BÁO CÁO
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA THEO CÁC TIÊU CHUẨN PHỔ BIẾN CỦA THỊ
TRƯỜNG HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Tháng 12/2016
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.................................4
1.1.Khung tiếp cận............................................................................................................4
1.2.Cơ chế thị trường........................................................................................................5
1.3.Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại..................................6
1.4.Nền kinh tế thị trường hiện đại- cơ chế hỗn hợp.....................................................7
1.5.Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường hiện đại.............................................8
1.6.Phát triển các thị trường trong điều kiện Hội nhập quốc tế................................10
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM CẢI CÁCH MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG QUAN TRỌNG CỦA
TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.................................................................12
2.1.Khái quát về cải cách thị trường trước Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII ĐCS
Trung Quốc.....................................................................................................................12
2.2.Những động thái cải cách theo hướng thị trường của Hội nghị Trung ương 3
khóa XVIII ĐCS Trung Quốc.......................................................................................12
2.3. Cải cách thị trường đất đai.....................................................................................13
2.4.Cải cách thị trường vốn...........................................................................................18
2.5.Cải cách thị trường khoa học công nghệ................................................................19
2.6.Đánh giá kết quả cải cách........................................................................................22
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG HĨA QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA TỪ 2008 ĐẾN NAY....28
3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
và các loại thị trường ở nước ta từ 2008 đến nay........................................................28
3.2. Chính sách của Nhà nước về phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các
loại thị trường.................................................................................................................31
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG QUAN TRỌNG CỦA
VIỆT NAM...............................................................................................................................42
4.1.Thực trạng phát triển thị trường vốn.....................................................................42
4.2.Thực trạng phát triển thị trường đất đai...............................................................46
4.3.Thực trạng phát triển thị trường lao động............................................................52
CHƯƠNG 5. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG QUAN
TRỌNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.........................................................................................71
5.1.Quan điểm chung......................................................................................................71
5.2.Một số giải pháp phát triển và tự do hoá thị trường tài chính.............................72
5.3.Một số giải pháp phát triển thị trường đất đai......................................................73
2
5.4. Một số giải pháp phát triển thị trường lao động..................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................76
3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.Khung tiếp cận
Việt Nam từ một nền kinh tế theo mơ hình tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), vì thế việc xây dựng và
phát triển các loại thị trường có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Các thị trường này có
đồng bộ hay khơng, có hoạt động hiệu quả hay khơng, có đạt được mục tiêu định
hướng XHCN hay không sẽ quyết định sự thành công của bước chuyển quan trọng
trên. Hai yếu tố cơ bản tác động đến sự hình thành và vận hành các thị trường của nền
kinh tế là cơ chế thị trường (mang tính tự động điều tiết của thị trường) và vai trị can
thiệp của nhà nước thơng qua các quy định điều tiết (mang tính chủ động từ phía nhà
nước nhằm thực hiện mục tiêu của mình và sửa chữa các thất bại thị trường). Tùy theo
thị trường cụ thể mà xác định trọng số quan trọng của cơ chế thị trường hay sự can
thiệp của nhà nước.
Bên cạnh đó, giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam được đặt trong bối cảnh tái
cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng và mức độ hội nhập
ngày càng sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Bối cảnh này đặt ra các
mục tiêu khác (bên cạnh định hướng XHCN) đối với việc phát triển các thị trường là
hướng tới nâng cao chất lượng tăng trưởng, tận dụng được cơ hội (chẳng hạn thị
trường lao động có phát triển được nhân lực chất lượng cao hay không để thu hút FDI
công nghệ cao, v.v), và giảm thiểu các cú sốc từ bên ngoài (chẳng hạn thị trường vốn
được mở cửa ở mức độ nào để tránh các truyền dẫn lây lan do khủng hoảng tài chính
từ các nơi khác trên thế giới, v.v).
Dưới đây là khung tiếp cận về việc phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tái cấu
trúc nền kinh tế:
4
1.2.Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế tự động điều phối các cá nhân, các hoạt động kinh doanh
thơng qua hệ thống hình thành cung, cầu, giá cả. Đây là cơ chế “tự động” vì nó khơng
do một sức mạnh hay trí tuệ trung tâm nào điều phối, nói như Adam Smith đó là “bàn
tay vơ hình” điều tiết vấn đề sản xuất và phân phối trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế
thị trường thì khơng một cá nhân hay một tổ chức cụ thể nào chịu trách nhiệm thiết lập
số lượng sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay giá cả. Cơ chế thị trường sẽ tự động giải
quyết những vấn đề đó. Thơng qua “bàn tay vơ hình”, hàng hóa được sản xuất với một
lượng phù hợp và được lưu chuyển tới những nơi phù hợp nhất.
Vai trò trọng tâm của cơ chế thị trường là việc hình thành giá cả. Giá cả là giá trị bằng
tiền của hàng hóa, dịch vụ, tài sản. Gía cả có vai trị như dấu hiệu thị trường, nhìn vào
đó người bán người mua ra quyết định mua bán. Gía cao sẽ hạn chế lượng mua và
khuyến khích người bán. Ngược lại, giá thấp sẽ khuyến khích người mua và hạn chế
người sản xuất. Gía cả là cán cân của cơ chế thị trường.
Các nhà kinh tế tế đã chứng minh rằng, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì kinh tế
thị trường là hiệu quả (Nền kinh tế đạt được hiệu quả khi nó khơng thể tăng lợi ích của
người này mà không làm giảm lợi ích của người khác). Tuy nhiên, trên thực tế, trong
nhiều trường hợp, điều kiện về “thị trường cạnh tranh hoàn hảo” thường không được
5
thỏa mãn. Lý thuyết và thực tiễn đều đã chỉ ra những thất bại của thị trường như độc
quyền, hàng hóa cơng, ảnh hưởng ngoại lai. Những thất bại đó tạo nên sự cần thiết hợp
lý cho việc can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế.
1.3.Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại
Trong một nền kinh tế thị trường lý tưởng hóa, tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tự
nguyện trao đổi theo giá thị trường cạnh tranh phản ánh chi phí sản xuất xã hội và giá
trị của của khách hàng. Một hệ thống trao đổi như vậy sẽ tối đa hóa trong sự hài lịng
của người tiêu dùng trong điều kiện nguồn lực hiện có của xã hội, đó là một hệ thống
hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, không có nền kinh tế nào thực sự thỏa mãn những
điều kiện lý tưởng hóa về cạnh tranh hồn hảo như vậy. Thay vào đó, hầu hết các nền
kinh tế dù phát triển hay không phát triển đều đối mặt với những vấn đề như thất
nghiệp, bất ổn tài chính, ơ nhiễm mơi trường và bất bình đẳng xã hội…
Thực tế khơng có một Chính phủ nào là khơng có sự can thiệp ít nhiều vào nền kinh tế
theo các cách khác nhau. Chính phủ chịu trách nhiệm an ninh, quốc phịng, xóa đói
giảm nghèo, các chương trình an sinh xã hội hay các chương trình thúc đẩy kinh tế…
Khác với cơ chế thị trường, Chính phủ với quyền lực và sức mạnh của mình, thực hiện
can thiệp vào nền kinh tế thông qua cơ chế ép buộc được thể chế hóa dưới dạng luật
hoặc các mệnh lệnh hành chính.
Chức năng “tự nhiên” của Chính phủ trong nền kinh tế được thể hiện ở 4 khía cạnh
chính:
Tăng cường hiệu quả thị trường như: thúc đẩy cạnh tranh, hạn chế ảnh hưởng
ngoại lai tiêu cực, cung cấp hàng hóa cơng.
Giảm thiểu bất bình đẳng xã hội thơng qua hệ thống thu thuế và các chương
trình chi tiêu cơng, phân phối lại thu nhập.
Ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng: ổn định lạm phát, giảm thiểu thất
nghiệp và hỗ trợ kinh doanh.
Ngoài ra, trong một thế giới tồn cầu hóa như hiện nay, Chức năng của Nhà
nước trong việc đàm phán, ký kết và đảm bảo tuân thủ các hiệp định thương
mại tự do ngày càng trở nên rõ nét.
