Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo thực tập tại Ban Công nghệ, báo điện tử Zing News

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.7 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

BÁO CÁO THỰC TẬP
Sinh viên: Hoàng Linh Sơn
Lớp: Báo chí Đa phương tiện K33
Khóa học: 2013- 2017
Cơ quan thực tập: Ban Công nghệ, báo điện tử Zing News
Ngày đến thực tập: 9-1-2017
Ngày kết thúc thực tập: 14-4-2017

Hà Nội, 2017

1


2


MỞ ĐẦU
Nghề báo luôn là nghề cao quý trong xã hội, và để trở thành một phóng
viên, nhà báo tốt thì mỗi sinh viên của Học viện báo chí và Tuyên truyền không
chỉ cần thường xuyên trau dồi kiến thức, kĩ năng làm việc mà còn phải được rèn
luyện qua thực tế cuộc sống.
Chính vì vậy, các thực tập, phân công các sinh viên về các cơ quan báo để
học hỏi kinh nghiệm luôn là quãng thời gian bổ ích cho sinh viên. Về các cơ
quan báo chí, các sinh viên không chỉ được học hỏi về cơ quan báo chí mà mình
yêu thích mà còn có cơ hội tiếp thu được nhiều kiến thức thực tiễn mà nhà
trường chưa dạy, tăng cường những kỹ năng làm tin bài, kỹ năng phỏng vấn, kỹ
năng mềm… của bản thân. Đặc biệt đối với chuyên ngành báo chí Đa phương
tiện, những điều này lại càng quan trong bởi đối với làm báo đa phương tiện,


sinh viên phải biết nhiều kĩ năng hơn những loại hình báo chí khác, phải được tôi
luyện qua thực tế nhiều hơn thì mới đáp ứng được nhu cầu của công chúng.
Đợt thực tập lần này chính là cơ hội để chúng em được học hỏi nhiều kinh
nghiệm từ những nhà báo của cơ quan báo chí mà mình thực tập, để từ đó, nâng
cao chất lượng làm báo của chính bản thân.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
TẬP VÀ SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA BẢN THÂN
I. Tìm hiều về báo điện tử Zing News
1. Vài nét về báo điện tử Zing.vn
Zing, Zing.vn hay Cổng thông tin điện tử Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ
trên Internet được quản lý và vận hành bởi VNG. Zing.vn bao gồm một loạt các
dịch vụ tích hợp như tin nhắn Zalo, âm nhạc trực tuyến Zing mp3, mạng xã hội,
tìm kiếm, nhắn tin trò chuyện phần mềm, phim ảnh, karaoke, video và hình ảnh.
Số liệu thống kê lưu lượng truy cập đã tăng lên đáng kể từ các giới thiệu tới công
chúng. Theo Alexa, hiện nay Zing.vn là một trong những website được truy cập
nhiều nhất tại Việt Nam.
Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên Internet, cung cấp cho thị trường trực
tuyến Việt Nam các phương tiện giao tiếp, phong cách sống và nhận thức xã hội,
đi cùng với dịch vụ giải trí số. Zing cung cấp cho khách hàng công cụ tìm kiếm
và quản lý thông tin trực tuyến mới, nhiều tiện ích và nhanh với hệ thống các thư
mục, từ khóa, chức năng, hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt. Zing còn cung
cấp các thông tin cập nhật, đa dạng và thư viện hình ảnh phong phú giúp cho
khách hàng nhanh chóng nắm bắt các sự kiện, tình hình trong nước và thế giới.
Zing là đối tác của Vega về hệ thống quản lý nội dung thông tin.
2. Vị trí của báo điện tử Zing News

Cơ quan chủ quản của Zing News là Hội xuất bản Việt Nam. Đây là một trong
những trang báo trẻ có sức bật và tầm ảnh hưởng lớn nhất trong đời sống trẻ của
Việt Nam những năm gần đây.
Lịch sử ra đời và phát triển của báo điện tử Zing News
Zing News ra mắt vào tháng 1 năm 2008, là một “sân chơi” mà tập đoàn VNG
tạo ra nhằm phủ song rộng rãi các thông tin dành cho giới trẻ.

