Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THẦN KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

CHỦ ĐỀ BÁO CÁO

CƠ SỞ ĐIỀU KHIỂN TẬP TÍNH
CỦA ĐỘNG VẬT

GVHD: ThS. Phùng Thị Hằng

Thành viên nhóm 05
1. Huỳnh Hà Như_B1208218
2. Mai Phúc Thịnh_B1208232
3. Nguyễn Thị Ngọc Thảo_B1200734
4. Lê Minh Tiến_B1208239
5. Nguyễn Thi Thúy Vân_B1200698

Năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iii
1. Sự tiến hóa của hệ thần kinh ..................................................................... 1
1.1. Hệ thần kinh dạng mạng lưới ............................................................. 1
1.2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hay dạng hạch ............................................ 1
1.3. Hệ thần kinh dạng ống ....................................................................... 3
2. Cơ sở sinh học của tập tính ....................................................................... 6
2.1. Các nhân tố và sự kết hợp các nhân tố ............................................... 8
Nhân tố bên ngoài ....................................................................... 8


Nhân tố bên trong........................................................................ 9
Sự kết hợp các nhân tố .............................................................. 10
2.2. Cơ quan thụ cảm .............................................................................. 10
2.3. Cơ sở thần kinh của tập tính ............................................................ 12
3. Cơ chế phản xạ ........................................................................................ 12
3.1. Phản xạ không điều kiện .................................................................. 12
3.2. Phản xạ có điều kiện ........................................................................ 13
3.3. Điều kiện hình thành phản xạ .......................................................... 18
4. Tập tính bẩm sinh và tập tính học được .................................................. 19
4.1. Tập tính bẩm sinh ............................................................................. 19
4.2. Tập tính học được ............................................................................ 19
5. Tập tính trội và tập tính xung đột............................................................ 21
5.1. Tập tính trội ...................................................................................... 21
5.2. Tập tính xung đột ............................................................................. 21
i


6. Giải thích một số ví dụ về tập tính bằng cơ chế điều khiển .................... 22
6.1. Tập tính sinh sản .............................................................................. 22
6.2. Điều kiện hóa đáp ứng ..................................................................... 23
6.3. Một số tập tính bẩm sinh .................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 29

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Hệ thần kinh mạng lưới ....................................................................... 1
Hình 2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ............................................................. 2
Hình 3. Các kiểu thần kinh ở một số loài động vật .......................................... 2

Hình 4. Hệ thần kinh dạng ống ở cá và lưỡng cư ............................................. 3
Hình 5. Bộ não và hộp sọ của các nhóm động vật ........................................... 4
Hình 6. Sơ đồ các thùy của vỏ não ................................................................... 4
Hình 7. Các vùng trên trên vỏ não.................................................................... 5
Hình 8. Sơ đồ về cơ chế hình thành và điều khiển tập tính ở động vật............ 7
Hình 9. Thí nghiệm của Pavlop ...................................................................... 14
Hình 10. Khoe mẻ của công trong mùa sinh sản ............................................ 22
Hình 11. Thí nghiệm điều kiện hóa đáp ứng .................................................. 23

iii


1. Sự tiến hóa của hệ thần kinh
Động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh, cơ thể liên hệ với bên ngoài thông
qua dịch nội bào. Trong quá trình tiến hóa của hệ thần kinh có thể chia làm 4
kiểu thần kinh: có cấu tạo mạng lưới, cấu tạo dạng chuỗi hay hạch, cấu tạo dạng
ống, dạng cấu tạo có bộ não hoàn chỉnh.
1.1. Hệ thần kinh dạng mạng lưới
Hệ thần kinh do các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể, phát nhánh
tỏa ra mọi hướng và nối với nhau thành mạng lưới. Ở kiểu cấu tạo này, khi cơ
thể bi ̣ kích thích tại một điểm, xung động thần kinh sẽ lan tỏa khắp thân. Cấu
tạo của các đám rối thần kinh ở ngoại biên là sự phân nhánh của cấu tạo nguyên
thủy của kiểu thần kinh này ở các nhóm động vật bậc cao (người, thú). Gặp ở
thủy tức (Hydra), sứa (Medusa). Ngành giun dẹp (động vật có đối xứng hai bên
và không có thể xoang) kiểu thần kinh mạng lưới và đối xứng tỏa tròn còn rõ ở
nhiều nhóm, nhưng một số nhóm sán lông đã xuất hiện hạch não và 5 – 1 đôi
dây thần kinh (Thái Trần Bái, 2013).

Hình 1. Hệ thần kinh mạng lưới
A. Thủy tức; B. Sứa


1.2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hay dạng hạch
Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh, các nhánh từ
các hạch phát ra đã có định hướng cố định hơn. Ứng với cấu tạo đốt của cơ thể,
mỗi đốt có một hạch tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể. Hệ thần kinh có vòng
thần kinh (vòng nối các hạch thần kinh) bao quanh phần trước thực quản từ đây
1


có dây thần kinh hướng về phía trước và phía sau. Ở kiểu cấu tạo này xung thần
kinh không lan tỏa khắp cơ thể mà khu trú tại từng phần nhất định. Hạch đầu
phát triển hơn và các hạch này sẽ là tiền đề cho sự hı̀nh thành não bộ về sau.
Dạng này gặp ở những nhóm động vật: ở giun tròn (Annelida), thân đốt
(Arthropoda). Hệ thần kinh của thân mềm cổ có mức độ tập trung của tế bào
thần kinh thấp và còn giữ cấu tạo bậc thang kép như một số giun đốt. Các thân
mềm khác có tế bào thần kinh tập trung thành các đôi hạch.
So với giun đốt thì ở chân khớp não có cấu trúc phức tạp hơn, các tế bào
thần kinh tiết phát triển trong não và có mặt trong các phần khác của hệ thần
kinh, hệ thần kinh giao cảm tinh tế và các giác quan đa dạng. Tùy tác nhân kích
thích mà có thể phân biệt thành các giác quan như: giác quan ánh sáng (mắt),
giác quan cơ học (lông xúc giác, lông rung, màng tai), và giác quan hóa học.

