Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Điều tra, đánh giá, phân tích nguồn, lượng và phân nhóm chấtthải nguy hại ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.93 KB, 22 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tăt

Đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT

Bộ Y tế

BXD

Bộ Xây dựng

BOD

Nhu cầu ô xi hóa sinh học

COD


Nhu cầu ô xi hóa hóa học

CTSH

Chất thải sinh hoạt

CTNH

Chất thải nguy hại

CP

Chính phủ

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GHCP

Giới hạn cho phép

GS

Giáo sư



Nghị định


SCT

Sở Công thương

SGTVT

Sở Giao thông vận tải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

UB


Uỷ ban

PCCC

Phòng cháy chữa cháy


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH

Quốc hội

QL

Quốc lộ

QLNN

Quản lý nhà nước

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


KCN

Khu công nghiệp

Ks

Kỹ sư

KTQG

Kỹ thuật quốc gia

KLN

Kim loại nặng


ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO SƠ BỘ
I.

Giới thiệu chung
Những năm vừa qua là những năm khó khăn chung của cả nước về phát triển
kinh tế trong đó có Bắc Giang. Tuy nhiên nhờ có những chính sách khuyến khích
và thu hút đầu tư phù hợp cùng một số những mặt lợi thế khác của tỉnh mà Bắc
Giang vẫn là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với
cả nước.
Đi cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và sự phát triển đời sống xã hội,
Bắc Giang đang phải đối mặt với sự suy giảm của chất lượng môi trường làm cho
môi trường có chiều hướng bị suy thoái. Hệ sinh thái, đa dạng sinh học bị suy

giảm, sự gia tăng, biến đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan nguyên nhân một
phần cũng do từ các hoạt động của con người.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác BVMT nhằm giảm thiểu tối đa
các tác động tiêu cực từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường và
cũng đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác BVMT của
tỉnh Bắc Giang cũng gặp không ít những khó khăn, bất cập. Đặc biệt là trong việc
theo dõi, giám sát, phân nhóm CTNH của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn Tỉnh.
Nhằm thực hiện Kế hoạch: Thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường định
kỳ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2017, thực hiện các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường. Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang đã tiến hành xây
dựng đề tài “Điều tra, đánh giá, phân tích nguồn, lượng và phân nhóm chất
thải nguy hại ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”.
Báo cáo đề tài “Điều tra, đánh giá, phân tích nguồn, lượng và phân nhóm
chất thải nguy hại ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh” là tài liệu tổng hợp một
cách hệ thống các thông tin, số liệu, hiện trạng và tình hình chất thải nguy hại của
các cơ sở, đơn vị và doanh nghiệp là các chủ nguồn thải chất thải nguy hại có khả
năng gây tác động xấu đến môi trường. Báo cáo cũng nhận xét khá đầy đủ về thực
trạng thải và công tác xử lý của các chủ nguồn thải, trên cơ sở đó đưa ra được
những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp BVMT nhằm cải thiện chất lượng môi
trường, nâng cao hiệu quả của công tác BVMT trên địa bàn tỉnh trong những năm
tới
II.
Mục tiêu của nhiêm vụ
II.1. Mục tiêu nhiệm vụ
Điều tra hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh.
Đánh giá, phân tích tình hình phát sinh CTNH và công tác quản lý của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Phân nhóm các doanh nghiệp theo nhóm CTNH

Thiết lập chương trình quản lý, điều tra, khảo sát và giám sát CTNH trong các
giai đoạn thực hiện dự án.
Lập Báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, bàn đồ cơ sở dữ liệu
II.2. Nội dung và giải pháp thực hiện
Nội dung 1: Lập đề cương và thủ tục ký kết hợp đồng

Nội dung và khối lượng công việc:

Biên soạn đề cương và lập dự toán kinh phí: 01 đề cương và dự trù kinh phí.

Trình duyệt đề cương, thương thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện:

Giải pháp thực hiện:

Biên soạn đề cương và lập dự toán kinh phí theo các căn cứ pháp lý hiện
hành.