4


Tháng 4/2009 – Zing.vn và CSM giành giải thưởng Sao Khuê do VINASA
( Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam) trao tặng.
Tháng 2/2012 – Cổng thông tin điện tử Zing.vn đứng đầu top 100 website Việt
Nam với 16 triệu người dung.
Tính tới nay, Zing News nằm trong số các trang báo mạng có lượng độc giả lớn
nhất Việt Nam và là trang báo luôn dẫn đầu về tốc độ thông tin, hình ảnh đến với
độc giả.
3. Nội dung
Hiện nay, báo có hình thức xuất bản duy nhất là bản điện tử. Về nội dung, báo
luôn giữ vững quan điểm, đưa các thông tin phù hợp luật pháp, đường lối của
Đảng và nhà nước.
Zing News cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh
tế, thể thao, đời sống, pháp luật… Đối tượng báo hướng đến là những độc giả trẻ
và người lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi.
Về phát hành, đây là trang báo có tốc độ đưa tin/ bài nhanh nhất hiện nay.
4. Tổ chức nhân sự
Tổng biên tập: Ngô Việt Anh
Phó tổng biên tập: Nguyễn Thị Thu Hà
Các phòng ban chuyên môn:
Khối nội dung: Ban thư Ký tòa soạn, Ban thời sự, Ban thế giới, Ban kinh doanh,

Ban thể thao, Ban công nghệ, Ban xe 360, Ban giải trí, Ban phim ảnh, Ban sức
khỏe, Ban thời trang, Ban âm nhạc, Ban giáo dục, Ban sống trẻ, Ban du lịch, Ban
ẩm thực
Khối nội vụ: Văn phòng, Ban tổ chức, Ban Kế hoạch – Tài chính, Bộ phận Công
nợ.
Các văn phòng vùng miền: Văn phòng TP.Hồ Chí Minh, Văn phòng Hà Nội.
Phương tiện xuất bản báo chí
Cổng thông tin điện tử
5


Xây dựng mạng xã hội
Tổng đài tư vấn
Quy trình xuất bản
Quy trình xuất bản 1 tác phẩm báo chí: Đề tài sẽ do tòa soạn chỉ định hoặc phóng
viên, cộng tác viên trình bày được duyệt, sau đó phong viên, cộng tác viên sẽ
thực hiện tác phẩm rồi gửi bài về tòa soạn qua email của trưởng/ phó Ban ( với
video) hoặc nhập nội dung lên hệ thống CMS để chờ duyệt, đăng tải.
Quy trình xuất bản 1 tác phẩm trên CMS ( Phần mềm quản lý nội dung):
Phóng viên nhập bài
Trưởng ban duyệt nội dung
Biên tập
Soát lỗi
Trưởng ban xuất bản
Thư kí tòa soạn Hậu kiểm ( có thể yêu cầu chỉnh sửa thêm)
Thời gian phát hành tin bài: Liên tục đẩy các thông tin theo dòng sự kiện.
II. Hoạt động thực tập tại ban Công nghệ
1. Đôi nét về hoạt động ban Công nghệ

Công nghệ là một trong những chuyên mục quan trọng của báo điện tử Zing

News. Qua khảo sát trong thời gian từ tháng 1/2017 đến hết tháng 4/2017, nhìn
chung chuyên mục Công nghệ chiếm một vị trí khá quan trọng trên trang báo,
đồng thời cũng dành được rất nhiều sự quan tâm từ phía độc giả.
Các bài viết trong chuyên mục này chủ yếu đều do các cây bút có uy tín của tòa
soạn đảm nhận viết, qua sự nắm bắt và tìm hiểu thông tin một cách nhanh nhạy.
Những bài viết của chuyên mục Công nghệ tập trung chủ yếu vào những thông
tin về sự ra mắt thiết bị mới, tính năng được nâng cấp, hay hạn chế, thế mạnh của
những thiết bị điện tử, công nghệ. Những đề tài được đông đảo người tiêu dung
nói chung và những tín đồ công nghệ nói riêng quan tâm.
6


– Số lượng phản hồi dưới bài viết: Nhìn chung còn ít. Một số bài viết không
nhận được phản hồi của công chúng. Tuy nhiên cũng có những bài viết thu hút
được sự chú ý của độc giả và nhận được số lượng bình luận đột biến. Và có một
điều nổi bật là người đọc sẽ dễ dàng tương tác khi comment vào cuối mỗi bài
viết vì hầu như luôn có những ý kiến ủng hộ hoặc phản biện lại với mỗi bình
luận. Độc giả chỉ có thể phản hồi hay ý kiến về bài viết thông qua đường dây
Hotline mà tòa soạn hỗ trợ trên đầu thanh menu của tờ báo.

