Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

THỰC TRẠNG NHIỄM, kết QUẢ điều TRỊ và HIỂU BIẾT của học SINH TIỂU học về GIUN TRUYỀN QUA đất tại 2 xã THUỘC HUYỆN GIA VIỄN NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.09 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC BÍCH

THỰC TRẠNG NHIỄM, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
VÀ HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
VỀ GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI 2 XÃ
THUỘC HUYỆN GIA VIỄN - NINH BÌNH
NĂM 2017
CHUYÊN NGÀNH: KÝ SINH TRÙNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ TRUNG DŨNG
GS.TS NGUYỄN VĂN ĐỀ
HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

3


1.1.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT.....................3

1.1.1. Hình thể.........................................................................................3
1.1.2. Chu kỳ............................................................................................5
1.2.

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT.....................9

1.2.1. Tình hình nhiễm trong cộng đồng.................................................9
1.2.2. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em............................10
1.3.

TÁC HẠI CỦA GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT.............................12

1.3.1. Giun đũa......................................................................................12
1.3.2. Giun móc/mỏ...............................................................................13
1.3.3. Giun tóc.......................................................................................14
1.4. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH DO GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT..............................................................................14
1.4.1. Chẩn đoán...................................................................................14
1.4.2. Điều trị........................................................................................15
1.4.3. Phòng bệnh..................................................................................16
1.5.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ GIUN TRUYỀN QUA
ĐẤT............................................................................................17

1.5.1. Trên thế giới....................................................................................17

1.5.2. Việt Nam..........................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

21

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................21

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................21


2.1.3. Phương pháp chọn mẫu..............................................................21
2.2.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................21

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................21
2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................22
2.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................22

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................22
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.....................................................................22
2.3.3. Các kỹ thuật xét nghiệm được tiến hành trong nghiên cứu.........23
2.3.4. Biến số chỉ số nghiên cứu............................................................23
2.3.5. Dụng cụ hóa chất dùng trong nghiên cứu...................................25
2.3.6. Các bước tiến hành.....................................................................26
2.3.7. Công cụ đánh giá........................................................................27

2.4.

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.............................................27

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ..........................................................28
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU......................28

3.1.1. Đặc điểm về giới..............................................................................28
3.1.2. Đặc điểm về tuổi..............................................................................28
3.2.

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU......29

3.2.1. Tình trạng nhiễm.............................................................................29
3.2.2. Tình trạng nhiễm theo giới..............................................................29
3.2.3. Tình trạng nhiễm theo lớp...............................................................30
3.2.4. Cường độ nhiễm giun của nhóm nghiên cứu..................................30
3.3.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 21 NGÀY...........................................32

3.4.

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH DO GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT..................................................................33

3.4.1. Kiến thức về bệnh do giun truyền qua đất......................................33
3.4.2. Thái độ về bệnh do giun truyền qua đất..........................................33



3.4.3. Thực hành về bệnh do giun truyền qua đất.....................................33
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.....................................................34
4.1.

TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT....................34

4.2.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT.......................34

4.3.

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH DO GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT……………………………………………37

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..............................................................................35
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN........................................................................36
DỰ TRÙ KINH PHÍ..................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ELISA
IFA
EPG
ĐT

WHO

Enzym – linked immune sorbent assay
(Phản ứng miễn dịch gắn men)
Indirect inmmuno fluorescent assay
(Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp)
Eggs per gram
(Số trứng trên 1 gam)
Điều trị
World health organization
(Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình thể giun trưởng thành và trứng giun đũa..................................3
Hình 1.2: Hình thể bao miệng giun mỏ và trứng giun móc/mỏ........................4
Hình 1.3: Hình thể giun trưởng thành và trứng giun tóc...................................5
Hình 1.4: Chu kỳ của giun đũa..........................................................................6
Hình 1.5: Chu kỳ của giun móc/mỏ..................................................................7
Hình 1.6: Chu kỳ của giun tóc...........................................................................8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố giới tính của nhóm nghiên cứu.........................................28
Bảng 3.2: Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu.................................................28
Bảng 3.3: Tỷ lệ nhiễm giun ở 2 trường...........................................................29
Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm theo giới......................................................................29
Bảng 3.5: Tỷ lệ nhiễm theo lớp.......................................................................30
Bảng 3.6: Cường độ nhiễm chung trong 2 trường..........................................30
Bảng 3.7: Cường độ nhiễm phân theo mức độ nhiễm.....................................31

