Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NUÔI
CÁ NƯỚC NGỌT

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn gia Hiển
Sinh viên thực hiện: Võ quang tiến
Lớp: ĐHNTTS15B
MSSV: 0015412024
1

Đồng Tháp, 08/2018


DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1. Sơ đồ tổng quan cơ sở sản xuất cá tra bột ...........................................9
Hình 2. Hệ thống ao nuôi của cơ sở .................................................................9
Hình 3. Hệ thống cấp thoát nước ......................................................................10
Hình 4. Các cống cấp và thoát nước .................................................................10
Hình 5. Ao lắng của cơ sở ................................................................................11
Hình 6. Hút bùn đáy ở đáy ao ..........................................................................11
Hình 7. Máy bơm nước ....................................................................................12
Hình 8. Dụng cụ thủy sản ..................................................................................12
Hình 9. Thuốc diệt khuẩn tát ao .......................................................................12
Hình 10. Enzyme hỗ trợ tiêu hóa......................................................................14
Hình 11. Trị gan thận mũ, xuất huyết, tái tạo má..............................................15


Hình 12.

Muối và thuốc tím.............................................................................15

Hình 13. Vi sinh xử lý màu nước.......................................................................16
Hình 14. Thả bột và trứng nước.........................................................................16
Hình 15. Men vi sinh và yuca

....................................................................... 17

Hình 16. Diệt khuẩn cải tạo môi trường............................................................19
Hình 17. Thu hoạch cá tra giống.......................................................................19
Hình 18. Trùng bánh xe( kính hiển vi)…………………………………………20
Hình 29. Một số thuốc trị bệnh trùng lông……………………………………..21
Hình 20. cotrim…………………………………………………………………23

2


MỤC LỤC
I.

II.

III.

IV.
V.

Trang


TỔNG QUAN....................................................................................5
1. Giới thiệu cơ sở ...........................................................................6
2. Đặc điểm sinh học .......................................................................6
CÁC CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP ...................................................................................................8
1. Các hệ thống công trình trong cơ sở sản xuất...........................8
2. Thiết bị phục vụ thủy sản...........................................................12
3. Thuốc và hóa chất trong cơ sở ...................................................13
KỸ THUẬT SẢN XUẤT .................................................................15
1. Chuẩn bị ao nuôi.........................................................................15
2. Xử lý môi trường và tạo trứng nước..........................................16
3. Chọn và thả cá bột ......................................................................16
4. Quản lý chăm sóc........................................................................17
5. Thu hoạch ...................................................................................20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................20
KẾT LUẬN.......................................................................................21

3


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Đồng Tháp, Khoa Kỹ
Thuật Công Nghệ cùng các Thầy/Cô trong khoa đã tạo điều kiện cho chúng em
được thực tập, học hỏi kinh nghiệm về chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản trong
chuyến đi thực tập nghề nuôi cá nước ngọt tại Ấp An Lạc, Xã An Bình, Huyện
Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
Qua chuyến đi thực tập lần này là cơ hội để chúng em học hỏi thêm nhiều
kiến thức, kinh nghiệm thực tế, áp dụng lý thuyết đã học tại giảng đường trên cở
sở thực tế. Với mô hình nuôi cá tra giống, từ khâu nuôi bột đến khâu nuôi giống

xuất bán, trong đó được quan sát bệnh của cá qua từng giai đoạn và cách trị bệnh
giúp cá khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc
tự học, chúng em còn được sự chỉ dạy từ các anh quản lý ao, học hỏi kinh
nghiệm, tiếp thu những kiến thức mới, giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, tạo được
mối quan hệ tốt giữa quản lý với sinh viên thực tập tại trại cá.
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn nuôi trồng thủy sản,
Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho chúng
em, sự giảng dạy nhiệt tình đầy tâm quyết của quý thầy cô, trong suốt thời gian
thực tập đã quan tâm sâu sắc, những lời hỏi thăm và đến tận cơ sở để xem tình
hình thực tập của chúng em.
Xin chân thành cảm ơn!!

4

MỞ ĐẦU


Cá tra (Danh pháp khoa học: Pangasius hypophthalmus) hay còn gọi đơn
giản là cá tra, là một loài cá da trơn trong họ Pangasiidae phân bố ở lưu vực
sông Mê kông, có mặt ở cả bốn nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan.
Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya. Đây là
loài cá đại diện cho họ cá tra và được nuôi nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những năm gần đây, cá tra là loài cá nước
ngọt được nuôi và xuất khẩu nhiều nhất so với các đối tượng thủy sản nước
ngọt khác và phục vụ đặc lực cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Cá tra là loài cá nước ngọt, dễ nuôi, dễ chế biến làm thành các sản phẩm
đông lạnh. Cá tra được ưa thích và nổi tiếng như vậy là vì cá tra có thịt trắng,
không mùi, hương vị sau khi nấu rất thơm ngon, có thể được chế biến nhiều
món ăn; giá cả không đắt. Đặc biệt, thịt cá tra rất bổ dưỡng. Thịt cá tra không
có cholesterol, chứa nhiều các thành phần vitamin A, D, E, các axít béo