2.

Đánh giá chất lượng:

Đề tài được triển khai phong phú, thể hiện hầu như đầy đủ các vấn đề trong đời
sống công nghệ, theo dõi sát sao những diễn biến về thị trường công nghệ, những
thông tin quan trọng về thiết bị, sản phẩm công nghệ được đông đảo người tiêu
dung quan tâm.
Chuyên mục không mang tính lý luận, chính trị sắc sảo.Tuy nhiên, các bài viết
thể hiện tính thời sự cao. Bằng chứng là ngay sau khi xảy ra sự kiện, chuyên mục

Công nghệ đã có những bài viết kịp thời theo sát dòng sự kiện.
Ví dụ: Sự kiện ra mắt Samsung Galaxy được tường thuật trực tiếp, phóng viên
của cơ quan có mặt trực tiếp tại buổi ra mắt và cung cấp những thông tin, hình
ảnh cùng sự đánh giá khách quan về sản phẩm. Sau sự kiện cũng có rất nhiều
những bài phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của sản phẩm này để người dung
có thể có sự thấu hiểu rõ ràng nhất với món hàng mà mình quan tâm.
Về công chúng và tầm ảnh hưởng của bài viết có thể xét trên nhiều phương
diện.Trước tiên là số lượng người truy cập vào bài viết, số lượng độc giả để lại
bình luận.
Về số lượng độc giả truy cập đọc bài viết thì chỉ có tòa soạn mới nắm được
thông tin. Tuy nhiên theo khảo sát thì hầu hết các bài đều đã từng được xuất hiện
trên box: Bài viết được nhiều người quan tâm và số lượng vote cho mỗi bài viết
cũng được hiển thị ngay trên trang báo.
Các đề tài xuất hiện trong chuyên mục này nhìn chung đáp ứng được yêu cầu
chung của Zing, đồng thời hoàn toàn phù hợp với tính chất của tờ báo: thông tin
nhanh gọn, kịp thời và chính xác.
Số lượng độc giả để lại bình luận: một đặc trưng trong chuyên mục Công nghệ
của Zing là luôn có sự bàn luận rất sôi nổi về những chủ đề hot. Họ đưa ra ý kiến
7


và sẽ luôn có người đồng tình hoặc phản bác lại. Từ đó 1 phần gợi ý cho tác giả
những ưu điểm cũng như hạn chế của bài viết để có thể phục vụ độc giả tốt hơn.

3.

Nội dung:

– Thông tin: Thông tin mà bài viết mang đến khá phong phú, nhiều chiều, trải
rộng trên tất cả mọi lĩnh vực của xã hội. Hầu hết đó là những sự kiện, sự việc

nóng “sốt”, dành được sự quan tâm của nhiều người.
– Cách thức triển khai: thông thường các bài viết đều được triển khai theo lối
diễn dịch: tác giả đặt vấn đề chính và đưa ra điều mình muốn nói ở ngay đầu bài
viết.
4.

Hình thức:

Về cách trình bày: Tít lớn, tên tác giả đặt ngay bên dưới. Tiếp đến là thời gian
xuất bản để người xem thấy được sự nóng hổi của thông tin.Dung lượng mỗi bài
viết trung bình 1000 chữ.Bố cục tùy thuộc vào từng bài, chủ yếu là diễn dịch và
quy nạp, đoi khi cuối bài có câu hỏi mở.
Văn phong được thể hiện trong các bài của chuyên mục Công nghệ không mang
hơi hướng tự sự, trữ tình, câu không thực sự trau chuốt, bóng bẩy nhưng vẫn gây
được cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc. Hầu như những bài viết trong chuyên
mục này đều được viết chủ yếu nhằm cập nhật những thông tin nhanh, gọn,
chính xác về tình hình thị trường tiêu dùng, ra mắt thiết bị, thay đổi của sản
phẩm, hay đánh giá sản phẩm. Bên cạnh đó, một trong những thể loại không thể
thiếu của chuyên mục này là những bài dịch về các vụ kiện, thu hồi sản phẩm
của các trang báo nước ngoài. Tuy không nhiều nhưng những bài viết thuộc thể
loại biên dịch của chuyên mục cũng góp phần không nhỏ vào tính đa dạng,
phong phú và đầy đủ cho thông tin của tờ báo.
Ngôn ngữ: một điểm khá dễ thấy trong lối sử dụng ngôn ngữ của chuyên mục
Bảo vệ người tiêu dùng là cách giật Tít, đặt tít khá “kêu”, thường hay đặt những
động từ mạnh lên đầu câu nhằm tạo cảm giác nặng và tăng tính thu hút lên của
sản phẩm.
5. Cách trình bày, bố cục:
8