Lịch sự phát triển kinh tế chứng kiến mức độ can thiệp khác nhau của các Chính phủ
trong vận hành của nền kinh tế. Khái niệm về cơ chế thị trường ra đời và bắt đầu hiện
diện trong thực tiễn từ thế kỷ 18. Đến thế kỷ 19 là thời kỳ hoàng kim của cơ chế thị
trường tự do, khi Chính phủ ở hầu hết các nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ can thiệp rất ít
6
vào nền kinh tế. Sau một thời gian vận hành, đến khoảng đầu thế kỷ 20, cơ chế này nảy
sinh một số vấn đề nghiêm trọng như gia tăng độc quyền, niềm tin, các sản phẩm gây
hại cho cộng đồng, tham nhũng, đói nghèo, bất bình đẳng gia tăng. Thực tế đó, địi hỏi
nhu cầu can thiệp của Chính phủ như thiết lập, tăng cường thực thi luật lệ kinh doanh,
tăng thuế, chú trọng chức năng phân phối lại và thực hiện các chương trình an sinh xã
hội. Từ đó ra đời khái niềm Nhà nước an sinh xã hội (Welfare State), trong đó Cơ chế
thị trường đảm nhiệm vận hành các hoạt động kinh tế thương ngày, trong khi Nhà nước
lo thực hiện các chương trình chính sách an sinh xã hội như lương hưu, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, và cung cấp các nhu yếu phẩm cho các hộ nghèo.
Trong bối cảnh đó, xuất hiện các phê bình từ các kinh tế gia lớn, cho rằng Chủ nghĩa tư
bản đang dần đánh mất ưu việt, rằng đang có xu hướng xích lại gần với Chủ nghĩa xã
hội. Joseph Schumpeter phê phán Chủ nghĩa tư bản đang tự nghi ngờ và dần xa rời với
bản chất ưu việt của nó về tính hiệu quả và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Các nhà kinh tế
lớn khác thuộc trường phái tự do như Friedrich Hayek và Milton Friedman thúc giục
trở lại với thị trường tự do và một nhà nước can thiệp tối thiểu.
1.4.Nền kinh tế thị trường hiện đại- cơ chế hỗn hợp
Cơ chế thị trường về mặt lý thuyết là một cơ chế tối ưu. Song trên thị thực tế cơ chế
này khơng tự mình nó đem lại kết quả tối ưu tương ứng do 2 lý do chính: 1) thực tế
khơng tồn tại thị trường cạnh tranh hồn hảo, ln có mặt các thất bại của thị trường;
2) bản thân cơ chế thị trường muốn vận hành tốt cũng phải dựa trên các điều kiện cơ
bản đi kèm như hệ thống luật pháp và thực thi luật pháp; cấu trúc chính trị, vốn xã hội.
Khơng có những điều kiện này, cơ chế thị trường thường dẫn tới sự hỗn loạn thị
trường, tình trạng bn gian bán lận, chộp dật và nguy cơ những sản phẩm kém chất
lượng, độc hại, tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Cũng giống như không thể tồn tại khái
niệm tự do tuyệt đối trong xã hội, nền kinh tế cũng không thể tồn tài tự do tuyệt đối mà
tự do thị trường luôn cần phải đi kèm với luật lệ để đảm bảo và duy trì trật tự kinh tế…
Thực tế cũng cho thấy rằng các nước khác nhau có mức độ tự do thị trường khác nhau
và cũng đem tới các kết quả phát triển khác nhau. Rất khó để đưa ra cụ thể một công
thức chung tối ưu cho mức độ tự do thị trường và mức độ can thiệp của nhà nước trong
nền kinh tế. Tuy nhiên, có một sự thống nhất cao rằng, cơ chế của một nền kinh tế hiện
đại là cơ chế của sự kết hợp giữa 2 lực lượng: Thị trường và Nhà nước. Thiếu một
trong hai giống như dùng 1 bàn tay vậy để vỗ tay vậy. Trong đó, chức năng chính của
7
Nhà nước là khắc phục và bổ sung cho những khiếm khuyết của thị trường và tạo điều
kiện thuận lợi để cơ chế thị trường phát huy sức mạnh của nó.
Mặt khác, cũng rất khó để đưa ra một cơng thức chung cho tất cả các loại thị trường,
do mỗi loại thị trường khác nhau thì có đặc điểm khác nhau. Một số lĩnh vực mang
năng tính hàng hóa cơng như Khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, giáo dục phổ thơng
thì vai trị của Nhà nước là rất quan trọng. Từ lâu những lĩnh vực này vốn được coi là
chức năng tự nhiên của Nhà nước. Tuy vậy, xu hướng phát triển hiện đại cho thấy nếu
Nhà nước có cơ chế chính sách phù hợp thì sự tham gia đóng góp tư nhân kể cả ở các
lĩnh vực có tính cách hàng hóa cơng như vây cũng rất tích cực và hiệu quả.
1.5.Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường hiện đại
Lý luận ở phần trên đây cho thấy rằng nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế
được vận hành với sự kết hợp một cách “hợp lý” giữa thị trường và Nhà nước. Như
vậy, một cách logic, để đánh giá cơ chế của kinh tế thị trường hiện đại, vấn đề trung
tâm là đánh giá về mức độ tham gia, kiểm soát nền kinh tế của Nhà nước. Sự tham gia
này có thể được thể hiện dưới dạng tham gia trực tiếp, các mang tính sự vụ, hàng ngày
của nền kinh tế hay các can thiệp được thể chế hóa trong luật. Bản chất và cơ bản là
vậy, song thực tế các tiêu chí đánh giá cụ thể lại có sự đa dạng nhất định. Một số nước
phát triển như Mỹ, EU, Canada đưa ra các tiêu chí đánh giá của họ chủ yếu nhằm phục
vụ chính sách đầu tư và thương mại quốc tế như đảm bảo công bằng thương mại,
chống bán phá giá (anti-dumping). Nhìn chung các tiêu chí này liên quan tới các vấn
đề như tỷ giá, chi phí đầu vào, doanh nghiệp nhà nước, đối xử với kinh tế tư nhân và
FDI…Những bộ tiêu chí này được đặt ra và được áp dụng trong thực tiễn.
Một số các bộ tiêu chí khác thiên hơn tính lý luận như các tiêu chí được đưa ra bởi
nhóm chun gia thực hiện Báo cáo The Development of China’s Market Economy
2003. Nhóm chuyên gia này, dựa trên những tổng hợp và tham khảo các bộ tiêu chí
khác nhau cho rằng để đánh giá mức độ phát triển thị trường cần xem xét các vấn đề
sau:
Vai trị của chính phủ- hành vi của chính phủ dựa trên luật lệ hay khơng. Sự
kiểm soát của nhà nước đối với các vấn đề kinh tế như: sở hữu nhà nước; phân
bổ và kiểm soát nguồn lực tự nhiên, vốn và nguồn lực con người; quyền sở hữu
tài sản của doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận; kiểm sốt của chính phủ đối với
thương mại quốc tế và nội thương…
8
Thơng số tài chính- Mức độ can thiệp của Nhà nước đối với lãi suất và tỷ giá.
Quyền và hành vi doanh nghiệp- sự can thiệp của Chính phủ trong việc doanh
nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường thương mại- công bằng trong thương mại, cả nội và ngoại thương.
Các giao dịch thương mại có được tự do hay bị hạn chế.
Chi phí và giá nhân tố đầu vào- – thị trường hóa các yếu tố sản xuất. Chủ yếu
liên quan tới việc Chính phủ có áp đặt, can thiệp vào giá cả hay khơng.
Nhìn chung các bộ tiêu chí này về cơ bản có sự thống nhất lớn về các vấn đề xem
xét. Hơn nữa, các tiêu chí này cũng có sự tương đồng lớn với các hệ thống đánh giá
nổi tiếng về đánh giá mức độ phát triển kinh tế thị trường hàng năm tại các nước trên
thế giới là Index of Economic Freedom [Chỉ số tự do kinh tế] của The Heritage
Foundation và Economic Freedom of the World [Tự do kinh tế toàn cầu] của Viện
Fraser. Các hệ thống đánh giá này, nói chung xem xét 6 nhóm vấn đề sau:
Nhóm chỉ số qui mơ và hiệu quả quản trị của nhà nước (đánh giá vai trò của nhà
nước): phản ánh mức độ can thiệp cũng như hiệu quả của nhà nước, giúp đánh giá liệu
rằng nhà nươc đa thưcc̣ sư c̣tối thiểu hay chưa va hiêụ qua cua nha nươc đang ơ mưc đô
c̣nao. Qui mô can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế được đặc trưng bởi chi tiêu từ
ngân sách và đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước. Trong khi đó, hiệu quả quản trị được
đánh giá qua khả năng cân bằng thu chi ngân sách, kiểm sốt nợ cơng, và quản lý các
quỹ được lập bởi nhà nước.
Nhóm chỉ số hệ thống pháp trị (đánh giá vai trò của nhà nước): phản ánh mức
độ đảm bảo quyền bảo vệ tài sản và thực thi cơng bằng pháp luật. Đây chính là
vai trò hợp pháp duy nhất của nhà nước tối thiểu trong nền kinh tế thị trường lý
tưởng. Hệ thống luật pháp liêm minh, công bằng, và độc lập; bảo vệ quyền sở
hữu của các chủ thể tham gia thị trường sẽ tạo đối trọng tốt và kiểm sốt các
nhóm lợi ích. Các yếu tố này giúp xây dựng một mơi trường cạnh tranh bình
đẳng, đảm bảo sự tn thủ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị
trường.
