Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 62 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu XNLD Vietsovpetro.........................................................................3
1.2 Giới thiệu về VIỆN NCKH VÀ TK..................................................................3
1.2.1 Lịch sử phát triển.......................................................................................3
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ..................................................................................3
1.3 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................3
1.4 Thành tựu đạt được...........................................................................................3
1.5 Phòng thí nghiệm vận chuyển dầu khí..............................................................3
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ NGHIÊN CỨU
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1 Các hoạt động trong Phòng thí nghiệm............................................................3
2.1.1 Nghiên cứu tính chất lưu biến của chất lỏng..............................................3
2.1.2 Nghiên cứu công nghệ thu gom, xử lý & vận chuyển dầu khí ..................3
2.1.3 Nghiên cứu đảm bảo an toàn dòng chảy của chất lưu trong lòng đường
ống
3
2.2 Các thiết bị trong Phòng thí nghiệm.................................................................3
2.2.1 Thiết bị đo điểm sương và điểm đông tự động hcp-852.............................3
2.2.1.1 Thông tin về thiết bị:..............................................................................3
2.2.1.2 Nội dung.................................................................................................3
2.2.1.3 Bảo quản thiết bị....................................................................................3
2.2.1.4 Bảo dưỡng thiết bị..................................................................................3
2.2.1.5 Hiệu chỉnh thiết bị..................................................................................3
2.2.2 Thiết bị ngón tay lạnh và đường ống mô hình...........................................3
2.2.2.1 Thông tin về thiết bị:..............................................................................3
2.2.2.2 Nội dung.................................................................................................3
2.2.2.2.1Cài đặt và vận hành thiết bị ngón tay lạnh .......................................3
2.2.2.2.2Cài đặt và vận hành thiết bị đường ống mô hình ..............................3


2.2.2.3 Bảo quản thiết bị....................................................................................3
2.2.2.4 Bảo dưỡng thiết bị..................................................................................3
2.2.2.5 Hiệu chỉnh thiết bị..................................................................................3
2.2.3 Thiết bị đo độ nhớt rotovisco rv-20...........................................................3
2.2.3.1 Thông tin về thiết bị:..............................................................................3
2.2.3.2 Nội dung.................................................................................................3
Vận hành thiết bị:............................................................................................3
2.2.3.3 Bảo quản thiết bị....................................................................................3
2.2.3.4 Bảo dưỡng thiết bị..................................................................................3
2.2.3.5 Hiệu chỉnh thiết bị..................................................................................3
2.2.4 Thiết bị đo sức căng bề mặt (Interfacial Tensiometer)...............................3
2.2.4.1 Thông tin về thiết bị:..............................................................................3
2.2.4.2 Nội dung.................................................................................................3
2.2.4.2.1Vận hành thiết bị...............................................................................3
2.2.5 Bảo quản thiết bị........................................................................................3
Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2.6 Hiệu chuẩn thiết bị.....................................................................................3
CHƯƠNG 3 : CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
3.1
Thử nghiệm hóa phẩm giảm nhiệt độ đông đặc và độ nhớt của dầu trong điều
kiện phòng thí nghiệm................................................................................................3
3.1.1 Giới thiệu:..................................................................................................3
3.1.2 Phạm vi áp dụng:.......................................................................................3
3.1.3 Tài liệu tham khảo.....................................................................................3
3.1.4 Định nghĩa và viết tắt.................................................................................3
3.1.5 Yêu cầu chung đối với hóa phẩm...............................................................3

3.1.6 Chuẩn bị mẫu dầu cho thí nghiệm.............................................................3
3.1.7 Tiến hành xử lý dầu để thí nghiệm.............................................................3
3.1.8 Xác định nhiệt độ đông đặc của dầu..........................................................3
3.1.9 Nghiên cứu tính chất lưu biến của dầu bằng thiết bị đo độ nhớt HAAKE
Viscotester 550.......................................................................................................3
3.1.10 Nghiên cứu lắng đọng keo-nhựa-parafin bằng thiết bị ngón tay lạnh........3
3.1.11 Xác định áp suất tái khởi động bằng đường ống mô hình..........................3
3.1.11.1 Bộ thiết bị TN dùng để xác định áp suất tái khởi động đường ống:36
3.1.11.2 Các bước tiến hành thí nghiệm:...........................................................3
3.2
Thử nghiệm hóa phẩm phá nhũ dầu nước trong điều kiện phòng thí nghiệm..3
3.2.1 Giới thiệu:..................................................................................................3
3.2.2 Phạm vi áp dụng:.......................................................................................3
3.2.3 Tài liệu tham khảo.....................................................................................3
3.2.4 Định nghĩa và viết tắt.................................................................................3
3.2.5 Yêu cầu chung đối với hóa phẩm...............................................................3
3.2.6 Dụng cụ, hóa chất......................................................................................3
3.2.7 Các bước chuẩn bị thí nghiệm...................................................................3
3.2.8 Tiến hành thử nghiệm................................................................................3
3.2.9 Xác định hàm lượng nước còn lại trong dầu..............................................3
3.2.10 Đánh giá kết quả thử nghiệm.....................................................................3
3.3
Thí nghiệm xác định nhiệt độ xuất hiện tinh thể paraffin (wat) & nhiệt độ tan
chảy hoàn toàn paraffin (wdt)....................................................................................3
3.3.1 Xác định nhiệt độ xuất hiện tinh thể paraffin (WAT) và nhiệt độ tan chảy
hoàn toàn paraffin (WDT) bằng kính hiển vi và các thiết bị hỗ trợ........................3
3.3.2 Xác định nhiệt độ xuất hiện tinh thể paraffin (WAT) và nhiệt độ tan chảy
hoàn toàn paraffin (WDT) bằng thiết bị DSC Q1000.............................................3