Hình 2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Hình 3. Các kiểu thần kinh ở một số loài động vật
A. Hệ thần kinh ở thủy tức; B. Hệ thần kinh ở giun dẹp
C. Hệ thần kinh ở giun tròn; D. Hệ thần kinh ở châu chấu

2



1.3. Hệ thần kinh dạng ống
Kiểu này xuất hiện ở những động vật có dây sống như cá lưỡng tiêm
(Amphioxus) nó liên quan đến hệ vận động cơ - xương. Ở những động vật bậc cao
và con người, ống thần kinh hoàn thiện thành tủy sống lưng (ở phân thân của động
vật), được bảo vệ trong cột xương sống và phát ra các dây thần kinh chui qua cột sống
để ra ngoài điều khiển cơ thể. Chức năng vận động bằng cơ vân cũng hoàn thiện. Phía
đầu ống thần kinh đã xuất hiện mầm mống của não bộ, thường được gọi là các bọng
não trước, bọng não giữa và boṇg não sau. Lúc đầu bọng não trước phát triển hơn
cả, liên quan đến chức năng thính giác và thăng bằng của đời sống dưới nước,
dần dần não sau phân hóa thành hành tủy và tiểu não. Hành tủy là trung khu
của một loạt các chức năng cơ bản của hoạt động sống (chức năng thực vật)
như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa…Dạng này chủ yếu ở chim (Aves) và thú
(Mammalia), sự phát triển của não bộ liên quan mật thiết với sự hoà n thiện cấu
trúc, chức năng của các cơ quan cảm giác ở động vật. Toàn bộ hệ thần kinh
trung ương được cấu tạo từ một ống nằm ở phía lưng con vật. Đầu trước của
ống mở rộng ra tạo thành não bộ, phần sau có dạng hình trụ, được gọi là tuỷ
sống. Đầu tiên ống thần kinh thực hiện chức năng thụ cảm. Ở phía lưng có các
tế bào vận động. Từ các tế bào vận động có các sợi thần kinh hướng đến các
cơ. Theo nguồn gốc, các tế bào thần kinh thuộc các hạch sống ở các động vật
có xương sống là các tế bào thụ cảm của ngoại bì được đẩy sâu vào bên trong
(ở động vật không xương sống chúng vẫn nằm ở ngoại bì). Ở chim và động vật
có vú hệ thần kinh đã có não hoàn chỉnh.

Hình 4. Hệ thần kinh dạng ống ở cá và lưỡng cư

3


A


B

C

D

E

F

Hình 5. Bộ não và hộp sọ của các nhóm động vật
A. Cá
D. Chim

E. Thú

B. Lưỡng cư

C. Bò sát

F. Não hoàn chỉnh ở chim và thú

Đặc điểm cấu tạo của vỏ não của người
 Đại não
Đại não gồm 2 bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi rãnh gian
bán cầu. Mỗi bán cầu đại não có một lớp chất xám dày 2 - 4 mm bao xung
quanh gọi là vỏ não. Vỏ não đựơc chia làm 4 thuỳ chính: thùy trán, thùy chẩm,
thùy đỉnh, thùy thái dương. Vỏ não là trung tâm của nhiều chức năng thần kinh
quan trọng như: chức năng vận động, chức năng cảm giác, chức năng giác quan,

chức năng thực vật, chức năng hoạt động thần kinh cao cấp.

Hình 6. Sơ đồ các thùy của vỏ não

4


Mỗi vùng của vỏ não ứng với một chức năng nhất định. Vỏ não còn là trung
tâm của các hoạt động thần kinh cao cấp: tư duy, tình cảm...Để nghiên cứu các vùng
chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ não theo nhiều cách khác nhau. Trong
đó, cách phân chia vỏ não thành 50 vùng đánh số từ 1 đến 50 của Brodmann là thông
dụng hơn cả.

Hình 7. Các vùng trên trên vỏ não

 Các vùng giác quan
* Vùng thị giác: gồm các vùng 17, 18, 19 thuộc thùy chẩm 2 bên.
Vùng 17: là vùng thị giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh
sáng và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thấy.
Vùng 18, 19: là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thấy. Khi
vùng này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.
* Vùng thính giác: gồm các vùng 22, 41, 42 thuộc thùy thái dương 2 bên.
Vùng 41, 42: là vùng thính giác thông thường, cho ta cảm giác tiếng động (âm
thanh thô sơ). Tổn thương vùng này gây nên điếc.
Vùng 22: là vùng thính giác nhận thức, cho ta nhận biết âm thanh loại gì.
* Vùng vị giác: thuộc vùng 43 của thùy đỉnh.
* Vùng khứu giác: thuộc vùng 34 của thùy thái dương, vùng này thuộc hệ
viền.
* Vùng cảm giác: thuộc vùng 1, 2, 3 của hồi đỉnh lên.
* Vùng vận động: thuộc hồi trán lên, đây là nơi xuất phát của bó tháp. So

với các vùng khác thì vùng vận động có diện tích lớn nhất. Ngoài ra, bên cạnh
vùng vận động còn có vùng tiền vận động thuộc vùng 6 thùy trán, đây là nơi
5


xuất phát các sợi đi đến các nhân xám dưới vỏ rồi theo hệ ngoại tháp chi phối
các vận động tự động.
Vùng vận động và cảm giác của vỏ não có các quy luật hoạt động sau đây:
Quy luật bắt chéo: bán cầu não bên này chi phối vận động và cảm giác
của nửa thân bên kia.
Quy luật ưu thế: những cơ quan nào vận động nhiều và cảm giác tinh tế
thì chiếm vùng vỏ não rộng hơn (tay, miệng...).
Quy luật lộn ngược: vùng vỏ não phía trên chi phối vận động và cảm giác của
các bộ phận phía dưới cơ thể. Ngược lại, vùng vỏ não phía dưới chi phối các bộ phận
phía trên.
* Vùng lời nói có 2 vùng liên quan đến lời nói:
Vùng Broca: thuộc vùng 44, 45 của thùy trán. Đây là vùng chi phối vận
động của các cơ quan tham gia vào động tác phát âm như: thanh quản, môi,
lưỡi...
Khi vùng này tổn thương thì bị chứng câm nhưng vẫn hiểu lời, hiểu chữ. Bệnh
nhân nghe và đọc thì hiểu nhưng không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời
nói. Tuy nhiên, họ có thể diễn đạt thông qua chữ viết.
Vùng Wernicke: nằm ở thùy thái dương, đây là một vùng rất quan trọng
trong việc hình thành tiếng nói và tư duy. Vì vậy, còn được gọi là vùng hiểu
ngôn ngữ, vùng hiểu biết. Vùng này không chỉ chi phối lời nói mà còn cho ta
hiểu lời, hiểu chữ...Khi vùng Wernicke bị tổn thương thì bị chứng câm kèm
thêm không hiểu lời, hiểu chữ...Vùng lời nói phân bố không đều ở 2 bán cầu.
Ở người thuận tay phải (chiếm khoảng 90%), vùng Broca và Wernicke phát
triển rất rộng bên bán cầu trái, bán cầu phải không đáng kể và bán cầu trái được
gọi là bán cầu ưu thế. Ở người thuận tay trái (chiếm 10%), ưu thế 2 bán cầu đều

