Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.82 KB, 19 trang )

Mục lục

Danh mục từ viết tắt


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTC

Bộ Tài chính

CMND

Chứng minh nhân dân

GTGT

Giá trị gia tăng

MST

Mã số thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

TCT

Tổng cục thuế


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
không còn phù hợp. Cơ chế quản lý mới đòi hỏi phải có những chuyển biến về
nhận thức, quan điểm. Nhà nước đã sử dụng thuế làm công cụ để điều tiết nền
kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo hoạt động của các chương trình mục tiêu của Nhà
nước, góp phần đảm bảo cho việc cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, dành vốn
cho đầu tư, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, tăng cường củng cố quốc
phòng, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ...
Để phát huy vai trò quan trọng của thuế trong cơ chế thị trường, hệ thống
thuế phải bao quát được mọi nguồn thu có thể khai thác. Trong đó không thể
không quan tâm đến vấn đề "Đăng ký thuế và cập nhật thông tin đăng ký thuế".
Nó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dự toán thu hàng quý, trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa
phương. Vì vậy việc thực hiện công tác đăng ký thuế tốt có ý nghĩa vô cùng
quan trọng của Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, công tác đăng ký thuế đã có những chuyển biến
tích cực. Bên cạnh việc ban hành đầy đủ các quy trình về đăng ký thuế, Ngành
thuế đã tổ chức các khóa đào tạo các kỹ năng về quản lý và triển khai ứng dụng
tin học vào công tác đăng ký thuế.
Tuy nhiên, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu
về chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế, đặc biệt là thông tin
của các hộ kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu hệ thống đăng ký thuế chưa được
đồng bộ, sự phối hợp giữa các bộ phận trong ngành thuế còn chưa chặt chẽ.

Ở một số địa bàn, sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ
quan thuế còn hạn chế, hệ thống đăng ký thuế và hệ thông đăng ký kinh doanh
còn chưa kết nối với nhâu nên việc cập nhật thông tin đăng ký thuế chưa kịp
thời.

3


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Tại địa bàn huyện huyện A Lưới vấn đề thông tin đăng ký thuế không
chính xác, chưa cập nhật thông tin của người nộp thuế vẫn còn diễn ra. Tuy mức
độ, tính chất vi phạm khác nhau nhưng nhìn chung vẫn gây khó khăn cho Chi
cục thuế huyện A Lưới trong công tác quản lý thuế trên địa bàn.
Để góp phần vào công tác quản lý hành chính nói chung và quản lý Nhà
nước về lĩnh vực thuế nói riêng, sau khi học xong lớp bồi dưỡng kiến thức Quản
lý nhà nước ngạch chuyên viên tôi xin chọn tình huống "Cập nhật thông tin
đăng ký thuế cho hộ kinh doanh trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế" làm tiểu luận tốt nghiệp cuối khoá.
Lựa chọn tình huống này, tôi hy vọng sẽ góp một phần những hiểu biết
nhỏ bé của mình trong quản lý hành chính Nhà nước về thuế để giải quyết một
vấn đề khá bức xúc của Ngành thuế trong giai đoạn hiện nay.

4


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Phần 1: Mô tả tình huống
Địa bàn Chi cục Thuế huyện A Lưới có diện tích rộng, hơn 1.225,21 km2,

