Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

NHẬN xét CHỈ số mùn NGÀ RĂNG và độ xói mòn ỐNG NGÀ RĂNG SAU KHI sử DỤNG DUNG DỊCH EDTA 17%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN LÊ BÌNH

NHẬN XÉT CHỈ SỐ MÙN NGÀ RĂNG
VÀ ĐỘ XÓI MÒN ỐNG NGÀ RĂNG
SAU KHI SỬ DỤNG DUNG DỊCH EDTA 17%

Chuyên ngành : Răng hàm mặt
Mã số

:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trịnh Thị Thái Hà

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Thị Thái Hà- Trưởng
bộ môn Chữa răng và nội nha, Viện đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội.và
các thầy cô những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho tôi học tập, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài
nghiên cứu này.


Tôi xin chân thành cảm ơn.
TS. Lê Long Nghĩa- Trưởng bộ môn Nha chu, Viện đào tạo răng hàm mặt,
Đại học Y Hà Nội.
Ths. Phạm Thị Hạnh Quyên - Phó trưởng bộ môn chữa răng và nội nha,
Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội.
Ths. Đặng Thị Liên Hương - Bộ môn nha chu, Viện đào tạo Răng Hàm
Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội.
Ths. Nguyễn Thanh Thuỷ- Trưởng phòng nghiên cứu Siêu cấu trúc, Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường Đại học Y Hà Nội
Phòng đào tạo và quản lý đại học trường Đại học Y Hà Nội
Ban lãnh đạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt
Phòng đào tạo Viện đào tạo Răng Hàm Mặt
Ban lãnh đạo, phòng chẩn đoán hình ảnh BV Răng hàm mặt TW
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân đã hỗ trợ
động viên, chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Nguyễn Lê Bình

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các
số liệu, nhận xét và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Nguyễn Lê Bình

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3


1.1 Lớp mùn ngà răng....................................................................................3
1.1.1 Sự hình thành của lớp mùn ngà răng.................................................3
1.1.2 Đặc điểm của lớp mùn ngà................................................................3
1.2 Những chất bơm rửa sử dụng trong điều trị nội nha................................5
1.2.1. Natri hypochlorite.............................................................................6
1.2.2. Ethylen Diamine Tetraacetic Acid....................................................8
1.2.3. Chlorhexidine.................................................................................14
1.2.4. Oxygen Peroxide............................................................................14
1.2.5. Các dung dịch hỗn hợp...................................................................15
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về dung dịch EDTA trong điều trị nội nha.....16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............17
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...........................................17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................17
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu......................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................18
2.2.2. Cỡ mẫu...........................................................................................18
2.2.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.......................................18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................25
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu............................................................25
3.1.1 Chỉ số mùn ngà trước khi bơm dung dịch EDTA 17%....................25
3.1.2. Độ xói mòn ống ngà trước khi bơm dung dịch EDTA 17%...........27

3.2. Kết quả nghiên cứu...............................................................................28
3.2.1 Chỉ số mùn ngà sau khi bơm dung dịch EDTA 17%.......................28
3.2.2 Sự xói mòn ống ngà sau khi bơm dung dịch EDTA 17%................29
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................32
KẾT LUẬN....................................................................................................34
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ số mùn ngà trước khi bơm dung dịch EDTA 17%...................25
Bảng 3.2. Độ xói mòn ống ngà trước khi bơm dung dịch EDTA 17%...........27


Bảng 3.3. Chỉ số mùn ngà sau khi bơm dung dịch EDTA 17%......................28
Bảng 3.4. Sự xói mòn ống ngà sau khi bơm dung dịch EDTA 17%...............29

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 1.2.

Vi khuẩn tồn tại trong ống ngà......................................................4
Thành ống tuỷ bị che phủ bới lớp mùn ngà..................................4


Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.

Hình 1.8.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.

Dung dịch Parcan..........................................................................8
Phân tử EDTA...............................................................................8
Thể phức Chélation của EDTA và ion Ca2+.................................9
Cấu Tạo Ống Ngà........................................................................11
EDTA dạng gel............................................................................12
EDTA dạng dung dịch.................................................................14
Các dụng cụ và vật liệu phục vụ nghiên cứu..............................18
Các bước cắt răng........................................................................20
Hai mẫu sau khi cắt răng.............................................................20
Mùn ngà độ 1 và độ xói mòn ống ngà độ 1.................................21
Mùn ngà độ 2..............................................................................22
Mùn ngà độ 3..............................................................................22
Mùn ngà độ 4..............................................................................22