nhau. Số người ưu thế bán cầu phải rất ít.
2. Cơ sở sinh học của tập tính
Dưới cùng một loại kích thích, tập tính động vật thay đổi ở từng thời điểm
khác nhau. Cơ chế điều kiển tập tính động vật kể đến là cơ chế hoạt đông của
hệ thần kinh gồm cơ quan tiếp nhận cảm giác trong, ngoài; cơ quan vận động
6


và cơ quan điều khiển. Mọi hoạt động bất kỳ của cơ thể đều là một phần của
tập tính động vật. Để thực hiện các hoạt động đa dạng tổng hợp, hầu hết cơ thể
động vật có một hệ thần kinh phát triển, điều kiển thống nhất, đáp ứng phù hợp
với các yếu tố môi trường xung quanh. Có nhiều cơ quan tiếp nhận cảm giác
bao gồm xúc giác, thính giác, thị giác, cơ quan đường bên, cơ quan tiếp nhận
kích thích hóa học, nhiệt độ, ánh sáng,…Cơ thể còn có các cơ quan vận động
đáp ứng lại các kích thích như cơ, xương, tuyến,….Sự kết hợp các yếu tố bên
trong, bên ngoài cũng như sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiếp nhận
cảm giác, cơ quan vận động và cơ quan điều khiển dưới tác động của hệ thần
kinh sẽ giúp động vật hình thành các tập tính để tồn tại và thích nghi với môi
trường sống (Lê Vũ Khôi và Lê Nguyên Ngật, Vũ Quang Mạnh và Trịnh
Nguyên Giao, 2002).
Cơ sở sinh học của tập tính động vật có thể mô hình hóa theo sơ đồ:
Cơ quan thụ cảm
(ngoài hoặc trong)

Kích thích ngoài
(vật lí, hóa học, cơ học)

THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG


Kích thích trong
(hoocmon, nội thể)

Cơ quan thực hiện
phản ứng thích hợp

Hình 8. Sơ đồ về cơ chế hình thành và điều khiển tập tính ở động vật

Ví dụ tập tính hôn phối ở chim bạch yến, các kích thích bên ngoài như
nhiệt độ, ánh sáng, tiếng kêu,… Cụ thể vào mùa xuân, ngày dài, nhiệt độ ấm,
cây xanh phát triển, ánh sáng Mặt trời không gay gắt khích thích thị giác và các

7


cơ quan cảm thụ khác đảm nhận các biến đổi đó; từ đó kích thích tuyến sinh
dục của chim đực tiết ra hoocmon androgen và chim cái tiết ra oestrogen.
Hoạt động bài tiết hoocmon lại được điều khiển bởi hệ thần kinh. Thông
qua hệ thần kinh tác động đến cơ quan thực hiện phản ứng mà cụ thể là tinh
hoàn sẽ tiết ra androgen; chim đực sẽ có những hành động như khoe mẽ, hót
với tiếng hót hay hơn.
Hoạt động của chim đực sẽ trở thành kích thích ngoài của chim cái, tác
động đến các cơ quan thụ cảm truyền về thần kinh trung ương, kích thích lên
buồng trứng tiết hoocmon sinh dục cái oestrogen, kích thích con cái trả lời lại
kích thích bằng việc kiếm vật liệu làm tổ; đồng thời trứng non trong buồng
trứng con cái phát triển nhanh và lớn dần lên. Tác đông của hoocmon làm cho
lông ở vùng bụng con cái bắt đầu rụng, hình thành nên tấm ấp. Sau khi làm tổ
xong, chim cái sẵn sàng giao phối với chim đực, hoạt động sinh dục giảm dần
đến thời kỳ ấp trứng.
2.1. Các nhân tố và sự kết hợp các nhân tố

Nhân tố tâp tính gồm nhân tố sinh lí học, nhân tố sinh học, nhân tố hoá
sinh, nhân tố di truyền học, nhân tố sinh thái học, nhân tố tâm lí học, nhân tố
xã hội học…tuy nhiên có thể tóm lược các nhân tố trên thành hai loại là nhân
tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm tương đối, mưa, gió). Năng lượng ánh sáng mặt trời tạo nên khí hậu, tất
cả sinh vật sống trên trái đất đều chịu tác động của các kiểu khí hậu đó. Mỗi
con vật có giới hạn trên và giới hạn dưới với sức chống chịu của các nhân tố,
các giới hạn của tính chống chịu đó rất khác nhau với các loài khác nhau và lứa
tuổi khác nhau. Chẳng hạn yếu tố nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự chống chịu của
con vật, nhiệt độ quá lạnh làm con vật mất trương lực sẽ gây chết, ngược lại
nhiệt độ quá cao cũng làm con vật chết do quá nóng. Ví dụ, hành vi của bò cái
sẽ thay đổi khi nhiệt độ tăng (từ 16 – 32oC), nhiệt độ càng cao thì bò càng khó
chịu và đi tìm bóng mát; ban ngày khi nhiệt độ trong bóng râm còn 290C thì
8