trải dài trên 20 xã, 01 thị trấn, nhưng nguồn thu lại phân tán, số thu hàng năm
nhỏ. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ của nhân dân còn thấp,
việc nhận thức các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chính sách thuế.
Theo thông tin quản lý thuế của Chi cục, tại địa bàn xã A Ngo có hộ kinh
doanh Lê Văn A, đã được cấp mã số thuế (MST): 330012xxxx. Đây là một hộ
kinh doanh nhỏ, có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm nên Chi cục đã đưa vào
danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế
thu nhập cá nhân.
Đến kỳ lập bộ năm 2019, qua quá trình theo dõi, nhận thấy sự phát triển
về quy mô của người nộp thuế nên đội thuế Liên xã - thị trấn thuộc Chi cục đã
đưa hộ kinh doanh Lê Văn A vào danh sách hộ kinh doanh phải nộp thuế GTGT
và thuế TNCN. Công chức đội thuế Liên xã - thị trấn đã phát tờ khai thuế để hộ
kinh doanh khai và chuyển tờ khai này về đội nghiệp vụ dự toán để xử lý theo
quy định.
Căn cứ vào các thông tin trên tờ khai và các giấy tờ kèm theo (giấy chứng
minh nhân dân của ông Lê Văn A), công chức đội nghiệp vụ nhận thấy đây là hộ
kinh doanh chưa có MST, vì vậy đã tiến hành cấp MST: 330013xxxx cho ông Lê
Văn A, đồng thời nhập các tờ khai thuế vào hệ thống và đưa ông A vào quản lý
thuế.
Tuy nhiên, đến cuộc họp duyệt bộ tháng 2 năm 2019, hội đồng duyệt bộ
đã nhận thấy có 02 hộ kinh doanh Lê Văn A, cùng địa chỉ, cùng ngày tháng năm
sinh, nhưng 01 hộ thuộc diện không phải nộp thuế và 01 hộ thuộc diện phải nộp
thuế. Qua kiểm tra, xác minh, Chi cục nhận thấy 02 hộ kinh doanh này là 01,
Chi cục đã thực hiện cấp 02 MST cho cùng một người nộp thuế.

5


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên


Vấn đề đặt ra ở đây là theo quy định về đăng ký thuế thì mỗi người nộp
thuế chỉ được cấp một MST, và mã số thuế này gắn liền với người nộp thuế
trong suốt cuộc đời của mình. Như vậy, chúng ta phải xử lý để ông Lê Văn A chỉ
được sở hữu một mã số thuế duy nhất.

6


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Phần 2: Phân tích tình huống
2.1. Cơ sở lý luận
Để giải quyết tình huống này, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản quy
phạm pháp luật sau:
-

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Quản lý thuế.

-

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày
20 tháng 11 năm 2012.

-

Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính

phủ.

-

Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi
tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

-

Đặc biệt, chúng ta cần chú ý đến Thông tư số 95/2016/TT- BTC ngày 28/6/2016
của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế (sau đây gọi là thông tư 95). Trong
đó chúng ta cần một số điểm sau:


Tại điểm a, b khoản 1 điều 5 thông tư 95 quy định:

“Điều 5. Cấp và sử dụng mã số thuế
1. Cấp mã số thuế
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy
định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế. Cụ thể:
a) Tổ chức kinh tế và tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để
sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm
dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

7


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

b) Cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc

đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm
trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người
phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước.”


Tại điểm b khoản 7 điều 7 thông tư 95 quy định:

“b) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh
doanh đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có mã số thuế phải gửi kèm
theo hồ sơ khai thuế lần đầu một trong các hồ sơ, tài liệu sau:
b1) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ trường hợp nêu
tại điểm b2 khoản này:
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh (nếu có);
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy
chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt
Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá
nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).
...”


Tại khoản 2 điều 12 thông tư 95 quy định:

“2. Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân
kinh doanh và cá nhân khác đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi có thay đổi
một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng
ký thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế
quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh
thông tin thay đổi.”


8


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

2.2. Phân tích tình huống
2.2.1. Nguyên nhân
Theo quy định tại điều 5 của thông tư 95, thì mỗi người nộp thuế chỉ được
cấp 01 MST duy nhất và người nộp thuế đó sử dụng MST này trong suốt cuộc
đời của mình. Trong tình huống nêu ở trên, ông Lê Văn A đã được Chi cục thuế
A Lưới cấp 02 MST khác nhau, như vậy đã vi phạm các quy định của pháp luật
hiện hành. Để dẫn đến sai phạm này có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân xuất
phát từ ý kiến chủ quan của công chức thuế, cũng như nguyên nhân bắt nguồn từ
các yếu tố khách quan nằm ngoài kiểm soát của công chức thuế.
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, người nộp thuế đã không nắm được các quy định về quản lý
thuế, khi có các thay đổi về thông tin đăng ký thuế thì người nộp thuế phải đến
cơ quan quản lý thuế trực tiếp để khai báo và cập nhật thông tin đã thay đổi. Ở
đây, ông Lê Văn A đã được công an tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lại CMND mới, và
số CMND đã thay đổi so với trước thì ông Lê Văn A phải đến Chi cục thuế A
Lưới để cập nhật thông tin thay đổi của mình vào hệ thống quản lý thuế.
Thứ hai, do chưa có sự thống nhất trong hệ thống quản lý và cấp CMND
của ngành công an, khi người dân ở tỉnh này đến tỉnh khác sinh sống, và được
cấp lại giấy CMND thì số CMND sẽ thay đổi. Việc thay đổi này cũng chưa có
một kênh thông tin nào để các ngành khác khai thác, nên nó ảnh hưởng đến các
ngành khách rất nhiều, trong đó có ngành thuế.
Thứ ba, do địa bàn rộng, nguồn thu phân tán, biên chế của đội thuế Liên
xã - thị trấn ít, không đảm bảo nắm rõ thông tin của từng người nộp thuế.
Nguyên nhân chủ quan:

Một là, công chức thuế của đội Liên xã - thị trấn đã nắm địa bàn chưa tốt,
không biết được người nộp thuế thuộc địa bàn mình quản lý đã có MST hay
chưa, đã được đưa vào quản lý thuế hay chưa.

9


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Hai là, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục thuế A
Lưới đã được thực hiện chưa được tốt, nên người nộp thuế chưa nắm được quy
định về bổ sung thông tin đăng ký thuế khi có sự thay đổi.
Ba là, sự phối hợp giữa các bộ phận trong Chi cục còn chưa tốt, chưa có
sự liên kết để có thể quản lý thông tin của người nộp thuế đầy đủ.
2.2.2. Hậu quả
Với việc để tình trạng một người nộp thuế có 02 mã số thuế khác nhau
cùng tồn tại trên hệ thống nó đã dẫn đến một số hậu quả sau:
Không đảm bảo các quy định của Luật quản lý thuế, mà cụ thể là quy định
về đăng ký thuế, qua đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tính tuân thủ pháp luật của
người nộp thuế cũng như công chức thuế.
Gây khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý hộ kinh doanh, rất dễ
nhầm lẫn giữa hai mã số thuế.
Làm mất niềm tin ở người dân, ở người nộp thuế về hệ thống cơ quan
thuế, sự nghiêm minh, chính xác của ngành thuế.
Gây ra sự khó khăn cho các cơ quan, đơn vị khác trong việc khai thác
thông tin và việc quản lý thuế trên địa bàn.
Tạo ra tình trạng người nộp thuế ảo trên hệ thống, nếu để tình trạng này
kéo dài, diễn ra thường xuyên thì ảnh hưởng rất lớn đến công tác thống kê, dự
toán và lập bộ thuế.
Tóm lại: Những nguyên nhân và hậu quả trên chúng ta cần phải được

đánh giá khách quan và đúng đắn, nhằm xác định rõ nguyên nhân thuộc về ai?
Bộ phận nào? Hậu quả của sự việc sẽ ra sao? Để có biện pháp xử lý thích đáng,
kịp thời, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh, đưa dần các hộ kinh doanh đi vào
nề nếp, có nghĩa vụ đối với nhà nước. Tăng cường pháp chế XHCN, góp phần
tăng thu ngân sách Nhà nước, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo phương châm Ngành thuế luôn coi trọng và
xây dựng và gìn giữ các giá trị “Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính - đổi
mới”.

10


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Phần 3: Đề xuất phương án giải quyết tình huống
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống
Qua tình huống nêu trên, khi xử lý cần đạt được những mục tiêu sau:
-

Một mặt đảm bảo giữ vững kỷ cương, sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Mặt khác trên cơ sở thực tế của người nộp thuế, mức độ am hiểu pháp luật của
họ để có cách xử lý hợp tình.

-

Thông qua việc xử lý tình huống hợp lý, hợp tình góp phần củng cố lòng tin của
nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chủ trường chính sách, pháp luật
của Nhà nước.

-


Nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức thuế, cán bộ, đảng viên trong
ngành thuế về công tác quản lý thuế.

-

Đưa các hoạt động kinh doanh của người nộp thuế đi vào nề nếp, ổn định nguồn
thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

-

Tạo ra sức mạnh đoàn kết trong nội bộ cơ quan cũng như các cơ quan chức năng
và chính quyền địa phương cùng giúp nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-

Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong
công tác quản lý thuế.

