Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

NHẬN xét TIÊU CHUẨN tân cổ điển ở NGƯỜI dân tộc tày 18 25 TUỔI ở LẠNG sơn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.21 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI ĐỨC HẢI

NHẬN XÉT TIÊU CHUẨN TÂN CỔ ĐIỂN
Ở NGƯỜI DÂN TỘC TÀY 18 - 25 TUỔI
Ở LẠNG SƠN NĂM 2017

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI ĐỨC HẢI

NHẬN XÉT TIÊU CHUẨN TÂN CỔ ĐIỂN
Ở NGƯỜI DÂN TỘC TÀY 18 - 25 TUỔI
Ở LẠNG SƠN NĂM 2017
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số


: 60720601

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ LONG NGHĨA

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
BẢN CAM KẾT
Tôi là: Bùi Đức Hải
Học viên lớp Cao học khóa 25, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Ts. Lê Long Nghĩa, hoàn toàn không sao chép, trùng lặp với bất cứ nghiên
cứu nào đã có trước đây.
2. Các thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội ngày

tháng

năm 2017

Người viết cam đoan
Bùi Đức Hải



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
P
SD
X
XQ

:
:
:
:

giá trị p của kiểm định 2 phía
Độ lệch chuẩn
Trung bình
X quang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................2
1.1. Giới thiệu về người dân tộc Tày ở Lạng Sơn..........................................2
1.2 Phương pháp đo trên ảnh chuẩn hoá........................................................3
1.3. Quan điểm về thẩm mỹ khuôn mặt.........................................................5
1.3.1. Định nghĩa thẩm mỹ khuôn mặt........................................................5
1.3.2. Quan niệm thẩm mỹ trên thế giới theo chuyên ngành khác nhau.....6
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........9
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................9
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................9

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................9
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................9
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................10
2.4. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................11
2.5. Phương tiện nghiên cứu........................................................................15
2.6. Các bước nghiên cứu.............................................................................15
2.7. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hoá................................................................16
2.7.1. Tư thế của đối tượng cần chụp........................................................16
2.7.3. Bố cục vị trí đặt máy ảnh................................................................16
2.7.4. Chụp ảnh và lưu trữ ảnh vào máy tính............................................17
2.7.5. Tiêu chuẩn của ảnh chụp.................................................................17
2.7.6. Các bước xử lý ảnh chụp bằng phần mềm......................................17
2.8. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định, các kích thước, góc, chỉ số cần
đo bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng......................18
2.8.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh chuẩn hoá..................................18


2.8.2. Các kích thước, góc và tỷ lệ được sử dụng để phân tích trên ảnh
chuẩn hoá..................................................................................................20
2.8.3. Phân tích hình dạng mũi theo chỉ số của mũi.................................24
2.10. Sai số và cách khống chế sai số..........................................................25
2.10.1. Sai số trong khi làm nghiên cứu - Cách khắc phục.......................25
2.10.2. Sai số trong quá trình đo đạc và phân tích số liệu - Cách khắc phục...25
2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.................................................................26
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................27
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu...................................................27
3.1.1. Phân bố theo giới............................................................................27
3.1.2. Đặc điểm phân phối chuẩn của các phép đo...................................27
3.2. Đặc điểm nhân trắc khuôn mặt của toàn bộ mẫu nghiên cứu...............28
3.2.1. Các giá trị trung bình đo trên ảnh chuẩn hóa..................................28

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................30
4.1. Về hình dạng khuôn mặt của một nhóm người Tày ở Lạng Sơn độ tuổi
từ 18-25.................................................................................................30
4.2. Về một số kích thước khuôn mạt và mô tả một số mối tương quan các
khoảng cách khác so sánh với chuẩn tân cổ điển.........................................30
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................30
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu..........................................................................13
Bảng 2.2.Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng chuẩn hóa.........................18
Bảng 2.3.Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng chuẩn hoá.....................19
Bảng 2.4. Các kích thước ngang trên ảnh thẳng chuẩn hóa............................21
Bảng 2.5.Các tỷ lệ trên ảnh thẳng chuẩn hóa..................................................22
Bảng 2.6.Các kích thước dọc trên ảnh nghiêng chuẩn hóa.............................22
Bảng 2.7.Các tỷ lệ trên ảnh nghiêng chuẩn hóa..............................................23
Bảng 2.8.Các góc mô mềm trên ảnh nghiêng chuẩn hóa................................23
Bảng 3.1. Các kích thước (mm) đo trên ảnh chuẩn hóa..................................28
Bảng 3.2. Các tỷ lệ đo trên ảnh chuẩn hóa......................................................29
Bảng 3.3.So sánh tỷ lệ N-Sn/N-Gn với tiêu chuẩn tân cổ điển.......................29


