Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIANG HẢI AN SẢN XUẤT KINH DOANH THƯƠNG MẠI CÁC MẶT HÀNG GIA DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.91 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.............................................................1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp................................................1
1.1.1 Tên địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp.....................................................1
1.1.2 Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển....................................................1
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.........................................................................2
1.3

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp................................................................................3

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tố chức.................................................................................................3
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý..............................................3
1.4

Sản phẩm và dịch vụ chính của công ty......................................................................7

PhẦn 2: Phân tích hoẠt đỘng kinh doanh cỦa doanh nghiỆp...................................................8
2.1 Công tác marketing............................................................................................................8
2.1.1 Chính sách sản phẩm – thị trường.............................................................................8
2.1.2 Chính sách giá...........................................................................................................9
2.1.3 Chính sách phân phối..............................................................................................11
2.1.4 Chính sách xúc tiến bán..........................................................................................13
2.1.5 Công tác thu thập thông tin marketing....................................................................13
2.1.6 Một số đối thủ cạnh tranh........................................................................................14
2.1.7 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp...............14
2.2 Quản lý nguồn nhân lực..................................................................................................15
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp:.......................................................................15
2.2.2 Định mức lao động:.................................................................................................18
2.2.3 Tình hình sử dụng, thời gian lao động:...................................................................18
2.2.4 Năng suất lao động:.................................................................................................19
2.2.5 Công tác tuyển dụng và đào tạo:.............................................................................20


2.2.6 Tình hình trả lương của Công ty:............................................................................21
2.2.7 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp:............................23
2.3 Hàng tồn kho và tài sản cố định.....................................................................................24
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong công ty:..........................................................24
2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu:........................................................24


2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu:.........................................................................24
2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu:........................................25
2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định:.........................................................25
2.3.6 Tình hình sử dụng tài sản cố định:..........................................................................27
2.3.7 Nhận xét công tác quản lý vật tư và tài sản cố định:...............................................27
2.4 Sản xuất:............................................................................................................................28
2.4.1 Kế hoạch sản xuất...................................................................................................28
2.4.2 Quản lý sản xuất......................................................................................................29
2.4.3 Hệ thống chất lượng................................................................................................29
2.4.4 Nhận xét..................................................................................................................29
2.5 Tài chính............................................................................................................................30
2.5.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....................................................30
2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán................................................................................33
2.5.3 Phân tích một số chỉ số tài chính.............................................................................36
2.5.4 Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp.......................................................37
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................39
3.1 Đánh giá chung các mặt quản trị của doanh nghiệp...................................................39
3.1.1 Các ưu điểm............................................................................................................39
3.1.2 Những hạn chế........................................................................................................40
3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp..........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất máy làm sữa chua
Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất máy làm sữa chua
Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối của công ty Giang Hải An
Hình 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần thương mại Thái Gia
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2014
Bảng 2.2: Doanh thu sản phẩm theo khu vực
Bảng 2.3: Doanh thu của Giang Hải An theo nhóm sản phẩm
Bảng 2.4: Doanh thu theo nhóm khách hàng
Bảng 2.5: Giá một số sản phẩm chính của Giang Hải An
Bảng 2.6: Chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn
Bảng 2.7: Kết quả tiêu thu sản phẩm của kênh phân phối
Bảng 2.8: Số lượng lao động của Công ty năm 2013 – 2014
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.11: Cơ cấu theo giới tính
Bảng 2.12: Sức sinh lợi
Bảng 2.13: Năng suất lao động
Bảng 2.14: Hệ thống thang lương, bảng lương
Bảng 2.15: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu sản xuất máy làm sữa chua năm 2014
Bảng 2.16: Cơ cấu TSCĐ các năm 2013 – 2014 của công ty
Bảng 2.17: Bảng tổng hợp chi phí các năm 2013 – 2014
Bảng 2.18: Phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên báo cáo KQKD
Bảng 2.19: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQKD
Bảng 2.20: Phân tich bảng cân đối kế toán năm 2013- 2014


Bảng 2.21: Cơ cấu tài sản năm 2013 - 2014
Bảng 2.22: Cơ cấu nguồn vốn năm 2013 - 2014

Bảng 2.23: Các tỷ số tài chính


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Tên địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
-

Tên doanh nghiệp

Công ty cổ phần Giang Hải An

-

Giám đốc công ty (Ông): Vũ Trường Sinh
-Địa chỉ: Số 41, ngõ 97 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
Mã số thuế: 0106354489

-

Ngày thành lập: 05/11/2007

-

Loại hình công ty: Sản xuất, thương mại

-


Giấy đăng ký kinh doanh số: 0106156889

-

Số lượng CB-CNV: dưới 30 người

Trình độ: Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao (phần lớn đã tốt nghiệp đại học, cao
đẳng chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật), đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của
khách hàng.
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Với số lượng cán bộ nhân viên dưới 30 người, tổng
nguồn vốn ban đầu 7 tỷ đồng như vậy công ty cổ phần Giang Hải An thuộc doanh nghiệp có
quy mô nhỏ.