Nhóm chỉ số hệ thống tài chính tiền tệ (đánh giá mức độ lành mạnh tiền tệ): các
chỉ số con trong nhóm này đánh giá niềm tin của thị trường vào giá trị của đồng
tiền, vai trò trung gian tài chính của tổ chức tín dụng, cũng như quy mô can
thiệp vào thị trường và khả năng kiểm sốt rủi ro của Chính phủ về tiền tệ.
Nhóm chỉ số mức độ tự do kinh doanh (đánh giá sự tự do hóa các thực thể kinh
tế): phản ánh độ mở trong quá trình tham gia kinh doanh của các thành phần
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế dựa trên chi phí thành lập và đóng cửa doanh
nghiệp. Rõ ràng ràng, mức độ tự do tham gia quá trình kinh doanh sẽ thúc đẩy
sự phát triển kinh tế thị trường hơn.
Nhóm chỉ số mức độ tự do thương mại (đánh giá sự công bằng trong thương
mại): quá trình tự do hố kinh tế đi liền với mở cửa cho trao đổi thương mại với
quốc tế. Tự do hoá thương mại đặc trưng bởi sự giảm dần các hàng rào thuế
9
quan và phi thuế quan, giảm chi phí giao dịch và tỉ giá thả nổi. Các chỉ số
conđánh giá mức độ tự do thương mại chủ yếu đươcc̣ xem xét qua các đánh
giácủa Viện Fraser trong báo cáo Tự do kinh tế tồn cầu.
Nhóm chỉ số phát triển thị trường các yếu tố sản xuất (đánh giá thị trường hóa
các yếu tố sản xuất): nền kinh tế thị trường tự điều tiết cung cầu các yếu tố sản
xuất, trong đó có lao động, vốn, đất đai. Tự do chuyển dịch nhân số sản xuất
giữa các khu vực kinh tế, giữa các nước, sẽ mang hiệu suất cao nhất.
1.6.Phát triển các thị trường trong điều kiện Hội nhập quốc tế
Xây dựng và phát triển các thị trường trong điều kiện Hội nhập quốc tế phải hướng tới
mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị hội nhập, hay nói cách khác các thị trường cần
phải đủ năng lực thích ứng với những cơ hội và thách thức do hội nhập mang lại. Bên
cạnh đó những cam kết cụ thể từ những hiệp định thương mại tự do, đặc biệt các hiệp
định thế hệ mới gần đây sẽ buộc các thị trường trong nước phải điều chỉnh cho phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Có thể hình dung một số cơ hội ảnh hưởng đến các thị trường trong nước như sau:
-
Di chuyển tự do lao động kỹ năng cao, cơ hội thu hút FDI vào các ngành công
nghệ cao và các ngành cơng nghiệp hỗ trợ (địi hỏi cơng nghệ cao hơn so với các
ngành lắp ráp) đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao là một phần của thị trường lao động.
-
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ sức ứng phó trước các doanh nghiệp nước
ngoài dưới sức ép của hội nhập, Chính phủ phải thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, năng lực
đổi mới sáng tạo. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho thị trường KHCN phải có những giải
pháp để những phát minh công nghệ đi vào sản xuất và doanh nghiệp, phía cầu của thị
trường này có nhu cầu đổi mới cơng nghệ.
-
Tự do hóa tài chính khiến cho thị trường vốn trong nước trở nên dễ bị tổn
thương, có thể gây sụp đổi nền kinh tế. Vì thế thị trường này cần phải được thiết kế các
quy định mang tính thận trọng tài chính để tránh các rủi ro trước các cú sốc bên ngoài.
10
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM CẢI CÁCH MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG QUAN TRỌNG CỦA
TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
2.1.Khái quát về cải cách thị trường trước Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII
ĐCS Trung Quốc
Có thể nói những cải cách kinh tế ở Trung Quốc bắt đầu từ cải cách mở cửa năm 1978
đến nay là những cải cách theo hướng thị trường hóa. Q trình cải cách theo hướng
thị trường hóa này đã khiến kinh tế Trung Quốc từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung cao độ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường XHCN. Kể từ khi đưa ra mục tiêu
xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN (1992) 1 đến nay đã hơn 20 năm, trong 20
năm đó mặc dù cải cách đã đạt được những thành quả to lớn, trình/mức độ thị trường
hóa cũng được nâng lên rất nhiều, chuyển đổi chức năng của chính phủ cũng đạt được
những tiến triển lớn (kế hoạch mang tính mệnh lệnh hành chính cơ bản hủy bỏ, giảm
với số lượng lớn phê duyệt hành chính...), nhưng về tổng thể thì trước mắt chính phủ
vẫn can dự vào quá nhiều, quản quá nhiều, có thể nói tình trạng chính phủ tập trung
cao độ, tình trạng chính phủ quản quá nhiều về căn bản vẫn chưa có sự thay đổi, vấn
đề vị trí của chính phủ thiếu hụt, không đúng, hoặc vượt quá mức về cơ bản chưa được
giải quyết. Vì vậy, việc chuyển đổi chức năng chính phủ và tiếp tục đẩy mạnh thị
trường hóa là hết sức cần thiết.
Đứng trước tình hình đó, Đại hội XVIII đã nhấn mạnh chủ trương "đi sâu cải cách tồn
diện", và Hội nghị TW 3 khóa XVIII ĐCS Trung Quốc được coi là Hội nghị triển khai
các đường hướng cải cách đề ra tại Đại hội XVIII.
2.2.Những động thái cải cách theo hướng thị trường của Hội nghị Trung ương 3
khóa XVIII ĐCS Trung Quốc
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 9
đến 12-11-2013 đã đề ra chủ trương “đi sâu cải cách toàn diện”, coi “Cải cách kinh tế
là trọng điểm của đi sâu cải cách tồn diện”. Trong đó Hội nghị lần này khẳng định là
xử lý mối quan hệ giữa thị trường và chính phủ, cho phép thị trường đóng vai trị quyết
định (thay vì đóng vai trị cơ sở như trước đây 2) trong việc phân bổ các nguồn lực và
thay đổi chức năng, vai trò của chính phủ. Điều này gắn với việc chuyển đổi phương
thức phát triển kinh tế ở chỗ nguyên nhân chủ yếu cản trở việc chuyển đổi phương
1
Kể từ Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1992, Trung Quốc chính thức đưa ra mục tiêu cải cách là
xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, lần đầu tiên đưa ra thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước
đóng vai trị cơ sở trong việc phân bổ nguồn lực. Đây là lần giải phóng tư tưởng quan trọng, đánh dấu cải cách đi
theo hướng thị trường hóa.
2
Báo cáo Đại hội 14 ĐCS Trung Quốc đề ra mục tiêu cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc là xây dựng thể chế
kinh tế thị trường XHCN, đề ra phải để cho thị trường đóng vai trị mang tính cơ sở trong việc phân bổ nguồn
lực, cho thấy rõ vai trò của cơ chế thị trường trong việc phân bổ nguồn lực chiếm vị trí chủ đạo, cơ chế kế hoạch
trong việc phân bổ nguồn lực giảm xuống vị trí thứ yếu. Chuyên gia học giả trường Đảng Trung ương, “Giải
thích sâu sắc một số vấn đề trọng đại của việc đi sâu cải cách mở cửa”, Nhà xuất bản trường Đảng Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc, 2013, tr.26.
11
thức phát triển kinh tế là do thể chế ở Trung Quốc tồn tại nhiều trở ngại đối với các
chủ thể sáng tạo trên thị trường. Nếu Trung Quốc thực hiện được đúng như Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII thì sẽ phát huy được sức sống của nền kinh tế, tạo
động lực cho chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, tuy nhiên nếu không thực hiện
được thì kết quả sẽ ngược lại.3
Kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII ĐCS Trung Quốc đến nay, nước
này đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách để thị trường quyết định việc phân bổ nguồn
lực và thay đổi chức năng của chính phủ, tuy nhiên trong quá trình này cũng gặp
khơng ít những vấn đề đáng bàn. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn lần lượt
trình bày một số động thái cải cách thị trường đất đai, thị trường vốn, và thị trường
KHCN.
