Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

HSC bao cao phan tich MWG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.02 KB, 7 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phòng Giao dịch Lê Lai 1
Tầng 5&6, Tòa nhà AB, 76 Lê Lai, Quận 1, TP.HCM

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

MWG- Công ty CP Đầu tư
Thế giới di động (HOSE)
02/08/2017

THÔNG TIN GIAO DỊCH
Sàn niêm yết
Ngày niêm yết
Lĩnh vực
KL CP niêm yết
KL CP lưu hành
EPS
P/E
Giá trị sổ sách/CP
Vốn hoá TT(tỷ
đồng)

110.000
99.500
10.6%

HOSE
14/07/2014
Ngành bán lẻ
307.765.789
307.629.724


4.320
23.04
28.59
26.547 nghìn tỷ

TỔNG QUAN CÔNG TY
Lịch sử hình thành và phát triển:

Cơ cấu cổ đông
 CỔ ĐÔNG LỚN:
- Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ - Giám đốc là Phan Thị Thu
Hiền hiện là vợ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài, hiện công ty đang nắm giữ
12.56% cổ phần của MWG.
- Quỹ PYN Elite Fund - Là quỹ đầu tư dạng mở ở Phần Lan, hiện đang tập trung
đầu tư chủ yếu ở thi trường VN với tỷ lệ là 79% danh mục, hiện tổng vốn PYN
đang quản lý là 300,9 triệu EUR.
 CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC:
- Mekong Enterprise Fund II - là quỹ đầu tư được thành lập vào năm 2006 với
vốn điều lệ là 50 triệu USD, hiện đang định hướng đầu tư theo người tiêu
dùng, tập trung vào ngành bán lẻ, phân phối và các sản phẩm tiêu dùng.
- NTAsia Discovery Master Fund - là quỹ được quản lý bởi công ty quản lý quỹ
NTAsset, hiện đang tập trung đầu tư vào thị trường Thái Lan, đang nắm 4.54%
cổ phần của MWG.
- Công ty TNHH Tư vấn đầu tư Trần Huy - Giám đốc là Trần Huy Thanh Tùng
hiện đang làm trong Ban Kiếm Soát, hiện đang nắm giữ 2.64% cổ phần MWG.
- Norges Bank - là tổ chức có liên quan đến 5 quỹ đầu tư, gồm Amersham
Industries Limited; Balestrand Limited; Grinling International Limited;
Wareham Group Limited và Vietnam Enterprise Invesetment Limited. Điểm
chung giữa các tổ chức này là có cùng đại diện giao dịch, là văn phòng đại diện
Dragon Capital tại TPHCM. Là Ngân hàng Trung Ương của NaUy sỡ hữu quỹ

đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới là NBIM, mức vốn hóa hiện tại là 685.4 tỷ

1

Giá mục tiêu
Giá hiện tại
Lợi nhuận kì vọng

Trang

THEO DÕI


USD.

Trang

2

LĨNH VỰC KINH DOANH
Công ty CP Đầu tư Thế giới di động là nhà bán lẻ số 1 của Việt Nam, đứng đầu
về doanh thu, hiện chuyên về điện tử tiêu dùng (bao gồm cả điện thoại di
động) và các thiết bị gia dụng.
Hệ thống Thế giới di động : Chiếm 40% thị phần bán lẻ điện thoại chính hãng.
Hệ thống Điện máy xanh: Chiếm 19% thị phần điện máy chính hãng- tăng gấp
đôi so với năm 2015
Hệ thống Bách hóa xanh: Đang trong giai đoạn hoàn thiện và mở rộng chuỗihứa hẹn tăng trưởng mạnh.
TIÊU ĐIỂM ĐẦU TƯ
Tổng quan về ngành:


Do là doanh nghiệp bán lẻ, MWG sẽ cung cấp hàng hóa dịch vụ cho cá nhân và
hộ gia đình sau khi được phân phối hàng hóa từ nhà phân phối. Tuy nhiên do
vị thế trong ngành, MWG đang từng bước xúc tiến nhằm lấy hàng trực tiếp từ
nhà sản xuất phần nào đó giúp giảm giá sản phẩm đầu vào.
Vị thế doanh nghiệp:
 Là doanh nghiệp bán lẻ đứng đầu tại Việt Nam về doanh thu, MWG tiên
phong trong việc xây dựng văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm và hệ thống
ERP hoạt động hiệu quả, có khả năng tùy biến cao.
 Các sản phẩm trọng yếu là điện thoại thông minh và các thiết bị di động, đồ
điện tử gia dụng cùng với cả tạp hóa bán lẻ.
 Điểm mạnh cạnh tranh của MWG gồm bộ máy quản trị có óc kinh doanh và
cẩn thận, luôn tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng cao và lực lượng lao động
tâm huyết với nghề.
 Lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số tăng vọt gấp 10 lần trong
khoảng 2011-2016, MWG vẫn đang cố gắng mở rộng thị trường sang các tỉnh
thành khác.
 Điện thoại thông minh ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt
Nam trong khi đồ điện tử gia dụng vẫn khá khiêm tốn.
Triển vọng tăng trưởng:
 Chuỗi thegioididong.com tăng trưởng sẽ chậm lại nhưng vẫn ở mức ổn
định. Với triển vọng ở thi trường điện thoại di động không còn nhiều, chúng
tôi cho rằng tốc độ mở mới cửa hàng của chuỗi thegioididong.com trong
năm 2017 sẽ giảm đi, đồng thời doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng sẽ
tiếp tục giảm nhẹ. Tổng doanh thu của chuỗi có thể đạt 38.934 tỷ đồng,
tăng trưởng 26% so với năm 2016. Biên lợi nhuận gộp của chuỗi này có thể
đạt mức tương đương so với năm 2016 là 17,2%.
Doanh thu trên mỗi cửa hàng của thegioididong đang có xu hướng giảm,
điều này khiến cho doanh thu từ chuỗi có mức tăng trưởng thấp hơn so với
mức tăng trưởng số lượng cửa hàng. Trong năm 2016 doanh thu của chuỗi
thegioididong tăng 49% trong khi số lượng cửa hàng tăng tới 69%.



KẾT QUẢ KINH
DOANH
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

2014

2015

2016

15,75
6
2,396


25,25
2
3,922

44,61
3
7,214

856

1,36
2

2,0077

 Dienmayxanh.com – động lực tăng trưởng chính giai đoạn 2017 – 2018.
Triển vọng ở thị trường điện máy đối với MWG còn nhiều với miếng bánh
52% thị trường truyền thống. Chúng tôi cho rằng tốc độ mở mới cửa hàng
thuộc chuỗi Điện máy Xanh vẫn ở mức cao tuy nhiên tập trung phần lớn vào
các cửa hàng Điện máy Xanh mini. Trong năm 2017 tổng doanh thu của
chuỗi có thể đạt 22.694 tỷ đồng, tăng trưởng 65,5%. Biên lợi nhuận gộp của
chuỗi có thể đạt 13,5%, giảm nhẹ so với mức 13,8% trong năm 2016 do
lượng cửa hàng mở mới tăng mạnh nên MWG sẽ tăng chiết khấu để thu hút
khách hàng.
So sánh với các chuỗi cửa hàng truyền thống, chuỗi Điện máy Xanh có nhiều
lợi thế hơn hẳn như giá bán hợp lý trong khi chất lượng phục vụ chuyên
nghiệp, lợi thế về quy mô giúp MWG chủ động được mức độ đa dạng hóa
trong dòng sản phẩm ngay cả ở những thị trường tỉnh lẻ. Trong dài hạn
chiến lược này sẽ tạo được thương hiệu trong nhận thức người tiêu dùng và
thay đổi thói quen mua sắm điện máy truyền thống.

 Bachhoaxanh.com – chìa khóa duy trì tăng trưởng giai đoạn sau 2018. Việc
áp dụng hình mẫu của Alfamart là bước đi khôn ngoan với Bách hóa Xanh vì
vừa có phần xuất phát từ nhu cầu thị trường, vừa có thể tránh được phân
khúc siêu thị lớn và cửa hàng tiện lợi chật chội và khốc liệt, lại phù hợp với
năng lực phủ sóng kinh doanh sâu và rộng, đến tận thị trường ngách với
mặt bằng kinh doanh nhỏ đã tạo nên thành công của chuỗi thegioididong và
chuỗi Điện máy Xanh của MWG. Chọn được mô hình hợp lý và hơn hết là
khả năng phù hợp với mô hình để có thể tận dung đối đa năng lực phát
triển mô hình là điểm chúng tôi đánh giá cao ở MWG khi xây dựng chuỗi
Bách hóa Xanh.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của MWG là 68% trong 3 năm vừa
qua. Biên lợi nhuận tăng trung bình 4% trong 3 năm nhờ vào các dịch vụ giá trị
gia tăng như cung cấp dịch vụ vay trả góp và chiết khấu cho các đơn hàng
thanh toán sớm cho thấy 1 đồng doanh thu ngày càng hiệu quả hơn khi tạo ra
lợi nhuận.