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Máy ảnh và ống kính sử dụng trong nghiên cứu.............................15
Hình 2.2. Bố cục vị trí đặt máy ảnh................................................................17
Hình 2.3. Một số kích thước đo trên ảnh nhìn nghiêng...................................20



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thái giải phẫu cơ thể người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức
tạp khác nhau. Sinh ra và lớn lên trong các điều kiện địa lý, sinh thái, tập quán
sinh hoạt khác nhau, cơ thể con người trong đó đạc biệt là khuôn mặt có
những nét khác nhau tạo nên những chủng tộc khác nhau.
Để phân tích sự khác nhau về hình thái khuôn mặt, có 3 phương pháp
chính đó là: đo trực tiếp trên cơ thể sống, phân tích gián tiếp qua ảnh, phân
tích gián tiếp qua phim XQ chụp theo kỹ thuật từ xa. Mỗi phương pháp đều
có ưu, nhược điểm nhất định, trong đó phương pháp phân tích gián tiếp qua
ảnh được đánh giá là nhanh gọn, thu thập được số lượng mẫu lớn với thời
gian ngắn, chi phí thấp…
Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ khuôn mạt và nghiên cứu vẻ đẹp dã trở
thành vấn đề cần thiết của xã hội. một khuôn mạt như thế nào được gọi là hài
hòa? Việc bác sỹ chỉnh nha, phẫu thuật tạo hình áp dụng một cách phổ biến,
cứng nhắc các tư tưởng của người Caucasian để điều trị cho bệnh nhân liệu có
lập lại được nét đẹp, nét hài hòa thuần Việt, phù hợp với đa số dân chúng hay
không? Để giải quyết vấn đề này chúng ta caanf phải có các nghiên cứu về
khuôn mặt hài hòa của người Việt Nam.
Và chính vì những trăn trở đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nhận xét tiêu chuẩn tân cổ điển về khuôn mặt người dân tộc Tày độ tuổi
18 - 25 ở Lạng Sơn” với 2 mục tiêu như sau
1. Nhận xét hình thái khuôn mặt người Tày độ tuổi 18- 25 ở Lạng Sơn.
2. Phân tích một số chỉ số khuôn mặt của nhóm đối tượng trên theo quan
điểm tân cổ điển.


2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về người dân tộc Tày ở Lạng Sơn
Tên tự gọi: Tày
Tên gọi khác: Thổ
Nhóm địa phương: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí.
Số dân: 1.626.392 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, ngữ
hệ Thái - Ka Đai. Đồng bào có chữ nôm Tày.
Địa bàn cư trú: Người Tày chủ yếu sinh sống ở miền Đông Bắc (Lạng
Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang...)
Nguồn gốc lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ
nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Đặc điểm kinh tế: Người Tày có truyền thống trồng lúa nước lâu đời
với kỹ thuật thâm canh các biện pháp thuỷ lợi. Ngoài ra, đồng bào còn trồng
trọt trên đất bãi với lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với
nhiều loại gia súc, gia cầm. Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng
nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một
hoạt động kinh tế quan trọng.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Tày thích ăn nếp. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm
nhiều loại bánh làm từ bột nế.. Ðặc biệt người Tày có bánh bột nhân bằng
trứng kiến và cốm nếp.
Ở: Người Tày cư trú tập trung ở những thung lũng ven suối hoặc triền
núi thấp. Cư trú theo đơn vị làng, bản. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số
vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài


3


đề phòng hoả hoạn. Nhà sàn là nhà truyền thống có 2 hoặc 4 mái lợp ngói,
tranh hay lá cọ; thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
Hôn nhân: Nam nữ tự do yêu đương nhưng hôn nhân phụ thuộc bố mẹ
hai bên và "số mệnh" theo quan niệm. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ
cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.
Tang ma: Nhiều nghi lễ nhằm được tổ chức nhằm báo hiếu và đưa hồn
người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa
hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên.
Lễ hội: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau (Tết
Nguyên đán, tết rằm tháng 7, Tết gọi hồn trâu bò, cơm mới..)
Tín ngưỡng: Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra người Tày
còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.
Trang phục: Nam, nữ thường mặc quần áo chàm đen không thêu hoa
văn. Nữ mặc áo dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách và cài 5 khuy bên
phải. Một số nơi. nữ quấn khăn hình chóp trên đỉnh đầu hay hình mái nhà..
Đời sống văn hóa: Người Tày có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè.. Đàn
tính là nhạc cụ được sử dụng phổ biến ở người Tày. Người Tày có nhiều làn
điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng.... Ngoài múa
trong nghi lễ ở một số địa phương có múa rối gỗ khá độc đáo.
1.2 Phương pháp đo trên ảnh chuẩn hoá
Phân tích trên ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và
nghiêng. Đây là phương pháp được s dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và c thể giúp đánh giá
tốt hơn về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và m mềm. Khi phân
tích thẩm mỹ khu n mặt nên chủ yếu quan sát trực tiếp và phân tích qua ảnh.
Hai phương pháp này c tác dụng bổ trợ cho nhau. Phép đo trực tiếp trên người
sống cho các giá trị của các kích thước trên từng cá thể chính xác hơn. Phép



4

đo ảnh chụp dễ đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt, cũng như dễ trao đổi
th ng tin hơn. Đo đạc trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo thích hợp sẽ
tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực và đ phức tạp hơn nhiều so với đo
trực tiếp trên người, c nhiều ưu điểm về khả năng th ng tin, lưu trữ và bảo
quản. Qua ảnh, c thể đánh giá định tính đẹp hay kh ng đẹp, từ đ chúng ta c thể
yêu cầu một phương pháp khoa học để đánh giá định lượng. C nhiều tác giả đ
phân tích khu n mặt qua ảnh và đ đưa ra các tiêu chuẩn để chụp mặt với các tư
thế khác nhau như Ferrario, Bishara, Farkas, mục đích để chuẩn hoá kỹ thuật
chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh dễ dàng hơn [3].

Hình 1.11. Ảnh chụp thẳng chuẩn hóa


5

Ưu nhược điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa
Ưu điểm:
- Những mốc ngoài mặt cần xác định được không chỉ là những mốc nằm
dọc theo chiều mặt nghiêng mà còn phải kể đến các mốc giải phẫu khác nằm
phía trong, thuộc mô mềm như cánh mũi, mép hai môi, khóe mắt... những
điểm rất khó xác định trên phim chụp sọ nghiêng nhưng dễ xác định hơn trên
ảnh chụp chuẩn hóa.
- Phương pháp đươc dùng chủ yếu khi phân tích thẩm mỹ khuôn mặt là
quan sát trực tiếp và phân tích qua ảnh.
- Thao tác đơn giản, dễ dàng đánh giá về sự cân xứng vùng mặt, dễ dàng
lưu trữ và trao đổi thông tin.
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực khi đo đạc và phân tích bằng phần mềm
trên máy tính.

Nhược điểm:
- Nguồn cấp sáng không đồng đều.
- Biến dạng qua ảnh dẫn đến sai số.
- Tư thế đầu của bệnh nhân không ổn định.
1.3. Quan điểm về thẩm mỹ khuôn mặt
1.3.1. Định nghĩa thẩm mỹ khuôn mặt.
Thuật ngữ thẩm mỹ lần đầu tiên được s dụng bởi Baumgarten để ch
khoa học của cảm giác mà nghệ thuật tạo ra cho chúng ta. Từ đ thuật ngữ
thẩm mỹ đ trải qua một chặng đường phát triển rất dài từ Platon đến Aristote,
Hegel... Mi một triết gia có một định nghĩa khác nhau về thẩm mỹ, nhưng
nhìn chung các nhà triết gia này đều thống nhất để c được thẩm mỹ thì cần
phải có sự cân xứng và hài hoà. Theo Hegel, sự đều đặn, hài hoà và trật tự là
các đặc tính của thẩm mỹ.
1.3.2. Quan niệm thẩm mỹ trên thế giới theo chuyên ngành khác nhau.
1.3.2.1. Quan niệm của chỉnh hình.