Mùn ngà độ 5..............................................................................23
Xói mòn ống ngà độ 2.................................................................23
Xói mòn ống ngà độ 3.................................................................24
Chỉ số mùn ngà độ 5 trước khi bơm dung dịch EDTA 17%.......26
Chỉ số mùn ngà độ 1 và xói mòn ống ngà độ 1 ở một mẫu sau khi
sử dụng dung dịch EDTA 17% trong 1 phút...............................29
Chỉ số mùn ngà độ 2 và xói mòn ống ngà độ 1 ở một mẫu sau khi
sử dụng dung dịch EDTA 17% trong 1 phút...............................30
Chỉ số mùn ngà độ 1 và xói mòn ống ngà độ 2 ở một mẫu sau khi
bơm rửa bằng dung dịch EDTA 17% trong 3 phút.....................30
Xói mòn ống ngà độ 3 ở một mẫu sau khi bơm rửa bằng dung
dịch EDTA 17% trong 10 phút....................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều trị nội nha hay điều trị tủy là một lĩnh vực hiện nay đang rất phát
triển của chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Sự cải tiến không ngừng của kĩ thuật,
dụng cụ, vật liệu và thiết bị cùng với những kiến thức, tài liệu luôn được đổi
mới, cập nhật thường xuyên đã làm cho việc điều trị nội nha trở nên dễ dàng,
nhanh chóng và hiệu quả hơn trước kia rất nhiều.
Để đánh giá mức độ thành công của một ca điều trị tủy, cho đến nay, các
nha sĩ vẫn dựa trên 3 yếu tố của Tam thức nội nha mà Schilder[1] đưa ra vào
năm 1974: vô trùng trong các bước điều trị, làm sạch và tạo hình hệ thống ống
tủy, trám bít hệ thống ống tủy kín khít theo ba chiều không gian.
Một trong các nguyên nhân của những ca điều trị tủy thất bại là việc ống
tủy không được làm sạch hoàn toàn, vẫn còn tồn tại cặn bẩn, vi khuẩn,... gây
ra tái nhiễm. Chính vì vậy, bước tạo hình và làm sạch ống tủy là một yếu tố

tối quan trọng quyết định thành công của một ca điều trị nội nha. Để thực hiện
tốt bước này, chúng ta cần kết hợp việc sửa soạn cơ học ống tủy bằng dụng cụ
nong dũa với các dung dịch bơm rửa một cách hợp lí để loại bỏ vi khuẩn, các
mảnh hữu cơ, vô cơ, đồng thời giúp cho việc tạo hình ống tủy thuận lợi
hơn[2].Ở bước sửa soạn ống tủy, khi sử dụng các vật liệu NiTi hay thép không
rỉ sẽ tạo ra các lớp mùn ngà bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ: hầu hết là các
mảnh vụn ngà răng và tiền ngà răng, tiếp đến là các mô tủy sống hoặc chết,
các vi sinh vật kèm theo độc tố của chúng, thêm vào đó là một hỗn hợp các
chất bơm rửa được sử dụng trong khi điều trị[3]. Lớp mùn ngà này sẽ bao phủ
các thành ống tủy và lấp các ống ngà, các ống tủy phụ, gây cản trở quá trình
diệt khuẩn và bơm rửa ổng tủy, khiến ống tủy không được làm sạch và có khả
năng bị tái nhiễm do vi khuẩn có trong mùn ngà thâm nhập dẫn đến điều trị


