Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP-CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 69 trang )



BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN HỮU QUY



CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP
ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CTY CP PHẦN MỀM DOANH
NGHIỆP NHẬT NAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN HỮU QUY



CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP
ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CTY CP PHẦN MỀM DOANH
NGHIỆP NHẬT NAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 10 0710





Người hướng dẫn khoa học: TH.S VÕ PHƯỚC LONG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CẢM ƠN

Trãi qua thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, để hoàn thành
bài viết viết của mình, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi không thể thực
hiện nếu thiếu sự hỗ trợ từ nhiều người khác nhau. Đầu tiên tôi xin chân
thành cám ơn Thầy Võ Phước Long đã dành thời gian hướng dẫn tôi về cách
thức viết khóa luận, thầy đã gợi ý chỉnh sửa những sai sót trong quá trình mà

tôi thực hiện bài viết của mình. Thứ đến tôi xin chân thành cám ơn các Quý
cộng sự trong Công ty CP Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam đã cùng tôi
bàn luận về những vấn đề thực trạng và hướng giáp cho các vấn đề đó.
Xin chân thành cám ơn!






NHẬN XÉT & XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Nhận xét:












TP. Hồ Chí Minh, ngày .tháng năm 2011
Xác nhận của đơn vị thực tập







TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
 
NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỮ QUY
Mã số sinh viên: 33101027635
Lớp : Luật kinh doanh Khóa : 13 Hệ : Văn bằng 2-Chính quy
Đơn vị thực tập: CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM

Đề tài nghiên cứu:
TÊN ĐỀ TÀI “CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI
LÝ TẠI CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM”

Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
1. Quá trình thực tập (tối đa 2 điểm)…………………………………
2. Hình thức chuyên đề (tối đa 1 điểm)………………………………
3. Nội dung chuyên đề
- Mở đầu (tối đa 0,5 điểm)……………………………………………
- Phần 1(tối đa 2 điểm)………………………………………………
- Phần 2 (tối đa 2 điểm)……………………………………………….
- Phần 3 (tối đa 2 điểm)……………………………………………….
- Kết luận (tối đa 0,5 điểm)……………………………………………

Điểm tổng cộng (1) + (2) + (3)…………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng … năm 2011
Người hướng dẫn thực tập






TH.S VÕ PHƯỚC LONG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
 
PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN THỨ 2
Sinh viên thực tập: NGUYỄN HỮU QUY
Mã số sinh viên: 33101027635
Lớp : Luật kinh doanh Khóa : 13 Hệ : Văn bằng 2 – chính quy
Đơn vị thực tập: CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM

Đề tài nghiên cứu:
TÊN ĐỀ “CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI
CTY CP PHẦN MỀM DOANH NGHIỆP NHẬT NAM”

Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Đánh giá cụ thể
1. Quá trình thực tập (tối đa 2 điểm)…………………………………
2. Hình thức chuyên đề (tối đa 1 điểm)………………………………
3. Nội dung chuyên đề
- Mở đầu (tối đa 0,5 điểm)……………………………………………
- Phần 1(tối đa 2 điểm)………………………………………………
- Phần 2 (tối đa 2 điểm)……………………………………………….
- Phần 3 (tối đa 2 điểm)……………………………………………….
- Kết luận (tối đa 0,5 điểm)……………………………………………
Điểm tổng cộng (1) + (2) + (3)…………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng … năm 2011
Người chấm hai






MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 3
1.1 Khái quát về hợp đồng đại lý 3
1.1.1 Hợp đồng là gì 3
1.1.2 Bản chất của hợp đồng 4
1.1.3 Hợp đồng đại lý là gì 5
1.1.4 Các hình thức đại lý 7
1.2 Giao kết hợp đồng đại lý 9
1.2.1 Nguyên tắc chung trong giao kết hợp đồng 9
1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng hợp đồng thương mại 11
1.2.3 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý 12

