Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Bai giảng mon xay dựng van bản phap luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.65 KB, 96 trang )

Bài giảng môn Xây dựng văn bản pháp luật - Ths. Nguyễn Thị Oanh
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1.1. Văn bản pháp luật
1.1.1. Khái niệm văn bản pháp luật
1.1.1.1. Các quan điểm về văn bản pháp luật
Nói đến văn bản pháp luật, trước hết nó phải là văn bản và có chứa đựng yếu tố
pháp luật. Tuy nhiên trong lý luận và thực tiễn hiện nay đang có nhiều quan điểm
khác nhau về yếu tố pháp luật trong văn bản và nội hàm của khái niệm văn bản
pháp luật.
Quan điểm thứ nhất: coi văn bản pháp luật là một khái niệm đồng nhất với khái
niệm văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc
hội, Nghị định của Chính phủ,… Vì quan điểm này cho rằng nói đến văn bản pháp
luật là phải chứa đựng quy phạm pháp luật. Thực tế trên Internet, hay trong các bài
báo thường đồng nhất hai khái niệm này.
Quan điểm thứ hai: coi văn bản pháp luật là khái niệm bao hàm các văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ: Luật, Pháp lệnh, Quyết định
bổ nhiệm cán bộ, Quyết định nâng lương,...Đây là quan điểm đã được sử dụng rộng
rãi trong những năm gần đây. Vì cả hai loại văn bản này đều chứa đựng yếu tố pháp
luật trong đó. Còn văn bản hành chính thông thường nằm ngoài nhóm văn bản này,
nhưng vẫn thuộc nhóm văn bản quản lý Nhà nước.
Quan điểm thứ ba: cho rằng văn bản pháp luật là một khái niệm bao hàm cả ba
nhóm văn bản: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản
hành chính thông thường. Ví dụ như: Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh,…và
các văn bản hành chính được các cơ quan Nhà nước dùng để giao dịch, ghi nhận,
truyền đạt thông tin nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như thông
báo, thông cáo, công văn, báo cáo, biên bản,…
Đây là quan điểm được nhiều người nhất trí, bởi vì nó vừa có cơ sở pháp lý, cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhất định và được nghiên cứu trong phạm vi môn học
này.
Cơ sở pháp lý: cả ba loại văn bản này đều được pháp luật quy định về trường hợp


sử dụng, hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, thủ tục ban hành,...Trong các
văn bản như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Nghị định số
110 năm 2004 về công tác văn thư,...


Cơ sở lý luận: cả ba loại văn bản trên đều là phương tiện quản lý được các cơ quan
Nhà nước sử dụng để tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản
lý Nhà nước, và ở mức độ nhất định đều có giá trị bắt buộc thi hành ở những mức
độ khác nhau đối với các đối tượng liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng sức
cưỡng chế của Nhà nước.
Cơ sở thực tế: trong quản lý Nhà nước bên cạnh sử dụng văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản áp dụng pháp luật, để ban hành hoặc hướng dẫn về chun mơn,
nghiệp vụ đối với cấp dưới, cơ quan cấp trên còn sử dụng một số văn bản hành
chính, như: cơng văn, cơng điện để truyền đạt các thơng tin hay ghi nhận các sự
kiện trong q trình quản lý và chúng phát huy tác dụng rất hiệu quả.
1.1.1.2. Khái niệm văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là văn bản do các chủ thể quản lý Nhà nước ban hành theo hình
thức và thủ tục do pháp luật quy định để thể hiện và nhằm áp đặt ý chí của Nhà
nước, truyền đạt thơng tin hay ghi nhận các sự kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động
quản lý của Bộ máy Nhà nước.
Với cách hiểu này khái niệm văn bản pháp luật bao gồm ba loại văn bản chính sau:
văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự do
luật đònh, trong đó có chứa đựng quy tắc xử sự chung,
được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội theo đònh hướng Xã hội chủ nghóa.
Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt) là loại văn bản do cơ quan
Nhà nước, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục, tên gọi do luật đònh nhằm giải

quyết những công việc cụ thể trên cơ sở áp dụng
những văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành,
có hiệu lực thi hành một lần đối với một hoặc một số
đối tượng cụ thể.
Ví dụ: quyết định nâng lương, quyết định khen thưởng, kỷ luật,...
Văn bản hành chính là loại văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành dùng để trao
đổi, liên hệ cơng tác, truyền đạt thơng tin, hoặc ghi lại một sự việc trong q trình
quản lý.
Ví dụ: Văn bản dùng để thơng tin, giao dịch, như: cơng văn, báo cáo, tờ trình,
thơng báo, thơng cáo, cơng điện, giấy giới thiệu,…


Văn bản dùng để ghi nhận một sự kiện thực tế, như: biên bản, văn bằng, chứng chỉ,
hóa đơn, giấy chứng nhận,…
1.1.2. Đặc điểm của văn bản pháp luật
1.1.2.1. Do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, bao
gồm:
Chủ thể thứ nhất là Cơ quan Nhà nước: đây là chủ thể quan trọng nhất có thẩm
quyền ban hành văn bản pháp luật.
Ví dụ: + cơ quan quyền lực (Quốc hội,…) ban hành Hiến pháp, Luật, …
+ Cơ quan hành chính (Chính phủ,…) ban hành Nghị định
+ Cơ quan kiểm sát, xét xử (Tòa án, …) ban hành Nghị quyết
Ngoài ra còn các chủ thể khác cũng có quyền ban hành văn bản pháp luật, đó là các
cá nhân và tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền
Ví dụ: Thuyền trưởng được trao quyền ban hành quyết định tạm giữ người theo
thục tục hành chính đối với người vi phạm hành chính khi tàu biển đã rời bến cảng,

1.1.2.2. Văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục pháp luật quy định
Ban hành văn bản pháp luật là một hình thức hoạt động của Nhà nước, trải qua
nhiều giai đoạn theo thủ tục nhất định mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, được quy

định trong các văn bản khác nhau như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm
2004, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2005,…
1.1.2.3. Văn bản pháp luật được trình bày theo hình thức pháp luật quy định
Pháp luật quy định về hình thức văn bản bao gồm: tên gọi và thể thức văn bản (đó
là tên, loại, những biểu hiện bên ngoài như các chi tiết thuộc về mẫu, bố cục và
cách trình bày nội dung của văn bản). (Theothông tư liên tịch số 55/2005/TTLT BNV - VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản).
Ví dụ: cách ghi số của văn bản quy phạm pháp luật: Số: …/2008/QĐ-UBND
Khi soạn thảo văn bản để giải quyết một công việc cụ thể nào đó phải căn cứ vào
quy định của pháp luật và nội dung, tính chất của công việc để lựa chọn một loại
văn bản phù hợp với cách trình bày theo đúng thể thức pháp luật quy định.
1.1.2.4. Văn bản pháp luật có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt
được mục tiêu quản lý.