2
tủy thất bại. Để loại bỏ lớp mùn ngà này, phương pháp hay được sử dụng nhất
là kết hợp bơm rửa giữa dung dịch EDTA và dung dịch NaOCl .
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả loại bỏ
mùn ngà của nhiều hợp chất khác nhau nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên
cứu nào nói về vấn đề này. Vì vậy, để tìm hiểu thêm về tính chất, thành phần
của lớp mùn ngà cũng như cách thức, cơ chế để loại bỏ lớp mùn ngà này bằng
dung dịch EDTA, tôi thực hiện đề tài: “Nhận xét chỉ số mùn ngà răng và độ
xói mòn của ống ngà răng sau khi sử dụng dung dịch EDTA 17%”, với 2
mục tiêu:
1. Nhận xét mức độ mùn ngà răng sau khi sử dụng dung dịch EDTA
17% trên kính hiển vi điện tử.
2. Nhận xét độ xói mòn của ống ngà răng sau khi sử dụng dung dịch
EDTA 17% trên kính hiển vi điện tử.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lớp mùn ngà răng
1.1.1 Sự hình thành của lớp mùn ngà răng
Lớp mùn ngà là sản phẩm được tạo ra trong quá trình nong dũa và tạo
hình ống tủy bằng các vật liệu cơ học. Thành phần của lớp mùn ngà này bao
gồm: các mảnh vụn vô cơ (ngà răng, tiền ngà răng) ,hữu cơ (tủy răng, mô tuỷ
hoại tử, vi sinh vật) và hỗn hợp các chất bơm rửa sử dụng trong điều trị
tuỷ[3]. Lớp mùn ngà này bao phủ bề mặt các thành ống tủy với chiều dày từ 1
đến 5 μm và nằm sâu trong các ống ngà với chiều sâu có thể lên đến 40 μm
[4][5]. Vì thành phần gồm cả những vật chất vô cơ và hữu cơ nên nếu chỉ
dùng một loại dung dịch bơm rửa sẽ không đủ để loại bỏ hoàn toàn lớp mủn
ngà này.
1.1.2 Đặc điểm của lớp mùn ngà
 Trong thành phần của lớp mùn ngà có sự hiện diện của vi khuẩn có khả
năng gây tái nhiễm dẫn đến thất bại trong điều trị tuỷ. Đặc biệt là
những chủng vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn đường kính của các ống
ngà, chúng có thể xâm nhập vào các ống ngà dễ dàng trong quá trình
nong dũa bằng áp lực của dụng cụ cơ học lên thành ống tuỷ.
 Lớp mùn ngà che lấp các ống ngà làm ngăn cản tác dụng của các chất
bơm rửa.


4

Hình 1.1. Vi khuẩn tồn tại trong ống ngà[6]

Hình 1.2. Thành ống tuỷ bị che phủ bới lớp mùn ngà[6]



5
1.2 Những chất bơm rửa sử dụng trong điều trị nội nha
Bơm rửa là một quá trình không thể thiếu trong điều trị nội nha để loại bỏ
các mảnh vụn hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn cũng như tạo điều kiện cho quá trình
nong dũa, tạo hình ống tuỷ dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải
nha sĩ nào cũng quan tâm đến việc sử dụng các chất bơm rửa sao cho hợp lí.
Hiện nay có những nha sĩ ở Việt Nam vẫn sử dụng dung dịch NaOCl kết
hợp với oxy già để bơm rửa nội nha. Phương pháp này từ lâu đã không còn
được sử dụng nữa vì không có hiệu quả làm sạch ống tuỷ[7].
Một chất bơm rửa lý tưởng cần phải thoả mãn các điều kiện sau[8][9]:
- Kháng khuẩn, diệt trùng ống tuỷ: phổ rộng, có khả năng loại bỏ cả nấm
men, đặc biệt là nấm Candida Albican.
- Hoà tan các mô hữu cơ như mô tuỷ sống hoặc chết.
- Hoà tan các mô vô cơ: ngăn chặn sự hình thành của lớp mùn ngà hoặc
loại bỏ nó ngay khi vừa hình thành.
- Bôi trơn các dụng dụ nong dũa giúp cho quá trình làm sạch và tạo hình
ống tuỷ dễ dàng hơn.
- Độc tính thấp.
- Có khả năng thâm nhập vào các kênh ngoại vi (ống ngà, ống tuỷ phụ).
- Đặc tính xói mòn bề mặt thấp.
- Không gây kích ứng hay tổn hại mô quanh cuống, không có tác dụng
gây độc tế bào, không gây dị ứng.
- Bất hoạt nội độc tố vi khuẩn.
- Hỗ trợ việc loại bỏ mô hoại tử ra khỏi hệ thống ống tuỷ.
- Giá thành rẻ, thời gian bảo quản dài, dễ sự dụng.
Chỉ riêng một hoạt chất bơm rửa bình thường không thể đáp ứng hết tất
các điều kiện trên nhưng bằng việc kết hợp nhiều chất bơm rửa theo một qui
trình chính xác hợp lí sẽ giúp cho một ca điều trị tuỷ có khả năng thành công

cao hơn.
1.2.1. Natri hypochlorite
Natri hypochlorite (NaOCl) được coi là chất bơm rửa không thể thiếu
trong điều trị nội nha, mang nhiều đặc tính nổi trội mà không chất bơm rửa