2.3. Cải cách thị trường đất đai
Cho đến trước Hội nghị TW 3 khóa XVIII, thị trường đất xây dựng ở Trung Quốc
vẫn tồn tại "cơ chế nhị nguyên", không thống nhất giữa thành thị và nông thôn. Nếu
như người dân thành thị Trung Quốc có thể mua bán đất như một tài sản thì ở nơng
thơn khơng được như thế, đất đai vẫn thuộc sở hữu tập thể và chịu sự giám sát của các
quan chức địa phương. Theo quy định hiện hành, đất nông thôn phải bị sung công
trước khi được đem bán ra thị trường, người dân sẽ được bồi thường nếu đất thu hồi
cho những dự án phát triển ở địa phương nhưng mức bồi thường thấp chính là nguyên
nhân gây ra bất ổn xã hội. Chính các vụ trưng thu đất ở nông thôn trong thời gian qua
đã gây căng thẳng trong xã hội, khiến nông thôn Trung Quốc ít khi bình n, ln xảy
ra biểu tình, gây rối, kiện cáo, bạo lực. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, năm
2004 có ít nhất 74.000 vụ "khiếu kiện tập thể" với khoảng 3,7 triệu nông dân tham gia;
con số này tăng lên 87.000 vụ năm 2005 và năm 2006 tăng lên 90.000 vụ.4
Trước tình trạng này, Hội nghị TW3 khóa XVII ĐCS Trung Quốc năm 2008 đã
đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản cải cách phát triển nơng thơn từ 2008 đến 2020 là
"kiện tồn hơn thể chế kinh tế nông thôn, thiết lập cơ bản thể chế, cơ chế nhất thể hóa
phát triển kinh tế - xã hội thành thị nông thôn; đạt được tiến triển rõ rệt về xây dựng
nông nghiệp hiện đại, nâng cao rõ rệt sức sản xuất tổng hợp nông nghiệp...". Để đạt
được những mục tiêu trên, Hội nghị thông qua "Quyết định của Trung ương ĐCS
Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy cải cách nơng thơn phát
triển". Quyết định đưa ra chính sách đột phá là nông dân được trao đổi, sang nhượng
không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho những
nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp, miễn là khơng chuyển đổi mục đích sử dụng.
如如如如如如如如如如如如如如如如如如 , />Dẫn theo Phạm Bích Ngọc: "Cải cách ruộng đất của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam",
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 400 - Tháng 9/2011, tr.75
3
4
12
Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố "quyền sử dụng đất" để vay vốn ngân hàng
hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp.5
Đến Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII (2013) đã thơng qua "Quyết định của
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề trọng đại toàn diện đi sâu cải
cách", Quyết định chỉ ra: Thiết lập thị trường đất đai xây dựng thống nhất thành thị và
nông thôn. Phù hợp với quy hoạch và chế độ quản lý sử dụng, cho phép tập thể nơng
thơn được dùng đất mang tính kinh doanh chuyển nhượng, cho thuê, đầu tư, cùng với
đất của nhà nước bình đẳng tham gia thị trường, với quyền và mức giá như nhau...
Thành lập cơ chế phân phối thu nhập tăng từ đất của nhà nước, tập thể và cá nhân,
nâng cao thu nhập cá nhân một cách hợp lý. Hoàn thiện thị trường thứ cấp về cho thuê
đất, chuyển nhượng, thế chấp đất đai.6
Có thể nói, đây là biện pháp cải cách quan trọng về tài sản ở nông thôn Trung
Quốc. Hơn nữa, việc cho phép nông dân sở hữu đất đai vơ thời hạn là tín hiệu tỏ rõ
quyết tâm của Đảng và chính phủ Trung Quốc muốn dùng biện pháp mạnh hơn để bảo
vệ lợi ích của nơng dân.
Ngoài ra, trong phương án sửa đổi luật đất đai (24/12/2012) có 4 điểm sáng lớn
là: (1) Xóa bỏ quy định bồi thường sử dụng đất và tái định cư khơng được vượt q 30
lần giá trị sản lượng bình quân hàng năm trong ba năm trước đó của mảnh đất bị trưng
thu; (2) Tăng nội dung bồi thường bảo hiểm xã hội; (3) Quỹ bồi thường khơng thực
hiện thì không thể phê chuẩn và thực hiện trưng thu đất; (4) Xây dựng các phương
pháp cụ thể đền bù đất và tái định cư. Tất cả các nội dung này đều đảm bảo cho những
người nông dân bị trưng thu đất cải thiện cuộc sống, đảm bảo sinh kế lâu dài.7
* Kể từ sau Hội nghị TW 3 khóa XVIII, Trung Quốc đã đẩy mạnh triển khai thí
điểm cải cách đất đai ở 3 tỉnh, thành phố lớn là Thâm Quyến, An Huy, Ôn Châu
(2013-2014); và ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc (2015).
- An Huy, đây được coi như đội quân tiên phong đi đầu trong cải cách đất đai ở
Trung Quốc. Chính quyền An Huy ngày 12-11-2013 cơng bố Ý kiến chỉ đạo của tỉnh
về cơng tác thí điểm đi sâu cải cách tổng hợp nông thôn, gồm 28 điều, 28 nhiệm vụ
cơng tác chủ yếu, trong đó có 5 điều liên quan đến đất đai dùng cho bất động sản bao
gồm cải cách chế độ trưng dụng đất, chuyển nhượng đất đai xây dựng, quyền sử dụng
đất xây dựng tập thể được định giá và tham gia thị trường cổ phiếu, đăng ký quyền sở
5
/>Mục 3 khoản (11) trong Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề trọng đại
toàn diện đi sâu cải cách, />7
Để những người nông dân bị trưng thu đất "cải thiện cuộc sống, đảm bảo sinh kế lâu dài" - giải thích 4điểm
sáng lớn trong phương án sửa đổi luật quản lý đất đai, />6
13
hữu đất đai, thành lập một thị trường đất đai xây dựng thống nhất giữa thành thị và
nơng thơn.8
Theo đó, đã cho phép bán đất nông thôn dành cho xây dựng ở 20 huyện. Một khi
được bán, đất này có thể dùng cho một loạt mục đích như cơng nghiệp, thương mại,
phát triển du lịch, xây nhà cho nông dân...; Theo yêu cầu của An Huy, năm 2014, trong
20 quận huyện thí điểm cải cách tổng hợp khởi động xây dựng thị trường giao dịch về
quyền sử dụng đất thống nhất giữa thành thị và nơng thơn; năm 2015, hồn thành công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 完完完完完完完完完完完完 ở 20 quận huyện thí điểm;
năm 2017, hồn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tồn tỉnh;
đến năm 2020, cơ bản hình thành hệ thống thị trường đất xây dựng thành thị và nông
thôn thống nhất, mở cửa, cạnh tranh và có trật tự .9
- Thâm Quyến- người phá băng của cải cách đất đai: Ngày 20/12/2013 lần đầu
tiên trong lịch sử Thâm Quyến đã niêm yết thành công đất tập thể nông thôn, đây cũng
là lần đột phá mang tính lịch sử sau phiên đấu giá đất quốc hữu đầu tiên ở Thâm
Quyến năm 1987.
Lần này cơng ty TNHH thiết bị chính xác Phương Cách thành phố Thâm Quyến
(如如如如如如如如如如如如如)với mức giá cạnh tranh 116 triệu NDT đã giành được, doanh thu
từ đất 70% thuộc về chính phủ, 30% thuộc sở hữu của tập thể thơn cơng ty cổ phần
Phượng Hồng (30%如如如如如如如如如如如如如如如如 ).Đất đai tập thể nơng nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khốn khơng cần trải qua quá trình đền bù thu hồi đất, quốc hữu hóa,
đấu giá chuyển nhượng, mà trực tiếp đến Trung tâm giao dịch đất đai Thâm Quyến
chuyển nhượng, việc này có thể giúp việc sử dụng đất tập thể nông thôn một cách hiệu
quả, phù hợp với hướng nâng cấp ngành nghề, nó cũng tạo ra khơng gian điều chỉnh
tối ưu hóa cơ cấu sử dụng đất đơ thị, đồng thời thực hiện việc chính phủ và tập thể
thơn cùng hưởng lợi ích, tương lai dự kiến sẽ mở rộng ra các địa phương khác trên cả
nước.10
- Ôn Châu: Tháng 8/2013, chính quyền thành phố Ơn Châu đã ra quy định
"Phương pháp tạm thời quản lý giao dịch quyền tài sản nơng thơn", theo đó bắt đầu từ
1/10/2013, 12 loại quyền tài sản nông thôn bao gồm quyền kinh doanh thầu khốn đất
đai, quyền sở hữu nhà ở nơng thôn, quyền sử dụng đất dùng trong xây dựng mang tính
kinh doanh của tập thể nơng thơn,... sẽ được tiến hành giao dịch ở các chi nhánh dịch
vụ quyền tài sản nơng thơn.