Trang 2



BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU

Dầu khí là một nguồn khoáng sản có vai trò vô cùng quan trọng với nhân loại.
Bất kì quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển nền kinh tế một cách ổn định đều
phải dựa vào hay tìm ra một nguồn cung cấp dầu khí đáng tin cậy. Ngày nay, dầu khí
đảm bảo cung cấp 60-65% năng lượng tiêu thụ trên thế giới và trên 90% các sản phẩm
ngành công nghiệp hóa học có nguồn gốc từ dầu khí. Trong một tương lai lâu dài, dầu
khí vẫn giữ vai trò là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho ngành công
nghiệp hóa học của toàn cầu.
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được coi là đơn vị tiên phong trong mọi hoạt
động khai thác dầu khí tại Việt Nam, hiện nay xí nghiệp khai thác chính tại Bạch Hổ,
Bắc trung tâm Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Nam trung tâm Rồng,
Đông Bắc Rồng, Mỏ khí Thiên Ưng .Đây là khu vực khai thác dầu chủ yếu, đảm bảo
khai thác trong nhiều năm tới.
Dầu Vietsovpetro hay dầu thô Việt Nam nói chung là loại dầu chứa nhiều
paraffin, có điểm đông khá cao nên thường xuyên xảy ra hiện tượng kết tinh và lắng
đọng làm giảm tính lưu biến của dầu gây ra khó khăn trong quá trình khai thác và vận
chuyển, nhất là khi các mỏ dầu phát triển không đồng bộ và đường ống vận chuyển
nằm dưới biển không được bảo ôn..
Để đảm bảo an toàn cho các đường ống và tăng năng suất khai thác dầu, việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết tinh và lắng đọng paraffin cải thiện
tính lưu biến của dầu, cũng như một số phương pháp để xử lý vấn đề này được các nhà
kỹ thuật dầu khí quan tâm đặc biệt. Cùng với thời gian khai thác mỏ, hàm lượng nước
trong dầu sẽ tăng dần. Với mục đích thu nhận dầu với chất lượng thương phẩm hoá
phẩm tách nước đã được sử dụng. Tại nước ta , phương pháp sử dụng chất phụ gia là
thông dụng và hiệu quả hơn cả. Mỗi năm, XNLD Vietsovpetro phải chi hàng triệu đô

để nhập một lượng lớn chất phụ gia cải thiện tính lưu biến.

Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP

Được sự hướng dẫn của Phòng thí nghiệm vận chuyển dầu khí thuộc Viện
NCKH và TK , XNLD Vietsovpetro em đã thực hiện bài báo cáo thực tập. Báo cáo có
nội dung tìm hiểu XNLD Vietsovpetro ,Viện, Phòng thí nghiệm vận chuyển dầu khí
cũng như hoạt động, nghiên cứu trong Phòng thí nghiệm .
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chắc chắn báo cáo không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các bạn sinh viên để hoàn
thiện kiến thức của mình.

Sinh Viên
Bùi Cao Cường

Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI CẢM ƠN

----- o0o ----Trong quá trình thực tập tại Liên Doanh Việt-Nga
“Vietsovpetro”, em đã được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của
đội ngũ cán bộ Viện NCKH & KT.
Em xin gửi đến anh chị, lời cảm ơn chân thành đã hỗ trợ
và tạo điều kiện cho em học tập tốt.

Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hữu Nhân, anh
Đoàn Tiến Lữ, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền…, đã nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ về mặt chuyên môn trong thời gian em
thực tập tại Phòng thí nghiệm Vận chuyển dầu khí để hoàn
thành báo cáo này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô trong Khoa
Hóa Dầu, trường Đại học Công Nghiệp TPHCM đã truyền đạt
kiến thức, giúp em tiếp cận tốt hơn với quá trình làm việc thực
tế.
Cuối cùng, em rất cảm ơn ban lãnh đạo XNLD
Vietsovpetro, Viện NCKH & KT đã cho phép và tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt đợt Thực tập Tốt nghiệp này.

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
***o***
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1

Giới thiệu XNLD Vietsovpetro

Vietsovpetro là Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực
dầu khí và là một biểu tượng của tình Hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga.
Liên doanh dầu khí Việt -Xô được thành lập trên cơ sở các Hiệp định Việt – Xô
về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký ngày 03/07/1980
và Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô ký ngày 19/06/1981 về việc thành

lập Liên doanh dầu khí Việt –Xô.
Phần I: Lược sử quá trình hình thành và phát triển.
- Trong gần 30 năm hoạt động, Viesovpetro đã khảo sát 115.000 kilômét tuyến
địa chấn, trong đó có 71.000 kilômét tuyến địa chấn không gian 3 chiều.
- Đã khoan 368 giếng, bao gồm 61 giếng khoan tìm kiếm, thăm dò và 307
giếng khoan khai thác.
- Tại 2 mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, đã xây dựng trên 40 công trình biển trong có
có các công trình chủ yêú như:
- 12 giàn khoan- khai thác cố định, 10 giàn nhẹ, 02 giàn công nghệ trung tâm,
02 giàn nén khí, 04 giàn duy trì áp suất vỉa, 03 trạm rót dầu không bến.
- Tất cả các công trình được kết nối thành một hệ thống đường ống ngầm nội
mỏ liên mỏ dài trên 400 kilômét.
Phần II: Những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học.
- Đã phát hiện 3 mỏ dâù có giá trị thương mại và nhiều cấu tạo chứa dầu,
trong đó đặc biệt mỏ Bạch Hổ là mỏ lớn nhất Việt Nam và đứng vào hàng thứ 3
trong các mỏ đã phát hiện ở khu vực vành đai Tây Bắc cung Thái Bình
Dương( bao gồm: Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Asean) . Chỉ đứng sau mỏ
Đại Khánh của Trung Quốc( Phát hiện năm 1959)và mỏ Minas của Indonesia
(phát hiện năm 1944). Các thân chứa sản phẩm của mỏ được pháthiệnnăm 1975.
(các thân chứa dầu tuổi Mioxen), năm 1984(các thân cát chứa dầu tuổi Oligoxen)
và đặc biệt thân dầu lớn nhất trong đá móng nứt nẻ tuổi mezozôi( năm 1987) với
chiều cao thân dầu gần 2000mét.
- Tìm và phát hiện thân dầu trong đá móng nứt nẻ là hiện tượng chưa từng gặp
ở hơn 400 mỏ đã phát hiện cho đến nay hơn 50 bể trầm tích tại khu vực vành đai
Tây Bắc cung Thái Bình Dương chính là điểm mới, nét đặc sắc và là sự đóng
góp lớn nhất của các nhà Địa chất dầu khí Vietsovpetro, các nhà Địa chất Việt
Nam – Liên Xô, vạch ra phương hướng mới trong công tác tìm kiếm- thăm dò
dầu khí ở khu vực.
Trang 7