6
nào có được. Trước đây, NaOCl hay được dùng xen kẽ với hyrdogen peroxide
để tạo sủi bọt làm các chất cặn bã nổi lên trên miệng ống tuỷ. Qua đó tuỷ giúp
cho việc loại bỏ những chất này dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay, phương
pháp này đã không còn được sử dụng. Theo như nghiên cứu của Harris công
bố vào năm 1983, sử dụng xen kẽ giữa hydrogen peroxide và NaOCl không
làm sạch được ống tuỷ[10]. Hydrogen peroxide làm trung hoà tác dụng của
NaOCl và còn là nguyên nhân gây phù nề, đau đớn sau điều trị.
Nói về ưu điểm, NaOCl bao gồm:
 Diệt khuẩn: NaOCl là một chất diệt khuẩn mạnh, phổ rộng, hiệu quả
trong việc chống lại vi khuẩn, nấm men và cả virus [11], đặc biệt là những vi
khuẩn khó loại bỏ trong quá trình điều trị nội nha như Enterococcus faecalis
hay nấm Candida Albican.
 Tác dụng hoà tan mô hữu cơ như mô tuỷ và sợi collagen. Ngoài ra,
NaOCl là chất bơm rửa duy nhất có khả năng hoà tan mô tuỷ hoại tử và
những thành phần hữu cơ trong lớp mùn ngà [12]
 Tác động lên màng sinh học biofilm: Theo nghiên cứu được công bố
của Mohammadi và Abbott vào năm 2009 [13], trong số các chất bơm rửa, chỉ
NaOCl là có tác dụng phá vỡ và loại bỏ biofilm.
 Giá thành rẻ.
Bên cạnh đó, NaOCl cũng có những nhược điểm [8],[14]:
 Mùi khó chịu.
 Gây độc cho tế bào sống: đặc biệt với nồng đồ cao như 5,25%. Mối liên
hệ giữa nồng độ và khả năng gây độc cho tế bào của NaOCl đã được chứng

minh qua nghiên cứu của Chang và cộng sự vào năm 2000 [15].
 Không thể loại bỏ hoàn toàn lớp mùn ngà do chỉ có khả năng hoà tan
chất hữu cơ.


7
 Khi sử dụng kết hợp với EDTA có thể gây xói mòn ngà trên thành ống tuỷ
 Dung dịch có nồng độ cao có thời gian tiếp xúc với ngà lâu có thể gây tác
hại lên sự đàn hồi của ngà, có thể là nguyên nhân dẫn đến nứt vỡ chân răng.
 Khi tiếp xúc với mắt sẽ phản ứng gây đau ngay lập tức kèm theo những
vết bỏng nặng và ban đỏ, có thể dẫn đến phá huỷ tế bào biểu mô của giác mạc.
 Nếu bơm liên tục với áp lực quá mạnh ở những răng hàm trên sẽ khiến
bệnh nhân đau dữ dội và hình hành những cục máu và vết máu bầm tại vị trí
răng điều trị. Hiện tượng này thường sẽ hết sau khoảng 1 tháng [16].
 Tác dụng thiếu ổn định theo thời gian, nhiệt độ hay tiếp xúc với ánh sáng.
Trên thực tế lâm sàng, dung dịch NaOCl ở nồng độ thấp dưới 2,5% sẽ
giúp loại bỏ nhiễm khuẩn (0,25% là đủ để diệt enterococcus faecalis trong
vòng 15 phút) nhưng đối với các mô tuỷ còn sót lại sẽ cho hiệu quả loại bỏ
không chắc chắn nếu sử dụng trong một thời gian dài. NaOCl ở nồng độ từ
2,5 đến 5% rất hiệu quả để lấy đi mô tuỷ sống từ các vách ngà, mà không cần
sự can thiệp của trâm dũa. Theo nhiều nghiên cứu đã xác định, sử dụng
NaOCl nồng độ trung bình 2,5% là đủ. Hiệu quả của NaOCl sẽ tăng gấp bội
khi dung dịch được hâm nóng trước khi sử dụng [17].

Hình 1.3. Dung dịch Parcan (NaOCl 3%)
1.2.2. Ethylen Diamine Tetraacetic Acid (EDTA)


8
Vào năm 1951, những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng làm mất khoáng

của EDTA trên mô răng được công bố [18],[19]. Sau đó một vài năm, EDTA
bắt đầu được sử dụng trong điều trị nội nha nhằm giúp công việc trở nên
thuận lợi hơn trong trường hợp ống tủy hẹp và bị canxi hóa [20].
1.2.2.1. Giới thiệu và cơ chế hoạt động

Hình 1.4. Phân tử EDTA (ethylene diamine tetra acid)
EDTA dùng trong nha khoa được thương mại hóa dưới 2 dạng: dạng
dung dịch (Dạng này về cơ bản có chứa EDTA 15-17% với độ pH tương đối
trung tính), hay dạng keo (ở dạng này EDTA thường đi kèm hoặc không thành
phần làm trắng như carbamide peroxit).
Sự hủy khoáng được tạo nên bởi dung dịch EDTA là một quá trình phức
tạp và được gọi là một dạng phản ứng đặc thù: Chélation. Tại phản ứng này,
những ions canxi vốn tạo nên những mô khoáng hóa của răng sẽ liên kết với
EDTA làm đảo lộn cấu trúc khoáng của răng.