Bảng 3.8: Cường độ nhiễm giun từng trường phân theo mức độ nhiễm.........31
Bảng 3.9: Kết quả điều trị sau 21 ngày...........................................................32
Bảng 3.10: Hiệu quả giảm cường độ nhiễm sau điều trị 21 ngày...................32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, mặc dù kinh tế đang ngày càng phát triển, điều kiện vệ sinh môi
trường và chăm sóc y tế được từng bước cải thiện, tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm ký
sinh trùng nhất là nhiễm giun truyền qua đất vẫn ở mức cao, đặc biệt là các
nước đang phát triển và các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thống kê của Tổ
chức y tế thế giới có hơn 1,5 tỉ người tương đương với 24% dân số thế giới bị
nhiễm giun truyền qua đất, bệnh phân bố rộng khắp nhưng tập trung cao hơn
ở vùng cận sa mạc Sahara, châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ước tính
năm 2016 có tới 102 nước với 268,8 triệu trẻ trước tuổi đi học, 571,4 triệu
học sinh và 250 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được hóa dự phòng
nhiễm giun truyền qua đất trên toàn thế giới[1].
Việt Nam là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa
nhiều, là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của giun truyền qua đất. Bên
cạnh đó, vệ sinh môi trường kém, điều kiện y tế còn nhiều hạn chế, nhất là ở
vùng quê, vùng sâu vùng xa cùng với thói quen sử dụng phân tươi trong trồng
trọt, chăn nuôi cũng là những yếu tố làm cho tỷ lệ nhiễm giun sán ở nước ta
còn ở mức cao. Trẻ em là lứa tuổi nhận thức chưa được đầy đủ, thói quen sinh
hoạt chưa hợp vệ sinh, do đó là lứa tuổi cảm nhiễm và dễ mắc các bệnh do
giun truyền qua đất nhất. Theo số liệu điều tra từ năm 2011- 2016 của Viện
Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, tỷ lệ nhiễm chung bệnh giun
truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại miền Bắc là 12,3%, miền Trung-Tây
Nguyên là 18,6% và miền Nam là 6,16%, toàn quốc là 12,3%. Một số tỉnh có

tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học cao như: Hà Giang vẫn là
86% (2013); Đăk Lăk 25,0%, Phú Thọ 24,8%, Quảng Ninh 20,31%, Trà Vinh


2

18,08%, Ninh Bình 17,46%, Thanh Hóa 18,3, Bình Thuận 17,25%. Tỷ lệ
nhiễm chung bệnh giun truyền qua đất ở trẻ 12-60 tháng tuổi tại miền Bắc
14,1%, miền Trung-Tây Nguyên 7,2%, miền Nam là 2,2%[2].
Tác hại gây bệnh chủ yếu của các loài giun truyền qua đất là chiếm sinh
chất và hút máu vật chủ, chúng còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, giảm khả
năng hấp thu dinh dưỡng đường ruột và nhiều biến chứng khác. Nhiễm các
loài giun này do đó cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, tinh
thần của trẻ.
Ở Ninh Bình, đặc biệt là huyện Gia Viễn, là vùng đồng bằng chiêm
trũng, canh tác nông nghiệp là chủ yếu và vẫn tồn tại thói quen sử dụng phân
tươi, đây là những điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh giun truyền qua đất
phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tình trạng nhiễm giun truyền qua đất
và kiến thức hiểu biết về bệnh do giun truyền qua đất ở người dân và trẻ em
nơi đây còn rất hạn chế. Do đó, để đóng góp cơ sở cho việc nghiên cứu tình
hình nhiễm giun truyền qua đất cả nước, góp phần thúc đẩy công tác phòng
chống giun sán đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng
nhiễm, kết quả điều trị và hiểu biết của học sinh tiểu học về giun truyền
qua đất tại 2 xã thuộc huyện Gia Viễn - Ninh Bình năm 2017” với mục
tiêu:
1. Xác định thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại 2
xã thuộc huyện Gia Viễn – Ninh Bình năm 2017.
2. Đánh giá kết quả điều trị giun truyền qua đất bằng Mebendazole trên
nhóm học sinh nghiên cứu năm 2017.
3. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh do giun truyền qua đất

của nhóm học sinh nghiên cứu năm 2017.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT
1.1.1. Hình thể
1.1.1.1. Giun đũa
Giun đũa có kích thước lớn, hình trụ tròn, hai đầu vót nhọn, màu trắng
hồng như sữa. Đầu có 3 môi xếp cân đối, gồm một môi lưng và hai môi bụng,
trong môi là tủy môi, bao bọc các môi là tầng kytin trong. Đuôi giun nhọn,
gần cuối đuôi về phía bụng có lỗ hậu môn[3].
Giun đũa đực kích thước nhỏ với 15 – 30 cm chiều dài và 2 – 4 mm chiều
dày, đuôi cong về phía bụng, cuối đuôi có 2 gai sinh dục bằng nhau. Giun đũa
cái kích thước lớn 20 – 40 cm chiều dài và dày 3 – 6 mm, đuôi thẳng. Ống sinh
dục một giun cái trưởng thành có thể chứa tới 27 triệu trứng [4].
Giun cái đẻ trứng, trứng chưa được thụ tinh gồm một lớp vỏ mỏng bao
bọc bên ngoài khối nguyên sinh chất, có nhiều hình dạng khác nhau, kích
thước thay đổi từ 38 – 45 µm đến 85 – 95 µm [4]. Trứng đã được thụ tinh
hình bầu dục, kích thước 40 – 75 µm, có 3 lớp vỏ dày bao bọc, ngoài cùng là
vỏ albumin xù xì, thường bắt màu vàng, ở giữa là vỏ kytin. Lớp vỏ albumin
xù xì là một trong những đặc điểm chính giúp xác định trứng giun khi làm xét
nghiệm [3-4].