868

1,385

2,006

Doanh thu và Biên Lợi Nhuận Gộp MWG giai đoạn 2014-2016

673

1,075

1,578


5.975

7.305

9.94
8
Đơn vị: Tỉ đồng

12

16.40%

16.20%

16.20%

10

16.00%

8

15.80%

3
Trang

6
4

2
-

15.60%

15.50%

Doanh thu
Biên lợi nhuận gộp

15.40%

15.20%

15.20%
15.00%
14.80%

Năm

2014

2015

2016

14.60%

EPS luôn duy trì ở mức cao (9.948đ/cổ phiếu). Tăng trưởng EPS (thu nhập trên
mỗi cổ phiếu) tăng mạnh trong 3 năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng trung

bình là 29%/năm, tốc độ tăng trưởng này giải thích bằng việc tăng trưởng
doanh thu 2 chuỗi thế giới di động và điện máy xanh khi MWG liên tục mở
rộng và phủ sóng lên nhiều tỉnh thành.
Cơ cấu tài sản


TS ngắn hạn của MWG luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trên tổng tài sản (chiếm
82.7% trong năm 2016) bởi đặc thù kinh doanh của ngành bán lẻ. Trong TS
ngắn hạn, thì lượng hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao hơn cả (76.25%) cùng với
việc doanh nghiệp chủ yếu bán hàng công nghệ cao cho thấy doanh nghiệp sẽ
chịu rủi ro về hao mòn vô hình hàng tồn kho. Tuy nhiên nhờ Hệ thống ERP ưu
việt để theo dõi đường đi của từng chiếc điện thoại riêng biệt theo IMEI (nhập
xuất đích danh) để bảo đảm kiểm soát FIFO chặt chẽ và toàn bộ hàng tồn kho
được nhà sản xuất bảo vệ giá.
Cơ cấu nguồn vốn
Chỉ số Nợ phải trợ/VCSH luôn duy trì ở mức cao (xấp xỉ 2.86 lần trong năm
2016) cho thấy MWG đang sử dụng đòn bẩy nợ lớn và có xu hướng tăng mạnh
qua các năm. Việc sử dụng đòn bẩy lớn này có ưu điểm tạo ra nhiều đồng lợi
nhuận hơn trên 1 đồng vốn, tuy nhiên trong cơ cấu nợ thì nợ ngắn hạn chiếm
ưu thế (năm 2015-2016 thì nợ của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng
nợ ngắn hạn) do đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng mất sức đề kháng nếu hoạt
động kinh doanh diễn ra không thuận lợi.

Tỉ lệ Nợ phải trả/ VCSH
350%
287%

300%
250%
193%


200%

Tỉ lệ Nợ phải trả/ VCSH

133%
150%
100%
50%
0%
2014

2015

2016

Hiệu quả hoạt động
Chỉ số ROA giảm dần qua các năm (cụ thể là giảm trung bình 26.4% trong 3
năm) điều này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên tổng tài sản của công
ty đang có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại chỉ số ROE luôn duy trì ở mức cao ( >40%
trong 3 năm qua) và không biến động quá nhiều cho thấy một đồng vốn bỏ ra
đem lại tỉ suất sinh lợi rất hấp dẫn và ổn định.

Trang

4

Lợi nhuận/ VCSH và Lợi nhuận/TS MWG giai đoạn 2014-2016
50%

45%
45%

43%

40%

41%

35%

ROA
ROE

30%
25%
20%
20%
15%

15%
11%

10%
5%
0%
2014

2015


2016


Khả năng thanh toán
Chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp luôn duy trì ở mức tương đối
cao (=1.12 vào năm 2016) cho thấy doanh nghiệp không gặp rủi ro về thanh
khoản.
Tuy nhiên chỉ số thanh toán nhanh duy trì ở mức khá thấp (= 0.26 vào năm
2016) cho thấy doanh nghiệp đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu kết quả kinh
doanh không thuận lợi.
RỦI RO
GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
Hàng tiêu dùng (FMCG) với dòng đời sản phẩm ngắn và rất ngắn. Thực phẩm
tươi sống (rau) chỉ có thể bảo quản đến 21:00 mỗi ngày, trái cây giữ thêm tối
đa 1-2 ngày. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát được tỉ lệ hư hỏng ở mức
thấp nhất có thể chấp nhận được, thì thiệt hại về giảm giá hàng tồn kho sẽ
khá cao.
Ngoài ra, ĐTDĐ cùng với các thiết bị công nghệ cao rất dễ bị hao mòn vô hình
theo thời gian. Do đó hàng tồn kho mất giá luôn là một rủi ro và thách thức
rất lớn với MWG.
Tuy nhiên, nhờ có Hệ thống ERP ưu việt để theo dõi đường đi của từng chiếc
điện thoại riêng biệt theo IMEI (nhập xuất đích danh) để bảo đảm kiểm soát

.