con vật chỉ có 11% thời gian ăn; ban đêm nhiệt độ xuống thấp còn 270C thời
gian ăn của con vật lên 37%.
Các nhân tố bên ngoài còn phải kể đến như màu sắc, âm thanh, mùi, thức
ăn,…Khi chim bồ câu con áp sát vào ngực chim mẹ thì hoạt động mớm mồi
mới diễn ra, và hành động áp sát vào ngực chim mẹ của chim non là kích thích
bên ngoài. Tóm lại, các kích thích bên ngoài có thể là các tác nhân hóa học, vật
lý, cơ học,…
Nhân tố bên trong
Các nhân tố trong của tập tính được biết rõ nhất là các hoocmon. Hiện
nay ta đã biết tập tính hôn phối được một hệ thống hoocmon điều khiển, do
tuyến sinh dục và mấu não dưới tiết ra. Một tập tính hôn phối đầy đủ, từ khoe
mẽ đến tán tỉnh, chọi nhau, đến canh tổ, nuôi con,… chỉ thể hiện được nếu các

hoocmon nói trên được tiết theo một thứ tự nhất định.
Cơ chế tác động của hormone đối với quá đtrình sinch học trong cơ thể
rất phức tạp. Các hormone được tiết ra từ các tế bào của tuyến nội tiết theo máu
tác dụng lên tế bào đích. Ở tế bào đích thường có 3 giai đoạn kế tiếp nhau:
-

Hormone được nhận biết bởi một thụ cảm thể đặc hiệu trên màng
hoặc nhân của tế bào đích.

-

Phối hợp hormone – thụ cảm thể vừa hình thành được kết hợp với
một cơ chế sinh tín hiệu.

-

Tín hiệu sinh ra gây tác dụng với các quá trình nội bào: thay đổi
hoạt tính, nồng độ enzyme, thay đổi tính thấm của màng để tăng
cường hâp thu hay đào thải các chất, gây tiết các hormone ở các
tuyến đích khác, gây co giãn cơ, gây co hoặc giãn cơ, tăng cường
tổng hợp protein.

Các nhân tố trong khác là do các cơ quan thụ cảm trong. Nhịp thở gấp là
do khu trung ương hô hấp của hành tủy báo hiệu, nồng độ khí CO2 đã tăng
trong máu và còn nhiều cơ quan thụ cảm trong khác liên hệ trực tiếp với tập
tính như trên.

9



Sự kết hợp các nhân tố
Nhân tố bên trong là gốc phát triển của tâp tính, nhưng vẫn kết hợp chặt
chẽ với nhân tố bên ngoài trong sự hình thành tập tính. Các kích thích bên trong
(hoocmon) và các kích thích ngoài tác động lẫn nhau hình thành nên tập tính
của con vật. Mối quan hệ giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài thể hiện rõ
ở tập tính hôn phối của loài chim. Đến tuổi thành thục sinh dục, hoocmon kích
thích con vật hình thành nên các đặc điểm sinh dục thứ cấp. Kích thích con vật
độc chiếm lãnh thổ, tìm con cái ghép đôi, xây tổ, ấp trứng và sau cùng là nuôi
con. Hoocmon đã kích thích con vật tìm các vật dụng đầy màu sắc, rơm rạ làm
tổ. Khi tổ làm xong, con cái nằm vào tổ, kích thích bên ngoài là cảm giác đụng
chạm gậy ngứa ngái của tổ kích thích con cái trong thời kỳ đẻ trứng rụng lông
tạo thành “tấm ấp”. Lúc này chim chuyển sang pha kiếm lông lót tổ.
2.2. Cơ quan thụ cảm
Để tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể
động vật có nhiều loại cơ quan tiếp nhận: cơ quan cảm giác, cơ quan tiếp nhận
kích thích hóa học, cơ quan cảm thụ nhiệt, cơ quan cảm thụ ánh sáng, cơ quan
thu nhận âm thanh,…
Tùy vào tốc độ tiến hóa của loài mà cơ quan cảm giác sẽ khác nhau. Cơ
quan cảm giác kể đến như cơ quan xúc giác là cơ quan thụ cảm đơn giản nhất,
phân bố ở trong da. Cơ quan cảm giác ở động vật không xương sống là các tế
bào cảm giác nằm rải rác khắp vỏ cơ thể, trừ giun đốt, thân mềm các tế bào
cảm giác đã tập trung thành đám, chân khớp đã có cơ quan xúc giác tiếp nhận
tác động cơ giới. Côn trùng trên cạn cơ quan xúc giác là những búi lông cảm
giác và những cơ quan nhỏ, lồi ở khớp chân, các lông này tiếp xúc với đốt chân
bên cạnh, chân co, duỗi làm cong lông và kích thích thần kinh cảm giác. Cá
lưỡng tiêm, tế bào cảm giác tập trung ở xúc tua xung quanh miệng giữ chức
năng vị giác và hình thành hố khứu giác. Tiến hóa hơn ở động vật có xương
sống các tế bào cảm giác đã tập trung thành những cơ quan cảm giác phức tạp
bao gồm tế bào cảm giác, tế bào nâng đỡ và bao liên kết và có nhiều nhánh thần


