong đơn bảo hiểm thân
tàu.
c) Khiếu nại cho hàng hóa
than toán cho trách nhiệm, phí tổn và chi phí liên quan đến tổn thất hàng hóa được
chuyên chở (thường là giao thiếu hàng theo Bill, hàng hóa bị ầm mốc, xếp hàng,
chèn lót, thông gió không thích hợp.
Tất nhiên cũng có loại trừ
-Thay đổi tuyến đường dẫn đến việc hội viên không thể viện dẫn các miễn trách
hoặc giảm bớt trách nhiệm.
-Dỡ hàng tại địa điểm khác với hợp đồng chuyên chở
-Quá tải hay vi phạm quy định
-Cấp sai Bill (cấp Bill sạch khi biết hàng hóa đã hư hỏng)
-Buôn lậu
-Chở chất hạt nhân mà không có giao kết nào đặc biệt.
d) Tổn thất tài sản trên tàu, trang thiết bị, container, nhiên liệu (các tài sản này
không phải bộ phận cấu thành nên tàu).
e) Tổn thất nhân mạng
Với thuyền viên thì Hội đền bù cho các thương tật, bệnh, từ vong của tất cả các
thuyền viên này khi đang ở trên tàu hay đang đến tàu hay rời tàu.

5


Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý


Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn

Đối với người khác thì các hoạt động gắn liền với tàu, liên quan đến tàu như công
nhân bốc dỡ, hành khách.
f) Trách nhiệm với thuyền viên
Không chỉ giới hạn trong ốm đau bệnh tật mà còn là thất nghiệp trong trường hợp
tàu tổn thất toàn bộ. Các chi phí hồi hương trong trường hợp tử vong hoặc thuyền
viên đó p hải về với gia đình trong trường hợp vợ, con ốm đau buộc họ phải có
mặt hoặc cha mẹ họ ốm đau (thuyền viên còn độc thân).
g) Đồ đạc cá nhân của thuyền viên.
h) Các khoản tiền phạt:
-dân sự
-bồi thường thiệt hại
Các khoản trên ấn định do tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
Loại trừ các khoản:
-Vi phạm quy định an toàn đi biển
-Giao thiếu hoặc thừa hàng
-Buôn lậu
-Vi phạm xuất nhập cảnh
-Thải, thoát dầu , các chất ô nhiễm.
i) Cứu hộ
j) Cứu nhân mạng
k) Các tổn thất chu ng không thu hồi được.
l) Ô nhiễm
m) Chi phí phải gánh chịu do tuân thủ quy tắc hội, ví dụ cứu hộ một tàu khác cùng
hội, theo chỉ thị của hội làm phát sinh chi phí kể cả tiền phạt vì đi sai hành trình
làm chậm trễ hàng.
Câu hỏi 5:
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo
hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây

ra với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp
phí bảo hiểm.
Do vậy , bản chất của bảo hiểm là sự phân chia rủi ro, tổn thất của một hay
một số người cho cả cộng đồng tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu.
Câu hỏi 6:
-Rủi ro (Risk) là những đe dọa nguy hiểm mà con người không lường trước được,
là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Ví dụ: Tàu mắc cạn,
đắm, cháy, đâm va, chiến tranh, đình công…
-Tổn thất (Loss, Average, Damage) là sự mất mát, hư hại do rủi ro gây nên. Ví dụ:
Tàu bị đắm, hàng bị ướt, tàu đâm phải đá ngầm, hàng bị vỡ…
Câu hỏi 7:
Đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho người được bảo hiểm.
6


Chuyên đề Bảo hiểm dành cho sỹ quan quản lý

Tổng hợp: Nguyễn Văn Sơn

Câu hỏi 8:
Luật Hàng Hải
Câu hỏi 9:
-Trả tiền bồi thường
Câu hỏi 10:
-4/4 trách nhiệm đâm va
Chi tiết hơn xin liên hệ email: hoặc


7




×