1.2.4 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý 13
1.2.5 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý 14
1.2.6 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý 15
1.3 Thực hiện hợp đồng đại lý 16
1.3.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý 16
1.3.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý 17
1.4 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. 18
1.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng 19
1.5.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 19
1.5.2 Phạt vi phạm 20
1.5.3 Bồi thường thiệt hại 21
1.5.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 22
1.5.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng 22
1.5.6 Huỷ bỏ hợp đồng 23
1.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý 23
1.6.1 Giải quyết bằng thương lượng 24
1.6.2 Giải quyết bằng hoà giải 24
1.6.3 Giải quyết bằng trọng tài 24
1.6.4 Giải quyết bằng toà án 26
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI
LÝ TẠI CÔNG TY 30
2.1 Khái quát về hoạt động đại lý tại công ty 30
2.2 Quy trình phát triển đại lý 32
2.3 Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý 33
2.3.1 Điều khoản điều kiện đại lý 33
2.3.2 Điều khoản chi phí giá cả 33
2.3.3 Điều khoản hoa hồng và thanh toán 33
2.3.4 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của đại lý 34
2.3.5 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của Nhật Nam 34
2.3.6 Điều khoản xử lý tranh chấp 35

2.4 Thực tế thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý tại Công ty 35
2.4.1 Trong quá trình ký kết 35
2.4.2 Trong quá trình thực hiện với khách hàng 36
2.4.3 Trong quá trình thực hiện với đại lý 37
2.4.4 Các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng 38
2.4.5 Vấn đề tranh chấp 38
CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ 40
3.1 Một số bất cặp về hợp đồng đại lý 40
3.1.1 Từ phía đại lý 40
3.1.2 Từ phía công ty 40
3.2 Kiến nghị 40
3.2.1 Hoàn thiện khâu chuẩn bị ký kết hợp đồng 40
3.2.2 Hoàn thiện nội dung hợp đồng 41
3.2.3 Chuyên môn hóa hợp đồng 43
KẾT LUẬN 45
1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn chủ đề nghiên cứu.
Trong quá trình làm việc tại Công ty CP Phần Mềm Nhật Nam (Sau đây gọi là
Nhật Nam), từ khi thành lập đến nay, Nhật Nam hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và cung cấp phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp (phần mềm kế
toán, nhân sự tiền lương, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng, ). Để hoạt động
kinh doanh của mình, Nhật Nam đã tổ chức nhiều hình thức bán hàng khác
nhau như: bán hàng trực tiếp, bán hàng qua internet, bán hàng qua đại lý.
Trong đó kênh bán hàng qua đại lý chiếm một tỷ trọng doanh số tương đối lớn
(50%) trong tổng doanh thu của đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
tồn tại nhiều bất cập cũng như khó khăn trong việc xác định quyền và trách
nhiệm giữa các bên trong hoạt động đại lý, đã tạo ra không ít những trường
hợp hiểu lầm cũng như sự không hài lòng giữa Nhật Nam và các đại lý, từ đó

cho thấy nếu có một hợp đồng đại lý hoàn thiện quy định rõ ràng quyền và
nghĩa vụ các bên cũng như cách thức giải quyết khi có tranh chấp xẩy ra thì
tôi tin rằng sẽ có thể tăng doanh thu từ kênh bán hàng này từ việc những
người tham gia đại lý thấy được sự tương xứng những mặt lợi cũng như trách
nhiệm của mình trong hợp tác kinh doanh.
Vì những lợi ích có thể mang lại trong tương lai từ lý do đã nêu trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Chế độ pháp lý và thực tiễn tại về hợp đồng đại lý Công ty
CP Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam”. Tôi hy vọng, kết quả của việc
nghiên cứu này mang lại lợi ích cho bản thân tôi trong việc tìm hiểu và nghiên
cứu luật pháp và có thể giúp Nhật Nam tốt hơn trong hoạt động kinh doanh từ
đại lý.
Mục tiêu nghiên cứu hay các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận này nhằm đánh giá sự hợp lý giữa hợp đồng đại lý của
Công ty Nhật Nam mới các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng đại
lý. Từ đó, tìm ra sự hạn chế (nếu có) và kiến nghị bổ sung sửa đổi về hợp
đồng đại lý của Nhật Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hướng tới
tìm hiểu về sự hoàn thiện về các quy định hiện hành đối với pháp luật về hợp
đồng đại lý.
2

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Hoạt động đại lý của doanh nghiệp có thực hiện theo các quy định
hiện hành về đại lý hay không?
Câu hỏi 2: Những vấn đề pháp lý gì cần sửa đổi và bổ sung trong việc soạn
thảo và thực hiện hợp đồng đại lý của doanh nghiệp?
Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: so sánh đối chiếu giữa hợp đồng đại lý với các quy
định hiện hành, từ đó tìm thấy sự phù hợp và không phù hợp giữa Hợp đồng
đại lý của Nhật Nam với pháp luật hiện hành.
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung pháp luật về Hợp đồng đại lý của Nhật Nam,

các quy định hiện hành của Pháp Luật Việt Nam, ngoài ra liên hệ với một số
pháp luật quốc về vấn đề này.
Giới thiệu kết cấu của khóa luận.
Chương 1: Cơ sở pháp lý về hợp đồng đại lý
Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý
Chương 3: Kiến nghị