8
Tổng thuật thí điểm cải cách: thí điểm cải cách ở ba thành phố lớn Thâm Quyến, An Huy, Ơn Châu 如如如如如如如如
如如如如如如如如如如如如如如如如
/>9
Hóa giải hai vấn đề khó ở nông thôn, An Huy đẩy nhanh cải cách ruộng đất, />如如如如如如/如如如如/如如如如/如如如如如如如如如如如如如如如如.htm
10
Tổng thuật thí điểm cải cách: thí điểm cải cách ở ba thành phố lớn Thâm Quyến, An Huy, Ôn Châu 如如如如如如如
如如如如如如如如如如如如如如如如如, />
14
Theo quy định, thu nhập từ giao dịch quyền tài sản ở Ôn Châu, thu nhập từ giao
dịch quyền tài sản tập thể nông thôn, nên được đưa vào tài sản của các tổ chức kinh tế
tập thể, thực hiện quản lý thống nhất, đồng thời dùng cho hoạt động cơng ích: phân
chia phúc lợi cho các thành viên của tổ chức kinh tế tập thể, bảo hiểm xã hội, xây dựng
nông thôn mới,...11
Điểm sáng lớn nhất trong cải cách ruộng đất ở Ơn Châu lần này chính là trong
giao dịch quyền sở hữu nhà ở nông thôn. Mặc dù chính quyền thành phố giải thích
giao dịch về nhà ở nông thôn vẫn chỉ được thực hiện giới hạn trong phạm vi cư dân
của thôn, nhưng nhà ở nông thôn có thể được thế chấp vay trong các quận, huyện. Và
liên quan đến việc xử lý "nợ xấu" trong thế chấp nhà ở nơng thơn, có thể thực hiện
giao dịch thay thế trong phạm vi của quận, huyện. 如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如12
- Tháng 1/2015, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra "Ý kiến về
cơng tác thí điểm cải cách chế độ trưng thu (sung công) ruộng đất nông thôn, chế độ
niêm yết đất đai xây dựng mang tính kinh doanh của tập thể, cải cách chế độ đất nông
trại", đồng thời quyết định lựa chọn khoảng 30 quận (huyện, thành phố, khu vực) hành
chính để tiến hành thí điểm. Tháng 2/2015, lựa chọn ra được 33 quận, huyện thí điểm
bao gồm khu Đại Hưng trực thuộc thủ đô Bắc Kinh, quận Ji Thiên Tân ( 如 如 如 如 如 ) và
thành phố Định Châu tỉnh Hà Bắc.13
Đầu tháng 7/2015, phương án thí điểm cải cách chế độ đất đai ở 33 quận huyện
này đã được phê duyệt, phạm vi cải cách tập trung trên 3 phương diện lớn: (1) Niêm
yết đất đai xây dựng mang tính kinh doanh của tập thể; (2) nâng cao tiêu chuẩn đền bù
cho người nông dân bị trưng thu đất; (3) cơ chế rút lui có bồi thường của đất nơng
trại.14 (如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如如 ) . Đồng thời Bộ đất
đai Trung Quốc đã tổ chức lớp tập huấn cơng tác thí điểm cải cách chế độ đất đai nông
thôn về những nội dung nêu trên.
Theo thông cáo đăng trên website của Quốc hội Trung Quốc, chương trình thí
điểm sẽ cho phép tự do chuyển nhượng trên thị trường « những khu đất ở vùng nơng
thơn, vì mục đích thương mại ». Trong đó, có một điểm mới đáng chú ý là thơng cáo có
11
Tổng thuật thí điểm cải cách: thí điểm cải cách ở ba thành phố lớn Thâm Quyến, An Huy, Ôn Châu 如如如如如如如
如如如如如如如如如如如如如如如如如, />12
Tổng thuật thí điểm cải cách: thí điểm cải cách ở ba thành phố lớn Thâm Quyến, An Huy, Ôn Châu 如如如如如如如
如如如如如如如如如如如如如如如如如, />13
Ba hạng mục thí điểm cải cách đất đai nơng thơn tồn diện khởi động, khơng gian lưu chuyển thị trường hóa
lớn 如如如如如如如如如如如如如如 如如如如如如如如
/>14
Ba hạng mục thí điểm cải cách đất đai nơng thơn tồn diện khởi động, khơng gian lưu chuyển thị trường hóa
lớn 如如如如如如如如如如如如如如 如如如如如如如如
/>
15
nói một cách rõ ràng, những người sống ở nơng thơn, có đất, thì có thể bán cho bất kỳ
ai, chứ khơng buộc phải bán cho chính quyền.15
Xung quanh việc thí điểm cải cách đất đai ở 33 quận, huyện lần này, có ý kiến
cho biết trên thực tế 33 quận, huyện thí điểm này đã nhiều lần trình lên trên chương
trình, phương án cải cách đất đai nơng thơn, nhưng do quá "cấp tiến" nên chưa được
phê duyệt, những nội dung được phê duyệt lần này được cho là "tương đối ơn hịa",
phạm vi và mức độ cải cách có thể cịn thấp hơn kỳ vọng, như ở Trùng Khánh phương
án cải cách được phê duyệt thậm chí cịn thấp hơn mức độ đang thực hiện ở địa
phương.16
Tóm lại, hơn 30 năm kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, thị trường đất đai Trung
Quốc đã được cải cách theo hướng thị trường hóa, Trung Quốc đã đi từ cơ chế giao đất
khơng thu tiền sang có thu tiền; từ đất đai thuộc sở hữu của nhà nước, nhà nước tồn
quyền tiến hành phân phối đất đai, khơng tổ chức, cá nhân nào được phép chiếm đoạt,
mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai dưới bất kỳ hình thức nào đã dần
chuyển sang tổ chức, cá nhân được phép mua, bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất
đai. Từ việc không thừa nhận trao đổi đất đai như một loại hàng hóa đã chuyển sang
cơng nhận đất đai như một loại hàng hóa theo quan hệ thị trường. Thêm một bước nữa,
những người sống ở nơng thơn, có đất, thì có thể bán cho bất kỳ ai, chứ khơng buộc
phải bán cho chính quyền. Tiến tới xây dựng một thị trường đất đai thống nhất giữa
thành thị và nông thôn.
2.4.Cải cách thị trường vốn
Trong kinh tế thị trường, thị trường vốn được coi là một trong những thành tố không
thể thiếu của nền kinh tế. Để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững, phải có
thị trường vốn phát triển. Phát triển thị trường vốn – nơi diễn ra cung và cầu vốn
của nền kinh tế sẽ có cơ hội thu hút nguồn vốn trong và ngồi nước, tạo điều kiện
sử dụng đồng vốn hiệu quả cao.
Thực tiễn chứng minh, trong việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển và điều
chỉnh kết cấu, vai trò của thị trường vốn có tác dụng khơng thể thay thế. "Quy hoạch 5
năm lần thứ XII cải cách và phát triển ngành tài chính tiền tệ" được đưa ra tháng
9/2012 và "Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề
trọng đại toàn diện đi sâu cải cách" (sau đây gọi tắt là Quyết định) được thơng qua tại
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII đều chỉ ra một trong những điểm thúc đẩy đi sâu
cải cách ngành tài chính tiền tệ chính là kiện tồn thể chế thị trường vốn đa tầng.
15
Trung Quốc thí điểm cải cách ruộng đất, />16
Ba hạng mục thí điểm cải cách đất đai nơng thơn tồn diện khởi động, khơng gian lưu chuyển thị trường hóa
lớn 如如如如如如如如如如如如如如 如如如如如如如如
/>
16
Quyết định nêu: Hoàn thiện thể chế thị trường tài chính tiền tệ. Mở rộng mở cửa
đối nội đối ngoại của ngành tài chính tiền tệ, dưới tiền đề tăng cường quản lý, cho
phép nguồn vốn tư nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật khởi xướng việc
thành lập các tổ chức tài chính như ngân hàng quy mô vừa và nhỏ,... Thúc đẩy cải cách
cơ cấu tổ chức tài chính tiền tệ mang tính chính sách. Kiện toàn thể chế thị trường vốn
đa tầng; thúc đẩy cải cách chế độ đăng ký phát hành cổ phiếu; thúc đẩy vốn, quyền cổ
phần đa kênh; phát triển và chuẩn hóa thị trường trái phiếu; nâng cao tỷ trọng vốn tiền
tệ trực tiếp. Hoàn thiện cơ chế bồi thường bảo hiểm kinh tế, thiết lập chế độ bảo hiểm
thảm họa. Phát triển tài chính tiền tệ tồn diện. Khuyến khích đổi mới tài chính tiền tệ,
thị trường tài chính tiền tệ đa tầng với các sản phẩm phong phú.
Hoàn thiện cơ chế hình thành theo hướng thị trường hóa tỷ giá hối đối của đồng
NDT, thúc đẩy thị trường hóa lãi suất, lãi suất trái phiếu chính phủ phản ánh quan hệ
cung cầu trên thị trường. Thúc đẩy mở cửa thị trường vốn theo 2 chiều, nâng cao trình
độ của nguồn vốn và các giao dịch hoán đổi tiền tệ qua biên giới, xây dựng kiện toàn
hệ thống quản lý, khuôn khổ quản lý vĩ mô thận trọng vốn lưu động và nợ nước ngoài,
đẩy mạnh chuyển đổi tài khoản vốn bằng đồng nhân dân tệ.