9

Hình 1.5. Thể phức Chélation của EDTA và ion Ca2+
(1) EDTAH3- + Ca2+ => EDTACa2- +H+
(2) EDTAH3- + H+ => EDTAH21.2.2.2. Ưu điểm
 Tương hợp sinh học:
Đã tồn tại rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề: liệu khi đưa
EDTA đến phần cuống răng có thể gây ra một phản ứng viêm hay không? Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng không có bất kì tổn hại nào của EDTA đến phần mô
quanh cuống răng [20],[ 21].
Một số nghiên cứu khác lại khẳng định rằng dung dịch EDTA có tác
dụng loại bỏ lên những mô quanh cuống răng và có thể dẫn đến những thay
đổi trong đáp ứng miễn dịch của vùng này [22],[23].
Bằng cách phân tích các kết quả trái ngược nhau, giải pháp tối ưu nhất

được đưa ra là tránh dùng lực mạnh khi sử dụng EDTA ở vùng chóp răng
trong giai đoạn tạo hình và nong rửa hệ thống ống tủy [24]
 EDTA và lớp mùn ngà:
Việc loại bỏ lớp mùn ngà là rất quan trọng bởi 2 lí do. Một mặt, lớp mùn


10
ngà này bao gồm trong nó nhiều vi khuẩn gây hại. Mặt khác, nó có khả năng
bảo vệ những vi sinh vật hiện diện trong những ống ngà [25]. Mùn ngà hòa
tan được trong môi trường axit và EDTA được coi như một giải pháp tối ưu
[26]. Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo rằng sử dụng EDTA nồng độ 17% rất
hiệu quả trong việc làm sạch các thành ống ngà [3],[12].
Tuy nhiên, EDTA lại không có tác dụng đối với các mảnh hữu cơ và các
vi sinh vật có trong mùn ngà. Chính vì vậy việc sử dụng EDTA phải kết hợp
với bơm rửa bằng NaOCl để đảm bảo việc loại bỏ hoàn toàn lớp mùn ngà
[27],[28].
 EDTA và các ống ngà:
Đường kính của ống ngà giảm từ 1,2 micromet ở đường ranh giới ngàtủy răng đến 0,4 micromet ở đường ranh giới ngà-cement. Số lượng ống ngà
rất lớn ở phía gần ranh giới ngà-tủy răng (58000/mm2) ngược lại với ở đường
ranh giới ngà-cement (10000/mm2) [29]. Điều này chứng tỏ ngà răng ở chân
răng không được khoáng hóa một cách đồng đều.
Tính thẩm của ngà răng là chức năng của bề mặt phía trong lòng ống
ngà. Tính thấm này tỉ lệ nghịch với độ dày của thành chân răng. Sau quá trình
sửa soạn cơ học ống tủy, chiều dày của thành chân răng giảm đi trong khi đó
bề mặt phía trong lòng ống ngà lại được mở rộng [30],[31]. EDTA là axit, tác
dụng lên phần mô khoáng hóa của ngà răng, sẽ làm ống ngà mất khả năng tái
khoáng, thay đổi tính thấm của ngà và mở rộng đường vào của các ống ngà
này [32]. Sự tăng tính thấm của ngà răng có thể đem đến một vài vấn đề như
sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống ngà nhưng bù lại, nó sẽ giúp cải thiện hiệu
quả của các vật liệu bơm rửa khi dùng kết hợp với EDTA.



11

Hình 1.6. Cấu Tạo Ống Ngà
 Tính chất bôi trơn
Vào năm 1969, Stewart và các cộng sự lần đầu tiên giới thiệu giải pháp
EDTA ở dạng gel (RC-PrepR) để giúp cho việc bôi trơn dụng cụ trong quá
trình sửa soạn và tạo hình ống tủy.
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất vật liệu NiTi đều khuyến cáo sử dụng
EDTA dạng gel trong quá trình làm việc để giảm thiểu nguy cơ cơ gãy dụng
cụ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Shantiaee và cộng sự vào năm 2014, sử
dụng EDTA dạng dung dịch sẽ có hiệu quả hơn EDTA dạng gel trong việc
giảm nguy cơ gãy dụng cụ [33]. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Adl vào năm
2015, RC-Prep có khả năng gây khiếm khuyết ngà răng trong quá trình nong
dũa ống tuỷ [34].