Bài viết trong chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng được đăng tải hầu như không
gặp phải trường hợp bị lỗi phông chữ, gây khó khăn cho người đọc trong quá
trình tiếp cận thông tin.Điều này phần nào cho thấy sự chặt chẽ và cẩn trọng
trong quá trình duyệt và quản lý trang web của tờ báo.
Cách trình bày và bố cục của bài viết khá thoáng, dễ nhìn, dễ đọc.Người đọc ít bị
rối mắt và vì quảng cáo được dàn trên trang khá ít và không có nhiều quảng cáo
động gây mất tập trung khi đọc.
Thông thường mỗi bài viết đều được sắp xếp theo thứ tự Tít chính, sapo, tít phụ,
ảnh và có thể có thêm Box thông tin. Khi độc giả click vào mục Bảo vệ người
tiêu dùng, các bài viết sẽ được xuất hiện theo một hàng dọc đều đặn và được sắp
xếp vị trí theo thứ tự của ngày tháng năm. Mỗi bài viết sẽ được trích dẫn Sapo
của bài viết và ảnh minh họa rõ rang nhằm tạo cảm giác thoáng, sinh động và
hấp dẫn đối với người đọc.
Đặc biệt, trên chuyên mục Công nghệ, người đọc dễ dàng nhìn thấy một loạt
những vấn đề nóng nhất, nhiều người đọc nhất được sắp xếp vào một khung
vuông nhỏ phía bên góc phải của chuyên trang, mỗi vẫn đề kèm theo sẽ được liệt
kê tổng số những tin bài, ảnh và clip có liên quan.

– Dung lượng: các bài viết đều có dung lượng khá lớn, hầu hết đều hơn 1000
chữ. Đặc biệt những bài viết về đề tài vệ sinh an toàn thực phẩm ít nhất phải có
1500 chữ. Điều này dễ gây sự mỏi mắt và nhàm chán cho người đọc. Tuy nhiên,
một”điểm cộng” là ảnh minh họa trong những bài viết như vậy lại khá sinh động,
bắt mắt và gắn liền với nội dung bài viết, thể hiện rõ ràng mục đích và tính chất
của vấn đề, tạo sự dễ hiểu và thuyết phục cho người đọc.
– Tốc độ load (tải) của các bài viết tương đối nhanh vì nhìn chung trên chuyên
mục Bảo vệ người tiêu dùng còn ít quảng cáo, dung lượng trang còn nhẹ.
III. Những bài học về thực tiễn làm báo rút ra trong quá trình học tập và
sáng tạo tác phẩm báo chí của bản thân.
Kết thúc kỳ thực tập, qua hơn 3 tháng trải nghiệm thực tế, mỗi sinh viên báo chí
đều mang trong mình những cảm xúc riêng. Người thì vui vẻ, hứng khởi như vừa