Thực hiện các biện pháp cải cách quản lý tài chính tiền tệ và các tiêu chuẩn ổn
định, thận trọng, hoàn thiện cơ chế giám sát và điều phối, xác định trách nhiệm của
trung ương và địa phương trong giám sát quản lý tài chính tiền tệ và xử lý rủi ro. Xây
dựng chế độ bảo hiểm tiền gửi, hồn thiện cơ chế rút lui/thối xuất thị trường hóa của
các tổ chức tài chính tiền tệ. 如如如如如如如如如如如如如
如如Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính tiền tệ, đảm bảo thị trường tài
chính hoạt động an toàn, hiệu quả cao và ổn định tổng thể.17
* Một số động thái mới nhất trên thị trường vốn của Trung Quốc thời gian gần
đây
- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái gắn nhiều hơn với thị trường. Tỷ giá hối đoái của đồng
NDT/USD đã linh hoạt hơn, biến động theo cả hai chiều tăng và giảm.
Sau 3 ngày giảm giá liên tiếp (11, 12 và 13/8/2015) với mức giảm giá đồng NDT
lần lượt là 1,9%; 1,6% và 1,1%, đồng nội tệ của Trung Quốc đã có những ngày giảm
giá mạnh nhất kể từ tháng 1/1994. Tuy nhiên, sau đó đồng NDT đã có sự tăng giá nhẹ
so với đồng USD.
Thông qua việc giảm giá đồng NDT lần này, Trung Quốc muốn thúc đẩy tỷ giá
theo hướng thị trường hóa, làm tăng cơ hội đưa NDT vào rổ tiền tệ của IMF. Theo cách
tính mới, tỷ giá tham chiếu sẽ được quyết định bởi các yếu tố bao gồm giá đóng cửa
17
"Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về những vấn đề trọng đại toàn diện đi sâu cải cách", được
thơng qua tại Hội nghị TW3 khóa XVIII,
/>
17
ngày trước đó, cung cầu ngoại tệ và diễn biến của các đồng tiền lớn trên thị trường tiền
tệ quốc tế. Điều này có nghĩa đồng NDT được giao dịch tự do hơn, theo hướng thị
trường hóa, chứ khơng phải chế độ tỷ giá cứng nhắc như trước (cố định tỷ giá đồng nội
tệ so với đồng USD).
2.5.Cải cách thị trường khoa học công nghệ
Ngay từ năm 2006, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ ra mục tiêu chiến lược xây dựng
đất nước Trung Quốc thành đất nước loại hình sáng tạo trong khoảng thời gian 15 năm;
Quốc vụ viện đã ban hành những chính sách hỗ trợ thực hiện "Cương yếu quy hoạch
phát triển khoa học và công nghệ trung dài hạn quốc gia (2006-2020)", bao gồm 60
biện pháp chính sách trên 10 phương diện từ thuế, tiền tệ, ngành nghề, chi tiêu cuả
chính phủ, các chính sách thu hút, bản quyền sở hữu trí tuệ,... 18
Năm 2008, Quốc vụ viện công bố "Cương yếu chiến lược sở hữu trí tuệ quốc
gia", chính thức thực hiện "Luật khoa học cơng nghệ tiên tiến" sửa đổi.
Báo cáo cơng tác chính phủ năm 2012 đã chỉ ra cần "đi sâu cải cách thể chế khoa
học công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trở thành chủ thể đổi mới khoa học công nghệ,
thúc đẩy sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học công nghệ và kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp
tăng cường xây dựng trung tâm R&D, thực hiện những hạng mục khoa học công nghệ
lớn của khu vực và quốc gia".
Quyết định của Hội nghị TW 3 khóa XVIII (2013) chỉ ra đi sâu cải cách thể chế
khoa học công nghệ. Cốt lõi chính là xây dựng và kiện tồn cơ chế khuyến khích sáng
tạo, phát huy vai trị của thị trường trong việc định hướng nghiên cứu và phát triển
khoa học công nghệ, lựa chọn con đường, giá cả các yếu tố, và vai trò dẫn dắt của thị
trường trong việc phân bổ các nhân tố sáng tạo các loại. Thiết lập cơ chế sáng tạo hợp
tác nghiên cứu, tăng cường địa vị chủ thể của các doanh nghiệp trong sáng tạo đổi mới
khoa học cơng nghệ, phát huy vai trị trụ cột sáng tạo của các cơng ty lớn, kích thích
sức sống và sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy hệ thống thị trường
hóa cơ cấu/tổ chức R & D công nghệ ứng dụng, cải cách doanh nghiệp, xây dựng hệ
thống sáng tạo quốc gia.
如Tăng cường bảo hộ và vận dụng quyền sở hữu trí tuệ, kiện tồn cơ chế khuyến
khích đổi mới khoa học cơng nghệ, tìm tịi thiết lập tịa án để giải quyết tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ. Phá vỡ sự chia cắt giữa các bộ ngành và lãnh đạo hành chính,
thiết lập cơ chế chủ yếu do thị trường quyết định trong đổi mới công nghệ và phân bổ
ngân sách, đánh giá kết quả. Phát triển thị trường khoa học cơng nghệ, kiện tồn cơ
18
Nghiên cứu cải cách thể chế khoa học cơng nghệ theo hướng thị trường hóa phân bổ tài nguyên 如如如如如如如如如如
如如如如如如
/>
18
chế chuyển giao công nghệ, cải thiện điều kiện tài chính của các doanh nghiệp khoa
học cơng nghệ vừa và nhỏ, hoàn thiện cơ chế đầu tư rủi ro, sáng tạo mơ hình kinh
doanh, thúc đẩy tư bản hóa, ngành nghề hóa những thành tựu khoa học và cơng nghệ.
Tổng hợp quy hoạch và tài nguyên, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ của chính phủ đối
với nghiên cứu khoa học mang tính cơ bản, chiến lược, tiên phong và những cơng nghệ
mang tính cơng cộng. Cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ lớn của nhà nước
nên mở cửa đối với xã hội. Thiết lập chế độ điều tra sáng tạo và đổi mới chế độ báo
cáo, xây dựng một cơ chế quản lý tài nguyên nghiên cứu khoa học quốc gia và cơ chế
đánh giá công khai minh bạch.
Cải cách thể chế quản lý và lựa chọn viện sĩ, tối ưu hóa việc bố trí sắp xếp một
cách khoa học, nâng cao tỷ lệ nhân tài độ tuổi trung thanh niên, thực hiện chế độ nghỉ
việc và nghỉ hưu của các viện sĩ.19
Trung Quốc đầu tư nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Trong thời đại ngày nay, sự cạnh tranh trong ngành chế tạo, sản xuất tồn cầu đã
chuyển thành cạnh tranh về cơng nghệ và khả năng sáng tạo. Vì vậy mà chi cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển (R&D) có xu hướng ngày một tăng.
Trung Quốc hiện đã trở thành nước lớn về chi kinh phí cho R&D. Năm 2012, chi
cho R&D của toàn xã hội (GERD) vượt qua 1000 tỷ NDT, tính theo ngang bằng sức
mua (PPP) tương đương 294 tỷ USD, chỉ đứng sau Mỹ (454 tỷ USD) và EU (341 tỷ
USD), nhưng đã vượt qua Nhật Bản (152 tỷ USD). Tỷ trọng chi cho R&D trong GDP
(GERD/GDP) của Trung Quốc từ mức 1,7% trong năm 2009 đến năm 2012 đã tăng lên
1,98%, gấp hơn 3 lần so với năm 1995, và đã vượt qua mức 1,96% của 28 nước thành
viên EU,20 và cũng vượt qua một số nước phát triển như Canađa, Anh,Ý…
Do được đầu tư lớn như vậy nên Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tựu trong
sáng tạo (hiện chỉ số sáng tạo của Trung Quốc đứng thứ 29 trên toàn cầu), đồng thời
đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hội đồng năng lực cạnh tranh Mỹ trong báo cáo "Chỉ số năng lực cạnh tranh của
ngành sản xuất toàn cầu năm 2013" đã chỉ ra năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất
Trung Quốc đứng thứ 1 trong số 38 quốc gia tham gia. Và trong vòng 5 năm sẽ vẫn
duy trì vị trí này. Vào tháng 4-2014, Tập đồn Tư vấn Boston cơng bố bảng xếp hạng
19
"Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về những vấn đề trọng đại tồn diện đi sâu cải cách", được
thơng qua tại Hội nghị TW3 khóa XVIII,
/>20
Trung Quốc chi cho R & D: cần tập trung hỗ trợ nghiên cứu khoa học,
/>
19
năng lực cạnh tranh sản xuất toàn cầu, Trung Quốc cũng được xếp hạng đầu tiên trên
thế giới.21
Sáng tạo cần có cơ chế và mơi trường, cùng với việc thúc đẩy sáng tạo về công
nghệ, cũng cần tiếp tục tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, điều này mới khuyến
khích các doanh nghiệp sẵn sàng và tự nguyện sáng tạo, bởi trên thực tế Trung Quốc
cũng nổi tiếng nhất thế giới về nạn làm giả, làm nhái.