không no thiết yếu cho cơ thể như MUFA, PUFA và quan trọng hơn là
Omega 3 EPA, DHA thành phần cấu tạo của não người. Ăn cá giúp giảm các
bệnh liên quan đến tim mạch, tốt cho não, bổ mắt, ngăn ngừa ung thư, da
khỏe đẹp, giảm đau và viêm sưng, mỡ trong cá tra còn chứa các axít béo no
khác rất cần cho cơ thể.
Cá tra có giá trị xuất khẩu cao,nhiều thị trường ưu chuộng, mang lại hiệu
quả kinh tế cho đất nước, tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều công – nông dân,
hiện tại thì giá cả của cá thương phẩm đang tăng cao, các thị trường quốc tế
đang có nhu cầu tiêu thụ. Các vùng nuôi cá tra thịt thương phẩm xuất khẩu
được hình thành khắp nơi trong khu vực, quy mô từ nhỏ lẻ đến công nghiệp,
để tránh đi thất thoát người nuôi, nhà máy chế biến thức ăn, nhà máy đông
lạnh có mối liên kết chặt chẽ với nhau, đều tuân thủ các tiêu chuẩn như
VietGAP, Global GAP, BAP, ASC,..
Với những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, chúng ta nên tận dụng và phát
huy nó, tạo nên thương hiệu riêng về cá tra, đưa cá tra nắm vững các thị
trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ… đưa đát nước chúng ta tiến xa hơn
trong ngành thủy sản nói riêng, phát triển kinh tế nói chung.
I.

TỔNG QUAN
1. Giới thiệu cơ sở thực tập
- An Bình có vị trí địa lý thuận lợi giáp với sông an bình , có khí
hậu gió mùa cận xích đạo nhiệt độ nóng quanh năm, hệ thống kênh
rạch nhiều, diện tích đất ruộng hàng nghìn hecta, đất bồi phù sa
5
hằng năm rất lớn, cải tạo đất tốt, có dòng nước chảy lưu thông
mạnh. Với nguồn điều kiện tự nhiên phong phú người dân nơi đây
đã định hướng và nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt như cá trê
vàng, cá tra, tôm càng xanh, ếch…



Đối với cá tra đối tượng chủ yếu được nuôi giống, diện tích nuôi
tăng lên hằng năm, cá tra được xem là biểu tượng cho vùng đất
này, giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người dân, với nhiều tiềm năng nên chúng em chọn nghề nuôi cá
tra giống cho chuyến thực tập nghề nuôi cá nước ngọt. Cơ sở mà
chúng em tìm đến thực tập là cơ sở sản xuất Cá tra giống của ông
Trương Hữu Đức thuộc xã An Bình ,huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp. Trại cá có vị trí thuận lợi, giao thông đường bộ và đường
thủy rất thuận tiện để di chuyển.
Cơ sở có nhiều ao rải rác ở các nơi như: xã Mỹ Thọ, xã Nhị Mỹ
và Tam Nông. Thực tập tập trung ở ao nuôi tại An Bình – huyện
Cao Lãnh với diện tích mặt nước 3.800m2
2. Đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.
Phân loại
- Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài:Pangasianodonhypophthalmus
-

(Sauvage, 1878)
Tên tiếng Anh: Mekong Giant Catfish.
2.2.
Đặc điểm sinh học
- Cá Tra là loài cá da trơn, có cơ quan hô hấp phụ, thân thon dài dẹt
về phía đuôi, có 2 đôi râu, vây lưng cao, có một gai cứng chứa

chất độc, vây mở nhỏ, lưng có màu tro nhạt, bụng trắng óng ánh,
có sọc đen ngắt quản và kéo dài đến đuôi.
- Cá Tra có tên khoa học là Pangasius hypophthalmus trước đây còn
có tên là P. micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao
của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống lưu vực
sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Cam-pu- chia ở và Việt Nam).
- Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều
chất hữu cơ, oxygen hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao.
- Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ
cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua côn trùng, ốc, cá.
- Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như
trứng nước, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống, ... Thức ăn có
nguồn gốc động vật sẽ giúp cá nhanh lớn.
- Cá tra giống lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau hơn 2 tháng nuôi cá
6
đạt trọng lượng 30-35 con/kg.
- Cá tra không đẻ trong ao nuôi. Cá tra cũng không có bãi đẻ tự
nhiên ở Việt Nam. Cá tra đẻ ở Cam-pu-chia, cá bột theo dòng nước
về Việt Nam.


-

-

-

-

-


-

-

Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5-7 hàng
năm.
2.3.
Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng như các loài cá khác, lúc mới nở cá dinh dưỡng bằng noãn
hoàng. Sau 24 – 36 giờ khi noãn hoàng tiêu hóa gần hết cá bắt đầu
sử dụng thức ăn là động vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, trứng
nước. Cá hoạt động rất mạnh, chúng ăn tất cả các loại thức ăn.
Cá Tra sau khi nở 60 - 62 giờ thì có răng, có khả năng bắt mồi nên
chúng ăn nhau rất nhiều. Tính hung dữ của cá giảm dần và sau
khoảng 10 ngày tuổi thì khả năng sát hại nhau không đáng kể. Cá
Tra có dạ dày phình to hình chữ U và có thể co giãn được, ruột cá
Tra ngắn không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột
ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Khi cá lớn thể hiện tính ăn
rộng, ăn đáy và ăn tạp thiêng về động vật nhưng dễ chuyển đổi
loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các
loại thức ăn như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Trong ao nuôi, cá Tra có khả năng thích nghi cao với các loại thức
ăn khác nhau như cám, rau muống, động vật đáy .
2.4.
Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá Tra từ 3 - 4 năm. Mùa vụ
thành thục của cá từ tháng 4 trở đi, cá có tập tính ngược dòng di cư
tìm đến các bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá Tra
không đẻ tự nhiên ở Việt Nam, bãi đẻ của chúng nằm ở khu vực từ