6

Angle là người đặt nền móng cho ngành ch nh hình. Angle lu n nghĩ rằng
nếu khớp cắn đúng thì thẩm mỹ mặt là bình thường, ông cũng được mô tả nhiều
trường hợp có những bất thường nhỏ về khớp cắn thì mặt có bất thường đáng kể.
Tweed nhấn mạnh rằng nếu răng c a dưới nằm đúng vị trí thì nét nghiêng
của mặt sẽ hài hoà.
Theo Ricketts, đánh giá một khuôn mặt cần phân tích trong ba chiều
không gian. Ông cho rằng không có một con số tuyệt đối lý tưởng mà các mối
tương quan bình thường nằm trong một khoảng rộng. Khi phân tích mặt
nghiêng, người đưa ra khái niệm về đường thẩm mỹ E E plane, được vẽ từ nh
mũi đến điểm nhô nhất của cằm để mô tả tương quan mi miệng với các cấu
trúc lân cận. Ông cho rằng: “Ở một người da trắng trưởng thành bình thường,

hai môi nằm sau giới hạn của đường thẳng vẽ từ đỉnh mũi đến cằm, đường nét
nghiêng của hai mi trên đều đặn, mi trên hơi nằm sau hơn so với đường thẩm
mỹ, và miệng khép kín nhưng kh ng căng”. Ngoài ra, theo người để được một
khuôn mặt thẩm mỹ thì một số tỷ lệ kích thước khuôn mặt phải tuân theo ch
số vàng như: chiều rộng mũi/chiều rộng miệng, chiều rộng miệng/chiều rộng
giữa 2 góc mắt ngoài, chiều rộng giữa 2 góc mắt ngoài/chiều rộng mặt.
Khi phân tích mặt thẳng, chiều rộng miệng cũng là yếu tố rất quan trọng.
Bằng cách vẽ đường thẳng đi ngang qua hai góc mắt, sau đ vẽ đường thẳng
vuông góc xuống đường này đi qua tâm điểm của đồng t, như vậy tạo được
tham chiếu là mặt phẳng đồng t . Ở một khuôn mặt hài hoà, góc miệng nằm ở
trung điểm giữa cánh mũi và mặt phẳng đồng t .
Holdaway đánh giá tương quan thẩm mỹ giữa môi, cằm bằng góc H, là c
được tạo bởi hai đường thẳng: đường đi từ cằm đến môi trên và đường NB.
Giá trị bình thường của góc H là 70- 90.
Steiner đưa ra đường S để đánh giá thẩm mỹ của mô mềm mặt. Theo
Steiner, trong một khuôn mặt hài hoà, mi trên và mi dưới sẽ chạm đường S, là


7

đường thẳng đi qua điểm nhô nhất của mô mềm cằm và điểm giữa đường viền
chân mũi.
Burstone và cộng sự 1978 đánh giá tương quan hai m i theo chiều trước
sau so với đường thẳng đi qua điểm Sn (Subnasale) và Pog (Pogonion) mô
mềm. Ông đánh giá độ nhô hay lùi của hai môi bằng cách vẽ đường thẳng góc
từ điểm nhô nhất của hai môi xuống đường thẳng đi qua Subnasale và
Pogonion. Theo ông: “Ở người trưởng thành có nét mặt nghiêng hài hoà và
khớp cắn loại I, các điểm nhô nhất của hai mi thường nằm trước đường này từ
2 - 3 mm” [57].
Simon và Izard cho rằng để có thẩm mỹ nhìn nghiêng, bình thường môi

trên, mi dưới và cằm phải nằm giữa hai mặt phẳng Izard ở phía trước (là mặt
phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng Frankfort và đi qua Glabella m
mềm) và mặt phẳng Simon ở phía sau (là mặt phẳng đứng vuông góc với mặt
phẳng Frankfort và đi qua Orbital m mềm).
Peck S. và Peck L. nghiên cứu khuôn mặt của những người mẫu chuyên
nghiệp, các hoa hậu và các ngôi sao điện ảnh cũng kết luận rằng dân chúng
thích những khuôn mặt và vùng xương ổ răng hơi nhiều hơn so với các số liệu
chuẩn được đưa ra trước đây [58].
1.3.2.2. Quan niệm của nhà phẫu thuật
Các nhà phẫu thuật thường dùng những số liệu bình thường có sẵn và
phẫu thuật để làm phù hợp với những giá trị sẵn này. Do đó thể có những sai
lầm nếu áp dụng các số liệu chuẩn không phù hợp từ những phân tích trước đ
vào các dân tộc khác nhau.