Hoạt động quản lý Nhà nước là sự tác động có ý chí. Sự tác động này thể hiện
thông qua nhiều công cụ, phương tiện nhưng chủ yếu là văn bản pháp luật. Ý chí đó
được xác lập trên cơ sở pháp luật hiện hành và nhận thức chủ quan của cán bộ,
công chức Nhà nước về các quan hệ xã hội. Tính ý chí làm cho các văn bản này có
giá trị bắt buộc thi hành đối với mọi đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực
hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.
1.1.2.5. Văn bản pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Để bảo đảm thực hiện các văn bản pháp luật trên thực tế, Nhà nước sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau, như: tuyên truyền, giáo dục và đặc biệt là biện pháp cưỡng
chế. Nếu các cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội
dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.
1.1.2.6. Văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết giúp chủ thể ban hành văn bản pháp luật trình bày đầy đủ, mạch lạc
tòan bộ ý chí của mình về các vấn đề phát sinh trong quản lý Nhà nước, do đó đối
với các vấn đề quan trọng mà pháp luật quy định thì chủ thể quản lý bắt buộc phải

ban hành văn bản pháp luật, tức là sử dụng ngôn ngữ viết.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, mỗi nhóm trong hệ thống văn bản pháp luật
còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý Nhà nước,
như:
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều
lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn
bản hành chính.
Văn bản áp dụng pháp luật có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần
trong từng trường hợp cụ thể.
Văn bản hành chính có chứa đựng các quy tắc chung mang tính pháp lý hoặc những
mệnh lệnh cá biệt, được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản áp dụng pháp luật.
1.1.3. Yêu cầu của văn bản pháp luật
1.1.3.1. Yêu cầu về nội dung văn bản pháp luật
- Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng
Pháp luật chính là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cầm
quyền. Do đó nội dung văn bản pháp luật phải phán ánh kịp thời đường lối, chính
sach của Đảng trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực.


- Văn bản pháp luật phải có nội dung phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân
dân lao động.
Nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quyền lực Nhà nước.
Với vai trò là chủ thể của quyền lực Nhà nước, nhân dân sử dụng pháp luật để thể
hiện ý chí của mình trong việc đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề kinh tế, xã
hội của địa phương, của cả nước.
Với vai trò là đối tượng của quyền lực Nhà nước, nhân dân là đối tượng chủ yếu
thực thi pháp luật, để pháp luật đi vào thực tế đời sống thì pháp luật thể hiện trong
nội dung các văn bản pháp luật phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
- Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp

Đối với văn bản quy phạm pháp luật, nội dung hợp pháp thể hiện ở việc văn bản
chứa đựng quy phạm pháp luật phải phù hợp và thống nhất với nội dung của các
văn bản do cơ quan cấp trên ban hành, tức là nội dung của văn bản có hiệu lực pháp
lý thấp phải phù hợp với nội dung của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Ví dụ:
Nghị định của Chính Phủ phải phù hợp với Hiến pháp.
Đối với văn bản áp dụng pháp luật, sự hợp pháp thể hiện ở việc các mệnh lệnh đưa
ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật hiện hành về nội dung và mục đích
điều chỉnh. Vì văn bản áp dụng pháp luật chính là sự cụ thể hóa quy phạm pháp
luật vào những tình huống xác định để giải quyết những vấn đề cụ thể. Ví dụ:
Quyết định thôi việc phải phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động.
Văn bản hành chính, do nội dung có thể là các quy định mang tính quy phạm, cũng
có thể là những mệnh lệnh cá biệt nên sự hợp pháp của chúng được xem xét tương
tự như đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Ví dụ: Công văn có nội dung hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực
thuế được coi là hợp pháp khi phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành về thuế.
- Văn bản pháp luật phải có tính khả thi
Tính khả thi của văn bản pháp luật thể hiện ở các nội dung sau
Thứ nhất đó là sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều kiện kinh tế - xã hội
hiện tại. Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn,
phù hợp quy luật kinh tế sẽ tạo ra những đòn bẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội,
ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, là nguyên nhân làm giảm sút
hiệu quả của quản lí Nhà nước.


Thứ hai yêu cầu về tính khả thi còn đòi hỏi văn bản pháp luật phải có các quy định,
các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tiễn, phù
hợp với khả năng của các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện và
phù hợp với nhận thức pháp luật của các đối tượng liên quan.
Thứ ba, tính khả thi của văn bản pháp luật xét dưới góc độ khoa học pháp lý thể

hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ,
cách diễn đạt cô đọng, khoa học, ngôn ngữ chính xác, một nghĩa,…
- Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia ký kết.
Yêu cầu này được đặt ra đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Để đảm bảo yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có sự tương thích về nhiều lĩnh
vực đặc biệt là sự tương thích, tính minh bạch, rõ ràng về pháp luật.
1.1.3.2. Yêu cầu về hình thức văn bản pháp luật
Yêu cầu về hình thức văn bản đòi hỏi phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:
Yêu cầu về tên gọi của văn bản là sự phản ánh những giới hạn về quyền lực của
cơ quan ban hành văn bản, với mỗi cơ quan để giải quyết công việc gì, trong lĩnh
vực nào và ở mức độ nào chỉ được quyền ban hành văn bản với tên gọi cụ thể theo
quy định của pháp luật.
Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định, HĐND ban hành Nghị quyết,…
Yêu cầu về thể thức văn bản: thể thức văn bản pháp luật là kết cấu về hình thức
của văn bản theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thể
thức văn bản gồm một số đề mục được trình bày ở những vị trị xác định trong văn
bản như sau:
- Quốc hiệu
Nội dung. Quốc hiệu ghi nhận tên nước (Việt Nam), chế độ chính trị (Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa) và mục tiêu lí tưởng của Nhà nước (Độc lập - Tự do - Hạnh phúc)
Ý nghĩa: Thể hiện tính quyền lực Nhà nước, vì chỉ có văn bản của Cơ quan Nhà
nước mới bắt buộc ghi quốc hiệu. Đồng thời khẳng định sự tồn tại của chính thể tại
thời điểm xác định. Ở các nước quốc hiệu chỉ còn tên nước và chính thể
Cách trình bày: trình bày ở bên phải, phía trên cùng của văn bản, dòng trên là tên
nước và chế độ chính trị viết chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 12-13, dòng duới là
mục tiêu được viết chữ in thường, đứng, đậm, cỡ chữ 12-13. Phía dưới có gạch
ngang độ dài bằng dòng chữ. Ví dụ:



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
- Tên cơ quan ban hành
Nội dung. Tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày theo một trong hai cách
sau:
Cách thứ nhất. Chỉ ghi tên cơ quan ban hành khi cơ quan đó có sự độc lập cao trong
quan hệ với cơ quan cấp trên
Ví dụ: cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, TAND, cơ quan
có thẩm quyền chun mơn ở Trung ương,…
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Cách thứ hai. Ghi tên hai cơ quan khi cơ quan ban hành văn bản có sự lệ thuộc khá
lớn vào cơ quan cấp trên trong hoạt động của mình.
Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền chun mơn ở địa phương thuộc UBND các cấp,
các cục (quản lý), các vụ (Phụ trách một mảng), các viện (nghiên cứu), VKS địa
phương
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Ghi nhiều cơ quan ban hành (thường là văn bản liên tịch): cơ quan tổ chức nào chỉ
đạo ghi trước. Ví dụ: Bộ - Bộ - Cơ quan ngang Bộ
Cách trình bày: tên cơ quan ban hành được trình bày ngang hàng với Quốc hiệu, về
phía trái văn bản.
Dòng cơ quan tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp viết chữ in hoa, cỡ 12-13, khơng
đậm.
Dòng cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ 12-13,
có đậm, phía dưới có gạch ngang, độ dài bằng 1/2 hoặc 1/3 độ dài chữ, đặt cân đối
ở giữa.
Ý nghĩa. Xác định được văn bản do ai ban hành và cho biết vị trí của cơ quan ban
hành trong Bộ máy Nhà nước.
- Số, kí hiệu
Nội dung.



Số được đánh liên tục cho các văn bản do mỗi cơ quan ban hành trong một khoảng
thời gian nhất định theo các tiêu chí khác nhau.
Đánh số theo loại văn bản áp dụng cho văn bản quy phạm pháp luật hoặc khi có
nhiều văn bản được ban hành trong một năm đối với các loại văn bản khác.
Mỗi loại đánh theo một dãy số riêng; bắt đầu bằng số 01, tính từ ngày 01/01 hoặc
ngày đầu tiên của nhiệm kỳ; và kết thúc vào ngày 31/12 hoặc ngày cuối cùng của
nhiệm kỳ.
Đánh số tổng hợp khi cơ quan ban hành số văn bản không nhiều trong một
năm à không áp dụng cho văn bản quy phạm pháp luật.
Đánh số theo loại việc khi cơ quan ban hành văn bản chia công việc của cơ quan
thành từng nhóm khác nhau à không áp dụng cho văn bản quy phạm pháp luật.
Năm ban hành văn bản chỉ áp dụng với văn bản quy phạm pháp luật
Được ghi đủ 4 chữ số sau phần Số của văn bản, phân cách bằng dấu gạch chéo.
Kí hiệu
Đánh kí hiệu theo cơ quan ban hành, gồm hai phần:
Chữ viết tắt của tên loại văn bản
Chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành
Và được nối bằng dấu gạch ngang “-“
Đánh theo loại việc: không dùng cho văn bản quy phạm pháp luật
Gồm tên loại văn bản và phần viết tắt loại việc mà văn bản giải quyết
Ví dụ: Số: …/QĐ-XP (xử phạt vp hc)
Lưu ý:
Có thể đánh số theo loại việc mà không phải đánh kí hiệu theo loại việc và
ngược lại.
Một số văn bản riêng biệt:
Đối với công văn kí hiệu chỉ ghi tên cơ quan ban hành, hoặc có thể ghi thêm đơn
vị soạn thảo thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đó
Ví dụ: Số: …/VPCP-HC àCV của VPCP do Vụ hành chính soạn thảo



Văn bản của TAND,VKSND: kí hiệu dùng chữ viết tắt tên loại việc mà văn bản
giải quyết và chữ viết tắt tên cấp xử lí công việc, hoặc chỉ có tên loại việc
Ví dụ: Số: …/HS-ST à hình sự-sơ thẩm
Ví dụ 2: Số: …/HS-AN à Hình sự-An ninh
Ý nghĩa. Số và ký hiệu giúp cho việc vào sổ, phân loại, sắp xếp vào hồ sơ và trra
tìm văn bản được dễ dàng.
Đồng thời nắm được số lượng văn bản mà cơ quan đã làm ra trong một khoảng thời
gian nhất định.
Cách trình bày.
Số, kí hiệu trình bày ở dưới tên cơ quan ban hành, kiểu thường, đứng, riêng kí hiệu
được viết bằng chữ in hoa.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật, Sốàgạch chéoànăm ban hànhàkí hiệu
Ví dụ: Số: 12/2008/NĐ-CP
Còn các văn bản khác không có năm ban hành: Số àgạch chéo àkí hiệu
- Địa danh, thời gian ban hành văn bản
Nội dung:
* Địa danh: tên gọi chính thức của đơn vị hành chính
Văn bản do cơ quan, tổ chức Trung ương ban hành: ghi tên tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh (nếu có) nơi cơ quan tổ chức đóng trụ
sở
Ví dụ: văn bản của Nhà máy thủy điện Hòa Bình trụ sở tại thị xã Hoà Bình, tỉnh
Hoà Bình ghi tên Hòa bình
Văn bản do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh ban hành tên cơ quan ban hành được xác đinh
như sau:
Đối với thành phố trực thuộc trung ương tên cơ quan ban hành là tên thành phố đó.
Đối với tỉnh là tên thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc huyện nơi cơ quan, tổ chức
đóng trụ sở .
Văn bản do cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận, thị xã thành phố

thuộc tỉnh.