địa phận tỉnh Cratie của Campuchia trở lên thượng nguồn. Tại bãi
đẻ, cá bố mẹ đẻ trứng và thụ tinh tự nhiên, trứng dính vào cây cỏ
thủy sinh ven bờ. Sau khi nở cá bột trôi theo dòng nước lũ về hạ
lưu đến các vùng ngập nước ở Campuchia và Việt Nam. Tại đây
người dân có truyền thống vớt cá Tra bằng đáy, cá bột được
chuyển về ao ương lên thành cá giống, sau đó đưa đi bán cho
người nuôi cá Tra ở khắp Nam Bộ.
Trong sinh sản nhân tạo cá Tra có thể thành thục sớm hơn (từ
tháng 2 dương lịch), cá đẻ 1- 3 lần/năm. Hệ số thành thục tương
đối của cá có thể đạt 12 %.
2.5.
Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng khá cao, cá lớn nhanh từ năm thứ
nhất đến năm thứ 3. Cá nuôi sau 1 năm nặng trung bình 1 kg/con,
nuôi 2 năm đạt 3 - 3,5 kg/con. Cá đực có tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn cá cái. Cá nuôi tốt có con dài 1,2 m và nặng 17 kg.Trong tự
7
nhiên cá Tra có thể sống 20 năm, cỡ cá lớn nhất đã gặp là 1,8 m.
2.6.
Tính ăn
Cá tra thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau khi
còn nhỏ và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu không được cho ăn đầy
đủ. Cá bột trên sông trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ


II.

thể và mắt cá con của các loài cá khác. Dạ dày của cá phình to
hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên
nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến

sinh dục, là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Trong điều kiện thiếu
thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buộc khác như mùn
bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
- Cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật
nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Khi phân tích thức ăn trong ruột
cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành phần thức ăn khá đa
dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức ăn
trong ruột cá tra ngoài tự nhiên thì thấy các loài nhuyễn thể chiếm
đến 35,4%, cá nhỏ 31,8%, côn trùng 18,2%, thực vật dương đẳng
10,7%, thực vật đa bào 1,6%, giáp xác 2,3%. Trong ao nuôi cá tra
có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám,
rau, động vật đáy.
- Theo phương pháp nuôi truyền thống, người nuôi cá tra thường
cho ăn liên tục nhiều lần trong ngày nhằm thúc cá tăng trọng
nhanh nhưng không mang lại hiệu quả cao do tiêu hóa chậm, thức
ăn không sử dụng triệt để và làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng. Nếu
cho ăn gián đoạn theo chu kỳ một ngày ăn một ngày nghỉ thì hệ số
thức ăn giảm chỉ còn 1,45-1,5 (giảm 0,1-0,4 kg thức ăn cho mỗi kg
cá) trong khi cá vẫn tăng trưởng tốt do trong một ngày thì cá
không hấp thụ hết chất dinh dưỡng mà cá đã ăn vào, nên nếu tiếp
tục cho cá ăn vào ngày hôm sau thì cá phải thải ra ngoài lượng
thức ăn cũ trong ruột để hấp thu lượng thức ăn mới, việc ngừng
cho ăn vào ngày hôm sau sẽ giúp cá hấp thu triệt để dinh dưỡng
của lượng thức ăn trong ruột.
CÁC CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP
1. Các hệ thống công trình trong cơ sở sản xuất
sông
 Quy mô trại
- Tổng diện tích: 1ha

- Sản xuất một năm 4-5 đợt
- Tỷ lệ sống : ương cá bột lên giống tỉ lệ giống từ 7-10%. Tùy vào
mùa vụ nuôi,Thời tiết thay đổi dễ gây hại và ảnh hưởng đến tình
trạng sức khỏe của cá tra.
 Sơ đồ tổng quan trại sản xuất cá tra giống tại nhà
Tuyến
đường
lưu
thông

Máy
bơm
nước
m

8

Mương
lắng

Nhà ở của
công nhân +
nhà kho


Ao 1

Nhà ở

Hình 1. Sơ đồ tổng quan cơ sở sản xuất cá tra giống

Theo sơ đồ ta thấy trại cá có vị trí thuận lợi, giao thông di chuyển
dễ dàng, nguồn nước được cung cấp là lấy từ sông, có ao lắng, hạn
chế ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường.
 Hệ thống ao nuôi

55m

Mương
lắng(200
m2)

Ao 1
( 3800 m2)

70m

2,5m

Hình 2.
-

-

-

Hệ thống ao nuôi của cơ sở

Tổng diện tích là 1 ha, ao 1 là 3800 m2( chiều dài 70m, chiều rộng
55m, bờ ao 2,5m) ao lắng 200 m2, còn lại là bờ và nhà ở, nhà kho
- nhà làm việc được xây dựng xung quanh bờ ao.

Chiều sâu của ao là 1.5- 2m (do cơ sở đã nuôi lâu nên chiều sâu
cao hơn), Đáy ao phẳng hoặc dốc về phía cống.
 Hệ thống cấp và thoát nước
Nước cung cấp trực tiếp vào từ sông qua máy bơm theo dòng chảy
Sông
vào ao. Khi nước bẩn ta tháo nước trực tiếp đến ao lắng để được
xử lý, có thể dùng hóa chất.
9
kênh
Lắng

Ao 1


-

-

Hình 3.