Hình 0.1: Hình thể giun trưởng thành và trứng giun đũa [5]


4


1.1.1.2. Giun móc/mỏ
 Giun móc[3-4]:
Giun trưởng thành có màu hồng nhạt hoặc trắng xám hoặc màu hung đỏ
đến nâu đen tùy thuộc vào số lượng máu và sự biến đổi màu máu trong ruột
giun. Cơ thể cong hình chữ C. Trong bao miệng có hai đôi răng hình móc sắp
xếp cân đối ở bờ trên miệng, bờ dưới miệng là các bao cứng giúp giun ngoạn
chặt vào niêm mạc để hút máu.
Giun đực kích thước 8 – 11 mm, có đuôi xòe như chân vịt với gân cứng
chia ba nhánh. Bộ phận sinh dục gồm một tinh hoàn, ống dẫn tinh và hai gai
sinh dục dài. Giun cái kích thước 10 – 13 mm, đuôi nhọn. Bộ phận sinh dục
cái gồm hai buồng trứng và hai ống dẫn trứng đổ vào lỗ sinh dục.
Trứng giun móc hình bầu dục hoặc elip, kích thước 60 x 40 µm, bao
quanh bởi lớp vỏ hyaline mỏng, nhẵn, trong suốt. Giun cái đẻ trứng trong ruột
người. Trứng ra ngoài theo phân đã có 4 – 8 phôi bào.
 Giun mỏ[3]:
Giun mỏ trưởng thành có nhiều điểm tương đồng về hình thể, chỉ khác
nhau một số điểm. Giun nhỏ và ngắn hơn giun móc, cơ thể cong hình chữ S.
Bao miệng không chứa răng hình móc mà hai đôi răng có hình bán nguyệt.
Đuôi giun mỏ đực có gân chia hai nhánh thay vì ba nhánh như giun móc.
Trứng giun mỏ và trứng giun móc giống nhau về hình thể.

Hình 0.2: Hình thể bao miệng giun mỏ và trứng giun móc/mỏ[5]


5

1.1.1.3. Giun tóc
Giun tóc có màu trắng sữa hoặc hồng nhạt, hình thể đặc biệt, giống
hình chiếc roi với cơ thể chia hai phần: phần đầu nhỏ và dài chiếm 3/5 chiều

dài cơ thể, phần thân ngắn và to chiếm 2/5[4].
Giun đực dài 30 – 45 mm, đuôi nhọn, cong về phía thân, cuối đuôi có
một gai sinh dục. Giun cái dài 40 – 50 mm, đuôi thẳng và tròn. Bộ phận sinh
dục cái chỉ gồm một buồng trứng, tử cung chứa đầy trứng chiếm gần hết nửa
thân sau[4].
Trứng giun hình thon dài, giống như quả cau bổ dọc, kích thước 25 x
50 μm. Vỏ trứng dày, nhẵn, có ba lớp với lớp ngoài cùng màu nâu vàng do bị
nhuộm màu của sắc tố mật. Hai đầu có hai nút trong[6].

Hình 0.3: Hình thể giun trưởng thành và trứng giun tóc[5]
1.1.2. Chu kỳ
1.1.2.1. Giun đũa
Chu kỳ của giun đũa chỉ gồm một vật chủ duy nhất, không có vật chủ
trung gian[3-4-7]:
Giun đũa sống trong ruột non của người. Giun đực và giun cái trưởng
thành giao hợp và đẻ trứng. Trứng ra ngoại cảnh theo phân, sự phát triển của
trứng phụ thuộc vào điều kiện môi trường bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, oxy và
ánh nắng mặt trời. Đất sét ẩm, dưới bóng râm với nhiệt độ 20 – 300C là điều


6

kiện tối ưu cho sự phát triển trứng. Thông thường, sau 10 – 40 ngày trứng
phát triển thành trứng có ấu trừng có khả năng gây nhiễm.
Người ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng do sử dụng thức ăn nhiếm
bẩn chưa được nấu chín hoặc dùng tay bẩn chế biến thức ăn. Khi vào dạ dày,
nhờ sức co bớp và dịch vị dạ dày ấu trùng thoát vỏ và chui qua các mao mạch
ruột, vào tĩnh mạch mạc treo và đến gan. Ấu trùng đi qua gan 3 – 4 ngày sau
đó theo tĩnh mạch trên gan vào tĩnh mạch chủ dưới và đến tim phải, từ tim
phải ấu trùng di chuyển đến phổi theo động mạch phổi sau khoảng 4 ngày.

Sau quá trình phát triển 10 – 15 ngày ở phổi, ấu trùng xuyên qua phế nang
vào đường dẫn khí và di chuyển đến hầu họng, từ đó người nuốt ấu trùng
xuống ruột và ấu trùng sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non sau 6
– 12 tuần.
Đời sống của giun đũa ngắn, kéo dài 12 – 20 tháng.