1.1.2 Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty cổ phần Giang Hải An là doanh nhỏ mới thành lập từ ngày 18/4/2010 trải qua
nhiều khó khăn từ ngày mới thành lập đến nay Công ty đã không ngừng hoàn thiện và phát
triển. Trong những năm qua do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của
các công ty cùng ngành nên trong nhiều giai đoạn Công ty cũng đã gặp những khó khăn nhất
định, tuy nhiên Công ty đã vượt qua, đứng vững trên thị trường và tiếp tục mở rộng hơn nữa.
Quy mô công ty được mở rộng. Ban đầu khi mới thành lập chỉ có 5 công nhân viên.
nay số công nhân viên tại doanh nghiệp lên tới gần 30 người.

Trang 1

Hiện


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh thương mại các mặt hàng gia
dụng. Các mặt hàng chủ yếu của công ty là nồi áp suất điện, ấm siêu tốc, máy xay sinh tố, bếp
điện từ, bếp hồng ngoại, hộp cơm văn phòng với nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau.
Công ty cổ phần Giang Hải An luôn cố gắng cung cấp các dịch vụ sản phẩm tốt nhất của
mình đến cho khách hàng với phương châm “Đem đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất,
dịch vụ tốt nhất”. Điều đó thể hiện cam kết trách nhiệm của công ty với khách hàng và xã hội,
cũng là cách xây dựng thương hiệu riêng cho mình đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của
công ty. Công ty luôn cố gắng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành viên, kinh doanh có
lãi tạo điều kiện mở rộng quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó thực hiện các hoạt động sản
xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng gia dụng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an
toàn theo quy định chuẩn chất lượng. Đảm bảo an toàn lao động. Chấp hành nghiêm chỉnh,
đầy đủ các chế độ sổ sách kế toán thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước, thực
hiện nghĩa vụ thuế theo luật định.

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tố chức
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần thương mại Giang Hải An

Ban giám đốc

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng

kinh
doanh

Phòng tổ
chức
hành
chính

Xưởng
lắp ráp

Xưởng
cơ khí

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng, theo
kiểu cơ cấu này, giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng trong việc suy nghĩ,
nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết
định những vấn đề ấy vẫn thuộc về ban giám đốc.
Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng
không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng sản xuất.

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Các phòng ban của công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau, các xưởng sản xuất được
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc Công ty.
Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
a. Ban giám đốc
Ban giám đốc Công ty chỉ có một giám đốc và một phó giám đốc, toàn bộ hoạt động

sản xuất của các xưởng chịu sự chỉ đạo thống nhất trực tiếp của giám đốc, giám đốc sẽ chịu
toàn bộ trách nhiệm về quá trình sản xuất và nghĩa vụ với nhà nước.
Giám đốc Công ty là người đứng đầu lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của Công ty
chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trong và các xưởng sản xuất. Giám đốc có chức năng ra quyết
định trong mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp: kế hoạch sản xuất của các
xưởng, chiến lược kinh doanh, chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm…
Phó giám đốc là người giúp đỡ giám đốc, cùng với giám đốc tham gia công việc chung
của Công ty. Phó giám đốc được phân công phụ trách phòng tài chính kế toán và một số lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi giám đốc đi vắng thì có thể ủy quyền cho
phó giám đốc.
Chức năng chính của ban giám đốc:
- Tổ chức thi hành các quyết định của Công ty, phân bổ phân công các công việc cho các
xưởng sản xuất.
- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức và đốc thúc các hoạt
động sản xuất để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã đặt ra.
- Thường xuyên xuống xưởng kiểm tra tình hình sản xuất, đốc thúc, động viên công nhân
sản xuất.
b. Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người lao động,
chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo tay nghề và phát triển nhân sự trong tương lai
cho Công ty.
- Phòng tổ chức có mối liên hệ trực tiếp với các phân xưởng, đảm bảo đủ lao động cho các
phân xưởng, khi thiếu lao động sẽ thực hiện công tác tuyển dụng lao động sau đó đưa xuống
các phân xưởng để được đào tạo cơ bản.
- Thực hiện vệ sinh các phân xưởng sau mỗi ngày làm việc để đảm bảo môi trường làm việc
tốt nhất cho lao động.
- Phòng tổ chức phải thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn trong công ty, đặc biệt là trong các
phân xưởng, đảm bảo và nhắc nhở công nhân thực hiện đúng an toàn trong lao động.
Trang 4