BÁO CÁO THỰC TẬP

- Trên thực tế, tiếp theo Bạch Hổ, hàng loạt các thân dầu khí mới từ tầng đá
móng đã được phát hiện trên mỏ Rồng( Vietsovpetro) 1987, Rạng Đông JVPC
năm 1994, Hồng Ngọc ( Petronas Carigaly năm 1994) Sư Tử Đen( Cửulong JOC
năm 2000), Cá Ngừ Vàng ( Hoàn Vũ JOC năm 2002) Nam Rồng - Đồi Mồi
( Vietsovpetro& VRJ –năm 2004)... các phát dầu khí lớn từ tầng đá móng nứt nẻ,
phong hóa ở mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác chính là nhân tố quyết định để ngành
dầu khí non trẻ Việt Nam nhanh chóng trưởng thành và hiện đứng hàng thứ 3
trong các nước xuất khẩu dầu trong khối ASEAN, chỉ còn sau Indonesia,
Malaysia và đã vượt qua các nước có nền công nghiệp dầu khí lâu đời như
Mianmar, Brunei ...
- Việc Vietsovpetro phát hiện dầu từ tầng đá móng với trữ lượng lớn đã tạo ra
một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành dầu khí Việt Nam,
đồng thời tạo ra sức hút đối với các Tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới vào đầu tư
tìm kiêm - thăm dò vào khai thác dầu khí ở Việt Nam.
- Điều có ý nghĩa khoa học và kinh tế vô cùng quan trọng đó là Vietsovpetro
đã nghiên cứu và tìm ra những giải pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp để khai
thác dầu từ tầng móng với những đặc trưng địa chất cực kỳ phức tạp mà trên thế
giới chưa từng có các mô hình tương tự. Ngoài ra Vietsovpetro còn tham gia xây
dựng nhiều công trình khai thác dầu khí cho các công ty dầu khí hoạt động trên
thềm lục địa Việt Nam và tại các nước khác trên thế giới, đồng thời Vietsovpetro
cũng đã tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia như đường ống
dẫn khí PM3- Cà Mau...
- Lắp đặt các thiết bị và đường ống kết nối mỏ Cá Ngừ Vàng ( Lô 09-2) về
Bạch Hổ, đồng thời thực hiện dịch vụ khai thác dầu khí cho Mỏ Cá Ngừ Vàng
cho công ty Hòan Vũ JOC.
Phần III: Tiềm năng và Năng lực .
-


Vietsovpetro là một Liên doanh với chức năng đa ngành trong các lĩnh vực:

-

Điều hành khai thác mỏ

-

Khoan và dịch vụ Địa Vật lý giếng khoan dầu khí

-

Dịch vụ phân tích thí nghiệm

-

Thiết kê, chế tạo, lắp ráp các công trình dầu khí biển

-

Dịch vụ Cảng biển, Vận tải biển

-

Phòng chống và thu gom dầu tràn.
Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP


- Vietsovpetro còn là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ
thuật, nghiệp vụ và công nhân lành nghề không chì cho Vietsovpetro mà cho cả
ngành dầu khí Việt Nam.
- Sản lượng dầu đến nay Vietsovpetro đã khai thác đạt trên 200 triệu tấn, vận
chuyển về bờ cho các nhà máy khí điện đạm trên bờ trên 24 tỷ mét khối
Trong quá trình hoạt động , Vietsovpetro luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo,
động viên kịp thời của 2 Chính phủ Việt Nam và LB Nga về những thành tựu to lớn
mà LD Việt Nga đạt được, đã phong tặng 2 lần danh hiệu Anh hùng Lao Động, Huân
chương cao quý Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương, Huy
chương khác của 2 Nhà nước.
Vietsovpetro – là Liên doanh dầu khí hoạt động đa ngành, hiện đại, cùng với đội
ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư,
công nhân với độ dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực Địa chất, Địa Vật lý giếng
khoan, khai thác, thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí biển, sẵn sàng hợp tác
với các công ty dầu khí trong và ngoài nước trên tinh thần hợp tác cùng có lợi
2

Giới thiệu về Viện NCKH VÀ TK
2.1 Lịch sử phát triển

Tiền thân của Viện NCKH và TK là Xưởng NCKH và TKTD, hình thành năm
1982 với biên chế nhỏ, gọn gồm chủ yếu các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, địa
vậy lý. Giai đoạn này, nhiệm vụ chính của XNLD là tìm kiếm thăm dò các cấu tạo
triển vọng chứa dầu để phát hiện các mỏ chứa trữ lượng công nghiệp. Các công tác
chính là thực hiện các khảo sát địa chấn thềm lục địa Nam Việt Nam, chủ yếu trong
vùng Trũng Cửu Long, nghiên cứu, phân tích, xử lý số liệu địa chất và thiết kế, biện
luận vị trí các giếng tìm kiếm thăm dò trên thếm lục địa miền Nam Việt Nam.
Thành công trong việc phát hiện cấu tạo Bạch Hổ, và sau đó là khoan các giếng
tìm kiếm cho dòng dầu công nghiệp, cho thấy triển vọng trong việc phát triển mỏ và sự

cần thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu và thiết kế đủ khả năng thực hiện các dự án
liên quan tới phát triển mỏ.
Ngày 26 tháng 10 năm 1985 Viện chính thức được thành lập.
Lịch sử phát triển Viện NCKH và TK gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp và
có thể chia làm các giai đoạn: 1986-1990, 1990-1996, 1996-2000, 2000-2005 và 2005
tới nay.
Giai đoạn 1985-1990 – Hình thành Viện.

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP

Hình 1: Lãnh đạo Viện NCKH&TK trong
thời kỳ đầu

Hình 2: Tập thể cán bộ CNV Viện
NCKH&TK - tháng 10/1986

Viện được tổ chức thành 2 khối: khối khoa học và khối thiết kế. Mỏ Bạch Hổ được
đưa vào hoạt động năm 1986, khai thác dầu từ tầng sản phẩm Mioxen dưới. Tiếp theo
dầu trong móng granit của mỏ Bạch Hổ được phát hiện và đối tượng đưa vào khai thác
thử cuối năm 1988. Giai đoạn này Viện thực hiện các dự án thiết kế khai thác và xây
dựng mỏ đầu tiên với sự trợ giúp hoặc cố vấn của các Viện NCKH kinh nghiệm của
LBCHXHCN Xô Viết, cụ thể là Viện NCKH và TK
dầu khí biển thành phố Okha, Xakhalin, Viện dầu Liên
Bang VNIINEFT.
Tháng 7.1989 tài liệu đầu tiên do Viện soạn thảo
“Tính toán đánh giá kinh tế kỹ thuật xây dựng vòm
Nam mỏ Bạch Hổ”.

Năm 1990 “Thiết kế khai thác thử công nghiệp
vỉa dầu móng vòm trung tâm mỏ Bạch Hổ”.
Giai đoạn 1990-1996 – Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
và ứng dụng công nghệ mới.