Hình 0.4: Chu kỳ của giun đũa[4]
1.1.2.2. Giun móc/mỏ
Chu kỳ giun móc và giun mỏ giống nhau, là kiểu chu kỳ đơn giản [3-4]:


7

Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng người. Giun đực và cái trưởng thành
giao hợp và đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh, trứng cần
điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, oxy, bóng râm để phát triển thành ấu trùng. Ở
nhiệt độ 25 – 350C, trứng sẽ nở thành ấu trùng giai đoạn I sau 24h. Ấu trùng I
dinh dưỡng bằng các vi khuẩn và hữu cơ trong đất, phát triển tăng lên về kích
thước, biến đổi hai lần vào ngày thứ 3 và ngày thứ 5 để tạo thành ấu trùng III.
Ấu trùng III không tự dưỡng mà sống tự do để chờ vật chủ thích hợp.
Khi người tiếp xúc với đất hoặc thực vật có ấu trùng III, ấu trùng chủ
động xâm nhập vào da và mô dưới da. Sau khi xâm nhập vào da, ấu trùng
theo tĩnh mạch về tim phải, sau đó tới phổi qua động mạch phổi. Tại phổi, ấu
trùng phát triển hoàn thiện thành ấu trùng IV, V. Ấu trùng V di chuyển từ phế
nang qua đường dẫn khí đến vùng hầu họng và được nuốt xuống ruột. Thời
gian từ khi ấu trùng xâm nhập đến khi thành con trưởng thành trong cơ thể
người mất 6 tuần.
Đời sống của giun móc kéo dài 2 – 7 năm, giun mỏ 4 – 20 năm.

Hình 0.5: Chu kỳ của giun móc/mỏ[4]



8

1.1.2.3. Giun tóc
Chu kỳ giun tóc là chu kỳ đơn giản, vật chủ chính là người [3-4]:
Giun tóc ký sinh ở ruột già, chủ yếu là phần manh tràng. Giun đực và
cái trưởng thành giao hợp và đẻ trứng trong ruột, trứng theo phân ra ngoại
cảnh và phát triển phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, oxy ở ngoại cảnh.
Ở điều kiện tối ưu là 24 – 250C, độ ẩm trên 80%, có oxy và ít ánh nắng mặt
trời trứng phát triển hoàn thiện có ấu trùng bên trong và có khả năng lây
nhiễm sau 3 – 4 tuần. Ở nhiệt độ thấp, trứng phát triển chậm, có thể kéo dài
trên 3 tháng.
Người bị nhiễm giun tóc do nuốt phải trứng có ấu trùng trong thức ăn
hoặc nước uống. Sau khi vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ nhờ co bóp và dịch vị
dạ dày. Sau khi thoát vỏ, ấu trùng không có quá trình chu du như giun đũa mà
di chuyển thẳng tới manh tràng và phát triển thành giun trưởng thành sau 2 –
3 tháng. Trứng giun tóc bắt đầu xuất hiện trong phân sau khoảng 3 tháng kể từ
khi ăn phải trứng có ấu trùng.
Tuổi thọ của giun tóc trung bình khoảng 5 – 10 năm.

Hình 0.6: Chu kỳ của giun tóc[4]


9

1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT
1.2.1. Tình hình nhiễm trong cộng đồng
1.2.1.1. Trên thế giới
Giun đũa là loài giun đường ruột phổ biến nhất trên thế giới, thống kê

trên toàn thế giới có khoảng một tỷ người đang nhiễm và chịu các tác động
khác nhau của loại giun này. Với giun móc/mỏ, ước tính trên thế giới có
khoảng 25% dân số bị nhiễm hai loài giun này và mặc dù đã được kiểm soát ở
các nước phát triển, giun móc/mỏ vẫn ảnh hưởng đến 900 triệu người, gây
thiệt hại khoảng 9 triệu lít máu tổng thể mỗi ngày. Bệnh do giun tóc cũng
phân bố rộng khắp trên toàn thế giới, với khoảng 800 triệu người ước tính bị
nhiễm.
Bệnh giun truyền qua đất thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đặc
biệt là vùng kinh tế kém phát triển, vệ sinh môi trường và hiểu biết về việc sử
dụng phân tươi còn kém[3]. Trong đó, giun móc(Ancylostoma duodenale) phổ
biến dọc theo Địa Trung Hải, bờ biển châu Âu và châu Phi, miền bắc Ấn Độ,
Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi giun mỏ(Necator americanus) phổ biến ở
Bắc và Nam Mỹ, trung Ấn, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Hiện
nay, do du cư và du lịch ngày càng tăng, sự phân bố của giun mó và giun mỏ
ngày càng được mở rộng. Ở Đông Nam Á, ngoài hai loài thường gặp, còn
thấy loài Ancylostoma ceylanicum ký sinh ở người[4-7].
Ở các nước Châu Phi, do điều kiện sống thấp, vệ sinh môi trường kém,
kinh tế kém phát triển cùng với khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho
giun phát triển, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất thường cao. Tỷ lệ nhiễm giun
đũa, giun móc/mỏ, giun tóc ở một số vùng thuộc Nigeria lần lượt lên tới
76,2%, 30,1% và 53,3%[8-9].
Các nước Châu Á: tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất còn cao ở một số
nước như Pakistan với 45,5% nhiễm giun đũa và 3,5% nhiễm giun móc/mỏ