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc cải tiến sắp xếp bộ máy lao động, thực hiện
các chế độ hành chính văn thư bảo mật, giải quyết các thủ tục hơp đồng lao động, xây dựng
các mức đơn giá tiền lương, thưởng theo quy định của công ty trên cơ sở quy đinh Nhà nước,
thực hiện các công tác văn phòng hành chính khác.
c. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê
theo dõi tình hình biến động của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tham mưu giúp giám
đốc, nhằm sử dụng vốn đúng mức độ chế độ làm việc hợp lý.
- Phòng có 1 kế toán trưởng và 1 nhân viên làm việc theo sự phân công của kế toán trưởng,
vào những thời điểm như cuối năm, công việc nhiều thì Công ty có thuê thêm nhân viên kế
toán ngoài để đảm bảo công việc.
- Phòng chỉ dẫn, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán, quản lý tài chính một cách
thường xuyên và có nề nếp theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành.
- Khai thác đủ nguồn vốn phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đề xuất các biện pháp hỗ trợ
tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phối hợp cùng phòng tổ chức hành chính Công ty giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho người lao động, lương, thưởng cho người lao động.
- Quản lý các khoản tiền quỹ, tài sản, vật tư, tiền vốn lưu trữ, các giấy tờ kế toán, tài liệu, báo
cáo tài chính kế toán của Công ty theo quy định của Nhà nước.
d. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh chuyên thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm, làm các công
việc về Marketing, thu nhập thông tin gợi mở nhu cầu , quảng cáo, tiếp thị, cung cấp hàng hóa
đến khách hàng… ngoài ra phòng còn lên kế hoạch sản xuất và soạn thảo hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm.
- Tham mưu giúp giám đốc xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh, xây dựng và triển
khai các phương án sản xuất kinh doanh, điều hành mọi công tác sản xuất kinh doanh của
Công ty.


Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các xưởng về các mặt hàng sản xuất gia công
theo các đơn hàng được giám đốc điều hành chỉ đạo, theo dõi và cung cấp kịp thời nguyên vật
liệu dùng cho quá trình sản xuất khi được các xưởng yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất tại các xưởng, chỉ đạo điều chỉnh kịp thời khi có
khó khăn, đảm bảo tiến độ, chất lượng thời gian giao hàng.
- Đẩy mạnh khai thác thị trường và xuất khẩu hàng hóa.
Phòng kinh doanh có mối quan hệ trực tiếp với các xưởng sản xuất, để có thể nắm bắt cụ thể
tình hình sản xuất của các xưởng, hỗ trợ lẫn nhau để có thể đảm bảo hoàn thành hợp đồng
đúng quy định.
e. Các xưởng
Các xưởng nằm dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc. Mỗi xưởng đều có quản đốc
phân xưởng giám sát, đốc thúc công nhân sản xuất sản phẩm, theo dõi và quản lý quá trình
sản xuất. Các quản đốc trực tiếp báo cáo tình hình sản xuất tới ban giám đốc và thường xuyên
phải liên hệ, trao đổi thông tin với các phòng ban của công ty để phối hợp trong quá trình sản
xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Nhận xét đánh giá: cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty rất đơn giản, ít các phòng ban do
đó giám đốc Công ty có điều kiện theo dõi quản lý hoạt động của các phòng ban và nhân viên
các phòng ban dễ hơn. Với bộ máy quản lý đơn giản như vậy sẽ giúp giám đốc Công ty điều
hành công ty tốt hơn. Đồng thời với cơ cấu bộ máy quản lý không cồng kềnh cũng làm giảm
chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cho Công ty. Nhìn chung bộ máy quản
lý hiện nay vẫn đang đảm bảo quá trình sản xuất của Công ty.

1.4 Sản phẩm và dịch vụ chính của công ty
 Sản xuất kinh doanh:
 Kinh doanh các mặt hàng gia dụng:

-

Nồi áp suất điện

-

Ấm siêu tốc

-

Hộp cơm văn phòng
Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Máy xay sinh tố

-

Bếp điện từ

-

Bếp hồng ngoại

 Sản xuất máy làm sữa chua
 Dịch vụ cung cấp:
-


Vận tải hàng hoá bằng đường bộ

-

Sửa chữa thiết bị điện

-

Lắp đặt hệ thống điện

-

Cung cấp các dịch vụ quảng cáo cho khách hàng cá nhân,, doanh nghiệp

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1 Công tác marketing
2.1.1 Chính sách sản phẩm – thị trường
a. Chủng loại sản phẩm
Sản phẩm của Giang Hải An rất đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại trong đó mặt hàng chủ
yếu gồm:
 Sản phẩm kinh doanh: 2 nhóm chính
- Đồ gia dụng điện tử: nồi cơm điện, nồi áp suất, lò vi sóng, máy hút bụi, bếp điện từ,
máy phát điện, quạt điện, máy xay sinh tố, bàn là, máy sấy tóc, bình thuỷ điện, nồi