Thương thảo và ký kết hợp đồng với Sở TNMT tỉnh Bắc Giang.
Nội dung 2: Khảo sát, điều tra thực địa, thu thập tài liệu, đo, lấy mẫu tại hiện
trường

Nội dung công việc:
Lập mẫu phiếu điều tra.
Thu thập thông tin về các chủ nguồn thải CTNH có trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang.
Tổng hợp các tài liệu, số liệu: Quyết định, công văn, hợp đồng, thuyết minh
báo cáo và các tài liệu liên quan; Các tài liệu đã công bố liên quan đến địa điểm
thực hiện dự án: Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường và đặc
điểm kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án; Các tài liệu khác có liên quan.
- Khảo sát tổng hợp về điều kiện tự nhiên, môi trường và đặc điểm kinh tế xã

hội khu vực thực hiện dự án.
+
Khảo sát, điều tra thực địa khu vực có chủ nguồn CTNH.
+
Lấy mẫu CTNH về phân tích nhằm đánh giá, nhận xét, phân nhóm, phân
loại CTNH theo ngành nghề.

Giải pháp thực hiện:
- Thu thập tài liệu, số liệu:
+
Sở TNMT làm công văn kết hợp cùng phiếu điều tra gửi đến các đơn vị
được điều tra khảo sát lấy mẫu.
+
Điều tra, khai thác thông tin, thu thập phiếu chuyển thể sang bản in và file
dữ liệu máy tính. Tổng hợp lại kết quả và nhận xét rút ra kết luận.
- Khảo sát tổng hợp về điều kiện tự nhiên, môi trường và đặc điểm kinh tế xã
hội khu vực thực hiện dự án và các vùng lân cận có liên quan:
-


+
Khảo sát thực địa tổng hợp với sự tham gia của các chuyên gia thuộc các
lĩnh vực có liên quan.
+
Lấy mẫu CTNH theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn VN hiện hành.
Nội dung 3: Đo, phân tích mẫu

Nội dung công việc:
- Xử lý mẫu.
- Phân tích mẫu theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành.

- Xử lý kết quả phân tích mẫu.

Giải pháp thực hiện:
- Phân tích mẫu CTNH tại phòng phân tích ứng dụng viện Hóa.
- So sánh kết quả phân tích với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành.

Khối lượng mẫu phân tích
- Khối lượng mẫu: Lấy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn VN hiện hành
- Số lượng mấu: 32 mẫu trong đó: 16 mẫu nước thải, chất thải rắn và 16 mẫu
bùn thải.
Nội dung 4: Nghiên cứu các chuyên đề và biên soạn báo cáo

Nội dung công việc:
- Tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh Bắc Giang. Tác động của
việc phát triển kinh tế đến vấn đề môi trường của tỉnh.
- Phân tích, tính toán chỉ tiêu CTNH, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành và đưa ra kết luận.
- Đánh giá, dự báo, đưa ra các biện pháp, phân nhóm, phân loại để kiểm soát.
- Nghiên cứu các chuyên đề.
- Lập báo cáo tổng hợp.

Giải pháp thực hiện:
- Kế thừa các tài liệu hiện có.
- Cập nhật và thể hiện đầy đủ các nội dung chuyên môn đã nghiên cứu.
- Nghiên cứu, thực hiện các chuyên đề chuyên môn theo các loại CTNH đã
được điều tra, thu thập trước đó.
- Tổng hợp các chuyên đề thành lập Báo cáo tổng hợp
II.3. Đơn vị thực hiện

Chủ đầu tư

- Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang
- Địa chỉ: 50 Ngô Gia Tự, Thành phố Bắc Giang
- Điện thoại: 0240 3856 047
Fax: 0240 3856 047

Cơ quan xây dựng dự án tư vấn


- Công ty Cổ phần công nghệ Tài nguyên Môi trường Hữu Nghị
- Địa chỉ: Nhà số 6 lô 7 đường Đặng Xá 3, Xã Đặng xá, Huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội, Việt nam.
- Điện thoại: 0903292070
III. Cơ sở pháp lý
Căn cứ pháp lý:
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi
hành ngày 01 tháng 01 năm 2015
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Thông tư số 58/2016/TT – BTC ngày 29/03/2016 của Bộ tài chính quy định
chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự
nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghê nghiệp;
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 giữa Bộ
Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn việc quản lý kinh phí
sự nghiệp môi trường;

Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 do Chính phủ ban
hành Quy định về Quản lý chất thải và phế liệu;
Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ Quy định điều
kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
Quyết định số 360/2011/QĐ-UBND ngày 13/03/2017 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt dự toán và phương thức lựa chọn đơn vị thực hiện kế
hoạch: Điều tra, đánh giá, phân tích nguồn, lượng và phân nhóm chất thải nguy hại
ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có Dự toán chi tiết kinh phí kèm theo;