10

hay Nhật Bản với 49,9% - 63,4% nhiễm giun đũa[10-11]. Tại Đông Nam Á là
vùng kinh tế còn chưa phát triển mạnh, vệ sinh môi trường kém, tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất còn ở mức cao. Trong một nghiên cứu tại Philippines thấy

tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ lần lượt là 36,5%, 61,8% và
28,4%[12]. Nghiên cứu khác tại Malaysia cho kết quả tỷ lệ nhiễm ba loài giun
trên lần lượt là 43,3%, 9,5% và 13,1%[13].
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, trong đó lứa tuổi
có tỷ lệ nhiễm cao nhất là trẻ em (3 – 15 tuổi), các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ
nhiễm cao hơn các tỉnh phía Nam, nông thôn nhiễm nhiều hơn thành thị[6].
Đối với giun móc/mỏ, tỷ lệ nhiễm phân vùng theo điều kiện thổ
nhưỡng, vùng cao hay sông nước, nghề nghiệp[6]. Nghiên cứu trên 2020 đối
tượng tại Ninh Thuận cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở vùng miền núi cao
hơn ở đồng bằng và ven biển. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở đồng
bằng là 16,2% và ven biển là 12,4% so với ở miền núi là 22,1%[14].
Tỷ lệ nhiễm giun tóc chung của một số tỉnh miền Bắc tới 52%, trong
khi các tỉnh miền Nam chỉ 3 – 5%. Lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất là học
sinh tiểu học[6].
1.2.2. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em
1.2.2.1. Trên thế giới
Bệnh do giun truyền qua đất phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em
thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn do bàn tay nhiễm bẩn và
thói quen mút tay[7].
Tại Ethiopia, là một nước Đông Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
chậm phát triển, khả năng chăm sóc y tế và vệ sinh môi trường còn yếu,
nghiên cứu năm 2016 thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở trẻ em còn cao, tỷ lệ
nhiễm ở trẻ 5 – 10 tuổi là 50% và trẻ 11- 15 tuổi là 45,1%[15]. Đối với giun


11

đũa, nghiên cứu năm 2017 trên nhóm trẻ dưới 5 tuổi thấy tỷ lệ nhiễm giun
đũa, giun tóc lần lượt ở mức 10,8% và 1,4%[16]. Trên nhóm trẻ 6 – 10 tuổi ở

Niregia nghiên cứu năm 2017 cho kết quả tỷ lệ nhiễm giun đũa là 34%, giun
tóc là 32% và giun móc/mỏ là 1%[9].
Ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở
trẻ em tại một số nước còn khá cao. Ở Ấn Độ, tỷ lệ trẻ học đường nhiễm giun
đũa là 51,9%, giun móc/mỏ là 41,8% và giun tóc là 4,7%[17]. Trẻ 1 - 5 tuổi ở
Srilanka, tỷ lệ nhiễm giun đũa là 9,7%[18]. Ở Manufahi Timor – Leste tỷ lệ
trẻ em nhiễm giun đũa là 30% và giun móc/mỏ là 55,3%[19].
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Ở miền Bắc và miền Trung, nghiên cứu từ năm 1996 trên trẻ 7 – 12 tuổi
tại Hà Tây cho thấy tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ rất cao, tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun
tóc, giun móc/mỏ lần lượt là 78,9%, 44,3% và 30,2%[20]. Đến năm 2007,
nghiên cứu khác tại Hà Tây trên trẻ dưới 14 tuổi cho kết quả tỷ lệ nhiễm giun
đã giảm nhiều, chỉ 8% trẻ có nhiễm giun đũa, 27% nhiễm giun móc và 7%
nhiễm giun móc/mỏ[21]. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi tỷ lệ nhiễm giun
truyền qua đất nói chung vẫn còn ở mức rất cao. Cụ thể, năm 2004 nghiên cứu
trên học sinh tiểu học ở một xã miền núi của Thanh Hóa thấy tỷ lệ nhiễm giun
đũa là 46,3%, giun tóc là 73,4%, giun móc/mỏ là 39,5%[22]. Sang năm 2011,
hai nghiên cứu được tiến hành ở Lào Cai và Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ nhiễm
giun đũa ở hai tỉnh này 41,4% và 51,2%, tỷ lệ nhiễm giun tóc là 38,8% và
21,4%, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 9,8% và 35,2%[23-24]. Đến năm 2015, tỷ
lệ nhiễm giun ở vùng núi cũng có xu hướng giảm thể hiện qua nghiên cứu ở
Điện Biên và Yên Bái thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ giảm
xuống còn 21,2%, 5,5% và 0,4%[25].
Ở miền Nam, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất thấp hơn so với miền
Bắc. Nghiên cứu năm 2005 ở Kiên Giang trên trẻ 6 – 11 tuổi chỉ có 3,1%