-

Nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết của người nộp thuế về các văn bản quy phạm
pháp luật thuế.
3.2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống
Phương án 1:


Cơ sở pháp lý:


-

Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính

-

Thông tư số 95/2016/TT- BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính

11


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Chi cục thuế huyện A Lưới sẽ chỉ đạo đội Nghiệp vụ dự toán phối hợp với
đội thuế Liên xã - thị trấn lập giấy mời, mời hộ kinh doanh Lê Văn A lên tại chi
cục để tiến hành làm việc.
Trong buổi làm việc thì công chức thuế sẽ trao đổi với người nộp thuế về
trường hợp nhầm lẫn, dẫn đến việc cấp 02 mã số thuế cho người nộp thuế. Động
viên người nộp thuế phối hợp với Chi cục thuế để làm thủ tục đóng MST:
330012xxxx.
Để đóng MST 330012xxxx, công chức thuế sẽ hướng dẫn người nộp thuế
lập văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành
kèm theo thông tư 95) gửi chi cục thuế. Sau khi đóng MST 330012xxxx thì hộ
kinh doanh Lê Văn A sẽ sử dụng MST 330013xxxx trong các giao dịch của
mình.
Ưu điểm của phương án 1:
-

Giải quyết nhanh chóng tình huống, không gay sáo trộn sổ bộ thuế đã được lập
từ đầu năm.


-

Các thủ tục để thực hiện đơn giản, tạo sự đồng thuận của người nộp thuế.

-

Tạo dựng được sự chia sẽ giữa người nộp thuế và cơ quan thuế.
Nhược điểm của phương án 1:

-

Chưa tuân thủ các quy định về đăng ký thuế, chưa đảm bảo quy định mỗi người
nộp thuế chỉ được cấp một MST trong suốt cuộc đời của mình, và khi có thay
đổi các thông tin đăng ký thuế thì phải đến cơ quan quản lýthuế để cập nhật
thông tin trong vòng 10 ngày kể từ ngày mà thông tin đó thay đổi.

-

Do chưa tuân thủ pháp luật nên sẽ làm cho người nộp thuế có tâm lý ỷ lại, không
chấp hành pháp luật thuế. Như vậy sẽ tạo ra tiền lệ, gây khó khăn cho việc xử lý
các tình huống tương tự sau này.

12


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

-


Phương án này không phù hợp đối với trường hợp người nộp thuế không chịu
hợp tác với cơ quan thuế, không đồng ý làm văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực
mã số thuế.

-

Chỉ là phương án tình huống, chưa xác định rõ bộ phận sai phạm, nguyên nhân
sai phạm và cách thức đề phòng sai phạm cho những trường hợp tiếp theo.
Phương án 2:


Cơ sở pháp lý:

-

Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính

-

Thông tư số 95/2016/TT- BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính
Sau khi xác nhận thông tin hộ kinh doanh Lê Văn A được cấp 02 mã số

thuế, Lãnh đạo chi cục sẽ yêu cầu đội thuế Liên xã - thị trấn và đội Nghiệp vụ dự toán rà soát lại các hồ sơ về đăng ký thuế của hộ kinh doanh Lê Vă A. Xem
thử các tờ khai đăng ký thuế có đầy đủ thông tin không, có được do người nộp
thuế ký không, người nộp thuế đã nhận được giấy chứng nhận mã số thuế chưa...
Xem thử công tác quản lý thuế của các bộ phận chức năng trong chi cục thuế đã
thực hiện đúng quy định chưa. Nếu có sai phạm từ nguyên nhân xuất phát từ bộ
phận nào?
Sau khi ra soát và thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, hai đội sẽ phối
hợp với nhau để lập giấy mời, mời hộ kinh doanh Lê Văn A lên để làm việc.