Hình 3: Chuyên gia phòng
Thiết kế công trình biển

Viện đã được các Bộ chức năng chính thức công
nhận là đơn vị thiết kế chính các dự án. Các phòng
ban chuyên môn được nhanh chóng bổ sung hoàn thiện đội ngũ chuyên gia được đào
tạo chính quy và có kinh nghiệm. Nhanh chóng triển khai thành tựu của công nghệ tin
học. 100% các phòng ban đựơc trang bị máy tính và phần mềm tính toán như mô
phỏng quá trình khai thác, lập mô hình vỉa, mô hình địa chất, xử lý số liệu địa vật lý
giếng khoan. Viện tự thực hiện một loạt các thiết kế công nghệ có tính chiến lược
trong phát triển khai thác ổn định các mỏ của XNLD như “Sơ đồ công nghệ khai thác
và xây dựng mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Nam Việt Nam” năm 1992, “Bổ sung sơ đồ
công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Nam Việt Nam” năm
1993.

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP

Giai đoạn 1996-2000 - Biến đổi đột phá về chất của đội ngũ chuyên gia.
Các chuyên gia khoa học và thiết kế người Việt Nam trong Viện lớn mạnh và đủ
sức để đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý. Năm 1996 Viện trưởng người
Việt Nam được bổ nhiệm, đánh dấu sự lớn mạnh của đội ngũ chuyên gia Việt nam.
Một loạt vị trí lãnh đạo phòng ban chuyển giao cho các chuyên gia Việt nam. Các

chuyên gia Việt Nam dần đảm nhiệm các chức danh chánh đồ án, chủ nhiệm đề tài
nghiên cứu khoa học.
Giai đoạn từ 2000-2005 Mở rộng phạm vi hoạt động.
Hoạt động sản xuất của Viện được mở rộng ra ngoài phạm vi XNLD, hướng vào
các công tác dịch vụ. Các chuyên gia của Viện tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt
động tư vấn và thẩm định thấu trong cơ cấu của Tổng công ty. Viện tham gia đấu thầu
các dự án phát triển dầu khí và trúng thầu một số các dự án như thiết kế đường ống
dẫn khí Rạng Đông-Bạch Hổ, dự án đường ống PM3-Cà Mau..
Giai đoạn từ 2005 – Đến nay - phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của
Viện ở trong nước và trên trường quốc tế
Hoạt động sản xuất của Viện được thực hiện với phương châm 8 chữ vàng “Kỷ
cương, khoa học, chất lượng và uy tín”, là giai đoạn mà các sản phẩm của Viện đã
được các công ty dầu khí trong nước, khu vực và trên thế giới đánh giá cao. Vai trò và
uy tín, cũng như thương hiện “Viện NCKH&TK Dầu khí biển” đã từng bước khẳng
định trên trường quốc tế.
2.2 Chức năng nhiệm vụ

Hình 4: Viện NCKH và TK
Viện NCKH và TK dầu khí biển (gọi tắt là Viện hoặc Viện NCKH và TK), Huân
chương lao động hạng 3, là đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học và thiết kế các dự án
trực tiếp phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trung hạn của XNLD
Vietsovpetro. Viện thực hiện các nghiên cứu và đưa ra cơ sở khoa học về mặt kỹ thuật
– công nghệ và kinh tế cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng,
vận hành các công trình dầu khí, soạn thảo cung cấp cho XNLD “Vietsovpetro” các
Trang 11


BÁO CÁO THỰC TẬP

giải pháp công nghệ - kỹ thuật, các hồ sơ thiết kế-dự toán ở tất cả các giai đoạn xây

dựng, cải hoán và sửa chữa các công trình của XNLD và thực hiện giám sát tác quyền
trong quá trình xây dựng, sửa chữa công trình.
Với chức năng đó Viện NCKH & TK dầu khí biển có các nhiệm vụ chính sau
đây:








Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu
quả nhất các văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây
dựng công nghiệp các mỏ dầu khí.
Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc
trưng của chúng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai
thác, thu gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện bỉển xa bờ.
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong thiết kế kỹ thuật
công nghệ và thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình
biển.
Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ.

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP

3


Cơ cấu tổ chức

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP

Thành tựu đạt được

4
















5

Sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ;

Sơ đồ tổng thể xây dựng và phát triển mỏ Rồng;
Thiết kế tổng thể đường ống dẫn khí Rạng đông-Bạch Hổ;
Luận chứng KT-KT “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ
Đức”;
Báo cáo sơ đồ tổng thể khai thác và xây dựng mỏ Rồng giai đoạn 1998-2020;
Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau;
Đánh giá các điều kiện kinh tế- kỹ thuật khu vực Rustamov của Liên Bang Nga.
Biện luận điều kiện kinh tế-địa chất tham gia phát triển lô 15-1, 103, 107, 16-2,
B1 và B2 của Mianma đối với XNLD;
Đánh giá kinh tế-kỹ thuật nhằm công bố phát hiện công nghiệp mỏ Thiên ƯngMãng Cầu và kế hoạch phát triển lô 04-3 và các lô lân cận;
Thiết kế khai thác sớm mỏ Thiên Ưng-Mãng Cầu;
Chính xác hoá sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng khu vực Đông Nam mỏ
Rồng;
Đáng giá kinh tế kỹ thuật xây dựng gian BK-15 ở khu vực Đông Bắc mỏ Bạch
Hổ;
Cơ sở kinh tế kỹ thuật mua tàu khoan nửa nổi nửa chìm để thực hiện công việc
tại các lô triển vọng;
Phân tích chế độ làm việc của các giếng khai thác gaslift và các giải pháp khai
thác tối ưu;
Soạn thảo quy trình công nghệ kết nối hệ thống vận chuyển của XNLD
Vietsovpetro với mỏ Cá Ngừ Vàng.
. Phòng thí nghiệm vận chuyển dầu khí
Phòng thí nghiệm vận chuyển dầu khí tiền thân là Phòng thí nghiệm của Phòng

khai thác dầu khí.

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP


1

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ NGHIÊN CỨU
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

6

Các hoạt động,nghiên cứu trong Phòng thí nghiệm
6.1 Nghiên cứu tính chất lưu biến của chất lỏng
 Xác định nhiệt độ động đặc;
 Xác định độ nhớt động học, ứng suất truợt của dầu đã tách khí và dầu bảo hòa
khí ở điều kiện thấp và cao hơn nhiệt độ đông đặc;
 Xác định nhiệt độ kết tinh parafin (WAT), phương pháp DSC và phương pháp
phil loc (2 và 0.5 mcm) cho dầu ở các điều kiện áp suất khác nhay;
 Nghiên cứu lắng đọng parafin phương pháp ngón tay lạnh;
 Nghiên cứu khả năng tạo bọt của dầu;
 Nghiên cứu độ bền của nhũ thương dầu nước phương pháp bottle test;
 Nghiên cúu áp suất khởi động lại đường ống trên đường ống mô phỏng phòng
thí nghiệm (đường kính ống 7 mm, các đường ống mô hình:1.5, 5, 10 và 15 m).