nấu đa năng, bếp nướng, ấm siêu tốc, bình thuỷ điện...
- Dụng cụ nhà bếp: xoong nồi, chảo chống dính, chảo không chống dính, chảo nhôm
2 mặt, ấm...
 Sản phẩm sản xuất:
Hiện tại Giang Hải An sản xuất mặt hàng chính là máy làm sữa chua với nhãn hiệu
Sunny. Máy có kiểu dáng đẹp, thuận tiện dùng cho các hộ gia đình nhất là các bà nội trợ đảm
đang có thể chế biến món sữa chua ngay tại nhà, mang lại những bữa ăn ngon, những giây
phút hạnh phúc.
b. Chất lượng sản phẩm
Ngoài sản phẩm sản xuất, Công ty cổ phần Giang Hải An cung cấp những sản phẩm
chính hãng khác với độ tin cậy cao của các hãng nổi tiếng như KHALUCK, AIRLUX,
KATOMO, KHALUCK.HOME, SUNNY, MAGICCOOK, SUNHAN được nhiều người ưa
chuộng. Chất lượng sản phẩm tốt là tiêu chí hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển của công ty.
Với nhiều model kiểu dáng đẹp, độ tiện dụng khác nhau luôn có nhiều sự lựa chọn phù hợp
cho khách hàng. Công ty có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của khách, ngay cả những khách
hàng khó tính nhất.
c. Dịch vụ hỗ trợ:

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Giang Hải An có đội ngũ nhân viên am hiểu công nghệ và các sản phẩm điện tử dân dụng
sẵn sàng tư vẫn miễn phí cho khách hàng giúp khách hàng có được quyết định tốt nhất. Bên
cạnh đó công ty có đội ngũ giao hàng nhanh, vận chuyển lắp ráp miễn phí cho khách mua
hàng. Chế độ bảo hành sản phẩm chu đáo. Chính sách đổi hàng trong vòng 5 ngày với những
sản phẩm còn nguyên vẹn, mua có hoá đơn và còn nguyên bao bì nhãn mác.
d. Định hướng thị trường mục tiêu của Công ty cổ phần Giang Hải An
Vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Giang Hải An
đã có sự phát triển vượt bậc, khẳng định được uy tín trên thị trường. Một trong những yếu tố

dẫn đến thành công trong sản xuất kinh doanh của công ty là sự nhạy bén, đúng đắn trong đầu
tư.
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì đối với một công ty mới còn
non trẻ như Giang Hải An việc xác định thị trường mục tiêu rất quan trọng giúp công ty đi
đúng hướng và tiến nhanh hơn. Trong những năm tới công ty tập trung vào thị trường chính là
Hà Nội, khai thác thị trường một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó mở rộng thêm sang thị
trường Hưng Yên nơi có tốc độ tăng trưởng đang rất cao. Với phương châm biết mình biết
người, tiến chậm tiến chắc công ty từng bước chinh phục các thị trường trong nước. Đưa sản
phẩm công ty bao phủ toàn lãnh thổ Việt Nam. Xây dựng cho mình thương hiệu riêng Lorente
trở thành một trong nhưngc thương hiệu hàng đầu trong ngành gia dụng Việt Nam và được
khách hàng đánh giá cao, hàng năm mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty.

2.1.2 Chính sách giá
Một trong những quyết định kinh doanh quan trọng nhất trong doanh nghiệp là xác định
giá bán hàng hoá (định giá tiêu thụ). Nó thực sự là quá trình phức tạp mà doanh nghiệp phải
xác định được hai vấn đề đó là: Giá cần phải thiết lập ở mức nào? Đó là vấn đề quan trọng đối
với Giang Hải An vì giá cả cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàn hoá bán
ra (khối lượng hàng hoá tiêu thụ) và sau đó là lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy chính sách
giá của Giang Hải An được hình thành dựa trên mục tiêu marketing của công ty là nâng cao
thị phần. Đối với các mặt hàng thương mại công ty phân phối thì giá hàng hoá sát với giá
nhập. Công ty chấp nhận bán thấp hơn giá thị trường một chút để nâng cao khả năng cạnh
tranh thu hút được nhiều khách hàng. còn đối với hàng hoá công ty sản xuất thì giá bán thấp
hơn giá thị trường một chút để có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác..
Bảng 2.5: Giá một số sản phẩm chính của Công ty cổ phần Giang Hải An
Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

STT

1

2

Tên hàng

Model

Máy làm sữa chua

Giá bán của

Giá bán trên thị

công ty

trường

(1000 vnd)

(1000 nvd)

MGC16

230

249

KL-303


370

450

KL-333

320

390

(Bếp hồng ngoại )

890

950

Máy xay sinh tố

KL- 199

3

Bếp điện

KL-196

820

923


4

Nồi áp suất

Kl-788S

890

980

5

Máy ép trái cây

KL-3168

540

498

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Bảng 2.6: Chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn
Giá trị đơn
hàng