Văn bản do UBND, HĐND, các tổ chức cấp xã ghi tên xã, phường, thị trấn
Văn bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của
Bộ quốc phòng.
* Ngày, tháng, năm ban hành
Ngày tháng năm là thời điểm văn bản được thông
qua hoặc thời điểm văn bản được ban hành.
Vò trí và cách trình bày: Đòa danh và ngày tháng năm là
thành phần có thể được trình bày ở nhiều vò trí khác
nhau trong văn bản tùy theo loại văn bản:
Trình bày ở cuối văn bản, ngay dưới phần nội dung, phía
trên chữ ký đối với Hiến pháp, luật, pháp lệnh, văn bản pháp quy phụ.

dụ:
ngày….tháng….năm….



nội,

TM.ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
CHỦ

TỊCH

QUỐC


HỘI
Trình bày dưới quốc hiệu và tiêu ngữ, lệch về phía bên
phải của văn bản, đđối với các văn bản pháp luật khác.
Đòa danh ghi trước, ngày tháng năm ghi sau, hai thành
phần này cách nhau bởi một dấu phẩy. Đối với những
số chỉ ngày dưới 10 và chỉ tháng dưới 3 thì phải thêm
số 0 ở phía trước, năm phải ghi đủ bốn chữ số để
đảm bảo tính chính xác của văn bản.
-

Tên văn bản và trích yếu
Tên văn bản

Tên văn bản chính là tên của văn bản quản lý nhà
nước được pháp luật quy đònh thuộc thẩm quyền ban
hành của cơ quan.
Hiện nay, tên của văn bản được xác đònh theo các căn
cứ sau:


Thứ nhất tên văn bản là tên loại văn bản và tên chủ
thể ban hành văn bản. Cách này được sử dụng cho nghị
quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị,…
Thứ hai tên văn bản là tên loại văn bản và tên loại
việc. Cách này đươc sử dụng cho Luật, pháp lệnh, các quyết định
là văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ: Luật đất đai
Thứ ba tên văn bản là tên loại văn bản. Cách này được
sử dụng cho Hiến pháp, thơng tư, cáo trạng, kháng nghị, bản án,…
Riêng cơng văn, khi trình bày khơng ghi tên văn bản.
Tên văn bản được trình bày ở trang đầu, chính giữa văn

bản, dưới thành phần đòa danh và ngày tháng năm bằng
chữ in lớn, đậm và không được viết tắt .
Trích yếu
Trích yếu là một câu tóm tắt ngắn gọn và chính xác
nội dung của văn bản.
Đối với những văn bản có tên thì trích yếu được trình
bày phía dưới tên của văn bản. Nếu là văn bản
không có tên (công văn) thì trích yếu được trình bày
dưới thành phần số và ký hiệu.
Trích yếu được trình bày bằng chữ thường, chữ đầu dòng
viết hoa, bắt đầu bằng chữ “Về…”.
- Nội dung văn bản
Căn cứ ban hành văn bản
Căn cứ ban hành văn bản là những cơ sở pháp lý và
cơ sở thực tiễn của việc ban hành văn bản. Thành
phần này đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của văn
bản.
Đây là thành phần không bắt buộc phải có trong mọi
loại văn bản.
Căn cứ ban hành văn bản được trình bày dưới tên văn
bản và trích yếu. Có thể trình bày từng căn cứ ban
hành văn bản theo phương pháp gạch đầu dòng, mỗi


gạch đầu dòng là một căn cứ; cũng có thể trình bày
căn cứ ban hành văn bản như một đoạn văn.
Nội dung văn bản
Nội dung là phần quan trọng nhất của văn bản, thể
hiện ý chí của chủ thể ban hành văn bản. Nội dung
văn bản được trình bày dưới tên văn bản, trích yếu và

căn cứ ban hành văn bản (nếu có). Tùy loại văn bản mà nội
dung khác nhau.
- Chữ ký
Khái niệm: Chữ ký là dấu hiệu riêng của người có
thẩm quyền được thể hiện trên văn bản.
Vò trí và cách trình bày: Thành phần chữ ký được trình
bày ở dưới phần nội dung, về phía bên phải của văn
bản (ngang với thành phần nơi nhận).
Phía trên chữ ký phải ghi rõ thể thức ký và chức vụ
của người ký, phía dưới chữ ký phải ghi rõ họ và tên.
Các trường hợp ký:
- Ký thay mặt (TM) khi văn bản pháp luật được thơng qua theo
ngun tắc biểu quyết tập thể và quyết định theo đa số. Ví
dụ:
TM.UBTVQUH
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
- Ký trực tiếp đối với cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng
- Ký thay (KT) khi cấp phó ký do sự ủy quyền của cấp trưởng
- Ký thừa lệnh (TL) khi cấp trên ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp
ký trong thời gian khơng hạn chế (ủy quyền thường xun)
- Ký thừa ủy quyền (TUQ) khi ủy quyền cho cán bộ, cơng chức
trong cơ quan ký với sự hạn chế về thời gian hoặc nội dung cơng việc
được ủy quyền.
- Ký quyền (Q) khi người đứng đầu cơ quan được bổ nhiệm là
quyền cấp trưởng.
- Dấu cơ quan


Khái niệm: Dấu cơ quan là dấu hiệu riêng của cơ quan
có thẩm quyền được thể hiện trên văn bản.

Vò trí: Dấu cơ quan phải được đóng bằng mực đỏ (màu
cờ), đóng đúng chiều, trùm lên chữ ký trong khoảng 1/4
đến 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Dấu chỉ mức độ mật, khẩn
- Dấu chỉ mức độ bí mật của văn bản có ba mức là:
mật, tối mật và tuyệt mật.
- Dấu chỉ mức độ
khẩn cấp của văn bản cũng có ba mức là: khẩn,
thượng khẩn và hỏa tốc.
- Dấu chỉ mức độ mật, khẩn được đóng ở góc trên,
bên trái, dưới thành phần số và ký hiệu của văn
bản. Đối với công văn thì dấu chỉ mức độ mật, khẩn
được đóng ở dưới phần trích yếu.
- Nơi nhận
Khái niệm: Nơi nhận là phần ghi rõ tên những đối
tượng tiếp nhận văn bản hoặc thi hành văn bản.
Thông thường, văn bản được gửi tới những nhóm đối
tượng sau:
- Các cơ quan, tổ chức có quyền kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan ban hành văn bản.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi
hành văn bản.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
thi hành văn bản (như phối hợp thi hành, tạo điều kiện
cho việc thi hành).
- Nơi lưu văn bản.
Vò trí và cách trình bày: Nơi nhận được trình bày dưới
phần nội dung, về phía bên trái của văn bản (ngang với
phần chữ ký).