Một vấn đề nữa cũng cần quan tâm là chủ thể của sáng tạo là nhân tài, cùng với
việc đầu tư cho R&D lớn thì cũng cần song song bồi dưỡng đội ngũ nhân tài.
* Một số tồn tại
Quản lý khoa học công nghệ của Trung Quốc bao gồm 2 nội dung: Một là sự
nghiệp khoa học công nghệ, và hai là thị trường khoa học công nghệ. Mặc dù nỗ lực
cải cách thể chế khoa học công nghệ theo hướng thị trường hóa, nhưng chính phủ vẫn
tham gia tồn bộ vào q trình đổi mới khoa học cơng nghệ, chuyển giao khoa học
công nghệ; tham gia vào việc thiết lập môi trường sáng tạo, năng lực đổi mới cho các
doanh nghiệp, ngành nghề ở các khía cạnh, trong mọi lĩnh vực.
Một mặt, quản lý sự nghiệp trong quản lý sự nghiệp khoa học và quan hệ mua
bán trên thị trường rất mơ hồ; Mặt khác, chính phủ thơng qua các kế hoạch khoa học
công nghệ để phân bổ tài nguyên công cho các cơ quan nghiên cứu liên quan và các
doanh nghiệp phi thị trường, làm đảo lộn cơ chế và thể chế phân bổ nguồn lực theo
hướng thị trường giữa chính phủ, doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu. 22
Trong cải cách thể chế khoa học cơng nghệ, thì cải cách theo hướng thị trường
hóa là một nội dung quan trọng, nhưng là yếu tố kinh tế thị trường - sở hữu trí tuệ lại
khơng được đưa vào hệ thống quản lý kinh tế quốc dân. 23
Một vấn đề nữa là tuy đầu tư lớn cho R&D và khoa học công nghệ của Trung
Quốc trong thời gian vừa qua có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng cần nhận thấy
rằng năng lực sáng tạo của Trung Quốc về tổng thể vẫn cịn yếu, thực trạng cơng nghệ
mấu chốt trong rất nhiều lĩnh vực ngành nghề như thuốc chữa bệnh, ô tô, chip thông
minh,... chưa kiểm soát được vẫn chưa có sự thay đổi về cơ bản.
2.6.Đánh giá kết quả cải cách
a. Những thành công bước đầu
21
Tỷ lệ chi cho R&D/GDP của Trung Quốc vượt một số quốc gia phát triển,
/>22
如如如如如如如如如如如如如如
/>23
如如如如如如如如如如如如如如
/>
20
- Kể từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII, cải cách kinh tế ở Trung Quốc đã
được thúc đẩy đi sâu toàn diện, ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng tăng trưởng,
đến văn minh sinh thái...
- Chức năng chính phủ đã được chuyển đổi, tập trung chủ yếu vào đảm bảo ổn
định kinh tế vĩ mô, đề ra quy hoạch, chiến lược phát triển.
- Giảm tối đa sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế vi mô, giảm
với số lượng lớn phê duyệt hành chính
- Vai trị của thị trường được phát huy tác dụng, tạo sức sống sự linh hoạt cho nền
kinh tế
- Người dân ngày càng được hưởng thành quả cải cách, được hưởng những lợi
ích thiết thực: mơi trường sống được chú trọng hơn, thủ tục hành chính được tinh giản
hơn, việc cải cách giá cả đã khiến giá xăng dầu, giá điện rẻ, giá thuốc rẻ, người dân đi
máy bay không phải trả tiền thuế nhiên liệu...24
b. Những hạn chế tồn tại, mâu thuẫn trong quan hệ giữa nhà nước và thị
trường
Quá trình cải cách theo hướng thị trường hóa của Trung Quốc đã đạt được những
thành quả to lớn, trình độ thị trường hóa cũng được nâng lên rất nhiều, chuyển đổi
chức năng của chính phủ cũng đạt được những tiến triển lớn (kế hoạch mang tính
mệnh lệnh hành chính cơ bản hủy bỏ, giảm với số lượng lớn phê duyệt hành chính...),
nhưng về tổng thể thì trước mắt chính phủ vẫn can dự vào quá nhiều, quản q nhiều,
có thể nói tình trạng chính phủ tập trung cao độ, tình trạng chính phủ quản q nhiều
về căn bản vẫn chưa có sự thay đổi, vấn đề vị trí của chính phủ thiếu hụt, khơng đúng,
hoặc vượt q mức về cơ bản chưa được giải quyết.
Chính thực trạng này là một trong những nguyên nhân gây nên trình trạng bất ổn
của thị trường chứng khoán Trung Quốc và việc phá giá đồng NDT mạnh trong thời
gian vừa qua.
1. Về thị trường chứng khoán
- Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2015, thị trường chứng
khoán Trung Quốc đã có sự sụt giảm mạnh nhất trong 10 năm qua, chỉ số chứng khoán
Thượng Hải (SCI) đã giảm 29% (từ 12/6 đến 7/7), cuốn phăng khoảng 3,2 nghìn tỉ
USD vốn hóa, tương đương 2 lần quy mơ của thị trường chứng khoán Ấn Độ. 25 Đến
24
如如如如如“如如如”如如如
/>25
Hàng trăm công ty Trung Quốc ngừng giao dịch cổ phiếu, />
21
ngày 25/8, chỉ số SCI đã giảm hơn 40% so với đỉnh mà nó thiết lập vào giữa tháng 6,
xuống cịn 2965 điểm.26 Trong vịng 1 tháng đã có hơn 600 công ty ngừng giao dịch.27
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là việc chính phủ can thiệp
vào thị trường làm sai lệch quy luật cung cầu và chiều hướng giá cả.
- Trong bối cảnh áp lực suy giảm tăng trưởng liên tục tăng, thị trường bất động sản
sa sút, chính phủ Trung Quốc muốn hướng dịng tiền vào thị trường chứng khoán. Trên
thị trường này, các doanh nghiệp cần huy động vốn và phát hành cổ phiếu cho giới đầu
tư mua về để kiếm lời. Nhà đầu tư thông qua các công ty môi giới, qua các ngân hàng
có thể dễ vay tiền đưa vào thị trường, các doanh nghiệp dễ có thêm vốn để thanh toán
các khoản nợ quá lớn của họ. Khi giải tỏa điều kiện tài trợ cho giới đầu tư như vậy,
chính phủ Trung Quốc đã thổi lên bong bóng cổ phiếu nhờ phản ứng ham lời của
người dân, là nhà đầu tư, và điều đó mới giải thích việc cổ phiếu tăng vọt.
- Ngân hàng đổ vốn lớn vào thị trường chứng khốn
Tính đến cuối tháng 5/2015, tiền trong các tổ chức tài chính tiền tệ, cơng ty chứng
khốn, các cơng ty quỹ, cơng ty bảo hiểm gần 13 nghìn tỉ NDT, trong đó có đến 90%
là đến từ ngân hàng, vốn của ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán duy trì ở mức
4.000 tỉ NDT.28 Trong khi nền kinh tế thực đang đối diện với suy giảm, các doanh
nghiệp đang khát vốn, thì nguồn tiền của ngân hàng lại đổ vào TTCK, và mặc dù các
giới trong xã hội đều biết điều này, nhưng cũng không thể tưởng tượng được mức tổng
tiền lại cao đến 4.000 tỉ NDT như vậy. Các biện pháp nới lỏng tiền tệ thời gian gần
đây, như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã giải phóng được 2300 tỉ NDT đưa vào lưu
thơng, hi vọng ngân hàng có nhiều tiền hơn hỗ trợ nền kinh tế thực, nhưng cuối cũng
ngân hàng đã đổ 4000 tỉ NDT vào thị trường chứng khoán. 29 Điều này cũng góp phần
tạo nên bong bong trên TTCK, và nó cũng lý giải vì sao vào thời điểm các doanh
nghiệp vẫn làm ăn bình thường, thậm chí lợi nhuận cịn có phần giảm sút mà giá cổ
phiếu mang tên họ lại tăng lên mạnh mẽ.
Và để giải cứu thị trường chứng khốn, ngồi các biện pháp nghiệp vụ, ngồi
cơng tác tun truyền ổn định lịng dân, chính phủ Trung Quốc đã có sự can thiệp
mạnh vào thị trường.