9


được thổi bùng lên ngọn lửa đam mê, yêu nghề; người thì lại thấy chán nản, thất
vọng và muốn bỏ cuộc…
4 năm ngồi trên ghế nhà trường với những tiết học lý thuyết, chúng em đã được
nhiều lần nghe các thầy cô giáo nói về sự nguy hiểm và vất vả của nghề báo, thế
nhưng khi chưa được cọ xát thực tế thì chúng em chưa thể nhận thức hết được ý
nghĩa của những lời giảng ấy. Và đợt thực tập đầu tiên này đã giúp chúng em
thấy thấm thía hơn rất nhiều.
Nhiều lúc thấy chán nản và thất vọng khi mọi chuyện không như mình tưởng
tượng. Có khi là vì những tin, bài mà mình dồn bao nhiêu tâm huyết và công sức
để viết bị gạt ra ngoài vì đã có bài của phóng viên trong báo; có khi lại mệt mỏi
vì cứ phải chạy theo các anh chị phóng viên để xin đi cùng tác nghiệp nhưng vẫn
không được người ta “để ý” đến; có khi lại thất vọng vì viết xong một bài mất
bao thời gian mà vẫn không được ngó ngàng đến, khi hỏi thì cũng chỉ nhận được
câu trả lời muôn thuở: “Anh / chị sẽ xem qua cho em”… nhưng chờ mãi cũng
chẳng thấy đâu.
Chính những điều ấy đã làm mất đi phần nào ở bản thân em niềm tin và lòng
nhiệt huyết với nghề báo, để rồi sau thời gian thực tập, có không ít lần em cho
rằng mình không thích hợp với nghề báo, mình không thể làm được nghề báo,
mình chọn nghề báo là sai lầm… Nhưng có lẽ “thất bại là mẹ thành công” – vì
vậy hãy biết chấp nhận thất bại để có nhiều thành công hơn nữa.Mỗi lần vấp ngã
là một lần thêm trưởng thành. Có vấp ngã, mới có thể biết rằng con đường chúng
ta đi không hề bằng phẳng, để từ đó mình sẽ có cái nhìn xa hơn, rộng hơn trong
mọi việc.
Đến bây giờ, khi chỉ còn mấy tháng nữa là hết thời sinh viên, bản thân em nhận
ra rằng 4 năm sinh viên thực sự là một vốn rất quý, tuổi trẻ lại càng là một vốn
quý nữa. Sở dĩ mình có thể đi nhiều, hỏi nhiều, tiếp xúc, va chạm và học hỏi
được nhiều vì bởi rằng mình mang cái mác sinh viên và mình còn trẻ. Nhiều lúc

bản thân vẫn tự hình dung sau này mình ra trường rồi, đã đi làm gì đó rồi, liệu
rằng có công ty, nhà máy, xí nghiệp nào sẵn sàng giang rộng tay mà chào đón
mình vào, cho hỏi han đủ thứ hay không? Sở dĩ bây giờ mình làm được điều đó
vì mình là sinh viên, hỏi và học theo nghĩa là học, theo nghĩa là phi lợi nhuận, và
bởi vì mình còn trẻ, còn bé xíu, còn ngồi trên ghế nhà trường, hằng mở mồm ra
là sách vở, là em thực tế còn kém lắm, nên họ giúp mình. Nhưng sau này bản
thân mình đi làm ở 1 công ty rồi, mình đến công ty khác nhờ họ giúp xem? Vậy
nên còn ngày nào, giờ nào còn mang trên mình cái mác sinh viên thì phải nên tận
dụng hết.Sau này khi ra trường bản thân phải xác định là tất cả phải tự mình hết,
chẳng có ai giúp đỡ được cho mình (gần như là thế).
10


Đi thực tập, em được chào đón bằng câu “Em cứ viết bài đi rồi gửi”. Các bạn
trong lớp cũng vậy, vì gần như báo nào cũng không có chỗ và thiết bị dư (máy
tính chẳng hạn) dành cho sinh viên đến thực tập.
Hầu như đứa nào cũng phải tự tìm đề tài, tự thực hiện. Toà soạn có thể cho giấy
giới thiệu nếu bài viết đòi hỏi phải phỏng vấn chính thức nhưng chuyện được đi
theo “làm phụ tá” cho một phóng viên chính thức thì vẫn còn là ước mơ với
nhiều người.
Học báo chí là học kỹ năng, do đó việc được học hỏi trực tiếp kinh nghiệm tác
nghiệp của người đi trước là rất cần thiết. Kỳ thực tập đầu tiên này chủ yếu là để
sinh viên được tiếp xúc với môi trường báo chí. Yêu cầu “cứ viết bài đi rồi gửi”
theo em vô hình trung đã xoá bỏ cơ hội cho sinh viên thực hiện mục tiêu này.
Một lãnh đạo của cơ quan báo chí nơi em thực tập từng tuyên bố không chính
thức rằng thực tập chẳng qua là “tự mình thực sự tập”.Như vậy phải chăng là phủ
nhận hoàn toàn trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với sinh viên?Và nếu như tờ
báo “đứng ngoài cuộc chơi” thì việc gì phải nhận sinh viên thực tập? Chỉ cần nói
“chúng tôi chỉ nhận tác phẩm, không nhận người” là xong.
Bản thân em nhiều lúc cứ tưởng nghề báo “màu hồng”, mơ mộng suốt ba năm