Nơi nhận được trình bày bằng chữ thường, theo phương
pháp gạch đầu dòng, mỗi gạch đầu dòng là tên của
một hoặc một nhóm đối tượng được nhận văn bản.
1.1.3.3. u cầu về ngơn ngữ văn bản pháp luật
Ngơn ngữ là phương tiện quan trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của cấp có thẩm
quyền. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý thơng qua việc ban hành
các văn bản, trong đó ngơn ngữ đóng vai trò trung gian. Thơng qua ngơn ngữ, chủ
thể ban hành văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình và khi đọc văn bản,
người tiếp nhận hiểu được ý chí đó. Như vậy ngơn ngữ có vai trò rất quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của văn bản
Tiếng việt hiện đại chia làm 5 phong cách chính
+ Phong cách khẩu ngữ là những ngơn ngữ dùng trong nói, giao tiếp thơng thường.
+ Phong cách văn chương là ngơn ngữ dùng trong lĩnh vực văn chương.
+ Phong cách chính luận là ngơn ngữ dùng trong chính trị-xã hội.
+ Phong cách khoa học là ngơn ngữ dùng trong khoa học.
+ Phong cách hành chính là ngơn ngữ dùng trong pháp luật và quản lý Nhà nước.
Hiểu một cách khái qt, ngơn ngữ văn bản pháp luật là hệ thống những từ và quy
tắc kết hợp chúng trong tiếng Việt, được Nhà nước sử dụng để thiết lập các văn bản
pháp luật.
- Ngơn ngữ văn bản pháp luật là ngơn ngữ viết
Phải sử dụng ngơn ngữ viết bởi vì thứ nhất là có thể lựa chọn các từ, nghĩa có tính
chính xác cao, lập các câu có kết cấu ngữ pháp chặt chẽ, hồn chỉnh, nhờ đó có thể
trình bày cụ thể, rõ ràng ý chí của chủ thể ban hành.
Đồng thời cũng giúp các cơ quan Nhà nước thuận lợi trong việc sao gửi, nghiên
cứu, lưu trữ thơng tin.
- Ngơn ngữ văn bản pháp luật là ngơn ngữ tiếng Việt
Văn bản pháp luật phải được viết bằng tiếng Việt, phải tn thủ những quy tắc
chung của tiếng Việt. Vì tiếng Việt là tiếng mang tính thơng dụng, phổ biến được
đại đa số người dân trên đất nước sử dụng. Do đó văn bản phải viết bằng tiếng Việt

thì mới có thể phổ biến tới nhiều đối tượng mang lại hiệu quả cao trong quản lý
Nhà nước.
- Ngơn ngữ văn bản pháp luật là ngơn ngữ được Nhà nước sử dụng chính thức


Xuất phát từ đặc thù của văn bản pháp luật là mang tính quyền lực Nhà nước nên
ngôn ngữ văn bản pháp luật phải là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được Nhà nước sử
dụng chính thức. Để ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong xây dựng văn bản
pháp luật đòi hỏi phái đáp ứng được các đặc tính sau
Trước hết, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm túc.
Tính nghiêm túc làm cho văn bản mang tính trang nghiêm, uy quyền của Nhà nước
được nâng cao và pháp luật được tôn trọng.
Tính nghiêm túc đòi hỏi người soạn thảo không được sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng,
tiếng tục, tránh dùng những từ thô thiển, thiếu nhã nhặn, đả kích hoặc châm biếm.
Ví dụ: gọi Bị cáo là y, thị, hắn,…
Cũng nên tránh sử dụng các yếu tố ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm, như: dấu
chấm than, dấu chấm hỏi, văn tả cảnh, văn vần, lối viết văn hoa, sáo rỗng.
Thứ hai, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính chính xác.
Tính chính xác của ngôn ngữ văn bản pháp luật giúp cho việc thể hiện ý chí của
Nhà nước được rõ ràng, tạo ra cách hiểu chung thống nhất về ý đồ của người ban
hành.
Tính chính xác thể hiện ở các nội dung khác nhau:
Yêu cầu thứ nhất, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác về chính tả, nghĩa là
viết đúng các âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, tên riêng tiếng Việt, tên riêng
nước ngoài… theo chuẩn quốc gia.
Ví dụ: Trong văn bản quản lý Nhà nước từ viết tắt thường được sử dụng trong một
số trường hợp sau:
+ Để trình bày một số đề mục hình thức văn bản quản lý Nhà nước như: ký hiệu,
chữ ký,...
+ Để trình bày tên một cơ quan, tổ chức hoặc một số thuật ngữ chuyên ngành

Ví dụ: UBND, HĐND
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao viết tắt là BOT
Hay cách viết hoa được quy đinh như sau: tên riêng tiếng Việt, tên nước, tên địa
danh viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không
dùng gạch nối. Ví dụ: Hồ Chí Minh, Việt Nam…
Yêu cầu thứ hai, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác về nghĩa của từ


Ngữ nghĩa bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp
- Nghĩa từ vựng
Để sử dụng từ đúng nghĩa ngữ pháp trước hết là từ được sử dụng phải biểu đạt
chính xác nội dung cần thể hiện. Ví dụ: Phá hoại là làm hư hại (thường là hoa màu),
phá hoại là cố ý làm cho hỏng, cho bị thiệt hại nặng, phá hủy là làm hư hỏng nặng
không dùng được nữa.
Không sử dụng từ làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa, hoặc mập mờ, không rõ nội
dung
Cũng như không sử dụng từ mang sắc thái văn chương như: từ sơn hà, phong ba,
mỹ lệ,...và dùng đúng nghĩa biểu thái của từ. Thường trong văn bản pháp luật ít sử
dụng từ biểu thái (thể hiện thái độ, tình cảm của con người).
- Nghĩa ngữ pháp có nghĩa là phải xác định từ thuộc loại từ nào trước khi sử dụng,
với loại từ đó nó có ý nghĩa như thế nào và có thể phối hợp với những loại từ nào
trong cùng một câu, vị trí của nó trong câu,...
Thứ ba, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác trong cách viết câu và sử dụng
dấu câu.
Trong tiếng việt có các loại câu sau: Câu tường thuật (câu trần thuật); câu nghi vấn
(câu hỏi); câu cảm thán; câu cầu khiến.
Trước hết câu phải đúng quy tắc ngữ pháp tiếng việt: tức là phải có cả hai thành
phần chủ ngữ và vị ngữ. Đối với các câu dài, nhiều vế, nhiều bộ phận phải tách ra
theo quy tắc dùng các cặp liên: tuy – nhưng, nếu – thì, không những – mà còn và
dùng các dấu câu, đặc biệt là dấu chấm phẩy và phân chia thành những đơn vị nhỏ