12

nhiễm giun đũa, 6,4% nhiễm giun tóc và 1,9% nhiễm giun móc/mỏ[26]. Năm

2012, nghiên cứu khác tại Ninh Thuận ở trẻ 9 – 15 tuổi cũng cho thấy tỷ lệ
nhiễm thấp với giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ lần lượt là 22,1%, 0,5% và
16,6% hay nghiên cứu tại Khánh Hòa trên đối tượng học sinh tiểu học trong
cùng năm cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm ba loài giun này lần lượt là 15,1%, 0% và
12,9%[14-27].
1.2.2.3. Ở Ninh Bình
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng tại Việt
Nam giai đoạn 2011-2016 của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung
ương cho thấy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học nói
chung ở Ninh Bình là 17,46%, trong đó hai huyện có tỷ lệ nhiễm cao nhất là
Nho Quan (41,18%) và Gia Viễn (26%). Về thành phần loài, tỷ lệ nhiễm cao
nhất là giun tóc (14,29%) và đứng thứ hai là giun đũa (5,16%)[2].
1.3. TÁC HẠI CỦA GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT
1.3.1. Giun đũa
Trường hợp nhiễm ít (5 – 10 con), bệnh nhân thường không có triệu
chứng gì[7].
Trường hợp nhiễm nhiều (> 10 con), các triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng có thể xảy ra do cả ấu trùng và giun trưởng thành[3-4]:
Ấu trùng giun đũa có thể gây ra các phản ứng dị ứng trong quá trình
chu du, biểu hiện bằng tăng bạch cầu ái toan và đại thực bào trong máu. Viêm
phổi do ấu trùng (hội chứng Loefler) có thể xảy ra với các triệu chứng: sốt
nhẹ, ho khan, thở khò khè, nổi mề đay, bạch cầu ái toan tăng cao, nhiều nốt
thâm nhiễm rải rác trên phim chụp X - quang… Các triệu chứng trên sẽ hết
sau 1 – 2 tuần, khi ấu trùng di chuyển lên vùng hầu họng.


13

Giun đũa trưởng thành gây ra triệu chứng lâm sàng do chiếm sinh chất,
rối loạn hấp thu và tắc nghẽn cơ học[4]:

Khả năng chiếm sinh chất và gây rối loạn hấp thu: giun đũa là loài giun
lớn, thường ký sinh với số lượng lớn trong ruột non người, do đó vấn đề dinh
dưỡng là tồn tại hàng đầu. Trong các trường hợp mổ tắc ruột do giun, số
lượng giun có thể lên tới 500 – 1000 con, lượng giun lớn chiếm một phần
diện tích đường ruột gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Bên
cạnh đó, giun đũa dinh dưỡng bằng protein, vitamin A, vitamin D đã được
tiêu hóa của người, góp phần gây thiếu vitamin và suy dinh dưỡng protein
năng lượng.
Tắc cơ học: khi pH ruột bị rối loạn và trở nên acid, giun bị kích động
xoắn vào nhau và thường di chuyển tìm môi trường pH thích hợp. Số lượng
giun lớn khi xoắn vào nhau gây ra tắc, giãn ruột, viêm ruột thừa, thậm chí
thủng ruột, viêm phúc mạc. Giun chui vào đường mật, ống mật, ống tụy gây
ra viêm, tắc ống mật, ống tụy. Giun lạc chỗ lên gan gây áp xe gan, lên phổi
gây tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, áp xe phổi hoặc lên thực quản, miệng,
mũi gây viêm loét.
1.3.2. Giun móc/mỏ
 Do ấu trùng[4]:
Ấu trùng giun móc/mỏ khi qua da gây ngứa ngáy, mẩn đỏ tại vị trí xâm
nhập. Các triệu chứng xuất hiện và mất nhanh sau 1 – 2 ngày, trừ trường hợp
bội nhiễm gây viêm, lở loét da, tổn thương có thể kéo dài 2 – 4 tuần. Thường
gặp do giun mỏ nhiều hơn giun móc và biểu hiện triệu chứng ở các trường
hợp do giun móc động vật rõ hơn do giun móc người.
Hiếm gặp các triệu chứng ở hô hấp khi ấu trùng xuyên qua mao mạch
phổi vào các phế nang, biểu hiện như một viêm phế quản.


14

 Do giun trưởng thành[4-7]:
Giun móc/mỏ trưởng thành ký sinh ở tá tràng của người và dinh dưỡng