1.3.2.3. Quan niệm của hoạ sĩ và nhà điêu khắc


8

Goldsman 1959 cũng nghiên cứu trên ảnh chụp của 160 người đàn ông
và đàn bà da trắng có khuôn mặt dễ thương và 50 ảnh đẹp nhất được chọn bởi
trường nghệ thuật Herron và viện nghệ thuật Buffalo. Sau đó, 50 ảnh này lại
được đánh giá bởi các bác sĩ ch nh hình các bác sĩ ch nh hình thường thích nét
nghiêng phẳng hoặc hơi lõm. Kết quả cho thấy vào vào những giai đoạn đ ,
quan niệm về cái bình thường và cái đẹp cũng khác nhau giữa các bác sỹ
chỉnh hình và các họa sĩ.
Năm 1509, Fra Paccioli di Borgio, đề xuất bản một cuốn sách viết về các tỷ
lệ thẩm mỹ, trong quyển sách này ng ta cũng được nhấn mạnh đến “tỷ lệ vàng”.
“Tỷ lệ vàng” là một tỷ lệ vô tỷ: tỷ lệ giữa phần lớn nhất và phần nhỏ nhất
của 2 phần cũng bằng tỷ lệ của cả 2 phần đ với phần lớn nhất, (a+b)/b = b/a.

Qui luật này ch c thể đạt được khi đoạn nhỏ nhất bằng 0,618 và đoạn lớn là 1
cả đoạn là 1,618.


9

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2018.
Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Lạng Sơn

2.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn có chủ đích người dân
tộc Tày đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vào nghiên cứu.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

Đối tượng nghiên cứu là nam nữ thanh niên khỏe mạnh, dân tộc Tày ở

-

Lạng Sơn độ tuổi 18-25.
Đối tượng nghiên cứu thuộc đối tượng của đề tài cấp Nhà nước:
“Nghiên cứu nhân trắc đầu mặt của người Việt Nam để ứng dụng trong
Y học” của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội năm

-


-

2016-2017.
Có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người dân tộc Tày
Không có dị dạng hàm mặt, không có tiền sử chấn thương hay phẫu
thuật vùng hàm mặt.
Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.
Không có các biến dạng xương hàm.
Hợp tác nghiên cứu.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

Các đối tượng không đạt được tiêu chuẩn lựa chọn như trên.
Các đối tượng mất nhiều răng ảnh hưởng đến tầm cắn dọc.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.


10

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 chỉ số trung bình cho nghiên
cứu điều tra cắt ngang.

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
- α: Sai lầm loại I, chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội
rút ra một kết luận dương tính giả. Với α = 0.05 thì

- β: Sai lầm loại II hoặc lực mẫu (power là 1- β), chọn β = 0,1
(hoặc lực mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm
tính giả. Với β = 0.1 thì
- : độ lệch chuẩn.
- : là sai số mong muốn (cùng đơn vị với )
Đối với đối tượng nghiên cứu là nam nữ thanh niên dân tộc Tày ở Lạng
Sơn, độ tuổi từ 18-25, chọn  = 2,75. Theo kết quả nghiên cứu của Võ
Trương Như Ngọc (2011), kích thước chiều rộng mũi của người trưởng thành,
dân tộc Kinh đo trên ảnh chuẩn hóa là 41,45 ± 2,75 mm.
: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với  ), ước tính 0,2 mm.
Thay vào công thức, có:
n

= 1985 người.

Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra cho nhóm trưởng thành là 1985 người.