3

CHƢƠNG 1
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
1.1 Khái quát về hợp đồng đại lý
1.1.1 Hợp đồng là gì
Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia vào các
giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình
tạo ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình. Một trong những phương thức cơ
bản để thực hiện việc trao đổi lợi ích trong xã hội chính là sự thỏa thuận giữa
các bên, dựa trên các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và được đặt dưới
sự bảo trợ của luật pháp. Hiện tượng đó được định danh trong luật bằng thuật
ngữ pháp lý: „Hợp đồng’.
1

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự này ở nhiều ngành luật khác
nhau, tuy nhiên giao quan hệ này xuất phát từ nhu cầu cầu của chủ thể nên
giao dịch trước hết là giao dịch dân sự. Theo Điều 121 BLDS 2005 “Giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Hay Điều 288 BLDS định nghĩa
hợp đồng “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Sự thỏa thuận: được hiểu là

xuất phát từ ý chí chủ quan của các bên muốn tham gia vào quan hệ hợp đồng
trong đó các bên ràng buộc với nhau bởi quyền và nghĩa vụ đối ứng của bên
còn lại để đạt được mục đích mà các bên hướng tới.
Trong hoạt động dân sự có nhiều mục đích khác nhau mà các bên muốn
hướng tới bao gồm mục đích phi lợi nhuận và mục đích lợi nhuận. Ứng với
mỗi hình thức khác nhau sẽ có một loại hợp đồng tương ứng và các quy định
pháp luật đi kèm để điều chỉnh quan hệ đó bằng pháp luật. Trong đề tài này
tập trung vào hợp đồng đại lý trong hoạt động thương mại.


1
Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Đại học Luật TP.HCM, tr. 8.
4

1.1.2 Bản chất của hợp đồng
Như đã được thể hiện trong khái niệm hợp đồng, bản chất của hợp đồng được
tạo nên bởi hai yếu tố pháp lý là sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các
bên.
1.1.2.1 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
Hợp đồng là một giao dịch có nhiều bên tham gia để tạo lập sự ràng buộc
pháp lý với nhau dựa trên sự cam kết, thỏa thuận. Bởi vậy, mặc dù trong luật
thực định và trong lý luận có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng, nhưng
chung qui lại, tất cả các định nghĩa đó đều thể hiện một quan điểm nhất quán
là luôn xem sự thỏa thuận giữa các bên là một trong các yếu tố thể hiện bản
chất của hợp đồng.
Yếu tố thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng tạo nên hợp đồng. Không
có hợp đồng nào mà không do thỏa thuận và không có hợp đồng nào được tạo ra mà
thiếu yếu tố thỏa thuận. Bởi vậy, do đó tiền đề của hợp đồng là sự thỏa thuận.
Trên phương diện pháp lý, để có thể hình thành nên hợp đồng, pháp luật quy
định các bên tham gia cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để đi đến sự nhất

trí chung, dựa trên sự đề nghị của một bên và sự chấp nhận hoàn toàn của bên
kia. Nhưng sự thỏa thuận với tư cách là một yếu tố thể hiện bản chất của hợp
đồng còn có ý nghĩa tích cực hơn, so với các khái niệm thương lượng, bàn
bạc, đồng ý. Nếu khái niệm „thương lượng‟ hay „bàn bạc‟ dùng để chỉ quá
trình thương thuyết, giao dịch giữa các bên và khái niệm „đồng ý‟ dùng để chỉ
kết quả của quá trình đó, thì khái niệm „thỏa thuận‟ ở đây được hiểu là toàn
bộ quá trình, từ sự thương lượng đến sự „thống nhất ý chí‟. Đó là quá trình
„dung hòa‟ giữa ý chí các bên, đi từ sự đồng ý của từng bên, đến sự hiệp ý hay
gặp gỡ ý chí của hai hay nhiều bên khác nhau, nhằm đạt được „sự nhất trí
chung‟, hay „sự đồng thuận‟ giữa hai hay nhiều bên đó.
Ngoài ra, thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với các
bên nếu tuân thủ các yêu cầu do pháp luật qui định như điều kiện về chủ thể,
điều kiện về nội dung và mục đích, điều kiện về sự tự nguyện, và điều kiện về
hình thức hợp đồng trong trường hợp pháp luật có qui định. Đây gọi là các
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
5