Quyết định số 157/QĐ-TNMT ngày 20/03/2017 của Sở TNMT tỉnh Bắc
Giang Về việc đặt hàng thực hiện kế hoạch: Điều tra, đánh giá, phân tích nguồn,
lượng và phân nhóm chất thải nguy hại ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tờ trình số 257/QĐ-TNMT ngày 17/03/2017 của Chi cục BVMT tỉnh Bắc
Giang về việc Đề xuất đơn vị thực hiện Kế hoạch: Thực hiện mạng lưới quan trắc
môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2017;
Hợp đồng số 520/HĐKT ngày 20/03/2017 của Sở tài nguyên và môi trường
tỉnh Bắc Giang và Công ty CP môi trường Hữu Nghị về thực hiện kế hoạch: Điều
tra, đánh giá, phân tích nguồn, lượng và phân nhóm chất thải nguy hại ở các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn lấy mẫu:
+
TCVN 6663-1: 2011 (ISO 5667-1: 2006) Chất lượng nước – Lấy mẫu –Các
tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh đánh giá chất lượng môi trường;

+
TCVN 9466:2012 Chất thải rắn – Hướng dẫn lấy mẫu từ đống chất thải;
+
TCVN 4556-1988 - Nước Thải - Phương Pháp Lấy Mẫu Vận Chuyển Và
Bảo Quản Mẫu;
+
TCVN 6663 - 3:2000 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 13: Hướng dẫn
lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan;
+
TCVN 6663 -15: 2004 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản
và xử lý mẫu bùn và trầm tích;
- Quy chuẩn so sánh
+
QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
+
QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy
hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
IV. Đặc điểm tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang trong
những năm qua
IV.1. Đặc điểm tự nhiên
1..1. Điều kiện về địa lý, địa hình
a. Điều kiện về địa lý:
Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến
107002’ kinh độ đông;
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc,
cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn
100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây



Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải
Dương và Quảng Ninh. Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong
đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn.
Hình 1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang

b. Điều kiện về địa hình:
Địa hình tỉnh Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng
xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang.
Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân
Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.


Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là
chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc
biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây
ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...;
chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn
tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung
du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công
nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
1..2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông
Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa
Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số
tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm
không khí dao động khoảng 74% - 80%.
Hình 2. Lược đồ các vùng khí hậu tỉnh Bắc Giang


Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời
gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm
khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12
năm trước đến tháng 3 năm sau.
Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió
Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết


khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè.
Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc
Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát
triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới
1..3. Tài nguyên đất
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp,
110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại
khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích
lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất được chia làm
6 nhóm đất chính:
Hình 3. Bản đồ các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang

- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 50.246 ha, chiếm 13,14% diện tích đất tự
nhiên. Loại đất này được phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các
sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với các loại cây
nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.
- Nhóm đất bạc màu: Diện tích khoảng 42.897 ha, chiếm 11,22% diện tích đất tự
nhiên, là loại đất bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt Yên,
Tân Yên, Hiệp Hòa. Đây là nhóm đất bằng, nghèo đạm, lâm, giàu ka-li, tơi, xốp,



thoát nước tốt, thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt như: Khoai tây, khoai lang,
cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 6.546 ha, chiếm
1,71% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ,
kẹp giữ các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm
rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên thường có độ phì khá, rất thích hợp
với các loại cây trồng như: Ngô, đậu, đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 241.358 ha, chiếm 63,13% diện tích đất tự
nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Loại
đất này thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong
hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008 ha, chiếm 0,27% diện tích đất
tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái
Nguyên.
- Nhóm đất xói mòn: Diện tích khoảng 18.809 ha, chiếm 4,92% diện tích đất tự
nhiên. Loại đất này có đặc điểm là tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích
đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự
nhiên.
1..4. Tài nguyên nước
Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài
347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước
ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng
cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt, cụ thể tài nguyên nước trên các
sông như sau:


Hình 4. Hệ thống các sông lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang


- Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có
chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và
sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m 3, hiện nay đã có
hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt
Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên.
- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa
phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là
sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm
khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170
công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam.
- Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa,
sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m 3, trên sông
Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện
Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha,
một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng
nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố
Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu
m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3…
- Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,13 tỷ
m3/năm, nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe nứt trong hệ


tầng mẫu sơn, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm
nước tưới trong nông nghiệp; tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng
đều, chủ yếu tập trung ở một số huyện trung du như: Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp
Hòa, Việt Yên, Yên Dũng.
1..5. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó,
diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9
ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm
nghiệp. Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống
xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ
vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.
1..6. Tài nguyên khoáng sản
Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên
địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15
loại khoáng sản gồm các loại: năng lượng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật
liệu xây dựng thông thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng
như than (dự báo trữ lượng trên 113,5 triệu tấn); các khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường có trữ lượng khá lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi
cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao
thông như: sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu m3), cát sỏi, đất san lấp;
khoáng sản có triển vọng và phân bố chủ yếu các huyện miền núi như: quặng đồng,
vàng, chì, kẽm.
Khoáng sản nhiên liệu (than): Phân bố chủ yếu tại các huyện Sơn Động, Lục
Nam, Yên Thế, Lục Ngạn. Trữ lượng khoảng 113,582 triệu tấn, than có chất lượng
trung bình đến thấp. Hiện nay các mỏ được cấp giấy phép khai thác gồm: Đồng Rì,
Bố Hạ, An Châu, Đông Nam Chũ, Thanh Sơn, Nước Vàng.
Khoáng sản kim loại: Có quặng sắt, quặng đồng, chì, kẽm, vàng, thủy ngân.
Trong đó:
+ Quặng sắt: có 01 mỏ tại khu vực xã Xuân Lương, huyện Yên Thế trữ lượng
0,503 triệu tấn, mỏ có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, hiện mỏ đã cấp phép khai
thác.
+ Chì - kẽm: có 4 điểm mỏ nhỏ, phân bố tại các huyện Yên Thế, Lạng Giang,
Sơn Động. Các điểm mỏ có hàm lượng quặng nghèo. Hiện đã cấp phép 01 điểm
mỏ Hoa Lý, huyện Sơn Động, 03 mỏ còn lại chưa được đánh giá, xác định trữ
lượng (gồm điểm quặng Làng Lát, Dĩnh Bạn, Mỏ Trạng).



+ Vàng: có 3 điểm sa khoáng, 2 điểm vàng gốc, phân bố tại huyện Yên Thế và
huyện Lục Ngạn, hiện các điểm vàng chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chưa
cấp phép.
+ Thủy ngân: Có 1 điểm Văn Non thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
+ Quặng đồng: Phân bố rải rác trên địa bàn huyện Lục Ngạn và Sơn Động với
khoảng 200 vị trí có khoáng hóa. Nhìn chung, quặng đồng có hàm lượng nghèo, quy
mô nhỏ, chỉ phù hợp phát triển công nghiệp địa phương.
Khoáng chất công nghiệp: Có các khoáng sản như: barit, kaolin, than bùn,
felspat. Cụ thể:
+ Khoáng sản barit: Tập trung tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế (các
mỏ Lang Cao, Núi Ri - Núi Dành, Núi Chùa - huyện Tân Yên, Ngọc Sơn- huyện Hiệp
Hoà, Mỏ Trạng - huyện Yên Thế). Các mỏ Lang Cao, Núi Chùa, Núi Rì - Núi Dành
đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng, với tổng trữ lượng 567 ngàn tấn; điểm Ngọc
Sơn và Mỏ Trạng chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng. Nhìn chung các mỏ có quy
mô nhỏ, chất lượng trung bình, có thể khai thác phục vụ công nghiệp địa phương.
Hiện có 01 mỏ Lang Cao đã được cấp phép khai thác.
+ Kaolin: có 01 điểm mỏ tại ở xã Trí Yên - huyện Yên Dũng, mỏ đã được khảo
sát sơ bộ, xác định trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 13 triệu m 3, chưa cấp phép
khai thác.
+ Than bùn: có 02 mỏ tại huyện Việt Yên và huyện Lục Nam, trữ lượng 168,5
ngàn tấn, hiện chưa cấp phép. Các mỏ than bùn chủ yếu nằm ở các vùng đất trồng
lúa, vì vậy không có khả năng khai thác.
+ Felspat: có 01 điểm mỏ tại Ngọc Sơn - Hiệp Hòa, trữ lượng 591,5 ngàn tấn,
hiện chưa cấp phép. Chất lượng xấu, chỉ có thể khai thác, chế biến phục vụ cho sản
xuất gạch ceramic.
+ Sét gốm: Có 1 mỏ sét gốm Lương Phong (Hiệp Hòa) trữ lượng nhỏ, không có
triển vọng khai thác công nghiệp. Tổng trữ lượng sét gốm mỏ Lương Phong
(C1+C2) là 313 nghìn tấn, mỏ chưa được cấp phép.