Hệ thống cấp thoát nước

Hình 4.

các cống cấp và thoát nước

Các cống chủ yếu được xây dựng từ xi măng kiêng cố và chắc
chắn, sử dụng lâu dài, không bị tiêu hao hư hỏng.
 Hệ thống xử lý nước


Hình 5. Ao lắng của cơ sở
Hệ thống nuôi ít thay nước. Chúng ta có thể xử lý nước bằng các
10 lọc sinh học.
loại hóa chất,
Tận dụng nguồn nước thải, ta có thể thả nuôi cá trê, do cá trê là
loài sống được trong môi trường nước bẩn, cứ 1.5 – 2 tháng thì thu
hoạch cá 1 lần.


-

Cá tra giống nuôi nhiều vụ thì cần hút bùn đáy ao, tạo môi trường
nuôi sạch.

Hình 6. Hút bùn đáy ở đáy ao
 Khu nhà kho- nhà ở
- Nhà ở cũg đầy đủ tiện nghi cho công nhân và quản lý sinh hoạt
hằng ngày. Nhà kho chứa thức ăn, dụng cụ thủy sản, các loại hóa
chất và thuốc. Trại có 2 nhà kho lớn và một kho nhỏ, 2 kho lớn
chủ yếu chứa thức ăn, kho nhỏ chứa vôi và muối.
 Hệ thống đường giao thông
- Bờ giao thông chính
- Bờ giao thông phụ
 Hệ thống điện, nước phục phụ sản xuất nuôi và sinh
hoạt.
2. Thiết bị phục vụ sản xuất
2.1.
Thiết bị
- Máy bơm nước : cung cấp nước cho toàn bộ quá trình sản xuất,
nguồn nước được lấy từ sông


-

Hình 7. Máy bơm nước
11 đáy:, cứ 3-4 vụ nuôi ta phải hút bùn đáy 1 lần để loại
Máy hút bùn
bỏ các chất thải, phân cá, tập chất ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Thiết bị và dụng cụ kiểm tra một số yếu tố môi trường (hộp test,
nhiệt độ, oxy hòa tan, COD, NH3, NH4, pH, NO2, NO3, 2 vợt vớt
trứng nước( kích thước mắc lưới khác nhau)


2.2.
-

Hệ thống điện 2pha
Cống và các thiết bị phục vụ cấp tiêu nước
Một số thiết bị chế biến thức ăn cần thiết
Các dụng cụ
Xuồng, bè cho cá ăn
Vợt kích thước nhỏ, vợt nhỏ, xô, thau
Ống nhựa thay nước, lưới để bắt cá, chài, cây gỗ để kéo cá khi thu
hoạch.

Hình
9.
Dụng
thủy
sản


8,
cụ

Thuốc
hóa

3.


chất trong cơ sở
Cá tra dễ bị bệnh thời tiết thay đổi hay môi trường nước biến đổi
vì vậy để trị bệnh cho cá chúng ta có rất nhiều loại thuốc với cách
phòng và chữa bệnh khác nhau, tùy vào thời gian nhiễm bệnh và
kích thước của cá mà sử dụng cho phù hợp.
 Bảng tổng hợp các loại thuốc và hóa chất:
Stt

Tên thuốc và hóa chất

1

Vitamin C

2
3
4
5
6
7
8

9

Công dụng

chất kháng ôxy hóa, kích thích hệ miễn dịch,
hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng
thiếu máu.
Vilucan – B12
Bổ sung vitamin B12 và khoáng chất
Silymax
Giải độc gan, trị trắng gan – trắng mang, bổ
máu
Prozyme
Bổ sung các vi khuẩn có lợi, các enzyme tiêu
hóa
Lactizym
Bổ sung men tiêu hóa, cân bằng hệ vi khuẩn
đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
Phèn
xanh
(copper Diệt khuẩn trong ao cá
sulphate pentahydrate)
12
Vôi muối
Diệt cá tạp, vi khuẩn có hại, ổn định pH
Thuốc tím
Giảm lượng oxy hòa tan, loại bỏ chất vô cơ,
giải độc, diệt khuẩn, trị gan thận mũ.
TCA



10

Gentacid new

11
12

Hepasol
Yuca 50

13

Vido- Vitalec for fish

14

Vido - biozym

15

Anvil – blood cell

17
18
19
20

Formol
Asi-enrosone

Kosa
Super pro

21
22

Vime-sitol
Feric

22

Asi- Yucaliqud

23

Asi-ensure

24

probi

25

Kana

26

Asi- maxpol protek

27


Asi- liveric

28

Hepatic

Đặc trị gan thận mũ, xuất huyết, đốm đỏ, ghẻ
lở, thối vây
Bổ sung Sorbitol, các vitamin, khoáng chất
Loại bỏ khí độc, cải thiện chất lượng nước
trong ao, tăng lượng oxy hòa tan, các bệnh về
mang như phổ mang, đen mang, nâu mang,
làm ức chế vi khuẩn có hại.
Kháng bệnh, chống sốc môi trường thay đổi,
giúp các lấy lại sức khỏe nhanh, tăng trưởng
nhanh.
Bổ sung vi khuẩn có lợi, phân hủy nhanh cận
bã, khí độc, chuyển hóa thức ăn tốt.
Tái tạo tế bào máu, trị nhiễm trùng, xuất huyết
nội tạng, đóm đỏ, tuột nhớt, gan thận mũ.
Trị bệnh mất nhớt
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Bổ sung các hoạt chất lợi khuẩn cho cá
Điêu trị các bệnh nhiễm trùng, xuất huyết,
sưng mất, gan thận mũ….
Cung cấp vitamin cần thiết
Bổ sung protein, vitamin và khoáng chất giúp
cá khỏe mạnh phát triển tốt
Hấp thụ khí độc nhanh, cải thiện môi trường