6.2 Nghiên cứu công nghệ thu gom, xử lý & vận chuyển dầu khí bằng đường
ống
 Nghiên cứu lựa chọn hóa phẩm xử lý dầu phục vụ vận chuyển bằng đường ống;
 Nghiên cứu lựa chọn hóa phẩm để phá nhũ xử lý dầu đến thương phẩm;
 Xây dựng công nghệ xử lý và vận chuyển dầu khí;
 Nghiên cứu nhũ tương dầu nước khả năng tạo bọt và giải pháp khắc phục Emu.
6.3 Nghiên cứu đảm bảo an toàn dòng chảy của chất lưu trong lòng đường
ống
 Tính tóan lựa chọn kích thước đường ống trong xây dựng và phát triển các mỏ

khai thác dầu khí;
 Xác định sự phân bố nhiệt độ, áp suất trong đường ống của quá trình khởi động
và vận hành ổn định đường ống;
 Mô phỏng phân bố chất lỏng trong quá trình vận hành ổn định và dừng đường
ống ngầm dưới đáy biển;
 Mô hình hóa quá trình khởi động đường ống và khởi động lại đường ống.
7

Các thiết bị trong Phòng thí nghiệm

Các thiết bị để phục vụ, hỗ trợ các nghiên cứu, thực nghiệm trong Phòng thí nghiệm
gồm:

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP

7.1

Thiết bị đo điểm sương và điểm đông tự động HCP-852
7.1.1

Thông tin về thiết bị:

Tên thiết bị: Cloud/ Pour Point HCP-852.
Hãng sản xuất: Herzog;
Ngày đưa vào sử dụng: Tháng 1 năm 2009.
Đặc tính kỹ thuật
Phương pháp đo

 Điểm đông đặc
 Điểm sương
Điện thế cung cấp
Tần số điện cung cấp
Khoảng nhiệt độ đo
Kết quả đo
Ngôn ngữ hiển thị
7.1.2

ASTM-D97
ASTM D 2500
220-115 V
50/60 W
-80 đến +50 oC
hiển thị lên màn hình hoặc máy in
Anh, Đức

Nội dung

Vận hành thiết bị
Xem hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả đầy đủ trong “ Các
phương pháp thử nghiệm “
7.1.3

Bảo quản thiết bị

Thiết bị được bảo quản trong phòng có điều hoà nhiệt độ, độ ẩm không vượt quá
80%.
7.1.4


Bảo dưỡng thiết bị
Máy móc luôn được lau chùi sạch sẽ, chú ý cốc thủy tinh dùng để xác định điểm
sương có một lớp lắc phủ bên dưới lớp này nhạy cảm với các chất dung môi
mạnh. Không dùng dung môi như axetone để lau chùi và rửa cốc.

7.1.5

Hiệu chỉnh thiết bị

Thiết bị đo nhiệt độ đông đặc tự động HCP-852 là một thiết bị đo phức tạp. Nếu gặp
phải vấn đề kỹ thuật gì, đặc biệt là những vấn đề phức tạp, cần liên hệ với đại diện của
hãng sản xuất.
Qui trình hiệu chuẩn thiết bị (tham khảo manual).
7.2

Thiết bị ngón tay lạnh và đường ống mô hình

7.2.1

Thông tin về thiết bị:

Tên thiết bị: Coaxial Wax Deposition Cell and Pipeline Restart Simulator;
Hãng sản xuất: Oilfield Production Analysts Limited;
Ngày lắp đặt: 23-26 tháng 7 năm 1996.
Danh mục và máy móc đính kèm:
Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP


Ngón tay lạnh (Coaxial Wax Apparatus)
-

Bộ điều khiển P-mac;
Buồng chứa mẫu (Oil Cell);
Thiết bị gia nhiệt và hệ thống tuần hoàn chất lỏng làm lạnh.

Đường ống mô hình (Pipeline Restart Apparatus)
7.2.2

Bộ điều khiển P-mac;
Thiết bị ổn nhiệt cùng với bể chứa nước;
4 đường ống mô hình có chiều dài 1.5, 5, 10 và 15m và đường kính
0.7 mm;
Máy bơm.
Phần mềm điều khiển và ghi chép kết qủa thí nghiệm Windmill.

Nội dung

7.2.2.1Cài đặt và vận hành thiết bị ngón tay lạnh (Coaxial Wax Apparatus)
-

Bật nguồn điện của máy vi tính, bộ điều khiển P-mac, thiết bị gia
nhiệt và hệ thống tuần hoàn chất lỏng làm lạnh.
Khởi động phần mềm Windmill để điều khiển và ghi chép số liệu thí
nghiệm (tham khảo manual Windmill).
Bật nguồn điện của bộ điều khiển nhiệt, bơm tuần hoàn chất lỏng làm
lạnh.
Lấy ngón tay lạnh ra khỏi cốc thủy tinh và sau đó lấy cốc thủy tinh ra
khỏi buồng ổn nhiệt, rót dầu đã xử lí vào cốc và lắp cốc và ngón tay

lạnh trở lại như ban đầu.
Cài đặt nhiệt độ cho buồng ổn nhiệt, cài đặt vận tốc quay của rotor
phù hợp với ứng suất trượt cho trước.
Bảng 1: Vận tốc dịch chuyển của thiết bị ngón tay lạnh phụ thuộc vào
vận tốc quay rotor
Vận tốc quay của rotor,
vòng/phút
5
10
20
50
100
150
200
300

-

Vận tốc dịch chuyển, 1/s
1.97
3.95
7.90
19.75
39.49
59.24
78.99
118.48

Cài đặt các thông số cho bơm tuần hoàn chất lỏng làm lạnh (coolant
module) sao cho nhiệt độ ngón tay lạnh đạt được giá trị mong muốn.

Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Tiến hành thí nghiệm, thời gian thí nghiệm phụ thuộc vào lượng keonhựa-parafin lắng đọng trên ngón tay lạnh (khoảng 2-10 tiếng).
Sau khi kết thúc thí nghiệm, nhẹ nhàng nâng ngón tay lạnh ra khỏi
cốc dầu và loại bỏ phần dầu lỏng bám dính trên nó. Khi không còn
dầu nhỏ giọt, tách lớp lắng đọng và đem xác định khối lượng.