+ Sét chịu lửa: Có 2 điểm mỏ là Thượng Lát - huyện Việt Yên và Phố Thắng huyện Hiệp Hòa, tổng trữ lượng là 342,878 ngàn tấn, chất lượng không cao, hiện
nay chưa cấp phép.
Khoáng sản vật liệu xây dựng: Gồm sét, gạch, ngói, cát, cuội, sỏi, đá xây dựng,
sét gốm, sét chịu lửa được phân bố rải đều trên các huyện. Cụ thể:
+ Sét gạch ngói: có 132 mỏ và điểm mỏ đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác giai
đoạn đến năm 2020, với trữ lượng tài nguyên là 85,49 triệu m3, đã cấp 04 giấy


phép. Sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh phân bố rộng, trữ lượng lớn, có chất lượng
tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất gạch ngói.
+ Cát, cuội, sỏi xây dựng: 4 mỏ cát xây dựng và 51 bãi cát sỏi lòng sông thuộc
sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo
trên 100 triệu m3, đã cấp 12 giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông. Cát, sỏi có chất
lượng tương đối tốt, có thể làm vật liệu cho sản xuất bê tông, hồ, vữa.
+ Đá vật liệu xây dựng: Có 02 mỏ (mỏ Xóm Dõng, xã An Lạc - huyện Sơn Động
dự báo khoảng 5 triệu m3 và mỏ Lục Sơn - huyện Lục Nam trữ lượng trên 10 triệu
m3), Các mỏ đá của tỉnh có chất lượng thấp, chỉ phù hợp cho việc khai thác cho
nhu cầu làm vật liệu xây dựng, làm đường, thủy lợi.
+ Đất, đá san lấp mặt bằng: Trên địa bàn tỉnh có 50 khu vực đất có thể đưa vào
làm vật liệu san lấp mặt bằng trong giai đoạn 2013-2020, với tổng diện tích là
349,3 ha, tài nguyên dự báo trên 26.326.000 m3.
1..7. Tài nguyên du lịch
Bắc Giang có tiềm năng về du lịch lớn. Các điểm có thể khai thác như hồ
Cấm Sơn và một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), suối Mỡ (Lục Nam) và
Khu di tích lịch sử thành cổ nhà Mạc (thế kỷ XVI-XVII), thành cổ Xương Giang
(thế kỷ XV), di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX) là di tích Quốc gia đặc biệt; du lịch an toàn khu II, đền chùa Y Sơn và du lịch
lăng đá cổ huyện Hiệp Hòa, khu du lịch tâm linh - sinh thái Núi Dành (Tân Yên),
rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động). Một số điểm có kiến trúc nổi tiếng như
Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đà là hai trung tâm truyền Phật giáo vào

thế kỷ XII - XIII, một số đình, chùa có kiến trúc độc đáo như đình Phù Lão, đình
Thổ Hà, đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là đệ nhất Kinh Bắc thế kỷ XVI, đình Tiên
Lục (thế kỷ XVII), nơi còn lưu lại cây Dã Hương ngàn năm tuổi… Nếu được đầu
tư, những địa điểm trên có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách trong và
ngoài nước.
IV.2. Sự phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) năm 2016 tăng cao nhất kể
từ năm 1997, ước đạt 10,4%, vượt 0,4% so với kế hoạch; trong đó nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 16,8% (công nghiệp tăng 19,8%, xây
dựng tăng 8,3%), dịch vụ tăng 7,6%; GRDP bình quân/người ước đạt 1.750 USD, tăng
260 USD so với năm 2015.
I. Lĩnh vực sản xuất, phát triển kinh tế
1. Sản xuất công nghiệp


Sản xuất công nghiệp ổn định và tăng trưởng khá. Các ngành sản xuất chiếm
tỷ trọng lớn như ngành may mặc, điện tử, điện,... sản xuất ổn định, là động lực tăng
trưởng chính cho ngành công nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt
73.450 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch, tăng 23,8% so với cùng kỳ.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì được sự phát triển ổn
định, giá trị sản xuất (giá hiện hành)ước đạt 27.350 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm
2015, bằng 99,3% kế hoạch.
Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 172.850 ha, bằng 98,5% so với năm
2015. Năng suất các loại cây trồng chính đều tăng so với cùng kỳ. Giá trị trên 1 ha
đất sản xuất nông nghiệp đạt 90 triệu đồng, tăng 13,8% so với năm 2015. Sản
lượng lương thực có hạt ước đạt 661.285 tấn, vượt 2,4% kế hoạch (trong đó, sản
lượng lúa đạt 618.041 tấn vượt 1,2%). Sản lượng vải thiều đạt 142.000 tấn, bằng
73% so với năm 2015.
Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi các loại