hơn, có đánh số thứ tự.
Câu phải rõ nghĩa và câu trong ngôn ngữ văn bản quản lý Nhà nước có thể là câu
khẳng định hoặc câu phủ định, câu chủ động hoặc câu bị động.
Câu phải được đánh dấu câu phù hợp. Ví dụ: dấu chấm (.) dùng để kết thúc câu trần
thuật, dấu hai chấm (:) để báo hiệu điều trình bày tiếp theo mang ý giải thích,
thuyết minh,..., dấu ngang cách (-) dùng để phân biệt thành phần chêm xen, đặt
giữa những lời đối thoại. Hạn chế sử dụng dấu ba chấm (…), dấu vân vân (v.v).
Đồng thời câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt và với
pháp luật hiện hành.
Ví dụ: Nghị định của Thủ tướng Chính phủ là sai, vì nghị định thuộc thẩm quyền
ban hành của Chính phủ.


Bên cạnh đó câu phải đảm bảo một số yêu cầu khác, như: câu phải có thông tin,
phải phù hợp với chủ thể tham gia giao tiếp, với hoàn cảnh giao tiếp, các câu phải
liên kết một cách chặt chẽ, thống nhất với nhau
Thứ tư, ngôn ngữ pháp luật phải có tính thống nhất.
Để đảm bảo tính thống nhất cho ngôn ngữ văn bản pháp luật khi sử dụng các từ,
ngữ phải đảm bảo sự thống nhất ở cả hai phương diện trước hết là trong cùng một
văn bản pháp luật và trong cả hệ thống văn bản pháp luật.
Trong cùng một văn bản, việc sử dụng các từ, ngữ không thống nhất khi diễn đạt về
cùng một vấn đề gây khó khăn không nhỏ cho người tiếp nhận văn bản, ảnh hưởng
tới chính xác của văn bản. Ví dụ: khi quy định về thẩm quyền ban hành văn bản
pháp luật nhưng Hiến pháp lại dùng nhiều từ khác nhau: Quốc hội làm hiến pháp,
Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh, Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết
định.
Trong cả hệ thống văn bản pháp luật, cần thống nhất về nghĩa cho các từ, ngữ được
sử dụng để chỉ cùng một khái niệm trong các văn bản pháp luật khác nhau.
Thứ năm, ngôn ngữ văn bản pháp luật phải có tính phổ thông
Do trình độ học vấn và nhận thức pháp luật giữa các vùng, miền và dân tộc có sự

khác nhau. Vì vậy, tính phổ thông của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật sẽ giúp
cho mọi người cùng có thể hiểu đúng, chínnh xác về pháp luật. Đồng thời, nó giúp
cho việc kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật được nhanh chóng, dễ dàng.
Ngôn ngữ phổ thông được hiểu là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trên phạm
vi toàn quốc. Để đảm bảo tính phổ thông trong ngôn ngữ văn bản pháp luật người
soạn thảo cần quan tâm một số quy tắc sử dụng một số nhóm từ đặc biệt sau:
Cách sử dụng từ cổ
Trong ngôn ngữ văn bản pháp luật thường chỉ sử dụng từ cổ khi chưa có từ khác
thay thế.
Một số từ cổ đã được thay thế trong ngôn ngữ văn bản quản lý Nhà nước
Người lính là quân nhân; Đàn bà là phụ nữ, Người ở là người giúp việc; người làm
thuê là Người lao động.
Về sử dụng từ mới
Do cách hiểu, cách nhìn nhận về ngôn ngữ thay đổi, một số từ mới được đưa vào sử
dụng trong ngôn ngữ văn bản quản lý Nhà nước như: các từ có sẵn trong tiếng việt
nhưng được sử dụng với nghĩa không hoàn toàn giống như cũ. Ví dụ: trẻ em, trong


tiếng việt là những người chưa trưởng thành, nhưng trong pháp luật lại là những
người dưới 16 tuổi đây là một từ mới.
Hoặc ghép nhiều từ thành một từ, hoặc ghép bộ phận của các từ với nhau. Ví dụ:
vốn, pháp luật, quy định hình thành từ “vốn pháp định”
Từ mới cũng có thể hình thành một từ hoàn toàn mới về cấu trúc. Ví dụ: Người dự
sự là Người có quyền và lợi ích liên quan, hoặc do phiên âm từ tiếng nước ngoài
(liên quan quan hệ quốc tế)
Sử dụng từ địa phương
Nên tránh sử dụng từ địa phương trong văn bản quản lý Nhà nước, trừ những
trường hợp sau đây: từ địa phương có nội dung là những sự vật, hiện tượng chỉ có ở
địa phương đó mà không phổ biến trong cả nước hoặc từ địa phương đã trở thành
phổ biến trong cả nước

Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành
Chỉ sử dụng trong ngôn ngữ văn bản quản lý Nhà nước khi đề cập đến những nội
dung mang tính chuyên môn và đối tựơng thi hành chủ yếu là những nhà chuyên
môn.
Không được sử dụng khi nghĩa chưa được Nhà nước xác định chính thức.
Một nội dung được biểu đạt bằng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khác nhau phải lựa
chọn một thuật ngữ tiêu biểu để đặt ra quy định chính thức trong pháp luật về nội
dung của thuật ngữ đó.
Về từ ngữ dân gian, ngôn ngữ nói
Từ ngữ dân gian là ngôn ngữ văn học (thơ ca, hò vè,...); tiếng thông tục, tiếng
lóng,...
Ngôn ngữ nói là khẩu ngữ được sử dụng trong giao tiếp bằng tiếng nói.
Nên tránh sử dụng hai loại ngôn ngữ này trong văn bản quản lý Nhà nước.
Sử dụng từ việt gốc hán (từ Hán – Việt)
Hiện nay từ việt gốc hán được sử dụng khá nhiều trong ngôn ngữ văn bản quản lý
Nhà nước, tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý:
Chỉ sử dụng trong những trường hợp cần thiết (như để tránh từ thông tục của tiếng
việt,...), Ví dụ: phụ nữ được dùng thay cho từ đàn bà thì nên sử dụng, xạ kích thay
cho từ bắn súng thì không cần thiết sử dụng.