học, nhưng lại ngại tiếp xúc, ngại tìm hiểu trong khi kiến thức chẳng có là bao.
Đến khi thực tập, toà soạn giao việc, những lúc không thực hiện nổi, lại thấy
nghề báo “màu xám” và nản chí.Và chính bởi tâm lý như thế nên có khi suốt cả
mấy tuần chẳng viết nổi một tác phẩm. Nhưng sau cùng, qua mỗi lần như thế,
bản thân cũng tự “ngộ” ra được một bài học đắt giá rằng: “có lẽ mình nên học
thêm một chuyên ngành nào đó để có thêm kiến thức. Tiếp đến, phải mở rộng
quan hệ để có nguồn tin và xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho riêng mình. Sau
nữa là phải kiên trì, thậm chí là… bám dai như đỉa cho đến khi các anh chị trong
tòa soạn đồng ý cho mình đi theo học hỏi”.
Cuối cùng, cần phải biết tự an ủi mình để mỗi khi vấp ngã vẫn có thể đứng dậy
đi tiếp.
Một chị phóng viên kì cựutrong tòa soạn đã từng thẳng thắn chia sẻ với bản thân
em những kinh nghiệm làm báo của một người đi trước, cụ thể rằng: Sinh viên
báo chí thời nay cần học tập… Năm Cam, Chí Phèo và AQ! Nghe có vẻ khó tin
và khó hiểu nhưng thực sự nghĩ lại thì bản thân em thấy rất đúng.Phải quan hệ
giỏi như Năm Cam, lì lợm như Chí Phèo và lạc quan như AQ.

11


Xét cho cùng, có những lúc chúng ta cần phải làm một việc xấu nho nhỏ để đạt
được điều tốt đẹp lớn hơn. Để trở thành một phóng viên tốt (chưa dám nói là
giỏi) và đi đúng con đường mình đã chọn thì “hy sinh” một chút (học tập “tính
xấu” của ba nhân vật kể trên) cũng là điều đáng làm.
Nếu thực sự nỗ lực, kỳ thực tập sẽ là điểm bắt đầu. Nếu không, đó sẽ là dấu
chấm hết.
Thứ nhất, nhà báo cần thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng.
Trong thực tế, quy trình truyền thông truyền thống diễn ra như sau: sự kiện được
nhà báo truyền tải tới công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. Trong
quá trình truyền thông đó, nhà báo đóng vai trò là người chủ động tích cực, còn

công chúng thường ở vị trí bị động hơn. Tuy nhiên, trong môi trường truyền
thông mới, quy trình truyền thông đơn nhất đã thay đổi, ranh giới giữa nhà báo
và công chúng dần bị xóa nhòa, công chúng ngày càng chủ động và tích cực hơn,
khiến chủ thể của truyền thông được chuyển từ sự “lũng đoạn độc quyền” của
phóng viên chuyên nghiệp thành phóng viên và công chúng cùng chia sẻ, mô
hình truyền thông được chuyển từ (đơn nhất) một chiều sang truyền thông tương
tác (đa chiều). Sự nhất thể hóa giữa người truyền thông và công chúng đã trở
thành nét đặc trưng chủ yếu của mô hình truyền thông mới trong kỷ nguyên
truyền thông hội tụ.
Ví dụ, các cuộc tấn công tại Mumbai (Ấn Độ) tháng 11.2008 đã tạo ra một “cơn
bão” tin tức được cập nhật trực tiếp từ người dân, làm tăng lượng truy cập và
thông tin trên các trang mạng xã hội Twitter và Flickr. Một bản đồ trên Google
map về các địa điểm bị tấn công nhanh chóng được thiết lập. Một bài viết dài về
các cuộc tấn công nhanh chóng xuất hiện trên trang Wikipedia (trang bách khoa
toàn thư mở do độc giả đóng góp) chưa đầy một tiếng đồng hồ sau cuộc tấn
công”.
Qua đó, có thể thấy, công chúng là đối tác quan trọng của nhà báo. Vì vậy, để có
thể sử dụng những thông tin thật sự hữu ích từ công chúng, các trang tin trên
mạng cần mời gọi và tôn trọng sự đóng góp nội dung từ phía công chúng. Nếu
không, công chúng sẽ dễ dàng đi sang các trang web khác – nơi họ có thể tương
tác, để lại ý kiến của mình, vì biết rằng ý kiến đó sẽ có người đọc hoặc nghe.
Ngoài ra, khả năng tư duy của phóng viên còn được thể hiện thông qua các sản
phẩm báo chí hội tụ, phương tiện truyền thông hợp nhất, thu hút lượng công
chúng lớn cho cơ quan báo chí của mình.
Thứ hai, nhà báo cần biết tổng hợp và chắt lọc thông tin. Trong môi trường
truyền thông hội tụ, sự đa dạng hóa của các loại hình truyền thông đã đem lại
cho con người nguồn thông tin đa dạng và phong phú, tuy nhiên sự hỗn tạp và
12