nước, cải thiện FCR
Cung cấp vitamin, acid amin, thảo dược thiết
yếu cần thiết cho sự phát triển của cá
Kích thích tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất
dinh dưỡng có trong thưc ăn
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gan thận
gây bởi khuẩn nhạy cảm với kanamycin
Sát trùng diệt khuẩn phổ rộng trong ao nuôi
cá, diệt khuẩn, diệt nấm
Cung cấp acid amin và thảo dược tái tạo tăng
cường chức năng giúp phục hồi tổn thương
gan do hóa chất và kháng sinh
Bổ sung sorbitol vào thức ăn cho cá, giúp cá
tăng cường chức năng gan, khỏe mạnh, phát
triển tốt

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các loại hóa chất và thuốc
Một số hình ảnh minh họa cho bảng 3.1
 Một13
số hình ảnh bảng hóa chất và thuốc:


Hình 10 Thuốc diệt khuẩn tạt ao

Hình 11. Enzyme hỗ trợ tiêu hóa

14


Hình 12. Trị gan thận mũ, xuất huyết, tái tạo máu

III.

Muối

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA BỘT
1. Chuẩn bị ao nuôi
- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thông đường bộ và đường thủy,
thoáng mát, có nguồn nước sạch cung cấp vào ao, quanh bờ phải
thoáng mát không có bụi rậm che chắng (cây bụi quanh bờ dễ
dàng là nơi cư trú của các loài địc hại nguy hiểm cho cá).
- Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ
dưới đáy ao và bờ ao.
- Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3m.
- Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
- Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, liều lượng 7-10 kg/100m 2.
Phơi đáy ao 2-3 ngày, phơi đáy ao cho đến khi nứt chân chim.
- dùng thuốc diệt cá tạp sử dụng chiết xuất cay thuốc cá Rotenon với
liều 1kg/4000m3.
- pH: 7 – 7.5.
- Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn
cá dữ và dịch hại lọt vào ao.
- Diệt bọ gạo
2. Xử ly môi trường và tạo màu nước
2.1 xử lý môi trường
- Sử dụng muối 300kg, kết hợp với 3kg KMnO4 tạt đều khắp ao. Xử
lý vi khuẩn còn tồn đọng trong ao nuôi và nguồn nước cấp vào.

KMnO4

Muối


Hình 13 . Muối và thuốc tím
Muối

2.2
-

Tạo Màu
Sử
dụng
(CaCO3,
15
ZnSO4,
C) để gây
nước
làm
bột
trước

nước
Bio – Algae với các chất
CuSO4, CoSO4, FeSO4,
MnSO4) và vitamin (A,
màu nước và tạo trứng
thức ăn ban đầu cho cá
khi thả cá 2 ngày.


Hình 14 . Vi sinh gây màu nước
3. Chọn và thả cá bột

Số lượng cá bột được thả: 5.200.000 con/3.800m2
Cá bột được thả vào lúc sáng sớm lúc nhiệt độ không cao tránh
làm cá bị sốc nhiệt, thời gian thả và khoảng 4 – 5h sáng .
- Cá bột thả giai đoạn này nở khoảng 12 – 16h trước khi thả. Để
đảm bảo cá không quá nhỏ giảm hao hụt khi vào môi trường ao
mới.
- Sau khi thả 20 – 24h cá sử dụng hết noãn hoàn bắt đầu chuyển
sang ăn thức ăn tự nhiên là trứng nước sẵn có trong ao do mình đã
gây lúc tạo màu nước.
- Cá bột được chọn tại cơ sở có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Trứng nước( kính hiển vi)

16 Hình 15 . Thả cá bột và trứng nước
-

 Vận chuyển cá bột
Vận chuyển hở bằng các dụng cụ như xô nhựa, chậu trong trường
hợp vận chuyển gần.


-

Vận chuyển bằng cách đóng trong bao có oxy trong trường hợp
vận chuyển đi xa.
Vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hay chiều tối.
Ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 phút sau đó mới mở bao,
cho nước ao vào bao để cá tự bơi ra. Trường hợp vận chuyển bằng
thùng hay xô cũng cho nước ao vào từ từ, tránh thả cá trực tiếp vào
ao.


4. Chăm sóc và quản lý
 Cá Tra giống nuôi trong khoảng 2 tháng chia thành các giai
-

-

-

-

-

-

đoạn:
Cá bột (từ lúc nở đến ngày 14)
Cá hương (từ ngày 15 đến ngày 30)
Cá giống ( từ ngày 31 cho đến khi vào size 30 – 35 con/kg)
 Cá bột.
Cá bột được thả khi đã nở được khoảng 18h xuống ao lúc sáng
sớm lúc 4h sáng để cá không bị sốc nhiệt. Cá bột để trong bao
nilon cho xuống ao khoảng 30 phút sau đó mới mở bao nilon cho
cá bột ra môi trường ao.
Cá bột sau khi thả xuống ao khoảng 16h sẽ bắt đầu ăn thức ăn
ngoài ta đã gây thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi, đối với cá
Tra bột có hiện tượng ăn lẫn nhau do giai đoạn này miệng cá bột
mở rộng và tính ăn dữ. Đây là giai đoạn gây hao hụt nhiều, để
tránh tình trạng này trong ao phải có đủ lượng thức ăn tự nhiên là
trứng nước để giảm thiểu lại sự ăn lẫn nhau ở cá Tra bột.