Tóm lại, thông qua sự thỏa thuận các bên đã làm nên hợp đồng, tức làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Vì
vậy, thỏa thuận vừa là tiền đề làm nên hợp đồng, vừa là yếu tố cơ bản cho sự
tồn hợp đồng.
1.1.2.2 Hợp đồng là thỏa thuận để tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa
các bên
Không phải sự thỏa thuận nào đều là hợp đồng, nếu không tạo nên hiệu lực
ràng buộc giữa các bên. Bởi vậy, dấu hiệu thứ hai thể hiện bản chất của hợp
đồng là sự thỏa thuận giữa các bên phải nhằm tạo ra một sự ràng buộc pháp
lý, tức là sáng tạo ra các quyền và nghĩa vụ mới, ngoài những quyền và nghĩa
vụ luật định, hoặc làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ ấy.
Cũng có những thỏa thuận đặt các bên vào một quan hệ nghĩa vụ luật định,
chẳng hạn như các thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận về việc nuôi con nuôi. Theo

qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết đó không phải là hợp
đồng. Quan điểm của các luật gia cũng thừa nhận đây chỉ là những thỏa thuận
tư nhân nhằm “thừa nhận một qui chế pháp định”, chấp nhận thực hiện các
nghĩa vụ “luật định sẵn”, chứ không phải là hợp đồng.
Vì vậy, mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng không phải sự
thỏa thuận nào của các bên cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận tạo ra
một sự ràng buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng. Bởi vậy, “sự thỏa thuận”
và “sự tạo ra một ràng buộc pháp lý” là hai dấu hiệu cơ bản tạo nên bản chất
của hợp đồng. Nghiên cứu bản chất hợp đồng là tiền đề lý luận để xác định
các điều kiện có hiệu lực (hay tính hợp pháp) của hợp đồng, nguyên tắc tự do
hợp đồng, giá trị pháp lý của hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng và các vấn đề pháp lý quan trọng khác của chế định
hợp đồng, đặc biệt là hiệu lực hợp đồng.
1.1.3 Hợp đồng đại lý là gì
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa về hoạt động
thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
6

thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Theo quy định
định này cho thấy hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi thì thuộc hoạt động
thương mại và thuộc điều chỉnh của Luật Thương Mại 2005. Vì vậy hoạt động
đại lý cũng là một hoạt động sinh lợi vì vậy hoạt động này thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Thương mại 2005.
Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 định nghĩa đại lý thương mại như sau:
“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên
đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá
cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách
hàng để hưởng thù lao.” Mục đích của bên giao đại lý là làm sao tiêu thụ
được sản phẩm dịch vụ của mình thông qua đại lý để thu về tiền bán hàng

trong kỳ kinh doanh, mục đích của đại lý là tiêu thụ sản phẩm và địch vụ của
bên giao đại lý để hưởng thù lao. Thù lao có thể được hiểu như một khoản
tiền mà bên giao đại lý phải trả cho bên đại lý khi bên đại lý thực hiện xong
công việc của minh theo như đã thỏa thuận (hợp đồng đại lý).
Trong Điều 171 LTM 2005 có quy định định về nhiều hình thức thù lao khác
nhau ứng với mỗi loại hình đại lý tương ứng, đó là:
 Thù lao là hoa hồng:Hoa hồng là tỷ lệ được tính trên giá mua hoặc giá
bán của sản phẩm hay dịch vụ mà đại lý bán ra được trong kỳ. Hoa
hồng này được bên giao đại lý chi trả trực tiếp hay được trừ lại số tiền
doanh thu phải trả về cho bên giao đại lý.
 Thù lao là chênh lệch giá: trong trường hợp này bên đại lý sẽ tự quyết
định giá bán của mình mà không theo quy định của bên giao đại lý. Thù
lao trong trường hợp này là khoản chênh lệch giữa giá bán với giá mua
vào của đại lý. Vì vậy, khoản chênh lệch này đôi khi là khoản âm (do
đó bán nhỏ hơn giá mua) thì đại lý tự chịu trách nhiệm về thù lao của
mình.
 Thù là là một khoản tiền xác định: trong nhiều trường thù lao không
được xác định dựa trên kết quả thực hiện của đại lý mà là một số tiền
xác định do hai bên tự thỏa thuận.
Điều 171. Thù lao đại lý
7