bằng cách hút máu, phương thức hút máu rất lãng phí nên nhanh chóng gây ra
tình trạng thiếu máu cục bộ cho người. Ước tính một giun móc hút 0,2 – 0,34
ml máu/ngày, một giun mỏ hút 0,03 – 0,05 ml máu/ngày. Biểu hiện thiếu máu
thiếu sắt có thể gặp từ nhẹ đến nặng bao gồm: khó thở khi gắng sức, nhịp
nhanh, chóng mặt, khô tóc, móng mủn dễ gãy. Nhiễm lượng lớn giun móc/mỏ
có thể gây suy tim do thiếu máu.
Các triệu chứng tiêu hóa có thể gặp gồm: đau thượng vị, nôn, chậm tiêu
hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen do viêm, loét chảy máu ở tá tràng.
1.3.3. Giun tóc
Nhiễm giun tóc thường không có triệu chứng. Một giun tóc trung bình
chỉ hút 0,005 ml/ngày, do đó thiếu máu, suy dinh dưỡng chỉ xảy ra khi nhiễm
giun số lượng lớn[4].
Tại chỗ ở niêm mạc ruột, giun tóc gây tổn thương niêm mạc, hình thành
các đám loét lớn ở niêm mạc đại tràng. Các tổn thương kích thích ở trực tràng
gây triệu chứng giống lị: đau bụng vùng đại tràng, đại tiện nhiều lần trong
ngày, phân ít và có chất nhầy lẫn ít máu. Ở trẻ nhỏ, cảm giác mót rặn và đại
tiện nhiều lần có thể gây sa trực tràng. Tổn thương niêm mạc do giun tóc cũng
gây ra nhiều nhiễm trùng thứ phát bởi amip, vi khuẩn… Ngoài ra, nhiều giun
cùng lúc di chuyển vào ruột thừa còn có thể gây tắc, viêm ruột thừa cấp[4-6].
1.4. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH DO GIUN
TRUYỀN QUA ĐẤT
1.4.1. Chẩn đoán
Bệnh do giun truyền qua đất thường không có triệu chứng đặc hiệu,
chẩn đoán cần dựa vào xét nghiệm phân trực tiếp thấy hình ảnh trứng trong


15

phân. Trường hợp nhiễm giun số lượng ít có thể kết hợp phương pháp tập
trung trứng Willis. Tuy nhiên xét nghiệm phân chỉ mang tính chất định tính,

để định lượng mức độ trứng giun trong phân cần sử dụng kĩ thuật Kato –
Katz[3-4].
Định lượng mức độ nhiễm bằng kĩ thuật Kato – Katz[28]:
Giun đũa
Giun tóc
Giun móc/mỏ

Nhiễm nhẹ
1 – 4999 epg
1 – 999 epg
1 – 1999 epg

Nhiễm vừa
5000 – 49999 epg
1000 – 9999 epg
2000 – 3999 epg

Nhiễm nặng
≥ 50000 epg
≥ 10000 epg
≥ 4000 epg

Xét nghiệm huyết thanh học dựa vào sự xuất hiện của kháng thể giun
đũa trong máu, có thể sử dụng các phương pháp: miễn dịch gắn men(ELISA),
miễn dịch huỳnh quang(IFA)… Xét nghiệm gián tiếp thường được dùng để
chẩn đoán bệnh do ấu trùng gây ra[4].
Trường hợp hội chứng Loffler do ấu trùng giun đũa chu du chẩn đoán
bằng chụp X – quang phổi thấy hình ảnh thâm nhiễm rải rác hai bên phổi. Tắc
ruột do giun chẩn đoán bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, siêu âm
thấy hình ảnh búi giun trong lòng ruột[4].

Chẩn đoán gián tiếp giun móc/mỏ bằng tổng phân tích tế bào máu[4]:
 Thiếu máu, thể hiện bằng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố.
 Tăng bạch cầu ái toan.
1.4.2. Điều trị
Điều trị bệnh do giun cần kết hợp sử dụng thuốc loại bỏ giun với điều
trị triệu chứng, biến chứng[4]:


16

1.4.2.1. Điều trị loại bỏ giun
Các nhóm thuốc thường dùng:
 Pyrantel pamoate: 10mg/kg cân nặng liều duy nhất, tối đa 1g. Thuốc sử
dụng được cho phụ nữ có thai.
 Mebendazol: 500mg liều duy nhất.
 Albendazol: 400mg liều duy nhất.
Với trẻ em từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi:
 Mebendazol: 500mg liều duy nhất.
 Albendazol: 200mg liều duy nhất.
1.4.2.2. Điều trị triệu chứng
 Can thiệp phẫu thuật hoặc nội soi với các trường hợp tắc ống mật, ống
tụy, tắc ruột thủng ruột viêm phúc mạc do giun.
 Điều trị thiếu máu:
o Bổ sung sắt.
o Truyền máu cho các trường hợp thiếu máu nặng, huyết sắc tố
giảm nhiều.
1.4.3. Phòng bệnh
Phòng chống giun truyền qua đất cần kết hợp nhiều biện
pháp[6]:
 Cải thiện vệ sinh, giải quyết đường lây nhiễm:

 Cung cấp nước sạch, vệ sinh ăn uống, thực hành ăn chín uống sôi.
 Quản lý và xử lý phân: xây dựng đủ hố xí đảm bảo vệ sinh an toàn,
không sử dụng phân tươi trong trồng trọt và chăn nuôi.
 Đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
 Giáo dục sức khỏe: phổ cập kiến thức về tác hại của giun và cách
phòng chống các bệnh giun tới từng người dân, nâng cao ý thức về vệ
sinh và phòng chống bệnh do giun.
 Xã hội hóa công tác phòng chống, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng.