Sau khi thả 5 – 7 ngày cá có nguy cơ hao hụt cao do vi khuẩn
Aeromonas hydrophilia do hệ quả của việc ăn lẫn nhau gây ra xây
xác tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại. Phòng bệnh bằng việc tạt
muối và i-ot xuống ao để hạn chế vi khuẩn phát triển.
Ở giai đoạn này sau khi thả 4 ngày dùng 2kg thức ăn dạng bột
40% đạm, ngày 2 lần:
+ Sáng 7h
+ Chiều 16h
Ngày thứ 7 hoặc 8 cá Tra bắt đầu lên móng
Thời gian này cần chú ý các loài sinh vật gây hại cho cá như: Bọ
gạo, sâu nước, trùng bánh xe,… đây là các loài địch hại
Giai đoạn này cần thăm cá thường xuyên để đánh giá tỷ lệ phát
triển và phòng ngừa dịch bệnh.
 Cá hương.
Giai đoạn17này cá phát triển nên cho ăn thức ăn công nghiệp để
không làm dơ nước ao, cho ăn thức ăn viên có size 0.5mm với 35
độ đạm. cho ăn ngày 2 lần.
+ Sáng 7h
+ Chiều 16h


-

-

Kết hợp dùng men vi sinh để phân hủy lượng bùn đáy do thức ăn
dư và phân cá tích tụ dưới đáy ao sau thời gian nuôi. Hạn chế việc
sinh ra khí độc NH3 gây hại cho cá.
Tạt định kỳ 2lít Yuca/tuần giúp cá chống sốc, hấp thụ khí độc
NH3, cải thiện môi trường nước

Dùng các chủng vi khuẩn như: Bacillus, Nitrosomonas,
Nitrobacter, Saccharomyces cerevisiae, Streptomyces,…
Tạt vitamin C 30% khi trời nắng và pH đang cao.
Chú ý màu nước trong ao tránh hiện tượng tảo nở hoa, kiểm soát
tảo ở mức độ phù hợp tránh bị tàn đột ngột.

Hình 16 . Men
sinh và yuca

vi

 Cá giống.
Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp với đạm 35-40% size 1 –
2mm, lúc ăn trộn thêm với các loại men tiêu hóa, vitamin C và
chất dinh dưỡng. Ngày cho ăn 2 lần cho đến khi thu hoạch.
+ Sáng 7h
+ Chiều 16h
- Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp với đạm 35-40% size 1 –
2mm, lúc ăn trộn thêm với các loại men tiêu hóa, vitamin C và
chất dinh dưỡng. Ngày cho ăn 2 lần cho đến khi thu hoạch.
- Tạt dẫn xuất Brom khi phát hiện cá bị nhiễm khuẩn hoặc nấm,
biểu hiện khi thăm cá về đêm thấy vây cá bị tổn thương do vi
khuẩn.
- Thường xuyên thăm cá để phát hiện kịp thời có cách phòng trị cho
cá. Nếu phát hiện cá bơi tàu phải cắt mồi sau đó tìm nguyên nhân
như môi trường hoặc do bệnh.
-

18



Hình 17 . Diệt khuẩn cải tạo môi trường nước
- Thức ăn cung cấp cho cá chủ yếu là
thức
ăn công nghiệp, dạng bột của các hãng như: Hoàng Long,Cửu
Long, Dominal, Cỏ may…..
- Độ đạm từ 35- 40%, cá nuôi 1-2 tháng đầu cho ăn 40% protein,
sau đó giảm dần lượng protein trong thức ăn.
- Thời gian cho ăn : 2 lần/ ngày
- Mỗi tuần 2 lần ta nên bổ sung thêm khoáng chất và vitamin C vào
khẩu phần ăn của cá giúp cá khỏe mạnh.
- Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp.
Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để giành ăn. Khi ăn đã
no thì cá tản ra xa, không ở lại nữa. Lúc cho cá ăn nên đợi cá ăn
hết thức ăn đã cho xuống ao rồi mới tiếp tục cho thêm.
- Những biểu hiện không tốt của cá trong ao nuôi như: cá nổi đầu,
bơi lờ đờ, cá bỏ ăn hay cá có biểu hiện bệnh và chết phải được xử
lý với những biện pháp thích hợp. Luôn giữ nguồn nước trong ao
sạch và ổn định.
- Cần hạn chế sử dụng kháng sinh trong ao nuôi cá tra vì thuốc làm
giảm tốc độ tăng trưởng của cá và làm tăng giá thành sản phẩm.
5. Thu hoạch
- Cá tra giống hơn 2 tháng thì có thể thu hoạch. Phương thức đánh
bắt tốt nhất là bằng lưới hoặc thu hoạch 1 lần, sau đó tát cạn ao để
bắt hết số cá còn lại đồng thời phục vụ cho vụ nuôi sau. Trọng
lượng cá có thể đạt từ 30- 35con/kg bắt bán cho các vùng nuôi của
các công ty như Vĩnh Hoàn, Hùng cá, Hoàng Long, Phát tiến .
Cá giống tốt là cá khỏe mạnh, màu sắc đồng đều và tươi, cá hoạt
động mạnh, không bị các bệnh về KST, gan thận mủ, phù đầu xuất
huyết,…


19


IV.