thiếu trật tự của thông tin đã khiến công chúng gặp không ít khó khăn trong việc
lựa chọn những thông tin hữu ích, thậm chí là bị “quấy rối” trước tình trạng
“bùng nổ thông tin”. Với sự đa dạng của các phương tiện truyền thông cũng
khiến tần suất tiếp xúc với các phương tiện truyền thông của công chúng tăng
mạnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, khiến mọi mặt trong đời sống
đều mang dấu ấn của truyền thông. Đặc biệt, trong trong thời đại Web2.0, công
chúng có thể tự cung cấp nội dung thông tin, đồng thời thông qua các kênh
truyền thông tiến hành các hoạt động giao lưu và xã hội hóa truyền thông.
Trong xã hội hiện đại, sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông càng ngày
càng lớn, khả năng phân biệt tính chính xác của công chúng đối với thông tin lại
không cao, vai trò “gác cổng” của báo chí không được phát huy tốt, không khu
biệt được một cách hiệu quả đối với thông tin, thậm chí xuất hiện các luồng tin lá
cải, sai sự thật, câu khách rẻ tiền. Trên mạng Internet, hiện tượng này càng
nghiêm trọng hơn, phá hoại “môi trường sinh thái” vốn có của mạng Internet,
xâm phạm đến quyền được nắm bắt thông tin của công chúng.
Trong bối cảnh đó, vai trò của nhà báo trong quá trình tổng hợp và chắt lọc thông
tin, đem đến cho công chúng những sản phẩm truyền thông chất lượng, giảm
thiểu những khó khăn cho công chúng trong vấn đề tiếp nhận những thông tin
hữu ích, làm tốt vai trò của “người gác cổng” là rất cần thiết.
Hiện nay, giá trị then chốt của nhà báo không chỉ đơn thuần là thu thập thông tin
và đưa tin, mà trong mớ thông tin hỗn loạn, phức tạp như hiện nay cần phải biết
chọn lọc hợp lý, tổng hợp, đánh giá những thông tin quan trọng có giá trị thực
sự, tổ hợp và sắp xếp một cách logic các thông tin “hổ lốn” ấy, từ đó cung cấp
những bài phân tích, bình luận có giá trị đối với công chúng, giúp họ hiểu và
nắm một cách chân thực, hệ thống và sâu sắc hơn những sự kiện xảy ra trong xã
hội.
Thứ ba, nhanh nhưng phải chính xác. Trong kỷ nguyên truyền thông hội tụ, mặc
dù cách thức truyền thông luôn được đổi mới, nhưng “nội dung là số một” vẫn là
yếu tố then chốt để các hãng truyền thông cạnh tranh với nhau và yêu cầu về chất
lượng nội dung cũng cao hơn. Sự hội tụ về mặt kỹ thuật đã khiến tốc độ truyền

phát thông tin tăng lên nhanh chóng, nhưng chất lượng nội dung không cao và
xem nhẹ tính khách quan của báo chí; tin, bài thiếu chiều sâu, hiện tượng đồng
nhất hóa (giống nhau) khá nghiêm trọng. Hiện tượng này được thể hiện ở sự
trùng lặp và na ná trong các bản tin, góc độ tiếp cận không có điểm đột phá. Với
một sự kiện, nhưng nhiều tờ báo cùng đăng tải trên trang chủ ở góc độ tiếp cận
giống nhau. Đặc biệt, khi trong nước và quốc tế xảy ra sự kiện lớn, tình trạng
“tông xe” này lại càng rõ nét, phần lớn đều dùng bài viết hoặc ảnh của hãng
truyền thông lớn, nên nội dung gần như không có sự khác biệt nhiều.
13