Trong quá trình làm việc công chức thuế sẽ nêu các quy định về đăng ký thuế,
trong đó nhấn mạnh tại điểm a, b khoản 1 điều 5 thông tư 95 quy định:
“Điều 5. Cấp và sử dụng mã số thuế
1. Cấp mã số thuế
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy
định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế. Cụ thể:

13


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

a) Tổ chức kinh tế và tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để
sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm
dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc
đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm
trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người
phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước.”
Tại khoản 2 điều 12 thông tư 95 quy định:
“2. Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân
kinh doanh và cá nhân khác đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi có thay đổi
một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng
ký thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế
quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh
thông tin thay đổi.”
Khi người nộp thuế đã nắm được các quy định nói trên, công chức thuế
tiếp tục phân tích, người nộp thuế đã được cấp MST 330012xxxx thì khi người
nộp thuế làm lại giấy chứng minh nhân dân mà số chứng minh nhân dân mới có

thay đổi so với số cũ thì người nộp thuế phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan
thuế trong vòng 10 ngày để công chức thuế cập nhật những thông tin thay đổi
này vào hệ thống.
Việc người nộp thuế không hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế
với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đã dẫn đến việc không cập nhật kịp thời thông
tin của MST 330012xxxx và đã cấp thêm MST 330013xxxx cho người nộp thuế,
như vậy là đã vi phạm các quy định của pháp luật.
Tiếp theo công chức thuế sẽ hướng dẫn người nộp thuế kê khai các thông
tin thay đổi vào tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế (mẫu số 08MST ban hành kèm theo thông tư 95) để cập nhật thông tin số CMND mới cho
14


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

MST 330012xxxx. Đồng thời sẽ lập biên bản với người nộp thuế về hành vi
chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy
định.
Với hành vi sai phạm này, sau khi phân tích nguyên nhân dẫn đến sai
phạm, công chức thuế nhận thấy đây là lỗi không cố ý, do người nộp thuế chưa
tiếp cận đầy đủ các quy định về pháp luật thuế. Nên công chức thuế có thể tham
mưu với Lãnh đạo đội đề xuất với Lãnh đạo Chi cục ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính thuế đối với hộ kinh doanh Lê Văn A với hình thức phạt cảnh
cáo.
Bên cạnh đó, với MST 330013xxxx đã được cấp cho hộ kinh doanh Lê
Văn A, công chức thuế sẽ hướng dẫn người nộp thuế lập văn bản đề nghị chấm
dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 95)
gửi chi cục thuế. Công chức thuế sẽ xử lý hồ sơ và thực hiện đóng MST
330013xxxx theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi đóng MST 330013xxxx, hộ kinh doanh Lê Văn A sẽ sử dụng
MST 330012xxxx đã được cập nhật thông tin số CMND mới của mình. Đồng

thời công chức thuế yêu cầu người nộp thuế khai tờ khai thuế theo MST
330013xxxx và đưa vào quản lý thuế, lập bộ thuế theo quy định.
Ưu điểm của phương án 2:
-

Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật thuế, đảm bảo tính nghiêm minh

-

trong quản lý thuế, tính thượng tôn của pháp luật.
Phân tích rõ sai phạm, nguyên nhân sai phạm cho người nộp thuế được biết. Kết
hợp với công tác tuyên truyền về pháp luật thuế, nâng cao nhận thức của người

-

nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng.
Xử lý hợp tình hợp lý, tạo được sự đồng thuận của người nộp thuế.
Phân tích được các sai phạm của công chức thuế, xem trách nhiệm của từng bộ
phận trong việc dẫn đến sai phạm. Từ đó chấn chỉnh công chức thuế trong công
tác quản lý địa bàn, quản lý người nộp thuế của mình.
Nhược điểm của phương án 2:
15


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
-

Cần sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo các đội chức năng

-


trong chi cục thì mới có thể xử lý hiệu quả.
Tốn nhiều công sức và thời gian để tuyên truyền, thuyết phục người nộp thuế.
Có thể vấp phải sự phản ứng của người nộp thuế khi lập biên bản và ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính thuế đối với người nộp thuế.
Lựa chọn phương án tối ưu:
Căn cứ vào những ưu nhược điểm của 02 phương án trên, tôi xin lựa chọn
phương án 02 để xử lý tình huống nói trên. Vì phương án này có nhiều ưu điểm
hơn và tính khả thi cao.
Thực hiện phương án này sẽ giữ vững kỷ cương pháp luật, đảm bảo tính
nghiêm minh và công bằng giữa các người nộp thuế trên địa bàn. Góp phần nâng
cao nhận thức và việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính
thượng tôn pháp luật.
Phương án này vừa hợp lòng dân, vừa tạo lòng tin, tạo mối quan hệ tốt
đẹp trong công việc. Đồng thời thực hiện được quyền và nghĩa vụ đối với công
dân. Là phương án vừa có tình vừa có lý, đồng thời kết hợp được công tác tuyên
truyền chính sách pháp luật đối với người nộp thuế.
Nâng cao nhận thức của công chức thuế về trách nhiệm của mình trong
công tác quản lý thuế, đặc biệt là quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Cần phải
nắm vững địa bàn, sâu sát đến từng người nộp thuế như vậy mới có thể thực
hiện quản lý thuế tốt được.
Phương án xử lý này đã phân tích, đánh giá nguyên nhân sai phạm, từ
những nguyên nhân xuất phát từ người nộp thuế đến cả những nguyên nhân xuất
phát từ công chức thuế. Với sự đánh giá toàn diện như vậy sẽ rút ra được nhiều
bài học quý báu cho công tác quản lý thuế sau này.