12
Hình 1.7. EDTA dạng gel( Glyde)
 Tính chất sủi bọt
Ở dạng gel, EDTA có thể được kết hợp với carbamide peroxit như trong
Glyde File PrepR để tạo thành một phàn ứng sủi bọt ngay khi kết hợp với
bơm rửa bằng NaOCl.
Sự sủi bọt này cho phép đẩy các mảnh vụn ngà lên trên và giảm sự hình
thành mùn ngà trong suốt quả trình sửa soạn ống tủy [35],[36].
1.2.2.3. Nhược điểm
 Không có tác dụng hòa tan vật chất hữu cơ:
EDTA không có bất kì tác dụng hòa tan nào đối với mô tủy [37]. Chính
vì vậy việc sử dụng EDTA kết hợp với NaOCl là rất cần thiết. Nhưng bên

cạnh đó cũng phải thận trọng vì sự tương tác giữa hai thành phần này trong
một số trường hợp [27].
 Tác dụng vào cấu trúc ngà răng
Báo cáo của Pawlicka [38] cho biết, các chất tạo chelat đặc biệt là EDTA
có tác động làm giảm độ cứng của ngà răng rất mạnh. Hiện tượng này được
ghi nhận tại vị trí ranh giới ngà- tuỷ răng. Đây là nơi mà ngà răng được bộc lộ
và tiếp xúc nhiều nhất với các chất bơm rửa.
Sự ảnh hưởng đến cấu trúc ngà răng có thể liên quan tới sự kéo dài thời
gian hoạt động của EDTA. Cụ thể. sử dụng EDTA trong thời gian dài sẽ làm
tổn thương cấu trúc ngà răng bởi sự mất khoáng hóa quá mức [37].
 Tương tác với NaOCl
Dung dịch EDTA tương tác rất mạnh với NaOCl [39]. Thật vậy, EDTA
làm giảm nồng độ độ Clo trong dung dịch ngay lập tức khiến cho NaOCl mất
tác dụng lên vi khuẩn và mô tủy hoại tử [27][40].
Chính vì vậy, chỉ sử dụng EDTA kết hợp với NaOCl khi đã có những


13
khuyến cáo sau:
-/ EDTA dạng dung dịch và NaOCl phải sử dụng tách rời nhau: sau khi
sử dụng EDTA hoặc NaOCl để bơm rửa, ống tủy cần được làm khô bằng côn
giấy trước khi sử dụng dung dịch tiếp theo.
-/ Đối với EDTA dạng keo sử dụng kết hợp với các dụng cụ nong dũa,
cần phải bơm rửa thật kĩ bằng dung dịch NaOCl sau mỗi lần sử dụng dụng cụ
để rửa sạch EDTA còn sót lại.
 Tác dụng sát khuẩn
Tác dụng sát khuẩn của EDTA nhìn chung rất hạn chế. EDTA có thể liên
kết với những cation kim loại ở thành ngoài của vi khuẩn, tiêu hủy những
chuỗi protein ở thành này và làm vi khuẩn chết đi. Quá trình tương tự có thể
giải thích về tác dụng một cách từ từ của EDTA lên màng sinh học biofilm.

Nhìn chung, sử dụng EDTA cùng NaOCl có khuyến cáo sẽ có hiệu quả
sát khuẩn cao hơn khi chỉ sử dụng NaOCl [41].
 Giá thành
EDTA có giá thành đắt hơn NaOCl khá nhiều. Đây là một hạn chế về
mặt kinh tế.

Hình 1.8. EDTA dạng dung dịch ( EDTA 17%)
1.2.3. Chlorhexidine
Chlorhexidine đã được sử dụng rộng rãi trong nha khoa từ lâu. Đặc biệt
trong điều trị bệnh nha chu và kiểm soát mảng bám. Trong điều trị nội nha,