Tránh dùng sai nghĩa của từ.Ví dụ: yếu điểm nghĩa gốc là “điểm chính, quan trọng
nhất” lại được sử dụng là “điểm yếu, chỗ kém” là sai nghĩa.
Tránh dùng sai âm của từ. Ví dụ: xán lạn là “rực rỡ” lại được viết thành sáng lạn.
Tránh dùng thừa từ (lặp lại). Ví dụ: công bố công khai là lặp từ bởi vì Bản thân
công bố đã là công khai.
Sử dụng từ phiên âm tiếng nước ngoài
Ví dụ: cà phê, xăng, phó mát...đã được việt hóa có thể sử dụng trong một số trường
hợp khi không có tiếng thuần việt để sử dụng.
1.2. Hoạt động xây dựng văn bản pháp luật

1.2.1. Khái niệm hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
Pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội cho nên quy trình ban
hành Pháp luật được Nhà nước quy định thành những quy tắc bắt buộc, mà các cơ
quan Nhà nước, cá nhân phải tuân theo. Tổng thể những quy tắc ấy người ta gọi là
kỹ thuật lập pháp và kỹ thuật lập quy
Kỹ thuật lập pháp là cách thức ban hành ra luật
Kỹ thuật lập quy là cách thức ban hành ra văn bản dưới luật.
Hoạt động xây dựng pháp luật là một quy trình bao gồm hàng loạt hoạt động của cơ
quan Nhà nước, của cán bộ soạn thảo trong việc soạn thảo, thông qua, ban hành
pháp luật nhằm phát huy vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Và quy trình
này phải tuân theo những quy tắc của kỹ thuật lập pháp, lập quy.
Khái niệm xây dựng văn bản pháp luật (Kỹ thuật soạn thảo văn bản)
Kỹ thuật soạn thảo văn bản là tổng thể những quy tắc, những yêu cầu trong quá
trình soạn thảo văn bản bao gồm cả những quy tắc, nguyên tắc tổ chức hoạt động
của chủ thể ban hành, đến những yêu cầu đòi hỏi có tính chất kỹ thuật nghiệp vụ
của người được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
1.2.2. Tính chất của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
1.2.2.1. Tính khoa học
Trong quá trình xây dựng văn bản không chỉ ứng dụng tri thức của khoa học pháp
lý mà còn phải ứng dụng tri thức của tất cả các lĩnh vực khoa học khác. Có như vậy
văn bản được ban hành mới đảm bảo được tính chính xác, tính khả thi.


Ví dụ: Xây dựng luật hôn nhân gia đình: để có quy định những người cùng dòng
máu trực hệ không được kết hôn với nhau à phải ứng dụng khoa học sinh học.
Mặt khác bản thân hoạt động xây dựng pháp luật chính là kết quả của quá trình
nhận thức nên nó mang tính khoa học.
1.2.2.2. Tính thực tiễn
Để đảm bảo tính khả thi khi xây dựng văn bản pháp luật cần xuất phát từ nhu cầu
của thực tiễn và phù hợp với thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn tức là khi quan hệ xã hội phát sinh pháp luật phải điều chỉnh
kịp thời và pháp luật phải dự báo trước được sự phát sinh của các quan hệ xã hội để
điều chỉnh.
Phù hợp với thực tiễn phải phù hợp với thực tiễn vì cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra
kiến trúc thượng tầng ấy. Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, khi kinh tế thay đổi thì
kéo theo sự thay đổi của pháp luật, ngược lại pháp luật tác động trở lại kinh tế hoặc
là thúc đẩy hoặc là kìm hãm.
Bên cạnh đó hoạt động xây dựng văn bản pháp luật cũng phải phù hợp với các yếu
tố khác, như:
Phù hợp với văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán.
Phù hợp với đối tượng tác động của văn bản.
Phù hợp về cách thức trình bày.
1.2.2.3. Tính giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, pháp luật chính là ý chí của các giai cấp, tầng lớp, Đảng
phái chính trị, đặc biệt là ý chí của giai cấp thống trị. Không có pháp luật nào phi
chính trị, phi giai cấp. Chính vì vậy văn bản pháp luật phải phù hợp, phải thể chế
hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền.
Bên cạnh đó văn bản pháp luật phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Vì nhân dân vừa là chủ thể của quyền lực Nhà nước, Nhân dân vừa là đối tượng
chủ yếu thực thi văn bản pháp luật. Chính vì vậy văn bản pháp luật muốn phù hợp
với đối tượng tác động phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
1.2.3. Các yêu cầu đối với hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
1.2.3.1. Xây dựng văn bản pháp luật phải đúng về thẩm quyền
Thẩm quyền xây dựng văn bản pháp luật được nghiên cứu ở hai khía cạnh thẩm
quyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức. Hoạt động xây dựng văn bản pháp


luật phải đảm bảo đúng cả thẩm quyền về nội dung và đúng cả thẩm quyền về hình
thức.
Thẩm quyền về nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải

quyết công việc do pháp luật quy định. Về thực chất, đó là giới hạn của việc sử
dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan
trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định.
Ví dụ: thẩm quyền giải quyết các công việc phát sinh trong hoạt động xử lý vi
phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính à thì chỉ
có những chủ thể nào được quy định trong văn bản đó mới có thẩm quyền giải
quyết các vụ việc liên quan.
Thẩm quyền về hình thức là thẩm quyền của các chủ thể trong việc ban hành những
hình thức văn bản do pháp luật quy định. Mỗi chủ thể có thẩm quyền chỉ được ban
hành một số loại văn bản nhất định.
Ví dụ: Hiến pháp chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành
1.2.3.2. Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp
luật quy định
Thủ tục trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật được hiểu là cách thức và trật
tự tiến hành các hoạt động cần thiết của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ban
hành văn bản. Khi ban hành văn bản pháp luật phải tuân thủ đúng thủ tục đó.
Ví dụ: thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục thông qua dự án luật tại kỳ họp
của Quốc hội,…
1.2.3.3. Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành đúng chuyên môn,
nghiệp vụ
Bên cạnh các yêu cầu về thẩm quyền, thủ tục ban hành, hoạt động xây dựng văn
bản pháp luật phải được tiến hành đúng các hoạt động mang tính chuyên môn
nghiệp vụ, như: khảo sát thực tiễn, nghiên cứu, soạn thảo, thẩm định, thông qua,
ký, ban hành.
Khảo sát thực tiễn là việc xâm nhập thực tiễn để nắm bắt thực trạng tồn tại xã hội
liên quan tới nội dung văn bản, tạo điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm tính khả
thi của văn bản pháp luật.
Nghiên cứu là việc nắm bắt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, lý luận khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề có liên quan tới
chủ đề của dự thảo văn bản nhằm đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp lý, kỹ

thuật đối với văn bản pháp luật.