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý
dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung
ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ
phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc
giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên
đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác

định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách
hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù
lao được tính như sau:
a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là
mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên
giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù
lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá,
dịch vụ trên thị trường.
1.1.4 Các hình thức đại lý
Phương thức đại lý có một số khác biệt căn bản với các phương thức khác.
Bên đại lý không phải là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ của bên giao đại lý.
Hàng hoá, dịch vụ được giao cho bên đại lý để cung cấp cho người thứ ba
nhưng khi giao hàng thì hàng hoá, dịch vụ vẫn thuộc sở hữu của bên đại lý
nếu không có thoả thuận khác. Như vậy, đại lý là trung gian giữa người mua
và người bán.
Bên giao đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý qua việc bán hàng, cung
cấp dịch vụ, khoản thù lao này chủ yếu dưới hình thức là hoa hồng. Như vậy,
số tiền thù lao này cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ
tiêu thụ của bên đại lý. Ngoài ra để khuyến khích các đại lý bên giao đại lý
còn có các phần thưởng, sự hỗ trợ để các đại lý hoạt động tốt. Bên đại lý phải
thoả mãn cơ sở vật chất cũng như kênh phân phối sản phẩm và các điều kiện
8

khác nếu có, vì đại lý với tư cách là người đại diện của bên giao đại lý đối với
khách hàng, họ phải bảo đảm được uy tín và hình ảnh của bên giao đại lý đối
với khách hàng.
Trong thực tế hoạt động có nhiều hình thức đại lý khác nhau như:

 Đại lý nhiều cấp: trong đó cấp lớn nhất là Tổng đại lý và có nhiều cấp ở
dưới. Tổng đại lý không phải bán trực tiếp đến người tiêu dùng là phân
phối hàng hóa và dịch qua các cấp đại lý nhỏ hơn, đến cấp đại lý nhỏ
nhất mới bán hàng ra cho người tiêu dùng. Mô hình tổng đại lý có bao
nhiêu cấp tùy thuộc vào quy mô và cách thức tổ chức của doanh
nghiệp.
 Đại lý độc quyền: là đại lý mà theo đó trong một khu vực nhất định chỉ
có một đại lý được phép phân phân phấn sản phẩm dịch vụ của bên
giao đại lý tại khu vực đó.
 Đại lý bao tiêu: là đại lý thực hiện việc mua bán toàn bộ sản phẩm dịch
vụ của bên giao đại lý.
Theo Điều 169 LTM2005 quy định về các hình thức đại lý như sau:
Điều 169. Các hình thức đại lý
1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn
vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao
đại lý.
2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên
giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc
cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên
đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt
động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

9

1.2 Giao kết hợp đồng đại lý
1.2.1 Nguyên tắc chung trong giao kết hợp đồng

Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, nên việc giao kết hợp đồng dân sự phải
tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
2

Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm
tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh
thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện
tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng
dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luạt, được
pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù
hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tư do ý chí giao kết hợp
đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới hạn
lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng.
Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để
kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội.
Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước
vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được bỏ qua một khả
năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ dân
luật. Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của
toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá
nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng dân sự
thành phương tiện bóc lột. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ
thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội; tự do của
mỗi chủ thể không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng,
của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới
hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói
riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.



2
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng
đồng thừa nhận và tôn trọng.
10

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Nguyên
tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai
bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện
bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể
khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được
viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính
hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý
chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi
các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật
không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự
nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh
giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay
chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản
và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan
bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống
nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung
hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định
một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác,
việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng
phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các
bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết
do bị nhầm lẫn, lừa dối
3

hay bị đe doạ
4
đều không đáp ứng được nguyên tắc
tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.
Tóm lại, việc phân loại hợp đồng và xác định các nguyên tắc khi giao kết hợp
đồng có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp
dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều


3
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai
lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đó xác lập giao dịch đó.
4
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện
giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của
cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
11

chỉnh các quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một
cách chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn
thiện hơn các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể có thể tự bảo
đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết
hợp đồng.
1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng hợp đồng thƣơng mại
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động
thương mại
5
: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước
pháp luật trong hoạt động thương mại. Nguyên tắc này cho phép mọi thương
nhân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia vào thương mại. Pháp

luật sẽ điều chỉnh công bằng và không vì vị thế hay một yếu tố các làm có sự
phân biệt giữa thương nhân này với thương nhân khác trước pháp luật. Tuy
nhiên việc này khi xem xét cần phải xét đến yêu tố hoàn cảnh cụ thể (quan
điểm lịch sử cụ thể).
* Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
6
: Nội
dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: việc giao kết hợp đồng thương
mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bất
kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí của mình cho
bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ thể có
quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội
dung của hợp đồng. Tuy nhiên, các bên khi sử dụng quyền giao kết hợp đồng
phải tuân theo các quy định. Không được phép lợi dụng giao kết hợp đồng
kinh tế để hoạt động trái pháp luật. Đối với các tổ chức kinh tế chức năng sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc đặc quyền của Nhà nước thì không
được lợi dụng quyền giao kết hợp đồng để đòi hỏi điều kiện bất bình đẳng với
bạn hàng.
Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập
giữa các bên
7
: Nguyên tắc này luật quy định rằng “Trừ trường hợp có thoả
thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động


5
Điều 10 Luật Thương Mại 2005
6
Điều 11 Luật Thương mại 2005
7

Điều 12 Luật Thương mại 2005
12

thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải
biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật” các thói quen đã được
các bên thiết lập là những hành vi mà những giao dịch trước đây đã sử dụng
và điều trở thành thông lệ của các chủ thể nếu các bên không thỏa thuận điều
này khi giao kết các giao dịch tiếp theo thì hiển nhiên được áp dụng những
thông lệ trước đây của các chủ thể.
Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
8
: Tập quán thương
mại là những thông lệ được sử dụng trong quan hệ buôn bán. Trong buôn bán
quốc tế, tập quan thương mại có tác dụng không những giải thích những điều
khoản của hợp đồng, mà còn hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đó và bổ
sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên chưa quy định hoặc quy
định chưa cụ thể. Tập quan thương mại có thể là tập quán ngành (của một
ngành cụ thể), tập quán địa phương, tập quán chung của cả nước hay tập quán
quốc tế.
9

Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
10
: Nguyên tắc này
hướng đến bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng. Trong hoạt động vị
lợi của mình, đôi khi các thương nhân bất chấp các thủ đoạn của mình để đạt
được mục đích sẽ xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng như hàng gian,
hàng giả, hàng kém phẩm chất.

1.2.3 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý

Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân, theo Điều 6 LTM005 thì
thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân được
quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các
hình thức mà pháp luật không cấm.
Điều 6. Thương nhân


8
Điều 13 Luật Thương mại 2005
9
Từ điển Bách Khoa toàn thư mở
10
Điều 14 Luật Thương mại 2005
13

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các
địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo
hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương
mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi
ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn
độc quyền Nhà nước.
Chủ thể của hợp đồng đại lý, theo Điều 167 LTM005 thì bao gồm bên giao
đại lý và bên đại lý. Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá
cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân

uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương
nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua
hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Điều 167. Bên giao đại lý, bên đại lý
1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền
mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho
đại lý cung ứng dịch vụ.
2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua
hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
1.2.4 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý
Theo LTM2005 không quy định nội dung giao kết của hợp đồng đại lý
thương mại, nhưng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên, chúng ta có thể
khái quát nội dung giao kết thành các điều khoản sau.
* Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản bắt buộc không thể
thiếu trong hợp đồng. Nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng
không có giá trị pháp lý. Các điều khoản chủ yếu gồm các điều kiện sau:
 Họ tên và địa chỉ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng thương mại.
14

 Hàng hoá dịch vụ mà các bên thoả thuận làm đại lý.
 Chủng loại hàng hoá các bên thoả thuận đại lý.
 Phương thức đại lý
 Thời hạn phương thức và điạ điểm giao hàng.
 Giá cả và chiết khấu.
 Thù lao đại lý
 Phương thức và địa điểm thanh toán.
 Chế độ thưởng phạt và bồi thường thiệt hại.
 Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
* Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản mà các bên thoả thuận với
nhau trong khuôn khổ pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Khi một