Tỷ lệ chiết khấu

>3 triệu


5%

>5 triệu

7%
Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

>10 triệu

8%

> 15 triệu

10%

> 20 triệu

11%

> 25 triệu

12%

> 30 triệu

13%


Nguồn: Phòng Kinh doanh
Hiện nay Giang Hải An có sử dụng chính sách giá phân biệt cho từng loại đối tượng và sử
dụng hình thức chiết khấu như sau:
 Chiết khấu cho khách hàng mua khối lượng lớn từ 5-13%
 Tuỳ theo từng khu vực mà Giang Hải An có chính sách chiết khấu các đại lý khác
nhau
 Chiết khấu theo theo doanh thu đạt được của từng đại lý

2.1.3 Chính sách phân phối
Hiện nay công ty tổ chức song song hai loại kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp
và kênh phân phối gián tiếp:
Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối của công ty Công ty cổ phần Giang Hải An

Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.7: Kết quả tiêu thu sản phẩm của kênh phân phối
Đơn vị tính: triệu đồng
Kênh

Kênh

Năm

Doanh thu bán hàng

trực tiếp


%

gián tiếp

%

2013

12.932

1.190

9,2%

11.742

90,8

2014

13.965

1.648

11,8%

12.317

88,2


Nguồn: Phòng kinh doanh
Doanh thu bán hàng của công ty chủ yếu thông qua kênh gián tiếp. Năm 2013 chiếm
90,8% tổng doanh thu bán hàng. Xu hướng bán hàng qua kênh trực tiếp có xu hướng giảm,
doanh nghiệp đã dần chú trọng hơn trong phân phối qua kênh trực tiếp. Năm 2014, doanh thu
qua kênh bán hành gián tiếp vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 88,2%. Doanh thu bán hàng qua kênh
trực tiếp tăng từ 9,2% năm 2013 lên 11,8% năm 2014.
Trong tương lại doanh nghiệp sẽ mở rộng hơn các kênh phân phối trực tiếp của mình đến
người tiêu dùng bằng cách mở thêm các cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm của công ty ở
một số thị trường tiềm năng. Kênh phân phối gián tiếp vẫn được duy trì và công ty sẽ tìm
thêm nhiều đại lý phân phối có đủ năng lực khác nữa

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.4 Chính sách xúc tiến bán
Hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng là các hoạt động có vai trò quan trọng và liên
quan mật thiết đến tiêu thụ hàng hoá. Khối lượng hàng hoá được tiêu thụ với số lượng nhiều
hay ít là một phần nhờ vào các hoạt động trên của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này đối với tiêu thụ hàng hoá của công ty, trong thời gian vừa qua Công ty cổ phần
Giang Hải An đã tiến hành một số hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán sau:
+ Quảng cáo: Đây là khâu mà Công ty còn rất yếu, Công ty chưa thường xuyên quảng
cáo trên tivi hay đài phát thanh. Hình thức quảng cáo chủ yếu của công ty là gửi hình qua
mạng tói khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước và mở cửa hàng
trưng bày sản phẩm. Ngoài ra Công ty còn in biểu tượng của công ty lên áo, mũ để tạo sự
chú ý đến những khách hàng tiềm ẩn.
+ Khuyến mãi: Công ty chủ yếu thực hiện khuyến mãi giảm giá cho những khách hàng
thường xuyên mua hàng của Công ty và trả đầy đủ tiền sau khi giao hàng.
+ Quan hệ công chúng: Hàng năm Công ty tham gia các cuộc hội triển lãm, đóng góp từ

thiện cho chương trình xã hội vì cộng đồng như ủng hộ quỹ khuyến học, quỹ xoá đói giảm
nghèo tại Hưng Yên…
+ Bán hàng cá nhân: Công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng với chuyên môn nghiệp vụ,
vó kiến thức cơ bản marketing, ngoại ngữ, phẩm chẩt đạo đức tốt, trung thực, hoà nhã với
khách hàng. Tuy nhiên trong lĩnh vực marketing thì đội ngũ nhân viên còn chưa có kinh
nghiệm. Do đó hoạt động marketing của công ty còn rất yếu.

2.1.5 Công tác thu thập thông tin marketing
 Thu thập thông tin trong doanh nghiệp:
Thông tin trong doanh nghiệp chủ yếu được thu thập thông qua các nhân viên kỹ thuật,
nhân viên bán hàng, vận chuyển để đảm bảo chất lượng hàng hoá tới tay người tiêu dùng.
 Thu thập thông tin khách hàng:
Khách hàng không chỉ là những người mua hàng hoá và dịch vụ của Công ty ở hiện tại
mà còn có thể là những khách hàng tiềm năng với công ty trong tương lai mặc dù hiện giờ họ
hoàn toàn không hề biết đến doanh nghiệp.
Công ty thu thập thông tin khách hàng qua bộ phận chăm sóc khách hàng và nhân viên
kinh doanh của mình. Phục vụ cho một số hoạt động chào hàng của công ty đến khách hàng.
Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Thu thập thông tin đồi thủ cạnh tranh:
Công tác thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh của công ty còn yếu, chưa được chú trọng.
Hiện tại thông tin đối thủ cạnh tranh được thu thập chủ yếu qua Internet.