7.2.2.2Cài đặt và vận hành thiết bị đường ống mô hình (Pipeline Restart Bath)
-

7.2.3

Bật nguồn điện của máy vi tính, bộ điều khiển P-mac, thiết bị gia
nhiệt của bể nước.
Khởi động phần mềm Windmill để điều khiển và ghi chép số liệu thí
nghiệm (tham khảo manual Windmill).
Bật nguồn điện của thiết bị gia nhiệt đặt trong bể nước, cài đặt nhiệt
độ khoảng 40-450C, đợi cho đến khi nước trong bể đạt giá trị cài đặt.
Xử lí dầu và tiến hành các bước theo “hướng dẫn thử nghiệm hóa
phẩm giảm nhiệt độ đông đặc trong phòng thí nghiệm”.
Khi kết thúc thí nghiệm cần gia nhiệt cho bể nước lên 500C, giữ ở
nhiệt độ này trong khoảng thời gian 30 phút, bơm dầu diezel vào ống
mô hình để thay thế mẫu dầu thí nghiệm. sau đó dùng khí trơ thổi
sạch dầu diezel trong ống.


Bảo quản thiết bị

Thiết bị được bảo quản trong phòng có điều hoà nhiệt độ, độ ẩm không vượt quá
80%.
7.2.4

Bảo dưỡng thiết bị

Máy móc luôn được lau chùi sạch sẽ, sau khi hoàn thành một chu trình thí nghiệm
cần tiến hành bảo dưỡng thiết bị như sau:
Đường ống dẫn áp từ ống mô hình sang bộ chuyển đổi tín hiệu P-mac cần phải thau
rửa và thay mới chất lỏng áp lực (có thể dùng silicon).
7.2.5

Hiệu chỉnh thiết bị

Dùng áp kế chuẩn để hiệu chỉnh hệ số k của tín hiệu ghi áp suất. Dùng nhiệt kế thủy
ngân chuấn để hiệu chỉnh các gía trị tín hiệu nhiệt độ.
Qui trình hiệu chuẩn các tham số (tham khảo software Windmill).
7.3

THIẾT BỊ ĐO ĐỘ NHỚT ROTOVISCO RV-20

7.3.1

Thông tin về thiết bị:

Tên thiết bị: Viscometer Rotovisco RV-20 ;
Hãng sản xuất:HAAKE, CHLB Đức ;
Ngày lắp đặt: tháng 7 năm 1994.

Danh mục và máy móc đính kèm:
Đầu đo độ nhớt dạng rotor với hệ đo M-5;
Bộ biến đổi tín hiệu tương tự-số hóa-rheocontroler;
Bộ ổn nhiệt và tuần hoàn chất lỏng nhiệt;
Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Phần mềm điều khiển - Software Rotation version 3.0 - đảm bảo thay
đổi nhiệt độ trong khoảng từ -300C đến +3000C, thay đổi chế độ biến dạng
của mẫu, ghi lại và xử lý kết quả đo được.

Chọn kích cỡ của xilanh đo
Khi nghiên cứu các tính chất mẫu dầu ở trong khoảng nhiệt độ xấp xỉ hoặc cao
hơn nhiệt độ đông đặc của dầu thì cần chọn các xilanh có đường kính lớn và khoảng
không giữa hai xilanh phải hẹp.
Khi nghiên cứu các mẫu dầu ở trong khoảng nhiệt độ xấp xỉ hoặc thấp hơn
nhiệt độ đông đặc của dầu thì cần chọn các xilanh có đường kính nhỏ và khoảng không
giữa hai xilanh phải rộng.
Kích cỡ của hai xilanh được chọn phải bảo đảm miền biến thiên vận tốc trượt
cần thiết đã định trước và bảo đảm đo chính xác giá trị của ứng suất trượt trong miền
biến thiên nhiệt độ tương ứng.
Độ chính xác cao của các đại lượng cần đo được bảo đảm bằng cách sử dụng
các xilanh có kích cỡ khác nhau.
Trong quá trình tiến hành thử nghiệm miền biến thiên vận tốc trượt và nhiệt độ
được chọn phù hợp với điều kiện bơm dầu trong thực tế.
Cấu trúc của thiết bị đo độ nhớt phải bảo đảm khả năng ổn định nhiệt của các

xilanh và mẫu dầu chứa giữa hai xilanh này.
Cấu trúc của thiết bị đo độ nhớt phải bảo đảm được miền biến thiên vận tốc
trượt cho trước với tốc độ biến thiên khác nhau. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện
với sự biến thiên vận tốc trượt trong một miền xác định. Giá trị cực đại của vận tốc
trượt được tính theo đường kính của ống dẫn dầu và công suất bơm dầu cực đại.
Vận tốc trượt trong thiết bị đo độ nhớt dạng rotor được xác định như sau :
R12
Di 2  2
R1  R22





Với : R1, R2 - bán kính của xilanh, m. (phụ thuộc vào kiểu thiết bị, xilanh đo có thể
là xilanh trong hoặc ngoài).
 - vận tốc góc của rotor, rad-1, được xác định theo công thức :
n
 2 
60 ,

Với : n - tần số quay của rotor, s-1.
Hệ đo M-5 của thiết bị đo độ nhớt Rotovisco RV-20 bảo đảm tần số quay của rotor
cực đại là (500 1/ph.) 8.33 s-1 và cực tiểu là (0.05 1/ph.) 8.33*10-4 s-1.
Cuối cùng, vận tốc trượt được xác định theo công thức sau:
 n
R12
Di 

15




R

2
1

 R22



Khoảng thay đổi vận tốc trượt của hệ đo M-5 cùng các xilanh NV biến thiên từ
0.27- 2700s-1. Ngoài ra, miền giá trị này được chia ra làm 3 khoảng nhỏ :
Từ 0.27 - 2.7 s-1.
Từ 2.7 - 270 s-1
Từ 270 - 2700 s-1
Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP

Xác định vận tốc góc của xilanh quay và moment xoắn Md cần thiết để duy trì vận
tốc góc không đổi và vượt qua sức cản của chất lỏng đo.
Hệ đo M-5 của thiết bị đo Rotovisco RV-20 cho phép đo moment lực từ 4.9 - 490
N*m.
Dựa vào giá trị moment xoắn để tính ứng suất trượt :
i 