14
nhờ những đặc tính như khả năng diệt khuẩn phổ rộng (tác động lên cả vi
khuẩn gram + và gram -) [42], nấm candida albicans [43], enterococcus
faecalis [44],và kháng khuẩn lâu dài[45], ít gây độc, mùi vị dễ chịu,
chlorhexidine cũng được sử dụng để bơm rửa trong quá trình nong dũa và tạo
hình ống tuỷ. Tuy nhiên, chlorhexidine lại không có khả năng hoà tan mô hữu
cơ, có tác dụng diệt khuẩn nhưng không có tác dụng loại bỏ hoàn toàn biofilm
[13] nên hầu như chỉ được dùng như chất bơm rửa cuối cùng nhờ khả năng
kháng khuẩn lâu dài. Chlorhexidine nồng độ 0,2% có tính trung hoà vi khuẩn,
nồng độ 2% có tính diệt khuẩn [46],[13]
1.2.4. Oxygen Peroxide (H2O2)
Oxygen peroxide vốn được sử dụng rộng rãi để diệt trùng, khử khuẩn
[42]. Trong nha khoa, oxygen peroxide từ lâu đã được dùng để tẩy trắng răng
và kết hợp với NaOCl trong bơm rửa nội nha. Tuy nhiên hiện nay, hầu như
trên thế giới đã không còn sử dụng oxydgen peroxide để bơm rửa nội nha nữa
vì những nhược điểm như: tác dụng diệt khuẩn kém hơn Chlorhexidine [47],
hiệu quả loại bỏ enterococcus faecalis khi sử dụng kết hợp với NaOCl hầu
như không khác biệt với khi chỉ sử dụng NaOCl[48], đặc biệt là khả năng gây

độc, kích thích các tế bào vùng chóp răng, gây viêm dây chẳng quanh răng và
ngoại tiêu chân răng [49],[50].
1.2.5. Các dung dịch hỗn hợp
1.2.5.1. MTAD (Bio Pure)
MTAD là hỗn hợp bao gồm tetacyclin, axit citric và chất tẩy rửa, được
giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2003 bởi Torabinejad và Johson [51] với mục
đích thay thế NaOCl nhờ những ưu điểm: tiệt trùng bề mặt ống ngà, loại bỏ
lớp mùn ngà và làm mở rộng bề mặt ống ngà giúp cho các tác nhân diệt khuẩn
có thể thấm vào hệ thống ống ngà. Ngoài ra, khi so sánh với EDTA, MTAD
còn ít gây xói mòn, tác dụng loại bỏ lớp mùn ngà ở 1/3 chóp răng tốt hơn[51],
hiệu quả diệt khuẩn lâu dài nhờ tetacyclin [52],[53]. Tuy nhiên, theo nghiên
cứu của Johal và cộng sự vào năm 2007 [54], tác dụng loại bỏ enterococcus


15
faecalis của MTAD khi kết hợp với NaOCl kém hơn so với EDTA khi kết hợp
với NaOCl. Hơn thế nữa, giá thành của MTAD rất đắt so với NaOCl, đây là
nguyên nhân chính khiến cho việc sử dụng MTAD vẫn chưa được phổ biển và
MTAD vẫn chưa thể thay thế NaOCl ít nhất về mặt kinh tế.
1.2.5.2. QMix (Dentsply Tulsa Dental)
QMix lần đầu tiên dược công bố vào năm 2011 bởi Dai và cộng sự [55],
là hỗn hợp bao gồm EDTA, chlorhexidine và chất tẩy rửa. QMix được sử
dụng hiệu quả nhất như một chất bơm rửa cuối cùng sau khi tạo hình và bơm
rửa bằng dung dịch NaOCl. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng bơm
rửa QMix trong 90 giây sau khi tạo hình sẽ làm giảm đáng kể khả năng xói
mòn mô ngà lành so với sử dụng bơm rửa bằng EDTA 17%.
1.2.5.3. Các dung dịch hỗn hợp khác
 SmearClear: EDTA + Chất tẩy rửa
 Chlor-XTRA:NaOCl+ Chất tẩy rửa
 CHX-Plus:CHX+ Chất tẩy rửa

 Tetraclean: 50 mg/mL doxycycline + polypro-pylene glycol + citric acid
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về dung dịch EDTA trong điều trị nội nha
 Các nghiên cứu trên thế giới
- Năm 2006, Medici và cộng sự đã nghiên cứu so sánh tác dụng của các
dung dịch bơm rửa trên 20 răng cối nhỏ vĩnh viễn hàm dưới và đưa ra kết luận:
dung dịch EDTA 17% sử dụng kết hợp với dung dịch NaOCl có hiệu quả bơm
rửa tốt nhất [56].
- Năm 2012, Fernández và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá sự xói
mòn ống ngà gây ra bởi dung dịch EDTA 17% trên 80 răng và đưa ra kết luận:
dung dịch EDTA 17% gây xói mòn ống ngà ở 1/3 giữa chân răng nhiều hơn ở
1/3 chóp chân răng và mức độ xói mòn ở 1/3 giữa chân răng cũng nặng hơn ở
1/3 chóp chân răng [57].
- Năm 2015, Görduysus và cs tiến hành nghiên cứu đánh giá so sánh