Ngoài ra, tình trạng đồng nhất hóa còn được thể hiện ở sự trùng lặp trong phong
cách biên tập, dàn trang, cách thức bố trí giao diện, chương trình truyền hình;
trùng lặp trong việc xác định công chúng mục tiêu và thời gian ra báo…
Hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông ngày càng gay gắt,
các hãng truyền thông lớn đều lấy việc đưa các bản tin độc quyền vào thời điểm
sớm nhất làm tôn chỉ. Tuy nhiên, vì theo đuổi tính cấp thời và “độc quyền” thông
tin, nhiều nhà báo gần như phải biên tập rất nhanh, và chú ý rất nhiều đến kỹ xảo
làm “nóng” bản tin để “câu” độc giả, khán giả. Hậu quả của việc theo đuổi tốc độ
dẫn đến coi nhẹ tính khách quan của báo chí, đưa tin thiếu chiều sâu, nội dung
hời hợt. Ngoài ra, một số cơ quan báo chí vì lợi ích kinh tế nên tìm mọi cách để
lấy lòng “thượng đế”, bằng các nội dung chương trình có khuynh hướng câu
khách, kém chất lượng, rẻ tiền…
Thứ tư, nhà báo cần có tư duy đa phương tiện. Nhìn từ đời sống truyền thông
hiện nay ở nước ta có thể thấy, hiện có không ít phóng viên báo in cảm thấy rất
khó khăn khi sử dụng phương thức tác nghiệp bằng các phương tiện truyền thông
mới trong đó có mobile, đơn giản vì họ quen lối viết cầu kỳ, chỉn chu, thậm chí
có phần “công thức hóa”. Do đó, bên cạnh việc sở hữu một chiếc máy điện thoại
thông minh kha khá, nhà báo cần phải có “tư duy mobile” khi tác nghiệp.
Hiện nay, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới đều yêu cầu nhà báo cùng lúc

phải cung cấp các nội dung cho nhiều loại hình truyền thông khác nhau, một
phóng viên làm việc trong cơ quan truyền thông đa phương tiện, sau khi phỏng
vấn một sự kiện, cần hoàn thành rất nhiều công việc như viết tin cho báo giấy,
gửi sản phẩm cho truyền hình và phát thanh, thậm chí cả Internet bao gồm video,
ảnh, bản tin viết cho điện thoại di động. Tuy nhiên, yêu cầu đối với nhà báo “đa
kỹ năng” cần phải linh hoạt để vừa có thông tin, vừa có hình ảnh tĩnh và hình
ảnh động, và điều quan trọng là luôn ý thức về việc gửi về tòa soạn một cách
nhanh nhất. Theo nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng biên tập báo điện tử
Vietnamplus, làm báo trên điện thoại di động sẽ là xu hướng chủ đạo, vì thế việc
tác nghiệp bằng mobile cũng sẽ trở nên phổ biến trong tương lai để phục vụ thể
loại mobile news. Đây là một thể loại mới, có thể bổ sung cho báo in, phát thanh
và truyền hình. Tuy nhiên, nhà báo cần chú ý đưa tin nhanh, nhưng phải phản
ánh đầy đủ sự thật, bởi không phải cái gì nhanh cũng đúng.
Tóm lại, để thích ứng trong môi trường truyền thông mới, nhà báo “đa kỹ năng”
ngoài việc nắm bắt các công nghệ làm báo truyền thống, phải biết xử lý ảnh và
video, đặc biệt biết sử dụng mạng xã hội để tăng giá trị cho tờ báo điện tử của
mình và coi công chúng là đối tác trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, nhà báo
luôn phải tỉnh táo, biết kiểm chứng khi đọc thông tin trên mạng xã hội, hãy luôn
nhớ và tìm trả lời các câu hỏi: Ai là nguồn tin? Có phải họ thực sự là người họ tự
14


nhận? Nhà báo có thể chắc chắn rằng những người đó đang đứng ở địa điểm đó?
Thông tin này có nhất quán với các báo khác không? Thông tin đó có vẻ đáng
ngờ không?

15


KẾT THÚC

Đợt thực tập lần này tuy chỉ kéo dài có 1 tháng, tuy là khoảng thời gian
không nhiều nhưng qua đó, tôi cũng đã học được rất nhiều kinh nghiệm về việc
quay phim, thực hiện, biên tập một tác phẩm truyền hình và phát thanh. Nhờ
những kinh nghiệm đó mà tôi đã nâng cao được tầm hiểu biết, kiến thức chuyên
môn mà kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
Xin cảm ơn Ban Công nghệ, báo điện tử Zing News cùng những sự chỉ
bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp tôi thực hiền và hoàn thành kỳ thực
tập một cách thuận lợi và đạt nhiệm vụ được giao.

16


17



×