10


kinh đi tới. Một số loài còn có thể nhận cảm được các tín hiệu siêu âm như ở
dơi, cá heo,…
Một số loài động vật ở nước (cá, các loài ếch nhái có đuôi sống hoàn toàn
trong nước, nòng nọc) còn có cơ quan cảm chấn được gọi là cơ quan đường
bên. Cơ quan cảm nhận hóa học phát triển theo chiều hướng tiến hóa của các
loài. Ở động vật đơn bào tế bào chất của chúng đã có tính chất nhận cảm hóa
học; động vật đa bào bậc thấp cơ quan khứu giác và vị giác chưa phân hóa rõ
ràng. Động vật không xương sống có cơ quan cảm giác là những tế bào cảm
giác phân tán ở bề mặt thân. Giun đốt, thân mềm tế bào cảm giác tập trung
thành hố cảm giác, chân đốt đã có sự tập trung thành chồi cảm giác đảm nhận
chức năng vừa vị giác vừa khứu giác. Ở côn trùng cơ quan vị giác thường tập
trung ở phần phụ miệng và trên các đốt ngón chân. Cơ quan khứu giác là những
cơ quan cảm nhận hóa học từ xa có vai trò quan trọng trong đời sống của côn
trùng, hình thành nên các tập tính định hướng, tập tính giao phối,…
Cơ quan thụ cảm hóa học của nhiều loài động vật nhạy cảm hơn cơ quan
thụ cảm hóa học ở người. Cơ quan thăng bằng và cơ quan thính giác có quan
hệ mật thiết với nhau. Hai cơ quan này nằm riêng biệt ở động vật không xương
sống, nhưng ở động vật có xương sống chúng tập trung trong một cơ quan. Cơ
quan thăng bằng của động vật không xương sống ở nước là bình thạch ở các
xúc tu, giáp xác là hố thính giác ở gốc đôi râu I. Ở động vật có xương sống cơ
quan thính giác đã hình thành nên các tai trong, tai ngoài và tai giữa.
Khả năng nhận cảm ánh sáng khác nhau ở các loài động vật khác nhau
do chúng không có cùng cảm giác về cùng một phổ. Nhiều loài giun và thân
mềm chỉ có một cảm giác mơ hồ với ánh sáng nhờ da. Đa phần côn trùng có
mắt kép, các động vật có xương sống bậc cao mắt có thấu kính. Một số loài
chim có mắt rất tinh.
Một số loài còn có cơ quan thụ cảm điện, đặc biệt ở một số loài cá như cá chình

điện, cá trê điện, cá đuối điện,… có thể phóng điện tích lớn làm tê liệt con mồi để bắt
ăn thịt hoặc để đánh trả kẻ thù. Tùy vào cấu tạo cơ thể mà cơ quan cảm thụ điện ở các
loài có vị trí khác nhau, như ở cá đuối điện nó nằm ở gần mang, lươn điện ở dưới
11


đuôi, cá trê điện nằm ở hai bên thân con vật. Cơ quan thụ cảm nhiệt là cơ quan đặc
biệt giúp con vật nhận cảm nhiệt độ môi trường bên ngoài, từ đó hình thành nên các
tập tính thích nghi với môi trường sống.
2.3. Cơ sở thần kinh của tập tính
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ. Phản xạ là phản ứng của cơ
thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể.
Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung
phản xạ. Cả hai phản xạ có điều kiện và không điều kiện đều được thực hiện
nhờ 5 thành phần cơ bản là:
- Bộ phận cảm thụ: các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt khớp,
thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.
- Đường truyền vào: thường là dây thần kinh cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.
- Trung tâm thần kinh.
- Đường truyền ra: thường là dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.
- Bộ phận đáp ứng: thường là cơ hoặc tuyến.
Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều
năm, Pavlov đã phân biệt hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và
phản xạ có điều kiện.
3. Cơ chế phản xạ
3.1. Phản xạ không điều kiện
Phản xạ không điều kiện là loại phản xạ cố định có tính bản năng, tồn tại
vĩnh viễn suốt đời và có khả năng di truyền sang đời sau. Đặc điểm là có cung
phản xạ cố định, với một kích thích nhất định, tác động vào một bộ phận thụ
cảm nhất định gây một phản ứng nhất định. Có trung tâm phản xạ ở phần dưới

của hệ thần kinh, phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ.
Ví dụ: trung tâm phản xạ gân xương, phản xạ trương lực cơ nằm ở tuỷ
sống, trung tâm của phản xạ giảm áp, phản xạ hô hấp nằm ở hành não.
Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích
và bộ phận nhận cảm, ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử nhưng
12


tiếng động không gây co đồng tử, trong khi đó chiếu ánh sáng vào da không
gây đáp ứng gì nhưng chạm tay vào lửa thì tay rụt lại.
Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là mối liên lạc cố định, vĩnh viễn
giữa cơ thể và môi trường.
3.2. Phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện được thành lập trong đời sống, sau quá trình luyện
tập, dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện. Có cung phản xạ phức tạp,
cần sự tác hợp của hai tác nhân kích thích không diều kiện và có điều kiện và
tác nhân có điều kiện bao giờ cũng đi trước và trình tự này phải được lặp lại
nhiều lần. Trung tâm phản xạ là vỏ não, không phụ thuộc vào tính chất của tác
nhân kích thích và bộ phận cảm thụ.
Ví dụ: khi bơm nước axit có vị chua vào mồm chó, con vật có phản ứng
tiết nước bọt, làm cho axit chua bị pha loãng đi, và bị tống ra ngoài. Đó là phản
ứng bẩm sinh đã có.
Muốn gây được phản xạ có điều kiện phải có sự kết hợp của hai tác nhân
kích thích không điều kiện và có điều kiện và tác nhân có điều kiện bao giờ
cũng đi trước và trình tự này được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nếu trước khi bơm nước axit, ta cho chuông reo và làm nhiều lần như thế
thì về sau chỉ một mình tiếng chuông cũng làm cho chó có những phản ứng trào
nước bọt giống như phản ứng đối với axit. Hai phản ứng của con chó đối với
axit vào mồm và đối với tiếng chuông reo vào tai, đều là hoạt động phản xạ.
Phản xạ đối với axit là phản xạ không điều kiện. Phản xạ đối với tiếng chuông

reo là phản xạ có điều kiện. Trung tâm phản xạ có điều kiện có sự tham gia của
vỏ não.
Phản xạ có điều kiện không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích
thích và bộ phận nhận cảm. Phản xạ có điều kiện có tính chất cá thể và là
phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể đối với môi trường. Phản xạ có điều
kiện nếu không được cũng cố thì sẽ bị dập tắt. Nhờ có phản xạ có điều kiện mà
cơ thể luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống. Phản xạ có

13


điều kiện chảy nước bọt trước ánh đèn dựa trên cơ sở phản xạ không điều kiện.
Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây bài tiết nước bọt.
Ví dụ: mỗi lần cho chó ăn, lại bật đèn. Cứ lặp đi lập lại nhiều lần như
thế, đến một lúc nào đó không cần cho chó ăn mà chỉ bật đèn là chó cũng tiết
nước bọt. Phản xạ tiết nước bọt với sự tác động của ánh đèn được gọi là phản
xạ có điều kiện. Cũng có thể thay ánh đèn bằng tiếng chuông reo: cho chó ăn
đồng thời với rung chuông, đến một lúc nào đó không cần cho chó ăn mà chỉ
rung chuông chó cũng tiết nước bọt. Phản xạ tiết nước bọt với tiếng chuông
được gọi là phản xạ có điều kiện.