11

Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu đều trả lời các câu hỏi sau: họ và
tên, tuổi, nơi sinh, nơi cư trú, dân tộc.
Tất cả đối tượng nghiên cứu được chụp ảnh chuẩn hóa theo hai tư thế
thẳng và nghiêng bằng máy ảnh kĩ thuật số Nikon D700.
Phân tích cả nhóm bao gồm 1985 người để xác định các kích thước mô
mềm và chỉ số khuôn mặt bằng phương pháp nghiên cứu nhân trắc: đo trên
ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng. Khi phân tích, đối tượng nghiên cứu được chia
thành 2 nhóm theo giới nam và nữ.
2.4. Phương pháp chọn mẫu
Chọn tỉnh

+ Điều tra dân tộc Tày:
Dân tộc Tày chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc
- Chọn huyện
Với mỗi tỉnh, lựa chọn ngẫu nhiên 1/2 số huyện vào nghiên cứu.
- Chọn xã/phường
Tại các huyện được lựa chọn của các tỉnh, lập danh sách tất cả các xã,
sau đó chọn 30 xã để điều tra (Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống) cho mỗi khu vực.
Lập danh sách của tất cả các xã trong tỉnh theo thứ tự từng huyện với các cột:
Số thứ tự, tên xã, dân số cộng dồn.
Xác định khoảng cách mẫu k bằng cách: Chia tổng dân số tích luỹ của
mỗi tỉnh cho 30.
Dân số cộng dồn
k=
30
- Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm
trong khoảng từ 1đến k.


12

Xác định xã đầu tiên được chọn là xã mà dân số cộng dồn bằng hoặc
lớn hơn giá trị của số ngẫu nhiên vừa chọn.
Xã thứ 2 được chọn bằng cách: lấy số ngẫu nhiên cộng với khoảng cách
mẫu k, sau đó so với số dân cộng dồn (xã thứ 2 là xã mà dân số cộng dồn của
nó bằng hoặc lớn hơn tổng SNN cộng với k. Tiếp tục làm như vậy để chọn
tiếp các xã khác (số ngẫu nhiên cộng 2k, số ngẫu nhiên cộng 3k...) cho đến
khi chọn đủ 30 xã cho mỗi khu vực.
Số xã được tính theo công thức sau:
ni = SNN + (i -1)x k


(trong đó i từ 1-30).

(Danh sách số huyện và xã được chọn trong phần cuối)
- Chọn thôn/tổ dân phố để điều tra (chỉ áp dụng cho điều tra đối tượng là người
trưởng thành)
Tại mỗi xã/phường được chọn, lập danh sách tất cả các thôn/tổ dân
phố. Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 1-2 thôn/tổ dân phố bất kỳ để tiến hành điều
tra. Việc chọn thôn/tổ dân phố được tiến hành tại trạm y tế xã/phường chỉ tiến
hành trước khi bắt đầu cuộc điều tra.
- Chọn đối tượng điều tra:
+ Đối với đối tượng là người trưởng thành:
Tại mỗi thôn/tổ dân phố, căn cứ số liệu nhân khẩu của mỗi thôn/tổ
dân phố, lập danh sách các đối tượng, xác minh lý lịch và lập danh sách đối
tượng đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Đánh số thứ tự toàn bộ các đối
tượng trong thôn/tổ dân phố đã được chọn vào nghiên cứu. Lựa chọn ngẫu
nhiên lấy đủ số lượng đối tượng cần nghiên cứu ứng với mỗi dân tộc, mỗi
tỉnh và mỗi phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Dân tộc Tày (nghiên cứu tại tỉnh Lạng Sơn): tại mỗi thôn, xóm chọn
ngẫu nhiên 33-34 người (gồm 1/2 nam và 1/2 là nữ) để khảo sát bằng phương
pháp đo trên ảnh chuẩn hoá thẳng, nghiêng.


13

Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu.
Mục
tiêu

Tên biến


Loại biến

Công cụ thu
thập

1.

Tuổi

Định tính

Phiếu khám

2.

Giới tính

Định tính

Phiếu khám

Các kích thước ngang của khuôn mặt
-

3.