văn bản pháp luật quy định các bên có thể thoả thuận với nhau về một số điều
khoản nào đó, thì các bên có quyền thoả thuận hoặc không thoả thuận. Nếu
thoả thuận thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản đó, còn
không thoả thuận thi hiển nhiên không phải thực hiện. Trong hợp đồng
thương mại thì các điều khoản về thoả thuận trong tài giải quyết tranh chấp,
hoà giải, kiểm dịch, giám định là những điều khoản tuỳ nghi mà các bên có
thể thoả thuận với nhau.
* Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã
được quy định sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các bên có thể lựa
chọn đưa hoặc không đưa vào trong hợp đồng, nhưng theo quy định của pháp
luật thì các bên tham gia giao kết hợp đồng vẫn phải thực hiện như là một
điều khoản bắt buộc. Trong hợp đồng nói chung hợp đồng thương mại nói
riêng thì các điều khoản về khung hình phạt, các điều khoản về trình thụ thủ
tục giải quyết tranh chấp là bắt buộc với các bên.
1.2.5 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý
Là cách thức mà các bên thể hiện ý chí của mình trong quá trình giao kết hợp
đồng. Theo Khoản 1 Điều 401 BLDS2005 thì hình thức của hợp đồng có thể
là văn bản, lời nói, hành vi hoặc các hình thức khác. Trong trường hợp pháp
15

luật quy định hình thức của hợp đồng được thực hiện theo một hình thức nhất
định thì hợp đồng phải được giao kết theo hình thức đó mới có hiệu lực pháp
luật. Theo Điều 168 và Khoản 15 Điều 3 LTM2005, hình thức của hợp đồng
là văn bản và các loại tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương
văn bản như điện báo, telex, fax, và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật.
Tuy nhiên các văn bản pháp luật của một số nước cũng quy định rất khác
nhau về hình thức của hợp đồng. Luật của nước Anh quy định những hợp
đồng có giá trị từ 10 bảng Anh thì phải giao kết bằng văn bản, luật của Mỹ lại
quy định những hợp đồng giao kết có giá trị từ 500$ trở lên thì phải giao kết

bằng văn bản. Còn theo Công ước Viên 1980 thì quy định hợp đồng không bị
giới hạn bởi hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh hợp đồng đã được
giao kết.
1.2.6 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý
Bất cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự thủ tục
nhất định, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác
lập một quan hệ hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong hoạt động thương mại tồn
tại hai hình thức giao kết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.
* Giao kết trực tiếp: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ
nhau và cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi
trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành
ký kết hợp đồng. Hiện nay hình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng
và hiệu quả nhất. Trong hoạt động thương mại, những hợp đồng quan trọng
các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiến hành đàm phán đi đến kí hợp
đồng.
* Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi
cho nhau văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn
đặt hàng) chứa đựng các nội dung giao dịch. Quá trình giao kết gián tiếp
thường trải qua hai giai đoạn.
- Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kết
cho bên mời giao kết. Trong đề nghị đưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung
16

định giao dịch. Lời đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hiểu lầm cho
bên kia.
- Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệu
giao dịch tiến hành xem xét kiểm tra các nội dung nghi trong tài liệu. Sau khi
tìm hiểu kĩ các nội dung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không
đồng ý với những nội dung trong tài liệu. Nếu đồng ý một số nội dung và bổ
xung thêm nội dung mới thì coi như một đề nghị giao kết mới. Bên dược đề

nghị trở thành bên đề nghị.
Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và
có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận dược tài iệu giao dịch thể hiện sự thoả
thuận về tất cả các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ xác định
sự giao kết hợp đồng là bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý.
Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời
hạn trả lời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng khá chi tiết và đầy đủ.
1.3 Thực hiện hợp đồng đại lý
1.3.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý
Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng
đại lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có
nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và
phương thức thanh toán cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác, tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này,
các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúp
đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh
các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động
thương lượng giải quyết. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa trong
thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết
các tranh chấp có thể xảy ra.
Theo Điều 412 BLDS 2005
Điều 412. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
17

Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại,
thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các
bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác.
1.3.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý
Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong bộ luật dân sự.
Theo điều 324 BLDS 005 có các biện pháp sau:
 Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hửu của mình để đảm
bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải lập thành
văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được
bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn
văn bản cầm cố tài sản còn hiệu lực.
 Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp
tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được
chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế
chấp có hiệu lực pháp lý.
 Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người
nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo
lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh
phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh.
 Đặt cọc: là trường hợp một bên gaio cho bên kia một tài sản (tiền, kim
khí quý, ) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
 Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự còn có các hình thức
khác như là: kí cược, kí quỹ, phạt vị phạm và các hình thức khác theo
thoả thuận của các bên.

×