2.1.6 Một số đối thủ cạnh tranh
Hiện tại đối thủ cạnh tranh của công ty có thể kể đến các đối thủ như:
- Các cửa hàng, siêu thị điện máy phân phối các sản phẩm đồ gia dụng tương tự
- Sản phẩm máy làm sữa chua trên thị trường có xuất xừ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức
và Italy với các nhãn hiệu như:


NUC (Hàn Quốc), SEVERIN (Đức), đặc biệt là AnAn

Yogurt Maker có bộ cốc thủy tinh nắp nhựa chống khuẩn 7 chiếc như hãng Severin, bộ cốc
thủy tinh đựng sữa chua này có bán riêng dùng được với các loại máy khác trên thị trường.

2.1.7 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh
nghiệp
 Hoạt động tiêu thụ:
Qua số liệu thu thập được ta thấy quy mô tiêu thụ hàng hoá của công ty tăng qua các
năm cần mở rộng thị trường tiêu thụ ra các vùng lân cận. Công ty không những thích nghi với
môi trường kinh doanh mà còn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển với những
nỗ lực như: đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, chú trọng đa dạng hóa các mẫu
sản phẩm. Công ty đã chú trọng đến biểu mẫu của các loại sản phẩm, có hình thức giảm giá
cho khách hàng mua số lượng nhiều. Các hoạt động sau bán hàng nhằm duy trì, củng cố và
mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường cũng được quan tâm. Tuy nhiên
hoạt động sau bán hàng của Công ty còn nhiều hạn chế như Công ty chỉ giảm giá cho khách
hàng ký kết những hợp đồng lớn mà chưa có các chương trình khuyến khích khách hàng có
hợp đồng nhỏ lẻ.
Để có thể cạnh tranh thắng lợi đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, thực hiện các biện pháp
nhằm củng cố được thị trường truyền thống và khai thác thị trường mới.
 Hoạt động Marketing:
Hoạt động marketing của công ty chưa được chú trọng, vẫn còn ở mức độ đơn giản do
Công ty mới thành lập.

Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hoạt động kinh doanh của công ty chưa đi sâu vào công tác nghiên cứu thị trường như tìm
kiếm khách hàng, lôi kéo họ về phía mình, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến với Công ty để
đặt hàng không có các hoạt động quảng cáo, công tác tiếp thị còn yếu.
Từ trước đến nay thị trường truyền thông của Công ty vẫn là thị trường trong Thành phố
Hà Nội, trong khi thị trường tại các tỉnh đầy tiềm năng như Hải Dương, Hưng Yên, mặc dù đã
có sự mở rộng nhưng vẫn chưa được khai thác đúng mức. Công ty cần đẩy mạnh thu thập
thông tin khách hàng cũng như thông tin về các đối thủ cạnh tranh để có những quyết định tốt
nhất khi cần ra quyết định quản trị .

2.2 Quản lý nguồn nhân lực
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Với chiến lược phát triển của Công ty hiện nay, Giang Hải An TRADING., JSC xác định
yếu tố con người là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự thành công hay thất bại của
Công ty.

Bảng 2.8: Số lượng lao động của Công ty năm 2013 – 2014
Đơn vị tính: người

Vị trí
Quản lý

Năm 2013

Năm 2014

Số lượng Tỷ lệ

Số lượng

So sánh 2013/2014

Tỷ lệ

Chênh lệch

Tỷ lệ

3

13,64

3

12

0

0

Nhân viên

19

86,36

22

88

3


15,79

Tổng

22

100

25

100

3

13,64

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Số lượng lao động của Công ty trong 2 năm qua đã có sự tăng lên. Điều này chứng tỏ
Công ty đang phát triển hơn, nhu cầu lao động cao hơn để đáp ứng được nhu cầu công việc.
Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ
Đơn vị tính: người

Trình độ

Năm 2013
Số lượng


Năm 2014
Tỷ lệ

Số lượng

So sánh 2013/2014
Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Đại học

9

40,91

11

44

2

22,22

Cao đẳng

7


31,82

8

32

1

14,29

Trung cấp

6

27,27

6

24

0

0

22

100

25


100

3

13,64

Tổng

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Trình độ của người lao động của Công ty tương đối đồng đều, tất cả cũng đã đều qua tuổi
tốt nghiệp trung học và trong đó, số lượng nhân viên trình độ đại học của Công ty năm 2014
cũng đã có sự tăng lên 2 nhân viên chiếm 22,22% so với năm 2013.