Md

2 h Ri2

Với : i - ứng suất trượt, Pa.
Md - moment lực, N*m.
h - khoảng cách giữa 2 xilanh, m.
Ri - bán kính của xilanh đo, m.
Thang đo ứng suất trượt của hệ M-5 trong khoảng từ 0.0178 - 3760 Pa, phụ thuộc
vào các cặp xilanh được chọn.
Sự thay đổi moment xoắn Md phụ thuộc vào số vòng quay n của xilanh và được
giải thích như mối tương quan giữa ứng suất trượt và vận tốc trượt.
Độ nhớt hiệu dụng của mẫu dầu được tính theo công thức sau, phụ thuộc vào các
đặc tính của thiết bị đo:
Md
R2  R2 

 hd  
 1 2 22
D 2  n h R1 R2
Trong đó: hd - độ nhớt hiệu dụng, Pa*s.
Thiết bị này cho phép tiến hành các phương án thí nghiệm sau :
Xác lập mối tương quan của ứng suất trượt vào vận tốc trượt khi nhiệt
độ không đổi (chế độ /D).
Xác lập mối tương quan của ứng suất trượt vào thời gian khi nhiệt độ
không đổi và vận tốc trượt không đổi (chế độ /t).
Xác lập mối tương quan của ứng suất trượt vào nhiệt độ khi vận tốc
trượt không thay đổi (chế độ /T).
Trong chế độ /D vận tốc trượt biến thiên tuyến tính với vận tốc không đổi trong
một miền giá trị cho trước so với thời gian. Số lượng các điểm (các giá trị ), thu nhận
được khi đo trong chế độ /D, có thể đạt đến con số 1000. Quá trình đo mỗi điểm trên
đường cong biểu diễn sự phụ thuộc /D được tiến hành trong khoảng thời gian 0.5

giây. Trong khoảng thời gian đó sẽ xác định 3 lần các đại lượng: vận tốc trượt, ứng
suất trượt và nhiệt độ. Mỗi điểm trên đường cong /D là giá trị trung bình số học của 3
lần đo trên.
Quá trình đo, thực hiện trong chế độ này cho phép thu nhận đường cong chảy của
dầu và vì thế chúng được thực hiện thường xuyên hơn.
Chế độ /t. Cho trước khoảng thời gian cần thiết để tiến hành đo ứng suất trượt, số
lượng các điểm đo để dựng đường cong /t có thể đạt khoảng 1000 điểm. Ở vận tốc
trượt không đổi cho trước sẽ tiến hành xác định các giá trị của ứng suất trượt tại những
thời điểm khác nhau với những khoảng thời gian bằng nhau.
Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chế độ /T. Ở vận tốc trượt không đổi cho trước, tiến hành xác định ứng suất trượt
(khoảng 1000 điểm) khi nhiệt độ mẫu thay đổi đều theo thời gian. Khả năng của thiết
bị và hệ đo M-5 cho phép thực hiện các thí nghiệm với vận tốc biến thiên của nhiệt độ
mẫu là 5oC/phút. Tuy nhiên, để tiến hành nghiên cứu tính lưu biến của mẫu thì vận tốc
biến thiên của nhiệt độ nên duy trì không vượt quá 1oC/phút.
Chế độ đo này cho phép xác định sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ nhớt (khi chất
lỏng biểu hiện tính NiuTơn) và độ nhớt hiệu dụng (khi chất lỏng biểu hiện tính phi
NiuTơn). Chế độ này rất có lợi cho việc mô hình hóa sự thay đổi độ nhớt của dầu khi
nhiệt độ giảm trong quá trình chuyển động của dầu trong đường ống.
Xilanh đo
Khi nghiên cứu các tính chất lưu biến, phụ thuộc vào yêu cầu đặt ra và các tính chất
của chất lỏng được nghiên cứu, cần sử dụng các bộ xilanh đo khác nhau.
Xilanh đo hệ NV dùng để nghiên cứu các chất lỏng có độ nhớt thấp và làm việc với
vận tốc trượt trung bình. Các thông số của xilanh đo hệ này được trình bày trong bảng
sau.
Bảng 2: Các thông số của xilanh đo hệ NV

Chỉ số
NV
Xilanh trong:
Bán kính R2,R3
[mm]
17.85; 20.1
Chiều cao L
[mm]
60
Xilanh ngoài:
Bán kính R1,R4
[mm]
17.5; 20.5
Tỉ số Ra/Ri
1.02
Thể tích mẫu
[cm3]
9
oC
Khoảng nhiệt độ
[ ]
-30/100
Ứng suất trượt
[Pa]
Nhỏ nhất
0,0178
Lớn nhất
178
Gradient vận tốc:
Nhỏ nhất

Lớn nhất

[s-1]
0,27
2700

Xilanh đo hệ MV được dùng để nghiên cứu các chất lỏng có độ nhớt trung bình.
Xilanh đồng trục hệ này bao gồm cốc MV và hai rotor MV1 và MV2 để đo độ nhớt ở
các khoảng khác nhau. Rotor có cấu trúc đặc biệt để giảm hiệu ứng đáy. Các thông số
của xilanh đo hệ này được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3: Các thông số của xilanh đo hệ MV
Chỉ số
MV1
Xilanh trong:
Bán kính Ri
[mm]
20.04
Chiều cao L
[mm]
60
Xilanh ngoài:
Bán kính Ra
[mm]
21
Tỉ số Ra/Ri
1.05
3
Thể tích mẫu
[cm ]
34


MV2
18.4
60
21
1.14
46
Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP

Khoảng nhiệt độ đo[oC]
Ứng suất trượt
[Pa]
Nhỏ nhất
lớn nhất
Gradient vận tốc: [s-1]
nhỏ nhất
lớn nhất

-30/100
0.0376
376

0.124
1240

0.0451
451


0.04454
45

Xilanh đo hệ SV được dùng để nghiên cứu các chất lỏng có độ nhớt cao, làm
việc với vận tốc trượt thấp và trung bình. Xilanh đồng trục hệ này bao gồm một cốc và
hai rotor để đo độ nhớt ở các khoảng khác nhau. Các thông số của xilanh đo hệ này
được trình bày trong bảng sau.
Bảng 4: Các thông số của xilanh đo hệ SV
Chỉ số
SV1
SV2
Xilanh trong:
Bán kính Ri
[mm]
10.1
10.1
Chiều cao L
[mm]
61.4
19.9
Xilanh ngoài:
Bán kính Ra
[mm]
11.55
11.55
Tỉ số Ra/Ri
1.14
1.14
Thể tích mẫu

[cm3]
9
6
oC
Khoảng nhiệt độ đo [ ]
-30/100
Ứng suất trượt
[Pa]
nhỏ nhất
0.124
0.376
lớn nhất
1240
3760
-1
Gradient vận tốc: [s ]
nhỏ nhất
0.044
0.044
lớn nhất
5445
5445