Hình 18 . Thu hoạch cá tra giống
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Một số bệnh và cách trị bệnh
 Bệnh do ký sinh trùng( xuất hiện ở tất cà các giai đoạn)
- Bệnh do trùng bánh xe (Trichodina): Thăm cá vào sáng sớm hoặc
chiều mát thấy cá lội từng đàn xoay tròn do bị trùng bánh xe bám
làm cá ngứa ngáy. Sử dụng tinh dầu Trâm Bầu liều 8lít/4.000m3.

Hình
bánh

19 . trùng
xe( kính hiển
vi)

 Bệnh do trùng lông
-

Bệnh do trùng lông (Balantidium): Ciliophora gây bệnh nguy hiểm
cho cá Tra trong giai đoạn cá giống, gây chết hàng loạt rất nguy
hiểm. Sử dụng sổ nội ký sinh Kosa (tên sản phẩm) chiết xuất từ rễ
cây hoa hòe kết hợp với Diso.

 


20


Hình 20 . Một số thuốc trị bệnh trùng lông
 Bệnh thiếu vitamin C
-

-

-

-

-

-

-

-

-

Cá có triệu chứng gây xuất huyết dưới hầu, làm biến dạng cá thể,
cá biến. Bệnh có thể xảy ra ở cá giống. Cần bổ sung vitamin C vào
thức ăn với liều lượng 1g vitamin C cho 1 kg thức ăn cho ăn liên
tục từ 5 – 7 ngày.
 Bệnh trắng gan
Đây là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, bệnh thường

gây thiệt hại lớn trên cá tra giống. Khi cá bệnh, bên ngoài cơ thể
nhợt nhạt, có nhiều điểm xuất huyết, bên trong nội tạng xuất hiện
nhiều điểm trắng bằng đầu tăm hạt đậu xanh khắp trên gan, thận
và tùy tạng.
Cách phòng bệnh: giữ môi trường ao nuôi có chất lượng nước tốt,
tránh gây sốc cho cá nuôi, thường xuyên bổ sung vitamin C, các
khoáng chất và men tiêu hóa vào trong khẩu phần ăn
Cách trị bệnh: dùng Norfloxacine từ 1 – 2 g/kg thức ăn + vitamin
C từ 4 – 6 g/kg thức ăn.
 Bệnh trắng da ( bệnh mất nhớt)
Bệnh thường xuất hiện trên nhiều loài cá nước ngọt trong đó có cá
tra, giai đoạn nhiễm bệnh là cá giống.
Dấu hiệu: khắp da có 1 lớp nhớt dày bao phủ. Cá tách đàn, bơi lội
yếu ớt. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân từng cùng bị thương,
bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ. Trên vết loét có
nấm ký sinh nên dễ nhiễm với bệnh do nấm thủy mi. Vây cá bị
rách xơ xác hoặc đứt cụt. bệnh nặng cá chết chìm dưới đáy.
Cách trị: dùng Formol 25ml cho 1m3 nước, ngâm cá để diệt nấm
và một số ngoại ký sinh khác.
 Bệnh do vi khuẩn: xuất hiện từ giai đoạn cá hương( xuất
huyết , phù đầu)
Bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Pseudomonas sp gây
ra.
Dấu hiệu cá bơi lảo đảo trên mặt nước. Trên thân xuất hiện những
điểm xuất huyết nhỏ li ti. Bệnh nặng các gốc vây xuất huyết. bụng
cá trương to, chứa đầy hơi. Trong xoang bụng chứa dịch màu hồng
hơi vàng, thành ruột xuất huyết. Cá ít ăn hoặc bỏ ăn.
Cách trị: thay phân nữa nước ao 2 ngày 1 lần, bón thêm vôi với
liều lượng 4 – 6 kg/100 m3 nước.
+ Tạt thuốc21tím 10 kg/ 1 ha, tạt đều mặt ao.

 vôi và thuốc tím không tạt cùng ngày giờ, ta có thể trộn thêm
vào thức ăn một số loại thuốc như đã nêu trên bảng Tổng hợp một
số loại thuốc và hóa chất.
Lưu ý:


+ Thời tiết thay đổi cá dễ mắc bệnh, mưa gió có tác động đến tình
trạng sức khỏe của cá, hay cá bị sốc do vận chuyển từ ao này sang
ao kia. Hằng ngày chúng ta nên theo dõi quan sát tính ăn, tình
trạng bơi lội của cá để phát hiện kịp thời xử lý

Hình
21 .
cotrim
Kinh nghiệm bản thân
- Đối với bản thân em, đến cơ sở chỉ 2 tháng nhưng đã học được
nhiều kinh nghiệm, đúc kết được rất nhiều thứ.
- Hiểu được quy trình cải tạo ao và gây màu nước chuẩn bị cho thả
cá Tra bột
+ Diệt tạp (Rotenon)
+ Bón vôi, phơi đáy ao
+ Diệt khuẩn và xử lý nguồn nước cấp vào ao
+ Gây màu nước, tạo nguồn thức ăn ban đầu cho cá bột
Ương cá Tra giống gồm có 3 giai đoạn:
+ Cá bột (từ lúc nở đến ngày 14)
+ Cá hương (từ ngày 15 – 30)
+ Cá giống (từ ngày 30 đến lúc vào size 30 – 35 con/kg)
- Các tác nhân gây bệnh thường gặp:
+Do môi trường gây ra các bệnh nấm và nhiễm khuẩn, trắng đuôi
- trắng thân, trắng gan, trắng mang