Chiều rộng 2 xương thái dương (Ft–Ft)
Chiều rộng mặt hay khoảng cách


giữa 2 điểm gò má (Zy-Zy)
- Chiều rộng hàm dưới (Go–Go)
- Khoảng cách giữa 2 mắt (En-En)
- Chiều rộng mắt (Ex-En)
- Chiều rộng mũi (Al-Al)
- Chiều rộng miệng (Ch-Ch)
- Khoảng cách từ mũi đến khóe miệng

Định lượng

Ảnh chuẩn
hoá

(Al-Ch)
- Khoảng cách từ khóe miệng đến
đồng tử (Ch-Pp)
Các kích thước dọc của khuôn mặt
Chiều cao mặt toàn bộ (Tr-Gn)
- Chiều cao tầng mặt trên (Tr-Gl)
- Chiều cao trán I (Tr-N)
- Chiều cao mặt dưới (Sn-Gn)
- Chiều cao tầng mặt giữa (Gl-Sn)
- Chiều cao mặt đặc biệt (N-Gn)
- Chiều dài mũi (N-Sn)
- Chiều dài tai (Sa-Sba)
Các góc của khuôn mặt
- Góc mũi - môi (Cm-Sn-Ls)
- Góc mũi - mặt (Pn-N-Pg)
- Góc mũi (Pn-N-Sn)
- Góc mũi - trán (Gl-N-Pn)

- Góc hai môi (Sn-Ls/Li-Pg)
- Góc môi - cằm (Li-B’-Pg)
- Góc lồi mặt (N-Sn-Pg)
-

4.

5.

Định lượng

Định lượng

Ảnh chuẩn
hóa

Ảnh chuẩn
hoá


14

Góc lồi mặt qua mũi (N-Pn-Pg)
- Góc lồi mặt từ Glabella (Gl-Sn-Pg)
- Góc đỉnh mũi (N-Pn-Sn)
Các tỷ lệ khuôn mặt trên ảnh thẳng chuẩn hóa
- Chiều rộng mũi/khoảng cách giữa 2 mắt (AlAl/En-En)
- Khoảng cách giữa 2 mắt/chiều rộng mắt
(En-En/En-Ex)
Định lượng

- Chiều rộng miệng/Chiều rộng mũi (ChCh/Al-Al)
- Khoảng cách mũi đến miệng/khoảng cách
khóe miệng đến đồng tử (Al-Ch/Ch-Pp)
- Chiều rộng mũi/chiều rộng mặt (Al-Al/Zy-Zy)
Các tỷ lệ khuôn mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa
- Chiều cao tầng mặt giữa/chiều cao tầng mặt
dưới (Gl-Sn/Sn-Gn)
- Chiều dài mũi/chiều cao mặt đặc biệt (NĐịnh lượng
Sn/N-Gn)
- Chiều cao tầng mặt trên/chiều cao tầng mặt
giữa (Tr-Gl/Gl-Sn)
- Chiều dài tai/chiều dài mũi (Sa-Sba/N-Sn)
-

6.

7.

Ảnh chuẩn
hoá

Ảnh chuẩn
hóa

2.5. Phương tiện nghiên cứu
-

Mẫu phiếu cam kết tham gia nghiên cứu.
Tờ cung cấp thông tin nghiên cứu.
Khẩu trang, mũ, găng tay y tế.

Máy ảnh kĩ thuật số Nikon D700, ống kính Nikon 105mm f/2.8 VR G,
chân máy, giá đỡ, thước thăng bằng có thuỷ bình, tấm hắt sáng, dây rọi

-

gương treo.
Phần mềm đo đạc theo phần mềm được sử dụng của đề tài cấp nhà
nước...


15

Hình 2.1. Máy ảnh và ống kính sử dụng trong nghiên cứu [33]
2.6. Các bước nghiên cứu

-

Bước 1: Khoanh vùng và lập danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu.
Bước 2: Tập huấn chụp ảnh, đánh giá ảnh, đo ảnh chụp chuẩn hoá.
Bước 3: Chụp ảnh chuẩn hoá thẳng, nghiêng bằng máy ảnh kĩ thuật số

-

Nikon D700 với ống kính Nikon 105mm f/2.8 VR G.
Bước 4: Chuẩn hóa ảnh, đánh dấu các mốc giải phẫu mô mềm cần

-

nghiên cứu trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng bằng phần mềm được sử
dụng trong nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước... Nhập số liệu và xử lý

-

số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bước 5: Phân tích kết quả thu được, đối chiếu kết quả với các nghiên

-

cứu trước đó.
Bước 6: Viết báo cáo khóa luận.