Soạn thảo văn bản pháp luật là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong việc hình thành nên dự thảo văn bản pháp luật.
Thẩm định dự thảo văn bản pháp luật là hoạt động của một cơ quan chuyên môn có
thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá tòan diện, khách quan đối với dự thảo văn
bản trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thông qua văn bản pháp luật là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
trong việc xem xét và chấp nhận toàn bộ dự thảo để ban hành văn bản pháp luật.
Ký văn bản pháp luật là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền của Nhà nước sử
dụng chữ ký đã đăng ký với Nhà nước (có dấu xác nhận của cơ quan ban hành) để
minh chứng việc văn bản pháp luật đã được chủ thể có thẩm quyền thông qua đúng
thủ tục và thể thức do pháp luật quy định.
Ban hành văn bản pháp luật là việc đưa văn bản tới đối tượng tác động để thực
hiện.


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1. Những vấn đề chung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.1.1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2.1.1.1. Thẩm quyền quy định hình thức văn bản: Điều 2 LBHVBQPPL năm 2008

Tên Cơ quan

Luật BHVBQPPL năm 2008 (Điều 2)

Quốc hội

Hiến pháp, luật, nghị quyết


UBTVQH

Pháp lệnh, nghị quyết

Chủ
nước

tịch Lệnh, quyết định

Chính phủ

Nghị định

Thủ tướng Chính phủ

Quyết định

Bộ trưởng, Thủ Trưởng Thông tư
cơ quan ngang bộ
Hội đồng thẩm phán Nghị quyết
TANDTC
Chánh án TANDTC,
Viện
VKSNDTC

Thông tư

trưởng


HĐND

Nghị quyết

UBND

Quyết định, chỉ thị

Tổng kiểm toán Nhà Quyết định
nước
Nghị quyết liên tịch

- Giữa UBTVQH, Chính phủ với cơ quan Trung
ương của tổ chức chính trị- xã hội

Thông tư liên tịch

- Giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng
VKSNDTC
- Giữa Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC


- Giữa Bộ trưởng với Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ.

|Lưu ý:
- Các cơ quan Trung ương (TW) của tổ chức chính trị - xã hội (gồm 6 cơ quan):
TW Mặt trận, Hội phụ nữ, TW đoàn, TW hội cựu chiến binh, TW hội nông dân,
Tổng liên đoàn lao động Việt nam.

- Văn bản liên tịch là văn bản do hai cơ quan trở lên ban hành, hướng dẫn về một
văn bản cụ thể, một vấn đề cụ thể (như thông tư), hoặc để chỉ đạo, hướng dẫn
chung (như Nghị quyết).
2.1.1.2. Thẩm quyền nội dung
Khác với thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung được quy định rải rác
trong rất nhiều văn bản khác nhau, như Hiến pháp, luật, các đạo luật về tổ chức bộ
máy Nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cụ thể
(thuế, xử lý vi phạm hành chính),… Khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các
chủ thể có thẩm quyền phải xem xét nội dung vụ việc đó có thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình hay không trước khi soạn, tránh trường hợp cùng một vấn đề có
nhiều cơ quan cùng quy định sẽ dẫn đến không thống nhất về nội dung.
2.1.2.

Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật

2.1.2.1. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
a. Khái niệm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Định nghĩa: hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là một thuật ngữ pháp lý
dùng để chỉ thời điểm mà văn bản đó có hiệu lực (có giá trị thi hành), phạm vi thi
hành của văn bản và đối tượng phải thi hành văn bản đó
Ý nghĩa: hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề có ý nghĩa hết sức
quan trọng bởi vì nó xác định được tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật,
xác định văn bản quy phạm pháp luật, được áp dụng trong bao lâu đối với những
đối tượng nào, trong phạm vi nào.
Cơ sở pháp lý của hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004.
b. Hiệu lực về thời gian



Thời điểm phát sinh hiệu lực:
Theo quy định tại điều 78 Luật BHVBQPPL năm 2008 thời điểm có hiệu lực của
văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản, sau 45 ngày kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp có hiệu lực ngay được áp dụng đối với biện pháp thi hành trong tình
trạng khẩn cấp, văn bản ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh và văn bản có hiệu lực từ ngày công bố hoặc ký ban hành, nhưng
phải đăng ngay trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành, đưa tin trên
phương tiện thông tin đại chúng, đăng công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc
kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Quy định về đăng công báo
Đối với văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng công báo, không đăng công
báo thì không có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên đối với các văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước; văn bản quy
định biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp; văn bản về phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh có thể không đăng công báo vẫn có hiệu lực
Về thời điểm đăng công báo, cơ quan ban hành phải gửi văn bản đến cơ quan công
báo chậm nhất trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban
hành và trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản cơ quan Công báo phải
đăng Công báo văn bản đã được gửi đến.
Đối với văn bản của HĐND, UBND theo quy định tại điều 51 Luật BHVBQPPL
của HĐND, UBND năm 2004, thời điểm phát sinh hiệu lực được xác định như sau:
Văn bản của HĐND, UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày và được đăng công
báo Cấp tỉnh trong vòng 5 ngày kể từ ngày được HĐND thông qua hoặc ngày chủ
tịch UBND ký ban hành trừ văn bản có quy định hiệu lực muộn hơn.
Văn bản của HĐND, UBND cấp huyện có hiệu lực sau lực sau 7 ngày và được
niêm yết trong vòng 3 ngày kể từ ngày được HĐND thông qua hoặc ngày chủ tịch
UBND ký ban hành trừ văn bản có quy định hiệu lực muộn hơn.
Văn bản của HĐND, UBND cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày và được niêm yết trong
vòng 2 ngày kể từ ngày từ ngày được HĐND thông qua hoặc ngày chủ tịch UBND

ký ban hành trừ văn bản có quy định hiệu lực muộn hơn.
Riêng văn bản giải quyết vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp có hiệu lực sớm hơn
Lưu ý:


×