ước đạt 230 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ, đạt 103,8 % kế hoạch.
Ước đến hết năm, toàn tỉnh trồng rừng được 7.945 ha, vượt 58,9% kế hoạch ().
Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 37,3%, bằng 100% kế hoạch.
Diện tích nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.320 ha, tăng 1% so với
năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 38.900 tấn, tăng 7,5%, đạt 112,5%
kế hoạch.
Ước đến hết tháng 12/2016, số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt được/xã
là 13,2 tiêu chí, tăng 0,5 tiêu chí, đạt kế hoạch đề ra, toàn tỉnh có 48 xã đạt chuẩn
nông thôn mới, tăng 14 xã so với năm 2015, đạt 100% kế hoạch.
3. Hoạt động thương mại, dịch vụ
Ngành dịch vụ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất (giá hiện
hành) ước đạt 32.730 tỷ đồng, tăng 15,0% so với năm 2015.
3.1. Thương mại, giá cả, xuất, nhập khẩu
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2016 ước đạt
19.425 tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng kỳ, vượt 2,2% kế hoạch.
Kim ngạch xuất nhập khẩu có bước tăng vượt bậc, giá trị xuất khẩu ước đạt
3.630 triệu USD, tăng 47,6% so với cùng kỳ, đạt 125,2% kế hoạch; kim ngạch
nhập khẩu ước đạt 3.795 triệu USD, tăng 51,2% so với cùng kỳ, đạt 128,7% kế
hoạch.
3.2. Tài chính, ngân hàng


Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.352,8 tỷ đồng, vượt 20,9% dự
toán, trong đó thu nội địa là 3.672,8 tỷ đồng, bằng 122,4%, thu thuế xuất nhập
khẩu 680 tỷ đồng, bằng 113,3% dự toán năm. Ước chi ngân sách cả năm đạt
11.074,8 tỷ đồng, bằng 124,4% dự toán.
Tổng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng trưởng khá. Ước đến 31/12/2016,
tổng huy động vốn trên địa bàn đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 28,8%; dư nợ tín dụng đạt
30.450 tỷ đồng, tăng 18,3%.
3.3. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt gần 25,8 triệu lượt người, đạt
108% kế hoạch, khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 22,9 triệu tấn, đạt 118%
kế hoạch. Doanh thu từ hoạt động vận tải đạt 3.160 tỷ đồng, tăng 15,7% so với
năm 2015
Doanh thu bưu chính, viễn thông ước đạt 1.710 tỷ đồng, tăng 2,0%, nộp
ngân sách ước đạt 126 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2015.
3.4. Dịch vụ du lịch
Số lượng khách du lịch tới tỉnh ước đạt 492.000 lượt, bằng 100% kế hoạch,
tăng 20,6% so với năm 2015.
4. Đầu tư phát triển
Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt khoảng 36.000 tỷ đồng,
tăng 20% so với năm 2015.
4.1. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút mới được 151 dự án đầu tư, trong đó
có 112 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 12.098 tỷ đồng, gấp 3,7 lần; cấp mới và
điều chỉnh tăng vốn cho 57 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 686,6 triệu USD,
trong đó cấp mới 39 dự án vốn đăng ký 618 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 18 dự
án với số vốn điều chỉnh tăng là 68,6 triệu USD, gấp 2,9 lần so với năm 2015.
Nhìn chung, các dự án đầu tư trên địa bàn có quy mô lớn hơn, các dự án đầu
tư trong nước đạt 108 tỷ đồng/dự án, gấp 3,6 lần, các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 5,9 triệu USD/dự án, gấp 2,9 lần so với năm 2015 (). Lũy kế đến nay, trên
địa bàn tỉnh có 1.093 dự án đầu tư, trong đó có 839 dự án trong nước, tổng vốn
đăng ký là 53.767 tỷ đồng; 254 dự án FDI vốn đăng ký 3.473,6 triệu USD.
Có 758 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 34%, vốn đăng ký là 11.235 tỷ
đồng, gấp 5,5 lần so với năm 2015. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 5.761 doanh
nghiệp; trong đó có 5.514 doanh nghiệp trong nước, vốn đăng ký là 32.323 tỷ
đồng, 247 doanh nghiệp FDI với số vốn đăng ký là 2.968 triệu USD và 827 chi
nhánh, văn phòng đại diện.



II. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
1. Giáo dục và Đào tạo
Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên, trong kỳ thi học sinh
giỏi toàn quốc năm học 2015-2016, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 7/63 tỉnh, thành trong
cả nước về chất lượng giải, tăng 5 bậc so với năm học 2014-2015; xếp thứ 2 toàn
đoàn tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2016 khu vực I; tỷ lệ học
sinh đỗ tốt nghiệp THPH năm 2016 đạt 98,6%, tăng 0,4% so với năm 2015...
Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên. Ảnh: BGP/Hải Huyền.
Công tác phổ cập giáo dục các cấp học được duy trì, đã có 224/230 xã, phường, thị
trấn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, tăng 5 xã so
với cùng kỳ. Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 84,8%, bằng 99%, tỷ lệ trường
đạt chuẩn quốc gia đạt 81,6%, đạt kế hoạch.
2. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số kế hoạch hóa gia đình
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiếp tục được đầu tư để đảm bảo yêu cầu
khám, chữa bệnh. Ước đến hết năm 2016, tỷ lệ xã/phường/thị trấn đạt bộ tiêu chí
Quốc gia về y tế đạt 90,9%, vượt mục tiêu 1,3%.
Công tác tuyên truyền về dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có
hiệu quả. Ước năm 2016, mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,16‰, vượt kế hoạch đề ra; tỷ lệ
phát triển dân số tự nhiên là 1,16%, đạt kế hoạch; tỷ số giới tính khi sinh (nam/100
nữ) là 115,7/100, tăng 0,3 điểm so với năm 2015.
3. Công tác văn hóa, thể thao
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được quan tâm. Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện hiệu quả; Tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố đạt tiêu
chuẩn văn hoá đạt 69%, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn
hóa chiếm 85%. Phong trào thể thao tiếp tục phát triển.
4. Tình hình đời sống nhân dân, lao động, việc làm và chính sách xã hội
Đời sống nhân dân trên địa bàn cơ bản ổn định. Ước đến hết năm, tỷ lệ hộ
nghèo còn khoảng 11,9%, đạt kế hoạch.
Từ đầu năm đến nay, đã tạo việc làm mới cho trên 28.600 lao động (trong đó

xuất khẩu lao động là 4.026 người chiếm 14,1%), đạt kế hoạch.
III. Lĩnh vực nội chính
1. Công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp và xây dựng chính quyền


Công tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2020 đã thành công tốt đẹp; toàn tỉnh có 2.102 tổ bầu cử, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt
98,13%.
2. Công tác cải cách hành chính
Hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Giang
hoạt động từ ngày 01/9/2016, bước đầu đã tạo chuyển biến trong công tác tiếp nhận và
giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ngành tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá
nhân.
Hình 5. Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Giang

UBND tỉnh đã thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị
của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Công tác cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực, đánh giá kết quả năm
2015, hai chỉ số quan trọng nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và
đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của tỉnh Bắc Giang
đều tăng so với năm 2014; cụ thể: Chỉ số PCI đứng thứ 40 trong toàn quốc (tăng 01
bậc), chỉ số PAPI đứng thứ 21 trong toàn quốc (tăng 42 bậc).
3. Công tác tư pháp, thi hành án dân sự
Trong năm đã thụ lý 12.288 việc, tăng 2,1%, với số tiền 1,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 16,5% so với cùng kỳ. Đã giải quyết song 7.324 việc, đạt tỷ lệ 83%, giảm
11%; giải quyết song 163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,4%, giảm 40,6% so với cùng kỳ.
4. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo


Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tiếp 6.632 lượt người, tăng 10,3% đến đề