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Đơn vị tính: người

Độ tuổi

Năm 2013
Số lượng

Năm 2014
Tỷ lệ

Số lượng

So sánh 2013/2014
Tỷ lệ


Số lượng

Tỷ lệ

Tuổi từ 20 - 30

11

50

13

52

2

18,18

Tuổi từ 31 – 40

8

36,36

9

36

1


12,5

Tuổi từ 41 - 50

3

13,64

3

12

0

0

22

100

25

100

3

13,64

Tổng


Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguốn: Phòng tổ chức hành chính
Bảng 2.11: Cơ cấu theo giới tính
Đơn vị tính: người
Năm 2013
Vị trí

Số lượng

Năm 2014
Tỷ lệ

Số lượng

So sánh 2013/2014
Chênh

Tỷ lệ

Tỷ lệ

lệch

Nam

12


54,55

14

56

2

16,67

Nữ

10

45,45

11

44

1

10

Tổng

22

100


25

100

3

13,64

Nguốn: Phòng tổ chức hành chính
Cơ cấu lao động tại Công ty theo độ tuổi và giới tính cho ta thấy Công ty có sự chú trọng
vào lao động trẻ, chủ yếu từ 20 – 30 tuổi. Và vì là Công ty chuyên về sản xuất kinh doanh nên
Công ty có tỷ lệ nhân viên nam cao hơn nhân viên nữ chiểm tỷ lệ dao động từ 10% - 15%.
Điều này sẽ giúp Công ty đáp ứng tốt được các yêu cầu về công việc cao, đòi hỏi sức khỏe, sự
nhanh nhẹn và tính sáng tạo.

2.2.2 Định mức lao động:
Dựa vào khả năng của từng nhân viên và tính chất công việc, Công ty đã để ra các chỉ
tiêu về doanh số và thời gian làm việc. Đồng thời, Công ty cũng đưa ra những tiêu chí về
thưởng phạt với từng cán bộ nhân viên để nhằm giúp cho các nhân viên có thể quản lý tốt
công việc của mình, nỗ lực cao hơn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, giúp cho
doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá và phân loại nhân viên.
Trong dây chuyền sản xuất lắp ráp sản phẩm máy làm sữa chua luôn hoạt động đều
đặn và ổn định với 7 công nhân sản xuất thường xuyên ở công đoạn khác nhau như: bắt ốc vít,
dán keo, gọt via-dán tem, xếp cốc, đóng gói sản phẩm. Với từng đó số công nhân một ngày
sản xuất, lắp ráp được 400- 500 sản phẩm hoàn chỉnh.

2.2.3 Tình hình sử dụng, thời gian lao động:
Thời gian làm việc: Mỗi tuần làm việc 6 ngày từ Thứ 2 – Thứ 7 (được nghỉ ngày Chủ
nhật), trong đó làm việc 8h/ngày.

Cụ thể: Sáng: 8h – 12h, Chiều: 13h30 – 17h30.
Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nghỉ phép: 12 ngày phép/năm.
Nghỉ ngày lễ: 9 ngày lễ theo quy định của Luật lao động:
+ Tết Nguyên Đán: 04 ngày (30/12, 01/01, 02/01. 03/01 âm lịch).
+ Ngày giỗ Tổ: 01 ngày (10/03 âm lịch).
+ Ngày Chiến thắng 30/04: 01 ngày.
+ Ngày Quốc tế lao động 01/05: 01 ngày.
+ Ngày Quốc khánh 02/09: 01 ngày.
+ Tết Dương lịch 01/01: 01 ngày.
Thời gian làm thêm giờ: 50.000vnđ/h làm thêm, thời gian làm thêm không quá 200h/năm.
Thời gian lao động trên đáp ứng đựợc các yêu cầu quy định của Luật lao động, đồng thời phù
hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, giúp cho các nhân viên luôn có trạng thái làm việc
tốt nhất, đem lại hiệu quả cao trong công viêc.

2.2.4 Năng suất lao động:
Bảng 2.12: Sức sinh lợi
Thực hiện
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm
2013

So sánh


Năm 2014

Giá trị

%

1.

Tổng doanh thu

Triệu đồng

12932

13965

1033

7,99

2.

Lợi nhuận sau thuế

Triệu đồng

894,75

1129,5


234,75

26,24

3.

Tổng số lao động

Người

22

25

3

13,64

4.

Năng suất lao động

587,82

558,60

-29,22

-4,97


40,67

45,18

4,51

11,09

(4=1/3)
5.