2.7. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hoá
2.7.1. Tư thế của đối tượng cần chụp
-

Đối tượng ngồi thoải mái trên ghế, tư thế đầu tự nhiên, mắt nhìn thằng
về trước hoặc nhìn thẳng vào gương. Hướng dẫn đối tượng điều chỉnh
tư thế sao cho khoảng cách từ khoé mắt ngoài đến đường tóc ở mang
tai bằng nhau ở cả hai bên, đường nối hai đồng từ, đường nối từ khóe

-

mắt tới đỉnh tai song song với sàn nhà.
Môi ở tư thế nghỉ.
Tư thế chụp: Mặt thẳng và mặt nghiêng.


16

2.7.2. Vị trí đặt thước tham chiếu có thuỷ bình
Dùng thước có vạch mm được đặt ngang mức mặt phẳng mặt, giọt nước

ngằm ngang cân bằng, không chuyển động. Thước được gắn cố định lên giá đỡ,
để ngang trên đỉnh đầu đối tượng chụp, dùng để chuẩn hoá trước khi đo.
2.7.3. Bố cục vị trí đặt máy ảnh
Máy ảnh được đặt cách đối tượng 1,5m, tiêu cự 105, đảm bảo tỷ lệ 1:1
đối với máy ảnh fullframe với kích thước sensor 24-36mm, tương đương máy
máy phim 35mm. Chân máy đỡ lấy máy ảnh và ống kính, đế máy cho phép
điều chỉnh độ cao giúp đảm bảo trục quang học của thấu kính được cố định
trong suốt quá trình chụp ảnh. Một nguồn flash được gắn vào máy ảnh ở
khoảng cách 27cm tính từ trục quang học để tránh hiệu ứng mắt đỏ khi chụp
ảnh. Nguồn flash thứ hai được đặt sau đối tượng để làm sáng nền và loại bỏ
bóng mờ không mong muốn trên ảnh.

Hình 2.2. Bố cục vị trí đặt máy ảnh [33].
2.7.4. Chụp ảnh và lưu trữ ảnh vào máy tính


17

Ảnh được chụp dưới ánh sáng đèn chiếu, khẩu độ, tốc độ phù hợp với
ánh sáng tại chỗ. Một nhãn dán số tương ứng với mã số của mỗi đối tượng
được dính lên phông nền trắng phía sau đối tượng.
Trục ống kính được đặt ở ngang tầm mắt của đối tượng, lần lượt từng
đối tượng được chỉ định ngồi tại ghế đã được cố định phía trước phông nền.
Tóc được cài lên và vén ra sau để thấy rõ được đường chân tóc và hai tai. Đối
tượng được yêu cầu nhìn thằng vào ống kính đối với ảnh chụp thẳng và nhìn
vào gương đặt phía bên phải hoặc bên trái đối với ảnh chụp nghiêng.
2.7.5. Tiêu chuẩn của ảnh chụp
-

Mặt tự nhiên, môi ở tư thế nghỉ.

Nhìn thấy rõ toàn bộ mặt và hai tai.
Hai đồng tử phải song song với thước thủy bình đặt trên đầu. Mắt nhìn
song song mặt phẳng ngang.

2.7.6. Các bước xử lý ảnh chụp bằng phần mềm
2.8. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định, các kích thước, góc, chỉ số cần
đo bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa thẳng, nghiêng
2.8.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh chuẩn hoá.
Tham khảo các nghiên cứu trước[3],[16],[27],[33],[42]chúng tôi lựa
chọn một số các điểm mốc giải phẫu thường được sử dụng trên ảnh chuẩn hóa
để đánh giá khuôn mặt như sau:
Bảng 2.2.Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng chuẩn hóa.
Thuật ngữ

Thuật ngữ

tiếng Việt
Điểm khoé

tiếng Anh

mắt trong
Điểm khoé
mắt ngoài
Điểm cánh
mũi

Endocanthion
Exocanthion
Alare


Định nghĩa
Nơi gặp nhau của mí trên và mí
dưới của khoé mắt trong
Nơi gặp nhau của mí trên và mí
dưới ở khoé mắt ngoài
Điểm ngoài nhất của cánh mũi


hiệu
En
Ex
Al


×