nghị giải quyết 4.312 vụ việc, tăng 1,0%, tiếp nhận 6.745 đơn các loại, tăng 30,9%
so với cùng kỳ. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành là
2.774 đơn, đã xem xét giải quyết xong 2.556 đơn, đạt tỷ lệ 92,1% (giảm 1,7% so
với năm 2015).
5. Công tác quốc phòng - an ninh, đối ngoại
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn
định, tội phạm về trật tự xã hội được kiềm chế và giảm so với năm 2015.
UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác Quốc phòng địa phương. Đã chỉ đạo
huyện Việt Yên tổ chức thành công diễn tập Khu vực phòng thủ năm 2016; hoàn
thành 100% chỉ tiêu tuyển quân năm 2016.
6. Công tác đảm bảo an toàn giao thông
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, toàn tỉnh xảy ra 221 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 93 người, bị thương 188 người (giảm 9% số vụ, giảm 5% số người
chết, giảm 10% số người bị thương so năm 2015).
* Có thể thấy, năm 2016 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình KT-XH
của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt được kết quả khá tích cực, hầu hết các chỉ tiêu
chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch, đời sống nhân dân ổn định, từng bước được
nâng lên; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, mặc dù tăng
trưởng kinh tế đạt cao song chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế, tỷ trọng giá
trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất vẫn có xu hướng giảm. Diện tích gieo
trồng cây hàng năm giảm; chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp
còn thấp, chưa nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP. Tình trạng hàng giả,
hàng kém chất lượng, buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh
vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị các điều
kiện để thu hút đầu tư kết quả còn hạn chế. Chất lượng giáo dục còn chênh lệch
nhiều giữa đô thị và miền núi, giữa trường công lập và ngoài công lập. Việc thực
hiện tự chủ tài chính, thực hiện thông tuyến trong khám chữa bệnh BHYT và thay
đổi giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT còn lúng túng. Một số vụ việc khiếu kiện
chưa được giải quyết triệt để.

(Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
tỉnh Bắc Giang)


IV.3. Tác động của sự phát triển kinh tế đến môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Bắc Giang
Có thể nói, trong 5 năm qua, chất lượng môi trường tỉnh Bắc Giang có xu
hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Trong đó ô nhiễm môi trường nước mặt, môi
trường nông thôn, làng nghề được coi là vấn đề bức xúc hiện nay. Ô nhiễm môi
trường nước mặt do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và nước thải làng nghề
có xu hướng gia tăng. Nước sông Thương bị ô nhiễm cục bộ tại một vài vị trí: đoạn
chảy qua phường Thọ Xương, phường Mỹ Độ (thành phố Bắc Giang), các xã Trí
Yên, Tân Liễu, Đồng Phúc (huyện Yên Dũng). Nước sông Cầu bị ảnh hưởng từ
nguồn thải từ Khu công nghiệp Quang Châu, làng nghề nấu rượu xã Vân Hà, làng
giết mổ trâu bò Phúc Lâm (huyện Việt Yên). Chất lượng nước mặt sông Lục Nam
bị ô nhiễm hữu cơ mang tính cục bộ, chủ yếu đoạn chảy qua huyện Lục Nam, xã
Yên Định (huyện Sơn Động).
Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề. Hiện nay
mới chỉ có làng nghề rượu truyền thống xã Vân Hà (huyện Việt Yên) được đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý chất thải, các làng nghề còn lại chưa được đầu tư hệ thống
thu gom, xử lý, do vậy nước thải làng nghề đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn nước mặt của tỉnh. Một số làng nghề hiện đang là điểm nóng về ô nhiễm
môi trường như làng giết mổ trâu bò thôn Phúc Lâm (xã Hoàng Ninh, huyện Việt
Yên), làm bún ở phường Đa Mai (thành phố Bắc Giang).
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tập kết tại các bãi chôn lấp tạm thời, do
đó phát sinh nhiều bãi rác tự phát, chủ yếu được xử lý bằng hình thức chôn lấp,
việc chôn lấp không đúng quy định làm rò rỉ, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề môi trường của tỉnh
Bắc Giang

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Bắc
Giang nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội (KT-XH) gắn với công tác BVMT, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên hợp lý, hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác BVMT vẫn còn một số hạn chế, ô nhiễm môi trường do
bụi, nước thải, khí thải chưa giảm, có nơi, có chỗ còn gây nhiều bức xúc trong
nhân dân. Môi trường ở đô thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh và một số làng nghề
vẫn bị ô nhiễm; việc thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn còn nhiều bất cập,
nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết BVMT; thói quen vứt rác, xả
nước thải bừa bãi nơi công cộng còn phổ biến trong dân cư; điều kiện vệ sinh môi
trường, cung cấp nước sạch ở nông thôn còn thấp. Tài nguyên nước cũng đang
đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh. Tài nguyên thiên nhiên vẫn bị khai thác tùy


tiện, trái phép gây áp lực lớn lên TN&MT, đặt công tác BVMT, khai thác sử dụng
tài nguyên thiên nhiên của tỉnh trước những thách thức.
Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác BVMT do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của công tác BVMT, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành động
cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người trong BVMT; chưa bảo đảm sự hài
hòa giữa phát triển kinh tế với BVMT, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh
tế mà ít quan tâm việc BVMT; nguồn lực đầu tư cho BVMT của nhà nước, của các
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi
trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi
hành pháp luật chưa nghiêm.



×