17

1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ GIUN TRUYỀN QUA
ĐẤT
1.5.1. Trên thế giới
Để đánh giá kết quả điều trị bệnh do giun truyền qua đất, các nghiên
cứu đã được tiến hành từ rất sớm, ở nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều loại
thuốc điều trị khác nhau.
Từ năm 1981, đã có nghiên cứu so sánh kết quả điều trị bằng
mebendazole liều duy nhất 300mg và liều 200mg 3 ngày liên tiếp cho bệnh
nhân nhiễm giun móc/mỏ tại Ai Cập. Theo kết quả từ nghiên cứu này, chỉ 8%
bệnh nhân nhiễm giun móc/mỏ được điều trị khỏi bằng mebendazole liều duy
nhất 300mg, trong khi sử dụng liều 200mg 3 ngày liên tiếp điều trị khỏi tới
64% bệnh nhân[29]. Năm 2003 tại Zanzibar, một nghiên cứu khác tiến hành
trên 904 học sinh lớp 5 cho thấy khi điều trị bằng mebendazole liều duy nhất
500mg, tỷ lệ sạch trứng với nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ lần lượt
là 96,5%, 22,9% và 7,6% sau 21 ngày. Tuy nhiên, khi điều trị bằng
mebendazol 500mg kết hợp với levamisole liều 40mg hoặc 80mg, tỷ lệ này
tăng lên đáng kể, ở mức 98,5% với giun đũa và 26,1% với giun móc/mỏ[30].
Tại Kenya, năm 1992, nghiên cứu của Lani S. Stephenson và cộng sự

trên học sinh cấp II cho thấy sử dụng albendazole 600mg liều duy nhất làm
giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất sau 3 tháng. Cụ thể, tỷ lệ dương
tính với trứng giảm từ 85% xuống còn 38% với giun móc/mỏ, từ 35% giảm
xuống còn 6% với trứng giun đũa[31]. Năm 1994 tại Kenya, khi nghiên cứu
về kết quả điều trị với albendazole 400mg liều duy nhất trên nhóm trẻ > 5
tuổi, Elizabeth J. Adams và cộng sự cũng thấy tỷ lệ giảm trứng sau 21 ngày
điều trị tương ứng của giun đũa, giun móc/mỏ, giun tóc lần lượt là 100%,
100%, 87% ở nhóm có sử dụng thuốc. Trong khi đó, ở nhóm sử dụng placebo,


18

tỷ lệ giảm trứng chỉ đạt mức 11% với giun móc/mỏ, 27% với giun tóc và
-11% với giun đũa[32]. Đến năm 2011, 403 trẻ 5 – 15 tuổi tại Ethiopia được
đưa vào nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị giun truyền qua đất bằng
albendazole liều 400mg duy nhất. Kết quả thu được cho thấy sử dụng thuốc
làm giảm 84,7% tỷ lệ nhiễm trứng giun móc/mỏ, giảm 75,2% tỷ lệ nhiễm
giun đũa và 71,8% tỷ lệ nhiễm giun tóc[15].
1.5.2. Việt Nam
Từ năm 1995, đã có nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề về so sánh kết quả
điều trị giun móc bằng các loại thuốc khác nhau trên cả trẻ em và người lớn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bằng mebendazole 400mg/ngày x 3 ngày
cho tỷ lệ giảm trứng 72,6%, sạch trứng 53,9%, trong khi điều trị bằng
Combantrin (pyrantel pamoate) 10mg/kg x 1 – 3 ngày tỷ lệ giảm trứng lên tới
97,2% và sạch trứng tới 72%. Tuy nhiên, thuốc điều trị có hiệu quả nhất là
albendazole 400mg/ngày x 1 – 3 ngày với tỷ lệ giảm trứng đạt 98,6% và sạch
trứng 84,5%[33].
Năm 1996, kết quả tẩy giun cho 185 trẻ 7 – 12 tuổi bằng một liều duy
nhất mebendazole 500mg cho thấy thuốc hiệu quả tốt với cả ba loại giun. Tỷ
lệ sạch trứng giun sau 2 tuần sử dụng thuốc là 63% với giun đũa, 93,9% với

giun tóc và 61,3% với giun móc. Song tỷ lệ giảm trứng giun rất cao, trứng
giun đũa giảm tới 96%, trứng giun tóc giảm 93,5%, trứng giun móc cũng
giảm tới 86,6%[20]. Đến năm 2001, nghiên cứu tương tự trên nhóm trẻ 6 – 11
tuổi ở Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ sạch trứng giun sau 21 ngày điều trị
mebendazole 500mg liều duy nhất lần lượt là 87,5% với giun đũa, 51% với
giun tóc và 70,2% với giun móc[34]. Năm 2007, nghiên cứu đánh giá kết quả
điều trị bằng mebendazole 500mg liều duy nhất cho trẻ 2 – 15 tuổi cho thấy tỷ
lệ sạch trứng và giảm trứng đối với giun đũa là 95,6% và 99,8%, đối với giun


×