26
Timothy B. Lee (2005), Chinese stocks see another day of turmoil,
/>27
Không thể đủ khả năng để tránh khỏi "rơi ", các công ty ngừng giao dịch đã gần 1000 (如如如如如如” 如如如如如如如
如), />28
Thị trường chứng khoán sụt giảm sâu báo động nguồn tiền ngân hàng đổ vào (thị trường chứng khoán)如如如如如
如如如如如如如如如如如 , />29
Thị trường chứng khoán sụt giảm sâu báo động nguồn tiền ngân hàng đổ vào (thị trường chứng khoán)如如如如
如如如如如如如如如如如如 , />
22
- Những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã cho vay 1,3 nghìn tỉ NDT (209,4 tỉ
USD) lãi suất thấp cho các tổ chức tài chính cho vay ký quỹ được nhà nước hỗ trợ
nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng cổ phiếu.30
- Điều chỉnh tỉ giá đồng NDT. Trong 3 ngày từ 11 đến 13/8/2015, Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc đã có động thái phá/giảm giá đồng NDT liên tiếp trong 3
ngày liền. Tỉ giá tham chiếu của đồng NDT ngày 11/8 là 1USD = 6,2298 NDT, giảm
1,9%, đây là mức phá giá mạnh nhất kể từ tháng 1/1994. 31 Ngày 12 và 13/8 Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng NDT thêm 1,6% và 1,1%. Với nỗ lực
nhằm kiểm sốt được các dịng tiền đầu tư có thể dẫn đến sự đầu tư đột biến trên thị
trường chứng khoán, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã can thiệp điều chỉnh giảm
giá đồng NDT nhằm hạn chế đầu cơ trên thị trường chứng khoán.
- Bơm 100 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng để tăng tính thanh khoản và hướng
dòng đầu tư vào nền kinh tế thực. Ngày 18/8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã
rót 48 tỉ USD vào Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và 45 tỉ USD vào Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Trung Quốc; sang ngày 19/8 tiếp tục rót thêm 17 tỉ USD vào 14 ngân hàng
khác.32
Việc chính phủ can thiệp mạnh vào thị trường chứng khoán như vậy, tuy đã giải
cứu được thị trường nhưng lại làm mất lòng tin của thị trường, thay vì làm n lịng
các nhà đầu tư nước ngồi thì lại khiến cho họ hoảng sợ và về mặt dài hạn các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ e ngại trong việc tiếp tục đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra,
việc can thiệp mạnh như vậy cũng có thể làm chậm lại q trình cải cách tài chính và
quốc tế hóa đồng NDT...
2. Về việc phá giá đồng NDT
Trong 3 ngày từ 11 đến 13/8/2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã có
động thái phá/giảm giá đồng NDT liên tiếp trong 3 ngày liền. Tỉ giá tham chiếu của
đồng NDT ngày 11/8 là 1USD = 6,2298 NDT, giảm 1,9%, đây là mức phá giá mạnh
nhất kể từ tháng 1/1994.33 Ngày 12 và 13/8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp
tục phá giá đồng NDT thêm 1,6% và 1,1%.
Ngoài ra, sau 3 ngày giảm giá liên tiếp PBoC công bố tỷ giá tham chiếu của đồng
NDT/USD lần đầu tiên tăng trở lại 0,05%, lên 6,3975 NDT đổi một USD. Trước đó, tờ
Wall Street Journal đưa tin PBoC đã yêu cầu các ngân hàng thương mại quốc doanh
30
China unleashed $ 209 billion to save the stock market, />31
Trung Quốc tiếp tục phá giá nhân dân tệ, />32
Trung Quốc bơm hơn 100 tỉ vào hệ thống ngân hàng, />33
Trung Quốc tiếp tục phá giá nhân dân tệ, />
23
bán ra USD trong 15 phút giao dịch cuối cùng của thị trường Mỹ phiên ngày 12/8
nhằm không để tỷ giá NDT rơi sâu. Biện pháp này đã giúp đồng NDT tăng giá 1% so
với đồng USD sau khi chạm mức thấp nhất trong 4 năm trong phiên giao dịch.34
Sau ba ngày liên tiếp PBoC phá giá đồng NDT 4,6 điểm phần trăm đã khiến dư
luận quốc tế hết sức quan tâm, cũng có người lo ngại rằng việc NDT phá giá có thể dẫn
đến một cuộc chiến tiền tệ mới. Trước tình hình đó, cũng trong ngày 13/8, PBoC tun
bố khơng có cơ sở nào cho đồng NDT giảm giá sâu hơn đến 10%, Trung Quốc có
những yếu tố kinh tế nền tảng mạnh, thặng dư thương mại được duy trì, tình hình tài
khóa lành mạnh, dự trữ ngoại hối lớn là sự "hỗ trợ mạnh mẽ" cho tỷ giá đồng NDT. 35
Ngày 21/8/2015, tỷ giá giao dịch giữa đồng NDT và đồng USD là 6,3864 tăng
51 điểm so với phiên giao dịch ngày hôm trước. Tổng cộng trong 6 phiên giao dịch
đồng NDT đã tăng giá 146 điểm, mức độ tăng là 0,23%. 36 Theo Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc, tỷ giá tham chiếu sẽ được quyết định bởi các yếu tố bao gồm giá đóng
cửa ngày trước đó, cung cầu ngoại tệ và diễn biến của các đồng tiền lớn trên thị trường
tiền tệ quốc tế.
Mặc dù điều này cho thấy việc xác định tỷ giá hối đoái của đồng NDT/USD đã
ngày càng linh hoạt hơn, biến động của đồng NDT gắn với xu thế biến động trên thị
trường, theo cả hai chiều tăng và giảm, tuy nhiên nguyên nhân của việc liên tiếp phá
giá đồng NDT trong 3 ngày (11-13/8) được đánh giá chủ yếu là do các biện pháp chủ
động can thiệp của chính phủ.
- Trước hết, trong thời gian qua, khi một số nước châu Á đều có xu hướng duy trì
đồng nội tệ yếu, thì đồng NDT vẫn giữ giá, thậm chí là tăng giá. Từ tháng 1/2014 đến
tháng 6/2015, đồng NDT đã tăng giá thực tế so với đồng USD là 9,5% 37 trong khi các
đồng tiền chủ yếu khác so với đồng USD đều giảm giá.
Trong 1 năm qua, đồng tiền của Hàn Quốc đã giảm giá so với đồng NDT trên
10%, đồng Yên Nhật giảm giá so với đồng NDT gần 20%, 38 hay như những biến động
về tỷ giá của các đồng tiền chủ chốt thời gian qua cũng rất lớn, năm 2014 tỷ giá
EURO/USD giảm 22%; thời gian cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, tỷ giá hối đoái
giữa đồng Yên Nhật và USD đã sụt giảm 24%39.
34
Trung Quốc đã "run tay" sau 3 lần phá giá đồng Nhân dân tệ? />35
Trung Quốc đã "run tay" sau 3 lần phá giá đồng Nhân dân tệ? />36
/>37
Bộ Thương mại: Ảnh hưởng của việc đồng nhân dân tệ mất giá mạnh so với đơ la Mỹ đến thương mại nước
ngồi khơng nên giải thích q nhiều, />38
Nhà kinh tế học Mỹ: NDT giảm giá ảnh hưởng không lớn đến kinh tế Trung Quốc và kinh tế thế giới,
/>39
Một mũi tên trúng hai đích: Trung Quốc tại sao để NDT giảm giá,
/>
24
Nếu căn cứ theo biến động của thị trường và diễn biến của các đồng tiền lớn trên
thị trường tiền tệ quốc tế, thì có lẽ tỷ giá đồng NDT đã phải điều chỉnh từ lâu rồi.
- Thứ hai, nỗ lực của Trung Quốc trong việc đưa đồng NDT vào rổ dự trữ tiền tệ,
quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Tóm lại, bất cứ hành động nào đều có tính hai mặt, đối với Trung Quốc, các
chuyên gia cho rằng biện pháp điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái đồng NDT vừa qua như
một "con dao hai lưỡi" và Trung Quốc cần thận trọng để giảm các tác dụng phụ không
mong muốn. Bởi vì việc phá giá đồng NDT có thể mang lại những rủi ro như: Có thể
khiến dịng vốn nước ngồi ra khỏi Trung Quốc; có khả năng gây ra sự mất ổn định
của thị trường chứng khoán, bất động sản; Ngồi ra, nó cũng có thể gây hiệu ứng, như
việc người dân sẽ tìm cơng cụ khác (như chứng khoán, bất động sản, các đồng tiền
mạnh...) để đảm bảo giá trị tiền gửi, trong nước vật giá có thể leo thang, gây bất ổn
kinh tế, xã hội.40
40
Dẫn theo Hồng Vân, Thông tin "Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số
8(168)-2015, tr.84-85.
25