Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hng dn th thc trinh bay bai bao kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.72 KB, 7 trang )

PHỤ LỤC 1.
CẤU TRÚC
BÁO CÁO TỔNG KẾT VÀ BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số ................. ngày .... tháng .... năm 2010 của Giám đốc Đại học Huế)
––––––––––––––
1. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài NCKH là cơ sở để Hội đồng nghiệm thu đánh giá
kết quả nghiên cứu của đề tài. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài phải phản ánh đầy đủ
nội dung, kết quả thực hiện đề tài. Các báo cáo phải đóng thành quyển.
2. Hình thức của báo cáo tổng kết đề tài:
2.1.

Báo cáo tổng kết đề tài khổ A4 (210x297mm); Báo cáo tóm tắt khổ 142x200mm.

2.2.

Số trang của báo cáo tổng kết đề tài từ 80 trang đến 150 trang (không tính mục lục,
tài liệu tham khảo và phụ lục), font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13. Báo cáo tóm tắt đề
tài không quá 15 trang, font chữ Time New Roman, cỡ chữ 11.

3. Cấu trúc báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài:
3.1.

Báo cáo tổng kết đề tài được trình bày theo trình tự sau:
1. Trang bìa (Mẫu 1 Phụ lục II);
2. Trang bìa phụ (Mẫu 2 Phụ lục II);
3. Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài và đơn vị phối hợp chính;
4. Mục lục;
5. Danh mục bảng biểu;
6. Danh mục các chữ viết tắt;
7. Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh;


8. Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong và ngoài
nước; tính cấp thiết; mục tiêu; cách tiếp cận; phương pháp nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.
9. Các Chương 1, 2, 3,..: Các kết quả nghiên cứu đạt được (Các kết quả nghiên cứu đạt
được và đánh giá về các kết quả này, bao gồm tính chính xác và tin cậy của kết quả,
ý nghĩa của các kết quả).
10. Kết luận và kiến nghị: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện và kiến
nghị về các lĩnh vực nên ứng dụng hay sử dụng kết quả nghiên cứu; những định
hướng nghiên cứu trong tương lai.
11. Tài liệu tham khảo (tên tác giả được xếp theo thứ tự abc);
12. Phụ lục;
13. Bản sao Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt;

3.2. Báo cáo tóm tắt đề tài được trình bày theo trình tự như 10 mục đầu của báo cáo tổng kết
đề tài.
1


Mẫu 1. Trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp cơ sở

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
<TRƯỜNG/KHOA>

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

………………………………………..………………………………………..

………………………………………..………………………………………..
………………………………………..………………………………………..

Mã số:

………………………………………..………………………………………..

Chủ nhiệm đề tài: họ tên của chủ nhiệm đề tài>

Huế, tháng… năm ……

2


Mẫu 2. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp cơ sở.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
<TRƯỜNG/KHOA>

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

………………………………………..………………………………………..
………………………………………..………………………………………..
………………………………………..………………………………………..


Mã số:

………………………………………..………………………………………..

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên)

Huế, tháng… năm ……

3


PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN VỀ THỂ THỨC TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC VÀ BÁO
CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
I. Thứ tự trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài KHCN
MỤC LỤC
-DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO (Xếp theo vần a, b, c)
(nếu có)
-DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU (nếu có)
-MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài báo cáo
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài báo cáo

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài báo cáo
6. Những đóng góp về đề tài khoa học của đề tài báo cáo
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài báo cáo
8. Kết cấu của đề tài báo cáo
Chương 1 (tên chương chữ in hoa, đậm, cỡ 14)
1.1. (Tên mục chữ in hoa, đậm, cỡ 12)
1.1.1. (Tên tiểu mục chữ thường, không nghiêng, đậm, cớ 14)
1.1.1.1. (Chữ thường, nghiêng, đậm, cỡ 14)
Chương 2
2.1.
2.1.1
2.1.1.1
Chương 3
3.1.
3.1.1
3.1.1.1.
-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (nếu có)
-DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI (nếu có)
-DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-PHỤ LỤC (nếu có)
II. Cách trình bày trong đề tài báo cáo hoặc bài báo khoa học
1. Soạn thảo văn bản
1.1. Báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng kết nghiên cứu đề tài khoa học phải được đánh
máy, đóng thành quyển theo yêu cầu về hình thức như sau:
a) Font chữ: Times new roman; cỡ chữ: 13 mật độ chữ bình thường, không
được nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ
4



b) Dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; Lề trên 3,5cm, lề dưới 3cm, lề trái 3,5cm,
lề phải 2cm; Số trang được đánh ở giữa, phía cuối mỗi trang giấy.
c) Kích cỡ: báo cáo tóm tắt (13x19cm); báo cáo tổng kết (21x29cm)
d) Số trang báo cáo tóm tắt: không quá 15 trang
e) Số trang báo cáo tổng kết đề tài: không quá 70 trang đối với đề tài cấp Đại
học Huế và không quá 40 trang đối với đề tài cấp cơ sở và đề tài khoa học sinh viên.
g) Trình bày bìa gồm những nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản, tên cơ quan
chủ trì đè tài, tên đề tài, mã số đề tài, chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện, địa điểmthời gian viết báo cáo.
h) Báo cáo phải có phần mục lục đặt ở phần đầu, danh mục tài liệu tham khảo
đặt ở cuối, và phần phụ lục (nếu có).
1.2. Nội dung của báo cáo phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:
a) Các kết quả nghiên cứu đạt được theo nội dung trong thuyết minh đề tài đã
đăng ký.
b) Các giải pháp kiến nghị rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài có thể ứng dụng
trong thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội.
c) Báo cáo về việc chi tiêu kinh phí phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và báo
cáo quyết toán kinh phí.
2. Tiểu mục:
Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 4 chữ số.
3. Bảng biểu, hình vẽ:
a) Việc đánh số bảng, biểu, hình vẽ phải gắn với số chương, ví dụ Hình 3.4 có
nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3.
b) Đầu đề của bảng, biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới
hình.
c) Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung
đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất.
d) Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải để tiếp theo
ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
e) Mọi đồ thị, bảng, biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví

dụ: Nguồn Bộ Tài chính 2006. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác
trong Danh mục tài liệu tham khảo.
g) Khi đề cập đến các bảng, biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng,
biểu đó, ví dụ: ...được nêu trong Bảng 4.1 hoặc xem Hình 3.2, không được viết :...
được nêu trong bảng dưới đây hoặc trong đồ thị của X và Y sau.
4. Viết tắt:
a) Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo hoặc bài báo khoa học.
b) Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong
báo cáo hoặc bài báo khoa học.
c) Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề và những cụm từ ít xuất
hiện trong báo cáo hoặc bài báo khoa học.
5


d) Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức ... thì được
viết tắt sau lần viết tắt thứ nhất có kèm chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
e) Nếu báo cáo có nhiều chữ viết tắt thì phải có Bảng danh mục các chữ viết tắt
(sắp xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu báo cáo.
5. Cách trích dẫn:
a) Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng
tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong Danh mục
tài liệu tham khảo của báo cáo.
b) Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ,
công tác, đồ thị, phương trình, ý tưởng...) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu
thì Báo cáo không được duyệt để nghiệm thu.
c) Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như
không làm Báo cáo nặng nề với những tham khảo trích dẫn.
d) Nếu không có điều kiện tiếp cận một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông
qua một tài kiệu khác thì phải nên rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó
không được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Báo cáo.

e) Khi cần trích dẫn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu
ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải
tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi
vào thêm 2cm. Phần này không phải đưa vào trong ngoặc kép.
g) Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở Danh mục tài liệu tham khảo và
được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ: [15,tr.314-315]. Đối với
phần được trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của trang tài liệu được đặt
độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, Ví dụ: [19],[25], [42],[45]. Có
thể dùng hình thức trích dẫn giải thích theo từng trang (footnotes).
6. Phụ lục của báo cáo hoặc bài báo khoa học.
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung
báo cáo hoặc bài báo như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh...Nếu Báo cáo sử dụng những
câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục
ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa
đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng cũng cần nêu trong Phụ lục
của Báo cáo. Phụ lục không được dày hơn phần chính của Báo cáo.
III. Tài liệu tham khảo
1) Tài liệu tham khảo phải được trình bày theo ngôn ngữ và phải được giữu
nguyên văn, không phiên âm hay dịch ra tiếng Việt.
2) Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự abc...đối với tên của tác giả. Nếu tài liệu
tham khảo có nhiều tác giả thì xếp theo tên người chủ biên (ví dụ: Nguyễn Trọng
Giáp và những người khác hoặc Nguyễn Trọng Giáp và nhóm nghiên cứu...).
3) Nếu tài liệu tham khảo là các văn bản pháp luật hoặc của một tổ chức thì
xếp theo tên của tổ chức đó (ví dụ: Quốc hội nước CHXHCNVN; Bộ Giáo dục và
Đào tạo,...
4) Tài liệu tham khảo trình bày phải có đầy đủ các nội dung sau:
* Tên tác giả hoặc tổ chức ban hành
* Năm xuất bản/công bố
6



* Tên tác phẩm tham khảo (sách, Luận án, bài báo, văn bản,...)
* Tên nhà xuất bản/tạp chí
* tập/số/trang.
Ví dụ:
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học
ứng dụng, 98(1), tr.10-16.
2. Bộ Nông nghiệp &PTNT (1996), Báo cáo Tổng kết 5 năm (1992-1996) phát
triển lúa lai, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức trực
(1997), Đột biến - Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thi Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực
cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt nam, Hà Nội.
5. Quốc hội nước CHXNCNVN (2005), Luật Doanh nghiệp. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
.....
23.Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh...., Luận án
Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
28. Anderson J. E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese
Case, American Economic Rewiew, 75(1), pp. 178-90.
29. Borkakati R.P., Virmani S.S.(1997), Genetics of thermosensitive genic
male rterility in Rice, Euphytica 88, pp.1-7.
30. Boulding K.E.(1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
31. Central Statictical Oraganisation (1995), Statistical year Book, Beijing.
33. FAO (1971), Agricultural Commodity Projection (1970-1980), Vol.II.
Rome.
34. Beek. K.J and Bennema. J (1972), Land evaluation for agricultural land

use planning, Agric University Wagenigen publisher.
....

7



×