Hình 9. Thí nghiệm của Pavlop

Pavlop đã giải thích cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện thành lập
bằng việc thành lập dường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai điểm trên võ
não. Theo ông, mỗi thụ quan, mỗi phản xạ không điều kiện cần có một “điểm
đại diện” trên vỏ não. Cho nên khi cho chó ăn, không chỉ trung tâm phụ trách
phản xạ không điều kiện duới vỏ não hưng phấn cùng lúc ấy, “điểm đại diện”
cho phản xạ không điều kiện tiết nước bọt trên vỏ não cũng hưng phấn. Khi
tác động đồng thời giữa tác nhân kích thích có điều kiện thì trên vỏ não có hai

điểm cùng hưng phấn: một điểm đại diện cho phản xạ không điều kiện và một
điểm phụ trách tác nhân kích thích có điều kiện.
Theo quy luật lan tỏa và tập trung của quá trình thần kinh, sau khi xuất
hiện, hưng phấn từ hai điểm đó sẽ lan tỏa ra xung quanh đến một phạm vi nhất
định rồi lại tập trung về vị trí xuất phát ban đầu. Mỗi lần hưng phấn đi qua sẽ
14


làm tăng hưng tính của nơron. Chuỗi nơron nằm giữa hai điểm đó nhận được
sự lan tỏa của cả 2 luồng hưng phấn cho nên hưng tính của chúng tăng lên
nhanh chóng, dần dần tạo thành một con “đường mòn” giữa hai điểm. Nhờ có
“đường mòn” đó mà hưng phấn từ điểm này sang điểm kia một cách dễ dàng.
Khi đó chỉ cần có sựu tác động của tác nhân kích thích có điều kiện gây hưng
phấn ở điểm phụ trách kích thích có điều kiện là hưng phân đó sẽ theo “đường
mòn” lan tới điểm đại diện của phản xạ không điều kiện và gây ra phản xạ. Khi
đó phản xạ có điều kiện đã được thành lập.
Như vậy việc thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn,
lúc đầu khi chỉ bật đèn, chó không tiết nước bọt, còn khi cho chó ăn thì có phản
xạ có điều kiện tiết nước bọt. Khi vừa bật đèn vừa cho chó ăn thì trên vỏ não
có hai điểm cùng hưng phấn: một điểm phụ trách với đèn (có điều kiện) và một
điểm phụ trách cho phản xạ ở hai điểm đại diện cho phản xạ không điều kiện
tiết nước bọt. Theo quy luật lan tỏa và tập trung ra xung quanh, hưng phấn xuất
hiện ở hai điểm này lan tỏa ra xung quanh, sau đó lại tập trung về vị trí xuất
phát điểm ban đầu. Mỗi lần hưng phấn đi qua vùng nào đó sẽ làm tăng hưng
phấn của các nơron ở vùng đó. Chuỗi nơron nằm giữa điểm phụ trách ánh đèn
và điểm đại diện cho phản xạ không điều kiện tiết nước bọt nhận được sự lan
tỏa của hai luồng hưng phấn nên hưng phấn của chúng tăng lên nhanh chóng.
Đến một lúc nào đó, hưng tính của chúng tăng lên đến mức dễ dàng cho hưng
phấn từ điểm này tới điểm kia và hình thành “đường mòn”. Như vậy phản xạ
có diều kiện tiết nước bọt với ánh sáng đèn đã được thành lập.

Tuy nhiên, sau khi phản xạ có điều kiện đã được thành lập, nếu phản xạ
này không được củng cố thì pahnr xạ sẽ mất dần đi, có nghĩa là “đường mòn”
đã bị mất đi. Và ông pavlov gọi là “đường liên hệ tạm thời”.
Các loại phản xạ có điều kiện:
Phản xạ có điều kiện là mối liên hệ tạm thời giữa cơ thể và môi trường
sống, nó có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của động vật và của người.
Có những phản xạ có điều kiện dễ thành lập, nhưng có những phản xạ có điều

15


kiện khó thành lập. Có những phản xạ có điều kiện bền lâu, gần như những
phản xạ có điều kiện, lại có những phản xạ có điều kiện không bền lâu.
Người ta chia phản xạ có điều kiện làm nhiều loại:
Phản xạ có điều kiện tự nhiên:
Là những phản xạ có điều kiện rất bền vững, và thường tồn tại suốt đời.
Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền lâu như thế là vì kích thích có điều kiện và
kích thích không điều kiện của phản xạ ấy luôn luôn đi đôi với nhau, làm cho
đường liên lạc tạm thời ở vỏ não thường xuyên được củng cố. Ví dụ: chuột sợ
mèo là loại phản xạ có điều kiện.
Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện
Các vùng đại diện của các cơ quan cảm giác trên vỏ não. Mỗi bộ phận cảm
thụ đều có điểm đại diện trên vỏ não, bộ phận cảm thụ thị giác có điểm đại diện
ở thuỳ chẩm, bộ phận cảm thụ đau nóng có những điểm đại diện ở thuỳ đỉnh...
Mỗi kích thích dù chỉ gây phản xạ không điều kiện, cũng đều tạo xung động
chạy lên vỏ não. Nếm thức ăn mà chảy nước bọt là một phản xạ không điều
kiện. Phản xạ này có điểm đại diện tại vùng nếm của vỏ não. Những kích thích
không gây phản xạ cũng đều có điểm đại diện tại vỏ não: con chó nhìn ánh đèn
không có phản ứng gì đặc biệt, nhưng ở vỏ não thuỳ chẩm của nó có điểm hưng
phấn đại diện cho cảm giác nhìn thấy ánh đèn.