Sức sinh lợi (5=2/3)

Triệu
đồng/người
Triệu
đồng/người

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2014 tăng gần 8% so với năm 2013. Lợi
nhuận sau thuế có mức tăng tương đối cao 26,24% tương đương 234,75 triệu đồng. Công ty
Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
kinh doanh có lãi tuy nhiên có mức lãi còn có thể cao hơn nếu năng suất lao động của công ty
được cải thiện hơn. Hiện năng suất lao động năm 2014 giảm 4,97% so với năm 2013. Chỉ tiêu
sức sinh lợi của mỗi công nhân viên năm 2014 tăng 11,09% tương đương 4.51 triệu đồng/
người so với năm 2013.
Doanh thu tăng nhưng không tương xứng với mức tăng của nhân viên. Có thể là do cty mới,
quy mô nhỏ. Hơn nữa nền kinh tế vừa mới trải qua thời kỳ khó khăn, công ty phải cạnh tranh

với nhiều đối thủ khác với chính sách tốt hơn nên hợp đồng ít.
Bảng 2.13: Năng suất lao động
ĐVT: triệu đồng
Số nhân viên

Doanh thu

Năng suất

Quỹ

Thu nhập

(ng)

thuần

lao động/ng

lương

bq

2013

24

11,827

492.792


73.919

3.080

2014

25

12,847

513.880

77.082

3.083

2013/2014

1

1,020

21.088

3.163

0.003

4.17


8.62

4.279

4.279

0.108

Năm

%

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Năng suất lao động của năm 2014 tăng 4,279% so với năm 2013, mức tăng 21,088 triệu
đồng/ người. Năm 2014 năng suất lao động đạt 513,880 trđ /người. Mức lương bình quân của
công ty trả cho nhân viên luôn được giữ ổn định hơn 3triệu đồng/người. Năm 2014 đạt 3,083
triệu đồng, tăng nhẹ so với năm trước, tương đương 0,108%.
Năng suất lao động năm 2014 tăng do công ty đã có một vài cải tiến trong khâu lắp ráp
sản phẩm. Số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn trong khi thời gian được rút ngắn.

2.2.5 Công tác tuyển dụng và đào tạo:
Khi có nhu cầu lao động, việc tuyển dụng sẽ được thực hiện qua các bước sau:
-

Lập danh sách các vị trí cần tuyển dụng.

-

Đề ra các tiêu chí tuyển dụng: theo yêu cầu công việc, vị trí tuyển dụng…


-

Lập thông báo và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

-

Tổ chức tuyển dụng: gồm có vòng xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn.
Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các quy định chung về tuyển dụng:
-

Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.

-

Trình độ văn hóa tối thiểu có bằng trung cấp.

-

Có tình trạng sức khỏe tốt.

-

Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm tại vị trí tuyển dụng.

-


Thời gian thử việc 2 tháng, trong thời gian thử việc nhân viên đó sẽ được nhận 80%
lương cơ bản theo bảng lương của Công ty.

-

Tất cả nhân viên sau thời gian thử việc đạt yêu cầu của Công ty đều được ký kết hợp
đồng lao động chính thức và được hưởng quyền lợi theo quy định của nhà nước.

Các nhân viên mới sẽ được tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài ngày nhằm nâng cao
trình độ và phù hợp với tập quán làm việc của Công ty. Sau các khóa đào tạo trên cùng với
các khóa đào tạo kỹ năng làm việc, các nhân viên trong công ty sẽ làm việc tốt hơn và kết hợp
được với nhau để nâng cao chất lượng công việc.

2.2.6 Tình hình trả lương của Công ty:
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian tính lương theo cấp bậc
và thang bảng lương.
Lương thời gian= Lương cơ bản+ Lương làm thêm giờ + Phụ cấp (nếu có) - Các khoản
giảm trừ (BHYT, BHXH..nếu có)
Trong đó:

Bảng 2.14: Hệ thống thang lương, bảng lương
Đơn vị tính: triệu đồng

TT

1

Mức lương


Chức danh

Giám đốc

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

4420

4930

5215

5890

6345


7012

7885

9326

Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NV kỹ

2

thuật
NV kinh

3

doanh

4

Bảo vệ

3140

3468

3828


4192

4445

4839

5230

5560

3140

3468

3828

4192

4445

4839

5230

5560

2140

2280


2420

2568

2785

2930

3100

3300

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng là 2.140.000đ
Chế độ nâng bậc lương:
Đối tượng được nâng bậc lương: toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty.
Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh
hoặc nhóm chức danh nghề, công việc.
-

Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương:

+ Cán bộ nhân viên công ty thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng và
chất lượng công việc theo hợp đồng đã ký kết.
-

Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương sớm:

+ Có thành tích cao trong công việc và hoàn thành nhiệm vụ công việc xuất sắc.

+ Không vi phạm kỷ luật theo quy định của luật lao động và nội quy lao động của Công ty.
Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm ngành nghề, công việc: 24
tháng nâng 1 bậc đối với tất cả các chức danh.
Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động: tháng 6 hàng năm.
Cách tính lương trong công ty cụ thể như sau:
Cách tính lương được thực hiện như sau:
Lthg = Lcb × Ntt / 26 + (Lcb × ∑Glti × Xi) / (26 × 8) – BH
Trong đó:
Lcb : là lương cơ bản được quy định trong thang lương, bảng lương.
Trang 21


×