+Do vi khuẩn nổi bật và nhiều nhất là bệnh gan thận mủ
+Do ký sinh trùng gồm: trùng bánh xe (Trichodina), trùng long
(Balantidium)
- Nhiệm vụ hằng ngày chủ cơ sở giao cho chúng em là
+ Sáng kiểm tra, quan sát ao nuôi nếu có cá bệnh dem vào sôi kính
hiển vi kiểm tra cá, đến khoảng 7h chúng em trộn thức ăn đem
xuống ao và cho cá ăn . cho ăn xong bơi xung quanh ao kiểm tra
thức ăn dư thừa
+ Chiều khoảng 3h trộn thức ăn , đến 4h tiến hành cho ăn đợt 2 .
+ Khí cá bệnh được trộn thuốc theo chỉ dẫn của anh quản lý, chiều
thì tạt thuốc và hóa chất.
- Với sự chỉ dẫn nhiệt tình từ người nuôi, cũng như là người quản lý
22 học thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế, nó không
ao, chúng em
như lý thuyết giảng đường, được quan sát bệnh mổ cá và chuẩn
đoán bệnh tại chỗ. Những gì học được sẽ là hành trang cho chúng
em sau này trên con đường nuôi thủy sản.


Ứng xử và quan hệ trong giao tiếp luôn là cầu nối và là con đường
nhanh nhất để chúng em tạo lập quan hệ tiếp xúc với người nuôi
để biết thêm nhiều hơn.
- Nhận được sự chỉ dẫn rất tốt về mọi thứ, anh quản lý truyền cho
chúng em những kiến thức chưa biết, tiếp xúc và chỉ bảo những lỗi
sai lầm, nhắc nhở những việc cần lưu ý trong quá trình nuôi. Chủ
cơ sở đối xử rất tốt và nhiệt tình.
- Thời gian tuy ngắn nhưng kiến thức chúng em nhận được chỉ có
hạn, học được bao nhiêu thứ tích lũy thêm kiến thức để góp một
phần vào hành trang, những kỉ niệm để lại sẽ là kí ức đẹp và không
thể quên.

KẾT LUẬN
1. Kết luận
 Tỷ lệ sống và nâng suất
- Tỷ lệ sống của cá tra bột cao hay thấp tùy vào mùa vụ nuôi. Thời
tiết thay đổi dễ gây hại và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của
cá tra.
- Nâng suất đạt được từ 8-10 tấn trên ao, nâng suất đạt được cao, có
giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận, người nuôi thường là có lời
không bị thua lỗ.
 Các chỉ số môi trường
- Nuôi cá tra cần quan tâm đến các yếu tố môi trường, các yếu tố
này ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sức khỏe và tình trạng của cá, chỉ
cần theo dõi các yếu tố thường xuyên để cá phát triển tốt. các yếu
tố như sau:
+ Nhiệt độ, pH, DO, TAN trong ao nuôi cá tra thâm canh đều khác
biệt (p<0,05) theo thời gian nuôi.
+ Có sự phân tầng nhiệt độ trong ao (nhiệt độ cao nhất ở tầng mặt
và tầng đáy thấp nhất ở tầng giữa) và dao động khá lớn (24 – 31.5
0
C nhưng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá).
+ pH có xu hướng giảm từ đầu vụ đến cuối vụ và có giá trị trong
khoảng 6,05 – 7,78.
+ DO trong ao dao động lớn (0,01 – 7,55 mg/L) và biến động rõ
theo độ sâu mực nước ao và theo thời gian nuôi.
+ TAN trong ao dao động từ 0,3 – 9,19 mg/L và tăng dần theo thời
gian nuôi.
- Chỉ số môi trườn ổn định thì cá phát triển tốt lớn nhanh không mắc
các bệnh, khỏe mạnh.
2. Đề xuất
23

- Một số vấn đề cần chú ý khi nuôi cá tra, khi thấy cá bệnh hoặc bỏ
ăn, hay bơi lội ra mé bờ cần kiểm tra và xem cá bị bệnh hay do
nguyên nhân gì để khắc phục, trong các trường hợp đó cần giảm
-

V.


-

-

-

khẩu phần ăn cho cá, nếu ép cá ăn như bình thường cá sẽ bỏ, thức
ăn sẽ trôi vào bờ, gây tốn thức ăn và thất thoát.
Khi thời tiết thay đổi cá dễ bị bệnh do các yếu tố môi trường thay
đổi lúc này cần kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường nước cho
thích hợp.
Nên định kỳ tạt thuốc tím hoặc vôi muối để diệt khuẩn cho ao.
Để giảm bệnh cá cần cho ăn đúng thời gian, thường xuyên bổ sung
các loại vitamin hay các loại thuốc kích thích tiêu hóa giúp cơ thể
cá tốt hơn, các chất chống lại vi khuẩn có hại.
Quản lý ao nuôi tốt thì cá phát triển tốt ít bệnh và khỏe mạnh, cho
năng xuất cao và mang lại hiệu quả tích cực

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Dương Nhựt Long, 2003,

Trang 19)

2. Sửa đổi lần cuối

vào lúc 11:30 phút, ngày 30 tháng 5 năm 2017.
3. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất cá giống, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiểm, Trường

ĐH Cần Thơ.

24



×