Đường liên lạc tạm thời
Mỗi khi hai điểm hưng phấn (tức là hai điểm đại diện của cảm giác) cùng
xuất hiện trên vỏ não, hai điểm ấy luôn luôn có xu hướng liên lạc với nhau, vì
các quá trình hưng phấn tại mỗi điểm đều lan toả ra rồi gặp nhau tạo thành
đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm. Nếu ta lặp đi lặp lại nhiều lần thí nghiệm
gây hai điểm hưng phấn thì đường liên lạc nối liền hai điểm sẽ được củng cố.
Đó là đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn. Phản xạ có điều kiện
được xây dựng trên cơ sở một đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn
trên vỏ não do một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện
gây ra. Đường liên lạc tạm thời đó chỉ là đường liên lạc chức năng không phải
là đường liên lạc qua một dây thần kinh cụ thể. Gọi đường liên lạc đó là tạm
16


thời vì nếu thay đổi điều kiện sống thì đường liên lạc mất đi và một đường khác
lại được xây dựng.
Tính chất tạm thời của đường liên lạc đó quan trọng ở chỗ đảm bảo tính
chất linh hoạt của phản ứng cơ thể đối với môi trường. Đường liên lạc tạm thời
chỉ xuất hiện trên vỏ não. Các phần dưới của hệ thần kinh không có đường liên
lạc tạm thời. Đường liên lạc tạm thời chuyển hưng phấn theo hai chiều.
Ví dụ: Xây dựng một phản xạ có điều kiện ăn bằng cách làm co 1 chân
chó trước khi cho ăn. Khi phản xạ có điều kiện này được thành lập rồi, mỗi khi
co chân thì con vật chảy nước bọt. Nhưng con chó cũng có một phản xạ có điều
kiện ngược lại tức là mỗi khi nó bắt đầu ăn, nó co chân lại. Hiện tượng đó chứng
tỏ hưng phấn chạy hai chiều trên đường liên lạc tạm thời.
Điều kiện của phản xạ có điều kiện là phản xạ không điều kiện được hình
thành trong quá trình sống (không phải bẩm sinh).
Phản xạ có điều kiện nhân tạo
Là những phản xạ có điều kiện không bền vững, và thường chỉ tồn tại
trong một giai đoạn nhất định của đời sống của động vật hoặc của người. Kích

thích có điều kiện và kích thích không điều kiện của các loại phản xạ này có
lúc đi đôi với nhau, nhưng có lúc không đi đôi với nhau, cho nên đường liên
lạc tạm thời ít khi được củng cố. Ví dụ: phản xạ trú ẩn khi nghe kẻng báo động,
hoặc khi nghe tiếng động cơ máy bay trong thời gian chiến tranh là phản xạ có
điều kiện. Khi hết chiến tranh thì phản xạ có điều kiện được thành lập này sẽ
biến mất. Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền vững hơn phản xạ có điều kiện
nhân tạo.
Phản xạ có điều kiện cấp cao
Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một phản xạ không điều
kiện. Loại phản xạ có điều kiện đó là cấp một. Ta có thể dùng phản xạ cấp một
làm cơ sở xây dựng phản xạ có điều kiện cấp hai, và dùng phản xạ có điều kiện
cấp hai để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp ba, v.v...
Ví dụ: phản xạ có điều kiện được thành lập trên con chó bằng ánh sáng
đèn thông qua miếng thịt là phản xạ có điều kiện cấp một. Nếu như trước khi
17


bật đèn mà rung chuông thì sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện cấp hai.
Người ta có thể dùng thêm một tín hiệu nữa để thành lập phản xạ có điều kiện
cấp ba. Nói chung trên loài vật, người ta có thể thành lập phản xạ có điều kiện
cấp ba. Trên người, có thể gặp phản xạ có điều kiện cấp cao hơn nữa.
Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện
Thích nghi với môi trường:
Cơ thể động vật, đặc biệt là các loài động vật cao cấp chỉ có thể tồn tại
phát triển và hoạt động khi nào giữ được thăng bằng với môi trường sống.
Muốn giữ thăng bằng với môi trường luôn biến đổi, cơ thể phải có khả năng
thích ứng linh hoạt hơn nữa đối với môi trường. Quá trình thích ứng đó là do
hoạt động phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phương thức thích ứng
linh hoạt của cơ thể đối với môi trường, giúp cho cơ thể biết được hướng đi tìm
thức ăn để sinh sống. Trong chiến tranh, nhờ có tiếng kẻng báo động, người ta

đi tìm chỗ trú ẩn mặc dù chưa có máy bay đến ném bom.
Trong học tập
Nhờ thành lập phản xạ có điều kiện mà người ta có thể nắm được nội
dung bài học khi đã lặp đi lặp lại những nội dung đó. Vì vậy, việc luyện tập,
củng cố là những điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.
Y học
Nhờ phản xạ có điều kiện người ta có thể cắt cơn nghiện rượi bằng
apomorphin. Apomorphin là chất gây nôn, người ta trộn lẫn vào rượu và cho
người nghiện rượu uống, khi uống rượu này sẽ nôn. Làm nhiều lần như vậy, về
sau những người nghiện rượu chỉ cần ngửi thấy mùi rượu là họ đã có cảm giác
buồn nôn và trở nên sợ, không dám uống rươu nữa. Nhờ có phản xạ có điều
kiện người ta có thể dùng giả dược điều trị một số bệnh tâm lý.
3.3. Điều kiện hình thành phản xạ
- Phải lấy một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều kiện
đã được củng cố vững chắc làm cơ sở.
- Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với
nhân kích thích không điều kiện.
18