FIFO chặt chẽ và toàn bộ hàng tồn kho được nhà sản xuất bảo vệ giá Hệ
thống ERP quản lý hạn sử dụng của các mặt hàng tiêu dùng (FMCG), báo cáo
chính xác thời gian sử dụng còn lại từng sản phẩm từ đó có các biện pháp xử
lý kịp thời lượng tồn kho.
RỦI RO TRONG CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ HÊ SỐ HOẠT ĐỒNG


Trang

5

Hệ số nợ/vốn chủ sỡ hữu tăng liên tục trong 2 năm trở lại, năm 2014 hệ số
nợ/vốn chủ sỡ hữu đạt 1.3 đến năm 2016 đạt 2.87 cho thấy công ty đang sử
dụng nợ rất nhiều, tốc độ tăng trưởng của nợ gia tăng rất nhanh.
Đáng chú ý là phần lớn nợ đều được đóng góp từ nợ ngắn hạn có thời gian
đáo hạn trong vòng 12 tháng, đây là điều hết sức nguy hiểm do đòi hỏi khả
năng trả nợ từ MWG.

Hệ số thanh toán cho thấy giảm liên tục từ năm 2014 cho đến 2016, hơn nữa
hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 50% cho thấy MWG sẽ gặp khó khăn khi
các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả nợ. Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh
giảm và nằm ở mức thấp là do hàng tồn kho của công ty tăng quá nhanh,
nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
Hiện từ 2014 đến nay, MWG chi rất mạnh cho hoạt động mở rộng mạng lưới


phân phối đặc biệt là cho hệ thống chuỗi phân phối của Điện máy xanh và
Bách hóa xanh do vậy mà hàng tồn kho của công ty tăng lên rất nhanh để
chuẩn bị sẵn sàng cho các chi nhánh sắp tới sẽ mở.
Vậy kết luận rằng, hiện các chi nhánh của MWG phải hoạt động và đạt được
hiệu quả thì công ty mới có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà
sắp tới công ty sẽ phải chi trả.
KEY ĐẦU TƯ
- Công nghệ 4G và các sản phẩm mới của các hãng điện thoại lớn đang khiến
cho vòng đời sử dụng của các sản phẩm điện thoại ngắn hơn nên Thiết bị di
động vẫn là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao ~15%/năm trong tương lai.

Tuy nhiên, Thegioididong đang tiệm cận dần con số 50% thị phần là con số
bão hòa trong ngành bán lẻ (trên 50% là hiệu quả giảm theo quy mô, chỉ có
thể tăng thị phần qua cạnh tranh không lành mạnh bằng giảm giá).
- Trong khi mảng điện thoại đã bão hòa, chấp nhận doanh thu giảm và lợi
nhuận biên duy trì ổn định, thì Điện máy xanh tăng trưởng trung bình
~100%/năm và trở thành động lực tăng trưởng chính của MWG trong 2-3 năm
tới. Trong 2017-2018 sẽ cân bằng đóng góp doanh thu với mảng bán lẻ điện
thoại và lợi nhuận biên liên tục được cải thiện.
- MWG đã chính thức tách mảng Công nghệ phần mềm thành một công ty
riêng để đảm bảo xây dựng hệ thống quản lý thành công cho các chuỗi Bách
hoa xanh, dược phẩm,... sau này.
- Dự báo lợi nhuận sau thuế 2017-2018 lần lượt là 2,200 và 2,900 tỷ, tương
EPS pha loãng là 6,300đ và 8,300đ.

Trang

6

Các yếu tố có thể tác động đến giá cổ phiếu:
Tích cực:
Biên lợi nhuận tăng nhờ vào các dịch vụ giá trị gia tăng như cung cấp dịch vụ
vay trả góp và chiết khấu cho hàng thanh toán sớm.
Việc rút lui của các đối thủ trực tiếp (FPTShop, Viettel Store, Viễn Thông A) sẽ
mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn và giúp thị trường bán lẻ ĐTDĐ cô đặc hơn.
Quỹ đầu tư thuộc công ty quản lý quỹ Dragon Capital vừa có động thái bán
bớt FPT và đầu tư mạnh vào MWG sẽ tác động đến tâm lý tích cực của cổ
phiếu MWG trên thị trường.
Tiêu cực:
Áp lực bán ra từ nội bộ nhân viên (được thưởng cổ phiếu nhờ mô hình ESOP)
và các đối tác chiến lược (mua cổ phiếu ở vùng giá thấp) có thể tác động tiêu

cực với giá cổ phiếu.
Tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng ngày càng gia tăng có thể tạo nên sự cạnh
tranh lẫn nhau giữa các cửa hàng.


Trang

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×