16


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên


Phần 4: Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Việc giải quyết tình huống theo phương án đã chọn đã đáp ứng được các
mục tiêu đề ra ban đầu, cụ thể như sau:
Đảm bảo giữ vững kỷ cương, sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Mặt khác trên cơ sở thực tế của người nộp thuế, mức độ am hiểu pháp luật của
họ để có cách xử lý hợp tình.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức thuế, cán bộ, đảng viên trong
ngành thuế về công tác quản lý thuế.
Nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết của người nộp thuế về các văn bản quy
phạm pháp luật thuế.
Thông qua việc xử lý tình huống hợp lý, hợp tình góp phần củng cố lòng
tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chủ trương chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Tạo ra sức mạnh đoàn kết trong nội bộ chi cục thuế, cùng giúp nhau phấn
đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án giải quyết tình huống này vẫn còn
một số hạn chế, cần khắc phục trong thời gian tới. Việc ra quyết định xử phạt
cảnh cáo đối với hành vi phạm của người nộp thuế còn có yếu tố linh động, xem
xét tình hình thực tế của người nộp thuế, chưa áp dụng đầy đủ các quy định về
xử phạt vi phạm hành chính thuế được nêu ở Thông tư số 166/2013/TT-BTC
ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành
chính về thuế.
Để khắc phục vấn đề trên, thời gian tới Chi cục thuế huyện A Lưới cần
thực hiện một số công việc sau:
-

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Đảng ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự phối
hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng bằng các biện pháp tích cực có tính khả

thi.
17


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

-

Thường xuyên tuyên truyền chính sách thuế đến từng đối tượng kinh doanh trên
các phương tiện thông tin đại chúng.

-

Cải cách hành chính thuế, đặc biệt là nhân sự, đảm bảo công chức thuế có trình
độ chuyên môn vững vàng, kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng
công nghệ thông tin một cách thành thạo trong quản lý thuế trong tình hình mới.

-

Bản thân mỗi cán bộ thuế phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện trao dồi kiến
thức khoa học tiên tiến trong quản lý thuế để đáp ứng yêu cầu về chất lượng
trong tình hình hiện nay.

-

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đề cao tinh thần chấp hành pháp luật và
xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm Luật thuế...
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với Tổng cục thuế
Nghiên cứu, bổ sung quy trình đăng ký thuế hiện hành, đảm bảo bao quát

hết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Phối hợp với ngành Công an để xây dựng được một kênh thông tin, giúp
cho công chức thuế có thể khai thác, tra cứu được thông tin định danh của công
dân, trong đó có thông tin về lịch sử thay đổi số chứng minh nhân dân của công
dân.
4.2.2. Kiến nghị với Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, đài thực hiện
tuyên truyền chính sách thuế, văn bản pháp luật thuế đến với người dân, từng
bước nâng cao nhận thức về chấp hành pháp luật thuế của người dân.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động quản lý thuế của các
Chi cục do mình quản lý.
4.2.3. Kiến nghị với Chi cục thuế huyện A Lưới
Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trên
địa bàn mình quản lý.
18


Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Thường xuyên kiểm tra hoạt động quản lý thuế của các công chức thuế,
đặc biệt đối với công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Vì lĩnh vực này có
số lượng người nộp thuế lớn, phức tạp, khó quản lý.
Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong Chi cục,
đảm bảo hoạt động chặt chẽ và hiệu quả.
A Lưới, ngày 11 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện

Huỳnh Văn Thành

19




×