- Tác nhân kích thích có điều kiện không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống
của con vật.
- Tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời
với tác nhân kích thích không điều kiện.
- Vỏ nào phải nguyên vẹn về mặt cấu tạo và bình thường về mặt sinh lý.
4. Tập tính bẩm sinh và tập tính học được
4.1. Tập tính bẩm sinh
- Tập tính bẩm sinh là những biểu hiện cơ bản cho cơ thể sống mà từ khi
sinh ra đã có sẵn, mang tính bản năng và được di truyền từ bố mẹ sang hay
còn gọi là mang tính bẩm sinh, mang tính nguyên thủy vừa mới sinh ra đã có

không cần học hỏi trong đời sống. Chúng thường là những vận động bản năng
của cơ thể sống như chạy, nhảy, bay, săn mồi, giao hoan, bài tiết…Các hoạt
động này được quyết định bởi yếu tố di truyền, ít thay đổi và ít chịu ảnh hưởng
của môi trường sống. Tuy nhiên có loại tập tính bẩm sinh vẫn được tiếp tục
thay đổi, phát triển và hoàn thiện trong quá trình phát triển của động vật. Theo
Paplop TTBS là phản xạ không điều kiện.Ví dụ: Nhện giăng tơ bắt mồi. Những
biểu hiện cơ bản của cơ thể sống mà từ khi sinh ra đã có sẵn, mang tính bản
năng, được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
TTBS là tập tính sơ cấp là những vận động bản năng của cơ thể sống
chạy, nhảy, bay, giao hoan .Và hầu hết những tập tính này ít chịu ảnh hưởng
của môi trường sống, được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Cơ sở của tập tính bẩm sinh
- Là chuỗi phản xạ không điều kiện.
- Trình tự các phản xạ trong hệ thần kinh được gen quy định sẵn.
- Bền vững, không thay đổi.
4.2. Tập tính học được
Những loài tập tính bẩm sinh được quyết định theo cơ chế di truyền,
nhưng vẫn có thể thay đổi và được hoàn thiện dần qua kinh nghiệm và hoạt
động, được gọi là tập tính bản năng học được. Khả năng học tập, hoàn thiện
19


một số tập tính nào đó của động vật lại phụ thuộc chủ yếu phụ thuộc vào sự
phát triển và cấu trúc của hệ thần kinh trung ương. Điều này lại phụ thuộc hoàn
toàn bởi nguồn vật chất di truyền. Nói cách khác, khả năng học tập qua kinh
nghiệm sống của cá thể động vật được quyết định chủ yếu bởi sự phát triển và
tiến hóa của nhóm động vật nào đó. Những ví dụ sau đây chứng tỏ điều đó:
- Hiện tượng gà con, chim non ngồi xệp xuống khi có tín hiệu báo động.
Hành vi đó xem như là tập tính bản năng. Gà con, chim non cũng có thể đã
nghe tiếng báo động ngay từ khi còn ở trong trứng, mới mổ vỏ.

- Vận động bay của chim có vẻ là do sự luyện tập của chim non. Chim
non phải tập bay truyền cành một thời gian thì mới bay giỏi. Để xác định vận
động bay của chim là tập tính bẩm sinh hay học tập, người ta nhốt chim bồ câu
non vào một cái lồng hẹp để chim không tập được động tác đập cánh. Tuy vậy
khi thả ra con chim non này cùng với chim non cùng tuổi vừa học bay, cũng
bay thành thạo như chim bạn. Như vậy, sự hoàn thiện đàn dần cách bay của
chim tập “truyền cành” có thể không phải do học được mà là bẩm sinh, được
gọi là tập tính không hoàn hảo. Tuy nhiên nhiều con chim bay lên được nhưng
không biết cách đậu. Vì thế truyền cành là cách chim non hoàn thiện cách bay
và cả cách đậu xuống cành cây.
- Một số gà vịt sau khi nở có khả năng chạy, nhảy và đi theo mẹ kiếm ăn. Lúc
này chúng đã có tập tính là theo vật chuyển động có hình dạng kích thước nhấ
ddingj, in bóng xuống mặt đất. Đây là dạng tập tính bản năng, giúp chim non chạy
theo bố mẹ. tìm sự ấp ủ, che chở, chờ bố mẹ mớm mồi. Nhưng nếu không có bố mẹ
thi gà, vịt hay chim non dễ dàng chạy theo những hình và vết loài động vật khác
tương tự bố mẹ. Đây là loại tập tính đặc thù, tạo nên ấn tượng ban đầu đối với chim
non nhưng rất bền vững và giữ lại suốt đời, tạo ra sự ổn định trong bầy đàn. Cùng
với nhóm tập tính in vết còn có loại tập tính quen nhìn. Ví dụ, đàn gà con mỗi khi
có một vật lạ ập tới từ trên cao thì cùng với tín hiệu kêu báo động cho gà mẹ, chúng
biết có sự nguy hiểm và nhanh chóng ẩn nấp. Nhưng nếu kích thích này cứ lặp đi
lặp lại kèm theo không có sự nguy hiểm, thì phản ứng của con vật sẽ trở nên không
rõ ràng và cuối cùng mất hẳn.

20


5. Tập tính trội và tập tính xung đột
5.1. Tập tính trội
Trong một thời điểm, từ một địa điểm, con vật chỉ sử dụng một tập tính
nhất định, trong nhiều trường hợp con vật không thể đồng thời thực hiện hai,

ba tập tính. Tập tính nào được thực hiện thì đó là tập tính trội. Trong tình huống
này, con vật có khả năng chọn trong số lớn hình ảnh, âm thanh hay kích thích
khác thích hợp với yêu cầu đó.
Các kiểu tập tính rõ rang tùy thuộc vào hoàn cảnh có thể triệt tiêu nhau.
Hiện tượng đó được giải thích như sau: nhờ lien hệ với thần kinh trung ương,
một kích thích mạnh của một kiểu tập tính sẽ ức chế các kiểu tập tính khác,
nhưng cơ chế của ức chế này còn chưa biết rõ.
5.2. Tập tính xung đột
Trong nhiều trường hợp, con vật đồng thời cùng một thời điểm bị kích
thích mạnh bằng nhiều kiểu và hay hay ba kiểu và hai hay ba kiểu tập tính
không thể trội hơn nhau. Khi đó sẽ có một tính xung đột.
Các tác động của tập tính xung đột này rất thú vị, thường được các cá thể
khác nhận biết. Đây là các tính hiệu cơ sở của thông tin “ngôn ngữ” động vật.
Trong nhiều tình huống, con vật nổi giận, hậu quả của tập tính đó rõ rang như
nhau. Như vậy tập tính xung đột là cùng một lúc phải đối phó với các tình huống
khác nhau, con vật buộc phải chọn lọc tình huống có lợi và xử lý kịp thời.

21


×