Hệ đo MV-DIN/SV-DIN được chế tạo để đo độ nhớt theo tiêu chuẩn của Đức DIN
53019. Xilanh đồng trục hệ này bao gồm một cốc MV và hai rotor MV-DIN và SVDIN. Các kích thước đặc trưng của tiêu chuẩn DIN-53019 có tỉ lệ như sau:

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP


Ra
R
1.0847 ; s 0.3 ;
Ri
Ri

L'
1 ;
Ri

L
3 ;
Ri

 120 0 10 ;

Ở đây:
Ra – Bán kính trong của cốc;
Ri - bán kính ngoài của rotor;
Rs – bán kính ngoài của trục rotor;
L – Chiều cao phần hình tụ của rotor;
L' – Khoảng cách từ phần xilanh rotor
tới đáy;
 - Góc đỉnh của chóp nón.
Bảng 5: Các thông số của xilanh đo hệ DIN 53 019
Chỉ số
MV-DIN
SVDIN
Xilanh trong:

Bán kính Ri
[mm]
19.36
10.65
Chiều cao L
[mm]
58.08
31.45
Xilanh ngoài:
Bán kính Ra
[mm]
21
11.55
Tỉ số Ra/Ri
1.084
1.084
Thể tích mẫu
[cm3]
46
14
oC
Khoảng nhiệt độ đo [ ]
-30/100
Ứng suất trượt
[Pa]
nhỏ nhất
0.031
0.18
lớn nhất
301

1810
Gradient vận tốc:
nhỏ nhất
lớn nhất

[s-1]
0.064
5645

0.064
5645
Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP

Xilanh đo hệ D100/300:
Xilanh đo hệ D100/300 (hình_) được trang bị cùng thiết bị đo độ nhớt
ROTOVISCO RV-20 để nghiên cức tính lưu biến dưới áp suất cao tới 10 MPa và nhiệt
độ cao tới 300oC. Hệ này bao gồm một rotor (xilanh trong) và một cốc. Cốc chứa có
cấu trúc đặc biệt cho phép lưu thông chất lỏng nhiệt, để ổn định nhiệt độ của mẫu dầu.
Rotor được giữ bởi hai vòng bi trượt bằng đá qúy. Rotor chuyển động nhờ từ truờng
quay.

Đặc tính của hệ đo
Áp suất làm việc lớn nhất: 10 Mpa
- Áp suất thử
13.5
Mpa
- Nhiệt độ lớn nhất

300 oC
- Thể tích mẫu
70 ml

7.3.2

Nội dung

Vận hành thiết bị:
Xem hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả đầy đủ trong “ Các
phương pháp thử nghiệm “
7.3.3

Bảo quản thiết bị

Thiết bị được bảo quản trong phòng có điều hoà nhiệt độ, độ ẩm không vượt quá
80%.
7.3.4

Bảo dưỡng thiết bị
Máy móc luôn được lau chùi sạch sẽ, bộ phận làm mát của thiết bị ổn nhiệt cứ
sáu tháng một lần cần tiến hành làm sạch bề mặt cho quá trình trao đổi nhiệt
được rễ ràng.

7.3.5

Hiệu chỉnh thiết bị

Dùng chất lỏng chuẩn (chủ yếu là dầu khoáng) biết trước gía trị độ nhớt ở một nhiệt
độ nhất định) để hiệu chỉnh hệ số đo của các cốc sử dụng.

Qui trình hiệu chuẩn thiết bị:
Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP

Cho chất lỏng chuẩn vào cốc đo, nạp cốc vào máy và ổn định ở nhiệt độ cần đo ít
nhất là 20 phút sau đó tiến hành đo độ nhớt của nó. Tính toán độ nhớt của mẫu đo và
so sách gía trị đo được với gía trị cho trước của nhà cung cấp. Nếu giá trị tính được sai
lệch so với giá trị cho trước thì tiến hành hiệu chuẩn lại các thông số của cốc.
7.4

Thiết bị đo sức căng bề mặt (Interfacial Tensiometer)

7.4.1

Thông tin về thiết bị:

Tên thiết bị: Interfacial tensiometer;
Hãng sản xuất: PETROLAB CORPARATION;
Ngày lắp đặt: tháng 7 năm 1998.
Danh mục và máy móc đính kèm:
Đặc tính kỹ thuật
7.4.2
7.4.2.1

Nội dung
Vận hành thiết bị

Chuẩn bị đo

Các vòng dùng để đo cần phải được bảo quản hết sức cẩn thận, bởi vì chỉ có các
vòng không bị hư hại và tuyệt đối phẳng mới cho các gía trị đo chính xác. Chỉ dùng
axeton sạch hoặc nước cất để rửa các vòng đo sau đó đốt trong cồn cho đến khi chuyển
sang màu đỏ xẫm.
Rót chất lỏng thử vào cốc đã được làm lạnh, đặt cốc vào buồng ổn nhiệt.
Tiến hành đo
Đo sức căng bề mặt giữa chất lỏng và chất khí
Buồng ổn nhiệt được nâng lên từ từ bằng núm xoay sao cho vòng đo được
nhúng hoàn toàn trong chất lỏng. Hãy đợi một thời gian ngắn cho chất lỏng ổn định trở
lại. Sử dụng núm xoay để hạ buồng ốn nhiệt xuống dần dần cho đến khi tia ánh sáng
trong ống dịch ra khỏi vị trí cần bằng.
Bằng cách xoay núm theo chiều kim đồng hồ đưa dần tia ánh sáng trong ống
tiến về vị trí cần bằng.
Cứ như vậy kết hợp hai tay, một xoay núm để hạ buồng ốn nhiệt xuống và một
xoay núm theo chiều kim đồng hồ đưa dần tia ánh sáng trong ống tiến về vị trí cần
bằng cho đến khi vòng đo bứt khỏi bề mặt chất lỏng.
Sức căng bề mặt của chất lỏng được đọc trên thang chia , đơn vị là mN/m.
Đo sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng
Khi đo sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng không hoà tan với nhau (như dầu và
nước) và khi tiến hành đo bằng cách kéo từ dưới lên trên, đầu tiên cần nhúng vòng đo
vào chất lỏng nhẹ và cân chỉnh hệ thống về 0. Sau đó rót vào cốc đo khoảng nửa cốc
chất lỏng nặng, vòng đo được rửa sạch lắp đặt vào vị trí sau đó buồng ổn nhiệt được
nâng lên từ từ bằng núm xoay sao cho vòng đo được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng
nặng. Dùng xilanh bơm nhẹ nhàng chất lỏng thứ hai nhẹ lên trên chất lỏng nặng trong
cốc. Tiến hành đo theo các bước như giữa chất lỏng và khí.

Trang 25



×