16
hiệu quả của 2 chất bơm rửa mới dùng trong điều trị nội nha là hợp chất acid
acrylic-acid maleic và calcium hypochlorite với các chất bơm rửa hiện nay
đang được sử dụng, kết luận được đưa ra: acid acrylic-acid maleic và EDTA
17% có hiệu quả làm sạch mùn ngà tốt hơn calcium hypochlorite[58].
 Các nghiên cứu tại Việt Nam: Hiện nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu
nào về dung dịch EDTA tại Việt Nam.


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các răng cửa vĩnh viễn hàm trên
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Các răng còn nguyên vẹn hình thể, đã đóng chóp
- Răng không có các bệnh lý nội tiêu, ngoại tiêu chân răng và không có
vôi hoá ống tuỷ
- Không có dấu hiệu nứt gãy vùng chân răng
 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các răng không nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn
- Các răng có ống tủy dạng chữ S, C
- Các răng có chân răng dị dạng
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 4 năm 2016
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại bộ môn Nội nha- Viện đào tạo Răng Hàm
Mặt trường Đại Học Y- Hà Nội và khoa thí nghiệm hiển vi điện tử- Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng.
2.2.2. Cỡ mẫu: 6 mẫu
2.2.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Các dụng cụ và vật liệu phục vụ nghiên cứu:


18
- Bộ tay khoan, mũi khoan kim cương đầu tròn Endo Acess Bur và mũi
khoan mở rộng, tạo thành buồng tuỷ Endo Z
- Khay khám
- Dụng cụ tạo hình: trâm gai, bộ giũa K (từ số 10 đến số 60) của

Dentsply và mũi Gate Glidden từ số 2 đến số 5
- Thước đo chiều dài ống tủy
- Chất sát trùng và bơm rửa ống tủy: dung dịch Parcan ( NaOCl 3%) của
Septodont và dung dịch EDTA 17% của Prevesdenpro
- Bộ cố định răng bằng sáp nến
- Cồn 90 độ
- Đĩa cắt carborundum

Hình 2.1. Các dụng cụ và vật liệu phục vụ nghiên cứu

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Bước 1: Những răng khô được thu thập tại viện đào tạo Răng Hàm Mặt
trường Đại Học Y Hà Nội, sau đó được làm sạch, loại bỏ mảng bám, cao răng.
Bước 2: chia 6 răng thành 3 nhóm:


19
 Nhóm A gồm 2 răng
 Nhóm B gồm 2 răng
 Nhóm C gồm 2 răng
Bước 3: Mở buồng tủy từng răng bằng mũi khoan kim cương đầu tròn
Endo Acess Bur, lấy hết trần buồng tủy, tạo thành buồng tủy bằng mũi EndoZ, kết hợp bơm rửa NaOCl.
Bước 4: Lấy tủy từng răng bằng trâm gai, bơm rửa bằng dung dịch
NaOCl 3%.
Bước 5: cho k-file số 10 vào ống tủy đến khi thấy qua lỗ chóp, đo chiều
dài tính từ rìa cắn đến lỗ chóp, xác định chiều dài làm việc ngắn hơn chiều dài
này 1mm.
Bước 6: Tiến hành nong dũa ống tuỷ bằng k-file đến số 60. Bơm rửa
bằng NaOCl 3% sau mỗi lần nong dũa
Bước 7: Tạo độ loe tiêu chuẩn cho ống tuỷ bằng mũi Gate Glidden số 2 đến 5

Bước 8: Sau khi nong dũa và tạo hình, lần lượt lấy các răng ra. Đo chiều
dài từ cổ răng giải phẫu đến chóp chân răng, đánh dấu các vị trí 1/3 trên, 1/3
giữa và 1/3 chóp ở tất cả các mặt của chân răng.
Bước 9: Giữ răng trên tay trái, tay phải dùng đĩa cắt (carborundum disk)
và cắt vuông góc với trục răng để loại bỏ 1/3 trên chân răng. Giữ lại 2/3 chân
răng, đánh dấu dọc theo trục răng theo chiều trong-ngoài sao cho chia răng
thành 2 phần bằng nhau. Cắt dọc theo đường đã đánh dấu đến hết 1/3 giữa rồi
lại cắt vuông góc với trục răng tại đường phân chia 1/3 giữa và 1/3 dưới. Lấy
ra 2 phần bằng nhau của 1/3 giữa


×